Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

chiến lược phát triển sản phẩm của th true milk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.28 KB, 13 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
ĐỀ TÀI:
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN PHẦM
CỦA TH TRUE MILK
Giảng viên hướng dẫn : Tống Viết Bảo Hoàng
Nhóm : 11
Lớp : Marketing căn bản ( N01)
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CỦA TH TRUE MILK
I.Đặt vấn đề.
Công ty bạn là một công ty phát triển mạnh? Công ty bạn nổi tiếng trên thị
trường? Chiến lược Marketing của công ty bạn là gì? Nhìn chung chiến lược
Marketing về cơ bản được triển khai xung quanh bốn yếu tố thường được gọi là
“4p”:
1 Sản phẩm (product).
2 Giá cả (price).
3 Kênh phân phối (place).
4 Xúc tiến hay truyền thông (promotion).
Mô hình “4p” là mô hình cổ điển nhất, là nền tảng của hầu hết các chiến lược
(strategy), giải pháp (solution) hoặc phân tích đánh giá (marketing audit) đối với
một chiến lược tiếp thị hiện hữu. Trong đó chiến lược sản phẩm được xem là chiến
lược quan trọng của hệ thống chiến lược Marketing phù hợp.Chiến lược sản phẩm
có một vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng . Nó là nền tảng là xương sống của
chiến lược chung marketting. Chiến lược sản phẩm là một vũ khí sắc bén nhất
trong cạnh tranh trên thị trường.Chiến lược sản phẩm giúp doanh nghiệp xác định
phương hướng đầu tư, thiết kế sản phẩm phù hợp thị hiếu, hạn chế rủi ro, thất bại,
chỉ đạo thực hiện hiệu quả các P còn lại trong marketting hỗn hợp.Để hiểu thêm về
chiến lược sản phẩm, trước hết cúng ta phải hiểu rõ sảm phẩm là gì? Theo quan
điểm Marketing: sản phẩm là tất cả những yếu tố có thể thỏa mãn nhu cầu hay ước
muốn được đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua


sắm, sử dụng hay tiêu dùng.Để đưa sản phẩm tới khách hàng, để sản phẩm của
mình được mọi người biết đến người làm Marketing phải có chiến lược phát triển
sản phẩm phù hợp với chiến lược tổng thể của công ty.
Vậy chiến lược là gì? Theo nghĩa thông thường, chiến lược (xuất phát từ gốc từ
Hy Lạp là strategos) là một thuật ngữ quân sự được dùng để chỉ kế hoạch dàn trận
và phân bố lực lượng nhằm đánh thắng kẻ thù. Carl von Clausewitz - một nhà binh
pháp của thế kỷ 19, đã mô tả chiến lược là "lập kế hoạch chiến tranh và hoạch định
các chiến dịch tác chiến. Những chiến dịch ấy sẽ quyết định sự cam kết hà nh
động của cá nhân". Gần đây hơn, sử gia Edward Mead Earle đã mô tả chiến lược
là "nghệ thuật kiểm soát và dùng nguồn lực của một quốc gia hoặc một liên minh
các quốc gia nhằm mục đích đảm bảo và gia tăng hiệu quả cho quyền lợi thiết yếu
của mình". Theo quan điểm Marketing : Chiến lược là một kế hoạch nhằm đem lại
cho tổ chức một lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Chiến lược là hiểu được mục
tiêu của những việc bạn đang làm và tập trung vào việc lập kế hoạch để đạt được
mục tiêu đó. Một chiến lược tốt, được thực hiện hiệu quả sẽ giúp các nhà quản lý
và nhân viên mọi cấp nhận biết phương hướng hành động, góp phần vào sự thành
công của tổ chức. Trái lại, một tổ chức không có chiến lược rõ ràng chẳng khác
nào con thuyền không người lái.
