Văn bản pháp luật là văn bản văn bản do các chủ thể có thẩm quyền ban hành
theo những trình tự, thủ tục, hình thức do pháp luật quy định, có nội dung chứa
đưng ý chí của nhà nước và truyền tải những thông tin trong hoạt động quản lý
nhằm đạt được mục tiêu quản lý có hiệu quả.
Vì vậy, để soạn thảo được một văn bản pháp luật hoàn chỉnh cần xác định rõ
thẩm quyền, hình thức cũng như nội dung của văn bản. để làm rõ vấn đề trên,
trong bài tập lớn học kỳ, em chọn đề bài 1: Giải thích rõ việc lựa chọn chủ thể
ban hành, loại văn bản, căn cứ pháp lý và soạn thảo hoàn chỉnh văn bản pháp
luật để chủ thể có thảm quyền giải quyết công việc sau: “ Triển các biện pháp
đảm bảo an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố hà nội.”
I. Lý giải về thẩm quyền
Thẩm quyền ban hành văn bản là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền theo trình tự đã được pháp luật quy định để xem xét, ban hành ra một
văn bản pháp luật nào đó.
Thẩm quyền về nội dung là giới hạn quyên lực của các chủ thể trong quá
trình giải quyết công việc do pháp luật quy định. Về thưucj chất, đó là giới
hạn của việc sử dụng quyền lựuc nhà nước mà pháp luật thưucj định đã đặt
ra đối với từng cơ quan trong bộ máy nhà nước về mỗi loại công việc nhát
định.
Thẩm quyền về hình thức là thẩm quyền của các chủ thể trong việc ban hành
những hình thức văn bản do pháo luật quy định.
Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội
đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách
nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.
Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần
bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ
trung ương tới cơ sở.
Xét về lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ, ta thấy theo Điều 96 Luật tổ chức
Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân thì thẩm quyền của ủy ban nhân dân
thành phố trực thuộc trung ương được xác định như sau: Uỷ ban nhân dân thành
phố trực thuộc trung ương thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại
điều 85 : Tổ chức, chỉ đạo công tác thanh tra, bảo vệ công trình giao thông và
bảo đảm an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.
Vấn đề đặt ra là tình hình an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Hà nội đã
đến mức báo động, như vậy thì ủy ban nhân dân thành phố Hà nội có thẩm
quyền trong việc triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trên địa
bàn thành phố Hà nội…
II. Lý giải về hình thức.
Nhận thấy, Điều 1, luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng
nhân dân,ủy ban nhân dân,thì ủy ban nhân dân có quyền ban hành văn bản quy
pham pháp luật.
Xét khoản 2, điều 1, luật ban hành avwn abnr quy phạm pháp luật của HDND<
UBND, :”văn abnr quy phạm pháp luật của ủy ban nhân dan được ban hành
dưới hình thức chỉ thị, quyết định.” Do vậy, về mặt hình thức ở đay thì ủy ban
nhan dân thành phố hà nội sẽ ban hành chỉ thị để đưa ra các biện pháp về đảm
bảo an toàn giao thông trên đại bàn thành phố.
III. Lý giải về nội dung
Về thẩm quyền và hình thức thì ủy ban nhân dân thành phố hà nội sẽ ban
hành chỉ thị về triển khai các biện pháp bảo dảm an toàn giao thông trên địa
bàn thnahf phố. Từ đây mà về nội dung của chỉ thị sẽ được xác định theo
Điều 14 Luật ban hành văn bản quy phmaj pháp luật của HDND, UBND về
nội dung chỉ thị của ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Chỉ thị của ủy ban nhân dân
cấp tỉnh được ban hành để quy định biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động,
đôn đốc và kiểm tra hoạt động của cơ quan, đơn vị trực thuộc và của Hội
đòng nhân dân, ủy ban nhân dân cấp dưới trong việc thựuc hinej văn abnr
của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân cùng cấp và quyết
định của mình.
IV. Căn cứ pháp lý
Cơ sở pháp lý của văn bản quy phạm pháp luật là những văn ban quy phạm
pháp luật và những văn bản pháp luật trực tiếp có liên quan.
Về vấn đề bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, trong phần cơ sở pháp lý cần
căn cứ vào những văn bản sau:
Luật tổ chức hội đòng nhân dân, ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm
2003 của quốc hội khóa XI;
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của hội đòng…ngày 3 tháng 12
năm 2004 của quốc hội khóa XI
- Nghị quyết số 88/NQ - CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ về tăng cường
thực hiện các giải pháp trọng tâm nhằm bảo đảm trật tự ATGT đến mọi tầng
lớp nhân dân để mọi người tự giác chấp hành các quy định về trật tự ATGT,
trật tự đô thị theo quy định của pháp luật.
