Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Thảo luận nhóm TMU tìm hiểu về văn hóa kinh doanh của tập đoàn công nghiệp – viễn thông quân đội viettel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.37 KB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

THẢO LUẬN HỌC PHẦN VĂN HĨA KINH DOANH

Đề tài:
Tìm hiểu về văn hóa kinh doanh của Tập đồn
Cơng nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel

Lớp học phần: 2123BMGM1221
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Quỳnh Mai
Nhóm: 8

Hà Nội, 2021

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................
...................................................................................................................................3

00

TIEU LUAN MOI download :


PHẦN NỘI DUNG……………………………………………………………
4
I. Cơ sở lí luận văn hóa kinh doanh…………………………...............................4
I.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trị của văn hóa kinh doanh............................................... 4
I.2. Các yếu tố cấu thành văn hóa kinh doanh...................................................................... 7
I.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa kinh doanh



II. Thực trạng văn hóa kinh doanh của Viettel....................................................... 12
II.1 Giới thiệu chung về Viettel..................................................................................... 12
II.2 Thực trạng văn hóa kinh doanh tại Viettel........................................................ 13
II.3 Đánh giá văn hóa kinh doanh tại Viettel............................................................ 21
III. Giải pháp củng cố, phát triển văn hóa kinh doanh của tập đồn
Viettel........................................................................................................................................... 22
III.1 Các yếu tố tác động đến văn hóa kinh doanh của Viettel trong tương
lai.................................................................................................................................................... 22
III.2 Giải pháp củng cố, phát triển văn hóa kinh doanh của Viettel.................24
PHẦN KẾT LUẬN............................................................................................................... 26

0

0

TIEU LUAN MOI download :


PHẦN MỞ ĐẦU
Một doanh nhân người Pháp đã nói rằng: “Văn hóa là những gì cịn lại sau khi người
ta đã quên đi tất cả”. Văn hóa là yếu tố cốt lõi, là nền tảng cho sự tồn tại của mỗi cá
nhân, mỗi quốc gia, dân tộc. Nếu văn hóa là nền tảng tinh thần đảm bảo sự phát triển
bền vững của xã hội thì văn hóa kinh doanh là nền tảng tinh thần cho sự phát triển của
doanh nghiệp. Trong nền kinh tế ngày càng năng động, phát triển hiện nay thì yêu cầu
đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp không đơn giản là chỉ đặt ra mục tiêu lợi nhuận kinh tế
mà còn là đạt được sự tin tưởng, hài lịng của khách hàng. Để có được điều đó thì việc
phát triển văn hóa kinh doanh là vơ cùng quan trọng. Bản chất của văn hóa kinh doanh
là làm cho cái lợi gắn bó chặt chẽ với cái đúng, cái tốt và cái đẹp. Văn hóa kinh doanh
là một phương diện của văn hóa trong xã hội, kinh doanh có văn hóa địi hỏi chủ thể

khơng chỉ đạt được mục tiêu lợi nhuận mà còn mang đến cái lợi, cái thiện, cái đẹp cho
khách hàng và xã hội, nó cần áp dụng trong hoạt động của doanh nghiệp, doanh nhân
và trong cả hành vi ứng xử của khách hàng. Văn hóa kinh doanh sẽ là một cơ sở quan
trọng giúp doanh nghiệp vượt qua những sóng gió. Phát triển văn hóa kinh doanh mang
lại giá trị tốt đẹp cho chủ thể kinh doanh góp phần mang lại màu sắc cũng như bản sắc
riêng.
Một doanh nghiệp thành công là một doanh nghiệp có nền tảng văn hóa kinh doanh
vững chắc. Vậy với một doanh nghiệp thành cơng, văn hóa kinh doanh của họ được tạo
dựng như thế nào, phát triển ra sao, các yếu tố văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh
nhân của hộ được cấu thành như thế nào? Từ vai trị của văn hóa kinh doanh và những
câu hỏi trên, đồng thời nhận thấy tập đoàn Viettel là doanh nghiệp vô cùng thành công
trong lĩnh vực văn hóa kinh doanh và các lĩnh vực kinh tế khác, nhóm chúng em đã
quyết định lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu về văn hóa kinh doanh của Tập đồn Cơng
nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel”.

3

0

0

TIEU LUAN MOI download :


PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận về văn hóa kinh doanh
I.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của văn hóa kinh doanh.
I.1.1 Khái niệm văn hóa kinh doanh:
- Văn hóa: là sản phẩm của con người được tạo ra trong q trình lao động, được chi
phối bởi mơi trường và tính cách của từng tộc người. Nhờ có văn hóa mà con người trở

nên khác biệt so với với các loài động vật khác và do được chi phối bởi mơi trường
xung quanh và tính cách tộc người nên văn hóa ở mỗi tộc người sẽ có những đặc trưng
riêng.
- Văn hóa kinh doanh: là tồn bộ các nhân tố văn hóa được chủ thể kinh doanh chọn
lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh tạo nên bản sắc kinh
doanh của chủ thể đó.
I.1.2 Đặc điểm của văn hóa kinh doanh:
- Văn hóa kinh doanh là văn hóa của một lĩnh vực đặc thù trong xã hội, là một bộ phận
của nền văn hóa dân tộc, xã hội. Vì thế nó cũng mang những đặc trưng chung của văn
hóa như:
+ Tính tập qn: Hệ thống các giá trị của văn hóa kinh doanh sẽ quy định những hành
vi được hay không được trong một xã hội cụ thể. Những tập quán này cần được khuyến
khích và phát triển bởi nó mang nét văn hóa tốt đẹp của đất nước cũng như của doanh
nghiệp.
+ Tính cộng đồng: Văn hóa kinh doanh bao gồm các hoạt động có tính chất đặc trưng
với mục tiêu lợi nhuận và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng vì vậy mà nó khơng thể
tự tồn tại. Nó như là một sự quy ước chung trong cộng động xã hội mà các thành viên
trong một cộng đồng người cùng tuân theo một cách rất tự nhiên, khơng ép buộc.
+ Tính dân tộc:là một đặc trưng tất yếu của văn hoá kinh doanh, vì bản thân văn hố
kinh doanh là một bộ phận nằm trong văn hoá dân tộc. Khi các giá trị của văn hoá dân
tộc được thẩm thấu vào tất cả các hoạt động kinh doanh sẽ tạo nên nếp suy nghĩ và
cảm nhận chung của những người làm kinh doanh trong cùng một dân tộc.

