Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Cẩm nang kinh doanh ngoại hối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.43 KB, 9 trang )

Cẩm nang kinh doanh ngoại hối
1. Bắt đầu với những kiến thức giao dịch cơ bản. Thật ngạc nhiên tại sao nhiều người đặt
lệnh chơi mà không hiểu họ đang làm gì. Để lên được mức chuyên gia trong lĩnh vực
kinh doanh và trở thành 1 trong số những người thành cơng bạn phải có hiểu biết thấu
đáo rằng bạn đang thực hiện và mong chờ những gì. Điều này khơng đồng nghĩa với việc
bạn phải có bằng cấp cao từ 1 trường Đại học uy tín về tài chính – thị trường không quan
tâm đến bằng cấp của bạn.
2. Giao dịch ngoại hối là trị chơi có tổng bằng 0. Đối với 1 giao dịch bán sẽ có 1 giao
dịch mua. Nếu thị trường có 80% số người kì vọng giá lên thì sẽ có 20% số người kì
vọng giá xuống. Điều này có nghĩa là 20% số người đó sẽ nắm quyền lực tài chính tương
đương với 80% số người còn lại, và do họ nắm dòng tiền một cách tập trung hơn nên sẽ
có những lợi thế lớn hơn và có thể tác động mạnh đến giá hơn số 80% kia.
3. Không ai mạnh hơn thị trường.
4. Thử thách không phải là tác động vào thị trường, mà là “đọc” được thị trường. Bạn
phải học cách “Lướt trên những con sóng” thay vì đương đầu với nó.
5. Giao dịch dựa trên những xu hướng thị trường thay vì chỉ tập trung xác định điểm cao
nhất và thấp nhất của giá
6. Cố gắng đón đầu điểm đỉnh và điểm đáy của thị trường là một trong số những sai lầm
phổ biến trong giao dịch tiền tệ. Nếu bạn muốn giao dịch với điềm cao nhất và điểm thấp
nhất, bạn phải chờ đến tỉ giá thật sự đã lên đến đỉnh hoặc xuống đáy thị trường trước khi
bạn đặt lệnh. Chiến lược cố gắng đạt đến mức tối đa trong Forex rất mạo hiểm, trong khi
việc có kế hoạch dự đoán đâu là điểm dừng sẽ mang lại tiềm năng lợi nhuận và giảm
thiểu rủi ro cho bạn.
7. Có ít nhất 3 xu hướng của thị trường : xu hướng tăng, xu hướng giảm và xu hướng ổn
định. Bạn phải có chiến lược riêng cho từng xu hướng.
8. Đứng ngoài thị trường cũng là 1 trong những chiến lược cần thiết của bạn.
9. Mua nhanh bán nhanh khi thị trường có khuynh hướng lên hoặc xuống.
10. Đừng chọn mua bán những loại tiền bị tác động chậm từ phía thị trường.
11. Những xu hướng tăng giảm kiểu mẫu luôn luôn tồn tại, chỉ đơn thuần là cái nào trội
hơn. Chẳng hạn khi thị trường lên, bạn vẫn có thể dễ dàng đặt lệnh bán cao hơn bằng việc
hủy bỏ lệnh bán trước đó. Hãy giao dịch theo xu hướng thị trường.


12. Một dấu hiệu mua kết thúc bằng một dấu hiệu bán và ngược lại.
13. Tiếp tục lệnh khi thấy lợi nhuận và ngừng ngay khi có tín hiệu bắt đầu thua lỗ.
14. Tiếp tục lệnh khi thấy lợi nhuận nhưng không được quá tham lam. Một khi bạn cảm
thấy lợi nhuận đem lại đã khả quan, hãy cân nhắc việc rút ra khỏi thị trường và nếu muốn
tiếp tục có thể bắt đầu một lệnh giao dịch mới. Thường thì bạn ln mong muốn giao
dịch của mình sẽ kết thúc với một khoản lợi nhuận như “trúng số độc đắc” nhưng điều đó
hồn tồn viển vơng. Đừng giữ lệnh đặt quá lâu và kết thúc bằng việc trả lại cho thị
trường toàn bộ lợi nhuận bạn đã thu được.
15. Sử dụng những công cụ bảo vệ “stop-loss” và “limit” để giúp bạn giới hạn lỗ.
16. Luôn đặt lệnh ‘chặn lỗ” ( stop-loss) trong các giao dịch của bạn và khơng bao giờ
ngồi nhìn tài khoản của bạn bị tụt giảm. Hầu hết các nhà đầu tư khi thua lỗ thường sẽ cho
giao dịch tiếp tục chạy với mong muốn thị trường sẽ “đổi chiều” theo của họ, nhưng
đáng tiếc là, nó chỉ làm cho họ càng bị thua lỗ thêm. Bạn sẽ thắng và cũng sẽ thua. Đơn
giản học cách giảm thiểu lỗ, rút ra khỏi thị trường khi rủi ro cao và chờ cơ hội đặt lệnh
tiếp theo. Nếu bạn sai lầm, học hỏi từ thất bại và không tiếp tục sai lầm lần nữa. Để tránh


