Tải bản đầy đủ (.doc) (123 trang)

Phương hướng và giải pháp phát triển xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong hội nhập WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.07 KB, 123 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Thế Giới, việc xuất
khẩu của các quốc gia có vai trò rất quan trọng. Việc hội nhập kinh tế quốc tế
đối với Việt Nam ngày càng quan trọng và cần thiết bởi nước ta vẫn là nước
đang phát triển, có hội nhập thì chúng ta mới phát triển được.
Với những điều kiện hết sức thuận lợi như nước ta hiện nay, việc phát
triển xuất khẩu các mặt hàng nông sản đang là một xu hướng tất yếu để góp
phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu và sự phát triển của nền kinh tế, nhất là
khi chúng ta đã là thành viên chính thức của tổ chức Thương Mại Thế Giới
(WTO).
Việc gia nhập WTO tạo nhiều thuận lợi cho việc xuất khẩu các mặt hàng
của Việt Nam nói chung và hàng nông sản nói riêng nhưng cũng đặt ra nhiều
thách thức cho chúng ta.
Để có thể tận dụng hết lợi thế, cơ hội và vượt qua những thách thức, thì
Việt Nam phải có những hướng đi đúng đắn và có biện pháp thích hợp.
Ý thức được điều này, trong quá trình thực tập tại Viện Chính Sách và
Chiến Lược Phát Triển Nông Nghiệp Nông Thôn, và sự giúp đở của GS.TS
Đặng Đình Đào, em đã lựa chọn đề tài: Phương hướng và giải pháp phát
triển xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong hội nhập WTO.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đở của GS.TS Đặng Đình Đào và
Viện Chính Sách và Chiến Lược Phát Triển Nông Nghiệp Nông Thôn đã giúp
đở em hoàn thành đề tài này.
1
CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG
SẢN CỦA VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP WTO
1. Hàng nông sản và vai trò của xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam
1.1. Khái niệm hàng nông sản
Hàng nông sản là sản phẩm của ngành nông nghiệp. Nếu hiểu theo nghĩa
hẹp thì nông nghiệp chỉ có ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ trong nông
nghịêp. Theo nghĩa rộng thì nó còn bao gồm cả ngành lâm nghịêp và thủy


sản.
1.2. Phân loại hàng nông sản
Các mặt hàng nông sản tạm thời được chia thành hai nhóm:
Nông sản nhiệt đới, chủ yếu từ các nước đang phát triển như: chè, cà
phê, ca cao, bông, chuối, xoài…
Nông sản ôn đới, chủ yếu từ các nước phát triển như: bột mỳ, ngô, thịt,
sữa…
1.3. Đặc điểm của mặt hàng nông sản
Tính thời vụ: Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao. Đó là một đặc
thù điển hình nhất của sản xuất nông nghiệp, vì một mặt quá trình sản xuất
nông nghiệp là qúa trình sản xuất kinh tế gắn liền với quá trình tái sản xuất tự
nhiên, thời gian hoạt động và thời gian sản xuất xen kẽ vào nhau, song lại
không hoàn toàn trùng hợp nhau, sinh ra tính thời vụ cao trong nông nghiệp.
Mặt khác do sự biến thiên về điều kiện thời tiết, khí hậu mỗi loại cây trồng lại
2
có sự thích ứng nhất định với điều kiện đó, dẫn đến những mùa vụ khác nhau.
Vì vậy mà hàng nông sản mang tính thời vụ cao.
Tính khu vực: Sản xuất nông nghiệp đựơc tiến hành trên địa bàn rộng
lớn, phức tạp, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt.
Ở đâu có đất đai và lao động là ở đó tiến hành sản xuất nông nghiệp. Nhưng
mỗi vùng, mỗi quốc gia có điều kiện đất đai, khí hậu thời tiết rất khác nhau
nên hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng khác nhau, sản phẩm nông nghiệp
cũng khác nhau. Vì vậy sản phẩm nông nghiệp mang tính khu vực rõ rệt.
Tính phân tán: Do đặc điểm sản xuất nông nghiệp mang tính khu vực
cao, nên hàng nông sản phân tán ở vùng nông thôn và trong tay hàng triệu
nông dân đã trở thành một trở ngại trong việc thu mua hàng nông sản của các
doanh nghiệp.
Tính tươi sống: Hàng nông sản phần lớn là cơ thể sống cây trồng và vật
nuôi. Các loại cây trồng và vật nuôi phát sinh, phát triển theo quy luật sinh
học. Do là cơ thể sống nên chúng rất nhạy cảm với yếu tố ngoại cảnh, mọi sự

thay đổi về thời tiết, khí hậu đều tác động trực tiếp đến sự phát triển của cây
trồng, vật nuôi, đến kết quả thu hoạch sản phẩm cuối cùng. Vì vậy hàng nông
sản dễ bị hư hỏng, kém phẩm chất.
Tính không ổn định: Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp phụ thuộc
nhiều vào khí hậu, thời tiết nên sản phẩm hàng nông sản không ổn định, lên
xuốn thất thường, có nơi được mùa nhưng cũng có nơi mất mùa, chất lượng
hàng nông sản không đồng đều.
Các mặt hàng nông sản như: Gạo, cà phê, cao su, điều…là những hàng
hoá thiết yếu đối với đời sống và sản xuất của mỗi quốc gia, cho nên đa số các
nước trên thế giới đều trực tiếp hoạch định các chính sách can thiệp vào sản
xuất, xuất khẩu lương thực và nước nào cũng chú trọng chính sách dự trữ
3
quốc gia và bảo hộ nông nghiệp. Mặt hàng nông sản là mặt hàng chủ yếu của
các nước chậm và đang phát triển, nó chủ yếu được sản xuất và tiêu thụ trong
nội địa là chính, có rất ít quốc gia có khả năng xuất khẩu ra bên ngoài. Hàng
nông sản là một trong những mặt hàng có tính chiến lược, do vậy đại bộ phận
buôn bán hàng nông sản quốc tế được thực hiện thông qua hiệp định giữa các
Nhà nước mang tính dài hạn.
Tình hình buôn bán, sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản phụ thuộc vào
tính thời vụ, mùa màng thu hoạch, phụ thuộc vào nhu cầu và điều kiện thanh
toán của từng quốc gia nhập khẩu là chính, như: lạc, các nước nhập khẩu chủ
yếu theo yêu cầu chất lượng quốc tế nhưng vẫn có một số quốc gia nhập khẩu
lạc với chất lượng theo sự chấp nhận của thị trường như: thị trường
Singapore, indonexia…
1.4. Sự cần thiết phải xuất khẩu hàng nông sản và vai trò của xuất khẩu
hàng nông sản của Việt Nam
1.4.1. Sự cần thiết phải xuất khẩu hàng nông sản
1.4.1.1. Xuất khẩu là điều kiện để mở rộng quy mô xuất khẩu
Trong quá trình hội nhập kinh tế như hiện nay, đẩy mạnh hoạt động
thương mại quốc tế nói chung và xuất khẩu nói riêng trong nền kinh tế mở là

việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. Nó mở ra những cơ hội mới cho các
doanh nghiệp và người tiêu dùng trên thế giới. Nhờ xuất khẩu mà các doanh
nghiệp có thể mở rộng quy mô sản xuất, từng bước tăng trưởng và phát triển,
từ đó đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước với
những đơn hàng có giá trị lớn, nó làm tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá,
thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Với sự biến động không ngừng của thị trường và nhu cầu, thị hiếu của
người tiêu dùng ngày càng tăng thì đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp
4
mở rộng thị trường, đa dạng hoá các loại sản phẩm, tăng quy mô sản xuất,
tăng thị phần và sự ảnh hưởng của doanh nghiệp trên thị trường…do đó có thể
giảm thiểu được các rủi ro có thể xảy ra trong kinh doanh. Ngoài ra, doanh
nghiệp cần phải tăng cường xuất khẩu để thu lợi nhuận, tăng số vòng quay
của vốn, tăng lượng thu ngoại tệ tù đó giúp doanh nghiệp có điều kiện đầu tư
cho sản xuất và xuất khẩu, nhập về các máy móc, công nghệ hiện đại để nâng
cao hiệu quả sản xuất, thúc đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
1.4.1.2. Toàn cầu hóa và hội nhập cần phải tăng cường xuất khẩu
Hiện nay, quá trình toàn cầu hoá và liên kết giữa các khu vực, các quốc
gia với nhau đang diễn ra mạnh mẽ, hội nhập và tự do hoá thương mại đang
trở thành trào lưu lôi cuốn nhiều nước tham gia. Trong xu thế đó, Việt Nam
cũng đang tích cực tham gia, nhưng những đóng góp của Việt Nam trên thị
trường quốc tế còn nhỏ, vì vậy, xuất khẩu là việc làm cần thiết để nâng cao vị
thế của ta trên thị trường quốc tế. Toàn cầu hoá và hội nhập cho phép các
doanh nghiệp được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi của các nước dành
cho Việt Nam khi gia nhập WTO, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thâm
nhập thị trường bên ngoài dễ dàng hơn.
Mặt khác, toàn cầu hoá và hội nhập còn giúp cho các doanh nghiệp có
nhiều cơ hội kinh doanh hơn, mở rộng quan hệ với các đối tác nước ngoài,
học tập phong cách quản lý, tiếp thu tiến bộ khoa học và công nghệ quản lý

kinh doanh, xoá bỏ tu duy cũ, tích luỹ nhiều kinh nghiệm qua đó giúp doanh
nghiệp hình thành được tác phong kinh doanh hiện đại. Vì vậy, khi thực hiện
xuất khẩu, các doanh nghiệp cần phải tận dụng triệt để các điều kiện thuận lợi
mà toàn cầu hoá và hội nhập đem lại từ đó không ngừng phát triển đi lên, góp
phần đẩy mạnh sự phát triển của nền kinh tế.
5
1.4.1.3. Việt Nam có nhiều tiềm năng trong sản xuất và xuất khẩu hàng
nông sản
Với xuất phát điểm là một nước nông nghiệp nên đối với sản xuất và
xuất khẩu hàng nông sản, Việt Nam có tiềm năng rất lớn, thể hiện ở:
Về đất đai: tiềm năng đất nông nghiệp của nước ta khoảng 10-12 triệu
ha, trong đó gần 8 triệu ha cây trồng hàng năm và 4 triệu ha cây trồng lâu
năm, diện tích đất trồng lúa chiếm phấn lớn, khoảng 5.5 triệu ha. Hiện nay
Việt Nam mới chỉ sử dụng hết 65% quỹ đất nông nghiệp, còn lại là đồng cỏ tự
nhiên và mặt nước.
Chất lượng đất ở Việt Nam có tầng dày, kết cấu tơi xốp, nhiều chất dinh
dưỡng cung cấp cho cây trồng, nhất là phù xa, đất xám, chủng loại đất cũng
rất phong phú với 64 loại thuộc 14 nhóm. Những điều kiện này kết hợp với
nguồn nhiệt ẩm dồi dào sẽ là điều kiện tốt để phát triển các loại cây trồng,
thâm canh tăng vụ nếu chúng ta biết khai thác một cách có khoa học và hợp
lý.
Về khí hậu: khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa do ảnh hưởng
khá sâu sắc của chế độ gió mùa Châu Á. Khí hậu Việt Nam có tính đa dạng,
phân biệt rõ ràng từ bắc xuống nam, với mùa đông lạnh ở miền bắc và khí hậu
kiểu Nam Á, ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
Đây chính là điều kiện thuận lợi để Việt Nam đa dạng hoá các loại cây trồng
nông nghiệp nhất là cây trồng nông sản. Không những vậy, Việt Nam còn có
tiềm năng nhiệt ẩm và gió khá dồi dào, phân bố đồng đều trong nước, với độ
ẩm trong năm thường cao hơn 80%, lượng mưa lớn (trung bình từ
1800-2000mm/năm)…đây là điều kiện thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát

