Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Báo cáo thực tập kĩ thuật Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.95 MB, 27 trang )

Báo cáo thực tập kĩ thuật : Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch
BÁO CÁO THỰC TẬP
VIỆN CƠ ĐIỆN NÔNG NGHIỆP
VÀ CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH
Họ và tên : Nguyễn Thái Thanh
SHSV : 20096191
Phone : 0946528238
Email :
Nguyễn Thái Thanh : Kĩ thuật điện 3 – K54 Page 1
Báo cáo thực tập kĩ thuật : Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch
Nhận xét của cơ sở thực tập ( hoặc thầy hướng dẫn )
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………………………………………………………
……………
Nguyễn Thái Thanh : Kĩ thuật điện 3 – K54 Page 2
Báo cáo thực tập kĩ thuật : Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch


I.Tìm hiểu khái quát về cơ sở thực tập:
Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch.
1. Chức năng nhiệm vụ:
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình kế hoạch nghiên cứu khoa học ngắn
hạn và dài hạn của ngành cơ diện nông nghiệp.
+Nghiên cứu quy trình công nghệ, thiết kế chế tạo mẫu, xây dựng tiêu chuẩn định
mức kinh tế kỹ thuật, quy trình sử dụng, bảo dưỡng, công nghệ phục hồi, sửa chữa
các loại máy móc nông nghiệp (kể cả thuỷ lợi).
+ Nghiên cứu qui hoạch cung cấp sử dụng điện, ứng dụng năng lượng điện và các
dạng năng lượng khác vào sản xuất nông nghiệp.
+Nghiên cứu về đo lường, kiểm định và tuyển chọn mẫu máy móc thiết bị đưa vào
sử dụng trong nghiên cứu và sản xuất nông nghiệp.
+Chuyển giao công nghệ, tư vấn đầu tư, dịch vụ kỹ thuật vào sản xuất và kinh
doanh các máy móc thiết bị nông nghiệp theo qui định hiện hành.
+Đào tạo cán bộ trên đại học, hợp tác quốc tế về chuyên ngành cơ điện nông
nghiệp.
2. Cơ cấu tổ chức :
-Có 6 Phòng Nghiên cứu:
+Động lực - sử dụng và sửa chữa.
+Nghiên cứu cơ giới hoá các khâu canh tác.
+Nghiên cứu cơ giới hoá thu hoạch.
+Nghiên cứu sơ chế và bảo quản nông sản.
+Nghiên cứu chế biến và cơ giới hoá chăn nuôi.
+Nghiên cứu điện và đo lường.
-Có 4 Trung tâm:
+Trung tâm nghiên cứu triển khai máy thuỷ khí và cơ giới hoá tưới tiêu.
Nguyễn Thái Thanh : Kĩ thuật điện 3 – K54 Page 3
Báo cáo thực tập kĩ thuật : Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch
+Trung tâm tư vấn đầu tư và phát triển cơ điện nông nghiệp.
+Trung tâm chuyển giao công nghệ và chế tạo mẫu (Hà Nội).

+Trung tâm nghiên cứu ứng dụng cơ điện (thành phố Hồ Chí Minh).
-Viện có hệ thống thiết bị đo lường, thử nghiệm hiện đại bằng cơ và điện tử trên 20
kênh tín hiệu đo và điều hành bằng máy vi tính phục vụ công tác nghiên cứu (đo
các chỉ tiêu động lực họcvà kỹ thuật điện, năng lượng của máy nông nghiệpvà máy
thuỷ khí; cơ lý tính của đất, cây trồng và nông sản; các chỉ tiêu về môi trường sản
xuất ).
3. Các thành tựu đã đạt được:
Một số thành tựu chính :
+ Viện đã tham gia xây dựng nền móng và phát triển ngành cơ điện phục vụ sản
xuất nông nghiệpvà chế biến nông sản.
+ Nhiều công trình đã được Nhà nước tặng thưởng: -Cải tiến, thiết kế, chế tạo liên
hợp máy (và hệ di động) phục vụ khâu canh tác lúa nước phù hợp khí hậu, đất đai
ở Việt Nam; Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo hệ thống bơm kiểu mới tiết kiệm năng
lượng phục vụ tưới tiêu nước cho các vùng sản xuất; Hệ thống thiết bị sấy, quy
trình công nghệ và máy chế biến ngô giống,thức ăn gia súc phục vụ các thành phần
kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, từng bước xây dựng
công nghiệp chế biến nông sản ở nông thôn:Viện là thành viên của mạng lưới máy
móc nông nghiệp trong khu vực (RNAM-ESCAP), chủ trì dự án năng lượng từ
chất phế thải Úc-ASEAN (AAECP) giai đoạn III (1997 đến 2000).
II.Nghiên cứu chi tiết :
1.Quan sát và tìm hiểu các thiết bị điện và đo lường phục vụ cho công tác nghiên
cứu khoa học phục vụ cho nông nghiệp của Viện :
Các thiết bị điện nhóm thực tập chúng em được tham quan và tìm hiểu đều là các
thiết bị tiên tiến và hiện đại.Qua thời gian tìm hiểu,chúng em đã có một cái nhìn
thực tế hơn nhiều về các thiết bị điện bên ngoài sách vở
Nguyễn Thái Thanh : Kĩ thuật điện 3 – K54 Page 4
Báo cáo thực tập kĩ thuật : Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch
Hình 1 : Máy đo độ rung ( hãng Fluke )
Thiết bị đo này được sử dụng để đo độ rung ( Vibaration ) của các máy điện được
lắp đặt trong khu vực sản xuất.Tác dụng để kiểm tra các máy điện hoặc động cơ có