4

0

0

TIEU LUAN MOI download :



+ Tính chủ quan: được thể hiện thơng qua việc các chủ thể khác nhau sẽ có những suy
nghĩ, đánh giá khác nhau về cùng một sự việc và hiện tượng kinh doanh.
+ Tính khách quan: do được hình thành trong cả một quá trình với sự tác động của rất
nhiều nhân tố bên ngoài như xã hội, lịch sử, hội nhập… nên tính khách quan tồn tại với
chính chủ thể kinh doanh. Có những giá trị của văn hố kinh doanh buộc chủ thể kinh
doanh phải chấp nhận chứ không thể biến đổi chúng theo ý muốn chủ quan.
+ Tính kế thừa:Trong q trình kinh doanh, mỗi thế hệ sẽ cộng thêm các đặc trưng
riêng biệt của mình vào hệ thống văn hoá kinh doanh trước khi truyền lại cho thế hệ
sau. Thời gian qua đi, dưới sự sàng lọc và tích tụ sẽ làm cho các giá trị của văn hố
kinh doanh trở nên giàu có, phong phú và tinh khiết hơn.
+ Tính tiến hóa: Kinh doanh rất sơi động và ln ln thay đổi, do đó văn hoá kinh
doanh với tư cách là bản sắc của chủ thể cũng luôn tự điều chỉnh cho phù hợp với trình
độ kinh doanh và tình hình mới. Đặc biệt là trong thời đại hội nhập, việc giao thoa với
các sắc thái kinh doanh của các chủ thể khác để trao đổi và tiếp thu các giá trị tiến bộ là
điều tất yếu.
+ Tính học hỏi: Những giá trị có thể được hình thành từ kinh nghiệm khi xử lý các vấn
đề, từ kết quả của quá trình nghiên cứu hoặc được tiếp nhận trong quá trình giao lưu
với nền văn hố khác… Tất cả các giá trị đó được tạo nên là bởi tính học hỏi. Như vậy,
ngồi những giá trị được kế thừa, tính học hỏi sẽ giúp văn hố kinh doanh có được
những giá trị tốt đẹp được từ những chủ thể và những nền văn hóa khác.
- Tuy nhiên, kinh doanh là một hoạt động có những nét khác biệt so với các hoạt động
khác nên ngoài tám đặc trưng trên, văn hố kinh doanh có những nét đặc trưng phân
biệt với văn hoá các lĩnh vực khác. Điều này được thể hiện rõ nét ở hai đặc trưng sau:
+ Thứ nhất, văn hóa kinh doanh chỉ hình thành khi nền sản xuất hàng hố phát triển
đến mức kinh doanh trở thành một hoạt động phổ biến và chính thức trở thành một
nghề, lúc đó, xã hội sẽ ra đời một tầng lớp mới - doanh nhân. Chính vì vậy, ở bất kỳ
một xã hội nào có hoạt động kinh doanh thì đều có văn hố kinh doanh. Và nó được
hình thành như một hệ thống giá trị, cách cư xử đặc trưng trong lĩnh vực kinh doanh.

+ Thứ hai, văn hoá kinh doanh phải phù hợp với trình độ kinh doanh của chủ thể kinh
doanh: Văn hoá kinh doanh là sự thể hiện tài năng, phong cách và thói quen của các
nhà kinh doanh. Chúng ta khơng thể phê phán nền văn hố của một quốc gia khác là
5

0

0

TIEU LUAN MOI download :


tốt hay xấu, khơng thể nhận xét văn hố kinh doanh của một chủ thể là hay hoặc dở, vì
văn hố kinh doanh ln ln phù hợp với trình độ phát triển kinh doanh. Do đó, cần
học cách chấp nhận và học hỏi văn hoá kinh doanh của các chủ thể khác nhau trên thị
trường để có thể hợp tác, hội nhập và phát triển trong mơi trường tồn cầu hố hiện
nay.
I.1.3 Vai trị của văn hóa kinh doanh
- Tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển
Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình của con người sử dụng bộ tri thức đã
được tích lũy để tạo ra các giá trị vật chất mới. Khối lượng kiến thức đó là các giá trị
văn hóa đồng thời cũng được huy động và sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh
trong mơi trường văn hóa. Vì vậy các giá trị văn hóa dưới dạng tri thức kiến thức phải
được đưa vào sản xuất kinh doanh thì mới đảm bảo cho q trình này ln phát triển Tạo sự phát triển hài hòa lành mạnh
Trong sản xuất kinh doanh, con người ngoài việc sử dụng tri thức kỹ năng còn phải
sử dụng các yếu tố xã hội, tự nhiên và môi trường khác. Trong việc sử dụng các yếu tố
và điều kiện sản xuất kinh doanh thì tùy thuộc vào trình độ văn hóa mà người ta có
những cách tạo ra lợi nhuận khác nhau. Việc đưa các yếu tố văn hóa vào kinh doanh
làm cho kinh doanh kết hợp được cái lợi và cái đẹp, giữa các giá trị vật chất và tinh
thần, giúp cho mỗi người và cộng đồng có sự phát triển hài hịa và lành mạnh. - Tạo ra

sức mạnh cộng đồng trong phát triển.
Tri thức là kho tàng quý báu của nhân loại. Tuy nhiên tri thức của mỗi người có hạn
vì vậy mà việc sử dụng tri thức đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa những cá nhân
và cộng đồng để khai thác hết kho tàng tri thức đó phục vụ trong sản xuất kinh doanh.
Khi đó trí tuệ mỗi người sẽ được bổ sung cho nhau tạo ra trí tuệ tập thể ở một trình độ
cao hơn và hồn thiện hơn. Đó là nét đẹp văn hóa trong sản xuất kinh doanh và chính
nó tạo ra sức mạnh của tập thể, của cộng đồng.
- Tạo ra sức sống của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trên thị trường.
Hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng những nhu cầu của con người về
hàng hóa và dịch vụ. Những sản phẩm đó ngồi u cầu về số lượng và chất lượng còn
đòi hỏi những yêu cầu về thẩm mỹ, về giá cả của sản phẩm. Tùy thuộc vào lứa tuổi dân
tộc, tơn giáo, giới tính, khu vực cư trú, trình độ văn hóa của người tiêu dùng thì có
những nhu cầu khác nhau. Đáp ứng được những điều đó là đáp ứng văn minh tiêu dùng
và doanh nghiệp sẽ có sức sống trên thị trường. Và để đạt được, sản xuất kinh doanh
phải gắn liền với các yếu tố văn hóa qua việc tiếp cận các yếu tố văn hóa chọn lọc và
vật chất hóa chúng trong sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng. - Chống tình
trạng vơ trách nhiệm

6

00

TIEU LUAN MOI download :


