Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

TIỂU LUẬN: Ứng dụng thương mại điện tử vào việc đăng ký Mã Số Thuế Cá Nhân(MSTCN) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 28 trang )



Page 1















TIỂU LUẬN



Ứng dụng thương mại điện tử vào việc đăng ký
Mã Số Thuế Cá Nhân(MSTCN).


















Page 2










LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay ,công nghệ thông tin đã phát triển rất mạnh mẽ trên toàn thế giới ,nó có một sức mạnh rất
lớn trong việc thúc đẩy nên kinh tế của mỗi quốc gia phát triển.Một đất nước mà ngành công nghệ
thông tin chậm phát triển thì tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cũng dậm chân tại chỗ.vì thế ,cho thấy
sự quan trọng của việc ứng dụng khoa học ki thuật vào thực tiễn.
Và một trong những ứng dụng của công nghệ thông tin đó chính là Thương Mại Điện Tử.Trong những
năm gần đây,Thương Mại Điện Tử đã phát triển không ngừng ở trên thế giới nói chung cũng như Việt
Nam nói riêng.Nó đã trở thành mối quan tâm lớn đối với hầu hết các doanh nghiệp trên thế giới.

Lợi ích lớn nhất màTMĐT đem lại chính là sự tiết kiệm chi phí và tạo thuận lợi cho các bên giao dịch.
Giao dịch bằng phương tiện điện tử nhanh hơn so với giao dịch truyền thống, ví dụ gửi fax hay thư
điện tử thì nội dung thông tin đến tay người nhận nhanh hơn gửi thư. Các giao dịch qua Internet có chi
phí rất rẻ, một doanh nghiệp có thể gửi thư tiếp thị, chào hàng đến hàng loạt khách hàng chỉ với chi
phí giống như gửi cho một khách hàng. Với TMĐT, các bên có thể tiến hành giao dịch khi ở cách xa
nhau, giữa thành phố với nông thôn, từ nước này sang nước kia, hay nói cách khác là không bị giới
hạn bởi không gian địa lý
Một trong những ứng dụng của thương mại điện tử mà nhóm 2 muốn gửi đến Thầy và các bạn đó là
việc ứng dụng thương mại điện tử vào việc đăng ký Mã Số Thuế Cá Nhân(MSTCN).
Trong quá trình làm chắc chắn sẽ có phần thiếu sót .Rất mong ý kiến đóng góp của thầy cùng các bạn










Page 3













CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.
1.1. Thương mại điện tử.
Thương mại điện tử (còn gọi là E-Commerce hay E-Business) là quy trình mua bán thông
qua việc truyền dữ liệu giữa các thiết bị truyền tin trong chính sách phân phối của tiếp thị. Tại đây một
mối quan hệ thương mại hay dịch vụ trực tiếp giữa người cung cấp và khách hàng được tiến hành
thông qua việc truyền tin. Hiểu theo nghĩa rộng, thương mại điện tử bao gồm tất cả các loại giao dịch
thương mại mà trong đó các đối tác giao dịch sử dụng các kỹ thuật thông tin trong khuôn khổ chào
mời, thảo thuận hay cung cấp dịch vụ. Thông qua một chiến dịch quảng cáo của IBM trong thập niên
1990, khái niệm Electronic Business, thường được dùng trong các tài liệu, bắt đầu thông dụng.
Thương mại điện tử (Electronic Commerce), một yếu tố hợp thành của nền "Kinh tế số hóa",
là hình thái hoạt động thương mại bằng các phương pháp điện tử; là việc trao đổi thông tin thương mại
thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất cứ
công đoạn nào của quá trình giao dịch (nên còn gọi là "Thương mại không có giấy tờ")

Các khái niệm khác nhau
Khó có thể tìm một định nghĩa có ranh giới rõ rệt cho khái niệm này. Khái niệm thị trường điện
tử được biết đến lần đầu tiên qua các công trình của Malone, Yates và Benjamin nhưng lại không được
định nghĩa cụ thể. Các công trình này nhắc đến sự tồn tại của các thị trường điện tử và các hệ thống
điện tử thông qua sử dụng công nghệ thông tin và công nghệ truyền thông. Chiến dịch quảng cáo của
IBM trong năm 1998 dựa trên khái niệm "E-Commerce" được sử dụng từ khoảng năm 1995, khái niệm
mà ngày nay được xem là một lãnh vực nằm trong kinh doanh điện tử (E-Business). Các quy trình
kinh doanh điện tử có thể được nhìn từ phương diện trong nội bộ của một doanh nghiệp (quản lý dây
chuyền cung ứng – Supply Chain Management, thu mua điện tử - E-Procurement) hay từ phương diện


