Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

CÔNG TY cổ PHẦN DỊCH vụ bưu CHÍNH VIỄN THÔNG sài gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 56 trang )

Thực tập tốt nghiệp Tổng đài điện tử
CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH
VỤ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG SÀI GÒN ( SPT ).
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần dịch vụ bưu chính
viễn thông Sài Gòn ( SPT ).
1. Tổng quan về công ty cổ phần dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn (SPT).
Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn ( SPT ) thành lập theo
chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 7093/ĐMDN ngày 8/12/1995
với số vốn điều lệ 50 tỷ đồng. Công ty chính thức được UBND TP.Hồ Chí Minh
cấp giấy phép thành lập số 2914/GP.UB ngày 27/12/1995. SPT gồm 6 thành viên
sáng lập là các công ty có kinh nghiệm hoạt động kinh doanh ở nhiều lĩnh vực khác
nhau. Vượt qua nhiều khó khăn, thử thách với quyết tâm cao, năm 1997 SPT chính
thức cung cấp dịch vụ Internet ( ISP ) với thương hiệu SaigonNet, trở thành một
trong bốn nhà cung cấp dịch vụ Internet đầu tiên tại Việt Nam. Từ năm 1999, SPT
vươn sang lĩnh vực sản xuất, liên doanh với Công ty Spacebel ( Vương quốc Bỉ ),
Phân viện CNTT tại TP.HCM thành lập Công ty TNHH Phát triển Phần mềm Sài
Gòn ( SDC ) để sản xuất, gia công phần mềm và cung cấp các giải pháp công nghệ
thông tin.
Năm 2001, Công ty bắt đầu triển khai các dự án đầu tư cung cấp dịch vụ viễn
thông như điện thoại cố định tại khu đô thị mới Nam Sài Gòn, đặc biệt dịch vụ
VoIP đường dài trong nước và quốc tế với thương hiệu 177 đã nhanh chóng chiếm
được thị trường và tạo được nguồn vốn đáng kể cho SPT. Từ đó tạo điều kiện
thuận lợi cho Công ty tiếp tục đầu tư, phát triển mạng lưới và làm tiền đề cho các
dịch vụ khác phát triển đúng định hướng chiến lược. Cuối năm 2002, SPT tiếp tục
đưa mạng điện thoại cố định đầu số 4 vào khai thác tại TP.Hồ Chí Minh. Đây là
mạng điện thoại cố định thứ 2 của Việt Nam vào thời điểm đó. Giai đoạn 2002-
GVHD : Ths. Nguyễn Quang VinhPage 1
Thực tập tốt nghiệp Tổng đài điện tử
2003, SPT liên tiếp đưa ra những dịch vụ mới tham gia thị trường bưu chính viễn
thông Việt Nam từ điện thoại Internet giá rẻ SnetFone, dịch vụ truy nhập băng rộng
ADSL, kênh thuê riêng…đến các dịch vụ giá trị gia tăng.


Đầu tháng 7 năm 2003, sau nhiều năm chuẩn bị, vượt qua khó khăn từ nhiều
phía, SPT chính thức khai thác mạng điện thoại di động sử dụng công nghệ CDMA
2000-1x lần đầu tiên ở VN với thương hiệu S-Fone. Đây là dự án hợp tác kinh
doanh với SLD một đối tác Hàn Quốc có nhiều tiềm năng và uy tín. S-Fone là
bước đột phá trong lãnh vực điện thoại di động của thị trường viễn thông Việt Nam
và được bình chọn là một trong bốn sự kiện đặc biệt nổi bật trong năm 2003 của
Ngành. Mạng di động S-Fone ngày càng được củng cố hoàn thiện để cung cấp cho
khách hàng nhiều loại hình dịch vụ đa dạng, chất lượng tốt với giá cả cạnh tranh.
Thành công bước đầu của SPT càng được khích lệ thêm bởi sự ghi nhận từ lãnh
đạo cấp trên. Từ năm 2001 đến năm 2004, Công ty được Chính phủ và Thành phố
tặng nhiều Bằng khen, Cờ Đơn vị xuất sắc và đặc biệt năm 2005 được Chủ tịch
nước tặng Huân chương Lao động Hạng 3…
Năm 2006, SPT đoạt giải “ Thương Hiệu mạnh 2006 ” trong Chương trình
Thương hiệu mạnh Việt Nam do Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp Cục Xúc
tiến Thương mại (Bộ Thương mại) tổ chức tại Nhà hát lớn (Hà Nội) được truyền
hình trực tiếp trên VTV1.
Đầu năm 2007, SPT hợp tác với tập đoàn Ericsson cung cấp giải pháp và thiết bị
nâng cấp mạng lưới NGN và thiết lập mạng truyền dẫn Viba. Đây là một trong
những dự án trọng điểm của SPT để mở rộng và nâng cấp hạ tầng mạng trục viễn
thông quốc gia với tổng giá trị hợp đồng 14 triệu USD.
GVHD : Ths. Nguyễn Quang VinhPage 2
Thực tập tốt nghiệp Tổng đài điện tử
Tháng 4/2007 SPT ký kết hợp đồng xây dựng và bảo dưỡng hệ thống cáp quang
biển băng thông rộng tốc độ cao đầu tiên nối trực tiếp Đông Nam Á - Mỹ Asia –
America Gateway ( AAG ). Đây là hệ thống cáp quang biển xuyên Thái Bình
Dương đầu tiên có dung lượng lên đến 1.92 Tbps (gấp 6 lần dung lượng cáp quang
biển quốc tế của Việt Nam hiện nay). Ước tính chi phí dự án lên đến 560 triệu
USD và sẽ đưa vào hoạt động cuối năm 2008.
Nhìn tổng thể, logo SPT thể hiện sự hài hòa, pha trộn được các yếu tố về truyền
thống dân tộc, âm – dương, sự hiện đại, ý chí vượt lên của thương hiệu. Đồng thời,

