Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

BÀI GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 11 TRƯỜNG THCS THANH MỸ, THANH CHƯƠNG, NGHỆ AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.84 KB, 4 trang )

BÀI GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 9/ 2012 - CUỐN SÁCH: “ GÓP PHẦN XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC
THÂN THIỆN HỌC SINH TÍCH CỰC”
Tháng 9 lại về trong khong khí cả nước nô nước đón chào năm học mới. Ngày tựu trường không phải chỉ
là ngày hội của giáo viên, học sinh , sinh viên, và cán bộ quản lí ngành giáo dục các cấp mà còn là ngày
hội của toàn xã hội ngày thể hiện sự quan tâm của dân tộc ta - một xã hội có truyền thống hiếu học đối với
Sự nghiệp trồng người .
Năm học mới đã đến mọt năm học tiếp nối và phát huy

Tháng 9 lại về trong không khí cả nước nô nức đón chào năm học mới. Ngày tựu
trường không chỉ là ngày hội của giáo viên, học sinh, sinh viên và cán bộ quản lí ngành
giáo dục các cấp mà còn là ngày hội của toàn xã hội, ngày thể hiện sự quan tâm của cả
dân tộc ta- một dân tộc có truyền thống hiếu học- đối với sự nghiệp trồng người.
Năm học 2013- 2014 đã đến, một năm học tiếp nối và phát huy những thành tựu
của năm học 2012- 2013 với một quyết tâm mới, sức sống mới. “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” là một phong trào thi đua được Bộ Giáo dục và Đào tạo
phát động từ năm 2008 đến nay đã tác động sâu sắc tới toàn ngành Giáo dục. Và đây
cũng sẽ là phong trào được trường THCS Thanh Mỹ cũng như tất cả các trường học
trong cả nước hưởng ứng phát huy trong năm học mới này.
Nhằm cung cấp cho bạn đọc một cái nhìn tương đối toàn diện về việc thực hiện
phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, trong buổi giới
thiệu sách ngày hôm nay, trường THCS Thanh Mỹ xin trân trọng gửi đến quý bạn đọc
cuốn sách: “ Góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, do tác giả
Vũ Bá Hòa làm chủ biên, được NXB Giáo dục ấn hành năm 2010.
“ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là một phong trào thi đua
lớn của ngành Giáo dục nhưng có rất nhiều người còn mơ hồ không hiểu được cụ thể
phong trào này là như thế nào? Vậy “ trường học thân thiện, học sinh tích cực” nghĩa là
sao? Trong lời giới thiệu cuốn sách có viết: “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực
chính là dạy và học có chất lượng; thầy cô phát huy tính chủ động, sáng tạo để đổi mới
phương pháp dạy- học trong điều kiện hội nhập quốc tế; học sinh tích cực, chủ động,
trong học tập, vui chơi, chăm sóc các di tích lịch sử văn hóa và tham gia các hoạt động
xã hội; tăng cường giáo dục kĩ năng sống làm cầu nối giữa lí luận và thực tiễn, để thầy