triển của các loại động thực vật, nhất là đối với một số loại cây trồng như: lúa,
cà phê, điều, cao su, chè…
6
Về nhân lực: với dân số hơn 85 triệu người, cơ cấu dân số trẻ và chủ yếu
dân số sống bằng nông nghiệp, có thể thấy Việt Nam có một lực lượng lao
động dồi dào, nhất là lao động phục vụ cho nông nghiệp. Bên cạnh đó, lao
động Việt Nam có tính cần cù, sáng tạo, có khả năng nắm bắt khoa học công
nghệ nhanh chóng, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Đây là
những điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trở thành một nước có nền sản xuất
nông nghiệp tiên tiến, hiện đại…cung cấp khối lượng lớn các sản phẩm của
ngành nông nghiệp nhất là nông sản cho tiêu dùng và xuất khẩu.
Về các chính sách của nhà nước: ngoài những yếu tố thuận lợi trên, với
quan điểm của Đảng và Nhà nước, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu,
chính vì vậy việc sản xuất, chế biến và xuất khẩu hàng nông sản cũng rất
được chú trọng. Nhà nước ưu tiên đầu tư trong nước và nước ngoài cho sản
xuất nông nghiệp nhất là đối với cây trồng lâu năm như: cà phê, cao su…
Với những tiềm năng to lớn như vậy, triển vọng sản xuất và xuất khẩu
hàng nông sản Việt Nam hiện nay và trong tương lai có nhiều triển vọng.
Việc tăng cường xuất khẩu hàng nông sản sẽ giúp khai thác có hiệu quả
các tiềm lực sẵn có, tạo công ăn việc làm cho ngưởi lao động, tăng thu nhập
cho người dân góp phần xoá đói, giảm nghèo và giải quyết tốt các vấn đề xã
hội.
1.4.1.4. Nhu cầu về hàng nông sản trên thế giới có su hướng tăng
Theo đánh giá của tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên Hiệp
Quốc (FAO), từ nay đến năm 2010 nhu cầu về hàng nông sản trên thế giới và
Việt Nam sẽ tăng lên nhanh chóng.
Trước hết, do thời tiết ngày càng xấu, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều
khó khăn do rét đậm, rét hại kéo dài, ảnh hưởng đến cây công nghiệp và cây
lương thực…Như ở Việt Nam, thời tiết xấu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến
7

tiến độ gieo cấy lúa đông xuân ở phía Bắc và duy trì phát triển đàn gia súc…
nhất là vào cuối năm 2007 và những tháng đầu năm 2008. Theo báo cáo của
các địa phương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến
18/2/2008, toàn miền Bắc có trên 146 nghìn ha lúa bị ảnh hưởng nặng, trong
đó có 10 nghìn ha phải gieo trồng lại. Tổng số các loại vật nuôi đã bị chết là
63 nghìn con, trong đó bê, nghé non chiếm 75%; bò, trâu già chiếm 25%. Ước
tổng thiệt hại khoảng 400 tỷ đồng.
Thứ hai, do dân số thế giới đang tăng trưởng với tốc độ rất nhanh. Theo
ước tính năm 2006 của Cục dân số Liên Hiệp Quốc, dân số thế giới sẽ tăng
thêm 2.5 tỷ người trong 43 năm tới, từ mức 6.7 tỷ người hiện nay tới 9.2 tỷ
người vào năm 2050 với sự gia tăng đó chủ yếu diễn ra tại các nước đang phát
triển. Dân số ở các nước ít phát triển sẽ tăng từ 5.4 tỷ người trong năm 2007
lên 7.9 tỷ trong năm 2050. Dân số của các nước nghèo như Afghanistan,
Burundi, Congo, Guinea - Bissau, Liberia, Niger, Đông Timor và Uganda dự
đoán sẽ tăng ít nhất 3 lần vào giữa thế kỷ này. Trong khi dân số thế giới ngày
cáng tăng thì diện tích đất đai sử dụng cho nông nghiệp ngày càng giảm cùng
với quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hóa. Diện tích đất nông nghiệp giảm
sẽ làm cho sản lượng các mặt hàng nông nghiệp cũng giảm theo, trong khi
nhu cầu về lương thực, thực phẩm ngày càng tăng.
Thứ ba, sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế trong nước và thế giới
làm cho nhu cầu tiêu dùng của người dân trong và ngoài nước tăng nên các
mặt hàng nông sản sẽ được tiêu thụ với khối lượng lớn như: gạo, đường, cà
phê, điều, chè, hạt tiêu…Cụ thể như sau:
Tổng mức tiêu dùng gạo thế giới năm 2007/08 dự báo sẽ đạt 423.93 triệu
tấn, điều chỉnh giảm 300 ngàn tấn so với dự báo hồi tháng 11/2007, song tăng
5.08 triệu tấn so với mức tiêu dùng năm 2006/07, và sẽ là năm thứ 2 liên tiếp
8
có mức tiêu dùng cao hơn sản lượng. Trong đó, mức tiêu dùng của một số
nước dự báo sẽ đạt (đơn vị: triệu tấn): Bănglađét 29.80; Braxin 0.90:
Myanmar 10.70; Cămpuchia 3.78; Trung Quốc 129.10; Ai Cập 3.67; Ấn Độ

88.80; Inđônêxia 36.15; Iran 3.15; Nhật Bản 8.15; Hàn Quốc 4.75; Nigêria
4.70; Philippin: 12.06; Thái Lan 9.60; Việt Nam 18.72; Mỹ 3.99.
Tổng sản lượng gạo toàn cầu năm 2007/08 dự báo đạt 420.48 triệu tấn,
điều chỉnh giảm 680 ngàn tấn so với dự báo hồi tháng 11/2007, song tăng
2.83 triệu tấn so với sản lượng năm 2006/07. Trong đó, sản lượng (đơn vị:
triệu tấn) của Bănglađét sẽ đạt 28.50; Braxin 7.99; Myanmar 10.66;
Cămpuchia 4.80; Trung Quốc 129.50; Ai Cập 4.41; Ấn Độ 92.00; Inđônêxia
34.00; Nhật Bản 7.94; Hàn Quốc 4.50; Nigêria 3.00; Pakixtan 5.40; Philippin
10.01; Thái Lan 18.40; Việt Nam 23.26; Mỹ 6.33.
Tổng dự trữ gạo thế giới cuối niên vụ 2007/08 dự báo đạt 72.17 triệu
tấn, giảm so với 75.63 triệu tấn của cuối niên vụ 2006/07.
Tổng sản lượng đường thế giới năm 2007/08 theo dự báo của Bộ Nông
nghiệp Mỹ sẽ đạt 167.1 triệu tấn (qui đường thô), tăng 3.1 triệu tấn so với
năm 2006/07. Trong đó, sản lượng của Braxin sẽ đạt 32.1 triệu tấn, tăng 650
ngàn tấn; Ấn Độ 31.8 triệu tấn, tăng 1.1 triệu tấn; Trung Quốc 13.9 triệu tấn,
tăng 1 triệu tấn; và Thái Lan 7.2 triệu tấn, tăng 480 ngàn tấn. Sản lượng của
EU - 27 dự báo sẽ chỉ tăng 40 ngàn tấn, đạt 17.49 triệu tấn.
Tổng mức tiêu dùng đường toàn cầu dự báo sẽ đạt 155 triệu tấn, tăng 5.6
triệu tấn so với năm 2006/07.
Tổng xuất khẩu đường trên thế giới năm 2007/08 dự báo đạt 50.8 triệu
tấn, tăng 1 triệu tấn so với năm 2006/07. Trong đó, xuất khẩu của Braxin sẽ
đạt 20.6 triệu tấn, giảm 250 ngàn tấn so với năm 2005/06 do giá tương đối
thấp so với chi phí sản xuất, phí vận chuyển cao, cạnh tranh của Ấn Độ tại thị
9
trường Cận Đông và nhu cầu sản xuất nhiên liệu sinh học (ethanol) ở trong
nước cao. Xuất khẩu của Thái Lan sẽ đạt 5.3 triệu tấn, tăng 200 ngàn tấn; và
xuất khẩu của Ấn Độ sẽ đạt 3 triệu tấn, tăng 1.2 triệu tấn so với năm 2006/07.
Trong khi đó, xuất khẩu đường của Ôxtrâylia sẽ giảm 200 ngàn tấn trong năm
2007/08 đạt 3.7 triệu tấn.
Tổng dự trữ đường thế giới cuối niên vụ 2007/08 dự báo đạt 46.6 triệu