luôn thể hiện việc sẵn sàng cho sự kết nối về một tương lai tốt đẹp hơn, được hình
thành từ sự khẳng định của niềm tin ngay hôm nay.
2. Các dịch vụ mà SPT cung cấp hiện nay .
o Dịch vụ điện thoại cố định.
o Dịch vụ điện thoại Internet.
o Dịch vụ điện thoại đường dài giá vước thấp ( VoIP ).
o Dịch vụ điện thoại di động.
o Dịch vụ miễn cước người gọi 1800.
o Dịch vụ truy nhập Internet băng thông rộng ASDL.
o Dịch vụ mạng riêng ảo ( IP – VPN ).
o Dịch vụ kênh thuê riêng ( Leased line ) nội hạt.
o Dịch vụ Unified Message.
GVHD : Ths. Nguyễn Quang VinhPage 3
Thực tập tốt nghiệp Tổng đài điện tử
o Dịch vụ thuê kênh riêng Internet.
o Dịch vụ truy cập Internet gián tiếp.
o Dịch vụ IP Centrex ( Host PBX ).
o Dịch vụ giá trị cao 1900.
o Dịch vụ chuyển phát bưu chính.
o Dịch vụ thông tin quảng cáo.
o Dịch vụ thi công công trình.
o Dịch vụ sản xuất, kinh doanh, bảo hành thiết bị viễn thông
II. Hạ tầng và mạng lưới ( Các trung tâm thuộc SPT ).
o Trung tâm viễn thông IP_IPT.
o Trung tâm điện thoại di động CDMA S_Telecom.
o Trung tâm điện thoại STC.
o Trung tâm điện thoại Nam Sài Gòn _ SST.
o Trung tâm Bưu chính Sài Gòn SGP.
o Trung tâm dịch vụ viễn thông STS.
o Trung tâm Truyền dẫn STN.

GVHD : Ths. Nguyễn Quang VinhPage 4
Thực tập tốt nghiệp Tổng đài điện tử
o Trung tâm Tư vấn và giới thiệu dịch vụ.
GVHD : Ths. Nguyễn Quang VinhPage 5
Thực tập tốt nghiệp Tổng đài điện tử
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ TỔNG ĐÀI AXE.
1. Lịch sử phát triển AXE :
1.1 Tổng quát :
 AXE là tên của tổng đài do hãng Ericsson, Thụy Điển chế tạo. Nó được phát triển
rất sớm từ đầu thập niên 70 của thế kỷ trước. Và sẽ tiếp tục phát triển trong tương
lai, hứa hẹn sự đóng góp to lớn cho nền viễn thông trên toàn thế giới.
 AXE là tổng đài kỹ thuật số SPC ( Store Program Control ) điều khiển theo chương
trình hay còn gọi là điều khiển Vi xử lý .
 AXE có những đặc tính của SPC như :
o Dễ quản lý các thiết bị.
o Thích hợp cho cả tổng đài cỡ lớn và cỡ nhỏ .
o Mềm dẻo trong thiết kế .
o Các chức năng và dịch vụ được mở rộng .
o Độ tin cậy cao .
 AXE được phát triển vào đầu những năm 1970 và nó đã liên tục được cải thiện từ
những phiên bản đầu tiên. Và nó tiếp tục phát triển trong thế kỷ 21, phản chiếu cần
thiết đến sự thay đổi của thế giới thông tin.
1.2 Các giai đoạn phát triển :
o 1975 : Một hệ thống tổng đài nội hạt quản lý các máy tính, được giới thiệu
vào trong thị trường thế giới .
o 1977 : Hệ thống AXE bắt đầu đột phá trong thị trường quốc tế.
o 1982 : Tổng đài số AXE đầu tiên xuất hiện tại Phần Lan.
o 1985 : AXE được lắp đặt tại 63 quốc gia và được sử dụng trong 22 hệ thống
điện thoại di động.
o 1986 : AXE xuất hiện tại Bắc Mỹ.

o 1987 : Có tới 4 triệu AXE được lắp đặt, tương đương 10% thị trường thế giới.
o 1991 : Ericsson lắp đặt hệ thống GSM đầu tiên, dựa trên cơ sở AXE.
o 1992 : AXE được phát triển rộng rải trên 101 nước trên thế giới .
o 1993 : 12 triệu hàng AXE được lắp đặp.
o 1995 : 14.5 triệu hàng AXE được lắp đặt trên toàn thế giới. Những
mạng di động của Ericsson’s, dựa trên cơ sở của AXE, phục vụ 34 triệu thuê
bao trong 74 nước.
GVHD : Ths. Nguyễn Quang VinhPage 6
Thực tập tốt nghiệp Tổng đài điện tử
o 1998 : Số lượng hàng AXE ( nội hạt và trung kế) được lắp đặt hơn 134 triệu.
Những nút AXE được triển khai trong những mạng di động hơn 125 nước.
o 2000 : Hơn 20 triệu thuê bao di động .
o 2001 : Tổng đài AXE 810 lần đầu tiên được tung ra thị trường thế giới và
được đón nhận tại nhiều quốc gia.
 Ericsson không ngừng cải tiến hệ thống đài AXE cho phù hợp với tình hình phát
triển của nền viễn thông thế giới. AXE luôn được phát triển về công nghệ cả về
phần cứng cũng như phần mềm. Điển hình nhất là sự phát triển của bộ xử lý trung
tâm APZ.
Năm 1977, hệ thống chuyển mạch thử nghiệm với cấu hình điều khiển của bộ
APZ 210 03 có dung lượng tối đa 16000 thuê bao. Hệ thống chuyển mạch này sử
dụng kỹ thuật chuyển mạch không gian (SPM). Năm 1981 , sự ra đời APZ 210 06
với khả năng xử lý tới 144000 BHCA.
Năm 1984, phát triển lên thế hệ APZ 211 với dung lượng lên tới 40000 thuê
bao. Mức độ xử lý: APZ 211 02/150000 BHCA(1984) , APZ 211 10/450000
BHCA (1989) , APZ 211 11/1000000 BHCA (1992).
Cùng lúc đó hãng ERICSSON cho ra đời cấu hình lớn hơn là APZ 212 với
dung lượng mở rộng lên đến 200000 thuê bao. Mức độ xử lý: APZ 212 01/800000
BHCA (1984), APZ 212 02/800000 BHCA (1988) , APZ 212 03/1500000 BHCA
(1989) , APZ 212 10/1600000 BHCA (1992) , APZ 212 11/3000000 BHCA
(1992). APZ 213 11/11000 BHCA cho các tổng đài nhỏ , dung lượng cao nhất là

