Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

quan điểm toàn diện với việc phát triển bền vững ở huyện kỳ anh tỉnh hà tỉnh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.27 KB, 32 trang )

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN KỲ ANH (HÀ TĨNH)
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Kỳ Anh là huyện cực nam của tỉnh Hà Tĩnh, có rất nhiều tiềm năng để phát triển
kinh tế, có rừng vàng biển bạc, có con người thông minh hiếu học, chịu thương chịu khó.
Dưới sự lãnh đạo của đảng bộ huyện, nhân dân Kỳ Anh đã không ngừng nổ lực phấn đấu
vượt qua nhiều khó khăn thử thách đạt được những thành tựu quan trọng trong sự phát
triển kinh tế xã hội, từng bước ổn định đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân…Tuy
nhiên, do điểm xuất phát quá thấp, lại chịu hậu quả nặng nề của các cuộc chiến tranh
cũng như nằm trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt “chảo lửa, túi mưa”, đất đai ít màu
mỡ mà kỳ Anh vẫn là một trong những huyện nghèo nhất của tỉnh. Nền kinh tế Kỳ Anh
chưa phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có của mình.
Bởi vậy, trước mắt cũng như trong tương lai Kỳ Anh cần phải huy động sức mạnh
tổng hợp trong và ngoại huyện, tranh thủ thời cơ vượt qua thách thức để đẩy nhanh tốc độ
phát triển kinh tế của huyện. “Bước vào thế kỷ XXI, Kỳ Anh gặp vận hội lớn: ơn Đảng mở
đường cho dân ta vươn ra biển đến với năm châu qua đường cảng Vũng Áng; mở đường
12 cho dân ta vượt trường sơn đến với các nước bạn Lào, Thái Lan giao lưu làm ăn buôn
bán, xây dựng nền kinh tế phồn vinh. Khu kinh tế Vũng Áng đang mở ra nhiều triển vọng
lớn cho quê hương xứ sở. Đó là một niềm vui không thể lấy gì để so sánh”[4,6].
Thế nhưng, nếu như chúng ta chỉ biết khai thác tiềm năng tối đa để phát triển kinh
tế thì sẽ không bền vững, mà phát triển kinh tế cần phải đi đôi với việc bảo vệ môi
trường, tiến bộ và công bằng xã hội. Bởi khi đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế cũng là
lúc có những tác động đến môi trường một cách mạnh mẽ nhất và sâu sắc nhất. Đặc biệt,
là sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên, thiên nhiên vì nhu cầu nguyên liệu cần cho sự
phát triển kinh tế càng lớn. Hơn nữa, Kỳ Anh vốn là một huyện nông nghiệp, từ xưa đến
nay người dân chỉ quen cách thức làm ăn nhỏ lẽ theo lối tiểu nông và tư tưởng bằng
lòng, thoả mãn với cuộc sống đủ ăn đủ mặc của mình. Ngày nay cùng với việc đẩy
nhanh phát triển kinh tế là quá trình công nghiệp, hóa hiện đại hóa và đô thị hóa nông
thôn chắc chắn ít nhiều đời sống nhân dân sẽ bị xáo trộn. Ngoài ra những vùng thuộc
diện đất quy hoạch công nghiệp như khu kinh tế Vũng Áng…người dân sẽ không còn
ruộng làm tư liệu sản xuất, bản thân họ không có nghề kiếm kế sinh nhai chỉ dựa vào số


2
tiền đền bù của dự án thì trong tương lai người dân khó có thể nâng cao đời sống cho
mình nếu chưa kể đến sự tiến bộ và công bằng xã hội. Do đó, cần phải có chính sách phát
triển bền vững, đúng đắn trên phạm vi toàn huyện. Muốn vậy, trong quá trình đẩy nhanh
tốc độ tăng trưởng kinh tế cần phải đi đôi với việc bảo vệ tài nguyên, môi trường, cũng
như phải đảm bảo sự tiến bộ và công bằng xã hội, không làm phương hại đến sự phát
triển sau này.
Yêu cầu đó chỉ có thể giải quyết được một cách hiệu quả khi quán triệt sâu sắc
những tư tưởng, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin với nền tảng và phương pháp luận
là chủ nghĩa duy vật biện chứng, đặc biệt là quan điểm toàn diện - cơ sỡ lý luận của nó là
nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của các sự vật và hiện tượng.
Xuất phát từ thực tế trên đây, tôi quyết định chọn đề tài: Quan điểm toàn diện với việc
phát triển bền vững ở huyện kỳ Anh tỉnh Hà Tỉnh hiện nay, làm đề tài thực tập của mình.

3
NỘI DUNG
Chương 1
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến - cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện.
1.1. Khái niệm về mối liên hệ.
Thế giới được tạo thành từ những sự vật những hiện tượng những quá trình khác
nhau. Vậy chúng có mối liên hệ qua lại với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau hay chúng tồn tại
biệt lập tách rời nhau?
Trả lời câu hỏi trên, những người theo quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật
hiện tượng tồn tại một cách tách rời nhau, cái này bên cạnh cái kia: giữa chúng không có
sự phụ thuộc, không có sự ràng buộc lẫn nhau; có chăng chỉ là mối liên hệ hời hợt bên
ngoài, mang tính ngẫu nhiên. Trong số những người theo quan điểm siêu hình cũng có
người thừa nhận sự liên hệ và đặc tính đa dạng của nó, nhưng lại phủ nhận khả năng
chuyển hoá lẫn nhau giữa các hình thức liên hệ khác nhau.
Ngược lại, những người theo quan điểm biện chứng, coi thế giới là một chỉnh thể
thống nhất. Các sự vật hiện tượng và các quá trình cấu thành thế giới đó vừa tách biệt

nhau, vừa có sự liên hệ qua lại, thâm nhập và chuyển hoá lẫn nhau.
Vậy, “mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua
lại, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự
vật ,hiện tượng trong thế giới”.[1, 183].
Việc nghiên cứu các mối liên hệ riêng lẽ giữa các sự vật, hiện tượng trong các
lĩnh vực khác nhau của thế giới hiện thực là nhiệm vụ của khoa học cụ thể. Phép biện
chứng chỉ nghiên cứu những mối liên hệ phổ biến tác động trong tất cả các lĩnh vực của
tự nhiên, xã hội và tư duy như mối liên hệ nhân quả, mối liên hệ giữa cái chung va cái
riêng…Vì vậy, Ăngghen nói: phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến.
1.2. Tính chất của mối liên hệ.
Mối liên hệ có tính khách quan. Phép biên chứng nói chung đều thừa nhận mối
liên hề phổ biến của sự vật, hiện tượng, quá trình cấu thành thế giới. Tuy vậy, khi nói về
cơ sở của sự liên hệ phổ biến, phép biện chứng duy tâm coi cơ sở của sự liên hệ tác động
4
qua lại giữa các sự vật và hiện tượng ở các lực lượng siêu tự nhiên hay ý thức, ở cảm
giác của con người
Mối liên hệ của các sự vật hiện tượng có tính chất phổ biến. Bất cứ một sự vật
hiện tượng nào cũng liên hệ với một sự vật hiện tượng khác. Không có một sự vật nào
nằm ngoài mối liên hệ với sự vật khác, kể cả lĩnh vực tự nhiên, xã hội, tư duy đều nằm
trong mối liên hệ. Không những có sự liên hệ giữa các sự vật khác nhau mà giữa các mặt
khác nhau của cùng một sự vật cũng có liên hệ với nhau. Có mối liên hệ về mặt không
gian giữa các sự vật hiên tượng, lại có mối liên hệ về mặt thời gian. Giữa các giai đoạn,
các quá trình khác nhau trong sự phát triển bản thân của một sự vật, hiện tượng, cũng có
lên hệ với nhau.
Quan điểm biện chứng không chỉ khẳng định tính phổ biến và tính khách quan của
sự liên hệ, mà còn chỉ ra định dạng của nó. Có mối liên hệ bên trong, có mối liên hệ bên
ngoài ,có mối liên hệ bản chất, có mối liên hệ không bản chất, có mối liên hệ tất yếu và
mối liên hệ ngẫu nhiên. Có mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp. Có mối liên hệ
chung bao quát một số lĩnh vực hay một lĩnh vực nhất định của thế giới. Sự vật hiện
tượng nào cũng vận động và phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, giữa các giai đoạn