tấn, tăng 5.1 triệu tấn so với cuối niên vụ 2006/07
Thứ tư, tình hình thế giới có nhiều biến động về chính trị,xã hội. Tình
hình xung đột vũ trang đang gia tăng ở nhiều nước, nhiều khu vực vẫn còn
tình trạng đấu tranh quyết liệt nhất là khu vục Trung Đông, nạn đói ở Châu
Phi vẫn đang hoành hành, do đó cần phải có một khối lượng lớn lương thực,
thực phẩm để dự trữ và viện trợ cho những nước này. Đây chính là nguồn nhu
cầu lớn đối với các nước xuất khẩu nông sản.
1.4.2. Vai trò của xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam
1.4.2.1. Góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước (GDP)
Xuất khẩu các loại hàng hóa nói chung, xuất khẩu hàng nông sản nói
riêng và sự tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Xuất khẩu
đóng vai trò quan trọng hàng đầu cho sự tăng trưởng và phát triển của nền
kinh tế thể hiện ở chổ nó chiếm phần lớn trong tổng sản phẩm quốc nội
(GDP), thu hút được nhiều ngoại tệ về cho đất nước. Xuất khẩu có vai trò rất
lớn trong tăng trưởng kinh tế của một quốc gia.
Theo kinh tế học thì: GDP = C+I+G+(X-N)
Trong đó: C là chi tiêu của các hộ gia đình
I là đầu tư của các doanh nghiệp
G là chi tiêu của chính phủ
10
X là xuất khẩu
N là nhập khẩu
Khi mà hiệu số (X-N) tăng cao tức X tăng mạnh thì tổng sản phẩm trong
nước (GDP) tăng cao và ngược lại.
Nông sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam,
có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế. Xuất khẩu hàng nông sản
càng lớn thì càng làm cho GDP tăng cao, thể hiện được năng lực cạnh tranh
của đất nước về xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản tăng cao sẽ
nâng cao tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Theo báo cáo của chính phủ, giai đoạn 2002-2007 tất cả các nhiệm vụ

phát triển kinh tế đều được hoàn thành vượt mức đề ra, điểm nổi bật trong 5
năm qua là tăng trưởng kinh tế găn kết chặt chẽ với ổn định kinh tế. Tốc độ
tăng GDP bình quân trong thời kỳ 2002 - 2007 là 7.8%, cả 3 lĩnh vực nông
nghiệp, công nghiệp và xây dựng, dịch vụ đều đạt mức tăng trưởng cao, liên
tục với tốc độ khá ổn định. Khu vực nông nghiệp tăng trưởng cao, liên tục và
đạt mức bình quân 5.4%/năm; sanư xuất công nghiệp tăng khoảng
16.5%/năm; giá trị tăng thêm của ngành dịch vụ bình quân 7.4%/năm
1.4.2.2. Đối với tăng trưởng nông nghiệp
Chúng ta đều biết, Việt Nam là một nước nông nghiệp, vấn đề sản xuất
và xuất khẩu hàng nông sản giữ vị trí quan trọng đối với tăng trưởng nông
nghiệp nói riêng và tăng trưởng kinh tế nói chung. Trong những năm gần đây,
Việt Nam đã nổi lên là một nước xuất khẩu nông sản mạnh so với khu vực và
thế giới, có những mặt hàng Việt Nam còn được coi là đại gia như cà phê,
gạo, hạt điều… Tuy nhiên, mức độ tác động của xuất khẩu nông sản đối với
tăng trưởng nông nghiệp còn bấp bênh, chưa tương xứng với tiềm năng vốn
có của nó.
11
Sản phẩm của nông nghiệp bao gồm nông sản, thủy sản và lâm sản,
trong đó nông sản chiếm tỷ trọng lớn nhất. Vì vậy ta xem xét vai trò của xuất
khẩu hàng nông sản đối với tăng trưởng nông nghiệp qua các vấn đề sau :
Một là, xuất khẩu hàng nông sản tác động đến việc mở rộng quy mô sản
xuất nông nghiệp.
Khi xuất khẩu nông sản tăng, khối lượng nông sản được sản xuất ra ngày
càng lớn, do đó sẽ tạo điều kiện cho việc mở rộng quy mô sản xuất nông
nghiệp. Mặt khác, khi xuất khẩu nông sản tăng còn tạo nguồn thu lớn cho
người sản xuất, từ đó họ có thể tăng vốn để tái sản xuất mở rộng, tăng năng
xuất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị hàng xuất khẩu.
Hai là, xuất khẩu góp phần giải quyết tốt vấn đề công ăn, việc làm.
Một trong những đặc điểm rất quan trọng của Việt Nam và một số nước
đang phát triển khác là tốc độ tăng lực lượng lao động nhanh, từ đó việc làm

