Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Rủi ro tiềm ẩn của thuốc bổ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (754.06 KB, 5 trang )




Rủi ro tiềm ẩn của thuốc
bổ
Quảng cáo về các loại thuốc bổ, các loại thần dược giúp cho trẻ cao lớn,
thông minh, xinh đẹp đã đánh vào nỗi khao khát của mỗi ông bố bà mẹ
với kỳ vọng cải tạo giống nòi.



Nhiều bậc phụ huynh chỉ mê thực phẩm, đồ uống có yếu tố tự nhiên
1. Khi các mẹ mê thuốc bổ

Trong khi nhiều bậc phụ huynh chỉ mê thực phẩm, đồ uống có yếu tố tự
nhiên thì không ít bà mẹ lại mê mẩn với các loại thuốc bổ được quảng cáo
đầy rẫy trên truyền hình hoặc qua truyền miệng. Chị Lệ là một ví dụ điển
hình. Cứ hễ nghe thấy ở đâu giới thiệu thuốc bổ hoặc thực phẩm chức năng
“tốt cho trí não, giúp tăng trưởng chiều cao,…” là chị vồ vập vào mua.

Chị Lệ lý giải: “Cả hai vợ chồng đều thấp bé, nhẹ cân nên nếu chỉ nuôi nấng
bình thường, chắc chắn cu Hoàn không cao nổi 1m65. Bây giờ, con gái cao
1m65 đã là quá bình thường chứ đừng nói gì đến con trai. Vì vậy, vợ chồng
tôi không thể không tìm cách cải thiện chiều cao cho cháu được. Với trẻ con,
chiều cao và trí não là ưu tiên số 1, sau đó mới đến cân nặng”.

Với quan niệm như vậy, chị Lệ không quản ngại bất cứ gian khó nào để tìm
tới những phương thuốc “bí truyền” để cải thiện chiều cao. Năm ngoái, có
người mách phương thuốc nam ở tận Lạng Sơn, chị Lệ cũng “trèo đèo, lội
suối” tới tận nơi để mua.


Không có được sự đồng thuận như gia đình chị Lệ, chị Nhật bị bố mẹ chồng
phản đối. Mẹ chồng chị cho rằng cứ nuôi nấng bình thường, ăn uống đầy đủ
dinh dưỡng là được, chứ thuốc bổ làm sao có nhiều tác dụng như quảng cáo
được. Gạt ngoài tai mọi lời khuyên can, chị Nhật nhất quyết làm theo ý
mình.

Chị Nhật nói: “Bố mẹ không biết thì thôi. Bây giờ khoa học phát triển, người
ta chế tạo ra nhiều loại thuốc phục vụ sức khỏe con người. Tốt người ta mới
bán mạnh thế, nếu có hại, nhà nước đã cấm. Bố mẹ cứ cả nghĩ thôi”.

Nếu chị Lệ chuộng thuốc nam thì chị Nhật lại sính ngoại. Thuốc phải gắn
mác “Tây” chị mới mua. Chị mua nhiều tới mức tủ thuốc nhà chị chủ yếu để
chứa thuốc bổ cho bé Ngân. Vì được “đào tạo” từ khi còn lọt lòng nên bé
Ngân… rất thích uống thuốc. Điều đó càng củng cố cho niềm đam mê thuốc
bổ của chị Ngân.



Trước khi cho con uống thuốc bổ, các mẹ cần phải được bác sĩ kê đơn
2. Đầu độc giống nòi

Uống nhiều thuốc bổ nhưng bổ đâu chẳng thấy, cu Hoàn nhà chị Lệ đã 5 tuổi
mà vẫn bé còi như trẻ lên 3. Vì còi xương nên lúc nào cu Hoàn cũng mệt
mỏi, ủ rũ, quấy khóc, ít chơi đùa, nghịch phá như các bé đồng trang lứa. Hay
ốm vặt, cu Hoàn trở thành khách hàng quen thuộc của một phòng khám cạnh
nhà. Và cứ 2 tháng 1 lần, khi nặng quá, cu Hoàn lại được đưa vào Viện Nhi.
Con ốm yếu lại càng khiến chị Lệ “tẩm bổ” bằng thuốc cho con nhiều hơn vì
chị cho rằng nếu không có thuốc bổ, cu Hoàn thậm chí còn tệ hơn như thế.
Chỉ tới khi cu Hoàn phải đưa đi cấp cứu thì chị mới biết con trai mình ngộ
độc thuốc bổ. Bác sĩ mắng vợ chồng chị thậm tệ.


Bác sĩ V, người điều trị cho cu Hoàn mắng: “Vợ chồng anh chị là công chức
mà sao thiếu hiểu biết thế. Chẳng bao giờ được cho con bất cứ thuốc gì nếu
không được bác sĩ kê đơn. Đằng này, bác sĩ không tin, cứ tin lang băm vườn.
May mà đưa cháu vào viện sớm chứ không thì anh chị ân hận cả đời”.

Bác sĩ Nguyễn Thành Nam (khoa Nhi, bệnh viện Xanh Pôn) kể: cách đây
khoảng 7 năm, bác điều trị cho một bệnh nhân uống thuốc bổ, vì mẹ mong
muốn cải thiện giống nòi, bệnh nhân bị nhồi rất nhiều thuốc bổ. Thời gian
đầu bé lớn rất nhanh khiến cả nhà vui mừng. Bé luôn cao hơn các bạn. Tuy
nhiên, tới năm 16 tuổi, bệnh nhân hoàn toàn dừng phát triển và mắc nhiều
bệnh khác nhau.

Bác sĩ Nam giải thích có nhiều loại thuốc kích thích xương phát triển.
Nhưng xương phát triển sớm theo kiểu chín ép nên sự phát triển nhanh
chóng dừng lại và bệnh nhân thậm chí còn không được cao to, khỏe mạnh
như người phát triển bình thường.

Một công trình nghiên cứu lớn mới đây của Đan Mạch, thực hiện tại Đại học
Copenhagen năm 2008, đưa ra kết luận uống bổ sung vitamin làm tăng nguy
cơ chết sớm lên 16%. Kết quả được công bố trên tạp chí Archives of Internal
Medicine cho thấy, uống thực phẩm bổ sung vi chất đồng làm tăng nguy cơ
chết sớm lên 18%. Axit folic (vẫn thường được kê cho thai phụ) làm tăng
nguy cơ tử vong lên gần 6%, trong khi sắt làm tăng nguy cơ này lên 4%.

Vì vậy trước khi cho con uống thuốc bổ, các mẹ cần phải được bác sĩ kê
đơn, tuyệt đối không tự kê thuốc cho con để tránh những hậu quả đáng tiếc

×