Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

kế toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực - vvmi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.15 KB, 87 trang )

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Mỗi người có thể đi đến một mục đích bằng nhiều con đường khác nhau.
Trong kinh doanh với mục đích lớn nhất là thu được lợi nhuận tối đa, các doanh
nghiệp phải tìm ra cho mình những hướng đi riêng để đảm bảo thu được hiệu quả
cao nhất.Muốn luôn được như vậy, trong nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh
như hiện nay, buộc các doanh nghiệp phải làm sao có được phương án sản xuất
kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế đảm bảo thực hiện tốt quá trình sản xuất kinh
doanh của mình, đủ mạnh để tham gia cạnh tranh trên thị trường.
Sự chi phối của các quy luật khách quan như : qui luật cạnh tranh, qui
luật giá trị làm cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất phải luôn chú
trọng tới việc giảm chi phí sản xuất và hạ thấp giá thành sản phẩm.Nguyên
vật liệu là nhân tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp
cơ khí .Giá trị nguyên vật liệu tiêu dùng thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
chi phí sản xuất sản phẩm.Do đó, để tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu
quả sử dụng tài sản ngắn hạn thì trước hết phải tổ chức quản lý và tổ chức
hạch toán nguyên vật liệu một cách chặt chẽ, hợp lý từ khâu cung ứng, dự trữ
và sử dụng nguyên liệu.
Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường với sự phát triển mạnh mẽ của
nhiều ngành nghề thì việc cung cấp NVL không còn là vấn đề bức xúc. Tuy
nhiên, với mỗi doanh nghiệp sản xuất, việc cung cấp, sử dụng NVL còn phải
gắn liền với hiệu quả kinh tế. Cung cấp NVL đầy đủ kịp thời để tránh tình
trạng thiếu NVL ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất hoặc tình trạng thừa NVL gây
ứ đọng vốn.Việc sử dụng NVL sao cho tiết kiệm, tránh lãng phí nhằm giảm
bớt chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nhưng vẫn để đảm bảo chất lượng là vấn
đề mà mọi doanh nghiệp cần quan tâm.Tổ chức tốt công tác kế toán NVL là
điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao
động, tăng sự cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường
SV :Vũ Thị Xim Lớp : KT
1
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề tốt nghiệp


Nhận thức được ý nghĩa nguyên vật liệu trong hoạt động sản xuất kinh
doanh cũng như vai trò quan trọng của công tác kế toán nguyên vật liệu nói
riêng và toàn bộ công tác kế toán nói chung, trong thời gian thực tập tại Công
ty Cổ phần Cơ khí và Thiết bị áp lực – Than nội địa em đã mạnh dạn tìm hiểu đề
tài: “Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Cơ khí và Thiết bị áp lực -
VVMI” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Qua đó, giúp em thấy đựơc việc vận dụng lý luận vào thực tiễn trong công
tác hạch toán nguyên vật liệu, từ đó đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn
thiện công tác hạch toán nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần Cơ khí và Thiết bị
áp lực VVMI. Trên quan điểm đó, phạm vi nghiên cứu đề tài của em ngoài phần
mở đầu và kết luận chuyên đề gồm những nội dung chính sau:
Phần I:Tổng quan về Công ty Cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực -
VVMI.
Phần I : Thực trạng Kế toán NVL tại Công ty cổ phần cơ khí và thiết
bị áp lực VVMI.
Phần II: Hoàn thiện Kế toán NVL tại công ty cổ phần cơ khí và thiết
bị áp lực VVMI.
Trong thời gian nghiên cứu tuy đã có nhiều cố gắng trong tìm hiểu và
trao đổi, cùng với sự giúp đỡ tận tình cuả Cô giáo Nguyễn Phương Hoa và các
cô chú anh chị trong phòng kế toán của Công ty Cổ phần Cơ khí và Thiết bị
Áp lực VVMI, nhưng do còn nhiều hạn chế về thời gian và lý luận nên bài
viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được các thầy cô
và những người quan tâm đến vấn đề này đóng góp ý kiến để em có thể hoàn
thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này một cách tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên thực hiện

Vũ Thị Xim
SV :Vũ Thị Xim Lớp : KT
2
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề tốt nghiệp

PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ THIẾT
BỊ ÁP LỰC VVMI
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Cơ khí và Thiết bị áp lực - VVMI thuộc Tổng công ty
than Việt Nam là doanh nghiệp sản xuất cơ khí.
Công ty Cổ phần Cơ khí và Thiết bị áp lực VVMI trước đây là Xí nghiệp
thu hồi vật tư tồn đọng thuộc Công ty vật tư theo Quyết định số 909ĐTĐLKT
ngày 04/06/1974 của Bộ trưởng Bộ điện than. Xí nghiệp được đặt tại địa điểm
tổng kho I – thị trấn Yên Viên – Gia Lâm – Hà Nội. Nhiệm vụ của xí nghiệp
giai đoạn này là thu hồi vật tư, thiết bị tồn đọng trong và ngoài ngành đưa về
tân trang phục chế để phục vụ nhu cầu xã hội. Lúc này vốn của doanh nghiệp
mới khiêm tốn ở mức 50.000.000đ và những máy móc thiết bị cũ kỹ, lạc hậu
phải đem về tân trang sửa chữa để sử dụng.
Ngày 8/6/1981 Bộ trưởng Bộ mỏ than có Quyết đinh số 23MT - TC B3
về tổ chức lại Công ty phục hồi thiết bị trực thuộc Bộ mỏ - than bao gồm bộ
máy quản lý của cơ quan Công ty và Xí nghiệp thu mua và phục hồi vật tư
thiết bị trực thuộc Công ty vật tư sau đổi tên thành Công ty Coalimex. Nhiệm
vụ của Xí nghiệp giai đoạn này là chế tạo bình khí axêtylen, làm chức năng
kho để tiếp nhận hàng gia công trong nước như: Xăm lốp ô tô, xà phòng ống
gió lò, ác quy phân phối cho toàn ngành.
Để phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh ngày 30/6/1993 Bộ trưởng
Bộ năng lượng (nay là Tập đoàn than khoáng sản Việt nam) có quyết định số
467 NVL-CCDC-TCCBLĐ về việc lập lại Xí nghiệp kinh doanh vật tư và chế
tạo bình áp lực - Than nội địa thuộc công ty Colalimex, đến tháng 5/1995
chuyển sang trực thuộc Công ty than nội địa cho đến nay. Nhiệm vụ của giai
SV :Vũ Thị Xim Lớp : KT
3
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề tốt nghiệp