Page 4




ngoài doanh nghiệp (thị trường điện tử, E-Commerce, ) hay từ Hiệp hội ngành nghề là một site của
Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam.
Hiện nay định nghĩa thương mại điện tử được rất nhiều tổ chức quốc tế đưa ra song chưa có một định
nghĩa thống nhất về thương mại điện tử. Nhìn một cách tổng quát, các định nghĩa thương mại điện tử
được chia thành hai nhóm tùy thuộc vào quan điểm:
Hiểu theo nghĩa hẹp
Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử chỉ đơn thuần bó hẹp thương mại điện tử trong việc mua
bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, nhất là qua Internet và các mạng liên
thông khác.
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo,
bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao
nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua
mạng Internet".
Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC),
"Thương mại điện tử là công việc kinh doanh được tiến hành thông qua truyền thông số liệu và công
nghệ tin học kỹ thuật số".
Hiểu theo nghĩa rộng
Thương mại điện tử hiểu theo nghĩa rộng là các giao dịch tài chính và thương mại bằng phương
tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử, chuyển tiền điện tử và các hoạt động như gửi/rút tiền bằng
thẻ tín dụng.
Theo quan điểm này, có hai định nghĩa khái quát được đầy đủ nhất phạm vi hoạt động của Thương
mại điện tử:
Luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế
(UNCITRAL) định nghĩa: "Thuật ngữ thương mại [commerce] cần được diễn giải theo nghĩa rộng để
bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp
đồng. Các quan hệ mang tính thương mại commercial bao gồm, nhưng không chỉ bao gồm, các giao
dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thoả thuận phân
phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng (factoring), cho thuê dài hạn (leasing); xây

dựng các công trình; tư vấn, kỹ thuật công trình (engineering); đầu tư; cấp vốn, ngân hàng; bảo hiểm;


Page 5



thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng, liên doanh và các hình thức về hợp tác công nghiệp hoặc kinh
doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường
bộ".
Theo định nghĩa này, có thể thấy phạm vi hoạt động của thương mại điện tử rất rộng, bao quát hầu hết
các lĩnh vực hoạt động kinh tế, trong đó hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một phạm vi rất
nhỏ trong thương mại điện tử.
Theo Ủy ban châu Âu: "Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các
phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình
ảnh".
Thương mại điện tử trong định nghĩa này gồm nhiều hành vi trong đó: hoạt động mua bán hàng hóa;
dịch vụ; giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng; chuyển tiền điện tử; mua bán cổ phiếu điện tử,
vận đơn điện tử; đấu giá thương mại; hợp tác thiết kế; tài nguyên trên mạng; mua sắm công cộng; tiếp
thị trực tiếp với người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng; đối với thương mại hàng hoá (như hàng
tiêu dùng, thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ
pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức khoẻ, giáo dục) và các hoạt động
mới (như siêu thị ảo)
Theo quan điểm thứ hai nêu trên, "thương mại" (commerce) trong "thương mại điện tử" không chỉ là
buôn bán hàng hoá và dịch vụ (trade) theo các hiểu thông thường, mà bao quát một phạm vi rộng lớn
hơn nhiều, do đó việc áp dụng thương mại điện tử sẽ làm thay đổi hình thái hoạt động của hầu hết nền
kinh tế. Theo ước tính đến nay, thương mại điện tử có tới trên 1.300 lĩnh vực ứng dụng, trong đó, buôn
bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một lĩnh vực ứng dụng.
Các điểm đặc biệt của thương mại điện tử so với các kênh phân phối truyền thống là tính linh hoạt cao
độ về mặt cung ứng và giảm thiểu lớn phí tổn vận tải với các đối tác kinh doanh. Các phí tổn khác thí

dụ như phí tổn điện thoại và đi lại để thu nhập khác hàng hay phí tổn trình bày giới thiệu cũng được
giảm xuống. Mặc dầu vậy, tại các dịch vụ vật chất cụ thể, khoảng cách không gian vẫn còn phải được
khắc phục và vì thế đòi hỏi một khả năng tiếp vận phù hợp nhất định.
Ngày nay người ta hiểu khái niệm thương mại điện tử thông thường là tất cả các phương pháp tiến
hành kinh doanh và các quy trình quản trị thông qua các kênh điện tử mà trong đó Internet hay ít nhất
là các kỹ thuật và giao thức được sử dụng trong Internet đóng một vai trò cơ bản và công nghệ thông
tin được coi là điều kiện tiên quyết. Một khía cạnh quan trọng khác là không còn phải thay đổi phương