rung quá quy định hoặc chống cộng hượng dao động trong cả hệ thống.
Hình 2 : Máy đo Tiếng ồn ( EMS)
Thiết bị đo tiếng ồn được sử dụng để đo độ ô nhiễm tiếng ồn trong một khu vực
chăn nuôi xem có vượt quá mức độ quy định hay không.Phía dưới có cánh quạt để
đo tốc độ gió.
Nguyễn Thái Thanh : Kĩ thuật điện 3 – K54 Page 5
Báo cáo thực tập kĩ thuật : Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch
Hình 3 : Đồng hồ số vạn năng
Đồng hồ kỹ thuật số vạn năng,cho phép đo được điện áp,dòng điện,điện trở với độ
chính xác cao,sai số 0,0024%.Ngoài ra còn có thể dung để đo tần số và thời gian.
Hình 4: Máy đo tốc độ
Máy đo tốc được sử dụng với 2 chế độ để đo tốc độ quay của động cơ.có thể gắn
trục quay của đồng hồ ở dưới với trục,bánh xe,ròng rọc,rất thông dụng vì có thể sử
Nguyễn Thái Thanh : Kĩ thuật điện 3 – K54 Page 6
Báo cáo thực tập kĩ thuật : Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch
dụng trong không gian hạn chế.Sử dụng với 2 phương pháp đo là tiếp xúc và
không tiếp xúc.Đo không tiếp xúc với laser quang có độ chính xác lên đến 0,001%
bằng 1 thiết bị gắn vào mẫu đo có khả năng phát laser về bộ đo.Với phương pháp
tiếp xúc có thể gắn trực tiếp mũi của máy đo vào trục cần đo.
Hình 5: Oscilloscope di động.
Tính năng hoàn toàn tương tự với một thiết bị Oscilloscope ở phòng thí nghiệm với
độ chính xác không hề thua kém,tính cơ động cao,sử dụng tiện lợi.
Hình 6 : Testing Current and Voltage Relays
Nguyễn Thái Thanh : Kĩ thuật điện 3 – K54 Page 7
Báo cáo thực tập kĩ thuật : Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch
Rơ le kiểm tra dòng và áp: kiểm tra MCB,kiểm tra rowle,kiểm tra quá dòng điện và
quá điện áp,quá dòng tải v…v
Hình 7 : Multitester
Máy kiểm tra đa chức năng :
+ Kiểm tra điện trở cách điện,thường để kiểm tra điện trở của đất.

+ Test đa năng : tần số,dòng điện,cos Fi….
+ Kiểm tra dòng điện rò.
+ Thời gian phóng điện : bên ngoài hoặc nội bộ.
Nguyễn Thái Thanh : Kĩ thuật điện 3 – K54 Page 8
Báo cáo thực tập kĩ thuật : Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch
II.Tham quan và tìm hiểu dây chuyền công nghệ của cơ sở
sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc An Khánh.
Dây chuyền chế biến thức ăn gia súc 5 Tấn/1 giờ.
Hoạt động của dây chuyền chế biến thức ăn gia súc là theo mẻ chế biến, mỗi
mẻ có khối lượng 1.000kg và được tiến hành như sau:
1. Công đoạn cấp nhiên liệu.
Tất cả các nguyên liệu cần nghiền (ngô, đậu tương, sắn lát, khô dầu ) được
cấp thủ công vào phễu 1 và được vít tải 2, gầu tải 4 và chuyển lên máy làm sạch sơ
bộ 5. Tại đây tất cả các tạp chất thô (rơm rạ, dây, túi nilong ) được tách ra khỏi
nguyên liệu. Sau khi đã tách sạch tạp chất, nguyên liệu được thiết bị phân phối 6
cấp vào một trong tám thùng chứa đã định 7. Ở đây mỗi nguyên liệu được chứa
riêng ở một thùng, được đánh số thứ tự và ghi tên loại nguyên liệu đó trên thùng
(trong sơ đồ trên máy tính) để tránh sai lầm không cần thiết. Tuy nhiên, do đặc thù
công việc cũng có khi một loại nguyên liệu được chứa trong hai hay ba thùng. Như
vậy việc ghi tên loại nguyên liệu trên thùng có thể thay đổi được từ điều khiển khi
cần thiết.
Khi đầy nguyên liệu trong thùng, sensor báo mức phát tín hiệu để ngừng
hoạt động của gầu tải 4 và vít tải 3. Tuy nhiên để đảm bảo hết sạch loại nguyên
liệu đó trong thùng chứa 1, vít tải 2 và gầu tải 4, khi sensor mức phát tín hiệu phải
có độ trễ nhất định mới dừng vít tải 2 sau đó là gầu tải 4. Thời gian trễ là bao nhiêu
sẽ được xác định thông qua thử nghiệm, nhưng ước chừng khoảng 20 – 25 giây.
Như vậy thiết bị phân phối nguyên liệu vào các thùng chứa 6 phải có khả
năng quay và tự động định hướng dòng nguyên liệu vào bất kỳ một trong tám
thùng chứa theo lệnh của người điều khiển, vì trong quá tình làm việc việc hết
nguyên liệu ở các thùng là hoàn toàn ngẫu nhiên.