thua lỗ, hãy rèn cho mình thói quen xác lập mục tiêu lợi nhuận cũng như giới hạn rủi ro
có thể chấp nhận cho mỗi giao dịch trước khi bắt đầu vào đặt lệnh thị trường. Sau đó đặt
lệnh “stop-loss” ở 1 mức giá thích hợp - nhưng khơng q mỏng ( bạn sẽ bị đóng lệnh
sớm ) để bạn đủ duy trì cuộc chơi trước khi thị trường chuyển hướng theo chiều bạn
mong muốn. Đặt lệnh chặn lỗ là 1 trong những chiến lược hiệu quả nhất.
17. Tránh sử dụng những cơng cụ bảo vệ mà khơng có kế hoạch rõ ràng.
18. Việc ngăn chặn thua lỗ là 1 nghệ thuật. Người giao dịch phải kết hợp sử dụng phân
tích kĩ thuật dựa vào đồ thị tỉ giá và kĩ năng quản lý vốn.
19. Phân tích những thất bại của bạn và rút ra bài học từ nó. Tất cả những bài học của bạn
đều đắt giá, và bạn phải trả tiền cho nó. Hầu hết các nhà giao dịch khơng chịu rút kinh
nghiệm từ sai lầm bởi vì họ khơng thích nhắc đến nó.
20. Chấm dứt lệnh ngay khi có những dấu hiệu bất ổn, bạn phải giảm thiểu thua lỗ tối đa.
21. Tồn tại! Trong thị trường forex, người đứng vững cho đến khi có những đợt “biến

động” lớn của thị trướng sẽ là người thành công.
22. Nếu bạn là “lính mới”, hãy là người giao dịch nhỏ ( tài khoản mini) trong 1 thời gian
thử thách, đủ để có khả năng phân tích thị trường “xấu’ và “tốt”. Bạn chỉ có thể rút kinh
nghiệm từ những quyết định sai lầm của mình.
23. Đừng giao dịch ngoại hối khi bạn khơng muốn tìm hiểu và khơng quan tâm về tài
chính, vì chính thị trường, chứ khơng phải tiềm lực tài chính của bạn sẽ quyết định bạn
tồn tại hay không. Nhưng nếu bạn không đủ tiền, bạn cũng không thể tồn tại khi thị
trường chống lại bạn.
24. Hãy khách quan và loại bỏ tính chủ quan trong của bạn.
25. Sử dụng những nguyên tắc quản lý tiền.
26. Việc quản lý tài chính sẽ giúp người giao dịch tồn tại trong ngắn hạn và đủ để đạt đến
mục tiêu lợi nhuận trong dài hạn.
27. Đa dạng hóa, nhưng khơng lạm dụng nó.
28. Sử dụng ít nhất 3 cơng cụ chỉ số để phân tích.
29. Tính tốn rủi ro trước khi đặt lệnh, và đừng để yếu tố rủi ro cao trong thời gian dài.
30. Không giao dịch bốc đồng, phải có kế hoạch.
31. Phải có mục tiêu rõ ràng và khách quan.
32. 5 bước để tạo 1 giao dịch có hệ thống :
a) Đưa ra tiêu chí giao dịch
b) Chuyển nó thành qui tắc khách quan
c) Kiểm tra dựa trên biểu đồ
d) Thử nghiệm trên tài khoản ảo
e) Đánh giá kết quả
33. Lên kế hoạch hoạt động và thực thi kế hoạch đó.
34. Giao dịch với 1 kế hoạch rõ ràng – không phải với hi vọng, sự tham lam và sợ hãi.
Xác định điểm nào bạn tham gia, độ rủi ro đến bao nhiêu và điểm lợi nhuận của bạn.
35. Theo sát kế hoạch. Một khi lệnh và các công cụ hỗ trợ được đặt, đừng hủy nó trừ khi
những có những lý do thuyết phục làm thay đổi vị thế hiện tại của bạn.
36. Tất cả các giao dịch thành công đều theo 3 nhân tố chính : dự đốn tỉ giá, xác định
thời điểm thích hợp và quản lý tiền. Dự đoán tỉ giá giúp bạn xác định xu hướng thị