Kinh doanh trước hết là nhằm thu lợi nhuận tuy nhiên trong điều kiện cạnh tranh sẽ
tồn tại mâu thuẫn. Cạnh tranh là liều thuốc điều tiết kinh tế, nhưng nếu cạnh tranh
trong một xã hội thiếu văn hóa thì sẽ xảy ra hiện tượng cạnh tranh bất chấp, chỉ chạy
theo lợi nhuận. Chỉ khi nào người kinh doanh tiến hành kinh doanh trong mơi trường
văn hóa mới hiểu được hậu quả của việc chạy theo lợi nhuận đơn thuần, mới hiểu

người tiêu dùng chính là người đem lại lợi nhuận. Vì vậy, phải đưa yếu tố văn hóa vào
kinh doanh và cả trong tiêu dùng, tạo ra môi trường văn hóa trong cả hai lĩnh vực này.
- Tạo điều kiện tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng sức lao động,góp phần nâng cao
năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh
Trong quá trình lao động, sự căng thẳng về cơ bắp và thần kinh diễn ra thường
xuyên, gây ra sự mệt mỏi và căng thẳng về tâm lý. Việc đưa các yếu tố văn hóa vào sản
xuất kinh doanh sẽ giảm bớt được tần suất của những căng thẳng và mệt mỏi đó, giúp
người lao động nhanh phục hồi, gia tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh.
Như vậy, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần đó chính là đảm bảo sự phát triển ngày
càng nhiều của cải vật chất cho con người và xã hội.
I.2 Các yếu tố cấu thành văn hóa kinh doanh.
I.2.1 Triết lí kinh doanh.
- Triết lí kinh doanh là những tư tưởng khái quát sâu sắc được đúc rút từ thực tiễn, có
tác dụng định hướng, chỉ dẫn cho hoạt động của các chủ thể kinh doanh. Triết lý kinh
doanh là một trong những biểu hiện của văn hóa trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy
lãnh đạo doanh nghiệp cần phải lựa chọn một hệ thống các giá trị và triết lý hành động
đúng đắn đủ để có thể làm động lực lâu dài và định hướng phấn đấu cho tổ chức.
- Nội dung cơ bản của triết lí kinh doanh của một doanh nghiệp bao gồm sứ mệnh,
phương châm hoạt động, hệ giá trị và các mục tiêu của doanh nghiệp:
+ Sứ mệnh của doanh nghiệp là tôn chỉ, mục đích của doanh nghiệp, những lý do
doanh nghiệp đó ra đời và căn cứ tồn tại, phát triển. Sứ mệnh của doanh nghiệp chính
là bản tun ngơn của doanh nghiệp đó với xã hội, chứng minh tính hữu ích và các ý
nghĩa trọng sự tồn tại của doanh nghiệp đối với xã hội. Nội dung của sứ mệnh làm sáng
tỏ nội dung: Doanh nghiệp nghiệp là ai? làm những gì? làm vì ai? và làm như thế nào?
Câu trả lời cho các vấn đề xuất phát từ quan điểm của người sáng lập, nhà lãnh đạo về
vai trò, mục đích kinh doanh và lý tưởng mà doanh nghiệp cần vươn tới.
+ Phương châm hành động: Đây là phần nội dung mà doanh nghiệp cần trả lời câu hỏi:
doanh nghiệp thực hiện sứ mệnh và đạt các mục tiêu như thế nào? bằng nguồn lực và
phương tiện gì? Phương châm hành động của mỗi doanh nghiệp có tính đắc thì


7

00

TIEU LUAN MOI download :


cao, phụ thuộc vào thị trường, môi trường kinh doanh và các tư tưởng triết học về hoạt
động kinh doanh, công tác quản trị… của các nhà lãnh đạo.
+ Hệ thống các giá trị và các mục tiêu của doanh nghiệp: Hệ thống các giá trị của
doanh nghiệp là những niềm tin thường khơng được nói ra của những người làm việc
trong doanh nghiệp. Các giá trị này được toàn thể thành viên thừa nhận, tôn vinh và
tuân theo nhằm theo đuổi sứ mệnh và đạt được mục tiêu. Hệ thống các giá trị này trở
thành động lực cho nhân viên, là hạt nhân liên kết trong doanh nghiệp, liên kết doanh
nghiệp với khách hàng và đối tác của doanh nghiệp, liên kết doanh nghiệp với xã hội.
I.2.2 Đạo đức kinh doanh.
- Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều
chỉnh, đánh giá và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh. Hoạt động kinh
doanh gắn liền lợi ích kinh tế, nên đạo đức kinh doanh cũng có những đặc trưng riêng.
Văn hoá kinh doanh thể hiện ở hành vi, ở phẩm chất đạo đức, tài năng và phong cách
của nhà kinh doanh.Đó là những phẩm chất đạo đức, như tính trung thực, sự tơn trọng
con người, ln vươn lên, là sự hiểu biết về thị trường, về nghề kinh doanh, khả năng
xử lý tốt các mối quan hệ, nhanh nhạy, quyết đốn và khơn ngoan và là phong cách làm
việc, phong cách ứng xử và sinh hoạt, phong cách diễn đạt… của nhà kinh doanh.
-

Vai trò của đạo đức kinh doanh thể hiện ở các khía cạnh sau:

+ Góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế quốc dân: Các thể chế xã hội, đặc biệt
là các thể chế thúc đẩy tính trung thực, là yếu tố quan trọng để phát triển sự phồn vinh

về kinh tế của một xã hội. Các quốc gia có các thể chế dựa vào niềm tin, chữ tín sẽ phát
triển mơi trường năng suất cao vì có một hệ thống đạo đức giúp giảm thiểu các chi phí
giao dịch, làm cạnh tranh trở nên hiệu quả hơn.
+ Điều chỉnh hành vi của doanh nhân: Sự tồn vong của của doanh nghiệp không chỉ do
chất lượng của sản phẩm, dịch vụ mà còn do phong cách kinh doanh. Các doanh nhân
phải tự xem xét và điều chỉnh những hoạt động của mình sao cho phù hợp với những
chuẩn mực đạo đức kinh doanh đã được thừa nhận. Các nguyên tắc đạo đức góp phần
giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
+ Nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp: Doanh nghiệp quan tâm tới đạo đức kinh
doanh sẽ có sự trung thành của nhân viên, sự tin tưởng, hài lòng của khách hàng và các
nhà đầu tư. Hình ảnh doanh nghiệp được nâng cao,tạo được sự tín nhiệm lâu dài.
8

00

TIEU LUAN MOI download :


+ Góp phần vào sự cam kết tận tâm của nhân viên: Doanh nghiệp càng quan tâm nhân
viên thì nhân viên càng tận tâm với doanh nghiệp. Khi làm việc trong doanh nghiệp
hướng tới cộng đồng bản thân mỗi nhân viên cũng thấy cơng việc của mình có giá trị
hơn do đó mà họ làm việc tận tâm và sẽ trung thành với doanh nghiệp hơn.
+ Tăng sự tin tưởng, thỏa mãn của đối tác và khách hàng: Tôn trọng luân lý xã hội và
đạo đức kinh doanh là cách tăng niềm tin của doanh nghiệp với khách hàng, đối tác.
Quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng là quan hệ tơn trọng, hiểu biết lẫn nhau.
I.2.3 Văn hóa doanh nhân.
- Doanh nhân là người có xu hướng và khát vọng làm giàu bằng việc tổ chức các hoạt
động kinh doanh nhằm không ngừng tạo ra các giá trị thặng dư tối đa, làm gia tăng tài
sản cho mình, góp mình tăng trưởng tài sản cho xã hội. Khó có một định nghĩa chính
xác hồn tồn cho khái niệm “Văn hóa doanh nhân” bởi lẽ về ngữ nghĩa thì ngay như