và trò trong các nhà trường hài hòa hơn trong mối quan hệ thân thiện, tích cực cùng
tiến bộ.”
Phong trào thi đua “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” chính là
cụ thể hóa phong trào thi đua “ Dạy tốt- Học tốt” trong giai đoạn hiện nay, là giải pháp
đột phá để nâng cao giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách, văn hóa
dân tộc cho học sinh.
Cuốn sách gồm hai phần:
Phần 1: Trình bày những giải pháp xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực. Thông qua các bài viết của các nhà quản lí giáo dục, nhà khoa học, nhà giáo, nhà
báo,… và một số em học sinh ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước, bạn đọc có thể hình dung
được phần nào hiện trạng học đường, những khó khăn, những giải pháp, những sáng
kiến kinh nghiệm, những biện pháp, những kết quả cụ thể của việc thực hiện phong trào
ở các địa phương.
Phần 2: Giới thiệu gương sáng học đường- những người tốt, việc tốt- rất cần
được tuyên truyền, phổ biến, học tập và vận dụng trong thực tế giáo dục để tiếp tục đẩy
mạnh Phong trào” Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.”
Khi đọc cuốn sách, bạn đọc sẽ cảm thấy bị lôi cuốn không chỉ ở nội dung đề cập
đến những vấn đề thực tế mà sức hấp dẫn của cuốn sách còn được tăng lên bởi những
bức ảnh sinh động được xen kẽ trong từng phần.
Những năm vừa qua, phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” đã đạt được những thành công bước đầu. Hi vọng rằng sau khi đọc xong
cuốn sách, bạn đọc nhất là giáo viên và học sinh các cấp sẽ có những cái nhìn cụ thể,
những việc làm thiết thực để phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” đạt được nhiều kết quả tốt đẹp hơn nữa trong năm học mới 2012- 2013.


NGƯỜI THỰC HIỆN


Hoµng ThÞ Ngäc


BÀI GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 11/ 2012
CUỐN SÁCH " CÔ SẼ GIỮ CHO EM MÙA XUÂN"


Bạn đọc thân mến!
"Tôn sư trọng đạo" là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta từ xưa
đến nay. Tình cảm thiêng liêng dành cho những người thầy, người cô luôn tồn tại trong
mỗi thế hệ học sinh chúng ta và Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 chính là dịp quan trọng
nhất để thể hiện và bày tỏ lòng mình.
Đó là ngày Hội của các thầy, các cô; ngày mà các thầy, cô có dịp nhìn lại thành
quả do công sức khó nhọc của mình bỏ ra, ngắm những "cây xanh" do chính tay mình
"ươm mầm" và chăm sóc, là ngày mà vẻ đẹp của các “kĩ sư tâm hồn” được tôn vinh.
Đề tài người thầy không phải là một đề tài mới lạ nhưng nó vẫn luôn dành được
sự quan tâm, yêu mến của độc giả, luôn khơi gợi nhiều cảm hứng sáng tác cho nhiều đối
tượng xã hội. Điều này được thể hiện rất rõ khi Bộ Giáo dục & Đào tạo, Hội nhà văn
Việt Nam, Công đoàn giáo dục Việt Nam và nhà xuất bản Giáo dục phối hợp tổ chức
"Cuộc thi viết truyện ngắn về nhà giáo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ
quốc" đã được hưởng ứng sâu rộng, nói lên sự quan tâm thật chân tình và sâu sắc của
nhiều tầng lớp về nhà giáo, về ngành giáo dục nước nhà. Với mong muốn chuyển tải
những cái nhìn khách quan về nhà giáo, những tiếng nói, tâm sự của cuộc đời người nhà
giáo, nhà xuất bản Giáo dục đã lựa chọn và tập hợp các tác phẩm xuất sắc in thành bộ
sách gồm 18 cuốn, có tên chung là " Truyện chọn lọc viết về nhà giáo Việt Nam".
Trong buổi giới thiệu sách ngày hôm nay, thư viện trường THCS Thanh Mỹ xin trân
trọng gửi đến bạn đọc một cuốn sách nằm trong bộ sách ấy, được mang tên:" Cô sẽ giữ
cho em mùa xuân", do NXB Giáo dục ấn hành năm 2011.
Ngay nhan đề cuốn sách đã khơi gợi cho bạn đọc rất nhiều cảm xúc vì "mùa
xuân" là mùa của sự đâm chồi nảy lộc, mùa của tương lai, hi vọng. Hoà chung không khí
mùa xuân ấy nên trang bìa cuốn sách cũng được bao phủ toàn một màu xanh non của lá
cây, càng làm cho nhan đề cuốn sách thêm nổi bật và ý nghĩa.