trường. Thời điểm thích hợp giúp bạn xác định điểm đặt lệnh và điểm đóng. Quản lý tiền
giúp bạn xác định bao nhiêu là vừa đủ cho cuộc giao dịch
37. Đừng do dự về hệ thống do bạn thiết lập. Hãy giao dịch dựa trên nó mỗi khi có tín


hiệu tốt.
38.Hệ thống thiết lập của bạn dựa trên xu hướng tăng của thị trường sẽ khác với hệ thống
khi xu hướng giảm.
39. Lên kế hoạch trước khi tham gia thị trường để loại bỏ những yếu tố cảm xúc của bạn.
Xác định điềm vào, điểm rút lui, và mục tiêu. Theo sát nó trong từng thay đổi nhỏ của thị
trường trong suốt thời gian giao dịch. Lợi nhuận sẽ đến với những ai hành động, chứ
không phải phản ứng lại với thị trường. Không nên thay đổi trong quá trình giao dịch trừ
khi bạn có lý do thật xác đáng.
40. Kiểm tra mỗi thứ 2 lần.
41. Luôn luôn dựa trên những giả thiết thực tế. Hoạt động giao dịch là dựa vào giả
thiết chứ không phải sự chắc chắn. Bạn có thể ra quyết định “đúng” nhưng thị trường có
thể sẽ chống lại bạn. Điều này khơng có nghĩa là bạn “sai”, chỉ là một trong nhiều giao
dịch bạn phải chấp nhận, và trên giả thiết, bạn đã đi vào mặt trái của kế hoạch bạn đặt ra.
Đừng kì vọng là bạn không gặp phải những giao dịch “xấu” – Đây phải là một phần của
kế hoạch và bạn không được bỏ qua chúng.
42. Mốc để bạn bắt đầu phân tích thị trường là việc xác định xu hướng chung của thị
trường.
43. Chỉ giao dịch với 1 chiến lược mà bạn đánh giá cao nhất.
44. Khi bạn xác định vị trí thị trường, hãy theo hướng dẫn sau
a) Bắt đầu bằng những thắng lợi nhỏ. Người giao dịch thành công là người thông minh
hơn sau mỗi lần giao dịch
b) Chỉ xác định những vị trí có tiềm năng
c) Đừng đặt mình vào bất lợi. Một trong những qui tắc quản lý giao dịch mà bạn phải
tuân thủ là “Không bao giờ đặt mình vào vị thế giao dịch bất lợi”. Người đầu tư luôn chia
thành 2 loại: thành công và thất bại, và nếu bạn giao dịch khởi đầu như là một người thất

bại, cơ hội để lật ngược lại sẽ nhỏ hơn và rủi ro cao hơn. Điều cần thiết để trở thành
người thành công là loại trừ thất bại, vậy tại sao không đợi đến khi thị trường thật sự có
tiềm năng cho bạn tham gia. Nếu bạn tuân thủ điều này bạn sẽ thấy thị trường sẽ mở rộng
hơn với bạn.
d) Cịn nếu khơng thì trong nhiều trường hợp giao dịch sẽ đụng đến điểm chấm dứt lệnh
của bạn và sau đó sẽ quay ngược lại và bạn sẽ cảm thấy mình thiếu may mắn. Cho dù kết
quả thế nào, đừng bao giờ để rơi vào thế “thất bại” và mong rằng thị trường sẽ sớm đổi
chiều. Yếu tố của thành công là giảm thiểu rủi ro tối đa có thể chấp nhận được.
e) Điều chỉnh các biện pháp bảo vệ của bạn phù hợp với điểm chấm dứt lệnh.
45. Quản lý rủi ro
a) Đừng để rủi ro quá 3-4% nguồn vốn của bạn trong tất cả các giao dịch
b) Dự tính trước điểm kết thúc trước khi giao dịch
c) Nếu bạn rơi vào điểm lỗ đã dự tính , ngừng ngay giao dịch, đánh giá điều gì đã dẫn đến
sai lệch, và đợi cho đến khi bạn lấy lại tự tin cho một giao dịch mới.
Thời gian là tất cả. Xác định điểm đúng của thị trường chỉ là một phần trong giải quyết
vấn đề. Thời gian để vào và ra thị trường đúng thời điểm trong ngày, thậm chí chênh
nhau từng phút, là sự khác biệt giữa người thắng và kẻ thua.
46. Không giao dịch một cách hốt hoảng. Không được giao dịch nếu bạn phải thực hiện
nó để lấy tiền trả cho một hóa đơn cuối tháng. Nếu bạn phải trả 1 khoản nào đó mỗi tháng
hoặc bạn sẽ gặp rắc rối về tài chính sẽ là ngun nhân làm cho bạn khó tuân thủ những
qui tắc, mục tiêu giao dịch, và sẽ dễ gặp khủng hoảng. Giao dịch tiền tệ là việc chấp nhận