2000 thuê bao.
Trong các năm sau đó, để đáp ứng nhu cầu phát triển của nền viễn thông thế
giới , Ericsson không ngừng nghiên cứu chế tạo được rất nhiều bộ xử lý với tốc độ
và khả năng xử lý tăng lên rất lớn. Với rất nhiều đời là APZ 212-12 , APZ 212-20 ,
APZ 212-25 , APZ 212-30 , APZ 212-33 , APZ 212-33C , APZ 212-40.
GVHD : Ths. Nguyễn Quang VinhPage 7
Thực tập tốt nghiệp Tổng đài điện tử
Trong đó: APZ 212-11, APZ 212-12, APZ 212-20 chú trọng phát triển về dung
lượng ; APZ 212-25 dung lượng nhỏ hơn ½ so với APZ 212-20 nhưng tốc độ xử lý
cao hơn ; APZ 212-30, APZ 212-33 , APZ 212-33C, APZ 212-40 thì vừa tăng về
dung lượng vừa tăng tốc độ xử lý đặc biệt là APZ 212-33C , APZ 212-40.
Hình 1: Một ví dụ về sự tăng khả năng xử lý qua các đời APZ 212
2. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG ĐÀI AXE.
AXE phát triển theo hướng một hệ thống mở, nó bao gồm :
o Phát triển phần mềm theo hướng module ứng dụng.
o Tiếp tục chương trình phát triển phần cứng , xử lý các vấn đề để giảm kích
thước (footprint) và ảnh hưởng điện từ EMC ( ElectroMagnetic Compatibility )
ở mức board mạch và kích thước cabinet ( tủ , máy ) tốt hơn.
o Phát triển Bộ xử lý bao gồm các bộ xử lý vùng (Regional Processor RP), micro
RP, và các bộ xử lý trung tâm ( Central Processor CP ) có cấu hình mạnh hơn.
o Bảo dưỡng và điều khiển AXE thông qua hệ thống vào/ra ( I/O ) chuẩn, trên
nền UNIX, dựa trên chương trình xử lý phụ trợ AP được lập trình bằng C++,
Windows/NT và Java.
o Cung cấp tốt nền tảng cho I/O, AP còn được sử dụng cho những ứng dụng
khác, như sự tính cước.
GVHD : Ths. Nguyễn Quang VinhPage 8
Thực tập tốt nghiệp Tổng đài điện tử
o Trường chuyển mạch (Group Switch GS) phát triển thành nền tảng chuyển
mạch đa cấu trúc, có khả năng xử lý tất cả các loại định dạng thông tin từ băng
hẹp cho đến băng rộng, cũng như phát triển tăng dung lượng của GS.

3. ỨNG DỤNG CỦA TỔNG ĐÀI AXE :
AXE là hệ thống tổng đài vượt trội về nhiều tính năng, giá thành hạ, có khả
năng tương thích với thế hệ 3G.
AXE phát triển hầu như khắp nơi trên toàn thế giới và đáp ứng mọi nhu cầu
của khách hàng, Ericsson liên tục được củng cố và phát triển dựa trên một nền tảng
vững chắc,chiếm một vị trí quan trọng,với hệ thống nhà cung cấp thiết bị toàn cầu.
Hiện nay, tổng đài AXE được lắp đặt tại hơn 130 quốc gia. AXE là tổng đài
chuyển mạch số bán chạy nhất trên thế giới, với thị phần khổng lồ : Với thị trường
hữu tuyến : Chiếm 45% tổng đài cổng quốc tế, 30% tổng đài quá giang, 10% tổng
đài nội hạt. Với thị trường vô tuyến: Chiếm 50% tổng đài MSC, 40% tổng đài
BSC, và 30% làm thanh ghi định vị thường trú HRL.
Sở dĩ tổng đài AXE có khả năng đáp ứng nhiều loại dịch vụ như vậy vì cấu trúc
theo kiểu module .
Hệ thống AXE được thiết kế phù hợp với mọi kỹ thuật công nghệ hiện đại
nhất, tương thích với sự phát triển vượt bậc của công nghệ viễn thông, bởi vì
Ericsson luôn tìm cách thay đổi nhanh chóng để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách
hàng, do đó cấu trúc hệ thống phải là cấu trúc mở, một cách gọi khác là cấu trúc
hệ thống theo kiểu Module.
Cấu trúc hệ thống AXE theo kiểu module và đây là khái niệm ứng dụng
của Ericsson. Khái niệm Module này có rất nhiều ý nghĩa bởi phù hợp với sự phát
triển của hệ thống ở hiện tại và cả tương lai. Nói chung cấu trúc Module có rất
nhiều ưu việt: tương thích hệ thống mở, thời gian đáp ứng nhanh cho thị trường,
dễ dàng tương thích với sự phát triển của nhiều kiến trúc mạng khác nhau.
GVHD : Ths. Nguyễn Quang VinhPage 9
Thực tập tốt nghiệp Tổng đài điện tử
Ý nghĩa Module là linh hoạt cả về phần cứng lẫn phần mềm, đáp ứng tương
thích với các loại hình dịch vụ viễn thông cả trong hiện tại và tương lai: thoại, dữ
liệu, hình ảnh, internet, và truyền thông đa phương tiện, đồng thời giá thành hạ.
Cấu trúc phần mềm của AXE về cơ bản tương đối giống nhau trong mỗi
Module hoặc mỗi mục đích công việc hoạt động tùy thuộc vào cơ sở dữ liệu của