đó cũng có mối liên hệ với nhau tạo thành lịch sử phát triển hiện thực của các sự vật và
quá trình tương ứng…Tính đa dạng của sự liên hệ do tính đa dạng trong sự tồn tại, vận
động và phát triển của sự vật và hiện tượng quy định. Các loại liên hệ khác nhau có thể
chuyển hoá lẫn nhau. Sự chuyển hoá như vậy có thể diễn ra hoặc do thay đổi phạm vi
bao quát xem xét, hoặc do kết quả vận động khách quan, của chính sự vật hiện tượng.
Như vậy, sự liên hệ tác động qua lại của sự vật, hiện tượng trên thế giới không
những là vô cùng, vô tận mà còn rất phong phú đa dạng và phức tạp.
1.3. ý nghĩa phương pháp luận.
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của các sự vật hiện tượng là một trong những cơ
sở nền tảng của phép biện chứng duy vật. Qua việc nghiên cứu nguyên lý này chúng ta rút
ra quan điểm toàn diện trong hoạt động nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn.
Với tư cách là một nguyên tắc phương pháp luận trong nhận thức các sự vật,
hiện tượng quan điểm toàn diện thể hiện một số yêu cầu cơ bản sau:
5
Một là: phải xem xét các sự vật hiện tượng trong mối liên hệ phổ biến, mối liên
hệ vốn có của nó. Bản chất của sự vật hiện tượng được hình thành, biển đổi và bộc lộ
thông qua mối liên hệ giữa chúng với các sự vật, hiện tượng khác. Vì vậy để nhận thức
đúng sự vật, hiện tượng không chỉ xem xét bản thân nó, mà còn phải xem xét mối liên hệ
của nó với các sự vật hiện tượng khác.Tuy nhiên trong mỗi điều kiện lịch sử nhất định,
con người không thể nhận thức được tất cả các mặt, các mối liên hệ. Bởi vậy tri thức đạt
được về sự vật cũng chỉ là tương đối.
Hai là: Xem xét toàn diện các mối liên hệ của sự vật phải đánh giá đúng vị trí, vai
trò của chúng, tránh xem xét một cách dàn trải bình quân. Sự vật tồn tai trong mối quan
hệ phổ biến, những vị trí, vai trò của các mối liên hệ mới nhận thức được bản chất của sự
vật, mới thấy được khuynh hướng vận động và phát triển của nó. Quan điểm toàn diện
chân thực không đồng nhất với cách xem xet dàn trải, liệt kê những tính quy định khác
nhau của các sự vật hiện tượng; nó đòi hòi phải làm nổi bật cái cơ bản, cái quan trọng
nhất của sự vật hay hiện tượng đó.
Ba là: phải nhận thức sự vật trong tính chỉnh thể của nó, trong tính nhiều mặt và
sự tác động qua lại quy định lẫn nhau, chi phối lẫn nhau. Sự vật trong thực tế tồn tại với

tư cách như một chỉnh thể. Chỉ có thể xem xét sự vật trong tính chỉnh thể thì mới có thể
nhận thức được bản chất của nó.
Như vậy, quá trình hình thành quan điểm toàn diện phải trải qua các giai đoạn cơ
bản là đi từ ý niêm ban đầu về cái toàn thể đến nhận thức một mặt một mối liên hệ nào
đó của sự vật rồi đến nhận thức nhiều mặt, nhiều mối liên hệ nào đó của sự vật và cuối
cùng khái quát những tri thức phong phú đó để rút ra tri thức về bản chất của sự vật.
Với tư cách là phương pháp luận trong hoạt động thực tiễn, quan điểm toàn
diện đòi hỏi cải tạo sự vật phải tính đến mối liên hệ phổ biến của nó. Phải sử dụng đồng bộ
nhiêu biện pháp, nhiều phương tiện khác nhau để tác động nhằm thay đổi những mối liên
hệ tương ứng. Bởi vậy, Lênin khẳng định rằng : vận dụng quan điểm toàn diện vào hoạt
động thực tiễn cũng đòi hỏi chúng ta phải kết hợp chặt chẽ giữa “chính sách dàn đều” và
“chính sách có trọng điểm”. Sự vận dụng quan điểm toàn diện một cách đúng đắn là một
trong những nguyên nhân đem lại thành công trong công cuộc đổi mới ở nước ta.
6
Mặt khác, mọi sự vật đều tồn tại trong không gian và thời gian. Vì vậy quan điểm
toàn diện phải bao hàm cả quan điểm lịch sử-cụ thể khi xem xét và giải quyết mọi vấn đề
do thực tiễn đặt ra. Chân lý sẽ trở thành sai lầm, nếu nó bị đẩy ra ngoài giới hạn tồn tại
của nó. Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, chủ nghĩa chiết trung, và
thuật ngụy biện, vì tất cả những quan điểm ấy đều là những phương pháp luận sai lầm
trong việc xem xét các sự vật hiên tượng.
Tóm lại, nắm vững và vận dụng sáng tạo quan điểm toàn diện sẽ giúp chúng ta
tránh khỏi những sai lầm trong nhận thức, trong hoạt động thực tiễn, đặc biệt là trong
hoạch định chính sách đường lối Điều này đã được chứng minh bằng thực tiễn công
cuộc đổi mới của nước ta. Nhờ vận dụng sáng tạo nguyên lý về mối liên hệ phổ biến,
Đảng ta đã vạch ra đường lối đổi mới một cách chính xác, toàn diện từng bước đưa nước
ta thoát khỏi khủng hoảng, dần dần ổn định về mọi mặt, quá độ đi lên chũ nghĩa xã hội.
7
Chương 2
Sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc phát triển bền vững
ở huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh hiện nay

2.1. khái niệm về phát triển bền vững
Những ý tưởng hàm ý phát triển bền vững sớm xuất hiện trong xã hội loài
người nhưng phải đến thập niên đầu của thế kỷ XX, những hàm ý này mới phát triển,
chuyển hoá thành hành động và cao hơn là phong trào xã hội.Tiên phong cho các trào lưu
này phải kể đến giới bảo vệ môi trường ở Tây Âu và Bắc Mỹ.Uỷ ban bảo vệ môi trường
Canada được thành lập năm 1915, nhằm khuyến khích con người tôn trọng những chu kỳ
tự nhiên, và cho rằng mỗi thế hệ có quyền khai thác lợi ích từ nguồn vốn thiên nhiên,
nhưng nguồn vốn này phải được duy trì nguyên vẹn cho những thế hệ tương lai để họ
hưởng thụ và sử dụng theo một cách thức tương tự. Trong báo cáo với nhan đề "Toàn thế
giới bảo vệ động vật hoang dã", tại Hội nghị Paris (Pháp) năm 1928, Paul Sarasin - nhà
bảo vệ môi trường Thuỷ Sĩ đã đề cập đến việc cần phải bảo vệ thiên nhiên.
Mối quan hệ giữa bảo vệ thiên nhiên và sử dụng tài nguyên thiên nhiên cũng là
mối quan tâm hàng đầu của các tổ chức quốc tế từ sau đại chiến thế giới II (UNDP,
UNESCO, WHO, FAO, và ICSU). Các tổ chức này đã phối hợp chặt chẽ trong việc tìm
hiểu diễn biến môi trường tự nhiên, từ đó đưa ra chương trình hành động hướng các quốc
gia phát triển theo mô hình bền vững. Năm 1951, UNESCO đã xuất bản một tài liệu đáng
lưu ý với tiêu đề "Thực trạng bảo vệ môi trường thiên nhiên trên thế giới vào những năm
50". Tài liệu này được cập nhật vào năm 1954 và được coi là một trong số những tài liệu
quan trọng của "Hội nghị về môi trường con người" (1972) do Liên hiệp quốc tổ chức tại
Stockholm (Thuỵ Điển) và cũng được xem như là "tiền thân" của báo cáo Brunđtland.
Thập kỷ 70, thuật ngữ xã hội bền vững tiếp tục xuất hiện trong các công trình
nghiên cứu của các học giả phương Tây, với công trình của Barry Cômmner "Vòng tròn
khép kín" (1971), Herman Daily "Kinh tế học nhà nước mạnh" (1973) và công trình
"Những con đường sử dụng năng lượng mềm: về một nền hoà bình lâu dài" của Amory
Lovins (1977). Khái niệm phát triển bền vững tiếp tục được đề cập và bổ sung với những
đóng góp quan trọng thể hiện trong các tác phẩm của Maurice Strong (1972), và Ignacy
8
Sachs (1975). Đặc biệt khái niệm này được đề cập toàn diện nhất trong công trình của
Laster Brown "Xây dựng một xã hội bền vững" (1981).Đầu thập niên 80, thuật ngữ phát
triển bền vững lần đầu tiên được sử dụng trong chiến lược bảo tồn thế giới do Hiệp hội

bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên quốc tế, Quỹ động vật hoang dã thế giới và
Chương trình môi trường Liên hiệp quốc đề xuất, cùng với sự trợ giúp của UNESCO và
FAO. Tuy nhiên. khái niệm này chính thức phổ biến rộng rãi trên thế giới từ sau báo cáo
Brundrland (1987). Kể từ sau báo cáo Brundtland, khái niệm bền vững trở thành khái
niệm chìa khoá giúp các quốc gia xây dựng quan điểm, định hướng, giải pháp tháo gở bế
tắc trong các vấn đề trong phát triển. Đây cũng được xem là giai đoạn mở đường cho
"Hội thảo về phát triển và môi trường của Liên hiệp quốc và Diễn đàn toàn cầu hoá được
tổ chức tại Rio de Janeiro (1992), và Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền
vững tại Johannesburg (2002).
Theo Brundtland: "Phát triển bền vững là sự phát triển thoả mãn những nhu cầu
của hiện tại và không phương hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.
Đó là quá trình phát triển kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên được tái tạo tôn trọng những
quá trình sinh thái cơ bản, sự đa dạng sinh học và những hệ thống trợ giúp tự nhiên đối
với cuộc sống của con người, động vật và thực vật. Qua các bản tuyên bố quan trọng,
khái niệm này tiếp tục mở rộng thêm và nội hàm của nó không chỉ dừng lại ở nhân tố
sình thái mà còn đi vào các nhân tố xã hội, con người, nó hàm chứa sự bình đẳng giữa
những nước giàu và nghèo, và giữa các thế hệ. Thậm chí nó còn bao hàm sự cần thiết giải
trừ quân bị, coi đây là điều kiện tiên quyết nhằm giải phóng nguồn tài chính cần thiết để
áp dụng khái niệm phát triển bền vững Như vậy, khái niệm "Phát triển bền vững"
được .đề cập trong báo cáo Brundtlanđ với một nội hàm rộng, nó không chỉ là nỗ lực
nhằm hoà giải kinh tế và môi trường, hay thậm chí phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ
môi trường. Nội dung khái niệm còn bao hàm những khía cạnh chính trị xã hội, đặc biệt
là bình đẳng xã hội. Với ý nghĩa này, nó được xem là "tiếng chuông" hay nói cách khác
là "tấm biển hiệu” cảnh báo hành vi của loài người trong thế giới đương đại.
Khái niệm “Phát triển bền vững” được biết đến ở Việt Nam vào những khoảng
cuối thập niên 80 đầu thập niên 90. Mặc dù xuất hiện ở Việt Nam khá muộn nhưng nó lại
9
sớm được thể hiện ở nhiều cấp độ: “phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các
nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các
thế hệ tương lai” [2,15]. Theo văn kiện Đại hội IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam thì

phát triển bền vững đó là: “phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh
tế đi đôi với việc thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” [2,162].
Phát triển bền vững tuy coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, nhưng phải đảm bảo
sự cân đối hợp lý giữa phát triển kinh tế và công bằng xã hội, giữa chính sách kinh tế và
chính sách xã hội. Đồng thời phát triển kinh tế và xã hội cần hài hòa với môi trường thiên
nhiên và tất cả cần dựa trên môt nền tảng ổn định về an ninh, cả an ninh chính trị, xã hội
và kinh tế. Như vậy, "Phát triển bền vững” có nội hàm rất rộng, mỗi thành tố trong đó
đều có một ý nghĩa riêng. Một mẫu hình phát triển bền vững là mỗi địa phương, vùng,
quốc gia… không nên thiên về thành tố này và xem nhẹ thành tố kia mà cần phải quán
triệt quan điểm toàn diện để sao cho sự tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với việc bảo vệ
môi trường, cũng như tiến bộ và công băng xã hội.
2.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên - xã hội, và tình hình kinh tế của huyện
Kỳ Anh, Hà Tỉnh hiện nay
2.2.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội
Kỳ Anh - vùng đất sơn thuỷ hữu tình nằm ở phía Nam Hà Tĩnh. Nơi đây nổi tiếng
với Hoàng Sơn Quan và danh thắng Đèo Ngang đã đi vào thơ ca và huyền thoại. Kỳ Anh
có đủ mọi yếu tố thuận lợi về rừng, đồng bằng và tiềm năng biển để phát triển kinh tế
toàn diện. Người Kỳ Anh hội đủ nhiều phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của con người
Việt Nam: yêu nước, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, thuỷ chung, nghĩa tình,
thông minh hiếu học, có tinh thần chịu đựng gian khổ luôn biết vươn lên trong cuộc
sống. Những phẩm chất đó làm nên cốt cách riêng của con người Kỳ Anh và đó là động
lực chính, là cơ sở vững chắc để đào tạo nguồn lực mới cho sự phát triển.
* Vị trí địa lý
Huyện Kỳ Anh nằm ở phía Đông Nam tỉnh Hà Tĩnh, vào khoảng 17,5 - 18,1 độ vĩ
Bắc; 106, 28 độ Kinh Đông. Phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Cẩm Xuyên, phía Nam và
Tây Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Đông giáp Biển Đông; có bờ biển dài 63km, Quốc
10
lộ 1A chạy dọc huyện có chiều dài 56 Km, Quốc lộ 12 nối với cửa khẩu Cha Lo. Diện
tích tự nhiên: 105.429 ha, trong đó 74% diện tích là đồi núi. Dân số 172.738 người, lao
động 88.840 người.

Vị trí của kỳ Anh ( Hà Tĩnh) trên bản đồ hành chính việt Nam.