đoạn này là sản xuất bình khí axetylen, kinh doanh cung ứng vật tư, thiết bị
phụ tùng, hàng hoá cho Tổng công ty than – nay là Tập đoàn khoáng sản
Than Việt nam, sửa chữa phục hồi thiết bị sản xuất kinh doanh than, vật liệu
xây dựng phục vụ cho nền kinh tế quốc dân.
Đến ngày 14/10/2004 Xí nghiệp kinh doanh vật tư và chế tạo bình áp
lực¸đổi thành Công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực - Than nội địa. Công
ty có trụ sở tại 506 Hà Huy Tập – Thị trấn Yên Viên – Huyện Gia Lâm – Hà
Nội, với diện tích mặt bằng kinh doanh là 10.000m
2
, số lượng cán bộ công
nhân viên là: 160 người.
Hiện tại Công ty đang sản xuất và kinh doanh mặt hàng chính là :Nồi hơi
các loại, bình khí axetylen, kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, phụ,
hàng hoá phục vụ cho sản xuất và đời sống; sửa chữa, phục hồi thiết bị sản
xuất kinh doanh cho ngành than, sản phẩm của Công ty phong phú đáp ứng
nhu cầu về các thiết bị chịu áp lực và bình axêtylen (C
2
H
2
) Đến nay vốn điều
lệ của doanh nghiệp là 2,2 tỷ đồng, số lượng máy móc thiết bị là 36 chiếc, bao
gồm nhiều máy móc hiện đại.
Là Công ty chịu nhiều ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, Công ty
phải tự vươn lên khẳng định mình.Lãnh đạo Công ty đã tận tâm tìm các bạn
hàng để có công ăn việc làm cho người công nhân nâng dần mức thu nhập của
CBCNV.Cụ thể hai năm trở lại đây Công ty đã từng bước đạt được những kết
quả đáng kể. Công ty đã và đang mở rộng địa bàn, cung cấp hàng hoá đến tận
nơi, chế tạo các bình áp lực khi khách hàng có nhu cầu.
SV :Vũ Thị Xim Lớp : KT
4

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề tốt nghiệp
Biểu1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 2 năm
gần đây
TT Chỉ tiêu Mã số Năm 2006 Năm 2007
1 Tổng doanh thu 01 61.793.347.542 80.754.338.040
2
Các khoản giảm trừ
- Giảm giá hàng bán
02 110.000.000 130.000.000
3
DT về bán hàng và CCDV (03 = 01 -
02)
03 61.683.347.542 80.624.338.040
4 Giá vốn hàng bán 04 53.235.391.315 67.530.642.780
5
LN gộp về bán hàng và CCDV (05 =
03 - 04)
05 8.447.956.227 13.093.695.260
6 Doanh thu hoạt động tài chính 06 20.790.283 32.547.964
7
Chí phí tài chính (trong đó có lãi
vay)
07 150.739.652 620.497.819
8 Chí phí bán hàng 08 4.303.875.364 7.133.891.358
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 09 1.269.944.012 1.859.361.018
10
LNT từ hoạt động kinh doanh [( 05
+ 06) - (07 + 08 + 09}
10 2.744.187.482 3.512.493.029
11 Thu nhập khác 11 85.793.630 110.913.058

12 Chi phí khác 12 49.364.713 56.630.018
13 Lợi nhuận khác (11 - 12) 13 36.428.917 54.283.040
14 Tổng LN kế toán trước thuế (10 + 13) 14 2.780.616.399 3.566.776.069
(Trích tài liệu của Công ty trong năm 2006 và năm 2007)
SV :Vũ Thị Xim Lớp : KT
5
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề tốt nghiệp
Qua đây ta có thể thấy, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
rất hiệu quả, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước gấp gần 2 lần. Vì mới cổ
phần nên Công ty được miễn thuế TNDN trong vòng 2 năm. Số lợi nhuận của
Công ty rất cao, lại không phải nộp thuế nên doanh nghiệp có thể dùng số lãi
này tái đầu tư mở rộng hơn nữa cơ sở kinh doanh của mình trong những năm
tới. Điều đó sẽ giúp Công ty phát triển nhanh và có được chỗ đứng vững chắc
trên thị trường.
1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và bộ máy
quản lý
1.2.1 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
- Đặc điểm nguyên vật liệu đầu vào
Công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực - Than nội địa chuyên sản xuất
những sản phẩm có kỹ thuật phức tạp đòi hỏi độ chính xác cao.Đặc điểm của
sản phẩm này là cấu thành từ rất nhiều chi tiết khác nhau nên công ty phải sử
dụng một khối lượng chủng loại vật tư tương đối lớn trong giá thành sản
phẩm của Công ty, chỉ có biến động nhỏ trong nguyên vật liệu sẽ ảnh hưởng
®Õn giá thành sản phẩm.Do đó công tác quản lý, hạch toán nguyên vật liệu
được công ty đánh giá là một khâu rất quan trọng.
Bên cạnh đó, do nguyên vật liệu của công ty phải đáp ứng yêu cầu kỹ
thuật cao của công nghệ sản xuất nên công ty rất coi trọng chất lượng của
nguyên vật liệu.Mọi nghiệp vụ nhập kho đều được tiến hành kiểm tra rất
nghiêm ngặt.Có thể khẳng định rằng những đặc điểm cơ bản trên đây là
những điểm xuất phát cho kế toán của công ty xác định phương pháp tính giá