chúng, bao gồm các module phần mềm sau: Module phần mềm trong bộ xử lý
vùng (RP: Regional Processors), bộ xử lý trung tâm (CP: Central Processors), hay
bộ xử lý phụ trợ (AP/SP: Adjunct or Support Processor).
Giao tiếp vận hành và bảo dưỡng được phát triển rất mạnh trên nền tảng quản
lý của nhiều ứng dụng cơ bản theo chuẩn thiết kế riêng của Ericsson. Một ứng
dụng quan trọng nhất là hệ thống nhập xuất AXE ( I/O : Input/Output)
Thêm vào đó, giải pháp giao tiếp quản lý mở hiện đại nhất , được xem là những
điểm tham chiếu tích hợp IRP (Integration Reference Points). Mục đích của các
IRP liên kết giữa các phần tử mạng và hệ thống quản lý đa công nghệ, nhiều nhà
cung cấp.
AXE là một dạng truyền thông đa phương tiện, đa ứng dụng, là sản phẩm
chuyển mạch số không giới hạn dành cho các mạng truyền thông công cộng. Nó có
khả năng xử lý thời gian thực và có thể xử lý lưu lượng mật độ cao.
Đa chức năng : Hệ thống AXE được sử dụng cho rất nhiều ứng dụng khác
nhau, từ những tổng đài nội hạt cỡ nhỏ đến tổng đài quốc tế , trung tâm chuyển
mạch di động, truyền thông thương mại, ISDN, thuê bao di động và kể cả mạng
thông minh (IN), phục vụ cho những vùng nông thôn, thành thị, ngoại ô đến
trung tâm thành phố…
AXE được sử dụng một cách có hiệu quả đối với các mạng như :
GVHD : Ths. Nguyễn Quang VinhPage 10
Thực tập tốt nghiệp Tổng đài điện tử
 PSTN : Public Swiching Telephone Network – mạng điện thoại công
cộng.
 ISDN : Intergrated Services Digital Network – mạng số đa dịch vụ.
 PLMN: Public Land Mobile Network – mạng di động công cộng.
 Business communications – truyền thông thương mại.
 IN : Intelligent Network – mạng thông minh.
 Signalling Network – Mạng báo hiệu.
Hình 2: Tổng quan về các ứng dụng hỗ trợ của APZ
GVHD : Ths. Nguyễn Quang VinhPage 11

Thực tập tốt nghiệp Tổng đài điện tử
CHƯƠNG III : CẤU TRÚC CỦA TỔNG ĐÀI AXE
AXE là một tổng đài SPC (Stored Progam Control), tức là chương trình phần
mềm đã lưu trong một máy tính điều khiển sự hoạt động của thiết bị chuyển mạch.
1. Cấu trúc phân cấp.
Cấu trúc hệ thống AXE có thể được xem gồm nhiều mức khác nhau :
o Mức hệ thống 1 (System Level 1): là mức hệ thống cao nhất, ở mức này sẽ định
nghĩa các nút và cấu hình mạng.
o Mức hệ thống 2 (System Level 2): Dựa trên việc sử dụng cấu trúc hệ thống, các
hệ thống con (subsystem) được kết nối đến lớp APT, APZ trong hệ thống không
dựa trên môđun ứng dụng (non-AM based system) và các môđun ứng dụng
AM, nền môđun tài nguyên RMP, hệ thống tài nguyên hiện có XSS, APZ trong
hệ thống dựa trên môđun ứng dụng (AM based system) .
Tại mức hệ thống 2, hệ thống AXE được chia thành 2 phần :
 APT : là phần chuyển mạch. Ví dụ : APT cung cấp chức năng chuyển
mạch trong tổng đài nội hạt.
 APZ : là phần điều khiển. Ví dụ : phân hệ chuyển mạch nhóm là phần
chuyển mạch trung tâm của hệ thống AXE.
o Mức hệ thống con (Subsystem Level): được chia thành nhiều hệ thống con để hỗ
trợ các ứng dụng và hệ thống điều khiển. Các chức năng có liên quan được
nhóm lại thành một hệ thống con đơn, ví dụ các chức năng điều khiển lưu lượng
được thiết lập trong hệ thống con điều khiển lưu lượng TCS.
o Mức tập hợp các phần (Set of Parts Level): bao gồm các chức năng giống nhau
của một hệ thống con được nhóm với nhau thành lớp gọi là tập hợp các phần
(Set of Part).
o Mức khối chức năng (Function Block Level): Các chức năng trong một hệ thống
con được tiếp tục chia nhỏ thành các khối chức năng riêng biệt. Mỗi khối chức
GVHD : Ths. Nguyễn Quang VinhPage 12
Mức hệ thống 1
AXE

APT
APZ
TSS SSS OMS FMS MSC CPS
LI2 CPU
LIC LIR LIU
CP-B HardwareCP-A Hardware
Mức đơn vị chức năng
Mức khối chức năng