Tại phễu của gầu tải 4 có lắp nam châm vĩnh cửu 3, như vậy trước khi đi vào
gầu tải, các tạp chất là kim loại sẽ được tách ra khỏi nguyên liệu.
Trong quá trình chế biến, nguyên liệu ở thùng nào hết sensor mức sẽ thông
báo tín hiệu về trung tâm điều khiển. Tín hiệu này là đèn hiệu và còi báo. Theo quy
định đã lựa chọn, người điều khiển sẽ biết được thùng nào hết và là nguyên liệu gì
Nguyễn Thái Thanh : Kĩ thuật điện 3 – K54 Page 9
Báo cáo thực tập kĩ thuật : Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch
để ra lệnh cấp liệu vào thùng đó. Khi lệnh đã được phát, công nhân vận chuyển
nguyên liệu đó đến quanh phễu cấp liệu 1, đồng thời bộ phận điều khiển tự động
điều khiển ống phân phối liệu ở thiết bị 6 hướng về đúng vị trí của thùng đó. Sàng
tách tạp chất thô 5 khởi động, sau 15-20 giây gầu tải 4 hoạt động và sau 15-20 giây
vít tải 2 khởi động. Như vậy công việc chuẩn bị cho việc cấp liệu đã hoàn tất và
công nhân bắt đầu đổ nguyên liệu vào phễu nạp liệu 1 để cấp nguyên liệu lên thùng
chứa. Công việc này được lặp lại y nguyên cho các thùng khác, khi thùng đó hết
nguyên liệu. Tuy nhiên để bảo đảm cho sản xuất không bị gián đoạn, sensor mức
dưới sẽ đặt ở vị trí sensor báo hết vẫn có thể chế biến được khoảng hai mẻ nữa.
Liên động: Ở đây cần đấu ghép liên động giữa sàn phân loại 5, gầu tải 4 và vít tải
2. Khi khởi động theo thứ tự từ 5 đến 4 đến 2 và khi dừng thì ngược lại từ 2 đến 4
đến 5.
2. Công đoạn cân định lượng và các nguyên liệu thô.
Công đoạn định lượng các nguyên liệu cần nghiền theo một tỷ lệ đã định cho
một mẻ chế biến 1.000kg là rất quan trọng. Sai số cho phép ở công đoạn này là
0,5%. Nguyên lý được chọn là hệ thống cân cộng dồn và được thực hiện như sau:
với một tỷ lệ thành phần đã định, tiến hành cân từng loại nguyên liệu một với trình
tự loại nào nhiều cân trước, loại ít cân sau, nhưng loại khó nghiền (xương, sắn lát
khô ) được cân ở khoảng giữa. Trình tự này có thể thay đổi phụ thuộc vào thực tế
sản xuất. Trước khi cân van xả ở đáy cân 9 phải được đóng kín. Trong quá trình
cân trên màn hình hiển thị của cân cần hiển thị được 2 tham số sau: trọng lượng
của từng loại nguyên liệu trong quá trình cân và trọng lượng tổng cộng (cộng dồn)
của mẻ. Khi cân đến nguyên liệu nào, vít tải 8 ở đáy thùng chứa nguyên liệu đó