cũng như chọn hình thức hạch toán chi tiết, hạch toán tổng hợp một cách phù
hợp nhất.Thông qua đó kế toán nguyên vật liệu đã trở thành công cụ đắc lực
cho hoạt động quản lý nguyên vật liệu.
- Quy trình công nghệ:
SV :Vũ Thị Xim Lớp : KT
6
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề tốt nghiệp
Sơ đồ 1: công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty
Nguyên vật liệu ban đầu của sản phẩm chủ yếu là sắt, thép và nguyên
liệu được mua trên thị trường hoặc trao đổi với các đơn vị tạo thành phôi.
Tiếp đến qua các giai đoạn gia công chế biến: Tổ khởi phẩm (gò, hàn, rèn).
Tổ cơ khí (tiện, phay, bào) cuối cùng qua tổ nguội lắp ráp và sơn tạo nên
thành phẩm đưa vào nhập kho.
Trên cơ sở các nhiệm vụ quy trình sản xuất. Công ty đã tổ chức bộ máy
phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của mình, có tác dụng giúp cho công ty hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Đặc điểm thị trường và tiêu thụ sản phẩm
SV :Vũ Thị Xim Lớp : KT
7
Nguyên vật liệu
Tạo phôi
KCS
Thành phẩm
Gia công cơ khí
KCS
Nguội lắp ráp
KCS
Sơn
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề tốt nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, với môi trường cạnh tranh rất

khắc nghiệt.Công ty đã lựa chọn cho mình một chiến lược kinh doanh hoàn
toàn mới, đáp ứng nhu cầu hiện nay của công ty.
Về thị trường, hiện nay sản phẩm của công ty đã có một chỗ đứng vững
chắc, thay thế nhiều thiết bị ngoại nhập mà hoàn toàn đáp ứng nhu cầu về chất
lượng và kỹ thuật, ngoài ra còn thích ứng với những đặc điểm riêng biệt của thị
trường nước ta hiện nay, là giải pháp hiêu quả của nhiều khách hàng trong nước.
Sản phẩm của công ty bán trên thị trường bao gồm cac loại bình áp lực,
nồi hơi đặt từng phần hoặc đồng bộ dây chuyền sản xuất.Hiện nay sản phẩm
của công ty không chỉ phục vụ nhu cầu của nội bộ trong ngành mà còn phục
vụ nhu cầu thị trường ngoài ngành.Sản phẩm của công ty đáp ứng nhu cầu tại
hầu hết các tỉnh thành lớn trong cả nước, với hai phương thức tiêu thụ chủ yếu
là tiêu thụ trực tiếp và tiêu thụ theo hợp đồng.Tiêu thụ trực tiếp là phương
thức tiêu thụ giao hàng trực tiếp tại kho, phân xưởng sản xuất của đơn vị .Sản
phẩm khi hoàn thành bàn giao cho khách hàng được chính thức mất quyền sở
hữu. Phương thức chuyển hàng theo hợp đồng là phương thức chủ yếu vì tại
đơn vị hiện sản xuất nhiều sản phẩm là các dây truyền sản xuất lớn có giá trị
hàng tỉ đồng. Theo phương thức này bên công ty chuyển hàng cho bên mua
theo địa chỉ ghi trong hợp đồng. Số hàng chuyển đi này vẫn thuộc quyền sở
hữu của đơn vị. Khi được người mua chấp nhận thanh toán một phần hay toàn
bộ số hàng trên, thì số hàng này mới coi là tiêu thụ.
Với chiến lược tiêu thụ sản phẩm như hiện nay là hoàn toàn phù hợp với
qui mô sản xuất của công ty, hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước và đảm b¶o
lợi nhuận.Trong thời gian tới công ty sẽ ra sức nghiên cứu mở rộng sản xuất
đồng thời phát triển thị trường phù hợp với xu thế của thời đại mới.
SV :Vũ Thị Xim Lớp : KT
8
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề tốt nghiệp
1.2.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh
* Phương thức tổ chức bộ máy quản lý
Do đặc điểm của quy trình sản xuất, để thuận tiện cho việc quản lý có

hiệu quả, Công ty cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực - Than nội địa đã áp dụng
mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng dựa trên chế độ tập trung dân
chủ. Hình thức tổ chức này mang đặc tính của nền sản xuất công nghiệp
chuyên môn hoá cao.Vì vậy, ở mỗi cấp quản lý các quyết định về chức năng
đều tập trung vào người lãnh đạo trực tuyến.
Bộ máy quản lý của công ty được phân cấp thành bốn cấp quản lý chính
là: giám đốc, phó giám đốc, các trưởng phòng, các trưởng xưởng.
*Chức năng, nhiệm vụ của các bộ máy quản lý
- Ban giám đốc gồm có :
* Giám đốc công ty: Là người đứng đầu và quyết định mọi hoạt động
trong công ty.
* Phó giám đốc kỹ thuật: Giúp việc giám đốc trong công tác kỹ thuật sản
xuất an toàn.
* Phó giám đốc kinh doanh: Giúp việc giám đốc trong công tác kinh
doanh, tìm kiếm thị trường, quan hệ đối tác với các bạn hàng.
- Các phòng ban:
* Phòng kế hoạch: Gồm 4 người là đơn vị trực thuộc giám đốc với chức năng
tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực xây dựng kế hoạch điều hành sản xuất, tiêu
thụ sản phẩm, cung ứng vật tư đầu vào, quản lý kho nguyên vật liệu, kho thành
phẩm, kho hàng hoá, điều tra nghiên cứu thị trường, tìm các đối tác mới.
* Phòng kinh doanh: Gồm 8 người là đơn vị trực thuộc giám đốc với
chức năng chuyên môn kinh doanh dịch vụ hàng hoá cho các mỏ trong ngành
than và khách hàng ngoài ngành.
SV :Vũ Thị Xim Lớp : KT
9
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề tốt nghiệp
* Phòng kỹ thuật: Gồm 4 người trực thuộc giám đốc có chức năng tham
mưu cho giám đốc trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, môi trường nghiên cứu
công nghệ mới, thiết kế sản phẩm mới kiểm tra chất lượng sản phẩm, chất
lượng nguyên vật liệu đầu vào, xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, quản

