Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Văn hóa công sở Văn hóa công sở Kiểm tra Học phần Văn hóa đạo đức công sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.95 KB, 5 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG HÀ NỘI
Họ và tên: Hà Thị Yến

Ngày, tháng, năm sinh: 16/10/1981

Lớp: K5.2020_ QTKD
Bài Kiểm tra Học phần: Văn hóa đạo đức cơng sở.
................................................................................................................................
Câu hỏi:
Anh chị hãy cho biết Văn hố cơng sở (DN) là gì, tại sao VHCS ( VHDN) là tài
sản của mỗi đơn vị, cho biết giá trị cốt lõi trong xây dựng VHCS (VHDN) ở đơn
vị anh chị, những khó khăn vướng mắc và phương hướng khắc phục?
Trả lời:
* Khái niệm về Văn hóa cơng sở (DN):
Hiện nay, theo mỗi cách tiếp cận và nghiên cứu, văn hóa nói chung có rất nhiều
cách định nghĩa. Đối với mỗi cá nhân, văn hoá là tổ hợp các tri thức, niềm tin,
nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và các năng lực, thói quen khác mà
con người với tư cách là thành viên của xã hội tiếp thu được. Văn hóa là tích
cực, là những gì tốt đẹp, thậm chí hoàn hảo, là những "giá trị", là tinh hoa của
đời sống tinh thần của cộng đồng, dân tộc và cần được tơn vinh. Văn hóa có
nghĩa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người tạo ra trong lịch sử; đời
sống tinh thần của con người; tri thức khoa học, trình độ học vấn; lối sống, các
ứng xử có trình độ cao, biểu hiện văn minh. v.v.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng cho rằng: “Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương
thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm
thích ứng những nhu cầu đời sống, và địi hỏi của sự sinh tồn”
Để thống nhất một cách tương đối những cách hiểu về văn hóa nói chung, một
định nghĩa được đề xuất: Văn hóa là tất cả những gì do con người tạo ra, phục
vụ cho con người, chi phối tư duy và hành động thực tế của con người.
Văn hóa cơng sở là kiểu văn hóa được hình thành, tồn tại và phát triển trong
công sở nhà nước, tạo nên nét đặc thù của bộ máy này, tác động đến sự vận hành


của bộ máy nhà nước, có thể nhận biết thông qua những hành vi của những
người làm việc trong bộ máy nhà nước. Văn hóa cơng sở là kết quả hợp nhất
trong một khuôn mẫu chung những nguyên tắc định hướng hành động được
1


những người làm việc trong bộ máy nhà nước tuân thủ, những chuẩn mực thuộc
được coi trọng, những giá trị được chấp nhận, những quy tắc để tồn tại hòa hợp
trong các tổ chức nhà nước được họ áp dụng một cách tự giác.
Có rất nhiều định nghĩa xung quanh khái niệm Văn hóa cơng sở (DN). Tuy
nhiên, mọi định nghĩa đều có nét chung coi Văn hóa cơng sở (DN) là toàn bộ các
giá trị được xây dựng trong suốt quá trình hình thành DN, chi phối suy nghĩ và
hành vi của mọi thành viên trong doanh nghiệp, tạo nên sự khác biệt giữa các
DN và được coi là truyền thống riêng của mỗi DN.
Văn hóa cơng sở (DN) là một loạt hành vi và quy ước mà con người dựa vào đó
để điều khiển các mối quan hệ tương tác của mình với những người khác. Là
một hệ thống được hình thành trong quá trình hoạt động của công sở, tạo nên
niềm tin giá trị về thái độ của cán bộ làm việc trong công sở, ảnh hưởng đến
cách làm việc trong công sở và hiệu quả hoạt động của nó.
Văn hố cơng sở (DN) hình thành theo chặng đường phát triển của doanh
nghiệp, nó khơng đơn thuần là văn hóa kinh doanh, văn hóa giao tiếp trong
doanh nghiệp mà là sự tổng hòa hội tụ của tất cả các yếu tố tạo nên giá trị vơ
hình khơng thể trộn lẫn với bất kỳ doanh nghiệp nào.
* Văn hóa cơng sở (VHCS), văn hóa doanh nghiệp (VHDN) là tài sản của
mỗi đơn vị:
Trước tiên ta phải nắm rõ được vai trò của VHDN đối với các đơn vị, DN.
Vai trò của VHDN:
1. VHDN là nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh
2. VHDN phát huy lợi thế nhân lực
3. VHDN tạo nên bản sắc riêng của DN