hoạt động để cấp nguyên liệu vào cân. Để đảm bảo độ chính xác của quá trình cân,
tốc độ của các vít tải cấp liệu được tự động điều khiển thông qua biến tần với
nguyên tắc vít tải làm việc ở độ cực đại khi đạt khoảng 90% khối lượng yêu cầu,
10% còn lại tốc độ của vít tải giảm dần.
Sai số của từng loại nguyên liệu và sai số của tổng một mẻ cân sẽ được máy
tính tự động hiệu chuẩn và quá trình hiệu chuẩn sẽ được hiệu chỉnh dần ngay ở các
mẻ cân tiếp theo. Khi cân hết một loại nguyên liệu, màn hình hiển thị tự động
chuyển về 0 để tiếp tục cân loại nguyên liệu 2, màn hình hiển thị tổng của một mẻ
Nguyễn Thái Thanh : Kĩ thuật điện 3 – K54 Page 10
Báo cáo thực tập kĩ thuật : Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch
giữ nguyên và tiếp tục hiển thị số lượng cộng dồn của các nguyên liệu tiếp theo.
Khi cân định lượng xong cho một mẻ chế biến, tất cả các màn hình tự động chuyển
về 0 để chuẩn bị cân mẻ tiếp theo.
Yêu cầu: Trong bộ nhớ, chương trình phải ghi nhận được khối lượng của từng loại
nguyên liệu và của từng mẻ cân để cuối ca sản xuất hoặc khi cần người quản lý có
thể biết được khối lượng từng loại nguyên liệu đã sử dụng và đã chế biến được bao
nhiêu mẻ.
Sau khi cân xong cho một mẻ chế biến (với dộ trễ khoảng 15-20 giây) van
xả dưới đáy cân 9 được mở, toàn bộ hỗn hợp được xả xuống thùng chứa 10. Dự
kiến thời gian xả liệu từ cân xuống thùng 10 khoảng 25-30 giây. Sau khi xả xong,
cửa dưới cân được đóng lại và tiếp tục cân cho mẻ chế biến tiếp theo. Nguyên liệu
ở thùng 10 đươc vít tỉa 11, gầu tải 12 lấy và cấp lên thùng nào thì chuyển van hai
ngả 13 hướng nguyên liệu vào thùng đó. Hệ thống này hoạt động liên tục, cần tính
toán năng suất của vít tải 11 và gầu tải 12 sao cho nguyên liệu ở thùng 10 vừa hết
cũng là lúc cân cộng dồn 9 cân xong một mẻ với thời gian trễ 15-20 giây.
Để bảo đảm chính xác cho quá trình hoạt động và không được lẫn mẻ (điều
này tuyệt đối không được phép), ở thùng chứa 10 có gắn sensor mức. Khi hết
nguyên liệu ở thùng 10 thì van xả dưới đáy cân 9 mới được mở.
Liên động: Liên động giữa các thiết bị gầu tải 12 và vít tải 11.
3. Công đoạn nghiền.

Quá trình nghiền nguyên liệu tiến hành như sau: Van trượt ở đáy một trong
hai thùng 14 (thùng đã được nạp đầy nguyên liệu từ một mẻ cân cho một lần chế
biến) mở, nguyên liệu từ thùng được bộ phận cấp liệu 15 lấy từ từ cấp vào máy
nghiền. Phụ thuộc vào dòng điện định mức của động cơ máy nghiền 16 để điều
khiển tốc độ quay của cơ cấu cấp liệu 15 thông qua biến tần. Nếu dùng dòng điện
cao hơn dòng định mức, tự động điều chỉnh để bộ phận cấp liệu quay chậm lại và
ngược lại. Như vậy luôn đảm bảo cho máy nghiền luôn làm việc ở chế độ tối ưu.
Để trọ giúp nguyên liệu thoát khỏi buồng nghiền dễ dàng và giảm bụi, một luồng
không khí được hút qua máy nghiền thông qua quạt gió 19 và thiết bị lọc bụi 20.
Để bảo đảm cho hệ thống gió làm việc ổn định, trang bị hệ thống rũ bụi tự động.
Trong khoảng 5-10 giây tự động mở một trong 6 van điện từ để không khí áp suất
Nguyễn Thái Thanh : Kĩ thuật điện 3 – K54 Page 11
Báo cáo thực tập kĩ thuật : Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch
cao thôi vào 4/24 túi vải. Cứ thổi từng cụm 4 túi vải một, hết cụm này đến cụm
khác, hết vọng lại quay ngược lại. Thời gian mở van để thổi không khí vào một
cụm dự kiến 1-2 giây và có thể điều chỉnh được. Thiết bị lọc bụi 20 cùng quạt gió
19 hoạt động độc lập.
Vì trên máy nghiền trang bị hai thùng chứa, nên thùng này đang xả nguyên
liệu xuống máy nghiền thì thùng kia tiếp nhận nguyên liệu từ quá trình cân định
lượng. Lý thưởng nhất là khi vừa nghiền hết nguyên liệu ở thùng này thì cũng là
lúc vừa cấp xong nguyên liệu cho thùng kia với một độ trễ nhất định 15-20 giây.
Tuy nhiên yêu cầu độ nhỏ sản phẩm ở các công thức chế biến là khác nhau,
do vậy thời gian nghiền cũng thay đổi. Để bảo đảm không bị lẫn nguyên liệu từ mẻ
nọ sang mẻ kia cần có sự liên quan ràng buộc giữa sự đóng mở các van dưới đáy
hai thùng chauws 14 với sự đóng mở các van xả dưới thùng cân 9. Tức phải có tín
hiệu của van dưới đáy thùng 14 vừa xả hết nguyên liệu xong đóng, van hai ngả 13
hướng nguyên liệu vào thùng đó thì van xả dưới cân 9 mới được mở.
Nghiền đến đâu, nguyên liệu rơi xuống thùng 17 đến đó và được vít tải 18,
gầu tải 22 chuyền tải lên một trong hai thùng chứa 32 thông qua van hai ngả 31.
Yêu cầu kỹ thuật:

Liên động theo trình tự khởi động gầu tải 22, vít tải 18, máy nghiền 16 và cấp liệu
15. Khi tắt máy - theo trình tự ngược lại.
Ở chết động tự động, khi khởi động để tránh quá tải lúc ban đầu cho máy nghiền,
động cơ cơ cấu cấp liệu chỉ làm việc ở tần số 25-30 Hz, sau đó tự động tăng lên
phụ thuộc vào dòng điện định mức của động cơ máy nghiền.
Để thuận tiện cho quá trình vận hành, nên có nút điều khiển bằng tay tốc độ của cơ
cấu cấp liệu 15.
4. Công đoạn cân định lượng và các vi lượng.
Các nguyên liệu không cần nghiền (bột cá, bột đá, DCP và vi lượng tổng
hợp) được cấp thủ công vào gầu tải 21 để chuyển lên hệ thống thùng chứa 25 và 26
và được tiến hành cùng lúc với việc cấp nguyên liệu vào hệ thống thùng chứa 7.
Tức công việc này phải được tiến hành trước khi dây chuyền vào hoạt động.
Nguyễn Thái Thanh : Kĩ thuật điện 3 – K54 Page 12
Báo cáo thực tập kĩ thuật : Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch
Thể tích của các thùng chứa 25 và 26 đã được tính toán để chứa đủ lượng
phụ gia cần thiết cho một ca chế biến. Như vậy trong quá trình chế biến không
được cấp nguyên liệu vào các thùng chứa 25 và 26. Nếu cần thiết phải cấp thì phải
dừng tất cả các thiết bị máy móc từ gầu tải 22 về trước. Vì trong quá trình chế biến,
nguyên liệu sau khi nghiền được gầu tải 22 lấy và thông qua van hai ngả 23 đưa
đến thùng chứa 32 để chuẩn bị trộn.
Song song với việc định lượng các nguyên liệu thô cho một mẻ chế biến tại
cân 9, công đoạn định lượng các phụ gia ở các thùng chứa 25 và 26 cũng được tiến
hành. Ở đây có tất cả 8 thùng chứa: 4 thùng lớn và 4 thùng nhỏ. 4 thùng lớn dùng
để chứa bột cá, 2 thùng nhỏ chứa bột đá, 1 thùng nhỏ chứa DCP và thùng nhỏ còn
lại chứa vi lượng tổng hợp. Quá trình định lượng được tiến hành và điều khiển
tương tự như định lượng các nguyên liệu thô. Ở đây sẽ cân bột cá trước. Vì có 4
thùng chứa bột cá và được bố trí 3 thùng lấy ra nhanh và một thùng lấy ra chậm
làm nhiệm vụ vi chỉnh. Như vậy, cùng một lúc chỉ lấy bột cá ở hai thùng, 1 nhanh
và 1 chậm. Khi đã cân được khoảng 90% khối lượng bột cá cần thiết thì vít tải ở
đáy thùng nhanh dừng lại, chỉ còn vít tải ở thùng chậm làm việc cho đến khi đủ thì

dừng lại. Khi hết bột cá ở thùng nhanh này thì tự động chuyển sang thùng nhanh
khác. Khi hết toàn bộ ra tín hiệu thì dừng dây chuyền. Sau khi cân xong bột cá, tiến
hành cân vi lượng tổng hợp, sau đó là cân DCP và bột đá. Hiển thị quá trình cân
trên màn hình tương tự như cân nguyên liệu thô. Sai số của các phép cân được tự
động hiệu chuẩn bằng máy tính. Sau khi cân định lượng xong, khối phụ gia được
chứa ở thùng cân 29 và chờ tín hiệu từ máy trộn để cấp vào máy trộn. Khi cấp hết
vào máy trộn vít tải 30 dừng lại và quá trình cân lại được lặp lại.
5. Công đoạn trộn.
Quá tình trộn xày ra như sau: Van xả dưới đáy của một trong 2 thùng 32 mở,
nguyên liệu từ thùng chứa 32 xả nhanh xuống máy trộn (dự kiến thời gian xả
khoảng 30-45 giây). Sau khi xả xong, van xả dưới đáy thùng đó đóng lại và chờ
khi nào thùng bên kia chứa xong một mẻ nghiền (lấy tín hiệu từ van trượt dưới đáy
thùng 14 với thời gian trễ 15-20 giây), van hai ngả 31 tự động hướng nguyên liệu
của mẻ khác vào thùng vừa xả hết.
Khi nguyên liệu đã xả hết xuống máy trộn, sau khoảng 30 giây tín hiệu ra
khối phụ gia đã được định lượng sẵn chứa ỏ thùng 29 được vít tải 30 lấy và cấp
Nguyễn Thái Thanh : Kĩ thuật điện 3 – K54 Page 13
Báo cáo thực tập kĩ thuật : Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch
vào máy trộn. Như vậy thời gian từ khi van dưới đáy thùng chứa 32 đóng đến lúc
khởi động vít tải 30 là khoảng thời 30 giây. Sau khoảng thời gian 30 giây tính từ
khi cấp hết phụ gia vào máy trộn, tức lúc vít tải 30 dừng (dự tính thời gian cấp phụ
gia là 1,5-2 phút), hệ thống cấp dầu tự động cấp lượng dầu đã định sẵn vào máy
trộn. Hệ thống cấp dầu hoạt động độc lập. Tuy nhiên, tín hiệu để chạy động cơ
bơm dầu là sau khoảng 30 giây từ khi vít tải 30 dừng. Thời gian cấp dầu dự tính là
1 phút. Sau khi kết thúc cấp dầu, quá trình trộn được tiếp tục cho đến khi đạt yêu
cầu (dự trù sau khi cấp dầu xong trộn thêm khoảng 5-6 phút). Đây được coi là thời
gian trộn chính thức của quá trình trộn và thời gian này có thể điều chỉnh được
theo yêu cầu của công nghệ. Sau khi trộn xong cơ cấu cửa xả ở đáy máy trộn mở,
toàn bộ sản phẩm được xả nhanh xuống thùng chứ 34. Dự trù thời gian xả là 40-45
giây, sau trễ 15-20 giây thì cửa trượt dưới đáy thùng 32 (thùng khác) được mở, tiếp