rủi ro có thể để qua đó thu được lợi nhuận. Thị trường, phương thức và thời gian giao
dịch là dựa trên quyết định của bạn. Không giao dịch nếu bạn cần tiền để thanh tốn nợ.
Khơng giao dịch nếu hoạt động kinh doanh và khoản chi phí của bạn không được đảm
bảo bằng những nguồn thu khác. Nếu không điều này chỉ làm cho bạn thêm căng thẳng
và tác động xấu đến việc ra quyết định chuẩn xác.
47. Hiểu rõ tại sao bạn tham gia thị trường. Giết thời gian? Làm 1 cái gì đó to lớn? Nếu
bạn thành thật trả lời câu hỏi này, bạn sẽ xác định được con đường thành công trong thị

trường Forex.
48. Đừng bao giờ để tài khoản của bạn phải chạm đến “margin call” ( điểm gọi vốn ),
đừng mạo hiểm với số tiền lời bạn có.
49. Đóng hết các lệnh đang lỗ khi bạn xác định được lệnh có lời.
50. Ngoại trừ những giao dịch ngắn hạn, bạn nên ra quyết định một cách khách quan
nhất.
51. Lên kế hoạch trong dài hạn để thực hiện từng bước trong ngắn hạn.
52. Đánh giá lịch sử biến động hàng ngày để xác định điểm vào và điểm ra.
53. Bắt đầu bằng những giao dịch biến động trong ngày trước khi đến với biến động dài
hạn
54. Không giao dịch theo thời gian. Giao dịch theo mơ hình Pattern: Mơ hình revesal, mơ
hình Exhaustion , và mơ hình breakaway ln xuất hiện. Học cách thấy được mơ hình
trong mọi giao dịch.
55. Cố gắng lờ đi trạng thái thông thường: không quá tin tưởng vào những tin tức trên
báo đài một cách cứng nhắc.
56.Luôn làm bài tập đánh giá mỗi khi có biến động lớn. Bạn sẽ khơng thể biết điều gì gây
nên sự biến động tiền tệ bất ngờ.
57. Hãy học cảm giác thoải mái khi đưa ra quyết định trong nhóm số ít. Nếu bạn đúng
trong thị trường, có nghĩa là hầu hết mọi người đi ngược lại bạn ( 80% người thua, 20%
người thắng)
58. Phân tích kĩ thuật là một kĩ năng sẽ được phát triển theo bề dày kinh nghiệm và sự
học hỏi. Luôn là một người học hỏi và không ngừng học tập.
59. Chú ý với tất cả những “mách nước” và thông tin nội bộ. Hãy chờ đợi đến khi thị
trường biến động để xác định thơng tin bạn có là đúng hay sai , và sau đó hãy đặt lệnh
theo xu hướng hiện thời.
60. Mua tin đồn, bán thông tin “Buy the rumor, sell the news
61. K.I.S.S – Keep It Simple Stupid , phức tạp hơn khơng có nghĩa là tốt hơn mà ngược
lại.
62. Thời gian là nhân tố quyết định trong giao dịch tiền tệ.
63. Thời gian là tất cả. Xác định điểm đúng của thị trường chỉ là một phần trong giải

quyết vấn đề. Thời gian để vào và ra thị trường đúng thời điểm trong ngày, thậm chí
chênh nhau từng phút, là sự khác biệt giữa người thắng và kẻ thua.
64. Chiến lược “mua và giữ” không tồn tại trong thị trường forex.
65. Khi mở 1 tài khoản với người môi giới, không chỉ cân nhắc khoản tiền đầu tư, bạn
còn cần quyết định khoản thời gian đầu tư. Điều này giúp bạn duy trì vốn của mình, và
tránh tư tưởng kiểu Las Vegas “ Tốt, tơi sẽ chơi cho đến khi tôi hết tiền”. Kinh nghiệm
cho thấy những ai tồn tại trong khoảng thời gian dài sẽ bắt đầu hiểu được phương thức
kiếm tiền.
66. Mang theo laptop bên bạn, và luôn ghi lại những thông tin thị trường đáng chú ý. Lưu


