Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Giúp bé học nhanh bảng chữ cái tiếng Anh docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.88 KB, 8 trang )

Giúp bé học nhanh bảng
chữ cái tiếng Anh
2 tuổi, trẻ đã có khả năng nhận biết chữ cái. Vì vậy, các bậc cha mẹ đã
có thể bắt tay vào dạy bảng chữ cái tiếng Anh cho bé vào thời điểm này.
Một vài gợi ý dưới đây sẽ giúp mẹ dạy bé học bảng chữ cái tiếng Anh dễ
dàng và nhanh hơn.

1. Học qua bài hát về bảng chữ cái: Phương pháp giảng dạy truyền thống
này xem ra vẫn là một trong những cách hiệu quả nhất giúp bé học bảng chữ
cái. Trẻ luôn có những phản ứng tự nhiên với âm thanh, vì vậy, việc dạy trẻ
học theo bài hát sẽ khiến trẻ cảm thấy thú vị và hào hứng hơn. Một bài hát
về bảng chữ cái dễ thương với những hình ảnh ngộ nghĩnh sẽ ‘hút’ bé hơn.



2 tuổi, bé có khả năng nhận biết chữ cái, mẹ có thể bầu đầu dạy tiếng Anh
cho bé

2. Đọc thật to: Nếu bạn không có đĩa bài hát, với mỗi chữ cái muốn dạy con,
bạn đọc thật lớn và yêu cầu bé nhắc lại. Sau đó, cho bé xem lại chữ cái bạn
vừa đọc. Kết hợp âm thanh với hình ảnh giúp kích thích não bộ của bé tốt
hơn.

3. Để bé nhận diện bảng chữ: Có rất nhiều bảng chữ cái màu sắc được làm
bằng gỗ hay nhựa sinh động được bày bán trên thị trường. Bạn hãy chọn
mua cho bé 1 bộ và dạy bé nhận diện từng chữ cái. Bạn nên chia nhỏ các
chữ cái theo nhóm để dạy bé. Ví dụ: dạy bé từ chữ A – D vào 1 ngày. Ngày
khác, bạn dạy từ chữ E – H.

4. Cho bé nhận diện chữ cái qua các biển báo xung quanh. Ví dụ, khi đưa
con đến cửa hàng McDonald, bạn nói với bé McDonald được bắt đầu bằng


chữ M… bằng cách này bé sẽ hiểu rắng chữ cái ở khắp mọi nơi và dần hình
thành thói quen cũng như ghi nhớ lâu hơn.

5. Khi bé đã nhớ tương đối, bạn có thể mua bộ thẻ từ bằng tiếng Anh. Một
mặt in hình con vật, hoa quả một mặt in chữ cái tiếng Anh. Trước tiên, bạn
cho bé nhìn hình và đọc chữ cái, rồi lật mặt sau để bé nhìn hình ảnh tương
ứng. Đây là bước đầu tiên giúp bé hình dung việc gép các chữ cái với nhau.

Lưu ý:

- Cần kiên nhẫn dạy bé từ từ, không thúc ép.

- Khi bé đọc nhiều và đúng, bạn nhớ khen thưởng bé.
10 mẹo tự nhiên cho bé đau dạ dày
02/08/2011 10:53:06 SA (GMT +7)
Đau dạ dày là bệnh rất phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng hầu hết những cơn
đau dạ dày ở trẻ thường không nghiêm trọng và bạn có thể khắc phục
cho bé ngay tại nhà.
Trẻ thường bị đau dạ dày do ăn quá nhiều thức ăn hoặc quá nhiều bánh kẹo
và kem, các thực phẩm dễ gây táo bón… Ngoài ra, khi ăn uống các thực
phẩm hàng ngày, trẻ cũng thường không nhai kỹ như người lớn, điều này
cũng gây ra đau dạ dày ở trẻ em.

Các triệu chứng của dạ dày đau ở trẻ:

- Mất sự ngon miệng.

- Viêm ruột thừa có thể gây ra đau đớn trong một khu vực của dạ dày.

- Trẻ buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.


- Bụng chứa đầy khí và gây đau bụng.



Ăn quá nhiều thức ăn là một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày ở trẻ
nhỏ

Những biện pháp điều trị tự nhiên

Khi trẻ bị đau dạ dày, thay vì cho trẻ uống thuốc giảm đau, bạn có thể áp
dụng những biện pháp tự nhiên sau để lấy lại sự thoải mái và chấm dứt cơn
đau cho trẻ.