tục cho mẻ trộn khác.
• Yêu cầu: Tại cửa đóng mở cửa xả nguyên liệu ở đáy máy trộn (hai của
hoạt động đồng thời với nhau nhưng điều khiển độc lập) có lắp các công
tắc hành trình để xác định vị trí đóng hết và mở hết của cửa, do vậy trên
tủ điều khiển cũng phải có đèn hiệu báo hiệu trạng thái đóng hết, mở hết
của cửa xả máy trộn.
Sản phẩmTAGS dạng bột ở thùng 34 được vít tải 35 và gầu tải 36 chuyển tải
đến thùng chứa sản phẩm 50 để chuẩn bị đóng bao hoặc chuyển đến thùng chứa 38
để chuẩn bị ép viên. Việc điều phối này được thực hiện tùy thuộc vào yêu cầu sản
xuất và thông qua van hai ngả 37.
Theo thiết kế, thùng chứa 38 có dung tích là 15m
3
chứa được khoảng 10 tấn
bột, như vậy sau khi đã cấp đầy thùng 38, cùng một lúc dây chuyền sản xuất ra hai
loại sản phẩm dạng bột và viên.
6. Công đoạn sản xuất thức ăn viên.
Quá trình sản xuất thức ăn viên được thực hiện như sau: Khi van trượt dưới
thùng chứa 38 mở, bột từ thùng chứa 38 được vít tải cấp liệu của máy ép viên lấy
và cấp vào thiết bị trộn hơi ẩm và từ đó xuống máy ép viên. Viên sau khi ép được
đưa vào thiết bị làm mát 41 thông qua van chặn khí 40. Tại đây, thông qua mức
trên và mức dưới, viên được lưu lại trong thiết bị làm mát 10-15 phút.
Nguyễn Thái Thanh : Kĩ thuật điện 3 – K54 Page 14
Báo cáo thực tập kĩ thuật : Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch
Ở đây lắp đặt 2 sensor mức. Sensor mức trên cảnh báo nguy hiểm. Khi
sensor quay, mọi việ diễn ra bình thường. Khi sensor ngừng quay, tức máy làm mát
viên đã chứa quá nhiều viên, do vậy phải lập tức đóng van trượt dưới đáy thùng 38,
ngừng hoạt động vít tải cấp liệu, bộ trộn hơi và bộ phận ép viên. Khi sensor quay
thì lập tức dừng xả viên (tức van điện từ không làm việc - ở vị trí trung gian). Khi
sensor quay thì quá tình lặp lại như trên. Vị trí của sensor mức dưới có thể điều
chỉnh lên xuống theo chiều thẳng đứng qua đó điều chỉnh được lượng viên và thời