Mở trang sách đến với câu chuyện đầu tiên " Bồn hoa rực rỡ" của tác giả Đỗ Lan
Phương, bạn đọc sẽ được gặp thầy Hùng- một người thầy rất đặc biệt. Đặc biệt ở chỗ
thầy là một thương binh nặng, nhiều lần đã phải nén những cơn đau "như mũi khoan vô
hình xoáy vào tim, xông lên đỉnh đầu" mà tiếp tục đứng lớp. Đọc truyện, chúng ta sẽ
thấy người thầy ấy không chỉ kiên cường trên chiến trường, mà nay cũng hi sinh, cống
hiến rất nhiều cho "sự nghiệp trồng người". Tâm huyết với nghề, hết lòng vì học sinh
thân yêu là điều mà không chỉ người thầy trong câu chuyện mới có. Tôi xin trích dẫn
một đoạn viết trong truyện để bạn đọc thấy được tâm niệm của thầy Hùng và có lẽ đó
cũng là tâm niệm với nghề của rất nhiều thầy, cô giáo xung quanh chúng ta :" Thầy say
mê dạy học và viết văn. Dạy học giúp thầy thêm vốn sống. Viết văn giúp thầy thực hiện
những dự định tốt đẹp, tiếp tục dạy dỗ học sinh nên người. Cho dù viết văn hay dạy
học , tất cả đều xuất phát từ học sinh thân yêu." Nói thầy Hùng đặc biệt còn ở chỗ thầy
đã sắp về hưu, nhưng "cuộc đời dạy học của thầy Hùng không có phút cuối cùng". Vì
sao lại như vậy? Khi đọc xong câu chuyện các bạn sẽ có sự lí giải cho điều đó. Hình ảnh
người thầy ấy sẽ sống mãi trong tâm hồn học trò.
" Cô sẽ giữ cho em mùa xuân " là nhan đề sách đồng thời cũng là tên một
câu chuyện trong cuốn sách, của tác giả Vũ Hoàng Lâm. Truyện viết về cuộc đời và
những băn khoăn, trăn trở của một cô giáo chủ nhiệm đối với học sinh lớp mình. Khi
tiếp nhận học sinh cá biệt có biệt danh là " tướng nghịch" cô đã gặp rất nhiều khó khăn.
Sự bướng bỉnh, những trò đùa tinh quoái, luôn quậy phá và hay trốn học là điều mà cậu
học trò ấy đã làm cho cô giáo rất phiền lòng. Đọc truyện các em cứ ngỡ như mình đã
từng gặp một bạn học sinh như thế. Vậy các em sẽ phải làm gì để cùng với cô giáo chủ
nhiệm giúp đỡ bạn ấy tiến bộ? Với một tấm lòng bao dung, thương yêu vô hạn người cô
trong câu chuyện đã tìm mọi cách thức tỉnh học trò để cậu có được định hướng đúng
đắn. Tấm lòng của những người thầy, người cô làm công tác chủ nhiệm thật đáng kính.
Họ không chỉ là thầy mà còn như người anh, như người chị, người mẹ của các em vậy.
Trên đây chỉ là trích dẫn hai truyện ngắn trong cuốn sách, còn rất nhiều câu
chuyện xúc động khác về người thầy, người cô kính yêu mà cuốn sách muốn gửi tới bạn
đọc như: "Ngày hè", "Đò đầy", "Đâu chỉ là hạt bụi",
Hi vọng rằng sau khi đọc xong cuốn sách bạn đọc sẽ thêm hiểu, thêm yêu và

kính trọng người thầy, người cô của mình. Hướng tới ngày nhà giáo Việt Nam 20-11,
các em học sinh hãy cố gắng thi đua đạt thật nhiều thành tích để dâng lên các thầy, cô
giáo kính yêu!
Xin kính chúc các thầy, cô giáo sức khoẻ, công tác tốt, tiếp tục cống hiến cho "sự
nghiệp trồng người" đạt những thành công lớn!

NGƯỜI THỰC HIỆN





Hoàng Thị Ngọc

×