1. Xác định sự căng thẳng ở trẻ

Một em bé có thể bị đau dạ dày vì những hành động stress gần đây đã xảy ra
với trẻ như cha mẹ ly hôn, cái chết của một người thân, học tập ở trường lớp
sa sút, thay đổi về thói quen, chuyển nhà có thể gây ra một cơn đau dạ dày
khó chịu. Cách tốt nhất để xác định những vấn đề này một cách thật chính
xác là cha mẹ trẻ nên nói chuyện trực tiếp với trẻ nhà bạn.

2. Dùng thuốc

Để giúp làm giảm những cơn đau bụng, những loại thuốc như Tylenol,
mylanta, pepto bismol là những loại thuốc bạn có thể mua không cần theo
toa tại các cửa hàng địa phương hoặc nhà thuốc tây.

3. Chườm ấm


Để làm giảm khó chịu ở dạ dày cho trẻ, cha mẹ trẻ hãy sử dụng một chai
nước ấm hoặc tắm nước ấm cho trẻ vì điều này sẽ khiến trẻ dễ chịu và thoải
mái hơn. Hoặc bạn có thể đặt một túi sưởi ấm lên trên bụng của trẻ với nhiệt
độ vừa phải.


4. Bắt trẻ uống nhiều nước

Ngay cả khi trẻ đang bị những cơn đau dạ dày hành hạ, bạn vẫn nên cung
cấp thật nhiều nước cho trẻ bởi vì thực tế việc cơ thể mất chất lỏng có thể
gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn với trẻ nhà bạn.

5. Xoa bóp

Để giúp trẻ dễ chịu hơn và giảm những cơn đau cho trẻ, bạn có thể xoa bóp
nhẹ nhàng cho trẻ bằng cách sử dụng dầu ấm hoặc dầu ôliu. Bạn nên xoa
bóp dạ dày nhẹ nhàng theo vòng tròn hướng chiều kim đồng hồ.


6. Cho trẻ uống nước ép trái cây

Nước chanh pha lẫn với nước ấm cũng giúp đỡ giảm đau dạ dày, giảm đau
bụng và táo bón cho trẻ mặc dù nó có chứa axít. Ngoài ra, một chế độ ăn trái
cây tươi và nước ép trong ngày cũng rất hữu ích điều trị đau dạ dày ở trẻ.
Theo đó, bạn có thể cho trẻ ăn trái cây tươi và uống nước trái cây như cam,
táo, lê, nho và đu đủ nhé.

7. Nước gừng + Mật ong

Gừng là một biện pháp khắc phục tại nhà tuyệt vời để điều trị cơn đau dạ

dày cho trẻ. Bạn có thể pha 1/4 muỗng cà phê nước gừng tươi cùng với 1/2
muỗng cà phê mật ong và cho trẻ uống 2 lần/ ngày để giúp giảm bớt các vấn
đề tiêu hóa - nguyên nhân gây nên chứng đầy hơi, đau bụng, cơn ho hoặc
những cơn đau khác trong dạ dày. Tuy nhiên gừng không nên được sử dụng
cho trẻ em dưới 2 tuổi.


Hãy làm giảm cơn đau của bé bằng các liệu pháp tự nhiên

8. Sinh tố bơ

Sau khi uống một cốc sinh tố bơ, con bạn sẽ cảm thấy tốt hơn với những cơn
đau bụng vì chúng được thuyên giảm một cách rõ rệt. Bạn có thể thêm một
muỗng cà phê nước rau mùi vào trong một nửa ly bơ.

9. Sữa chua

Sữa chua từ lâu đã được coi là một thực phẩm rất hữu ích để giúp giảm đau
dạ dày vì nó có chứa nhiều khuẩn sữa có ích, tạo cân bằng về vi khuẩn trong
dạ dày và đường ruột. Bạn có thể chọn sữa chua không đường cho trẻ ăn để
giúp cho hệ thống tiêu hóa của trẻ hoạt động ổn định và thường xuyên hơn,
chấm dứt sự đầy bụng khó chịu cho trẻ.


10. Mật ong và quế

Mật ong có chứa khá nhiều đường, carbohydrate và chất chống oxy hoá tự
nhiên. Tuy nhiên trẻ sơ sinh trẻ nhỏ hơn 1 tuổi không nên áp dụng phương
pháp này để tránh ngộ độc mật ong. Nhưng với các trẻ lớn hơn 1 tuổi trở đi,
bạn có thể áp dụng cho trẻ ăn một muỗng cà phê mật ong sẽ làm dịu cơn đau

dạ dày. Sau đó, cho trẻ uống thêm trà quế để dừng cơn đau bụng vì nó giúp
kiềm chế và giải tỏa cơn đau.

×