11
KỲ ANH
Kỳ Anh Gồm có 1 thị trấn (Kỳ Anh, huyện lị),và 32 xã (Kỳ Bắc, Kỳ Tiến, Kỳ Xuân,
Kỳ Giang, Kỳ Phú, Kỳ Phong, Kỳ Sơn, Kỳ Tây, Kỳ Hợp, Kỳ Lâm, Kỳ Khang, Kỳ Văn, Kỳ
Lạc, Kỳ Hà, Kỳ Hưng, Kỳ Hải, Kỳ Châu, Kỳ Tân, Kỳ Hoa, Kỳ Thư, Kỳ Thọ, Kỳ Phương, Kỳ
Lợi, Kỳ Liên, Kỳ Ninh, Kỳ Đồng, Kỳ Long, Kỳ Trinh, Kỳ Thịnh, Kỳ Thượng, Kỳ Nam, ky
trung, trong đó có 9 xã ở phía nam gồm (Kỳ Nam, Kỳ Phương, Kỳ Lợi, Kỳ Long, Kỳ Liên,
Kỳ Thịnh, Kỳ Trinh, Kỳ Hà và Kỳ Ninh),với tổng diện tích 22.781ha nằm trong khu kinh tế
Vũng áng (theo Quyết định 72 -QĐ/TTg ngày 03/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ). Với địa
thế thuận lợi, Lưng tựa vào Núi, Mặt hướng ra Biển đông, cách Thành phố Hà Tĩnh và mỏ sắt
Thạch Khê 60km về phía Bắc, có Cụm cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương có thể tiếp
nhận tàu có trọng tải từ 5 đến 15 vạn tấn; Khu kinh tế Vũng Áng nằm trên trục đường giao
thông Bắc Nam, hành lang kinh tế Đông Tây rất thuận lợi cho sự phát triển. Khu Kinh tế
Vũng Áng có quỹ đất rộng phù hợp cho xây dựng phát triển Công nghiệp và Đô thị. Mặt khác
thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này một địa hình đa dạng phong phú, có điều kiện cho phát
triển thương mại, dịch vụ, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và đặc biệt là du lịch biển. Từ Khu
kinh tế Vũng Áng theo đường quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam có thể
giao lưu kinh tế với mọi vùng trong cả nước, theo đường Quốc lộ 8A và 12A kết nối với
đường Hồ Chí Minh đi qua Cửa khẩu Cầu Treo và Cha Lo. Đây là tuyến đường ngắn nhất từ
cảng biển Việt Nam đến các vùng Trung Lào và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, là điều kiện rất
thuận lợi cho mở rộng hợp tác phát triển kinh tế khu vực. Từ cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn
Dương theo tuyến đường hàng hải quốc tế dễ dàng đến các nước Nam Á, Bắc Mỹ và Châu
Âu;Và đây cũng là cửa ngõ ra biển của nước bạn Lào và Đông Bắc Thái Lan.
* Tài nguyên đất, rừng và khoáng sản
Diện tích tự nhiên 105.429 ha: Đất sản xuất nông nghiệp 23.292 ha; đất lâm
nghiệp 54.990 ha (trong đó đất rừng sản xuất 18.097 ha, đất rừng phòng hộ 30.658 ha,
đất rừng đặc dụng 6.234 ha) rất phù hợp và thuận lợi cho các dự án trồng rừng như cao
su, keo tràm, chè để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy gỗ dăm, nhà máy chè Đất phi

nông nghiệp 12.061 ha; đất chưa sử dụng 13.859 ha.Nguồn tài nguyên khoáng sản khá
phong phú nằm rải rác o nhiều nơi trong huyện. Mỏ Titan chạy dọc theo theo tuyến bờ
biển có trử lượng 2.095.452 tấn, đã khai thác được 1.071.651 tấn, giá trị xuất khẩu hàng
12
năm đạt hàng trăm tỷ đồng; mỏ vàng sa khoáng ở xã Kỳ Sơn và một số xã lân cận có trử
lượng 23.666 kg, hiện đang được Tổng Công ty Khoáng sản Thương mại Hà Tĩnh đầu tư
khai thác, đem lại giá trị kinh tế cao. Các loại nguyên vật liệu như đá, sỏi, cát có trử
lượng lớn (gồm 745,88 ha núi đá), cung cấp đủ cho nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng và
KCN Vũng áng.
Như vậy, mặc dù nằm trong “chảo lửa, túi mưa” không được thiên nhiên ưu đãi.
Nhưng trái lại Kỳ Anh có vị trí địa lý rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế; có rừng vàng
biển ngọc, có nhiều tài nguyên khoáng sản cho phát triển công nghiệp. Đặc biệt con
người ở đây Yêu nước, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, thuỷ chung, nghĩa tình,
thông minh hiếu học, có tinh thần chịu đựng gian khổ luôn biết vươn lên trong cuộc sống
nay lại được nâng cao về trình độ và tay nghề nên đây là nguồn lực quan trọng cho việc
phát triển. Hơn nữa có Khu kinh tế Vũng Áng đang mở ra nhiều triển vọng lớn cho quê
hương xứ sở.
* Điều kiện kinh tế - xã hội
Với vị trí địa lý nằm ở khoảng giữa của khu vực Trung bộ và trong “Vùng Kinh tế
trọng điểm miền Trung”, có khu Kinh tế Vũng Áng, có cảng Vũng Áng là đường cho dân
ta vươn ra biển đến với năm châu; có đường 12 cho dân ta vượt trường sơn đến với các
nước bạn Lào, Thái Lan giao lưu làm ăn buôn bán, xây dựng nền kinh tế phồn vinh. Kỳ
Anh có tiềm năng và cơ hội để phát triển kinh tế - xã hội.
Về dân số và lao động. Tổng dân số hiện nay của huyện là 172.738 người, trong
đó hơn 7 ngàn người làm việc tại các ngành khoa học – kỉ thuật và giáo dục hàng năm lại
có 300 học sinh thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng và trung học huyên nghiện, đây
là một tiềm năng bổ sung quan trọng cho lực lượng lao động của huyện nhà. Con em Kỳ
Anh đang công tác, học tập trên mọi miền của tổ quốc, ở khắp mọi nghàng kinh tế xã hội
luôn hướng về cội nguồn, sẵn sàng đóng góp vật chất và trí tuệ để đầu tư xây dựng cho
quê hương ngày càng phát triển.

Kỳ Anh là vùng đất có bề dày lịch sử và văn hoá, có truyền thống cách mạng, giàu
lòng yêu nước, con người Kỳ Anh thông minh cần cù, chịu khó, hiếu học. Với nguồn lao
động dồi dào, trẻ có trình độ văn hoá khá, và hệ thống các trường dạy nghề hiện có và
13
sắp xây dựng từng bước đáp ứng nhu cầu đào tạo công nhân cho các doanh nghiệp, các
nhà đầu tư .
Trong những năm qua dưới ánh sáng của Nghị quyết 39 bộ Chính trị xác định Kỳ
Anh là vùng kinh tế trọng điển của tỉnh Hà Tĩnh, của khu vực miền trung, Quyết định của
thủ tướng chính phủ phê duyệt khu kinh tế Vũng Áng cũng như nghị quyết Đại hội X của
Đảng, nghị quyết XVI của Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh và với việc bám sát nhiệm vụ
chính trị, liên tục đổi mới phương thức lãnh đạo và cải tiến lề lối làm việc, Đảng bộ và
nhân dân huyện Kỳ Anh đã đạt được một số kết quả nhất định, tạo đà thúc đẩy tiếp tục
phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng trong những năm tiếp theo.
Những kết quả đạt được toàn diện trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
2.2.2. Tình hình kinh tế, xã hội của huyện kỳ Anh, Hà Tĩnh hiện nay
Cùng với sự phát triển kinh tế của tỉnh, trong những năm qua kinh tế kỳ Anh tiếp
tục tăng trưởng khá. nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra; các công trình dự án trọng
điểm được tập trung đẩy nhanh tiến độ. Cơ cấu kinh tế chuyển theo hướng tích cực: giảm
tỷ trọng nông-lâm- ngư nghiệp từ 39,5% năm 2006 xuống 32,86% năm 2008. tăng giá trị
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng từ 20.5% năm 2006 lên 26,08% năm
2008. Thương mại dịch vụ tăng từ 40% năm 2006 lên 41,06% năm 2008. Tổng sản phẩm
nội huyện 2 năm (2006-2007) đạt trên 1.872 tỷ đồng.
Nông nghiệp
Sau 20 năm đổi mới, nông nghiệp nông thôn Kỳ Anh đã có những bước chuyển cơ
bản. Năm 1985, sản lượng lương thực là 20.870 tấn, đến nay đạt bình quân 60.000
tấn/năm. Sản lượng lạc hàng năm đạt trên 6.200 tấn. từng bước được bê tông hoá, đảm
bảo nước tưới ổn định cho hơn 7.500 ha lúa Đông xuân và 5.000 ha lúa Hè thu.
Thuỷ sản
Với lợi thế 63 km bờ biển và trên 3000 ha diện tích ao hồ, mặt nước tạo thuận lợi
cho việc phát triển kinh tế thuỷ sản. Hiện nay đã đưa vào khai thác 1.500ha nuôi tôm sú,