lại tất cả những thay đổi về thị trường, tỉ giá, nhận xét của bạn, lệnh đặt mua bán, và cả
ghi chú nữa. Đọc lại nó thường xuyên, và sử dụng nó để đánh giá khả năng của bạn.
67. Đừng tính lợi nhuận trên 20 giao dịch đầu tiên của bạn. Hãy giữ chính xác tỉ lệ %
thắng lợi mà bạn đạt được. Một khi bạn biết rõ định hướng của mình, lợi nhuận sẽ được
tăng lên với việc đánh nhiều lot hơn và đa dạng hơn trong việc sử dụng các lệnh hỗ trợ.
Hay nói cách khác, đây sẽ là thời gian bạn quan tâm nhiều hơn đến việc quản lý tài chính.
68.“Rome khơng xây trong 1 ngày” và khơng có bước nhảy vọt nào chỉ trong 1 ngày.
69. Khơng giao dịch q giới hạn.
70. Ln có 2 tài khoản. 1 tài khoản thật và 1 tài khoản ảo. Việc học tập sẽ không ngừng
lại khi bạn bắt đầu chơi thật sự. Hãy giữ tài khoản ảo và sử dụng nó để kiểm tra độ nhạy
thị trường, các lệnh hỗ trợ…
71. Kiên nhẫn luôn quan trọng không chỉ trong việc chờ đợi đúng thời cơ mà còn trong
việc duy trì cuộc chơi.
72. Nếu bạn mê tín, đừng chơi khi có điều gì đó tác động đến bạn
73. Việc phân tích kĩ thuật là nhằm nghiên cứu hoạt động của thị trường thơng qua biểu
đồ, nhằm mục đích dự đốn xu hướng thị trường
74. Biểu đồ thể hiện tâm lý và xu hướng tăng giảm của thị trường
75. Mục đích của việc thiết lập biểu đồ tỉ giá biến động của thị trường nhằm nhận diện xu
hướng tăng giả__________m tiếp teo của thị trường qua đó giúp cho việc giao dịch được dúng

hướng.
76. Phân tích cơ bản nghiên cứu nguyên nhân của sự biến động thị trường, trong khi phân
tích kĩ thuật đánh giá tác động của sự biến động đó.
77. Giá cả hàng hóa leo thang biểu hiện cho một nền kinh tế nóng và là nguyên nhân của
lạm phát. Hàng hóa sụt giá cho thấy nền kinh tế yếu và lạm phát yếu.
78. Ở vùng nào có hoạt động giao dịch kinh doanh và trao dổi ngoại tệ nhiều thì nơi đó
quan trọng.
79. Có 3 quyết định cuối cùng của một người giao dịch : mua, bán và đứng ngoài. Mua
khi thị trường lên, bán khi thị trường xuống. Nhưng quyết định thông minh nhất khi thị
trường không có xu hướng rõ rệt là lựa chọn thứ 3 – đứng ngồi.
80. Các dịng chảy của tiền ln có quan hệ mật thiết. Một khi có sự biến động từ 1 điểm
nào đó trong dịng chảy, giá cả sẽ dịch chuyển theo hướng cân bằng với độ rộng của dịng
chảy. Vì thế, người giao dịch cần thiết đánh giá độ rộng của thị trường và từ đó đánh giá
tác động bên ngồi vào dịng tiền đó.
81. Mơ hình pattern càng lớn, tiềm năng lợi nhuận càng cao. Chúng ta sử dụng từ “lớn”
để thể hiện chiều cao và độ rộng của xu hướng quan trọng. Chiều cao thể hiện sự biến
động của mơ hình. Độ rộng thể hiện thời gian cần thiết từ lúc khởi đầu đến khi kết thúc
một mơ hình. Mơ hình có qui mơ càng lớn – độ dao động của giá trong phạm vi mô hình
càng cao và khoảng thời gian càng dài – vai trị của mơ hình càng quan trọng và tiềm
năng lợi nhuận trong việc dự doán giá càng cao.
82. Sự phá vỡ của các xu hướng quan trọng. Tín hiệu của một sự dổi chiểu xu hướng
thường là sự phá vỡ các xu hướng quan trọng. Nhưng tuy nhiên, sự biến động của các xu
hướng tăng lớn khôn nhất thiết sẽ là một sự đổi chiều. Thay đổi các xu hướng tăng có thể
là sự khởi đầu của một mơ hình giá mới, nhưng cũng có thể là biểu hiện của một sự xu
hướng tăng vững chắc tiếp theo. Và cũng có thể điểm chuyển dịch của một xu hướng báo
hiệu sự kết thúc của mơ hình chạy trước đó.
83. Trong giao dịch ngoại hối, cần 4 điểm mới tạo nên mơ hình tam giác (triangle). Nên