khái niệm “văn hóa” cũng có nhiều diễn đạt khác nhau. Và từ những quan điểm khác
nhau, có thể đưa ra định nghĩa văn hóa doanh nhân là hệ thống các chuẩn mực, quan
niệm và hệ thống giá trị của cộng đồng doanh nhân (trong phạm vi một quốc gia).
I.2.4 Văn hóa doanh nghiệp.
- Hiện nay có rất nhiều định nghĩa xoay quanh về khái niệm văn hóa doanh nghiệp.
Chung quy văn hóa doanh nghiệp là hệ thống các giá trị đặc trưng mà một doanh
nghiệp sáng tạo ra và giữ gìn trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển, trở thành
chuẩn mực, quan niệm, tập quán và truyền thống thâm nhập và chi phối tình cảm, nếp
suy nghĩ, hành vi ứng xử của mọi thành viên trong doanh nghiệp, tạo nên bản sắc riêng
có của mỗi doanh nghiệp.
I.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa kinh doanh.
I.3.1 Những nhân tố tác động đến văn hóa doanh nhân.
* Nhân tố văn hóa: Là cái nơi ni dưyng văn hóa doanh nhân. Nó điều kiện để văn
hố doanh nhân tồn tại và phát triển đồng thời là động lực thúc đẩy doanh nhân hoạt
động kinh doanh. Và tạo ra đặc trưng riêng biệt cho mỗi doanh nhân.
* Nhân tố kinh tế: Văn hố của doanh nhân hình thành và phát triển phụ thuộc vào
mức độ phát triển của nền kinh tế và mang đặc thù của lĩnh vực mà doanh nhân hoạt
động.Hoạt động của các hình thái đầu tư cũng là một trong những yếu tố kinh tế quyết
9

00

TIEU LUAN MOI download :


định đến văn hóa của đội ngũ doanh nhân.Một nền kinh tế mở và hội nhập với bên
ngoài là động lực cho doanh nhân hoạt động.
*Nhân tố chính trị - pháp luật: Các thể chế chính trị - pháp luật cho phép lực lượng
doanh nhân phát triển hay không, được khuyến khích hay hạn chế phát triển.Mơi
trường kinh doanh lành mạnh được bảo vệ bởi một hệ thống pháp lí cơng bằng.

I.3.2 Những nhân tố ảnh hưởng tới văn hóa doanh nghiệp.
* Văn hố dân tộc: Văn hóa doanh nghiệp là nền tiểu văn hóa trong văn hóa dân tộc.
Vậy nên văn hóa dân tộc phản chiếu lên văn hóa doanh nghiệp là điều tất yếu. Mỗi cá
nhân thuộc giới tính, văn hóa, dân tộc…với các bản sắc văn hóa khác nhau hình thành
cách suy nghĩ, học hỏi và phản ứng khác nhau. Khi tập trung lại trong tổ chức, những
nét nhân cách này được tổng hợp tạo nên một phần văn hóa doanh nghiệp. Các giá trị
văn hóa này ảnh hưởng doanh nghiệp xem xét trên 4 yếu tố ảnh hưởng đến văn hoá
doanh nghiệp:
+ Sự đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể.
+ Sự phân cấp quyền lực.
+ Sự đối lập giữa nam quyền và nữ quyền.
+

Tính cẩn trọng.

Chủ doanh nghiệp sẽ dựa trên sự đa dạng văn hóa trong cơng ty và giá trị hiện có để
xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp. Ngồi ra, sự đa dạng trong văn hóa dân tộc
là một nguồn lực lớn của doanh nghiệp. Nếu khai thác đúng cách sẽ mang lại sự phát
triển đa chiều và toàn diện cho bất kỳ tổ chức nào.
Ưu thế nổi bật của văn hóa Việt Nam có thể kể đến như: Coi trọng tư tưởng nhân bản,
tinh thần cầu thị và ý chí phấn đấu tự lực,…Tuy nhiên cũng có khơng ít những hạn chế
như: thói quen thủ cựu và tôn sùng kinh nghiệm, không dám đổi mới,… khiến cho
doanh nghiệp gặp khơng ít trở ngại.
*

Người lãnh đạo - yếu tố ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp quan trọng nhất:

- Lãnh đạo là người hiểu rõ nhất văn hóa doanh nghiệp và văn hóa doanh nghiệp cũng
phản ánh cá tính và triết lý riêng của nhà lãnh đạo. Nhà lãnh đạo dựa trên tầm nhìn, sứ
mệnh, giá trị cốt lõi của công ty mà quyết định các biểu tượng, cách ứng xử, giao

10

00

TIEU LUAN MOI download :


tiếp… trong doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo sẽ phản chiếu tư tưởng của mình thơng qua:
việc tiếp xúc với nhân viên, cách sử dụng các truyện kể tạo cảm hứng, cách xây dựng
các chương trình, lễ kỷ niệm…Có thể nói lãnh đạo giữ vai trò quan trọng và ảnh hưởng
đến văn hóa doanh nghiệp.
* Ảnh hưởng từ văn hố bên ngồi (Giá trị tích luỹ): Văn hố doanh nghiệp là một “tài
sản vơ hình” có đóng góp rất lớn vào sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
+ Những kinh nghiệm tập thể của doanh nghiệp sẽ tác động đến cách xử lý những
công việc của công ty. Những bài học khi xử lý những vấn đề chung được ghi chép,
tuyên truyền và phổ biến cho toàn thể doanh nghiệp được biết và thực hiện. Đó sẽ là
những tác động tích cực nâng cao hiệu suất cơng việc và cải thiện các mối quan hệ.
+ Những giá trị học hỏi từ doanh nghiệp khác ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp.
Bằng cách nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh. Chúng ta có thể rút ra được
những bài học riêng, ưu điểm để áp dụng cho doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, doanh
nghiệp cần phải áp dụng một cách chọn lọc để phù hợp với công ty.
* Những giá trị do một hay nhiều thành viên mới đến mang lại:
- Các nhân viên mới đến cơng ty ln mang trong mình bản sắc văn hóa riêng. Có thể
là tiêu cực và tích cực. Nếu phù hợp điểm khác biệt đó sẽ tác động lên các phòng ban
rồi lan truyền tới cả doanh nghiệp. Bởi vậy một hay nhiều thành viên mới là một trong
những yếu tố ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp. Vấn đề là cấp quản lý, lãnh đạo
phải nhận ra những điểm khác biệt này để điều chỉnh cho phù hợp.
* Những xu hướng hoặc trào lưu xã hội:
- Đây là sự tác động của thời đại, xu thế xã hội đến doanh nghiệp. Các giá trị này sẽ
tùy thuộc vào mức độ phù hợp với doanh nghiệp mà mang lại những trào lưu mới trong

công ty, tạo ra nhiều điều mới mẻ hoặc giúp nâng cao hiệu suất công việc, khả năng kết
nối nhân viên.
- Một văn hố doanh nghiệp cũng khơng nên q cứng nhắc bởi nếu chống lại sự đổi
mới có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến văn hố doanh nghiệp.
Tóm lại: Văn hóa doanh nghiệp chịu sự tác động chủ yếu từ 3 yếu tố: Văn hoá dân tộc,
người lãnh đạo, ảnh hưởng từ văn hố bên ngồi (Giá trị tích luỹ được).