cua, baba, ếch, cá các loại Năm 2005, tổng sản lượng thuỷ sản đạt 5.380 tấn trong đó
nuôi trồng 1.380 tấn, khai thác 4.000 tấn là nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp
chế biến thuỷ sản xuất khẩu và nội địa.
14
Nhà máy chế biến thuỷ sản Vũng áng với sản lượng 1000 tấn/ năm, giá trị kim
ngạch xuất khẩu 5 triệu USD/năm. Các mặt hàng của nhà máy đạt tiêu chuẩn chất lượng
cao và có mặt tại thị trường các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan Bên cạnh đó,
công nghiệp chế biến nước mắm của địa phương hàng năm đạt 2 triệu lít. Nước mắm Kỳ
Anh là đặc sản quê hương được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.
Công nghiệp - Tiểu thủ công nhgiệp
Tốc độ tăng trưởng CN-TTCN & XD bình quân hàng năm 22%; chiếm 18,8% tỷ
trọng trong nền kinh tế; có 5 doanh nghiệp Nhà nước, 2 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài, 60 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, HTX và hơn 250 hộ cá thể hoạt động lĩnh vực
TTCN; giá trị sản xuất CN-TTCN (theo giá cố định 1994) tăng từ 49.865 triệu đồng năm
2001 lên 290.083 triệu đồng năm 2005. Khu kinh tế Vũng áng được quy hoạch 22.781
ha, đã có nhiều dự án lớn đầu tư như: Nhà máy nhiệt điện 1200MW, nhà máy Pigment,
khu liên hợp thép, nhà máy gỗ dăm, nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu
Toàn cảnh Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng do Lilama làm chủ đầu tư
(Ảnh tư liệu).
15
Các dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư vào Khu kinh tế Vũng Áng và huyện Kỳ Anh
TT Tên dự án Địa
điểm
Hình thức đầu tư Công
suất
Dự kiến vốn
đầu tư
01 Dự án KCN luyện
kim
KCN

Vũng Áng
Liên doanh, 100% vốn
nước ngoài hoặc các doanh
nghiệp trong nước
4,5 triệu
tấn/năm
55.300 tỷ
VNĐ
02 Nhà máy nhiệt điện
Vũng Áng
KCN
Vũng Áng
Các doanh nghiệp trong và
ngoài nước
3000
MW
56.800 tỷ
VNĐ
03 Nhà máy chế biến
Pigment
KCN
Vũng Áng
Liên doanh hoặc 100% vốn
nước ngoài
10.000-
15.000
tấn/năm
1.200-1.600
tỷ VNĐ
04 Nhà máy đóng mới

và sửa chữa tàu biển
Vũng Áng
KCN
Vũng Áng
Liên doanh hoặc 100% vốn
nước ngoài
39.000 triệu
VNĐ
05 Nhà máy sản xuất
gạch men và gốm
sứ cao cấp
KCN
Vũng Áng
Liên doanh hoặc 100% vốn
nước ngoài
1,5 triệu
m
2
/năm
120.000 triệu
VNĐ
06 Nhà máy nghiền
clanhke
KCN
Vũng Áng
Liên doanh 20-50
vạn
tấn/năm
15.000-
40.000 triệu

VNĐ
07 Nhà máy sản xuất
tấm trần PVC
KCN
Vũng Áng
Liên doanh 1 triệu
m
2
/năm
10.000 triệu
VNĐ
08 Xí nghiệp bê tông
tươi
KCN
Vũng Áng
Liên doanh hoặc 100% vốn
nước ngoài
50 m
3
/giờ 5.000 triệu
VNĐ
09 Xí nghiệp tấm lợp,
cót ép
KCN
Vũng Áng
Liên doanh hoặc 100% vốn
nước ngoài
6.000 triệu
VNĐ
10 Xí nghiệp sản xuất

giày vải xuất khẩu
KCN
Vũng Áng
Liên doanh hoặc 100% vốn
nước ngoài
1,5-2
triệu
đôi/năm
19.000 triệu
VNĐ
11 Nhà máy sản xuất
que hàn
KCN
Vũng Áng
Liên doanh hoặc 100% vốn
nước ngoài
8000
tấn/năm
60.000 triệu
VNĐ
12 Nhà máy sản xuất
phân bón NPK
KCN
Vũng Áng
Liên doanh 50.000
tấn/năm
17.000 triệu
VNĐ
16
13 Nhà máy dầu thực

vật
KCN
Vũng Áng
Liên doanh 20.000
tấn/năm
60.000 triệu
VNĐ
14 Nhà máy chế biến
thức ăn gia súc
KCN
Vũng Áng
Liên doanh 25.000
tấn/năm
15.000 triệu
VNĐ
15 Du lịch biển Kỳ
Ninh
xã Kỳ
Ninh
Các doanh nghiệp trong và
ngoài nước
180 ha 40 tỷ
16 Du lịch Hoành Sơn
Quan
xã Kỳ
Nam
Các doanh nghiệp trong và
ngoài nước
250 tỷ
17 Du lịch biển Kỳ

Xuân
xã Kỳ
Xuân
Các doanh nghiệp trong và
ngoài nước
50 ha 17 tỷ
18 Hồ thượng nguồn
sông Trí
xã Kỳ
Hoa
Ngân sách Nhà nước 560 ha 145 tỷ
19 Khu CN-TTCN Thị
Trấn
Thị trấn
Kỳ Anh
Các doanh nghiệp trong
nước
50ha 50 tỷ
20 Đường các xã khó
khăn vùng trong
Kỳ Hoa
- Kỳ
Phương
Ngân sách Nhà nước, các
dự án ODA
23 Km 70 tỷ
21 Đường Tỉnh lộ 22 Thượng
- Lâm -
Lạc
Ngân sách Nhà nước, các

dự án ODA
40Km 100 tỷ
22 Đường Tân - Hợp -
Tây
Tân -
Hợp - Tây
Ngân sách Nhà nước, các
dự án ODA
10 Km 30 tỷ
23 Chợ Nam Thị Trấn Thị Trấn Ngân sách Nhà nước và
các doanh nghiệp
0,5 ha 15 tỷ