nhớ rằng 2 điểm mới xác định được 1 xu hướng.

84. Đường trung bình ( The moving average) chỉ là mức theo sau thị trường, không phải
dẫn dắt thị trường. Nó khơng được đánh giá cao và chỉ mang tính phản ứng lại với thị
trường. Chỉ số trung bình cho ta biết điểm khởi đầu của một xu hướng, nhưng chỉ sau khi
xu hướng đó diễn ra.
85. Chỉ số trung bình ngắn hạn sẽ nhạy cảm hơn đối với biến động giá, so với chỉ số
trung bình dài hạn. Trong những thị trường bình thường việc đánh giá dựa trên chỉ số
ngắn hạn sẽ hiệu quả hơn, trong khi chỉ số dài hạn lại có sức mạnh hơn trong những thị
trường biến động mạnh.
86.Tir giá đóng cửa nếu cao hơn mức trung bình, thường sẽ có xu hướng mua vào. Và
ngược lại sẽ có xu hướng bán ra nếu tỉ giá đóng cửa thấp hơn mức trung bình.
87. Tín hiệu mua xuất hiện khi 2 đường trung bình cắt ngang nhau và đoạn dài hơn đang
hướng lên. Tín hiệu bán đối với diễn biến ngược lại.
88. Đường trung bình ngắn hạn thường có độ khơng chính xác cao hơn, nhưng lại có thể
chỉ ra xu hướng nhanh hơn. Thủ thuật là bạn nên thử để tìm ra đường nào đủ nhạy cảm
với thị trường để chỉ ra xu hướng, nhưng cũng có độ chính xác phù hợp để tránh biến
động “ảo”.
Một trong những ngành hàng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi USD là thị trường vàng. Giá
của vàng và USD thường biến động tỉ lệ nghịch với nhau.
90. Cắt giảm thua lỗ là việc rất khó khăn đối với người giao dịch. Khả năng cắt giảm thua
lỗ đúng lúc là kĩ năng của nhà đầu tư dày dạn kinh nghiệm

CẨM NANG KINH DOANH NGOẠI HỐI
PHẦN I
GIỚI THIỆU VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
1. Niêm yết tỷ giá
Ký hiệu đơn vị tiền tệ
Theo Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) trong giao dịch ngoại hối người ta ký hiệu
đơn vị tiền tệ bằng 3 ký tự: hai ký tự đầu chỉ tên quốc gia, ký tự sau cùng chỉ tên
đồng tiền (ngoại trừ và ký hiệu là XAU)
Ký hiệu đơn vị tiền tệ một số đồng tiền giao dịch trên thế giới

1.1. Đồng tiền yết giá và đồng tiền định giá
Tỷ giá hối đoái là giá chuyển đổi của một đơn vị tiền tệ nước này sang một số
đơn
vị tiền tệ nước khác.
Trong mua bán ngoại tệ khi nói đến tỷ giá bao giờ cũng liên quan đến hai đồng
tiền: một đồng tiền được gọi là đồng tiền yết giá trong khi đồng tiền kia gọi là
đồng tiền định giá.
Ví dụ trong tỷ giá giữa USD và VND, ký hiệu USD/VND = 15915, USD là đồng
tiền yết giá trong khi VND là đồng tiền định giá hoặc trong tỷ giá GBP/USD =
1,7618; GBP là đồng tiền yết giá còn USD là đồng tiền định giá.
1.2. Yết giá trực tiếp và yết giá gián tiếp


