Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Phân tích tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và liên hệ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.4 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

BÀI TIỂU LUẬN
GIỮA KỲ
Sinh viên thực hiện

: TRẦN THỊ CẨM NHUNG

Mã số sinh viên

: K204021010

GVHD

: NGUYỄN THỊ HUỲNH NHƯ

Lớp học phần

: 211XH0514

TP. HỒ CHÍ MINH - 2021


GV: Nguyễn Thị Huỳnh Như

Câu 1: Phân tích tính tất yếu khách quan của thời ky quá đô lên chủ
nghĩa xã hôi va liên hệ con đường đi lên chủ nghĩa xã hôi ơ Việt Nam? Bạn


hãy trình bay sự hiểu biết của mình vê con đường đi lên chủ nghĩa xã hôi ơ
Việt Nam?
(1) Phân tích tính tất yếu khách quan của thời ky quá đô lên chủ nghĩa xa hôi va
liên hê con đường đi lên chủ nghĩa xa hôi ơ Viêt Nam
Chủ nghĩa Mác - Lênin trong học thuyết kinh tế - xã hội đã chỉ ra rằng lịch
sử phát triển của xã hội lồi người chính là quá trình biến đổi của những hình
thái kinh tế - xã hội kế tiếp nhau, chúng thay thế cho nhau, phát triển từ thấp đến
cao theo thứ tự: công xã nguyên thủy ⇒ chiếm hữu nô lệ ⇒ phong kiến ⇒ tư bản
chủ nghĩa ⇒ cộng sản chủ nghĩa. Trong đó, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản
chủ nghĩa so với những hình thái kinh tế - xã hội khác có sự khác biệt về chất,
khơng có giai cấp đối kháng, con người được toàn diện tự do phát triển,… Chủ
nghĩa Mác – Lênin đã xác định từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội tất yếu
phải trải qua thời kỳ quá độ. Trong tác phẩm “Phê phán cương lĩnh của Gôta”
C.Mác chỉ rõ: “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một
thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy
là một thời kỳ quá độ chính trị và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì
khác hơn là nền chun chính cách mạng của giai cấp vơ sản”. Nhưng chuyện có
ngay một chế độ xã hội chủ nghĩa tốt đẹp là điều không thể, giai cấp vơ sản cần
phải có thời gian cải thiện xã hội mà vừa thoát thai từ xã hội chủ nghĩa tư bản.
Có hai loại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản: 1) Quá độ
trực tiếp là hình thức quá độ từ các nước tư bản phát triển cao đi lên chủ nghĩa xã
hội. Với kiểu quá độ này thì Mác – Ăngghen đã nói “chủ nghĩa tư bản đã tạo ra
được những tiền đề quan trọng, đã có một nền tảng kinh tế vật chất cao để tạo

2


GV: Nguyễn Thị Huỳnh Như

tiền đề cho chủ nghĩa xã hội phát triển”; 2) Quá độ gián tiếp là hình thức quá độ

từ các nước tư

3


bản chưa phát triển, hay cịn nói cách khác là những nước tư bản phát triển trung
bình để đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đã có Liên Xơ, các nước xã hội chủ
nghĩa Đông Âu trước đây, Việt Nam và một số nước xã hội chủ nghĩa khác ngày
nay đều đang trải qua thời kỳ quá độ gián tiếp với những trình độ phát triển khác
nhau.
Các nước lạc hậu với sự giúp đỡ từ giai cấp vô sản đã chiến thắng và rút
ngắn được quá trình phát triển – xuất phát từ quan điểm chủ nghĩa cộng sản là kết
quả của phong trào hiện thực. Điều đó đã giúp cho quá trình đi lên xã hộ chủ
nghĩa tránh được phần lớn những đau thương và đấu tranh mà bắt buộc phải trải
qua ở Tây Âu.
Từ những lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, trong thời đại ngày nay đang quá
độ lên chủ nghĩa từ chủ nghĩa tư bản trên phạm vi tồn cầu, chúng ta có thể khẳng
định: sau khi giành được chính quyền và dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản,
chúng ta có thể tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản.
(2) Con đường phát triển quá đô lên chủ nghĩa xa hôi bỏ qua chế đô tư bản chủ
nghĩa ơ Viêt Nam la con đường cách mạng tất yếu khách quan.
Dựa vào bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, thế giới đang bước vào thời kì quá độ
quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa tư bản khơng cịn là
tương lai của lồi người nữa, nó đã khơng thể vượt qua những mâu thuẫn mà
trong đó mâu thuẫn cơ bản nhất là giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Vì thế cần phải vươn tới hình thái kinh tế - xã hội cao hơn chủ nghĩa tư bản là
chủ nghĩa xã hội, nơi con người được tự do phát triển và toàn diện của lồi người,
vì sự nghiệp giải phóng con người. Chúng ta quá độ thẳng lên chủ nghĩa xã hội là
đi theo dòng chảy của thời đại, nghĩa là đi đang theo quy luật tự nhiên của lịch
sử.