Page 6



tiện truyền thông, một đặc trưng cho việc tiến hành kinh doanh truyền thống. Thêm vào đó là tác động
của con người vào quy trình kinh doanh được giảm xuống đến mức tối thiểu. Trong trường hợp này
người ta gọi đó là Thẳng đến gia công (Straight Through Processing). Để làm được điều này đòi hỏi
phải tích hợp rộng lớn các các tính năng kinh doanh.
Nếu liên kết các hệ thống ứng dụng từ các lãnh vực có tính năng khác nhau hay liên kết vượt qua ranh
giới của doanh nghiệp cho mục đích này thì đây là một lĩnh vực ứng dụng truyền thống của tích hợp
ứng dụng doanh nghiệp. Quản lý nội dung doanh nghiệp (Enterprise Content Management – ECM)
được xem như là một trong những công nghệ cơ bản cho kinh doanh điện tử.
1.2. Lợi ích của thương mại điện tử.
- Các phương tiện điện tử như Internet/web giúp cho các doanh nghiệp nắm được thông tin
phong phú về thị trường, từ đó có thể xây dựng được chiến lược sản xuất, kinh doanh thích hợp với xu
thế phát triển của của thị trường trong nước, khu vực và quốc tế. Hiện nay, TMĐT đang được nhiều
quốc gia quan tâm, coi là một trong những động lực phát triển chủ yếu của nền kinh tế.
Trước hết, TMĐT giúp giảm chi phí sản xuất tại các văn phòng. Các văn phòng không có giấy
tờ chiếm diện tích nhỏ hơn rất nhiều, chi phí tìm kiếm, chuyển giao tài liệu giảm nhiều lần.
Thương mại điện tử giúp giảm thấp chi phí bán hàng và chi phí tiếp thị. Bằng Internet/web,
một nhân viên bán hàng có thể giao dịch được với rất nhiều khách hàng, catalogue điện tử trên các

trang web không những phong phú hơn mà còn thường xuyên được cập nhật so với các catalogue in ấn
khuôn khổ giới hạn và luôn luôn lỗi thời.
TMĐT qua Internet/web giúp người tiêu dùng và các doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian và
chi phí giao dịch (giao dịch được hiểu là quá trình từ quảng cáo, tiếp xúc ban đầu, giao dịch đặt hàng,
giao hàng, thanh toán). Thời gian giao dịch qua Internet chỉ bằng 7% thời gian giao dịch qua Fax, bằng
khoảng 0,5% thời gian giao dịch qua bưu điện. Chi phí giao dịch qua Internet chỉ bằng 5% chi phí giao
dịch qua Fax hay qua bưu điện chuyển phát nhanh; chi phí thanh toán điện tử qua Internet chỉ bằng
10%-20% chi phí thanh toán theo lối thông thường. Trong hai yếu tố cắt giảm này, yếu tố thời gian
đáng kể hơn, vì việc nhanh chóng thông tin hàng hoá đến người tiêu dùng (mà không phải qua trung
gian) có ý nghĩa sống còn trong cạnh tranh kinh doanh.
TMĐT tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các nhân tố tham gia vào
quá trình thương mại. Thông qua mạng, các đối tượng tham gia có thể giao tiếp trực tiếp và liên tục


Page 7



với nhau nhờ đó sự hợp tác lẫn sự quản lý đều được tiến hành nhanh chóng và liên tục; tạo điều kiện
tìm kiếm các bạn hàng mới, cơ hội kinh doanh mới trên bình diện toàn quốc, khu vực và thế giới.
Xét trên bình diện quốc gia, trước mắt, TMĐT kích thích sự phát triển của ngành công nghệ
thông tin và đóng vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế. Nhìn rộng hơn, TMĐT tạo điều kiện cho
việc sớm tiếp cận với nền kinh tế số hoá (digital economy). Lợi ích này có một ý nghĩa đặc biệt đối với
các nước đang phát triển, có thể tạo ra một bước nhảy vọt, tiến kịp các nước trong một thời gian ngắn
nhất.
Tóm lại, TMĐT đem lại những lợi ích tiềm tàng, giúp doanh nghiệp thu được thông tin phong
phú về thị trường và đối tác, giảm chi phí tiếp thị và giao dịch, rút ngắn chu kỳ sản xuất, tạo dựng và
củng cố quan hệ bạn hàng, tạo điều kiện dành thêm phương tiện cho mở rộng quy mô và công nghệ
sản xuất
CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG VIỆC ĐĂNG KÝ MÃ SỐ