Mức hệ thống 2
Mức hệ thống con
Hình 3 : Các mức chức năng từng khối trong AXE.
Thực tập tốt nghiệp Tổng đài điện tử
năng tạo thành một thực thể được định nghĩa bao gồm dữ liệu và một giao tiếp
tín hiệu chuẩn. Các khối chức năng là các khối xây dựng cơ bản của AXE và
mỗi khối hoàn toàn được định nghĩa bởi các giao diện phần mềm và phần cứng
đến các khối chức năng khác.
o Mức đơn vị chức năng (Function Unit Level): Mỗi khối chức năng được cấu tạo
bởi nhiều đơn vị chức năng và có thể gồm có:
• Một đơn vị phần cứng.
• Một đơn vị phần mềm vùng, để thực hiện các hoạt động như quét các thiết
bị phần cứng và xử lý giao thức.
• Một đơn vị phần mềm trung tâm hoặc một đơn vị phần mềm hỗ trợ, có nhiệm
vụ thực hiện các chức năng phân tích phức tạp, như thiết lập cuộc gọi trong hệ
thống.
 Các mức trong hệ thống AXE :
CP-A : Central Processor A – Bộ xử lý trung tâm A .
CP-B : Central Processor B – Bộ xử lý trung tâm B .
GVHD : Ths. Nguyễn Quang VinhPage 13
Hardware

Phần cứng
Phần mềm vùng
Phần mềm trung tâm
Chương trình
Dữ liệu
Chương trình
Dữ liệu
Hình 4 : Giao =ếp phần cứng và phần mềm trong 1 khối chức năng
Thực tập tốt nghiệp Tổng đài điện tử
CPS : Central Proccessor Subsystem – Hệ thống con xử lý trung tâm .
CPU : Central Processor Unit – Đơn vị xử lý trung tâm .
FMS : File Management Subsystem – Hệ thống con quản lý file .
LI2 : Line Interface – Giao tiếp đường dây .
LIC : Line Interface Circuit – Mạch giao tiếp đường dây .
LIR : Regional Software For LI2 – Phần mềm vùng LI2 .
LIU : Central Software For LI2 – Phần mềm trung tâm cho LI2 .
MCS : Man-machine Comunication Subsystem – Hệ thống con giao tiếp
người và máy .
OMS : Operation and Maintenace Subsystem – Hệ thống con điều hành và
bảo dưỡng .
SSS : Subcriber Switching Subsystem – hệ thống con chuyển mạch thuê bao .
TSS : Trunk And Signalling Subsystem – Hệ thống con trung kế và báo hiệu .
 Các khối chức năng có thể bao gồm cả phần cứng và phần mềm hoặc chỉ có
phần mềm. Các đơn vị phần mềm được chia làm hai loại :
o Một đơn vị phần mềm vùng trực tiếp điều khiển phần cứng.
o Một đơn vị phần mềm trung tâm chuyên xử lý bất kỳ các chức năng giám
sát hoặc phức tạp.
 Mỗi đơn vị phần mềm chứa các chương trình điều khiển và dữ liệu được lập trình
kiểm tra, đo thử và được nạp như một đơn vị độc lập. Các tín hiệu phần mềm đã
được chuẩn hoá nhằm xử lý tất cả các thông tin hoặc hoạt động tương hỗ giữa các

khối chức năng, vì lý do an toàn và tăng độ tin cậy hoạt động tương hỗ này diễn ra
ở phần mềm trung tâm.
GVHD : Ths. Nguyễn Quang VinhPage 14
Thực tập tốt nghiệp Tổng đài điện tử
2. Đặc tính phần cứng và phần mềm.
 Công nghệ thiết kế tiên tiến, thiết lập theo cấu trúc khối và module (thể hiện qua
các tính chất : đa chức năng , module ứng dụng, module chức năng, module phần
mềm, module phần cứng, module công nghệ ), dễ dàng cho việc lắp đặt, mở rộng
cũng như khai báo mà không ảnh hưởng đến các khối chức năng khác.
 Phần mềm hệ thống có tính linh hoạt cao, ít hạn chế về khả năng khai báo dung
lượng, cho phép tải vào hệ thống các phần mềm mới trong khi đang hoạt động mà
không gián đoạn dịch vụ.
 Phần mềm điều khiển hệ thống phải có giao diện thân thiện với người dùng, khả
năng hỗ trợ câu lệnh mạnh, hoạt động dựa trên nền hệ điều hành WINDOWS hoặc
UNIX , hỗ trợ hoạt động trên giao tiếp mạng.
3. Đặc tính kỹ thuật.
 Chức năng báo hiệu : hỗ trợ tất cả các loại báo hiệu phổ biến trên mạng viễn thông,
bao gồm: R2MFC, SS7, V5.1&V5.2, DSS1 theo các chuẩn báo hiệu của ITU_T,
ETSI .
 Giao tiếp truyền dẫn : E1 (2,048 Mb/s) và STM1 (ET155 Mb/s).
 Chức năng định tuyến: hỗ trợ 2 kiểu định tuyến là định tuyến báo hiệu và định
tuyến lưu lượng.
GVHD : Ths. Nguyễn Quang VinhPage 15
Thực tập tốt nghiệp Tổng đài điện tử
 Hỗ trợ tất cả các tính năng thông dụng, bao gồm chuyển tiếp bản tin báo hiệu STP
(Signalling Tranfer Point), lưu lượng phân cấp ưu tiên, chuyển tiếp lưu lượng
4. Các thành phần của tổng đài.
4.1 Phần chuyển mạch APT.
Hình 5 : Các hệ thống con điều khiển trong APT
 Các hệ thống con của APT có thể chia thành 3 nhóm :