11

00

TIEU LUAN MOI download :


II. THỰC TRẠNG VĂN HÓA KINH DOANH CỦA VIETTEL
II.1 Giới thiệu tổng quan về Viettel.
II.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Viettel.
- Tập đồn Cơng nghiệp – Viễn thơng Qn đội (Viettel) là một tập đồn Viễn thơng và
Công nghệ Việt Nam được thành lập vào ngày 01 tháng 06 năm 1989. Trụ sở chính của
Viettel được đặt tại Lô D26, ngõ 3, đường Tôn Thất Thuyết, phường n Hịa, quận
Cầu Giấy, thủ đơ Hà Nội.
- Viettel Telecom đang là nhà mạng giữ thị phần lớn nhất trên thị trường dịch vụ viễn
thông Việt Nam. Sản phẩm nổi bật nhất của Viettel là mạng di động Viettel Mobile.
Các ngành chính của tập đồn bao gồm: dịch vụ viễn thông, CNTT, nghiên cứu sản
xuất thiết bị điện tử viễn thơng, cơng nghiệp quốc phịng, cơng nghiệp an ninh mạng và
cung cấp dịch vụ số.
- Hiện nay, Viettel đã đầu tư tại 10 thị trường nước ngoài ở Châu Á, Châu Mỹ và Châu
Phi. Năm 2018, Viettel được đánh giá là một trong những cơng ty viễn thơng có tốc độ
phát triển nhanh nhất thế giới. Năm 2019, Viettel đã trở thành doanh nghiệp thuộc Top
15 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về số thuê bao, Top 40 công ty viễn thông lớn

nhất thế giới về doanh thu. Giá trị thương hiệu của Viettel được Brand Finance xác
định là 4,3 tỷ USD - thuộc Top 500 thương hiệu lớn nhất trên thế giới, và là thương
hiệu giá trị nhất tại Việt Nam.
II.2.2 Các ngành nghề sản xuất kinh doanh của Viettel.
- Dịch vụ viễn thông: Viettel được phép thiết lập và khai thác các dịch vụ Viễn thông
như thiết lập mạng điện thoại chuyển mạch công cộng nội hạt (PSTN) và kết nối với
các mạng viễn thông công cộng khác để cung cấp dịch vụ điện thoại, Fax trên tồn
quốc. Thiết lập mạng thơng tin di động sử dụng công nghệ GSM và kết nối với các
mạng viễn thông công cộng để cung cấp dịch vụ trên phạm vi toàn quốc. Thiết lập
mạng nhắn tin và kết nối với các mạng viễn thông công cộng khác để kết nối dịch vụ
điện thoại trung kế vô tuyến nội hạt trên phạm vi tồn quốc.
- Dịch vụ bưu chính: Thiết lập mạng bưu chính và kết nối với các mạng bưu chính
cộng cộng khác để cung cấp dịch vụ bưu chính trong và ngồi nước

12

00

TIEU LUAN MOI download :


- Xuất nhập khẩu thiết bị viễn thông: Nhập khẩu thiết bị đồng bộ cho các cơng trình
thơng tin phục vụ quốc phịng như: các tổng đài cơng cộng, tổng đài cơ quan, viba,…
- Xây lắp các cơng trình thơng tin: Lắp đặt các tổng đài, mạng thuê bao, truyền hình,
hệ thống Viba,…. Tổng cơng ty đã lắp đặt tháp angten phát thanh và truyền hình trên
phạm vi cả nước. Đầu tư cơ sở hạ tầng và kinh doanh gắn với Bưu chính viễn thơng.
- Kinh doanh dịch vụ, thương mại kĩ thuật: Cung cấp, lắp đặt bảo hành các cơng trình
thuộc về các loại thiết bị, điện tử, viễn thông. Cung cấp các thiết bị phần mềm cho các
Công ty điện tử viễn thơng; Cung cấp các chương trình phần mềm chuyên dụng.
II.2 Thực trạng văn hóa kinh doanh tại viettel.

II.2.1 Triết lí kinh doanh của doanh nghiệp.
- Triết lí: “Mỗi khách hàng là một con người – một cá thể riêng biệt, cần được tôn
trọng, quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt. Liên tục đổi
mới, cùng với khách hàng sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo.”
-

Tầm nhìn: “Sáng tạo vì con người”.

- Sứ mệnh: “Tiên phong kiến tạo xã hội số, tiên phong dựng xây các nền tảng số để mỗi
cá nhân và tổ chức cùng nhau tạo nên những giá trị riêng và cộng hưởng những giá trị
khác biệt ấy để tạo nên sức mạnh tổng hoà”. Nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển
là xã hội. Viettel cam kết tái đầu tư cho xã hội thông qua việc gắn kết hoạt động sản
xuất kinh doanh với hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo. Kế thừa mong muốn phục
vụ mỗi khách hàng, triết lý cộng hưởng không chỉ củng cố tinh thần cá thể hóa theo
nhu cầu và trải nghiệm, mà cịn nâng tầm thơng điệp để thúc đẩy sự hịa hợp của những
cá thể để tạo sự khác biệt với sức mạnh tổng hòa. Sự cộng hưởng là điều kiện để mở
thêm những cơ hội mới và khẳng định vị thế của Viettel: hiện đại, đa dạng và quy mô,
mang trọng trách quốc gia cùng tầm nhìn quốc tế.
- Giá trị dẫn dắt: Trước đây, giá trị cốt lõi của thương hiệu Viettel là Quan tâm
(Caring) và Sáng tạo (Innovative) và hai giá trị này vẫn được Viettel tiếp tục gìn giữ và
phát triển trong giai đoạn mới. Bên cạnh đó, giá trị cốt lõi của thương hiệu được bổ
sung thêm nhân tố mới là Khát khao (Passionate) – nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ nguồn
năng lượng, sức trẻ cho thương hiệu. Cả ba giá trị này được Viettel kết tinh trong 1 từ
thể hiện cho triết lý thương hiệu là “Diversity” – Cộng hưởng tạo sự khác biệt.

