Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Ứng phó khi con bị say nắng pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (651.46 KB, 5 trang )




Ứng phó khi con bị say
nắng?
Khi bị say nắng, nếu nặng trẻ có thể bị chân tay co thắt, co giật và hôn
mê…

Hệ thống miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh nên khi tiếp xúc với ánh
nắng mặt trời trẻ rất dễ bị say nắng. Vì vậy, nhận biết dấu hiệu trẻ say nắng
để xử trí kịp thời là kiến thức chăm sóc con cơ bản cha mẹ nên biết.

Dấu hiệu trẻ say nắng

Khi trẻ có triệu chứng say nắng, nhiệt độ cơ thể sẽ nóng hơn bình thường và
đột ngột tăng cao. Biểu hiện đầu tiên là mô hôi vã ra rất nhiều, tiếp đó, do cơ
thể mất nước, da sẽ trở nên khô, môi nhợt nhạt, mặt nóng ran, hơi thở yếu,
mắt dại đi, mệt lử và buồn nôn… Đặc biệt, nếu nặng trẻ có thể chân tay co
thắt, co giật và hôn mê…


Hệ thống miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh nên khi tiếp xúc với ánh
nắng mặt trời trẻ rất dễ bị say nắng. (Ảnh minh họa).

Xử trí nhanh khi trẻ say nắng

- Nhanh chóng cho trẻ vào chỗ thoáng mát để giảm dần nhiệt độ trong cơ
thể.

- Cởi bỏ một số nút áo, rồi dùng khăn mát ẩm lau khắp người cho trẻ (có thể
dùng 1 túi đá lạnh để chườm lên trán nhằm hạ nhiệt cho trẻ).




- Pha 1 cốc nước muối loãng cho trẻ uống ( nên cho trẻ uống làm nhiều lần
để bổ sung lượng nước và muối trong cơ thể bị ‘thất thoát’).

Phòng ngừa say nắng cho trẻ

- Để trẻ thoải mái chơi đùa và an toàn hơn khi ra ngoài, cha mẹ nên cho trẻ
uống nước thường xuyên để tránh cơ thể bị mất nước.

- Chỉ nên mặc cho trẻ những bộ đồ sáng màu, thoáng mát và không quá chật
để trẻ luôn năng động, thoải mái và tránh bức xạ nhiệt.

- Khi cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, cha mẹ cần căn dặn trẻ
không nên quá ham chơi mà quên nghỉ ngơi, một lúc lại nghỉ giải lao ở chỗ
mát để không bị quá sức chịu đựng.

×