o Truy cập và các dịch vụ (SSS,SCS,SUS,BGS).
o Chuyển mạch và báo hiệu (GSS,TCS,TSS,CCS, ES).
o Điều hành, bảo trì và quản lý (OMS,NMS,STS,CHS).
a. Nhóm truy cập và các dịch vụ :
 Hệ thống con chuyển mạch thuê bao SSS (subscriber Switching Subsýtem) cung
cấp giao tiếp giữa thuê bao và tổng đài rỗi.
 Hệ thống con điều khiển thuê bao SCS( subscricber control subsystem).
 Thực hiện chức năng điều phối lưu lượng tốt giống như cung cấp truy xuất đến các
dịch vụ cộng thêm.
 Hệ thống con cung cấp các dịch vụ cho thuê bao SUS ( subscriber services
subsystem).
 Hệ thống con nhóm thương mại BGS (business communication subsystem).
b. Nhóm chuyển mạch và báo hiệu :
 Hệ thống con chuyển mạch nhóm GSS (Group Switching subsystem). Đây là phần
chuyển mạch trung tâm của mỗi tổng đài AXE. Nó cài đặt, giám sát và xoá kết nối
giữa các dịch vụ trong SSS và TSS. GSS là hệ thống thiết yếu trong AXE, hầu hết
các cuộc gọi được xử lý bởi tổng đài đều chuyển mạch qua nó.như chọn kết nối,
xoá các đường thoại hoặc tín hiệu qua khối chuyển mạch nhóm GS. Giám sát lưu
GVHD : Ths. Nguyễn Quang VinhPage 16
NMS
CHS
TSS
CCS
MTS
SUS
OMS
TCS
GSS
SSS
Thực tập tốt nghiệp Tổng đài điện tử

lượng, luồng PCM đến chuyển mạch nhóm. Duy trì tần số ổn định, tần số đồng hồ
được sử trong Group Switch và đồng bộ mạng.GSS bao gồm cả phần mềm và phần
cứng, nó làm việc với các hệ thống con khác để chuyển mạch các cuộc gọi thuộc
các loại khác nhau như cuộc gọi nội hạt, gọi ra trung kế, quá giang.
GSS bao gồm nhiều khối chức năng:
o Khối chuyển mạch nhóm GS ( Group Switch): Gồm phần cứng là chuyển mạch
không gian TSM ( Time Switch Module) và chuyển mạch thời gian SPM ( Space
Switch module) tạo thành phần chính của GS. Phần mềm trung tâm và phần mềm
của GS thực hiện và giải toả các đường dẫn cho một cuộc gọi.
o Khối tạo đồng hồ và định thời CLT ( clock Generation & Timing) cung cấp xung
nhịp cho các khối chuyển mạch thời gian TSM và chuyển mạch không gian SPM.
Bao gồm phần cứng là các RCM ( Reference Clock module) và phần mềm trung
tâm.
o Khối đồng bộ mạng NS, đồng bộ chung trong một mạng được nối đến các tổng đài
số khác. Khối này chỉ có phần mềm trung tâm.
 Hệ thống con điều khiển lưu lượng TCS ( Traffic control subsystem). Thực hiện
điều khiển và điều phối các hoạt động chính ở những phần khác nhau của AXE bao
gồm cả điều khiển cuộc gọi. TCS ( Traffic Control subsystem) là phần trung tâm
của APT, chỉ có phần mềm trung tâm. Các chức năng cơ bản được xử lý bởi TCS
bao gồm thiết lập cuộc gọi, giám sát, giải toả cuộc gọi và lưu trữ thuê bao.
TCS gồm 9 khối chức năng sau:
o Chức năng thanh ghi RE (Register Function): Lưu giữ các chữ số thu được và điều
hành việc thiết lập cuộc gọi. RE điều khiển cuộc gọi từ nhấc máy cho đến suốt quá
trình kết nối, RE tập trung các con số đến và gửi chúng đi tới khối DA (Digital
Analysis) để phân tích chữ số. Nó nhận kết quả phân tích từ DA và gửi thông tin
htới khối phân tích định tuyến RA(Route Analysis).
GVHD : Ths. Nguyễn Quang VinhPage 17
Thực tập tốt nghiệp Tổng đài điện tử
o Chức năng giám sát cuộc gọi CLCOF. (Call Supervision & Coodination Of
Funtion): Giám sát các cuộc gọi trong tiến trình đàm thoại và đảm bảo cuộc gọi

được giải toả.
o Chức năng phân tích chữ số DA (Digital Analysis Funtion): Chứa các bảng phân
tích chữ số do RE điều hành.
o Chức năng phân tích chọn tuyến RA (Route Analysis Funtion ): RA gồm các bảng
do RE điều hành.
o Chức năng thể loại thuê bao SC (Subscribẻ Categories Funtion): Lưu giữ thể loại
tất cả các thuê bao nối tới tổng đài, thông tin này được yêu cầu và kiểm tra khi
cuộc gọi được thiết lập.
o Chức năng quản lý cung cấp trung kế TOM (Trunk Offering Management): TOM
thay thế chức của RE hay CL khi một thuê bao bận được giám sát bởi một điều
hành viên.
o Chức năng số liệu cung cấp trung kế TOD ( Trunk Offering Data): Giống TOM.
o Chức năng kết hợp các dịch vụ nhanh COF (Coodination Of Flash Servicese): Tiếp
nhận chức năng của RE hay CL khi có nhiều hơn hai thuê bao tham gia vào cuộc
nối thông.
 Các cuộc nối thông bán vĩnh cửu SECA ( Semi- Permanent Connection): Cho phép
thuê bao nối thông bán vĩnh cửu qua chuyển mạch nhóm.
 Hệ thống báo hiệu và trung kế TSS (Trunk and Signalling subsystem). Thực hiện
chức năng giám sát và báo hiệu đối với việc điều khiển lưu thông giữa tổng đài
trong mạng chuyển mạch.
 Hệ thống báo hiệu kênh chung CCS (common channel signalling subsystem). Thực
hiện các chức năng cho hệ thống báo hiệu số 7.
 Hệ thống con chuyển mạch mở rộng ESS (Extended Switching subsystem). Thực
hiện chức năng cho phép kết nối đến nhiều hơn hai bộ cùng một lúc và công bố các
bản tin đã được ghi chép.
c. Nhóm điều hành, bảo trì và quản lý :
GVHD : Ths. Nguyễn Quang VinhPage 18
Thực tập tốt nghiệp Tổng đài điện tử
 Hệ thống con điều hành và bảo trì OMS (Operation and Maitinace subsystem).
Thực hiện việc giám sát thuê bao và đường dây trung kế, kiểm tra và xác định lỗi,