4. VHDN ảnh hưởng đến chiến lược của DN
5. VHDN tạo nên sự ổn định
6. VHDN tạo nên sự cam kết chung
Văn hóa của một cơng sở là văn hóa của cộng đồng người làm việc trong cơng
sở đó. Sự khác biệt của cộng đồng người với những mối quan hệ công vụ trong
công sở so với cộng đồng người trong xã hội nói chung khiến cho văn hóa cơng
2


sở mang những đặc điểm tạo nên những nét khác biệt so với văn hóa xã hội. Văn
hóa cơng sở về cơ bản bao gồm các thành tố như sau:
+ Những nguyên tắc định hướng hành động được các thành viên tn thủ, ví dụ:
sự hài lịng của cơng dân là thước đo năng lực của cán bộ, công chức, v.v;
+ Những chuẩn mực của cơ quan nhà nước được các thành viên coi trọng
+ Những giá trị được các thành viên chấp nhận, ví dụ: khả năng chun mơn, sự
trung thực v.v;
+ Những quy tắc để tồn tại hòa hợp trong cơ quan hành chỉnh được các thành
viên áp dụng, ví dụ: sự đúng mực trong quan hệ đồng nghiệp, sự kín đáo trong
các mối quan hệ v.v...
Văn hóa công sở là tổng hợp của hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần, là
thành quả trí tuệ sáng tạo của con người, thể hiện bản chất nhà nước và bản sắc
dân tộc của mỗi quốc gia trong mỗi giai đoạn lịch sử. Chính vì vậy văn hóa cơng
sở có những đặc trưng sau:
Tính hệ thống: Văn hóa cơng sở có tính tổ chức nhà nước và tổ chức xã hội;
Tính giá trị: Văn hóa có giá trị thẩm mỹ, bởi nó giúp mỗi người ln vươn tới
cái hay, cái đẹp. Với giá trị đạo đức, văn hóa sẽ điều chỉnh hành vi của con
người. Đặc trưng này làm cho văn hóa cơng sở có tính điều chỉnh xã hội, cộng
đồng;
Tính nhân sinh: Văn hóa do con người tạo ra vì vậy nó mang tính nhân sinh;
Tính lịch sử: Văn hóa cơng sở là sản phẩm của một q trình, được tích lũy

trong một thời gian dài, từ thời kỳ này sang thời kỳ khác.
Văn hóa doanh nghiệp quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp. Nó giúp
doanh nghiệp trường tồn vượt xa cuộc đời của những người sáng lập. Văn hóa
doanh nghiệp là một tài sản của doanh nghiệp. Cụ thể hơn, văn hóa doanh
nghiệp giúp ta: giảm xung đột; điều phối và kiểm soát; tạo động lực làm việc;
tạo lợi thế cạnh tranh; v.v.. cụ thể:
1. Giảm xung đột: Văn hóa doanh nghiệp là keo gắn kết các thành viên của
doanh nghiệp. Nó giúp các thành viên thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá,
lựa chọn và định hướng hành động. Khi ta phải đối mặt với xu hướng xung đột
lẫn nhau thì văn hóa chính là yếu tố giúp mọi người hịa nhập và thống nhất.
3