THUẾ CÁ NHÂN
1. Toàn cảnh về tình hình nộp thuế thu nhập cá nhân tại nước ta.
Từ 1/1/2009, Luật Thuế thu nhập cá nhân bắt đầu có hiệu lực. Theo ước tính của cơ quan thuế,
trong giai đoạn đầu sẽ có khoảng 3 triệu người được cấp mã số thuế. Khoảng 15 triệu người sẽ được
cấp vào những năm tiếp theo và tiến tới mục tiêu toàn dân sẽ được cấp mã số thuế.
Luật Thuế thu nhập cá nhân quy định, tất cả cá nhân nằm trong diện nộp thuế thu nhập cá nhân cùng
với những người thuộc diện giảm trừ gia cảnh (vợ, chồng con cái, bố mẹ ) đều phải có mã số thuế
riêng. Mã số này sẽ gắn với mỗi cá nhân suốt đời.
Việc đăng ký cấp mã số thuế phải hoàn thành trước ngày 31/12/2008, riêng các trường hợp tổ chức, cá
nhân đã có mã số thuế sẽ không phải khai báo lại. Cá nhân có thu nhập từ sản xuất, kinh doanh có thể
thực hiện đăng ký thuế để được cấp mã số thuế với chi cục thuế địa phương, nơi cá nhân kinh doanh.
Theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế, các cá nhân có thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được
nộp hồ sơ đăng ký thuế tại đơn vị chi trả thu nhập hoặc cơ quan thuế trực tiếp quản lý đơn vị chi trả
thu nhập. Trường hợp cá nhân nộp hồ sơ đăng ký thuế tại đơn vị chi trả thu nhập, đơn vị này có trách
nhiệm tổng hợp tờ khai đăng ký thuế của các cá nhân và nộp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
Riêng các các cá nhân có các khoản thu nhập chịu thuế khác nộp hồ sơ đăng ký thuế tại chi cục thuế
nơi cá nhân cư trú.


Page 8



Khi đã có mã số thuế, cá nhân sẽ được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc và chỉ bị tạm khấu
trừ 10%, thay vì 20% đối với người chưa có mã số thuế. Ngoài ra, cá nhân có mã số thuế còn được
hoàn thuế, được giảm thuế nếu bị thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ hoặc bị bệnh hiểm nghèo, được
tư vấn thuế
Tổng cục Thuế vừa công bố website TNCNonline.com.vn là website chính thức của Dự án Thuế Thu
nhập cá nhân…
Website TNCNonline.com.vn nhằm hỗ trợ tổ chức, cá nhân trong việc đăng ký thuế thu nhập cá nhân

qua mạng một cách đơn giản, nhanh chóng và chính xác nhất.
Website TNCNonline.com.vn ra đời sẽ chấm
dứt tình trạng mọi người đổ đến các Chi cục
thuế để đăng ký mã số thuế.
Với website này, các đối tượng làm công ăn lương qua tổ chức chi trả thu nhập không phải trực tiếp
đến cơ quan thuế để đăng ký thuế mà sẽ được hướng dẫn, cung cấp ứng dụng nhập tờ khai
Tổ chức chi trả thu nhập thực hiện nhập tờ khai đăng ký thuế vào ứng dụng và kết xuất ra file dữ liệu
tải lên website hoặc qua đĩa mềm, CDROM, USB gửi cho cơ quan thuế; sau đó in bảng kê đăng ký
thuế từ dữ liệu đã được nhập vào ứng dụng, đóng dấu và ký xác nhận gửi cho cơ quan thuế qua đường
bưu điện.
Cục thuế các địa phương tập trung toàn bộ file dữ liệu của các cơ quan thuế trên địa bàn rồi gửi về
Tổng cục Thuế.
Tổng cục Thuế sẽ gửi trả lại dữ liệu mã số thuế cho các cục thuế sau khi nhận, xử lý và cấp mã số thuế
tập trung theo từng tỉnh, thành phố.