Sản phẩm là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất của quá trình Marketing hỗn hợp,
Doanh nghiệp cần quan tâm tới chu kì sống của sản phẩm đưa ra chiến lược sản
phẩm phù hợp với từng giai đoạn sống của sản phẩm: Giới thiệu, phát triển, chín
muồi và suy tàn. Chính vì vậy mà quá trình nghiên cứu để đưa ra sản phẩm mới
trên thị trường cần phải quan tâm tới rất nhiều yếu tố. trong đó có mục tiêu của
chiến lược phát triển sản phẩm: Đó là đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, là
tăng số lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó cần đa dạng hóa
danh mục sản phẩm, tăng số lượng sản phẩm mới và đặc biệt là tạo sự khác biệt,
nâng cao vị thế, hình ảnh, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.
Tất cả những mục tiêu đó là cơ sở để có một chiến lược Marketing phù hợp. Có
thể tóm tắt chiến lược phát triển sản phẩm thông qua việc phát triển chiến lược
phát triển sản phẩm thông qua các quyết định liên quan tới nhãn hiệu, các quyết

định về bao gói (mẫu mã),quyết định về dịch vụ khách hàng, và cuối cùng là quyết
định về bề rộng chủng loại sản phẩm (danh mục các loại sản phẩm).
Công ty CP Thực Phẩm Sữa TH quyết định đầu tư vào Dự án Chăn nuôi bò sữa và
chế biến sữa sạch nhằm góp phần thực hiện Quyết định 167 của Thủ tướng Chính
phủ về Phát triển chăn nuôi bò sữa giai đoạn 2001–2010 và Chiến lược Phát triển
chăn nuôi đến năm 2020.
Dự án này phần nào đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sữa trong nước, từng bước thay thế
sữa nhập khẩu, tạo việc làm, tăng thu thập cho nông dân, góp phần chuyển dịch cơ
cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, được đánh giá là phù hợp với chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước.Ngành sữa trong nước đang rất cần sự dịch
chuyển theo mô hình chăn nuôi bò sữa tập trung quy mô công nghiệp như cách
thức của tập đoàn TH để góp phần tạo hướng đi mới nhằm đáp ứng nhu cầu nâng
cao thể lực và trí tuệ cho người dân Việt Nam. TH True Milk từng làm các công ty
trong ngành sữa khá kiêng nể vì ngày từ ngày đầu thành lập đã mời được CEO
Trần Bảo Minh, một trong những CEO nổi tiếng nhất Việt Nam, người từng biến
Vinamilk thành một “ông lớn” về làm Tổng giám đốc để vạch ra đường đi nước
bước cho đơn vị. Thương hiệu TH True Milk hướng tới “Tạo dựng niềm tin, Lan
tỏa sức mạnh và Niềm kiêu hãnh Việt
II.Nội dung nghiên cứu.
Giai đoạn 1: Hình thành ý tưởng và định hướng tìm tòi
Theo các chuyên gia nông nghiệp, với quỹ đất rộng, điều kiện khí hậu khá thích
hợp cho việc quy hoạch vùng trồng cỏ, Việt Nam hoàn toàn có điều kiện để sản
xuất sữa tươi sạch. Theo chỉ số ngành sữa 2011, do Tetra Pak cũng đã khẳng định
- Công ty dẫn đầu thế giới về chế biến và đóng gói thực phẩm đưa ra ngày 14/7,
Việt Nam đang được đánh giá là “vùng đất của sữa và tài chính ở vùng Châu thổ
sông Mekong” và trở thành tâm điểm trong Chỉ số ngành Sữa thế giới năm
nay.Trong khi đó thực trạng thị trường sữa bột đến nay vẫn phân khúc rõ rệt, sữa
ngoại dành cho những người có thu nhập cao, sữa Việt Nam chỉ chiếm thị phần
lớn ở đối tượng thu nhập trung bình. Khó cạnh tranh với các thương hiệu sữa
ngoại ở phân khúc sữa bột cao cấp, các công ty sữa trong nước đã nỗ lực tìm

hướng đi riêng. Nắm bắt thị trường sữa tươi sẽ là nhu cầu lớn và là phân khúc bỏ
trống của các thương hiệu sữa nước ngoài, một số công ty sữa trong nước đã chọn
sữa tươi làm sản phẩm chủ lực và đã đầu tư dài hạn, bền vững vào lĩnh vực này .