Yết giá trực tiếp (direct quotation) là kiểu yết giá trong đó ngoại tệ đóng vai trị
đồng tiền yết giá cịn nội tệ đóng vai trị đồng tiền định giá, ví dụ yết giá USD =
15913 VND. (Việt Nam sử dụng phương pháp này là chủ yếu)
Yết giá gián tiếp (indirect quotation) là kiểu yết giá trong đó nội tệ đóng vai trị
đồng tiền yết giá cịn ngoại tệ đóng vai trị đồng tiền định giá, ví dụ yết giá
1GBP
= 1,7618 USD ở London.
Theo thông lệ các đồng tiền như bảng Anh (GBP), dollar Mỹ và dollar Úc thường
yết giá gián tiếp còn những đồng tiền khác thường yết giá trực tiếp. So với hầu
hết
các đồng tiền, đồng USD đóng vai trò là đồng yết giá (đứng trước) ngoại trừ các
đồng tiền sau: EUR, GBP, AUD, NZD
1.3. Tỷ giá mua và tỷ giá bán
Trong giao dịch mua bán ngoại tệ, ngân hàng luôn phân biệt giữa khách hàng mua
và khách hàng bán ngoại tệ. Nếu khách hàng bán thì ngân hàng sẽ mua và tỷ giá
mua sẽ được áp dụng. Nếu khách hàng mua thì ngân hàng sẽ bán và tỷ giá bán sẽ
được áp dụng. Giữa tỷ giá bán và tỷ giá mua có chênh lệch (spread), chênh lệch

này sử dụng để bù đắp chi phí giao dịch, bù đắp rủi ro biến động tỷ giá và tạo
cho
ngân hàng lợi nhuận thoả đáng từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
Chênh lệch giá bán và giá mua cao hay thấp tùy thuộc vào phạm vi giao dịch của
từng loại ngoại tệ và mức độ biến động tỷ giá của loại ngoại tệ đó trên thị
trường.
Với ngoại tệ có phạm vi giao dịch rộng như USD thì chênh lệch giá bán và giá
mua thấp hơn nhiều so với các ngoại tệ có phạm vi giao dịch hẹp như AUD hay
SGD.
2. Tỷ giá chéo
Tỷ giá chéo là tỷ giá giữa các ngoại tệ khác không phải USD được xác định thông
qua USD. Cách xác định tỷ giá chéo như sau:
• Tỷ giá chéo giữa 2 đồng tiền yết giá trực tiếp bằng tỷ giá USD so với đồng tiền
định giá chia cho tỷ giá USD so với đồng tiền yết giá. Ví dụ: CAD/VND =
(USD/VND)/(USD/CAD)
• Tỷ giá chéo giữa 2 đồng tiền yết giá gián tiếp bằng tỷ giá đồng tiền yết giá so
với
USD chia cho tỷ giá đồng tiền định giá so với USD. Ví dụ: GBP/AUD =
(GBP/USD)/(AUD/USD)
• Tỷ giá chéo giữa một đồng tiền yết giá gián tiếp với một đồng tiền yết giá trực
tiếp bằng tỷ giá đồng tiền yết giá so với USD nhân tỷ giá USD so với đồng tiền
định giá. Ví dụ:GBP/VND = (GBP/USD) x (USD/VND)
3. Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá.
- Cán cân thanh toán quốc tế: Nếu cán cân thanh toán cân bằng: Tỷ giá hối đoái ổn


định. Nếu cán cân thanh toán bội thu: Cung ngoại tệ > cầu ngoại tệ, làm cho dự
trữ
ngoại tệ tăng lên và dẫn đến tỷ giá hối đoái giảm.
- Tỷ lệ lạm phát: Giả sử khi lạm phát tăng, đồng tiền sẽ bị mất giá, tức là để