Page 9



Tiếp đó, mỗi chi cục thuế trực thuộc sẽ nhận lại dữ liệu mã số thuế để truyền về cho các tổ chức chi trả
thu nhập trên địa bàn, kịp thời thông báo cho các cá nhân đăng ký; đồng thời thông báo cụ thể những
trường hợp không đủ điều kiện cấp mã số thuế.



2. Quy trình đăng ký MSTCN qua mạng:
I. HƯỚNG DẪN TẢI TÀI LIỆU :
Bước 1: Để đăng ký MSTCN qua mạng các bạn vào website www.tncnonline.com.vn



Page 10





Bước 2: Vào mục “công cụ” để tải các phần mềm hướng dẫn của cục thuế về máy tính:


Page 11




II. HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT:
Bước 1: Vào trang web Download bộ cài về thư mục C:\TNCN. Gỉai nén về
thư mục C:\TNCN
Bước 2: Vào thư mục C:\TNCN kích đúp vào biểu tượng File setup.exe, chờ xuất hiện màn hình.



Page 12




Bước 3: Bấm Next để tiếp tục quá trình cài đặt

Bước 4: Chọn khởi động lại để kết thúc quá trình cài đặt.




Page 13




Bước 5: Kết thúc quá trình cài đặt,trên màn hình Desktop sẽ xuất hiện biểu tượng.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÔNG CỤ:
1.Mục đích:
Đăng ký MSTCN hàng loạt cho nhiều cá nhân tiền công, tiền lương qua tổ chức chi trả thu nhập
2.Các bước thực hiện:
Bước 1: bắt đầu đăng ký
Trên màn hình Desktop nhấp đúp vào biểu tượng chờ xuất hiện màn hình nhập số liệu:

Bước 2: nhập thông tin
Chú ý quan trọng:


Page 14




1. Đối với người Việt Nam bắt buộc nhập chứng minh thư, đối với người nước ngoài bắt buộc
nhập hộ chiếu.
2. Sau bước cuối cùng(Kết xuất ra file Excel)NSD phải thực hiện kiểm tra lại thông tin, số lượng
NNT kê khai trên file và trên tệp hồ sơ giấy phải khớp nhau
3. Những cột có dấu * là những cột bắt buộc phải nhập giá trị.

4. Bấm F5 để thêm dòng.
5. Bấm F6 để xóa dòng hiện thời
Thông tin chung:
o Mã số thuế tổ chức trả thu nhập: bắt buộc nhập mã số thuế tổ chức trả thu nhập. Cho phép tối
đa 14 ký tự, chương trình tự động kiểm tra cấu trúc mã số thuế
o Tên tổ chức trả thu nhập: Nhập tối đa 60 ký tự
o Cơ quan thuế cấp Cục:Chọn cục thuế để giới hạn cơ quan thuế quản lý trong list box

o Cơ quan thuế quản lý:Bắt buộc nhập cơ quan thuế quản lý.Chọn cơ quan quản lý thuế từ danh
sách.

o Số hiệu tệp: Bắt buộc nhập số hiệu tệp.Số hiệu tệp dùng để phâ biệt các tệp khác nhau trong
cùng một tổ chức chi trả. Hệ thống đặt mặc định khi tạo mới hồ sơ là 1.(Trong trường hợp người
sử dụng sửa thành 0 thì hệ thống vẫn mặc định là 1)
o Ngày tạo tệp: Ngày tạo tệp hồ sơ nhập theo định dạng DD/MM/YYYY(Mặc định là ngày hiện
tại)
o Số lượng: Số lượng NNT được kê khai. Hệ thống tự động đếm số lượng NNT được kê khai
trong tệp
Thông tin chi tiết:
o Mã số thuế: nhập tối đa 10 ký tự. Gía trị trường này không bắt buộc nhập. Chỉ áp dụng đối với
NNT đã có mã số thuế


Page 15




o Họ và tên: bắt buộc nhập họ và tên người nộp thuế. Cho phép tối đa 60 ký tự
o Ngày sinh: Ngày sinh của NNT(Người nộp thuế). Nhập theo ngày sinh DD/MM/YYYY.