lý cơ điện và làm công tác an toàn lao động.
* Phòng tổ chức lao động- hành chính: Gồm 12 người trực thuộc giám
đốc công ty tham mưu cho giám đốc về mặt tổ chức nhân sự, đào tạo tuyển
dụng, phân phối thu nhập chính sách chế độ với người lao động , ngoài ra còn
thực hiện công tác hành chính, bảo vệ cơ quan, lễ tân, phục vụ chung.
* Phòng kế toán tài chính: Gồm 4 người là bộ phận trực thuộc giám đốc
công ty với chức năng tham mưu cho giám đốc thực hiện tốt công tác thống
kê hạch toán kế toán, lập các báo cáo tài chính theo quy định của nhà nước và
nghành than.
- Các phân xưởng :
* Phân xưởng cơ khí áp lực: Là phân xưởng chủ lực của công ty đảm bảo
nhận công việc chế tạo các loại bình sinh khí C
2
H
2,
, các loại nồi hơi, bình
chịu áp lực, phân xưởng gồm 60 cán bộ nhân viên.
* Phân xưởng sửa chửa: Đảm bảo nhận công việc chế tạo các loại kết cấu
thép thực hiện lắp đặt các dây chuyền thiết bị, nồi hơi theo đơn đặt hàng, sửa
chữa thiết bị máy móc phục vụ các mỏ trong ngành than và các đơn vị ngoài,
phân xưởng gồm 40 người.
SV :Vũ Thị Xim Lớp : KT
10
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề tốt nghiệp
Có thể khái quát bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
1.3. Đặc điểm tổ chức kế toán
1.3.1.Tổ chức bộ máy kế toán
*Phương thức tổ chức bộ máy kế toán

Để phù hợp với quy mô, đặc điểm kinh doanh và quản lý, phù hợp với
khả năng và trình độ của nhân viên kế toán, đồng thời xây dựng bộ máy kế
toán tinh giản nhưng đầy đủ về số lượng, chất lượng nhằm làm cho bộ máy kế
toán là một tổ chức thực hiện tốt mọi nhiệm vụ của công tác kế toán nói riêng
cũng như nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của toàn công ty nói chung. Công ty
cổ phần cơ khí và thiết bị áp lực – Than nội địa đã lựa chọn phương thức tổ
chức bộ máy kế toán tập trung.
SV :Vũ Thị Xim Lớp : KT
11
Giám đốc
Phân xưởng chế tạo áp lực
Phó giám đốc kinh
doanh
Phân xưởng cơ khí sửa chữa
Phó giám đốc kỹ
thuật
Phòng kỹ
thuật
Phòng kinh
doanh
XNK
Phòng kinh
doanh TH
Phòng kế
hoạch vật

Phòng kế
toán tài
chính
Phòng tổ

chức lao
động
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề tốt nghiệp
Theo phưong thức này, mọi hoạt động công tác kế toán được thực hiện ở
phòng kế toán từ việc thu thập, kiểm tra chứng từ ghi sổ chi tiết đến việc lập
báo cáo kinh tế. Bộ phận kế toán tài chính là cánh tay đắc lực của giám đốc.
Nó cung cấp thông tin về tình hình tài chính của công ty. Qua các số liệu kế
toán giúp ban giám đốc và các phòng ban chức năng nắm được tình hình hoạt
động của công ty để ra quyết định phù hợp. Toàn bộ công tác tài chính kế
toán đều được thực hiện chọn vẹn từ khâu đầu đến khâu cuối .
Bộ máy kế toán của công ty bao gồm nhiều phần hành có mối quan hệ
mật thiết với nhau. Có nhiệm vụ kiểm tra giám sát việc sử dụng tài sản, nguồn
vốn theo chế độ tài chính hiện hành, thông qua tình hình thu chi, doanh thu,
lợi nhuận, giám sát các kết quả hoạt động kinh doanh. Đồng thời thông qua
các khoản mục giá thành, giám sát tình hình hao phí lao động sống và lao
động vật hoá trong kỳ, cấp phát, vay mượn các chỉ tiêu vốn cố định, vốn lưu
động để giám sát tình hình thanh toán, chiếm dụng vốn của công ty.
Phòng kế toán gồm 4 người (Kế toán trưởng, 2 kế toán viên, và thủ quỹ)
được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban giám đốc công ty, tất cả đều được
đào tạo qua các truờng lớp chuyên ngành tài chính kế toán. Đứng đầu là kế
toán trưởng chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc công ty về công tác kế toán,
tài chính, báo cáo tài chính định kỳ.
SV :Vũ Thị Xim Lớp : KT
12
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề tốt nghiệp
Sơ đồ 3: Bộ máy kế toán của Công ty

Chức năng, nhiệm vụ theo từng phần hành kế toán
Phòng kế toán của công ty là nơi trực tiếp thực hiện công tác kế toán,
chức năng và nhiệm vụ của từng kế toán viên như sau :