13

00

TIEU LUAN MOI download :



+ Quan tâm: Chủ trương lấy con người làm trọng tâm phát triển, Viettel mang trong
mình một trái tim biết quan tâm và lịng trắc ẩn, thấu hiểu, từ đó tôn vinh bản sắc mỗi
cá nhân, thúc đẩy sự gắn kết giữa người với người. Sự quan tâm ấy được gửi đến khách
hàng, đối tác cũng như thành viên trong đại gia đình Viettel qua việc lắng nghe nhu
cầu, mong muốn khác biệt, khích lệ thể hiện bản thân theo cách của riêng mình.
+ Sáng tạo: Mục tiêu hướng đến con người nhằm góp phần kiến tạo cuộc sống tốt đẹp
hơn. Con người là động lực giúp Viettel không ngừng dịch chuyển để tiên phong đón
đầu những thay đổi thời cuộc, sẵn sàng khai phá tiềm năng từ những bình thường mới.
Tại Viettel, sự sáng tạo đã vượt xa những sản phẩm, dịch vụ hữu hình để trở thành
dịng chảy cảm hứng bất tận cho những ý tưởng mới lạ và tư duy đột phá.
+ Khát khao: Ngọn lửa Viettel được thổi bùng từ khao khát – hướng tới khởi tạo thực
tại mới và kiến tạo tương lai vươn tầm. Khát khao ấy đã và đang tiếp thêm nguồn năng
lượng đưa Viettel bứt phá giới hạn và chinh phục đỉnh cao. Khát khao đối với người
Viettel còn là động lực để nghĩ lớn và là mục tiêu để vươn xa, biến khát khao thành
hành động, thực hiện trọng trách quốc gia và đổi mới theo tư duy toàn cầu.
II.2.2 Giá trị Viettel gìn giữ:
- Logo mới của Viettel có màu chủ đạo là màu đỏ với ý nghĩa sự trẻ trung, đam mê,
khao khát và năng động. Đây cũng là biểu trưng cho màu cờ Tổ quốc - niềm tự hào dân
tộc, sự mạnh mẽ và bản lĩnh tiên phong của thương hiệu Viettel.
- Về thiết kế, logo mới lược bỏ “dấu ngoặc kép” bao quanh chữ Viettel và phát triển
thành khung hội thoại điện tử nhằm gìn giữ tinh thần tôn trọng, lắng nghe và phục vụ
con người như những cá thể riêng biệt và thể hiện sự chuyển dịch của Viettel từ công ty
viễn thông trở thành công ty cung cấp dịch vụ số. Hình khối logo được giản lược và sử
dụng cách viết thường thể hiện sự cởi mở, thân thiện.
- Xây dựng với cấu trúc mở, slogan “Theo cách của bạn” – “Your way” truyền tải
thông điệp khuyến khích sự sáng tạo và thể hiện bản thân, tạo ra giá trị tốt đẹp cho
cuộc sống. Hơn nữa, Slogan cũng thể hiện thông điệp mở cho những dịch vụ số mới.
- Thay đổi logo, slogan và bổ sung giá trị cốt lõi nhưng tinh thần và giá trị cốt lõi của

Viettel vẫn được gìn giữ và duy trì. Tập đồn vẫn giữ tên gọi Viettel – doanh nghiệp
lớn của quốc gia, một tổ chức luôn tự nhận những trọng trách với dân tộc. Cuối cùng,
đó là tinh thần tôn trọng con người, phục vụ con người như những cá thể riêng biệt.
14

00

TIEU LUAN MOI download :


Tinh thần kinh doanh gắn với trách nhiệm với xã hội. Tinh thần đồn kết, gắn bó máu
thịt của Viettel.
- Ông Lê Đăng Dũng – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đồn Viettel nói: “Tiên
phong kiến tạo xã hội số, việc tái định vị thương hiệu và ra mắt nhận diện thương hiệu
mới”, Viettel muốn thể hiện sự thay đổi trong tâm trí, hành động và định hướng tương
lai của mình để thực sự là một nhà cung cấp dịch vụ số tiên phong và chủ lực, trong
thời đại số của một xã hội đang chuyển dịch số cực kỳ mạnh mẽ”.
II.2.3 Tác phong làm việc và cách ứng xử của Viettel.
* Người Viettel ứng xử tại nơi làm việc:
- Không gian làm việc:
+ Xây dựng không gian làm việc thân thiện và sáng tạo.
+ Viettel cho phép mỗi người tạo một khơng gian làm việc riêng mang tính cá
nhân.
+ Mỗi người Viettel phải có ý thức giữ gìn cảnh quan, không gian làm việc sạch sẽ.
- Thương hiệu Viettel:
+ Ln có ý thức phát hiện và thơng báo những sai sót ở các hình ảnh hay các ấn
phẩm có hình ảnh của Viettel cần khắc phục, sửa chữa.
+ Khuyến khích giữ gìn và tập hợp các hình ảnh, ấn phẩm, các vật lưu niệm…về
Viettel để đưa vào phòng truyền thống.
+ Đến sớm hơn trước ít nhất 5 phút so với giờ quy định được coi là đến đúng giờ.

- Ý thức học tập:
+ Mỗi người phải có trách nhiệm đào tạo người ngay dưới mình.
+ Tổng hợp, lưu giữ những kinh nghiệm cho những người mới, những người tiếp quản
cơng việc của mình bằng cách viết các guideline, quy trình.
+ Cách học của Viettel là trả lời câu hỏi “Tại sao?”. Đọc sách thành thói quen của
người Viettel. Giới thiệu những cuốn sách hay, có ích với cơng việc cho nhau.
- Ý thức tiết kiệm:

15

00


TIEU LUAN MOI download :


+ Giữ gìn và bảo quản tài sản chung cũng được coi là một hình thức tiết kiệm.
+ Thường xuyên rà sốt cơng việc của mình để phát hiện điểm chưa hợp lý, có thể thay
đổi, nâng cao hiệu suất, hiệu quả công việc.
- Ý thức bảo vệ thông tin:
+ Không sử dụng thư điện tử của công ty để gửi và nhận các thông tin không liên quan
đến công việc.
+ Khơng tiết lộ cho bất kỳ ai ngồi Viettel thông tin liên quan đến công ty khi chưa
được công khai mà không được phép của cấp quản lý hay theo yêu cầu của pháp luật,
vào bất kỳ thời điểm nào trong hay sau thời gian làm việc tại công ty.
+ Không nên để tài liê Šu quan trọng ở khu vực mà người khác có thể thấy.
+ Khơng nên chuyển thơng tin quan trọng qua máy fax vì có thể lộ thông tin cho
những người không được quyền biết.
+


Thực hiện đổi password, xóa thư điện tử…với trường hợp nhân viên thôi việc.

+ Không nên trao đổi công việc của cơng ty với giới báo chí. Mọi câu hỏi của báo chí
phải tham khảo với Phịng Truyền thơng.
- Tránh các hành động dẫn đến xung đột lợi ích với Viettel:
+ Không nhận tiền hoặc tài sản từ các bên thứ ba liên quan đến giao dịch với Viettel.
+ Không hợp tác hoặc nhận tư vấn cho khách hàng, đối tác hay công ty cùng ngành.
+ Không tham gia hoạt động bên ngoài cạnh tranh với việc kinh doanh của Viettel.
+ Khơng tham gia viê Šc làm ở bên ngồi hoă Šc các hoạt đô Šng khác gây cản trở khả năng
của bản thân trong viê Šc dành thời gian và sự tâ Šp trung cần cho công viê Šc tại Viettel.