gian viên lưu lại trong buồng làm mát.
Hành trình của xilanh thủy lực và qua đó là góc nghiêng của cơ cấu xả viên
được điều chỉnh thông qua việc dịch chuyển vị trí của công tắc hành trình. Hoạt
động của xilanh thủy lực như sau: Khi van điện từ mở, dầu dưới áp lực cao đi vào
một đầu của xi lanh và xi lanh dịch chuyển. Khi cánh tay đòn tác đông với công tắc
hành trình lập tức van điện từ đổi chiều (ở đây dùng van điện từ hai quận hút) để
cấp dầu áp lực cao vào đầu kia của xi lanh và xi lanh chuyển dịch theo chiều ngược
lại cho đến khi tác động vào công tắc hành trình khác thì xi lanh lại chuyển dịch
theo chiều ngược lại và quá trình xả viên cứ lặp đi lặp lại như trên.
Yêu cầu: Khi ngừng không xả viên nữa (tín hiệu là khi sensor mức dưới quay) phải
cắt điện khỏi van điện từ để xi lanh không hoạt động nữa. Tuy nhiên, việc ngừng
xả viên chỉ được xẩy ra khi cơ cấu xả viên nằm ở vị trí nằm ngang (để viên không
bị rơi) và vị trí này được chỉ định bởi một trong hai công tắc hành trình. Như vậy
việc ngừng xả viên xẩy ra khi thanh gạt (cánh tay đòn) tác động vào một (chỉ một
cái duy nhất đã được chọn) công tắc hành trình.
Để bảo đảm chất lượng viên, trên máy làm mát lắp sensor nhiệt độ để khống
chế nhiệt độ của viên trước khi xả. Như vậy khi nhiệt độ của viên trong máy làm
mát lớn hơn nhiệt độ đã định, cơ cấy xả viên (cụ thể xi lanh thủy lực) không hoạt
động và van trượt dưới đáy thùng 38 đóng lại không cấp liệu xuống máy ép viên.
Khi nhiệt độ viên trong máy làm mát viên thấp hơn nhiệt độ đã định, cơ cấu xả
viên không hoạt động và van trượt dưới thùng 38 mở ra.
Tương tự trên hệ thống hút gió của máy làm mát viên cũng lắp đặt sensor đo
nhiệt độ. Khi nhiệt độ không khí vượt quá giới hạn cho phép (nhiệt độ cài đặt) thì
cơ cấu xả viên không được hoạt động và van trượt dưới đáy thùng 38 đóng lại. Khi
Nguyễn Thái Thanh : Kĩ thuật điện 3 – K54 Page 15
Báo cáo thực tập kĩ thuật : Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch
nhiệt độ không khí thấp hơn nhiệt độ cài đặt, cơ cấu xả viên hoạt động và van trượt
dưới thùng 38 mở ra.
Yêu cầu về liên động: Lắp liên động theo thứ tự, khi khởi động: van chặn khí 40,
bộ phận ép viên, bộ phận trộn hơi nước và vít tải cấp liệu; khi dừng: theo thứ tự

ngược lại.
Lắp đặt liên động giữa sàng viên 48 và gầu tải 47.
Dưới thiết bị làm mát là thùng chứa cùng cơ cấu ra liệu 42 với mục đích lấy
và cấp điều viên vào thiết bị tiếp theo. Vì như đã nói ở trên, cơ cấu ra viên ở máy
làm mát là gián đoạn, để bảo đảm cấp điều viên sau khi làm mát phải có thùng
chứa và cơ cấu ra viên 42.
Dòng không khí đi qua máy làm mát viên 41 được tạo ra bởi quạt hút 46
thông qua cyclon 45. Bụi cám lắm trong cyclon được van khí 44 láy và đưa quay
trở lại máy ép viên.
Viên sau khi được làm mát có hai khả năng xảy ra tùy thuộc vào yêu cầu của
sản xuất.
1. Đưa qua máy làm vỡ viên 43 để làm nhỏ viên ra, sau đó được gầu tải 47
lấy đưa lên sang phân loại 48. Sau khi sàng mảnh to và bột được đưa quay trở lại
máy ép viên, sản phẩm đạt yêu cầu xuống thùng chứa 51.
2. Viên không đưa qua máy làm vỡ viên. Trong trường hợp này điều khiển
(bằng khí) tấm hướng liệu trong máy ép viên để viên đi ra ngoài, không khí vào
giữa hai quả lô bẻ viên nữa. Sau đó viên cũng được gầu tải 47 lấy đưa lên sàng
phân loại 48 để làm sạch bột. Bột đưa quay trở lại máy ép viên và viên xuống
thùng chứa 51.
7. Công đoạn đóng bao.
Sản phẩm của dây chuyền được đóng bao 5; 25 và 50kg và được cân bằng
các máy cân đóng bao tự động tương ứng. Tuy nhiên, việc cân, đóng bao cũng có
thể thực hiện thủ công.
Yêu cầu kỹ thuật chung.
Nguyễn Thái Thanh : Kĩ thuật điện 3 – K54 Page 16
Báo cáo thực tập kĩ thuật : Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch
1. Các máy trong dây chuyền được điều khiển hoàn toàn tự động hoặc điều
khiển thủ công (bằng tay) tại trung tâm điều khiển.
2. Các máy được điều khiển liên động theo quy trình công nghệ.
3. Các van đóng mở có lắp công tắc hành trình thông báo các van đã đóng