Con đường này là do sự lựa chọn con đường độc lập dân tộc của Đảng ta.
Ngay khi Đảng ra đời đã xác định con đường phát triển của dân tộc là quá độ lên
xã hội chủ nghĩa bỏ qua tư bản chủ nghĩa. Dù thành quả của cuộc Cách mạng dân
tộc đã có


những tác động tốt đến cuộc sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân,
nhưng theo đó cũng là hàng loạt các vấn đề về kinh tế, xã hội và chính trị cần
phải được giải quyết cấp bách. Nhưng việc đó cũng khơng ngăn được việc ta tiến
lên chủ nghĩa xã hội, và hơn nữa nó chỉ có thể được giải quyết bằng con đường
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Việc đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội cũng
đóng ý nghĩa rất lớn lao trong những năm miền Nam thống nhất đất nước vì như
Bác có nhấn mạnh “Miền Bắc tiến lên CNXH để làm cơ sở vững chắc cho việc
đấu tranh thống nhất nước nhà. Muốn đấu tranh thống nhất nước nhà thắng lợi thì
nhất định phải xây dựng miền Bắc tiến lên CNXH”. Vì những lẽ đó Đảng đã tất
yếu lãnh đạo tồn thể nhân dân lao động tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua
tư bản chủ nghĩa.
(3) Viêt Nam lựa chọn hình thức quá đô gián tiếp đi lên chủ nghĩa xa hôi, thực
chất con đường quá đô lên chủ nghĩa xa hôi ơ Viêt Nam la con đường đi lên
chủ nghĩa xa hôi bỏ qua tư bản chủ nghĩa, đây là q trình lâu dài và phức tạp,
địi hỏi sự quyết tâm cao của toàn Đảng và toàn dân. Con đường này có những
đặc điểm:
Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là
con đường cách mạng tất yếu khách quan như em đã trình bày ở ý trên.
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan
hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa. Về quan hệ sản xuất, bỏ
qua sự thống nhất của quan hệ sản xuất dựa trên sự chiếm hữu tư nhân về tư liệu
sản xuất. Nhưng sản xuất tư bản chủ nghĩa ví dụ như hệ tổ chức quản lý có bề

dày nhiều năm có nhiều yêu điểm thì chúng ta cần phải kế thừa và phát huy. Về
kiến trúc thượng tầng, nhà nước là quan trọng nhất. Nhà nước này là nhà nước tư
sản, trấn áp đại đa số lại ý chí của giai cấp tư sản, vì vậy chúng ta cần phải xóa
bỏ.


Chúng ta không phủ định hết chủ nghĩa tư bản mà tiếp thu những thành tựu
mà nhân loại đã đạt được dưới chủ nghĩ tư bản. Đặc biệt là lược lượng sản xuất
phát


triển nền đại công nghiệp và những thành tự khoa học đã được áp dụng vào nền
sản xuất xã hội bởi vì chúng ta xuất phát từ quan điểm: cái mới khơng ra đời từ
những mảnh đất trống mà nó được kế thừa từ những hạt nhân hợp lý và tích cực.
Nếu phủ định hết chủ nghĩa tư bản thì sẽ không bao giờ xây dựng được chủ
nghĩa xã hội và ngược lại, chúng ta không thể tiến lên chủ nghĩa xã hội nếu giữ
nguyên hình thái của chủ nghĩa tư bản. Cho nên giai đoạn quá độ của chúng ta
muốn thực hiện được thì dứt khốt chúng ta phải kế thừa được những thành tựu
này.
Sự nghiệp đi lên chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp vơ cùng khó khăn, phức tạp,
lâu dài bởi nó tạo ra sự biến đổi về chất trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Xuất phát điểm của chúng ta khi quá độ lên chủ nghĩa xã hội là rất thấp, từ một
nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, trải qua những cuộc chiến tranh kéo dài, bản
thân các thế lực thù địch cũng chưa từ bỏ, muốn đưa nước ta trở về trạng thái cũ.
Câu 2: Phân tích nôi dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân theo
quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin? Bạn co đồng y với quan điểm cho
rằng ngay nay giai cấp công nhân không còn sứ mệnh lịch sử nữa không? Vì
sao?
(1) Nôi dung của sứ mênh lịch sư của giai cấp cơng nhân: Xóa bỏ chế độ tư bản
chủ nghĩa, xóa bỏ chế độ người áp bức bóc lột người, giải phóng giai cấp cơng