+ Không nhận quà, tiền của đối tác, khách hàng…để ra những quyết định đi ngược lại
lợi ích của Viettel.
+ Không sử dụng tiền, tài sản của Viettel để mang lại lợi ích cho cá nhân.
* Ứng xử của người Viettel trong cơng việc:
- Th ngồi:
16

0

0

TIEU LUAN MOI download :


+ Dù việc gì, người Viettel cũng phải tự làm, khi hiểu và nắm rõ mới th ngồi.
+ Làm gì người Viettel cũng làm đến tận cùng.
- Quên đi thành công: Mỗi khi áp dụng thành công một chiến lược, một chính sách,
chúng ta sẽ đặt câu hỏi nếu làm ngược lại thì sẽ thế nào?
- Khơng chạy theo thành tích: Việc gian lận để đạt được thành tích được coi là hành

động phá hoại Viettel. Các sai sót, kẽ hở của chính sách cần được phát hiện và báo lại
với đơn vị liên quan. Trường hợp cố tình sẽ bị xử lý tùy theo tính chất của sai phạm.
-

Tránh chủ nghĩa bình qn:

+ Mọi đánh giá đều phải có tiêu chí rõ ràng và minh bạch, có sự phân chia hợp lý.
+ Nếu phát hiện thấy bất kỳ một biểu hiện nào của chủ nghĩa bình quân, trách nhiệm
của người Viettel là thơng báo tới cơ quan có thẩm quyền là Phịng Chính trị
- Hãy u cơng việc của mình, làm những điều tốt nhất để hồn thành cơng việc và đạt
được các mục tiêu đề ra.
-

Đơn giản hóa:

+ Nghiêm cấm việc copy và cắt dán mà không hiểu bản chất, nội dung.
+ Một văn bản đầy đủ, tập trung trả lời được đủ 5 câu hỏi (5W): Ai (Who), Cái gì
(What), Ở đâu (Where), Tại sao (Why), Như thế nào (How).
+

Thường xun rà sốt các quy trình để bỏ đi cái không cần thiết.

- Luân chuyển cán bộ:
+ Là tạo không gian mới cho cá nhân sáng tạo, phát triển khả năng tiềm ẩn.
+ Nhất là luân chuyển từ cơ sở lên Tập đoàn cũng là một phương pháp đào tạo. Đi luân
chuyển ở Viettel không phải là nghĩa vụ mà là văn hóa làm việc.
* Ứng xử giữa người Viettel và người Viettel:
- Sống có trách nhiệm:
+ Ở Viettel không chấp nhận hành động đẩy việc. Hành động giao việc mà khơng có
hướng dẫn cụ thể về hướng triển khai, mục tiêu, thời gian hoàn thành… là đẩy việc.

17

00

TIEU LUAN MOI download :


+ Người Viettel khơng nói “khơng” khi được đề nghị giúp đy mà cùng tìm ra giải pháp
thực hiện cơng việc. Quan tâm tới đồng nghiệp, giúp đy, tương trợ lẫn nhau.
- Tôn trọng lẫn nhau:
+ Luôn chào hỏi, mỉm cười. Quân nhân chào theo quy định điều lệnh Quân đội.
+ Luôn cảm ơn. Lời cảm ơn không chỉ được dùng khi nhận được sự giúp đy mà còn
được dùng khi người khác chỉ ra cái chưa tốt, cái cần khắc phục của bản thân.
+ Khơng nói xấu người khác. Dạng phê bình này được coi là khơng chính thống và
khơng có giá trị.
- Khi khơng đồng nhất về quan điểm:
+ Đưa ra quan điểm phải có lập luận, căn cứ, giải thích rõ, vì sao bạn lại nghĩ, làm như
vậy. Nếu khơng nhất trí, phải đưa ra phương án riêng với những chi tiết cụ thể.
+ Khi nêu những tồn tại, chúng ta phải đưa ra phương án giải quyết những tồn tại đó.
- Khi chúng ta khơng biết một điều gì đó:
+ Khi khơng biết, trước khi tìm kiếm sự giúp đy, hãy đặt 5 câu hỏi và giải đáp
+ Không ngại học hỏi.
- Mắc lỗi:
+ Những lỗi cần xử lý,ta quy trách nhiệm cá nhân nhưng cũng xét trách nhiệm tập thể.
* Ứng xử của lãnh đạo Viettel:
- Lãnh đạo phải biết chia việc: Khi có việc lớn hoặc việc chưa có tiền lệ phải biết phân
tích thành việc nhỏ, đơn giản hơn bởi phần lớn đều là việc ta biết giải, chỉ một tỷ lệ nhỏ
là mới và khó. Như vậy, ta sẽ khơng thấy ngại việc lớn, việc mới và việc khó.
- Lãnh đạo khơng sợ người giỏi hơn mình. Bởi người lãnh đạo phải giỏi trong việc đặt
người đúng vị trí và tìm những người giỏi chun mơn, đặt vào những vị trí thích hợp.

- Quyết đốn, chính trực: Khi chưa có quyết định cuối, chúng ta có thể bàn bạc tập thể
với phương châm 70% là quyết. Khi đã quyết phải điều chỉnh để phù hợp với thực tế.
-

Gương mẫu: Văn hóa của người Việt Nam là văn hóa làm gương.
18

0

0

TIEU LUAN MOI download :


-

Quan tâm nhân viên: Thường xuyên nói chuyện và lắng nghe nhân viên.

-

Lãnh đạo với 4 chịu, 4 biết và 10 chữ trong hành động:

+ Chịu học, chịu đọc, chịu nghe và chịu đi cơ sở để tổng kết thực tiễn.
+ Biết viết cho mọi người hiểu, biết nói cho mọi người thông, biết làm và biết điều.
+ Tận tụy để cấp dưới thương, gương mẫu để cấp dưới trọng, sáng tạo để cấp dưới học,
dân chủ để cấp dưới dễ gần và kỷ cương để người tốt có điểm tựa, người chưa tốt được
giáo dục, rèn luyện, tiến bộ trưởng thành.
- Lãnh đạo và văn hóa từ chức:
+ Từ chức là việc một người tự nguyện thôi đảm nhiệm chức trách do nhận thấy trình
độ, năng lực,… khơng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mình đang đảm nhiệm.

+ Từ chức là việc mang lại lợi ích cho tổ chức và bản thân người từ chức. Tổ chức có
thể lựa chọn người phù hợp hơn, cá nhân có thể lựa chọn cơng việc khác thích hợp.
- Khi nào thì nên từ chức:
+ Kết quả nhiệm vụ trên cương vị chức trách được giao yếu kém, thường xuyên bị phê
bình. Đơn vị chỉ huy, lĩnh vực phụ trách liên tục khơng hồn thành nhiệm vụ, kế hoạch
(tối thiểu 3 lần) do nguyên nhân chủ quan để cơ quan nhận hậu quả lớn hoặc đặc biệt
nghiêm trọng thiệt hại về người và tài sản, uy tín, thương hiệu của Viettel.
+ Bản thân khơng cịn uy tín do vi phạm đạo đức, lối sống không lành mạnh, tệ
nạn.
* Ứng xử của Viettel và khách hàng:
- Mỉm cười, chào đón khách hàng với thái độ thân thiện:
+ Mỉm cười với khách hàng khi họ cách bạn từ 2m trở ra.
+ Giao tiếp với khách hàng với giọng nhẹ nhàng và kèm theo nụ cười thân thiện.
+ Ln hồi đáp trong q trình khách hàng trình bày vấn đề của mình bằng kính ngữ
- Khách hàng có quyền biết về thơng tin dịch vụ của Viettel, mỗi nhân viên có nghĩa vụ
đáp ứng mọi thơng tin. Lắng nghe những điều khách hàng nói và khách hàng hỏi.