luôn là vấn đề nóng và cần quan tâm của nền kinh tế. Để giải quyết được
tình trạng này phải tăng cầu lao động và xuất khẩu tăng cũng là một trong
những biện pháp để mở rộng quy mô ngành sản xuất nông sản, từ đó tạo thêm
việc làm cho người lao động. Mặt khác, xuất khẩu nông sản tăng kéo theo sự
phát triển của ngành công nghịêp chế biến, công nghịêp phục vụ nông nghịêp,
từ đó lao động bổ sung tăng lên.
Khi người lao động có việc làm, thu nhập ổn định sẽ tạo tâm lý yên tâm
phấn khởi và người lao động (đặc biệt là lao động nông nghịêp) sẽ làm việc
ngay tại quê hương mình, giảm tải tình trạng di cư của lao động ra các khu
công nghiệp, thành thị để kiếm việc làm.
Ba là, xuất khẩu hàng nông sản góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các
nguồn lực trong nông nghiệp.
12
Nguồn lực trong nông nghịêp bao gồm: đất đai, cơ sở hạ tầng, người lao
động, kinh nghiệm sản xuất…Mỗi quốc gia đều có những cách thức khác
nhau trong việc sử dụng các nguồn lực của mình sao cho có hiệu quả nhất và
tận dụng hết các lợi thế của vùng. Mỗi vùng khác nhau sẽ có lợi thế về một
loại nông sản khác nhau, do đó khi xuất khẩu nông sản tăng lên, thị trường
được mở rộng sẽ tạo điều kiện cho vùng đó sử dụng nguồn lực đạt hiệu quả
cao nhất. Đây cũng là lý do tại sao Việt Nam lại tạo những điều kiện thuận lợi
để đẩy mạnh xuất khẩu gạo của đồng bằng sông Cửu Long, cà phê của các
tĩnh miền Trung Tây Nguyên, vải Lục Ngạn, nhãn Hưng Yên, thanh long
Binh Thuận, bưởi Diễn…
Bốn là, xuất khẩu hàng nông sản góp phần thúc đẩy quá trình công
nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn gắn với
công nghiệp chế biến và thị trường, đua thiết bị và các công nghệ hiện đại
vào các khâu sản xuất nông nghiệp, thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy
lợi hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ sinh học và công nghệ

thông tin nhằm nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm nông
nghiệp trên thị trường. Vì vậy, xuất khẩu nông sản tạo điều kiện giải quyết tốt
vấn đề đầu ra cho nông sản, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển theo
hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, điều này rất phù hợp với hội nhập kinh
tế hiện nay. Mặt khác, xuất khẩu nông sản còn có vai trò tích cực trong việc
cung cấp thông tin cho người sản xuất, tạo ra sự phù hợp tốt hơn giữa người
sản xuất và thị trường.
Năm là, xuất khẩu hàng nông sản góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp.
13
Xuất khẩu nông sản tăng làm đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, tăng sức
cạnh tranh của sản phẩm, từ đó góp phần thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa có giá
trị cao, đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng ngày càng tốt hơn
nhu cầu của thị trường thế giới. Xuất khẩu nông sản tăng hình thành càng
vùng sản xuất chuyên môn hóa, tạo thuận lợi cho việc chăm sóc, áp dụng tiến
bộ kỹ thuật và xóa bỏ dần cách thức sản xuất manh mún, nhỏ lẽ trước đây.
Từ những vấn đề trên, có thể thấy rằng, về mặt lý thuyết xuất khẩu nông
sản và tăng trưởng nông nghiệp có mối quan hệ thuận chiều, nhưng trên thực
tế các quốc gia có phát huy được mối quan hệ này hay không còn phụ thuộc
rất lớn vào tình hình cụ thể của quốc gia đó và tăng trưởng nông nghiệp
không chỉ chịu tác động của một nhân tố đó là xuất khẩu nông sản.
Thực tế, trong những năm qua ngành nông nghiệp Việt Nam đã có
những bước chuyển mình, tạo ra sự thay đổi lớn trong sản xuất, cơ cấu, chất
lượng, giá cả sản phẩm và uy tín của nông sản trên thị trường quốc tế. Chúng
ta có thể nhìn nhận sự thay đổi đó thông qua số liệu ở bảng 1.
Bảng 1. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
nông sản (%)
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007
Tốc độ tăng trưởng XKNS 11.5 26.6 61.5 26.5 24.5

Tốc độ tăng trưởng NN 3.62 4.36 4.04 3.4 3.25
Nguồn: Niên giám thống kê
Từ bảng 1 có thể thấy, trong giai đoạn từ năm 2003-2006 xuất khẩu nông
sản của Việt Nam đã có sự tăng trưởng đều đặn từ 11.5% năm 2003 lên
26.6% năm 2004 và 61.5% năm 2005. Sự tăng trưởng này làm cơ sở cho tăng
trưởng nông nghiệp cũng tăng đều đặn từ 3.62% năm 2003 lên 4.04% năm
2005. Riêng năm 2006 và năm 2007, kinh tế Việt Nam nói chung và nông
14
nghiệp nói riêng gặp nhiều khó khăn do thời tiết, khí hậu, thiên tai không
thuận lợi. Đó là hạn hán, bảo số 1 (Chin chu), bão số 6 (xang sane), lốc xoáy,
mưa đá, dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng…nhất là đợt không khí
lạnh cuối năm 2007 và đầu năm 2008 đã gây ảnh hưởng rất lớn và để lại
những hậu quả rất nghiêm trọng. Điều này làm cho việc sản xuất và xuất khẩu
nông sản gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp Việt Nam vì
nông nghiệp là ngành chịu tác động lớn nhất của điều kiện tự nhiên. Kết quả
tốc độ tăng trưởng nông sản chỉ đạt 26.5% năm 2006, 24.5% năm 2007 và
nông nghiệp cũng chỉ đạt 3.4% năm 2006, 3.25% năm 2007. Nhưng đạt được
kết quả này cũng đã thể hiện sự phấn đấu hết sức mình của người dân nhằm
đạt được mục tiêu năm 2008 tốc độ tăng trưởng kinh tế là 8.5%.
Như vậy, xuất khẩu hàng nông sản có mối vai trò quan trọng với tăng
trưởng nông nghiệp, sự biến động của xuất khẩu hàng nông sản sẽ kéo theo sự
biến động của tăng trưởng nông nghiệp và muốn đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng nông nghiệp thì cần phải bắt đầu từ các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu
hàng nông sản.
1.4.2.3. Góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu
Hàng nông sản xuất khẩu là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ
lực của ta, hàng năm nó góp phần rất lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu của
cả nước.
Xuất khẩu nông sản của nước ta những năm qua tăng mạnh nhất là sau
khi nước ta gia nhập WTO, kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản cũng như