2. Điều phối và kiểm sốt: Văn hóa doanh nghiệp điều phối và kiểm soát hành vi
cá nhân bằng các câu chuyện, truyền thuyết; các chuẩn mực, thủ tục, quy trình,
quy tắc… Khi phải ra một quyết định phức tạp, văn hóa doanh nghiệp giúp ta
thu hẹp phạm vi các lựa chọn phải xem xét.
3. Tạo động lực làm việc: Văn hóa doanh nghiệp giúp nhân viên thấy rõ mục
tiêu, định hướng và bản chất cơng việc mình làm. Văn hóa doanh nghiệp cịn tạo
ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên và một môi trường làm việc thoải
mái, lành mạnh. Văn hóa doanh nghiệp phù hợp giúp nhân viên có cảm giác
mình làm cơng việc có ý nghĩa, hãnh diện vì là một thành viên của doanh
nghiệp. Điều này càng có ý nghĩa khi tình trạng “chảy máu chất xám” đang phổ
biến. Lương và thu nhập chỉ là một phần của động lực làm việc. Khi thu nhập
đạt đến một mức nào đó, người ta sẵn sàng đánh đổi chọn mức thu nhập thấp
hơn để được làm việc ở một mơi trường hịa đồng, thoải mái, được đồng nghiệp
tôn trọng hơn.
4. Lợi thế cạnh tranh: Tổng hợp các yếu tố gắn kết, điều phối, kiểm soát, tạo
động lực… làm tăng hiệu quả hoạt động và tạo sự khác biệt trên thị trường. Hiệu
quả và sự khác biệt sẽ giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt trên thị trường.

* Giá trị cốt lõi trong xây dựng VHCS (VHDN) ở đơn vị, những khó khăn
vướng mắc và phương hướng khắc phục:

Trước khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp, ở KVT cịn tồn tại nhiều vấn đề, tuy
khơng có mâu thuẫn đến mức nghiêm trọng nhưng không tạo được nền tảng bền
vững cho sự phát triển của doanh nghiệp. Cụ thể, trong nội bộ doanh nghiệp chưa
thật rõ nét sự gắn bó chặt chẽ, việc phối hợp hành động giữa các bộ phận chưa thật
tốt; văn hóa giao tiếp, ứng xử chưa được quy chuẩn. Đây đó trong tập thể vẫn còn
tư tưởng bao cấp, an phận, ngại thay đổi, khơng dám dấn thân. Khơng ít CBCNV
chưa chủ động trong cơng việc, thậm chí là làm đối phó, ít tìm tịi kiến thức, cơng
nghệ mới, lười đọc sách. Trong quản trị nhân sự cũng bộc lộ những thiếu sót về tính
chun nghiệp, bài bản; chưa xác định rõ tầm nhìn và lộ trình dài hạn. Hệ thống
quản lý cịn nặng nề, thủ tục phức tạp. Môi trường làm việc đã có nhiều cố gắng cải
tổ nhưng chưa thật ngăn nắp và thiếu sự kiểm soát của các cấp quản lý…
Trước thực trạng đó, KVT đã chủ trương xây dựng văn hóa doanh nghiệp với 3 giá
trị cốt lõi là Kết nối - Văn minh - Trách nhiệm. Trong đó, tăng cường tính kết nối để
làm giảm thiểu các xung đột nội bộ; Huy động mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài
để đạt mục tiêu của doanh nghiệp; Tạo ra sự chia sẻ, khơi thông được nguồn tri thức

4


trVới yếu tố Kết nối, để xây dựng tiêu chí này, KVT tăng cường tổ chức hoạt động
tập thể; tăng cường giao lưu với đối tác, các đơn vị bạn; tạo khơng khí cởi mở, chia
sẻ để hiểu biết lẫn nhau, chú trọng tính tập thể trong mọi hoạt động…
Với yếu tố “Văn minh”, KVT đặt mục tiêu xây dựng một một tập thể văn minh với cơ
sở vật chất hiện đại, môi trường làm việc xanh, sạch, đẹp, dân chủ, cơng bằng, minh
bạch. Trong tập thể đó, từng cá nhân phải văn minh, thể hiện qua tính kỷ luật, tác
phong làm việc chuyên nghiệp, khoa học, thể hiện văn hóa trong giao tiếp, ứng xử…
ong doanh nghiệp từ người này cho người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.


5



×