hoặc mở hết, khi đó máy mới được hoạt động. Các van đóng mở dưới đáy các
thùng chứa, cân tự động 9 và cửa xả đáy máy trộn phải đấu nối sao cho khi mất
điện, các van phải trở về vị trí đóng. Riêng các van hai ngả 13; 23; 31 và 37 khi
mất điện van đang ở vị trí nào ở nguyên vị trí đó.
4. Tại một số máy chính: Máy nghiền, máy trộn, máy ép viên, máy làm mát
có lắp công tắc hành trình tại các cửa quan sát để đảm bảo an toàn. Máy chỉ có thể
khởi động khi cửa đã đóng khít.
5. Trên các thùng chứa 38; 49 và 50 có lắp các sensor báo đầy. Khi sensor
mức trên thùng 38 và 50 (hai thùng này khi hoạt động là độc lập với nhau) dừng
quay (tức thùng đã đầy), dừng vít tải 35, sau đó 15-20 giây dừng gầu tải 36. Khi
sensor mức trên thùng 49 ngừng quay, van trượt dưới đáy thùng 38 đóng lại, hệ
thống xả viên của máy làm mát viên ngừng hoạt động.
6. Ở một số vít tải có khả năng xẩy ra kẹt tắc có lắp các công tắc hành trình
để chống kẹt tắc.
7. Mọi sự cố hoặc tác động của công tắc hành trình làm dây chuyền không
khởi động được đều phía được hiển thị trên sơ đồ để người điều khiển biết được sự
cố tại đâu để sửa chữa.
8. Chương trình điều khiển phải có chức năng lưu và mã hóa công thức chế
biến, khi chế biến chỉ cần gọi ra là sản xuất được ngay, nhưng khi cần cũng có thể
can thiệp để thay đổi thành phần công thức.
9. Phải có chức năng phục vụ việc quản lý, lưu giữ số liệu, xử lý công việc
kinh doanh một cách có hiệu quả như biết được khối nguyên liệu trong từng mẻ
chế biến trong một ca, khối lượng sản phẩm, sai số thực tế của quá trình cân.
10. Tự động phối hợp các công đoạn sản xuất một cách hiệu quả. Lựa chọn
chế độ làm việc các máy sao cho khoảng thời gian chuyển đổi từ mẻ nọ sang mẻ
Nguyễn Thái Thanh : Kĩ thuật điện 3 – K54 Page 17
Báo cáo thực tập kĩ thuật : Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch
kia là ít nhất. Tức là có thể can thiệp để điều khiển lại thời gian làm việc cho từng
máy.
11. Giao diện người – máy phải đơn giản, nhưng rõ ràng, dễ hiểu. Hoạt động

của các máy thể hiện trong chương trình mô phỏng là ở trạng thái động.
8. Các thiết bị điện dùng trong dây chuyền :
- Phòng điều khiển :Gồm tủ điều khiển,tủ phân phối,tủ bù…
+)Phần mềm điều khiển :
Nguyễn Thái Thanh : Kĩ thuật điện 3 – K54 Page 18
Báo cáo thực tập kĩ thuật : Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch
Tủ điều khiển
Nguyễn Thái Thanh : Kĩ thuật điện 3 – K54 Page 19
Báo cáo thực tập kĩ thuật : Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch
Bên trong tủ điều khiển
*)Trong tủ điện bao gồm các thiết bị điện đóng cắt như aptomat . công tắc tơ , rơle
các loại
Nguyễn Thái Thanh : Kĩ thuật điện 3 – K54 Page 20
Báo cáo thực tập kĩ thuật : Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch
+) Aptomat : dùng để cắt mạch có sự cố , hai công tắc tơ đảo chiều động cơ điện
(aptomat dùng để bảo vệ hai công tắc tơ dùng để đảo chiều động cơ)
+) rơle thời gian dùng để đổi tổ nối dây sao tao giác khi khởi động động cơ
Nguyễn Thái Thanh : Kĩ thuật điện 3 – K54 Page 21
Báo cáo thực tập kĩ thuật : Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch
+) các rơle thời gian dùng để ngắn mạch phụ tải trong quá trình mở máy bằng phụ
tải . rơle nhiệt để bảo vệ hệ thống khi quá tải, rơle trung gian dùng để chia tín hiệu
từ rơle chính đến nhiều bộ phận khác trong quá trình điều khiển
+) Tủ bù công suất dùng để tăng hệ số cosφ
Bên ngoài tủ bù có hộp điều khiển và các nút ấn.
Có thể để chế độ bù tự động hoặc bù bằng tay.Bù tự động Auto thì hộp điều khiển
tụ bù sẽ tự đống đóng và cắt các tụ với lưới theo một hệ số cos fi mà ta quy định từ
trước,còn bù bằng tay thì ta sẽ tự đóng công tắc tương ứng với số tụ ở trong tủ the
yêu cầu riêng của từng trường hợp.
Nguyễn Thái Thanh : Kĩ thuật điện 3 – K54 Page 22
Báo cáo thực tập kĩ thuật : Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch

Bên trong tủ gồm Aptomat tổng và các aptomat tép,contactor,hệ thống thanh cái và
tụ bù.
Nguyễn Thái Thanh : Kĩ thuật điện 3 – K54 Page 23
Báo cáo thực tập kĩ thuật : Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch
+) Động cơ quay máy nghiền : Động cơ rôto lồng sóc
+) Gầu mang tải : Chuyển nguyên liệu từ từ dưới lên trên máy nghiền :
Nguyễn Thái Thanh : Kĩ thuật điện 3 – K54 Page 24
Báo cáo thực tập kĩ thuật : Viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch
Sản phẩm thu được sau dây truyền sản xuất trên là thức ăn gia súc,mỳ tôm,cám…
Nguyễn Thái Thanh : Kĩ thuật điện 3 – K54 Page 25

×