kim ngạch xuất khẩu của cả nước tăng cao.
15
Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu của nước ta (tỷ USD)
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007
Tổng kim ngạch xuất khẩu 19 26 32.5 40 48.38
Trong đó:
Kim ngạch xuất khẩu nông sản 2.9 4 4.6 5.9 6.2
Tỷ trọng 15.2% 15.4% 14.2% 14.8% 12.8%
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư
1.4.2.4. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế mà trong đó xuất khẩu là
một trong những hoạt động góp phần trực tiếp làm thay đổi cơ cấu kinh tế đất
nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy lợi thế so sánh
trong từng ngành. Việc xuất khẩu thu được ngoại tệ và nhập khẩu các loại
nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị…tác động mạnh mẽ đến cơ cấu sản xuất,
cơ cấu tiêu dùng, thay đổi cách làm việc, tạo ra sự cạnh tranh từ đó nâng cao
hiệu quả của nền kinh tế quốc dân.
Xuất khẩu hàng nông sản cũng góp phần không nhỏ trong việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của đất nước.
Cơ cấu thành phần kinh tế đã có sự dịch chuyển theo hướng sắp xếp lại
và đổi mới khu vực kinh tế nhà nước, phát huy tiềm năng của khu vực kinh tế
ngoài quốc doanh.
Kinh tế nhà nước tiếp tục được đổi mới, sắp xếp lại, bước đầu hoạt động
có hiệu quả hơn, phát huy được vai trò tích cực và chủ động trong các hoạt
động kinh tế, xã hội.
Kinh tế tập thể được tổ chức lại theo luật hợp tác xã mới, nhiều hợp tác
xã hoạt động có hiệu quả. Một số mô hình liên kết giữa hợp tác xã nông
16
nghiệp với các cơ sở chế biến đã ra đời, thu hút được nhiều lao động ở thành
thị và nông thôn.

Khu vực kinh tế tư nhân trong nước được hình thành và ngày càng mở
rộng phạm vi hoạt động trong nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội.
Kinh tế tư bản nhà nước bao gồm các hình thức hợp tác, liên doanh sản
xuất giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư nhân trong nước đang phat triển
trong một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có bước phát triển khá, tạo
thêm một số mặt hàng mới, thị trường mới, tăng thêm sức cạnh tranh của sản
phẩm.
Cơ cấu ngành kinh tế đã từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, phát huy lợi thế so sánh trong từng ngành. Tăng tỷ trọng
các ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ; giảm tỷ trọng các ngành nông,
lâm, ngư nghiệp.
Bảng 3: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế (%)
Cơ cấu ngành kinh tế 2003 2004 2005 2006 2007
Công nghiệp, xây dựng 39.47 40.2 41.0 41.5 41.8
Nông, lâm, ngư nghiệp 22.54 21.8 20.9 20.34 20
Dịch vụ 37.99 38.0 38.1 38.16 38.2
Nguồn: Số liệu của tổng cục thống kê và tạp chí thương mại
Cơ cấu vùng kinh tế gắn với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của các
vùng lãnh thổ, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm đang đựợc xây dựng và
hình thành theo hướng phát huy thế mạnh của từng vùng, làm cho bộ mặt
kinh tế, xã hội ở các địa phương, các vùng đều có những thay đổi tích cực.
17
1.4.2.5. Tạo điều kiện cho ngành công nghiệp chế biến nông sản thực
phẩm phát triển
Nông nghiệp nước ta có vai trò lớn trong sự phát triển của nền kinh tế.
Dù tỷ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp vào GDP của cả nước không
cao như công nghiệp, xây dựng và dịch vụ nhưng vẫn tác động lớn tới sự phát
triển của nền kinh tế.
Nông sản là sản phẩm của ngành nông nghiệp, việc xuất khẩu hàng nông

sản sẽ tạo điều kiện cho ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm phát
triển, khi mà hàng nông sản xuất khẩu tăng mạnh sẽ kéo theo sự phát triển của
nhiều ngành công nghiệp chế biến, bảo đảm nguồn lương thực, thực phẩm
cung cấp đủ, kịp thời cho việc xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Xã hội càng
phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về
lương thực, thực phẩm sẽ tăng cao, khi đó ngành công nghiệp chế biến nông
sản thực phẩm có điều kiện để phát triển.
2. Những cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp có tác động
đến việc xuất khẩu hàng nông sản
Việc trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới
WTO sẽ dẫn đến những thay đổi trong các ngành kinh tế nước ta, trong đó có
ngành nông nghiệp.
Khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, các
ngành kinh tế của đất nước đã có nhiều thay đổi. Đối với nông nghiệp, những
biến đổi do tác động của việc gia nhập WTO cũng không thể tránh khỏi. Các
nội dung dưới đây sẽ cho thấy những cam kết của Việt Nam với WTO trong
lĩnh vực nông nghiệp và tác động của nó đối với sản xuất, xuất khẩu hàng
nông sản Việt Nam.
18
2.1. Các cam kết của Việt Nam với WTO trong lĩnh vực nông nghiệp
Tổ chức Thương mại thế giới đã thấy được sự cần thiết phải đưa vấn đề
nông nghiệp vào trong khuôn khổ những nguyên tắc của mình nhằm chống lại
một thực tế là giá cả trên thị trường nông sản thế giới thường bị bóp méo. Bởi
đây là mặt hàng có tính nhạy cảm cao, luôn được các nước có chính sách duy
trì bảo hộ cao, chặt chẽ và đồng thời tìm cách hỗ trợ cho xuất khẩu. Cụ thể,
hiệp định nông nghiệp (AOA), với mục tiêu cải cách thương mại quốc tế đối
với hàng nông sản theo hướng công bằng, bình đẳng, góp phần củng cố vai
trò của thị trường, đã yêu cầu các nước phải chấp nhận hai điều kiện: Giảm
trợ cấp, bao gồm cả trợ cấp sản xuất và trợ cấp xuất khẩu; Tăng mức độ mở
của thị trường hay nói cách khác là tăng sự tiếp cận thị trường. Vì vậy, khi gia