Hiện nay, thị trường sữa Việt Nam có hơn 300 loại sản phẩm có thương hiệu,
thuộc các công ty lớn như Vinamilk, FrieslandCampina, NutiFood Riêng về sản
phẩm sữa tươi, theo thống kê của Công ty Chứng khoán Thăng Long, Vinamilk
hiện nắm khoảng 45% thị trường. Là người đến sau nhưng TH Milk lại quyết tâm
tấn công vào thị trường sữa vốn đầy tính cạnh tranh này.TH Milk đã tìm sự khác
biệt bằng tên gọi “Sản phẩm sữa sạch”- TH True Milk.Công ty quyết định sản xuất
sữa sạch khi mà trên thị trường Việt Nam hiện đang có nhiều sản phẩm sữa uy tín
được sản xuất trong nước và nhập khẩu từ nhiều nước tiên tiến bởi vì: Trong 10
năm gần đây, mức tiêu thụ sữa và các sản phẩm sữa của người Việt Nam tăng
nhanh do đời sống và thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao.
Theo thống kê của Agroinfo(), mức tiêu thụ các sản phẩm sữa tính theo đầu nguời
tại Việt Nam tăng khá mạnh trong giai đoạn 1997 - 2010, trong đó sữa tươi có
mức tăng hơn 10% năm. Không những tăng nhanh về số lượng và chất lượng, thị
trường sữa Việt Nam còn ghi nhận một xu hướng mới, đó là xu hướng sử dụng
những sản phẩm sữa tươi sạch. Cách đây một vài năm, người Việt Nam biết đến
khái niệm sữa tươi sạch như một xu hướng tiêu dùng mới trên thế giới qua hàng
loạt thông tin trên các phương tiện truyền thông. Các chuyên gia Việt Nam khẳng
định, Việt Nam có thể sản xuất sữa tươi sạch trong vòng 4-5 năm tới. Cũng theo
các chuyên gia này, việc sản xuất sữa tươi sạch không hề đơn giản vì nó đòi hỏi
nhiều yếu tố: khí hậu, thổ nhưỡng, giống bò, chuyên gia, công nghệ. Quy trình sản
xuất sữa cũng phải bảo đảm tuyệt đối các yêu cầu sạch từ chuồng trại, nước uống,
thức ăn đến công đoạn vắt sữa, chế biến, bảo quản và phân phối. Chiếu theo những
yêu cầu khắt khe đó, ít có doanh nghiệp nào dám mạnh dạn đầu tư để xây dựng
một mô hình sản xuất sữa tươi sạch ! .Ông Đoàn Anh Tùng - đại diện Công ty cho
biết: “Sự ra đời của sản phẩm sữa tươi sạch TH true MILK khẳng định một điều
nếu có sự đầu tư nghiêm túc, dám nghĩ dám làm, các doanh nghiệp Việt Nam
hoàn toàn có thể vươn lên hội nhập cùng thế giới, thậm chí dẫn bước tiên phong.

Sự đón nhận nhiệt tình của người tiêu dùng với sản phẩm sữa tươi sạch cũng
chứng minh rằng những gì có nguồn gốc từ thiên nhiên, gìn gữ được những tinh
túy của thiên nhiên vẫn luôn được mọi người ưu ái lựa chọn và tin dùng”
Có thể nói sự ra đời của TH True milk đang từng bước đe dọa vị trí số một của
Vinamilk. Tiến sâu vào thị trường, vượt qua mọi đối thủ khác ngay từ đầu đó quả
là một kì tích. Tại sao TH True milk làm được điều đó ? Câu hỏi đó phải chăng
cũng là thắc mắc của rất rất nhiều khách hàng ? Đằng sau những thành công đó
chắc hẳn phải có sự đầu tư lớn về chiến lược phát triển của công ty.