* Kế toán trưởng:
Chịu trách nhiệm trước Nhà nước và cấp trên về mọi hoạt động tài chính
của Công ty, tham gia toàn bộ công tác kiểm tra và kiểm soát giúp giám đốc
thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý để đảm bảo tính pháp lý trong công tác
quản lý tài chính kế toán do Nhà nước đề ra trong nội bộ của Công ty, phản
ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đảm bảo nhận việc lập báo cáo
kế hoạch và báo cáo tài chính với cấp trên đúng thời hạn.
* Kế toán tổng hợp làm những công việc sau:
+ Kế toán vật tư hàng hoá, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm, kế toán tiêu thụ, xác định kết quả tổng hợp lên báo cáo kế toán.
+ Hàng tuần xuống kho thu nhận phiếu nhập, phiếu xuất vật tư về kiểm
tra tính hợp lý, hợp pháp cập nhật trên sổ kho vào Sổ chi tiết nguyên vật liệu.
Cuối tháng lập bảng kê nhập, xuất vật tư, hàng hoá lên bảng phân bổ số 2
SV :Vũ Thị Xim Lớp : KT
13
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ TOÁN TỔNG HỢP
Tiền lương
TSCĐ
Thống kê tổng hợp
- Kế toán tổng hợp, tập hợp chi phí và
tính giá thành sản phẩm
- Tiêu thụ
KẾ TOÁN THANH TOÁN
Tiền mặt, tiền gửi
Tạm ứng
Phải thu, phải trả khác
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề tốt nghiệp
(bảng phân bổ vật liệu công cụ, dụng cụ cho các đối tượng sử dụng), Bảng
tổng hợp Nhập – Xuất - Tồn và nhật ký chứng từ số 5 (ghi Có TK 331 phải

trả cho người bán).
+ Tổng hợp số liệu do các phần hành kế toán chi tiết cung cấp để tập hợp
toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty và tính giá thành của sản
phẩm. Cuối kỳ lên các bảng kê số 4, 5, 6, 7 và nhật ký chứng từ số 7.
+ Cuối kỳ căn cứ vào hoá đơn kiêm phiếu xuất kho phân loại sản phẩm,
hàng hoá tiêu thụ để lên các sổ chi tiết số 4, bảng kê số 3, 8, 10, 11 và nhật ký
chứng từ số 8.
* Kế toán thanh toán làm các phần hành kế toán sau:
Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kế toán lương, kế toán theo dõi
công nợ với người mua và kế toán các khoản phải thu, phải trả.
+ Kế toán thu chi tiền mặt: Quản lý các nghiệp vụ thu chi tài chính lên
nhật ký chứng từ số 1, bảng kê số 1.
+ Kế toán ngân hàng: Quản lý cho mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh qua
ngân hàng, giao dịch với ngân hàng vay vốn khi sản xuất kinh doanh có nhu
cầu. Lên nhật ký chứng từ số 2 và bảng kê số 2.
+ Kế toán lương: Cuối tháng căn cứ vào các chứng từ phân tích tính hợp
lý, hợp lệ của phòng tổ chức lao động và các phân xưởng để tính lương và lập
bảng phân bổ số 1 (phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội cho các đối tượng
sử dụng)
+ Kế toán công nợ: Theo dõi các khoản nợ phải thu, nợ phải trả, mở sổ
chi tiết theo dõi các khoản người mua nợ và các khoản tạm ứng, các khoản
phải thu phải trả khác: TK 138, 141, 338.
1.3.2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán

Chế độ kế toán áp dụng
Xuất phát từ điều kiện thực tế và điều kiện sản xuất kinh doanh công ty
đã lựa chọn và áp dụng hình thức tổ chức sổ kế toán “Nhật ký chứng từ”, thực
SV :Vũ Thị Xim Lớp : KT
14
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề tốt nghiệp

hiện chế độ kế toán theo quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐ kế toán ngày 1-11-
1995 do bộ tài chính ban hành.
Mỗi kế toán viên nói riêng, bộ phận kế toán nói chung đều phải tuân thủ
theo đúng chế độ kế toán của Công ty như sau:
- Niên độ kế toán từ ngày 01/01/ N đến ngày 31/01/N.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép sổ sách kế toán: VNĐ
- Phương pháp hạch toán tổng hợp vật liệu: Phương pháp kê khai thường xuyên.
- Phương pháp hạch toán chi tiết vật liệu: Phương pháp thẻ song song.
- Phương pháp xác định hàng tồn kho: Theo giá vốn.
- Phương pháp tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Hình thức tổ chức hệ thống sổ sách kế toán áp dụng
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty là Công ty có
mô hình sản xuất lớn, quy trình công nghệ cao, số lượng nghiệp vụ kinh tế
phát sinh nhiều diễn ra thường xuyên liên tục. Mặt khác, căn cứ vào trình độ
cũng như yêu cầu quản lý của Ban giám đốc và các kế toán viên, Công ty Cổ
phần Cơ khí và Thiết bị áp lực –Than nội địa đã lựa chọn và áp dụng hình
thức sổ kế toán " Nhật ký chứng từ ". Bởi lẽ, hình thức này thích hợp với mọi
doanh nghiệp lớn, số lượng nghiệp vụ nhiều và điều kiện kế toán thủ công tuy
nhiên đòi hỏi trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán phải cao. Vì vậy, Công ty
áp dụng hình thức này là phù hợp và là điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra
đối chiếu các sổ sách liên quan.
Theo hình thức “Nhật ký chứng từ “ kế toán nguyên vật liệu tại Công ty
Cổ phần Cơ khí và Thiết bị áp lực – Than nội địa được làm như sau:
+ Hàng ngày kế toán nguyên vật liệu căn cứ vào phiếu nhập kho kèm
theo Hóa đơn mua hàng, phiếu xuất kho hoặc Đơn đề nghị xuất nguyên vật
liệu bổ sung kèm theo Biên bản kiểm nghiệm và các chứng từ ở phòng vật tư
SV :Vũ Thị Xim Lớp : KT
15
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề tốt nghiệp