nhập WTO, nước ta cũng phải thực hiện những cam kết trên.
2.1.1. Về các cam kết cắt giảm trợ cấp
Đối với trợ cấp xuất khẩu: nước ta cam kết bãi bỏ ngay trợ cấp xuất khẩu
cho hàng nông sản khi được chính thức kết nạp vào WTO. Tuy nhiên, chúng
ta vẫn được bảo lưu quyền thụ hưởng một số quy định riêng của WTO dành
cho một nước đang phát triển trong lĩnh vực này trong một thời gian nhất
định.
Đối với trợ cấp sản xuất trong nước: Theo thong báo của Việt Nam cho
WTO, tổng mức hỗ trợ sản xuất trong nước (Total AMS) giai đoạn cơ sở
1999-2001 là 3961.59 tỷ VNĐ/năm. Các chính sách hỗ trợ của chúng ta đa
phần nằm trong diện “hộp xanh” và “chương trình phát triển” dành cho các
nước đang phát triển tầm trung bình. Đây là những nhóm được tự do áp dụng.
Tuy nhiên, trong một số năm tới, ngân sách nước ta cũng chưa đủ sức để hỗ
trợ cho nông nghiệp ở mức này.
19
Ở nhóm hỗ trợ “hộp đỏ” nước ta vẫn được phép trợ cấp tối đa 10% giá
trị sản lượng hàng nông sản. Về nguyên tắc, những cam kết về việc loại bỏ trợ
cấp đối với sản xuất hàng nông sản không ngăn cản Việt Nam tiếp tục hỗ trợ
cho ngành sản xuất nông sản của nước ta. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế
và ngân sách của nhà nước còn hạn hẹp nhưng chúng ta hoàn toàn không phải
dể dàng áp dụng được đầy đủ các yêu cầu của Hiệp định nông nghiệp.
2.1.2. Về các cam kết mở cửa thị trường hàng nông sản
Trong tiến trình đàm phán song phương với 28 đối tác và đàm phán đa
phương về mở cửa thị trường, Việt Nam đã cam kết giảm thuế nông sản 20%
so với mức thuế ưu đãi tối huệ quốc.(MFN) hiện hành, tức là từ mức 23.5%
như hiện nay xuống còn 20.9% (tính theo mức thuế trong hạn ngạch của một
số mặt hàng) trong vòng từ 5 đến 7 năm tới. Mức độ giảm có sự khác nhau
giữa các sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm. Khái quát chung là các sản phẩm
chế biến hiện có mức thuế cao (40% - 50%) thì bị yêu cầu giảm nhiều hơn so
với nông sản thô.

Những nhóm hàng cụ thể phải giảm nhiều là thịt, sữa, rau quả chế biến,
thực phẩm chế biến, quả ôn đới (táo, lê, đào, nho…). Các mặt hàng nông sản
thô chúng ta có khả năng xuất khẩu lớn như gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt
điều…không giảm hoặc giảm rất ít. Một số mặt hàng vẫn sẽ áp dụng hạn
ngạch thuế quan trong một thời gian nữa là đường, muối, trứng gia cầm, thuốc
lá.
Bảng 4:Biểu hàng nông sản
Tên hàng hóa
Thuế suất cam
kết tại thời điểm
gia nhập (%)
Thuế suất cam
kết cắt giảm (%)
Thời hạn thực
hiện (năm)
Cà phê chưa
rang, chưa khử
20
chất ca - phê - in
Arabica WIB hoặc
Robusta OIB
20 15 2010
Loại khác 20 15 2010
Chưa rang, đã
khử chất ca - phê
- in
Arabica WIB hoặc
Robusta OIB
20
Loại khác 20

Đã rang, chưa
khử chất ca - phê
- in
Chưa xay 40 30 2011
Đã xay 40 30 2011
Đã rang và khử
chất ca - phê - in
Chưa xay 40 30 2011
Đã xay 40 30 2011
Loại khác 40 30 2011
Chè xanh
Nguyên cánh 40
Loại khác 40
Hạt tiêu Chưa xay
hoặc nghiền
Trắng 30 20 2010
Đen 30 20 2010
Đã xay hoặc
nghiền
Trắng 30 20 2010
Gạo thơm
Nguyên hạt 40
Không quá 5%
tấm
40
Trên 5% - 10%
tấm
40
21
Loại khác 40

Gạo nếp 40
Loại khác 40
Ngô
Ngô giống 0
Loại khác đã rang 30
Các loại quả
Táo 24 10 2010
Dưa hấu 40 30 2010
Quả nhãn 40 30 2010
Quả vải 40 30 2010
Dừa 40 30 2010
Rau và một số
loại củ, rể ăn
được
Cà chua tươi hoặc
ướp lạnh
20
Khoai tây tươi
hoặc ướp lạnh
20
Bắp cải, xu hàp,
rau cải
20
Cà rố, củ cải 20
Đậu hạt 30 20 2010
Thịt trâu, bò tươi
hoặc ướp lạnh
35 30 2010
Thịt lợn tươi ướp
lạnh hoặc đông

lạnh
30 25 2010
Thịt cừu, dê 10 7 2010
Thịt ngan, gà 15 8 2011
Sữa và các sản
phẩm từ sữa
20 18 2009
Bơ 20 13 2014
Nguồn: Bộ Tài Chính
2.2. Những tác động đối với sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản của
Việt Nam
22
Từ việc nghiên cứu những cam kết trong tiến trình thực hiện Hiệp định nông
nghiệp trong hội nhập WTO, có thể nhận thấy một số tác động của việc gia nhập
WTO đối với hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản của nước ta như sau:
Thứ nhất, khi gia nhập WTO, việc các nước tuân theo Hiệp định nông nghiệp,
tức là duy trì thuế nhập khẩu ưu đãi trong phạm vi hạn ngạch thuế quan, sẽ đảm bảo
sự thâm nhập hàng nông sản nước ta vào thị trường các nước nhập khẩu một cách ổn
định. Tuy vậy, vẫn còn một số hạn chế đối với sự đảm bảo nói trên. Ví dụ, mộ số
công trình nghiên cứu cho thấy, một số nước phát triển chỉ duy trì thuế quan thấp
trong hạn ngạch thuế quan đối với việc nhập khẩu đối với việc nhập khẩu những loại
ngũ cốc có chất lượng thấp dung làm thức ăn chăn nuôi hoặc sẽ được tái xuất dưới
danh nghĩa của chương trình viện trợ về lương thực. Còn những mặt hàng khác, cạnh
tranh gay gắt với nông sản của họ, thì lại chưa duy trì thuế quan thấp trong hạn
ngạch.
Thứ hai, nguyên tắc mở cửa thị trường công khai trong Hiệp định nông nghiệp
phụ thuộc vào cách thức phân bổ hạn ngạch nhập khẩu tối thiểu, và do vậy, đã tạo ra
một số các biện pháp điều tiết khối lượng xuất nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp
mang tính phân biệt đối xử, như phân biệt đối xử về khối lượng, phân biệt đối xử về
giá. Tình trạng phân biệt đối xử giữa các nước xuất khẩu hàng nông sản buộc chúng