Thương mại, du lịch
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm (2001-2005) 16,3%, chiếm tỷ trọng
39,2% trong GDP. Có 2 doanh nghiệp Nhà nước, 22 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và
hơn 3000 hộ kinh doanh cá thể. Tổng mức luân chuyển hàng hoá tăng từ 101.504 triệu
đồng năm 2001 lên 160.573 triệu đồng năm 2005.
Về văn hóa-xã hội: có bước chuyển biến tích cực, công tác xóa đói giảm nghèo,
giải quyết việc làm đat kết quả khá. Đến 2008 Tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,41% so với năm
2007, 100% cơ sở ổn định chính trị an toàn làm chủ sẳn sàng chiến đấu. Đời sống nhân
17
dân tiếp tục được nâng cao. Về dân số và lao động.Tổng Dân số kỳ Anh đến nay khoảng
hơn 172.738 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là hơn 88.840 người. Năm
2008 tạo viêc làm mới cho 1.160 lao động, đào tạo nghề cho 580 ngừơi trên địa bàn, xuất
khẩu lao động 1125 người. về công tác giáo dục cũng đạt được những kết quả tốt. Chất
lượng giáo dục của các cấp đều có sự chuyển biến tích cực: phổ cập giáo dục đúng độ
tuổi và phổ cập trung học cơ sở vững chắc. Hàng năm số sinh viên đậu vào các trường
đao học, cao đẳng không ngừng tăng lên. Có 4 em học sinh đạt giải quốc gia. 531 học
sinh giỏi tỉnh, có 68 giáo viên giỏi cấp tỉnh. Công tác xã hội hóa giáo dục được giữ vững,

phong trào khuyến học, khuyến tài phát triển rộng khắp. Nghành y tế cũng làm tốt công
tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Sự nghiệp giáo dục ngày càng phát triển; đạt chuẩn
phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi năm 2001, phổ cập THCS năm 2002. Đến năm
2006 đã có 49/99 trường đạt chuẩn quốc gia. Trường THCS Kỳ Tân được Nhà nước
phong tặng danh hiệu Anh hùng thời kỳ đổi mới, Phòng Giáo dục được tặng Huân
chương lao động hạng nhì. Mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở được củng cố; đến nay đã
có 14 trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia, 12 trạm y tế có bác sỹ. Có 68% gia đình đạt tiêu
chuẩn Gia đình văn hoá; 2 xã, 57 thôn, khu phố, 33 đơn vị cơ quan, trường học đạt danh
hiệu văn hoá cấp tỉnh. 100% thôn, khu phố có hương ước; 75% thôn xóm có hội quán
kiên cố. Có 12 di tích lịch sử- văn hoá được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh.
Quốc phòng - an ninh
Kỳ Anh có truyền thống đánh giặc giữ nước lâu đời, nhất là trong 2 cuộc kháng
chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. Năm 1979 được Nhà nước phong tặng danh
hiệu “Đơn vị anh hùng LLVTND”; có 17 tập thể và 4 cá nhân được phong tặng danh
hiệu anh hùng LLVTND; có 3049 người con đã anh dũng hy sinh; 36 bà mẹ được phong
tặng danh hiệu “Mẹ Việt Nam anh hùng”, gần 3000 đối tượng thương bệnh binh được
hưởng các chế độ chính sách của Nhà nước. Trong thời kỳ đổi mới, lực lượng vũ trang,
công an huyện cùng đồn biên phòng 172,176 và đồn cảng Vũng áng luôn chủ động triển
khai có hiệu quả các chủ trương của Đảng, Nhà nước về QP-AN, xây dựng lực lượng
trong sạch vững mạnh, đi đầu trong việc đấu tranh bảo vệ an ninh biên giới, đấu tranh
18
ngăn ngừa, phòng chống tội phạm- TNXH, giữ vững ANCT, TTATXH, đảm bảo cuộc
sống yên bình cho nhân dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì tình hình kinh tế-xã hội của
huyện vẫn còn nhiều yếu kém đó là: kinh tế tăng trưởng chưa đồng đều, chư vững chắc,
hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp,có một số chỉ tiêu chưa đạt so với nghị quyết đề
ra; chất lượng và hiệu quả hoạt động trên lĩnh vực văn hoá xã hội có mặt chưa đáp ứng
nhu cầu ngày cầngco của nhân dân, một số vấn đề xã hội còn bức xúc chậm được giải
quyết; thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh và chấp hành pháp luật trong tình ình mới
một số mặt còn hạn chế. Công tác xây dựng đảng hoạt động của Mặt trận tổ quốc và các

đoàn thể ở một số mặt còn yếu kém. Những hạn chế này sẽ được khắc phục dần trong
thời gian tiếp theo.
2.3. Một số vấn đề về việc phát triển bền vững ở huyện Kỳ Anh, Hà Tỉnh hiện nay
2.3.1. Vấn đề đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế gắn liền với việc bảo vệ môi trường
Phát triển bền vững yêu cầu sống còn không chỉ đối với riêng huyện Kỳ Anh, mà
còn cả mọi quốc gia trên thế giới. Kỳ Anh là cầu nối giữa hai miền Nam Bắc, là cửa ngõ
thông ra biển với năm châu của nhân dân Kỳ Anh, cũng như hai nước bạn Lào và Thái
Lan. Với địa thế thuận lợi, lưng tựa vào núi mặt thông ra biển Đông. Cách thành phố Hà
Tĩnh và mỏ sắt Thạch Khê 60km về phía bắc, có cụm cảng nước sâu Vũng Áng-Sơn
Dương có thể tiếp nhận tàu có trọng tải từ 5 đến 15 vạn tấn; khu kinh tế vũng Áng nằm
trên trục đườg Bắc Nam, hành lang kinh tế Đông-Tây rất thuận lợi cho sự phát triển. Việc
xây dựng Kỳ Anh thành khu kinh tế trọng điểm của tỉnh Hà Tĩnh và khu vực miền trung
là một chính sách đúng đắn, tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp của tỉnh nhà.
Tuy nhiên, chúng ta không phát triển kinh tế ở Kỳ Anh bằng bất cứ giá nào. Kỳ Anh có
rất nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp như rừng, khoáng sản v v, Nhưng những
tiềm năng đó không phải là vô tận. Hiện nay công nghiệp ở Kỳ Anh chưa phát triển nên
môi trường ở đây nói chung vẫn chưa bị ô nhiễm…. Trong tương lai Kỳ Anh sẽ trở thành
một trong những trung tâm công nghiệp lớn nhất của tỉnh do đó vấn đề môi trường sẽ bị
ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên sẽ bị cạn kiệt nếu chúng ta không có chính sách phát
19
triển bền vững đúng đắn. Bởi vậy, việc phát triển kinh tế phải đi đôi vớí bảo vệ môi
trường, chính là điều kiện cho sự phát triển bền vững.
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với vấn đề bảo vệ môi trường sống nằm
trong trạng thái của sự đối lập có xu hướng loại trừ lẫn nhau, đồng thời cũng là tiền đề
của nhau, không thể thiếu đi một trong hai mặt này trong quá trình phát triển xã hội.
“Trong quá trình phát triển xã hội không thể không khai thác và sử dụng ngày càng nhiều
các loại tài nguyên của tự nhiên” và đồng thời với nó là cách thức sử dụng các loại tài
nguyên đó như thế nào, cũng như thái độ cuả con người đối với việc khai thác và sử
dụng nó.Trong mối quan hệ thống nhất biện chứng này, “ nếu con người và xã hội loài
người quá đề cao vai trò của phát triển kinh tế thì môi trường sẽ bị phá vỡ”, môi trường