đo lưu lượng, thu thập các thống kê.
 Hệ thống con đo lưu lượng và thống kê STS (Statistics and Traffic Measurement
subsystem). Cung cấp những thông tin được yêu cầu việc điều hành, bảo trì và
quản lý mạng như việc thu thập dữ liệu, biên dịch các báo cáo.
 Hệ thống con quản lý mạng NMS (network Management subsystem) cho phép việc
giám sát và tối ưu của mạng.
 Hệ thống con tính cước CHS (Charging subsystem). Cung cấp các chức năng tính
cước và tính toán (trao đổi giữa các nhà điều hành mạng).
4.2 Phần điều khiển APZ.
 Trong hệ thống AXE hệ thống điều khiển máy tính được gọi là APZ.
 APZ cung cấp khả năng xử lí thời gian thực cho ứng dụng truyền thông.Việc trao
đổi thông tin giữa người khai thác và hệ thống AXE cũng được xử lí bởi APZ.
 APZ được thiết kế là một hệ thống điều khiển linh hoạt, chính xác cao, dễ dàng
quản lí trong các ứng dụng AXE.
 APZ chia thành hai hệ thống gồm hệ thống điều khiển và hệ thống xuất nhập.
GVHD : Ths. Nguyễn Quang VinhPage 19
Thực tập tốt nghiệp Tổng đài điện tử
Hình 6 : Hệ thống APZ
 Hệ thống con xử lý phụ trợ SPS ( Support Processor Subsystem)
 Hệ thống con xử lý vùng RPS ( Regional Processor Subsystem).
 Hệ thống con điều khiển xử lý trung tâm CPS (Central Processor Subsystem).
 Hệ thống con bảo dưỡng MAS (Maintenance subsystem).
 Hệ thống con giao tiếp người và máy MCS (Man- machine Communication
subsystem).
 Hệ thống con giao tiếp số liệu DCS (Data Communication subsystem).
 Hệ thống giao tiếp thông tin mở OCS (Open Communication Subsystem).
 Hệ thống con quản lý file FMS (File Management Subsystem).
a. Cấu trúc bộ xử lý APZ :
GVHD : Ths. Nguyễn Quang VinhPage 20
Thực tập tốt nghiệp Tổng đài điện tử

Hình 7 : Cấu trúc bộ xử lý APZ.
 AP: Bộ xử lý bổ sung.
 CP: Bộ xử lý trung tâm.
 RP: Bộ xử lý vùng
 RPB: Bus bộ xử lý vùng.
 SP: Bộ xử lý hổ trợ.
 STOC: Kết cuối báo hiệu cho sự truyền thông tin mở.
 Cấu trúc bộ xử lý APZ bao gồm:
o Bộ xử lý trung tâm (CP) thực hiện các tác vụ xử lý lưu lượng phức tạp.
o Bộ xử lý vùng (RP) thực hiện các tác vụ đơn giản, có tính đã được định sẵn.
o Bộ xử lý hỗ trợ (SP) thực hiện việc xử lý truyền thông tin giữa người – máy,
quản lí file và truyền dữ liệu.
o Bộ xử lý bổ sung (AP) là nền tảng cho các quá trình khác như quá trình tính
cước.
Truyền thông tin giữa các bộ xử lý với nhau được thông qua các bus gọi là bus
bộ xử lý vùng (RPB).
b. Hệ thống điều khiển : Gồm các hệ thống con sau:
 Hệ thống con bộ xử lý trung tâm (CPS).
CPS được chia ra thành hai bộ xử lý trung tâm gồm CP-A và CP-B.
GVHD : Ths. Nguyễn Quang VinhPage 21
Thực tập tốt nghiệp Tổng đài điện tử
 Chức năng CPS :
 Thực thi chương trình và xử lý dữ liệu: chỉ định khả năng của bộ xử lý giữa các
nhiệm vụ được thực hiện.
 Thay đổi chức năng: quản lý sự thay đổi, thêm vào hoặc xóa đi các đơn vị phần
mềm trong hệ thống AXE.
 Hệ thống sao chép dự phòng: xử lý các tác vụ như :
o Dumping: sao chép nội dung cua CP và lưu trử vào thiết bị lưu trữ thay thế
( ví dụ như ổ đĩa quang).
o Reload: chép dữ liệu lưu trữ dự phòng của CP vào lại CP khi có sự cố

nghiêm trọng xảy ra.
 Loading administration and size alteration: quản lý việc khởi động của hệ thống.
Nó còn thực hiện chức năng có thể giảm kích thước hoặc tăng kích thước của bộ
lưu trữ dữ liệu.
 Audit function: giám sát việc sử dụng bộ nhớ của bộ lưu trữ CP.
Có 3 bộ lưu trữ CP:
o Program store (PS) lưu trữ chương trình phần mềm để lưu hành.
o Data store (DS) lưu trữ toàn bộ dữ liệu tổng đài.
o Reference store (RS) lưu trữ các bảng được sử dụng để truy nhập đến DS và PS.
 Phần cứng trong APZ 212.30 :
 Trong suốt quá trình hoạt động hai mặt CP hoàn toàn giống hệt nhau vệ phần
mềm và chỉ khác nhau về phần cứng la MAU phụ thuộc vào CP-B mặc dù nó hổ
trợ CP-A cũng như CP-B.
GVHD : Ths. Nguyễn Quang VinhPage 22
Thực tập tốt nghiệp Tổng đài điện tử
IPU
SPU
IPU
SPU
RHC
RPH N
RHC
RPH 0
RHC
RPH 0
RHC
RPH N
SSC
SMC
UBC