Với mong muốn tạo ra một đối trọng đáng kể với các tên tuổi đi trước, TH đã có
một sự đầu tư đồng bộ từ vùng nguyên liệu (số lượng đàn bò) cho đến nhà máy
sản xuất sữa. Với một năng lực tài chính mạnh, TH đã đầu tư dự án xây dựng nhà
máy sữa có vốn đầu tư 1,2 tỉ USD (tương đương 24.000 tỉ đồng), do Ngân hàng
Bắc Á đầu tư chính. Đây được coi là một trong những “dự án có quy mô lớn nhất
ngành sữa Việt Nam cũng như Đông Nam Á”. Nhà máy của TH được xây dựng
trên tổng diện tích 22 ha. Với tiêu chí giữ lại sự tinh khiết cho các sản phẩm của
mình, TH đã chịu chơi đến mức đầu tư một đàn bò 10.000 con (dự kiến lên đến
137.000 con bò vào năm 2017 và đạt công suất 500 triệu lít/năm). Tại nhà máy của
TH, đàn bò được nhập khẩu về từ các nguồn bò có chất lượng giống tốt như
Canada , New Zealand ,… Bò được chăm sóc một cách bài bản, chuyên nghiệp,
được nuôi trong những khu chuồng trại sạch sẽ đảm bảo vệ sinh, được uống nước
tinh khiết, được tắm sạch sẽ và cả nghe nhạc để kích thích tiết sữa tự nhiên. Nguồn
thức ăn của bò cũng được ủ chua, phối trộn theo quy tình công nghệ chăn nuôi bò
tiên tiến của New Zealand . Cỏ nuôi bò của Công ty hiện được trồng gần nhà máy
và nhập khẩu, vì thế luôn đảm bảo chất lượng cỏ đầu vào cho bò, giúp duy trì và
nâng cao sản lượng sữa.
Giai đoạn 2: Thu thập thông tin sản phẩm chào hàng mới
TH True Milk sử dụng bao bì của Tetra Pak, tập đoàn Thụy Điển chuyên sản xuất bao bì
bằng giấy carton (hiện Nestlé, Coca-Cola, Vinamilk, Unif đều sử dụng bao bì Tetra Pak
cho các sản phẩm bán tại Việt Nam) Bao bì của TH True Milk được đánh giá là có
“bản sắc” riêng khi tập trung ở các yếu tố đơn giản, chân thực và đặc biệt, không

chạy theo mô – tuýp hộp sữa phải có con bò như trước đây. kiến về bao bì của TH
True Milk cho rằng hợp sữa như thế là khá đơn điệu, khó thu hút được trẻ con-đối
tượng chính sử dụng sản phầm.Có thể đó là chiến lược của TH True Milk để
chiếm lĩnh thị trường nhanh chóng, mà như thế thì phải chinh phục đối tượng
người lớn trước.Trẻ con dù sao cũng là trẻ con, bố mẹ chúng nó mới là người
quyết định, khi đã tạo được uy tín rồi thì mới ra đời sản phẩm cho các dòng dành
cho trẻ em, người già…TH True Milk đã tập trung giới thiệu về sự tinh khiết của
sản phẩm, cũng như lời hứa đảm bảo về chất lượng của sữa. Đây là tiêu chí, là sợi
chỉ xuyên suốt trong các hoạt động marketing của doanh nghiệp. Từ các maket
quảng cáo, poster, cho đến các clip trên truyền hình, tất cả đều nhằm gửi đến
người tiêu dùng thông điệp về một sản phẩm chất lượng, tinh khiết và hợp vệ sinh.
Chiến dịch marketing bài bản và rầm rộ, từ quảng cáo ngoài trời, quảng cáo trên
truyền hình, xây dựng hình ảnh đồng bộ qua các cửa hàng bán lẻ, quảng cáo và
tiếp thị tại các cửa hàng lớn.28 cửa hàng TH Truer mark trong cả nước với trang
thiết bị và hệ thống bảo quản sản phẩm hiện đại.
Giai đoạn 3: Phân tích thời cơ và hoạch định sản phẩm mới
Nhu cầu về sữa tại Việt Nam là lớn mà cung nội địa chưa đáp ứng đủ
Tại Việt Nam bình quân mức tiêu thụ là 9 kg sữa /người/năm tăng 14,1%
năm.Trong khi đó tại Thái Lan là 25 kg sữa/người/năm,Pháp là 130 kg
sữa/người/năm, Úc là 320 kg sữa/người/năm.