nhân, nhân dân lao động và tồn thể nhân loại khỏi mọi sự áp bức bóc lột, nghèo
nàn, lạc hậu, xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa văn minh.
Hiểu nội dung của của sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trên 3 vấn đề:
Nội dung về kinh tế: Giai cấp cơng nhân tiến hành xóa bỏ chế độ tư hữu tư
nhân tư liệu sản xuất, vì đây là cơ sở của chế độ bóc lột người, biểu hiện cao nhất
của chế độ chiếm hữu tư nhân tư liệu sản xuất là sở hữu tư bản chủ nghĩa, do đó
phải xóa bỏ chế độ tư hữu, sau khi xóa bỏ chế độ tư hữu thì mới thiết lập chế độ


cơng hữu tư liệu sản xuất, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
đang mang tính chất xã hội xóa ngày càng cao, phù hợp với yêu cầu sản xuất;
xây dựng chế độ công hữu


tư liệu sản xuất, nâng cao năng suất lao động thỏa mãn từng bước nhu cầu phát
triển của nhân dân. Sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân trong lĩnh vực này chỉ rõ
mục tiêu cuối cùng của giai cấp công nhân, thỏa mãn nhu cầu ngày càng đầy đủ
hơn: làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu. Do đó nó cần phải được thực hiện
một cách lâu dài, gian khổ, trải qua từng bước cụ thể. Xóa bỏ chế độ chiếm hữu
tư nhân tư liệu sản xuất; xây dựng chế độ cơng hữu là q trình phù hợp nhưng
phải dần dần từ từ.
Theo quan điểm Mác - Lênin, duy chỉ có giai cấp cơng nhân là khơng có lợi
ích riêng với chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, có thể nói rằng nó chính là giai
cấp có động lực to lớn nhất để thực hiện sứ mệnh xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu
sản xuất. Vì thế, giai cấp cơng nhân có lợi ích gắn với lợi ích chung của xã hội
và nó chỉ có thể tìm thấy lợi ích chân chính của mình khi thực hiện được lợi ích
chung của xã hội.
⇒ Thực chất về kinh tế là đưa người lao động lên vị trí người làm chủ; làm
chủ tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội; làm chủ q trình phân cơng lao động;
làm chủ quá trình phân phối sản phẩm.

Nội dung chính trị - xã hội: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân với
mục tiêu là giải phóng con người, trong đó kết hợp chặt chẽ giữa giải phóng giai
cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng nhân loại.
Nhằm lật đổ quyền thống trị của giai cấp thống trị, giành quyền lực về tay
giai cấp công nhân và nhân nhân lao động - dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản, giai cấp công nhân đã cùng với nhân dân lao động tiến hành cách mạng chính
trị. Để thực hiện được điều đó theo lý tưởng và mục tiêu chủ nghĩa xã hội, giai
cấp công nhân và nhân dân lao động đã sử dụng nhà nước của mình, do mình làm
chủ như một cơng cụ có hiệu lực để cải tạo lại xã hội cũ và đồng thời xây dựng
nên xã hội mới, phát triển kinh tế, xã hội - văn hóa và tổ chức đời sống xã hội


phục vụ quyền và lợi ích của nhân dân lao động, thực hiện dân chủ, cơng bằng,
bình đẳng và tiến bộ xã hội.