o Giới tính: Bắt buộc chọn trong danh sách.
o Quốc tịch: Bắt buộc chọn trong danh sách.
o Số CMND: Bắt buộc 9 kí tự, ( bắt buộc nhập đối với người VN). Cho phép nhập chữ số.
o Ngày cấp: Ngày cấp CMT. Nhập theo ngày sinh DD/MM/YYYY
o Nơi cấp: Nơi cấp chứng minh thư. Nhập theo định dạng DD/MM/YYYY
o Địa chỉ đăng kí theo hộ khẩu
 Số nhà/đường phố/ thôn/ xóm. Cho phép nhập tối đa 30 kí tự
 Tỉnh/Thành phố: Bắt buộc chọn trong danh sách.
 Quận /Huyện: Bắt buộc chọn trong danh sách.
 Xã/phường: Bắt buộc chọn trong danh sách.
 Điện thoại liên lạc: tối đa 20 kí tự.
o Email: Địa chỉ liên hệ bằng Email, cho phép nhập tối đa 30 kí tự.
o Ngày đăng kí: Nhập theo định dạng DD/MM/YYYY


Page 16





Bước 3: Ghi dữ liệu:
Sau khi nhập hết dữ liệu: trên màn hình nhập thông tin NSD bấm nút: “Ghi dữ liêu”, để lưu các thông
tin đã nhập.
Hệ thống tiến hành kiểm tra dữ liệu nhập.
o Nêu một trong những trường yêu cầu phải nhập để trống. Hệ thống sẽ báo lỗi, bắt nhập
đầy đủ mới được: “Ghi dữ liệu”.
o Nếu trùng CMT hoặc hộ chiếu những NNT trong danh sách. Hệ thống sẽ báo lỗi, NSD
phải sửa lại thông tin trùng.
o Chương trình đưa ra thông báo “Đã ghi dữ liệu thành công”. NSD chọn nút “Đóng” để

tiếp tục làm việc


Page 17





Bước 4: In tờ khai: NSD nếu có nhu cầu muốn in tờ khai, theo đúng mẫu kiểm tra lại.
Bắt buộc thực hiện sau bước 3: Trên màn hình nhập thông tin, NSD bấm nút “In tờ khai” hệ thống
tiến hành kiểm tra dữ liệu nhập.
o Nếu một trong những trường yêu cầu phải nhập mà để trống. Hệ thống sẽ báo lỗi, bắt
nhập đầy đủ mới được in tờ khai.
o Nếu trùng CMT hoặc hộ chiếu vì những NNT trong danh sách. Hệ thống sẽ báo lỗi,
NSD phải sửa lại thông tin trùng.
o Màn hình tham số in tờ khai

o Chọn máy in: Tên máy in cần nối để in (Chọn trong danh sách list ra)
o Số tờ in: số lượng bản in( bản coppy của người mộp thuế được chọn) sẽ được in ra.
o Trang in: là vị trí NNT cần in. Muốn in từ vị trí NNT thứ 2 đến thứ 10. Nếu bỏ trống hệ
thống sẽ in tất cả.
o Nhấn nút “In” để thực hiện in tờ khai.
Trường hợp không có máy in:
NSD trong bước chọn máy in sẽ phải chọn tham số “ Microsoft Office Document Image writer” để
tạo ra các file tờ khai của từng NNT


Page 18






o Nhấn nút “In” để tiếp tục.

o Chọn nơi chứa File và tên File cần in ( ví dụ_: C:\TEMP)
o Nhấn nút “Save” để tạo File.
o Để Hủy lệnh in NSD nhấn nút Cancel. Hệ thống sẽ báo “Không kết nối được máy in”
o NSD vào thư mục lưu File (C:\TEMP) copy các File được tạo ra đem đi in.
Bước 5: Kết xuất tệp hồ sơ:
NSD tiến hành kết xuất dữ liệu ra File gửi cho cơ quan thuế. Trên màn hình nhập thông tin, NSD
bấm nút “Kết xuất tệp hồ sơ”. Hệ thống tiến hành kiểm tra dữ liệu đã nhập.
o Nếu một trong những trường yêu cầu phải nhập mà để tróng. Hệ thống sẽ báo lỗi, bắt
nhập đầy đủ mới được kết xuất.