Thu nhập tăng lên cùng với việc hiểu biết hơn về lợi ích của việc uống sữa làm
cho nhu cầu tiêu dùng về sữa ngày càng tăng cao 20-25%/năm.
Dân số trẻ và tỉ lệ trẻ sơ sinh cao đã tạo ra thị trường tiêu thụ sữa lớn
Sau sự kiện sữa nhiễm Melamin ( cuối 2008 đầu 2009) đã diễn ra hiện tượng một
số hãng sữa tăng giá bán sản phẩm để tăng doanh số bán hàng.
Giai đoạn 4: Thử nghiệm và xúc tiến bán sản phẩm mới
Chương trình thử nghiệm: “ 1 tháng uống sữa tươi miễn phí tại TH True mark tại
Hà Nội”
Quảng cáo: trong các chương trình quảng cáo của mình TH True milk đã nhấn
mạnh đặc điểm là “ sữa sạch” từ đó thu hút sự quan tâm của khách hàng.

Pr quan hệ công chúng:
Chương trinh “ Thông điệp ngày khai trường- Tầm vóc Việt” được truyền hình
trực tiếp trên VTV1 : 10 tấm gương học sinh nghèo học giỏi đã được tài trợ mỗi
em 40 triệu đồng.
Tổ chức cuộc thi “ Khoảnh khắc thiên nhiên” diễn ra từ 26/12/2010 đến 9/9/2011
Giai đoạn 5: Phân tích sự chấp nhận của người tiêu dùng và thông tin ngược
TH True milk (TH = True Happiness = Hạnh phúc đích thực)
TH True Milk với tiêu chí “sữa sạch” đã đánh trúng với tâm lý của không ít các bà
mẹ trẻ khi mong muốn tìm cho con mình nguồn sữa đảm bảo chất lượng.Quảng
cáo “ sữa sạch” của TH True milk gây sự chú ý của nhiều người tiêu dùng
Giai đoạn 6: Kiểm nghiệm thị trường hoạch định marketing mục tiêu và quyết
định chọn sản phẩm mới
Giá là giá trị (thường dưới hình thức tiền bạc) mà khách hàng sẵn sàng trả để được
thoả mãn nhu cầu (thường là một sản phẩm hoặc dịch vụ). Giá được coi là yếu tố
cạnh tranh quan trọng trong việc thu hút khách hàng của mọi doanh nghiệp. Vì
vậy, việc đưa ra được Chính sách giá phù hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp
cho TH True milkcó chiến lược kinh doanh hiệu quả.Sự hình thành và vận động
của giá sữa chịu sự tác động của nhiều nhân tố, nên khi đưa ra những quyết định
về giá, đòi hỏi TH True milk phải xem xét, cân nhắc, giải quyết nhiều vấn đề như:
các nhân tố ảnh hưởng tới giá sữa, các chính sách thông dụng, thông tin về giá cả
các loại sữa có trên thị trường và việc điều chỉnh giá… Không tuân theo quy luật
dẫn đầu trong marketing là khi đã có một thương hiệu ra đời trước và chiếm được
vị trí dẫn đầu thì các công ty khác ra sau sẽ cố leo lên vị trí càng gần vị trí dẫn đầu
càng tốt (vị trí thứ 3, thứ 2, và chất lượng cũng sẽ nằm ở các vị trí tương ứng so
với chất lượng của thương hiệu dẫn đầu) TH đã làm khác. Có lẽ ngay từ đầu TH
đã nhắm đến vị trí số 1 mà hiện giờ Vinamilk đang nắm giữ. Nếu ngay từ đầu TH
làm theo cách thông thường là đưa ra sản phẩm sữa có chất lượng gần bằng hoặc
tương đương và đưa ra mức giá thấp hơn một chút so với đối thủ Vinamilk thì bản
thân họ ngay từ đầu đã đưa thương hiệu của mình xếp sau thương hiệu dẫn đầu
Vinamilk và như vậy sau này họ có cố gắng thế nào đi nữa thì cũng không thể

vượt qua được Vinamilk. Nhưng TH không làm vậy, ngay từ đầu họ đã đưa mình
vào vị trí có thể vươn lên vị trí dẫn đầu. Sữa của họ ngon hơn của Vinamilk. Giá
của họ cao hơn của Vinamilk.Xét về giá, sữa tươi TH Milk có giá bán cao hơn so
với Vinamilk, trung bình 26.500 đồng/lốc 4 hộp 180 ml. Trong khi đó, giá bán của
Vinamilk là 22.500 đồng/lốc 4 hộp 180 ml. Ông Trần Bảo Minh, nguyên Tổng
Giám đốc TH Milk, đã lường trước được việc này.