IPC
PRS
MIC
SSC
SMC
UBC
IPC
PRS
POU
POU
MIC
MAU
POWC
MAI
POWC
MAI
DSU
0
1
2
3
4
5
6
7
DSC
DS
DSC
CP-A
CP-B

DSU
0
1
2
3
4
5
6
7
DSC
DS
DSC
Hình 8 : Các khối phần cứng của APZ 212.30
Phần chính của bộ xử lý trung tâm là:
 Đơn vị bộ xử lý trung tâm (CPU) bao gồm bộ xử lý lệnh (hướng dẫn : instruction) (
IPU) và đơn vị xử lý báo hiệu (SPU). SPU bao gồm 2 bộ xử lý là SPU master và
SPU slave.
 Dữ liệu đơn vị lưu trữ (STUD) bao gồm lưu trữ dữ liệu (DS).
 Xử lý bộ xử lý vùng (RPH) dùng để kết nói các bus RP với các mặt CP. Nó có thể
có nhiều cấu trúc phần cứng khác nhau gồm các RP khác nhau được sử dụng. Các
RP có thể kết nối theo dạng nối tiếp hoặc song song. Các RP có thể được nói với
các CP theo dạng nối tiếp hoặc song song.
GVHD : Ths. Nguyễn Quang VinhPage 23
Thực tập tốt nghiệp Tổng đài điện tử
 Đơn vị bảo dưỡng (MAU) mục đích chính là giám sát các mặt chính của CP và
hoạt động như hệ thống kiểm tra bộ xử lý trung tâm (CPT). MAU cũng giám sát
các quạt để phần cứng của CP đủ lạnh.
 Đơn vị bộ xử lý trung tâm (CPU): công việc của bộ xử lý có thể tồn tại riêng rẽ
thành hai phần độc lập nhau. Đơn vị bộ xử lý trung tâm của APZ 212.30 chia thành
2 bộ xử lý con, bao gồm đơn vị bộ xử lý lệnh (instruction Prossecsor unit: IPU) và

bộ xử lý báo hiệu (signaling prossesor unit: SPU).
 SPU đáp ứng quản lý công việc, căn cứ vào lập luận ưu thế trong khi CPU đáp ứng
thực thi công việc,
 Trong APZ 212.30, SPU chia thành hai đơn vị công việc song song nhau, “master ,
slaver”. SPU “master” chịu trách nhiệm cho việc truyền thông tin đến IPU và SPU
“ slaver” quản lí việc truyền thông tin đến các RPH.
 Xử ký backup ( dự trữ ) hệ thống :
Xử lý lưu trử hệ thống là một chức năng của hệ thống con bộ xử lý trung tâm.
 Để đảm bảo tính tin cậy, tấc cả dữ liệu trong bộ lữu trữ chươn trình (programme
store : PS) và bộ lưu trữ dữ liệu ( data store: DS) được backup thường xuyên cho
trung gian như đĩa cứng, đĩa quang hoặc vùng của bộ nhớ CP hoạt động. Backing
up trong AXE được gọi là dumping va back up được gọi là dump ( như copy lấy
file hệ thống, file cước trong tổng đài ra).
 Back up: sao chép dự phòng, hỗ trợ.
 System backup handling bao gồm manual dump hoặc automatic dump.
 Manual dump được thực hiện khi programme store (PS) bị thay đổi.
 Automatic dump được thực hiện vào quyết định giới hạn thời gian bởi tổn đài
mạng và được xác định rõ bởi lệnh.
Có 2 dạng automatic dump:
 Large dump, back up tấc cả dữ liệu từ bộ lưu trữ dữ liệu (DS) ví dụ dữ liệu thường
bị thay đổi bởi lệnh.
GVHD : Ths. Nguyễn Quang VinhPage 24
Thực tập tốt nghiệp Tổng đài điện tử
 Small dump, back up tấc cả thông tin cước. Nó được thực hiện thường xuyên hơn
large dump.
Backup file:
 Các dump khác nhau, automatic hoặc manual được lưu trữ trong backup file ví dụ:
đĩa cứng ( trong tổng đài ) chép ra đĩa quang.
 Để tăng tính an toàn, nhiều file backup và bộ lưu trữ :
 RELFSWO (dữ liệu backup gần đây nhất).

 RELFSW1
 RELFSWN (dữ liệu backup lâu nhất).
 File backup tham chiếu file tổng hợp. Nó gồm 6 file con. Mỗi file subfile được sử
dụng chức năng lưu trử khác nhau. 6 file có nhãn R0 đến R2. R0 bao gồm điều
khiển dữ liệu cho việc thực hiện của backup. R1 và R2 bao gồm dữ liệu tính cước
từ small dump. R3 và r4 bao gồm dữ liệu tính cước tổng đài từ large dump. R5 bao
gồm việc chép của PS và RS từ manual dunp.
 Hệ thống con bảo dưỡng (MAS)
MAS thực hiện chức năng tự động trong APZ :
 Dò tìm lỗi.
 Tìm lại phần đã mất.
 Phát sinh tín hiệu báo nguy trong APZ.
 Chức năng chính của APZ là chắc rằng APZ vẫn hoạt động khi phát hiện một
hoặc nhiều lỗi trong hệ thống.
 Trong APZ 212, MAS được cải tiến trong phần cứng và phần mềm trong đơn
vị bảo dưỡng MAU.
GVHD : Ths. Nguyễn Quang VinhPage 25

×