Nội dung văn hóa, tư tưởng: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân nhằm
tạo nên sự biến đổi căn bản trong phương thức, nội dung sinh hoạt văn hóa tinh
thần của xã hội theo tư tưởng tiến bộ
Những hệ giá trị mới gồm: lao động; công bằng; dân chủ; bình đẳng và tự
do chính là thứ mà giai cấp cơng nhân trong tiến trình cách cách mạng cải tạo lại
xã hội cũ và xây dựng xã hội mới trên các lĩnh vực văn hóa, tư tưởng cần phải
tập trung xây dựng, nhằm thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình.
Giai cấp cơng nhân thực hiện cuộc cách mạng về văn hóa, tư tưởng bao
gờm: cải tạo cái cũ đã lỗi thời, lạc hậu; xây dựng cái mới, tiến bộ trong lĩnh vực
ý thức tư tưởng, trong tâm lý, lối sống và trong đời sống tinh thần xã hội. Ngồi
ra cịn phải phát triển văn hóa, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, đạo
đức và lối sống mới xã hội chủ nghĩa.
(2) Em hoan toan không đồng ý với quan điểm nay và cho rằng trong quan điểm
này có mang luận điểm xuyên tạc, phủ định, phản động. Để chống lại những

quan điểm sai lệch cho rằng hiện nay giai cấp cơng nhân đã có mức sống cao, có
tư liệu sản xuất, có cổ phần nên khơng cịn xem là bị bóc lột nữa; giai cấp cơng
cơng nhân đang bị “hịa tan” và khơng cịn giữ vị trí trung tâm của xã hội - em có
ý kiến như sau:
Để làm rõ điều này, em xin dựa vào 2 tiêu chí:
+ Về phương thức lao động, phương thức sản xuất: Giai cấp công nhân là
lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất cơng
nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao
+ Về vị trí trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa: những người lao động
khơng có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho nhà tư bản và bị nhà tư bản
bóc lột về giá trị thặng dư


Dựa vào hai tiêu chí vừa nên để phân biệt và xác định rằng giai cấp công
nhân không những không hề bị biến mất mà trái lại đang ngày càng không
ngừng phát


triển về số lượng. Mặc dù cơ cấu ngành nghề ở các nước tư bản dịch vụ chiếm
hơn quá nửa sản xuất đã được tự động hóa với một trình độ rất cao, nhưng dù kể
cả trong lao động trực tiếp hay gián tiếp thì người lao động đều phải sử dụng
công cụ lao cộng của công nghiệp hiện đại và họ đều là những người khơng có tư
liệu sản xuất. Vì thế nếu xét vì mặt địa vị xã hội thì họ vẫn là người làm thuê.
Nếu như trước kia họ chỉ bán sức lao động cơ bắp, tay chân thì bây giờ họ cịn
bán ln cả sức lao động trí óc, và ở đây đơi khi bán chất xám là chủ yếu.
Tóm lại, có thể nói rằng đến nay những quan điểm của C.Mác và
Ph.Ăngghen về hai tiêu chí cơ bản của giai cấp cơng nhân vẫn cịn ngun giá
trị, đặc biệt cịn là một cơng cụ lý luận sắc bén để giúp chúng ta làm sáng tỏ sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay.
Bản thân là sinh viên của Trường Đại học Kinh tế - Luật, nằm trong lực

lượng nòng cốt giúp cho đất nước phát triển - nhằm bảo vệ nước Việt Nam khỏi
những luận điệu giáo điều, xuyên tạc sai trái, mang âm hưởng phản động về bản
chất giai cấp cơng nhân và vai trị của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc
lãnh đạo đất nước, trước hết, em cần phải trang bị nền tảng nhận thức vững vàng
về nội dung của sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, về bản chất giai cấp
công nhân của đảng cộng sản trong thời đại ngày nay. Khi đã rèn luyện cho mình
đầy đủ kiến thức về mặt tri thức, em mới có thể sử dụng những luận điểm đủ sắc
bén để đấu tranh phê phán lại các quan điểm sai trái, thù địch và bảo vệ chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hờ Chí Minh. Là người dân đại diện cho tầng lớp tri
thức, cần phải phân biệt được những luận điệu mang tính phản động do nhận
thức cịn hạn chế, do bị kích động, dụ dỡ, lơi kéo,... nhằm có những phương pháp
đấu tranh, phê phán đúng đắn, phù hợp, hiệu quả. Luôn giữ thái độ kiên định,
khơng nhụt trí trước tư tưởng sai trái, đi ngược với khoa học và lịch sử. Ngoài ra,
em cũng cần phải chăm chỉ rèn luyện, học tập và nâng cao chun mơn, góp phần


thúc đẩy từng bước trí thức hóa giai cấp cơng nhân nhằm đáp ứng với yêu cầu đổi
mới đất nước, hội nhập với quốc tế.



×