sẽ không giữ được trạng thái cân bằng cũng như không có điều kiện cho sự cung cấp các
sản phẩm cho chu kỳ sản xuất tiếp theo trong tương lai. Nhưng nếu theo xu hướng cực
đoan trong quan hệ này, cho rằng “vì môi rường mà không khai thác cũng như không sử
dụng thì các loại tài nguyên đó bị lãng phí, bỏ quên mà xã hội cũng không phát triển
được”. Có thể thấy được rằng mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường,
nhưng mâu thuẩn này sẽ “mâu thuẩn trong sự ràng buộc của sự phát triển chứ không phải
là mâu thuẩn thông thường theo cách hiểu là loại trừ lẫn nhau”, cũng không phải là hai
cực của mối quan hệ đối chọi. Vì vậy, muốn bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế thì phải khai
thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và chỉ có tăng trưởng kinh tế phát triển
kinh tế đúng mức trên cơ sở có sự đầu tư tương xứng cho môi rường mới có thể thực hiện
tốt vấn đề bảo vệ môi trường, mới có sự cân bằng trong tương quan giữa quá trình đẩy
mạnh phát triên kinh tế với môi trường. Cái quan trọng là khai thác và sử dụng các loại
tài nguyên thiên nhiên đó như thế nào mà không bị ảnh hưởng đến việc phát triển của nền
kinh tế nhưng đồng thời môi trường cũng không bị huỷ diệt, vẫn đảm bảo tốt cho quá
trình phát triển tiếp theo. Yêu cầu đó con người phải có một quan điểm toàn diện biện
chứng để lựa chọn cho mình một cách thức tác động hiệu quả nhất đối với kinh tế mà an
toàn nhất cho môi trường.
Đẩy mạnh phát triển kinh tế, đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh thì tỷ lệ thuận
với nó đó là sử dụng ngày càng nhiều yếu tố đầu vào nghĩa là phải sử dụng ngày càng
20
nhiều các loại tài nguyên thiên nhiên. Do vậy kéo theo lượng chất thải tăng lên và gây ra
ô nhiễm môi trường nhiều hơn. Kỳ Anh khu công nghiệp tập trung ở Vũng Áng có các
thành phần sản xuất công nghiệp lớn như: luyện cán thép, hoá dầu, cơ khí và chế biến
nuôi trồng thuỷ sản… Do vậy nhu cầu chất thải loại rất lớn. Vì vậy trong kế hoạch phát
triển kinh tế cũng như trong các hoạt động cụ thể cần phải chú trọng đến vấn đề bảo vệ
môi trường.
Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế mà song song với nó là đô thị hoá một cách
nhanh chóng ấy đã làm tăng nguy cơ ảnh hưởng dến môi trường. Mà không đẩy nhanh
tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như thiếu đi sự quy chuẩn về các khu đô thị thì khó thực
hiện mục tiêu bảo vệ môi trường. Đây là mâu thuẩn trong sự ràng buộc giữa tăng trưởng

kinh tế với bảo vệ môi trường nói chung. Vì vậy trong quá trình đô thị hoá cần chú ý đến
công tác bảo vệ môi trường. Kỳ Anh trong công tác giải phóng mặt bằng cho khu công
nghiệp thì cần quy hoạch lại khu tái định mới, sao cho phải đảm bảo được môi trường an
toàn của nhân dân như tránh xa khu công nghiệp, ở trên nguồn nước, xây dựng công trình
xử lý nước thải, nước sinh hoạt vv… Theo chính sách tái định cư cảu UBND huện Kỳ
Anh thì sẽ có ba phương án tái định cư cho những xã thuộc diện giải phóng mặt bằng đó
là “tái định cư tự nguyện; xen ghép và tập trung. Địa điểm tái định cư là vùng đất xung
quanh núi Bàn Độ thuộc xã Khang, Kỳ Ninh; phía tây quốc lộ 1A thuộc xã Kỳ Thịnh,
Kỳ Long, Kỳ Liên và Kỳ Phương”.[5,11]
Bảo vệ môi trường trong khi đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế là vấn đề rất
khó khăn và lâu dài, vì một mặt liên quan đến vấn đề nhận thức trong nhân dân. Trong
khi đó Nhận thức của người dân ở Kỳ Anh về bảo vệ môi trường còn rất thấp, thói quen
trong sản xuất, người dân vẫn còn sử dụng nhiều phân hóa học, sử dụng thuốc trừ sâu
chưa đúng kỹ thuật, ảnh hưởng đến môi trường đất, nước và cả sức khỏe của người sản
xuất tiêu dùng. Nhân tố quyết định nhất đối với bảo vệ môi trường là nhận thức của toàn
xã hội, của mọi người mà trước hết là của các cấp lãnh đạo. Mặt khác nó liên quan đến
chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường cũng như nguồn vốn đầu tư vào giải quyết vấn
đề mối trường, và áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, xử lí các vấn đề liên quan đến
21
bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Với yêu cầu của sự phát triển bền
vững chúng ta hãy hạn chế những thách thức trong đó có thách thức về môi trường.
Tóm lại, bảo vệ môi trường trong khi thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế
là yêu cầu cơ bản cho sự phát triển bền vững. Đã đến lúc con người phải thay đổi cách
thức tác động vào tự nhiên để bảo đảm khai thác các lợi ích của tự nhiên cho sự phát
triển, nhưng không làm mất đi của tự nhiên điều kiện sự cân bằng và duy trì sự cân bằng
dài lâu song song với tiến trình phát triển của xã hội. Đây là một yêu cầu bắt buộc đối với
sự phát triển bền vững của đất nước nói chung và Kỳ Anh nói riêng. Xử lí tốt mối quan
hệ giữa tăng dân số, phát triển kinh tế và đô thị hoá với bảo vệ môi trường là bảo đảm
cho sự phát triển bền vững ở Kỳ Anh. Để giải quyết mối quan hệ này cần phải đứng vững
trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng đó là quan điểm toàn diện.

2.3.2. Vấn đề xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm phát triển cộng
đồng bền vững.
Hơn hai thập kỷ thực hiện đường lối đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam khởi
xướng và lãnh đạo, kinh tế Kỳ Anh đã đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng,
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên là một huyện
miền núi, vùng sâu, vùng xa điểm xuất phát thấp, lại chịu hậu quả nặng nền của các cuộc
chiến tranh cũng như thiên tai mà Kỳ Anh vẫn là một huyện nghèo. Trước hoàn cảnh đó
Đại hội của Đảng đã xác định xoá đói giảm nghèo là một trong những chủ trrương quyết
sách lớn của Đảng và nhà nước ta. Chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo đã thu
hút sự tham gia của nhiều cơ quan địa phương các tầng lớp xã hội. Kỳ Anh trở thành một
địa phương vốn cực kỳ gian khó đã vươn lên đạt đựơc những kết qủa xoá đói giảm nghèo
mang tính toàn diện và bền vững. Tính đến cưối năm 2008 tỉ lệ hộ nghèo của huyện còn
33,83% (giảm 3,41% so với 2007).
Tuy nhiên những kết quả đã đạt được đó chưa phải là vững chắc, chưa đáp ứng
được yêu cầu phát triển cho giai đoạn mới. Vả lại ở một số địa phương khác trong cả
nước cũng đã thực hiện xoá đói giảm nghèo nhưng lại có hiện tượng tái nghèo nên điều
đó là một thực tế để Đảng bộ và nhân dân huyện Kỳ Anh đặt vấn đề xoá đói giảm nghèo
theo hướng bền vững. Làm sao vừa để xoá đói giảm nghèo vừa phát huy tiềm năng, lợi
22
thế của địa phương, huy động khơi dậy tính chủ động tham gia của các tầng lớp nhân dân
nhất là những gia đình nghèo, hộ nghèo; vừa đạt tiến độ nhanh và hiệu quả bền vững làm
cơ sở phát triển kinh tế xã hội toàn diện trong toàn huyện.
Trong tiến trình xoá đói giảm nghèo thời kỳ ban đầu hội khuyến học và hỗ trợ
người nghèo của huyện Kỳ Anh đã thực hiện nhiều mô hình giảm nghèo nhưng chưa có
mô hình nào bảo đảm xoá đói giảm nghèo bền vững tạo nền móng cho sự phát triển kinh
tế xã hội. Cho đến cuối những năm 90 của thế kỷ XX; trong quá trình tìm tòi hội khuyến
học đã tiếp cận mô hình xoá đói giảm nghèo theo lý thuết phát triển cộng đồng và đề xuất
mô hình này lên lãnh đạo huyện và được huyện chấp nhận. Đến năm 1998 lãn đạo
huyênh Kỳ Anh đã quyết định chọn xã Kỳ Thọ làm thí điểm thực hiện mô hình xoá đói
giảm nghèo theo cách tiếp cận phát triển cộng đồng lấy đó làm căn cứ để nhân rộng ra