B. SOẠN THẢO VĂN BẢN HOÀN CHỈNH
UBND THÀNH PHỐ H CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VN
Số : …/…/CT-UBND Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Hà nội, ngày…tháng…năm…
CHỈ THỊ
Về triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông đường bộ
Trong thời gian gần đây, công tác bảo đảm an toàn giao thông đường bộ trên địa
bàn thành phố đã được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành. Tuy nhiên,
tình hình vi phạm an toàn giao thông đường bộ trên các tuyến đường vẫn diễn ra
hết sức phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Theo Trung tá Văn Hậu - Phó
Trưởng phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Hà Nội cho biết, từ 16/11/2012 đến
15/9/2013, toàn thành phố đã xảy ra hơn 1.600 vụ tai nạn, làm 495 người chết,
bị thương hơn 1.400 người.
Tình hình tren do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do ý thức tự giác chấp
hành kỷ luật về trật tự, an toàn giao thông của người tham gia giao thông còn
kém. Kết cấu hạ tầng giao thông còn hạn chế, bất cập.
Để khắc phục tình trạng trên, ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị:
1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý
nhà nước của chính quyền đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao
thông và khắc phục ùn tắc giao thông.
Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông
phải được xác định là một nhiệm vụ chính trị thường xuyên của cấp ủy đảng;
phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của nhân dân.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao
thông của các ngành chức năng và chính quyền các cấp; tăng cường việc kiểm
tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết việc thực hiện.
2. Đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông với
nhiều hình thức và nội dung phù hợp để cán bộ, đảng viên, nhân dân hiểu, nhận
thức rõ hiểm họa tai nạn giao thông; mỗi người khi tham gia giao thông thấy rõ
trách nhiệm và tự giác chấp hành pháp luật về giao thông, thực hiện nếp sống
“văn hóa giao thông”. Chú ý biểu dương gương người tốt, việc tốt, đi đôi với
phê phán, lên án các hành vi cố ý vi phạm, coi thường kỷ cương, pháp luật trật
tự, an toàn giao thông.
3. Tập trung các nguồn lực xây dựng và phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao
thông, nâng cao năng lực vận tải, bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn
4. - Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao
thông
-Tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hệ thống pháp luật về trật tự,
an toàn giao thông phù hợp với tình hình mới.
-Đổi mới tổ chức giao thông đường bộ bảo đảm hợp lý, phù hợp với điều kiện
kết cấu hạ tầng giao thông và an toàn thuận lợi cho hoạt động giao thông vận
tải. Thường xuyên rà soát, phát hiện và xử lý các bất hợp lý trong tổ chức giao
thông và khắc phục ngày các “điểm đen” trên các tuyến giao thông đường bộ.
5. Triển khai toàn diện, đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, khắc phục ùn tắc
giao thông trên địa bàn thành phố, đặc biệt là các khu vực trọng điểm như thủ
đô hà nội
-Thực hiện nghiêm các quy hoạch đô thị và quy hoạch giao thông
-Tập trung nguồn lực triển khai Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng
bằng xe buýt giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020 và kết nối với Đề án phát
triển vận tải hành khách bằng đường sắt trên cao, tàu điện ngầm, xe buýt nhanh.
Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách, trên cơ sở đó vận động người
dân sử dụng phương tiện công cộng, hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu:
6. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền hình,
các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức,
nhận thức, tạo sự ủng hộ, tham gia của các tầng lớp nhân dân Thủ đô đối với
công tác bảo đảm, trật tự an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố.
7) Sở Tài chính có trách nhiệm phối hợp, đảm bảo kinh phí để sở, ngành,
UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đã giao.
8) Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Công an Thành phố
và các lực lượng của Thành Đoàn Hà Nội xây dựng và tổ chức thực hiện kế
hoạch ra quân cao điểm đảm bảo trật tự độ thị, trật tự an toàn giao thông trên địa
bàn Thành phố.
9. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã.
- Đề cao trách nhiệm quản lý nhà nước tại địa phương, tổ chức giải tỏa dứt điểm
các trường hợp lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè, hành lang an toàn giao thông
đường bộ trên địa bàn quản lý.
- Chỉ đạo các lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm minh
các trường hợp vi phạm trật tự giao thông, không để tình trạng lấn chiếm, tái lấn
chiếm hành lang, lòng, lề đường xảy ra.
Thường trực Ban an toàn giao thông huyện.
- Tổ chức việc kiểm tra định kỳ hàng tháng, quý trong việc triển khai
thực hiện chỉ thị này của các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn.
- Làm tốt công tác sơ kết, tổng kết, công tác thi đua khen thưởng, kịp
thời biểu dương những thành tích của cá nhân, tập thể, xử lý kỷ luật với những
trường hợp vi phạm pháp luật.
- Tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân huyện để có biện pháp chỉ đạo
thực hiện góp phần giảm thiểu tại nan giao thông.
Yêu cầu các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể huyện, Ủy ban nhân dân các
xã, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt và hiệu quả./.
9. Giám đốc các sở, Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Thủ trưởng các ban,
ngành, hội, đoàn thể thuộc thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND các quận, huyện,
thị xã nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị này.
Nơi nhận ủy ban nhân dân
… (ký)
………