Ông từng nói: “Ban đầu, giá sữa của TH Milk có thể chênh lệch đôi chút so với
các sản phẩm cùng loại. Tuy nhiên, khi giai đoạn 1 của dự án hoàn thành vào năm
2011, sản lượng sữa của TH Milk sẽ bằng 50% tổng lượng sữa cả nước, 4 năm sau
sản lượng sữa tươi nguyên liệu của Công ty được dự kiến gấp 3-4 lần cả nước. Do
đó, người tiêu dùng sẽ có đủ sữa tươi uống hằng ngày với mức giá hợp lý nhất”.
Hệ thống phân phối : ngoài kênh phân phối tại hệ thống siêu thị, đại lý,cửa hàng
bán lẻ, TH còn phát triển chuỗi cửa hàng bán lẻ TH True mark, Các cửa hàng Hero
shop của TH Truemart sẽ đóng vai trò như một showroom lớn, có khu vực các mô
hình trưng bày “Từ đồng cỏ đến ly sữa”, mô hình trang trại, nhà máy, có khu vực
dành cho khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ: Giao hàng tại nhà, và khách hàng
VIP, khách mua thường xuyên với số lượng lớn. Do đó những cửa hàng này có ý
nghĩa cung cấp những thông tin đầy đủ nhất về sản phẩm tới người tiêu dùng.
Đồng thời, đây cũng là nơi đối thoại trực tiếp và kết nối giữa TH True Milk cùng
các sản phẩm khác của tập đoàn với người tiêu dùng. Đó cũng chính là một trong
những sứ mệnh mà thương hiệu này muốn mang đến cho người tiêu dùng. Đại
diện Tập đoàn TH cho biết: “TH Truemart được hình thành nằm trong mục tiêu
cung cấp tới người tiêu dùng Việt Nam những sản phẩm chất lượng cao, tạo ra
một văn hóa tiêu dùng văn minh và tiện lợi hơn cho người tiêu dùng - tiêu dùng
với sự hiểu biết, nâng cao chất lượng cuộc sống bảo vệ và tăng cường sức khỏe
hàng ngày”.
Sản phẩm: hiện nay bao gồm các sản phẩm sữa tươi tiệt trùng TH True Milk. Sản
phẩm chính của dự án gồm: sữa tươi (sữa tươi thanh trùng và sữa tươi tiệt trùng),
sữa chua (sữa chua ăn và sữa chua uống), phô mai, bơ và các sản phẩm từ sữa
khác

Chương trình xúc tiến: quảng cáo sữa sạch với thông điệp “ Tinh túy thiên nhiên
được giữ vẹn nguyên trong từng giọt sữa sạch”.Chương trình uống thử sữa miễn
phí.
Giai đoạn 7: Triển khai thương mại hóa sản phẩm
Thương mại hoá sản phẩm là việc tung sản phẩm thực sự vào thị trường doanh
nghiệp sẽ phải xác định thị trường triển khai, cách thức triển khai, các bộ phận tác
nghiệp liên quan như bán hàng, quảng cáo, kế toán, chăm sóc khách hàng, hoặc
giao nhận.
Với việc tung ra thị trường sản phẩm sữa sạch TH True Milk từ ngày 26.12.2010,
Công ty Cổ phần Sữa TH (Nghệ An) đã chính thức bước vào cuộc cạnh tranh với
sản phẩm cùng loại của các công ty sữa khác. TH Milk vừa mới chân ướt chân ráo,
cũng kịp có mặt tại các hệ thống bán lẻ lớn như Co.opMart, Big C, MaxiMark.