19

0

0


TIEU LUAN MOI download :


- Làm cho khách hàng hài lòng ngay cả khi dịch vụ của Viettel làm khách hàng phiền
lòng/thất vọng nhất:
+ Khách hàng ln đúng.

+ Nếu lợi ích khách xung đột quyền lợi Viettel thì đặt lợi ích khách hàng lên trước.
* Ứng xử của Viettel với đối tác:
- Ứng xử trong việc lựa chọn đối tác:
+

Viettel chọn đối tác đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của Viettel.

+ Đấu thầu ở Viettel thì Viettel sẽ đặt ra đầu bài và yêu cầu trước với các nhà thầu.
- Thận trọng với việc nhận quà cáp:
+ Vật khuyến mãi mục đích quảng cáo, quà biếu trong buổi lễ tiệc theo tập quán, quốc
gia miễn không vi phạm pháp luật, không bị hiểu là vật hối lộ và không gây rắc rối cho
Viettel nếu việc này được tiết lộ cơng khai.
+ Món q giá trị khơng đáng kể, khơng dính đến cam kết giao dịch kinh doanh
nào.
II.2.4 Kết quả của việc thực hiện văn hóa kinh doanh của Viettel.
- Tạo nên phong thái của Viettel khác biệt: Tất cả các yếu tố văn hóa kinh doanh tạo
nên phong cách, phong thái của Viettel và khác biệt với doanh nghiệp khác. Gây ấn
tượng mạnh cho người ngoài và là niềm tự hào của các thành viên của doanh nghiệp.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh: Viettel đã được vinh danh là doanh nghiệp có thành
tích trong xây dựng và thực hành văn hóa kinh doanh trong tập đồn. Từ đó nâng cao
uy tín, năng lực cạnh tranh, là thế mạnh của Viettel ở Việt Nam cũng như ra thế giới
- Tạo nên lực hướng tâm mới cho Viettel: Một nền văn hóa thu hút nhân tài và củng cố
lòng trung thành của nhân viên đối với tập đồn. Nhân viên khơng chỉ vì tiền mà có
hứng thú làm việc, cảm nhận được sự thân thuộc, khẳng định mình để thăng tiến.
- Khích lệ sự sáng tạo và đổi mới: mọi nhân viên luôn được phát huy khả năng sáng
tạo, đổi mới. Nhân viên năng động, sáng tạo và gắn bó với Viettel.

20

00



TIEU LUAN MOI download :


II.3 Đánh giá chung về văn hóa kinh doanh tại Viettel.
II.3.1 Những mặt tích cực đã đạt được.
- Một là, tập thể lãnh đạo Viettel ngay từ giai đoạn đầu thành lập đơn vị đã nhận thức
được tầm quan trọng của văn hóa kinh doanh nên đã đầu tư xây dựng hệ thống văn hóa
kinh doanh bài bản, chất lượng và rất hiệu quả.
- Hai là, văn hóa kinh doanh được Viettel áp dụng, phát huy trong hoạt động và đời
sống thực của tập đồn trở thành 1 cơng cụ quan trọng để quản lí doanh nghiệp.
- Ba là, văn hóa kinh doanh đã thực sự tạo nên sức mạnh cạnh tranh bản sắc và sự phát
triển bền vững của Viettel.
II.3.2 Một số mặt hạn chế của tập đoàn.
Mặc dù văn hóa kinh doanh tại Cơng ty Viễn thơng Viettel đã được lãnh đạo chú
trọng xây dựng ngay từ những ngày đầu thành lập nhưng vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại,
địi hỏi tập thể lãnh đạo và cơng nhân viên nỗ lực hơn nữa.
-

Một là, về vấn đề áp dụng VHKD vào thực tiễn.

-

Hai là, về vấn đề chăm sóc đại lý, điểm bán.

-

Ba là, vấn đề quản trị trên quy mơ quốc tế, tồn cầu và văn hóa họp.


-

Bốn là, về vấn đề là việc thêm giờ của nhân viên

-

Năm là, vấn đề hịa hợp giữa văn hóa Quân đội và văn hóa doanh nghiệp.

21

00

TIEU LUAN MOI download :


III. GIẢI PHÁP CỦNG CỐ, PHÁT TRIỂN VĂN HÓA KINH DOANH CỦA
VIETTEL
III.1 Các yếu tố có tác động đến văn hóa kinh doanh của Viettel trong tương lai.
- Slogan “Cách của bạn” đã khẳng định văn hoá hướng tới khách hàng mà Viettel lựa
chọn. Văn hóa doanh nghiệp của tập đoàn Viettel khác biệt và độc đáo hơn so với các
doanh nghiệp khác tại Việt Nam, nó được thể hiện qua 8 giá trị vừa là nền móng, vừa
là sự ảnh hưởng vơ cùng lớn đến văn hóa kinh doanh giai đoạn phát triển sau này.
* Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lí:
- Tất cả nhân viên Viettel luôn nhận thức rằng lý thuyết chỉ là màu xám. Lý luận là để
tổng kết thực tiễn, rút ra kinh nghiệm, tiệm cận chân lý và dự đoán tương lai. Nhưng
trong văn hóa ứng xử nội bộ Viettel chỉ có thực tiễn mới đánh giá được những lý luận
và dự đốn đó. Người Viettel cũng đánh giá con người thơng qua quá trình thực tiễn.
- Phương châm hành động của Viettel là “Dị đá qua sơng” và liên tục điều chỉnh phù
hợp với thực tiễn. Đây cũng là tiền đề cho sự phát triển văn hóa Viettel sau này.
* Trưởng thành qua những thách thức và thất bại:

- Người Viettel nhận thức rằng thách thức là chất kích thích và khó khăn là lị luyện để
tiến bộ. Khơng sợ sai lầm, chỉ sợ khơng dám nhìn thẳng sai lầm để sửa chữa.
- Chúng ta là người dám thất bại và tìm lỗi sai trong thất bại để điều chỉnh. Chúng ta
không lợi dụng sai lầm của người khác và lặp lại lỗi lầm cũ. Con người Viettel phê
bình và xây dựng từ khi sự việc còn nhỏ, ý thức được sự cầu thị, cầu sự tiến bộ.
* Sáng tạo là sức sống:
- Văn hoá nội bộ doanh nghiệp đề cao sự sáng tạo. Tất cả nhân sự đều thấm nhuần
quan điểm sáng tạo để tạo sự khác biệt, khơng có khác biệt nghĩa là chết. Vì thế, Viettel
ln hiện thực hóa ý tưởng khơng chỉ của người Viettel mà của cả khách hàng.
- Phương châm hành động của Viettel là “suy nghĩ khơng cũ về những gì khơng mới và
trân trọng tôn vinh những ý tưởng nhỏ nhất”. Đây cũng là một trong những yếu tố cốt
lõi để tạo ra sự khác biệt cho công ty trong tương lai.

22

00

TIEU LUAN MOI download :


×