chuyển sang để làm căn cứ ghi vào Sổ chi tiết nguyên vật liệu. Sổ này được
mở hàng ngày dùng để theo dõi thường xuyên tình hình nhập, tình hình xuất
nguyên vật liệu và lượng tồn sau mỗi lần nhập – xuất. Sổ chi tiết nguyên vật
liệu gồm 13 cột, mỗi loại nguyên vật liệu được mở một tờ riêng để theo dõi
+ Định kỳ sau khi nhận được các chứng từ do Thủ kho gửi lên (phiếu
nhập kho, phiếu xuất kho) kế toán nguyên vật liệu tiến hành phân loại chứng
từ theo từng nghiệp vụ nhập – xuất và theo từng kho nguyên vật liệu rồi ghi
vào các sổ liên quan:
Đối với phiếu nhập:
Kế toán sử dụng “Bảng kê nhập nguyên vật liệu”. Sổ này gồm 11 cột
dùng để phản ảnh số lượng và giá trị của từng loại nguyên vật liệu theo từng
kho và theo từng lần nhập, phản ánh Nợ TK 152 đối ứng với các tài khoản
liên quan. Sổ này được ghi theo thứ tự thời gian của mỗi lần nhập.
Đối với phiếu xuất:
Kế toán nguyên vật liệu sử dụng “ Bảng kê xuất nguyên vật liệu ”. Sổ
này gồm 11 cột dùng để phản ánh số lượng và giá trị các loại nguyên vật liệu
theo từng lần xuất, phản ánh Nợ các tài khoản liên quan đối ứng với Có TK
152 được mở cho từng kho, chi tiết cho từng loại nguyên vật liệu và ghi theo
thứ tự thời gian của mỗi lần xuất.
+ Cuối mỗi tháng, kế toán nguyên vật liệu của Công ty phải lập 4 loại sổ
sau: Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn kho nguyên vật liệu; Nhật ký chứng từ
số 5; Bảng kê số 3; Bảng phân bổ nguyên vật liệu. Sau khi lập song các sổ
này, kế toán tiến hành ghi sổ cái TK 152 (Chi tiết theo từng loại nguyên vật
liệu). Mỗi loại nguyên vật liệu được mở một sổ cái riêng ( Sổ cái TK1521-
Nguyên vật liệu chính, Sổ cái TK1522-Nguyên vật liệu phụ, Sổ cái TK1523-
Nhiên liệu, Sổ cái TK1521- phụ tùng thay thế).
- “Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn kho nguyên vật liệu”. Bảng này được
lập dựa vào:
SV :Vũ Thị Xim Lớp : KT
16

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề tốt nghiệp
“Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn kho nguyên vật liệu” của tháng trước
“Bảng kê nhập nguyên vật liệu” của tháng này
“Bảng kê xuất nguyên vật liệu ” của tháng này
Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn kho nguyên vật liệu được mở cuối mỗi
tháng, gồm 11 cột. Sổ này dùng để phản ánh số lượng và giá trị nguyên vật
liệu tồn đầu tháng, nhập trong tháng, xuất trong tháng và tồn cuối tháng theo
từng loại nguyên vật liệu và từng nhóm nguyên vật liệu: nguyên vật liệu
chính, nguyên vật liệu phụ
- Nhật ký chứng từ số 5: Sổ này được lập căn cứ và Sổ chi tiết nguyên
vật liệu, bảng kê nhập nguyên vật liệu và Nhật ký chứng từ số 1 cùng tháng
lập sổ. Sổ này gồm 17 cột được mở vào cuối mỗi tháng, dùng để phản ánh giá
trị nhập nguyên vật liệu và khả năng thanh toán cho nhà cung cấp, phản ánh
Nợ TK 152 (chi tiết tùng loại nguyên vật liệu) đối ứng với có TK 331, Nợ TK
331 đối ứng với Có TK 111,112 , phản ánh số dư đầu tháng và cuối tháng tài
khoản 331. Sổ này theo dõi chi tiết theo từng nhà cung cấp.
- Bảng kê số 3:
Do đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty Cổ phần Cơ khí và Thiết bị áp
lực – Than nội địa là một số vật liệu mua về không qua kho mà xuất thẳng
đến phân xưởng sản xuất nên kế toán nguyên vật tư không sử dụng giá hạch
tóan. Công ty sử dụng bảng kê số 3 với mục đích là để tổng hợp số liệu
nguyên vật liệu tồn kho đầu tháng, nhập trong tháng, xuất dùng trong tháng
và tồn kho cuối tháng phục vụ cho công tác quản lý vật tư, chứ không phải sử
dụng bảng kê số 3 với đúng nghĩa của nó là tính giá trị thực tế nguyên vật liệu
Sổ này được lập căn cứ vào Nhật ký chứng từ số 5, Bảng kê xuất nguyên
vật liệu. Sổ này gồm 9 cột dùng để phản ánh giá trị thực tế nguyên vật liệu dư
đầu tháng, nhập trong tháng, xuất dùng trong tháng, tồn cuối tháng
- Bảng phân bổ nguyên vật liệu:
Trên cơ sở xuất dùng trong tháng trên Bảng kê số 3 kế toán tiến hành
phân bổ nguyên vật liệu cho các đối tượng sử dụng. Kế toán nguyên vật liệu

SV :Vũ Thị Xim Lớp : KT
17
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề tốt nghiệp
căn cứ vào kế hoạch sản xuất của phòng vật tư, Bảng kê xuất nguyên vật liệu
và Sổ chi tiết nguyên vật liệu để lập Bảng phân bổ nguyên vật liệu. Sổ này
dùng để phản ánh giá trị thực tế nguyên vật liệu xuất dùng chi tiết cho từng tổ
sản xuất và theo từng khoản mục chi phí nguyên vật liệu: Chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp – TK 621, Chi phí nhân công trực tiếp – TK 622, Chi phí sản
xuất chung – TK 627, Chi phí quản lý doanh nghiệp – TK 642, Chi phí bán
hàng – TK 641.
- Sổ cái :
Sổ cái nguyên vật liệu gồm có Sổ cái TK1521, Sổ cái TK1522, Sổ cái
TK1523, Sổ cái TK1524. Sổ này được lập căn cứ vào số liệu trên Nhật ký
chứng từ số 5, Bảng kê số 3, Bảng phân bổ nguyên vật liệu. Sổ này dùng để
phản ánh số dư đầu năm, số dư đầu tháng, số phát sinh trong tháng, số dư cuối
tháng và được mở chi tiết theo từng tháng.
Sau khi ghi sổ song, kế toán nguyên vật liệu tiến hành kiểm tra đối chiếu
số liệu giữa các sổ sách. Nếu không thấy có sự sai lệch nào, kế toán tiến hành
khóa sổ.
SV :Vũ Thị Xim Lớp : KT
18
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề tốt nghiệp
Hệ thống luân chuyển chứng từ kế toán nguyên vật liệu được khái quát
bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ 4: Trình tự ghi sổ kế toán nguyên vật liệu theo hình thức “Nhật
ký chứng từ” tại Công ty
SV :Vũ Thị Xim Lớp : KT
19
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng

Quan hệ đối chiếu
Bảng tổng hợp :
- Bảng tổng hợp nhập
- xuất - tồn vật tư.
- Bảng phân bổ nguyên
vật liệu.
CHỨNG TỪ GỐC :
- Phiếu nhập, phiếu xuất,…
Hoá đơn GTGT
- Đơn đề nghị xuất NVL bổ sung.

Bảng kê:
-Bảng kê nhập NVL
-Bảng kê xuất NVL
-Bảng kê số 3
Nhật ký chứng từ:
-Nhật ký chứng từ số 5
-Nhật ký chứng từ số 1
-Nhật ký chứng từ số 2
-Nhật ký chứng từ số 7
Sổ cái
-Sổ cái TK1521
- Sổ cái TK1522
- Sổ cái TK1523
- Sổ cái TK1524
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
THẺ VÀ SỔ KẾ TOÁN CHI
TIẾT:
- Sổ chi tiết nhập - xuất - tồn vật tư
Trng i hc Kinh t Quc dõn Chuyờn tt nghip

PHN II
THC TRNG K TON NGUYấN VT LIU CễNG TY
C PHN C KH V THIT B P LC THAN NI A
I. Phân loại nguyên vật liệu và tài khoản sử dụng
Trong cỏc doanh nghip sn xut vt liu bao gm rt nhiu loi, nhiu
th cú tớnh nng lý hoỏ khỏc nhau, cú cụng dng v mc ớch khỏc nhau.
Chớnh vỡ vy, mun qun lý mt cỏch cht ch v t chc hch toỏn vt liu
c thun tin, chi tit ti tng loi, tng th vt liu phc v cho nhu cu
qun tr doanh nghip thỡ cn thit tin hnh phõn loi nguyờn vt liu.
Phõn loi nguyờn vt liu c hiu l vic sp xp vt liu thnh tng
loi ,tng nhúm theo cựng mt tiờu thc nht nh. Yờu cu l cn phi khoa
hc, hp lý v phự hp vi cỏc c im riờng ca tng loi doanh nghip,
phi ỏp ng c yờu cu ca cụng tỏc qun lý v hch toỏn nguyờn vt liu.
Thc t ti Cụng ty, nguyờn vt liu khụng ch cú mt loi m cú rt nhiu
loi, nhiu th nguyờn vt liu c phõn loi c th nh sau:
+ Vt liu chớnh (s dng TK 1521): L i tng ch yu cu thnh nờn
thc th vt cht ca sn phm bao gm : thộp tm, thộp trũn, sau quỏ trớnh
gia cụng, ch bin s thnh thc th vt cht ch yu ca sn phm.
+ Vt liu ph (s dng TK 1522): L nhng vt liu ph tr trong sn
xut c kt hp vi vt liu chớnh to ra mu sc hớnh dỏng, kớch c ca
sn phm phc v nhu cu cụng ngh k thut nh: Sn
+ Nhiờn liu (s dng TK 1523): L nhng th vt liu cú tỏc dng cung
cp nhit nng cho quỏ trỡnh sn xut kinh doanh gm cú: xng, du diezel
Cú tỏc dng cung cp nhit lng cho cỏc loi mỏy múc trong quỏ trỡnh sn
xut, ngoi ra cũn cú bỳa, m lt phc v sn xut sn phm chớnh, ú l
cng c dng c.
SV :V Th Xim Lp : KT
20
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề tốt nghiệp
+ Phụ tùng thay thế (sử dụng TK 1524): Là các chi tiết, bộ phận dùng để

thay thế sửa chữa máy móc, thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải bao gồm:
Lốp xe, vòng bi
+ Phế liệu (sử dụng TK 1528): gồm những loại nguyên vật liệu đã xuất
khỏi kho cho phân xưởng sản xuất nhưng trong quá trình sản xuất nguyên vật
liệu không thể cấu thành lên sản phẩm.
Công ty sử dụng hệ thống hệ thống tài khoản kế toán do Bộ tài chính
ban hành theo quyết định số 1141 – TC/CĐKT ngày 1/11/1995 và có sửa đổi
bổ sung theo chuẩn mực kế toán Việt Nam mới ban hành.
Với phương pháp hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp KKTX
và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ mà công ty áp dụng, khi ghi
sổ ngoài việc sử dụng tài khoản trên kế toán nguyên vật liệu còn sử dụng các
tài khoản sau:
TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”: phản ánh các chi phí về
nguyên vật liệu dùng trực tiếp để chế tạo sản phẩm. TK 621 được chi tiết
thành 2 tài khoản cấp 2:
TK 621.1: chi phí trực tiếp nguyên vật liệu chính
TK 621.2: chi phí trực tiếp nguyên vật liệu phụ
TK 111 “Tiền mặt”, TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”, TK 331 “Phải trả
cho người bán”, TK 1331 “Thuế GTGT được khấu trừ”, TK 154 “Chi phí
sản xuất kinh doanh dở dang”, TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”, TK
627 “Chi phí sản xuất chung”, TK 641 “Chi phí bán hàng”, TK 642 “Chi phí
quản lý doanh nghiệp”….
Các tài khoản này được chi tiết theo từng đối tượng cụ thể nhằm phù
hợp với yêu cầu quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
SV :Vũ Thị Xim Lớp : KT
21
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề tốt nghiệp
II. KẾ TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ
KHÍ VÀ THIẾT BỊ ÁP LỰC – THAN NỘI ĐỊA TRONG THÁNG 2 NĂM 2007
1. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại kho.