ta một mặt phải có hình thức đấu tranh, đàm phán song phương, mặt khác phải tích
cực tham gia trong tiến trình đàm phán đa phương để loại bỏ tình trạng phân biệt đối
xử này. Gia nhập vào WTO cho phép nước ta có tiếng nói để chống lại sự phân biệt
đối xử đó.
Thứ ba, phần lớn sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của các nước khu vực châu
Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, là các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới.
Trong khi đó đã có rất nhiều các sản phẩm nhiệt đới được miễn thuế nhập khẩu khi
thâm nhập vào thị trường của các nước phát triển dựa trên cơ sở của các hiệp định ưu
đãi khác nhau. Chẳng hạn như, Hiệp định chung về ưu đãi thuế quan (GSP). Tuy
nhiên, một trong những vấn đề chưa được giải quyết đối với sản phẩm nông nghiệp
nhiệt đới là mức độ leo thang của thuế quan đối với sản phẩm nông nghiệp đã qua
23
chế biến. Hiệp định nông nghiệp đã yêu cầu các nước thành viên phải đưa ra mức
thuế trần để giải quyết vấn đề này. Do đó, Hiệp định này đã tạo ra một số cơ hội tốt
cho Việt Nam chuyển dần sang quá trình chế biến và nâng cao giá trị gia tăng của các
sản phẩm nông nghiệp nhiệp đới dành cho xuất khẩu và tăng khả năng xuất khẩu
hàng nông sản của Việt Nam.
Thứ tư, vòng đàm phán Đô ha thành công, sẽ có một sự gia tăng nhất định về
giá thực tế trong buôn bán hàng nông sản, đặc biệt là giá lương thực. Điều này xảy ra
là do giảm trợ cấp của các nước phát triển (đặc biệt là các nước trợ cấp xuất khẩu
lương thực). Sự gia tăng giá trên thị trường sẽ mang lại những lợi ích nhất định cho
Việt Nam (là một trong những nước xuất khẩu lương thực và nông sản lớn của thế
giới) bởi khối lượng sản xuất và kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng nhờ việc tăng giá.
Thứ năm, do tác động của cơ chế thị trường nên rất dễ dẫn đến tác động
nghiêm trọng tới an ninh lương thực. Việt Nam, mặc dù là nước xuất khẩu lương
thực và các sản phẩm sơ chế khác, nhưng lại là nước nhỏ, sản xuất manh mún (chỉ
đạt 0.8 ha đất nông nghiệp/hộ), nên năng xuất lao động thấp, thu nhập theo đầu người
không cao, trong khi đó khả năng nghiên cứu dự báo tình hình sản xuất, giá cả, xuất
khẩu hàng nông sản kém. Vì vậy, nếu không có chiến lược lâu dài chúng ta sẽ dễ bị
tổn hại khi xảy ra những biến động về thị trường bên ngoài. Nếu như xảy ra sự giảm

sút sản xuất lương thực trên thế giới, có thể tác động mạnh đến dự trữ lương thực và
an ninh lương thực quốc gia. Do đó, đòi hỏi các cơ quan đại diện của Việt Nam ở
nước ngoài, các cơ quan nghiên cứu trong nước phải nâng cao khả năng dự báo về
tình hình giá cả và biến động của thị trường đối với hàng nông sản.
Thứ sáu, Hiệp định nông nghiệp yêu cầu cắt giảm trợ cấp cho sản xuất và xuất
khẩu nông sản sẽ làm giảm khối lượng lương thực dư thừa cần thiết cho viện trợ và
chi phí cho viện trợ lương thực chính thức sẽ gia tăng đáng kể, từ đó viên trợ lương
thực sẽ giảm bởi chính phủ các nước sẽ giảm bớt kho dự trữ. Mặt khác, do sức ép về
chính trị ở trong nước ngày càng tăng để có lương thực viện trợ cho các trường hợp
khẩn cấp và viện trợ nhân đạo, nên sẽ có ít lương thực hơn để viện trợ thay thế cho
việc nhập khẩu mang tính chất thương mại mà các nước có thu nhập thấp vẫn phải
24
nhập khẩu. Vì lý do trên, Việt Nam có thể thúc đẩy tiến trình hợp tác ba bên: giữa
Việt Nam, một nước châu Phi và các tổ chức quốc tế tiến hành hoạt động sản xuất
lương thực tại một nước đang phát triển (châu Phi) theo quy trình sản xuất củae Việt
Nam.
Thứ bảy, đòi hỏi Việt Nam phải điều chỉnh chính sách trong nước (hỗ trợ sản
xuất và xuất khẩu) phù hợp với Hiệp định nông nghiệp. Hiệp định cho phép hỗ trợ
trực tiếp cho người sản xuất (nông dân), tuy nhiên để việc hỗ trợ này phù hợp với
những điều đã cam kết với WTO, phải xây dựng thành các “chương trình phát triển”
với tiêu chí rõ rang. Trong khi đó, do nguồn tài chính có hạn, số lao động trong lĩnh
vực nông nghiệp lại quá đông (chiếm trên 70% dân số cả nước”), nên các chính sách
của ta hiện nay, nhất là những chính sách can thiệp thị trường lúc kho khăn lại hướng
chủ yếu vào hỗ trợ nhà kinh doanh chứ không phải cho người sản xuất. Nhiều chính
sách được ban hành mang tính chất tình thế, giải quyết khó khăn trước mắt, chưa có
tính chiến lược lâu dài. Do vậy, việc chuyển đổi chính sách phù hợp với yêu cầu của
Hiệp định nông nghiệp là không đơn giản, phải có thời gian và điều kiện nhất định
mới có thể khắc phục được tình trạng này.
Thứ tám, nền nông nghiệp nước ta vốn có trình độ phát triển thấp, chất lượng
nhiều loại nông sản, đặc biệt nông sản qua chế biến còn chưa cao, trọnghi đó gia

nhập WTO Việt Nam sẽ phải hạ thấp thuế nhập khẩu và loại bỏ một số loại trợ cấp
cho sản xuất như yêu cầu của Hiệp định nông nghiệp, nên sẽ phải đối mặt với nhiều
khó khăn, thách thức. Chăn nuôi bò, lợn, gia cầm, sữa, công nghiệp chế biến thực
phẩm, mía đường là những ngành có sức cạnh tranh kém, sẽ gặp phải rất nhiều khó
khăn ngay tại thị trường trong nước. Điều đó sẽ gây tác động bất lợi về kinh tế và xã
hội cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân nước ta. Vì vậy, chính phủ cần có chính
sách chuyển dịch cơ cấu ngành nghề trong nông nghiệp và nông thôn phù hợp với
từng địa phương. Nhanh chóng giải quyết những vấn đề kinh tế nảy sinh trong nông
nghiệp, nông thôn. Tránh để các vấn đề kinh tế biến thành các vấn đề xã hội và từ các
bức xúc xã hội biến thành các vấn đề chính trị, bởi kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng
tài chính tiền tệ Đông Á năm 1997 đã cho thấy rõ điều này.
25

×