trong toàn huyện. Và mô hình đã đem lại kết quả khả quan. Xã Kỳ Thọ đã căn bản đã
thoát đói, giảm nghèo. Và được nhân rộng ra nhiều xã khác trong toàn huyện như xã kỳ
Nam đặc biệt là được nhiều cán bộ lãnh đạo huyện và tỉnh khác quân tâm học hỏi kinh
nghiệm.Vậy phát triển cộng đồng là gì?
Phát triển cộng đồng “là một cách thức triển khai các hoạt động xây dựng và phát
triển kinh tế - xã hội trên cơ sở tạo sự hợp lực và đồng thuận của nhiều tổ chức xã hội
nhằm tạo sức mạnh và phát huy nội lực bên trong của tổ chức thành viên cộng đồng và
của cả cộng đồng. Phát triển cộng đồng là một chiến lược phát triển nhằm vận động sức
dân trong các cộng đồng nông thôn cũng như đô thị để phối hợp cũng những nỗ lực của
nhà nước nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng và khả năng tự lực của cộng đồng, Khái niệm này
nhấn mạnh hai yếu tố, sự tham giá của người dân kết hợp với sự ccung cấp dịch vụ ký
thuật của nhà nước”[6,59]. Như vậy phát triển cộng đồng là một công cụ được sử dụng ở
nhiều nước trên thế giới để phát huy sức mạnh vốn có của mỗi cộng đồng làm cho cộng
đồng tự nhận thức được mình, biết huy động các nguồn lực của mình, biết tổ chức, lập kế
hoạch và triển khai hành động nhằm đạt các mục tiêu đề ra. Phát triển cộng đồng là sự
thể hiện trên thực tế tư tưởng, quan điểm, cách làm vì dân do dân, đặt người dân vào vị
trí chủ thể của công cuộc xây dựng sáng tạo xã hội mới. Nội dung của hoạt động chương
trình phát triển cộng đồng xoá đói giảm nghèo là giáo dục cộng đồng, tổ chức cộng đồng
23
gắn với xây dựng hệ thống chính trị cơ sở và tổ chức các dự án phát triển nhằm huy động
tài nguyên thiên nhiên của cộng đồng. Mục đích của phát triển cộng đồng là nhằm xây
dựng cơ sở cho phát triển bền vững . Sự bền vững ấy đựơc thể hiện ở những điểm sau:
nâng cao dân trí; tạo sức mạnh có tình cộng đồng, cung cấp phương thức làm ăn, tức là
trang bị cho người dân phương thức để làm ăn, để phát triển kinh tế hộ gia đình. Đó
chính là những cái “cần câu” không chỉ cho trước mắt mà còn là phương tiện để họ sinh
sống lâu dài; tạo niềm tin và ý chí cho người dân biết cách phát huy nội lực.
Để phát triển cộng đồng bền vững thì mỗi người dân trong cộng đồng đó phải có
thu nhập ổn định, nhưng muốn có thu nhập ổn định thì phải có tay nghề, tay nghề giỏi
mới có việc làm ổn định. Bởi vậy vấn đề giải quyết việc làm là một trong những vấn đề
quan trọng. Ngày xưa Nguyễn Trãi từng nói: “nên thợ nên thầy vì có học. No ăn no mặc

bởi hay làm”. Đạo lý sự học thật sâu xa và thiết thực nó trở thành chiến lược phát triển
con người, một yếu tố cốt lõi của lí thuyết phát triển cộng đồng , phát triển xã hội. Do đó
trong quá trình phát triển cộng đồng bền vững phải coi trọng công tác đào tạo nghề và
giải quyết vệc làm cho người dân bởi đây là yếu tố bền vững cho sự phát triển lâu dài.
Đặc biệt là những người dân thuộc khu công nghiệp Vũng Áng nay không còn ruộng và
giải toả đến khu tái định cư mới nên họ rất cần được đào tạo nghề nghiệp. Hơn nữa trong
thời gian tới khi các khu công nghiệp Vũng Áng đi vào họat động thì Kỳ Anh cần một
lượng lao động kỹ thuật tương đối lớn. Vì vậy người dân ở đây cần phải được đào tạo
nghề mới có khả năng đáp ứng được nhu cầu công việc. Nếu không sẽ xảy ra tình trạng
dân bản xứ phải đi xa làm ăn, trong khi họ rất thuận lợi về nơi ăn chốn ở, gắn bó lâu dài
với công việc.
Tóm lại, công cuộc xoá đói giảm nghèo ở huyện Kỳ Anh là một cuộc cách mạng
tổng hợp, một cuộc cách mạng phát triển toàn diện cả về kinh tế, văn hoá, đạo đức giáo
dục nhân cách, nâng cao kiến thức mọi mặt cho con người. Nếu kinh tế kém phát triển thì
không thể nói đến sự bền vững của đòan kết cộng đồng và nói đến phát triển cộng đồng
chỉ là vấn đề lí thuyết; song phát triển kinh tế lại không dựa trên cơ sở cộng đồng xã hội
có văn hoá, dân chủ và đạo đức thì sự phát triển kinh tế đó cũng không chắc chắn, bền
lâu và do đó cộng đồng cũng không phải là một cộng đồng phát triển. Trong xoá đói
24
giảm nghèo mà lại nói đến đạo đức thì tưởng như xa vời không có gì là thiết thực. Không
phải thế mà ngược lại, đạo đức lại là một yếu tố làm nên sức mạnh cộng đồng , đúng như
chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “một dân tộc có đạo đức là một dân tộc có sức mạnh
nội tại”. Đạo đức còn là một hạt nhân cốt lõi của đoàn kết cộng đồng , đó là tinh thần
tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, con người sống có đạo lý kỷ cương, tình làng
nghĩa xóm mặn mà, gia đình hoà thuận, đó là đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm
với công việc rất cao. Phát triển cộng đồng xoá đói giảm nghèo ở huyện Kỳ Anh không
những có tác dụng xoá đói giảm nghèo nhanh mà còn tạo ra các nhân tố phát triển bền
vững. Đó là nhân tố con người với sự thay đổi về nhận thức, cách thức giáo tiếp ứng xử,
cách thức tổ chức sản xuất. Làm dịch vụ và có trách nhiệm, gắn bó với cộng đồng. Đó là
đội ngũ cán bộ đảng viên có tinh thần trách nhiệm được nâng cao năng lực kỹ năng làm

việc phục vụ nhân dân.
2.3.3. Một số giải pháp phát triển bền vững ở huyện Kỳ Anh, Hà Tỉnh hiện nay.
Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế là một phương diện cơ bản để có được sự phát
triển mọi mặt đời sống xã hội, giải quyết các vấn đề trong yêu cầu của sự phát triển. Một
trong các vấn đề đặt ra trong quá trình đẩy nhanh phát triển kinh tế đó là môi trường ngày
càng bị đe doạ. Đẩy mạnh phát triển kinh tế một cách phiến diện đã đem đến sự cạn kiệt
tài nguyên và ô nhiễm mối trường và làm mất đi điều kiện cho sự phát triển bền vững. Vì
vậy bảo vệ môi trường không thể nằm ngoài quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. Hay nói cách khác trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội đã báo hàm cả vấn đề
bảo vệ môi trường. Đó là một yêu cầu khách quan đối với tất cả mọi địa phương. Trong
những năm tới tốc độ phát triển kinh tế của Kỳ Anh sẽ được đẩy nhanh, chất lượng mọi
mặt và đời sống của nhân dân được nâng lên, song chất lượng môi trường sẽ bị tác động
nhiều chiều. Vì vậy, công tác bảo vệ môi trường phải được đẩy lên một tầm mới đảm bảo
phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường thống nhất và hỗ trợ nhau. Để tăng cường công
tác bảo vệ môi trường và xử lí những tồn tại, giảm thiểu ô nhiễm cho môi trường ngày
càng tốt hơn, chương trình công tác bảo vệ môi trường trong thời gian tới tập trung vào
những nhóm giải pháp cơ bản đó là:
Nhóm giải pháp về xã hội hoá công tác môi trường trong phát triển kinh tế:
25

×