mua
một loại hàng hóa ta sẽ mất nhiều tiền hơn. Do đó, khi ta so sánh tỷ lệ lạm phát
của 2 nước hay so sánh sức mua của hai đồng tiền. Nếu mức lạm phát của một
nước này cao hơn mức lạm phát của một nước khác, thì sức mua của nội tệ sẽ
giảm. Và làm cho tỷ giá hối đoái tăng lên. VD: Giả sử, mức lạm phát của VN cao
hơn USA, tính cùng thời điểm. Khi đó, sức mua của đồng VND giảm, VND mất
giá. Dẫn đến tỷ giá hối đ__________oái tăng.
- Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước: Khi so sánh mức lãi suất giữa hai nước,
ta có: Nước có mức lãi suất cao, chứng tỏ đồng tiền có giá, nền kinh tế ổn định.
Do đó kých thích các luồng vốn ngắn đầu tư vào thị trường trong nước. Dẫn đến
cung ngoại tệ tăng, cầu ngoại tệ giảm. Và tỷ giá hối đoái giảm.
- Tác động của hoạt động đầu cơ ngoại tệ: Khi nhà đầu cơ dự đoán giá của một
loại ngoại tệ nào đó sẽ lên, họ sẽ đổ tiền mua vào với số lượng lớn. Dẫn đến
làm
cho ngoại tệ này trở nên khan hiếm, cung < cầu, dẫn đến giá ngoại tệ này tăng
lên,
tỷ giá hối đoái tăng. Và ngược lại.
- Tăng trưởng kinh tế hay suy thoái kinh tế: Mức độ tăng %GDP thực tế sẽ ảnh
hưởng làm tăng hoặc giảm cung và cầu vệ ngoại tệ, từ đó làm cho tỷ giá hối đối
của đồng tiền trong nước so với tiền nước ngoài giảm đi hoặc tăng lên. Ngồi ra
cịn có các yếu tố tác động khác như: yếu tố tâm lý; các chính sách liên quan tới
quản lý ngoại hối; các rủi ro như dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh . . .
4. Hoạt động kinh doanh mua bán ngoại tệ:
Việc giao dịch mua bán thông thường được thực hiện qua điện thoại ghi âm hoặc
qua mạng vi tính Reuters kết nối với nhau cập nhật giá liên tục từng giây và theo
tin tức từng phút về diễn biến của thị trường
Tại Việt Nam, NHNN quy định các bên tham gia giao dịch hối đối có thể thực
hiện giao dịch qua điện thoại, telex, fax hoặc các hình thức khác theo quy định của
TCTD được phép phù hợp với thông lệ của thị truờng ngoại hối và các quy định
có liên quan của pháp luật hiện hành.

Các giao dịch tiền tệ được thực hiện suốt 24h trên toàn thế giới. Thị trường tiền
tệ
gồm ba khu vực chính là Á – Úc, Châu Âu, Bắc Mỹ.
- Khu vực Á – Úc gồm: Sydney, Tokyo, Hongkong, Singapore và Bahrain
- Khu vực Châu Âu gồm: Zurich, Frankfurt, Paris, Brussels, Amsterdam và
London
- Khu vực Bắc Mỹ gồm: NewYork, Montreal, Toronto, San Fransisco và Los
Angeles


Hầu hết các thị trường giao dịch từ 9 – 12 giờ mỗi ngày, tuy nhiên có vài ngân
hàng hoạt động mỗi ngày ba ca, mỗi ca 8 tiếng. Hoạt động KDTT được vận hành
liên tục: khi thị trường Á – Úc đóng cửa cũng là lúc thị trường Châu Âu hoạt
động, khi thị trường Châu Âu ngưng là lúc thị trường Bắc Mỹ vận hành.
Giá trên màn hình được cung cấp bởi các hãng tin Reuters, Telerate, Bloomberg…
Những tỷ giá này xuất hiện trên màn hình chỉ mang tính chất tham khảo trên thị
trường và không được xem là tỷ giá giao dịch thực sự.
Các trang web tham khảo:
www.kitco.com
www.kitco.com
www.thebulliondesk.com
www.netdania.com/quotelist.asp
www.forexdirectory.net/quotesfx.html
www.dailyfx.com/
www.forexnews.com
Các thành phần tham gia thị trường gồm:
- Các công ty, nhà quản lý quỹ, các cá nhân đầu tư tiền tệ
- Các nhà môi giới (broker)
- Các Ngân Hàng Thương Mại
- Ngân hàng Trung Ương

Để phân tích biến động tỷ giá trên thị trường ngoại hối các nhà đầu tư sử dụng 2
phương pháp sau:
* Phân tích cơ bản là phân tích các yếu tố của nền kinh tế vĩ mơ của đất nước
như
tổng sản phẩm quốc dân, chính sách tiền tệ lãi suất, lạm phát, chỉ số sản xuất, chỉ
số niềm tin tiêu dùng… và các yếu tố chính trị, thiên tai, qua đó sẽ tác động đến
giá trị đồng tiền cụ thể nào đó
* Phân tích kỹ thuật nghiên cứu trào lưu lên, xuống giá của toàn thị trường ngoại
hối hay của một đồng tiền cụ thể. Phân tích kỹ thuật chủ yếu sử dụng các chỉ số
(index), trào lưu (trend), luận thuyết (theory), đồ thị (chart), số bình qn
(average)... để dự đốn xu hướng chuyển động của thị trường ngoại hối cũng
như
của từng đồng tiền riêng lẻ.
Hết phần I



×