Công ty Cổ phần Cơ khí và ThiÕt bi áp lực – Than nội địa hạch toán chi
tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song. Phương pháp này được
tiến hành đồng thời tại bộ phận kế toán và bộ phận kho. Nhưng ở kho chỉ theo
dõi sự biến động về số lượng nguyên vật liệu. Còn ở phòng kế toán sẽ theo
dõi chi tiết sự biến động về nguyên vật liệu cả về mặt số lượng và về mặt giá
trị. Nhiệm vụ cụ thể của thủ kho và các nhân viên phục vụ trong kho phải bảo
quản toàn vẹn cả về số lượng và chất lượng cuả nguyên vật liệu trong bất kỳ
thời điểm nào để kịp thời cấp phát cho các đơn vị sản xuất, đảm bảo cho quá
trình sản xuất được liên tục tránh tình trạng ngừng sản xuất vì thiếu vật liệu.
Hàng ngày căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho để ghi vào thẻ kho
theo chỉ tiêu số lượng. Sau đó thủ kho chuyển toàn bộ các phiếu xuất, phiếu
nhập kho cho kế toán nguyên vật liệu ghi vào sổ chi tiết nguyên vật liệu
1.1 Thủ tục nhập kho nguyên vật liệu
Dựa vào kế hoạch sản xuất trong tháng, phòng vật tư chịu trách nhiệm
mua nguyên vật liệu để đáp ứng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong tháng.
Khi nguyên vật liệu về đến Công ty cùng với các giấy tờ liên quan của bên
xuất bán, Thủ kho và đại diện phòng kỹ thuật kiểm tra quy cách, chủng loại,
chất lượng, số lượng…rồi lập Biên bản kiểm nghiệm (Biểu 01). Sau đó phòng
vật tư sẽ căn cứ vào hoá đơn (Biểu 02) hoặc hợp đồng nếu có của người bán;
biên bản kiểm tra chất lượng, số lượng của Công ty mình… nếu thấy đúng
theo quy định thì phòng vật tư tiến hành lập Phiếu nhập kho (Biểu 03). Phiếu
này cần lập rõ ràng đầy đủ các khoản mục cần thiết.
“Phiếu nhập kho” được lập thành 3 liên (có đầy đủ chữ ký của Thủ kho,
người giao hàng, phụ trách công ty, thủ trưởng đơn vị):
+ Liên 1: Bộ phận vật tư lưu
SV :Vũ Thị Xim Lớp : KT
22
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề tốt nghiệp
+ Liên 2: Giao cho Thủ kho giữ để ghi vào Thẻ kho, định kỳ gửi lên cho
kế toán chi tiết vật liệu.

+ Liên 3: Giao cho người mua để thanh toán.
Dựa trên “Phiếu nhập kho”, người đi mua vật tư đề nghị Thủ kho cho
nhập kho. Nguyên vật liệu sau khi đã hoàn thành thủ tục nhập kho, Thủ kho
sắp xếp đúng nơi quy định, đảm bảo tính khoa học hợp lý, đảm bảo đúng yêu
cầu bảo quản của từng loại nguyên vật liệu để tiện cho việc theo dõi tình hình
Nhập – Xuất – Tồn kho.
Trích nguồn tài liệu tại Công ty trong tháng 2/2007 như sau:
SV :Vũ Thị Xim Lớp : KT
23
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề tốt nghiệp
Biểu số 01:
Công ty Cổ phần Cơ khí và Thiết bị
áp lực – Than nội địa
Địa chỉ: TT Yên viên-G.Lâm-Hà nội
Mẫu 05 –VT
Ban hành theo QĐ số
114 – TC/QĐ/CĐKT
BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM
Số 08 ngày 11/02/2007
Căn cứ vào hoá đơn số 033915 ngày 10/02/2007 của Công ty Gang Thép
Thái nguyên
Ban kiểm nghiệm vật tư gồm:
Ông : Nguyễn Khắc Tú đại diện phòng kỹ thuật
Bà : Nguyễn Thị Thảo - Thủ kho
Đã kiểm nghiệm vật tư dưới đây
TT
Tên nhãn
hiệu quy
cách
Mã số

Phương
thức kiểm
nghiệm
VT
Số
lượng
theo
chứng
từ
Kết quả kiểm tra
Số lượng đúng
quy cách phẩm
chất
Số lượng không
đúng quy cách
phẩm chất
Thép tròn Φ 4
Kg
16.000 16.000 0

0

0

Đại diện phòng kỹ thuật Thủ kho Trưởng ban
SV :Vũ Thị Xim Lớp : KT
24
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Chuyên đề tốt nghiệp
Biểu số 02:
HOÁ ĐƠN

GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 2 (Giao khách hàng)
Ngày 10/02/2007
Mẫu số: 01 GTKT – 3LL
GT/2005B
33915

Đơn vị bán hàng : Công ty Gang Thép Thái Nguyên
Địa chỉ : 112 Trần phú – TP Thái Nguyên
Số tài khoản : 4600346712
Điện thoại: MS: 102010000442798
Họ tên người mua hàng : Nguyễn Hoàng Nam
Đơn vị : Công ty Cổ phần Cơ khí và Thiết bị áp lực – Than nội địa.
Địa chỉ : Thị Trấn Yên Viên - Gia Lâm – Hà Nội
Hình thức thanh toán: TM/CK . MS: 01001000150131
TT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3 =1 x 2
1
Thép tròn Φ 4
Kg 16.000 5.238 83.808.000
Cộng tiền hàng 83.808.000
Thuế suất GTGT: 5% 4.190.400
Tổng tiền thanh toán 87.998.400
Số tiền viết bằng chữ: trám mươi bảy triệu chín trăm chín mươi tám
nghìn bốn trăm đồng.
Người mua hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Thủ trưởng đơn vị

(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
SV :Vũ Thị Xim Lớp : KT
25

×