Đồng hành với các sản phẩm sữa tươi sạch TH True Milk ra mắt thị trường cách
đây chưa đầy 6 tháng, hàng loạt các cửa hàng TH Truemart cũng đã khai trương
với mục tiêu giới thiệu những sản phẩm sữa tươi sạch TH True Milk đến tay người
tiêu dùng nhanh chóng và tiện lợi hơn. Tiếp nối thành công từ 23 cửa hàng TH
true mart đang hoạt động tại Hà Nội và Nghệ An vào ngày 26/5/2011, một trong
những cửa hàng tâm điểm của thương hiệu này mang tên “Hero True Mart Store”
đã khai trương tại số 6, phố Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội. Ngày 30-8, Tập đoàn
TH đã chính thức khai trương 5 cửa hàng TH true mart đầu tiên tại TPHCM, nâng
tổng số chuỗi TH true mart trên cả nước lên 28 cửa hàng.Cửa hàng thực phẩm tươi
sạch TH Truemart này sẽ giới thiệu và bày bán những thực phẩm tươi sạch của tập
đoàn TH. Trước mắt là sản phẩm sữa tươi sạch TH True Milk và trong tương lai
không xa Truemart sẽ tiến tới là một chuỗi các cửa hàng chuyên cung cấp các sản
phẩm thực phẩm tươi sạch cao cấp, an toàn, có nguồn gốc từ thiên nhiên. Tất cả
được sản xuất theo mô hình sản xuất khép kín kiểm soát chất lượng từ khâu nuôi
trồng đến tận tay người tiêu dùng như: thịt, rau, củ, quả… Quyết định tập khách
hàng tương lai thuộc thị trường trọng điểm: khách hàng của TH là tất cả mọi
người, những người có nhu cầu dùng sản phẩm sạch, nguồn gốc thiên nhiên.Quyết
định chiến lược giới thiệu chào hàng thị trường : giới thiệu sản phẩm thông qua

các chương trình xúc tiến và các chuỗi cửa hàng TH True Mark
III.Kết luận.
Công ty TH True milk đã thực sự tạo nên một con đường mới cho thị trường sữa ở
Việt Nam. Sản phẩm của công ty không chỉ đáp ứng nhu cầu sữa ngày càng lớn ở
trong nước mà còn hướng ra xuất khẩu ở nước ngoài. Xã hội ngày càng phát triển
tạo nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp. tận dụng cơ hội loại bỏ thách
thức là điều rất khó nhưng nếu tạo nên được sự khác biệt đó thì doanh nghiệp sẽ
tồn tại vững trên thị trường
Tóm lại, phát triển sản phẩm mới không phải là một công việc độc lập, nó liên
quan tới chiến lược, chính sách, cơ sở hạ tầng, nguồn lực của doanh nghiệp. Phát
triển sản phẩm mới cần gắn liền, hỗ trợ tính thống nhất với toàn bộ hoạt động của
doanh nghiệp.
Cần xem xét và đánh giá nhiều mặt của ý tưởng và sản phẩm, trong đó phương
diện nhu cầu của thị trường cần được tôn trọng và luôn nhắm tới. Vì việc sáng tạo
và đổi mới thiếu phương pháp, không có mục đích chính xác sẽ chỉ gây tổn thất.
Để thành công trong việc phát triển sản phẩm mới, cần kích thích sự sáng tạo và
năng lực đổi mới cho nguồn nhân lực để nâng cao sự nhạy bén, khả năng nắm bắt
cơ hội cho doanh nghiệp, do yếu tố chủ chốt cho việc đưa ra được sản phẩm mới
thành công là con người, đặc biệt là vai trò định hướng và thúc đẩy của lãnh đạo.
IV.Tài liệu tham khảo.
1.Giáo trình Marketing căn bản (GS.TS.Trần Minh Đạo) Nhà xuất bản đại học
kinh tế quốc dân -Hà Nội-2009
2.Tailieu.vn

×