Page 19




o Nếu trùng CMT hoặc hộ chiếu với những thông tin NNT trong danh sách. Hệ thống sẽ
báo lỗi, NSD phải sửa lại thông tin trùng.
o Kết xuất ra tệp định dạng Text: Kết xuất dữ liệu đã nhập trên hệ thống ra tệp.
o Định dạng Text, phục vụ cho việc lưu dữ liệu và ghép các File dữ liệu khác nhau.

 Chọn tham số “Kết xuất ra định dạng Text.
 Chọn đường dẫn tới tập tin để kết xuất dữ liệu( Trường hợp kết xuất niều lần.
Để phân biệt được các File khác nhau. NSD phải đổi tên File ứng với mỗi lần kết

xuất.
 Bấm nút “Kết xuất” để thự hiện tạo File.
Kết xuất ra định dạng Exel:hệ thống sẽ kết xuất ra File Excel.



Page 20




 Chọn đường dẫn tới thư mục để kết xuất dữ liệu: Nhấn nút để chọn dẫn cần lưu
File dữ liệu (Ví dụ_: C:\TEMP).
 Bấm nút “Kết xuất” hệ thống kết xuất dữ liệu ra File Excel, vì tên

File theo cấy trúc: C1C2C3_N1N2N3N4N5N6N7N8N9N10N11N12N13– N1N2N3.
 C1C2C3: thể hiện tên viết tắt của cơ quan thuế quận 1. Ví dụ HAN( cục thuế
Hà Nội),HPH( Cục thuế Hải Phòng)…
 N1N2N3N4N5N6N7N8N9N10N11N12N13: Mã số thuế cơ quan chi trả(Nếu
mã số thuế cơ quan chi trả là 10 số thì mặc định hệ thống tự thêm chuỗi “000” vào
cuối).
 N1N2N3: Số hiệu tệp được nhận trên tệp hồ sơ(mặc định là 001). Nếu muốn
thay đổi tên file, NSD phải thay đổi số hiệu tệp trong file dữ liệu, không được
thay đổi trực tiếp tên file.
o Kết xuất ra tệp định dạng Excel (A3): Hệ thống kết xuất ra File danh sách định dạng
khổ giấy in A3.


 Chọn đường dẫn tới thư mục để kết xuất dữ liệu: Nhấn nút để chọn dẫn cần lưu
file dữ liệu ( ví dụ_ C:\TEMP)

 Bấm nút “kết xuất” hệ thống kết xuất dữ liệu ra file Excel, ví dụ tên file theo
cấu trúc: C1C2C3–N1N2N3N4N5N6N7N8N9N10N11N12N13–N1N2N3_A3.
o Chờ cho hệ thống kết xuất xong. NSD nêu tiếp tục nhập thông tin, bấm nút “Tạo mới
hồ sơ” để tiếp tục nhập dữ liệu theo các bước tuần tưh, từ Bước 1 đến Bước 5.
o Sau khi đã thực hiện xong tất cả các bước trên. NSD copy các file dữ liệu Excel, có
định dạng file C1C2C3N1N2N3N4N5N6N7N8N9N10N11N12N13–N1N2N3 trong mục
“C:\TEMP” và đính kèm theo danh sách NNT( được in từ file C1C2C3–
N1N2N3N4N5N6N7N8N9N10N11N12N13–N1N2N3_A3) Đến nộp cho cơ quan thuế.
Chú ý 1: Trường hợp tổ chức chi trả có nhiều file dữ liệu Excel. Ví dụ_ tổ chức chi trả có 3 file
dữ liệu.
o File dữ liệu 1: HAN-0400248781000-001.xls
o File dữ liệu 2: HAN-0400248781000-002.xls
o File dữ liệu 3: HAN-0400248781000-003.xls
Bắt buộc phải có 3 file danh sách in tương ứng là:


Page 21




o File dữ liệu 1: HAN-0400248781000-001_A3.xls
o File dữ liệu 2: HAN-0400248781000-002_A3.xls
o File dữ liệu 3: HAN-0400248781000-003_A3.xls
Chú ý 2: Trường hợp NSD khi in được file danh sách bị lỗi mất chữ (sai Font chữ, chỉ xảy ra vì
một số máy in).
o Bước 1: Chọn khổ giấy A3 chuẩn

o Bước 2: Chọn Tab Optional Settings, Click vào Extended Settings…







Page 22




o Bước 3: Chọn thuộc tính TrueType Font là Print TrueType fonts as bitmap,
Click vào OK.

o Bước 4: Thực hiện in lại
3. Các tiện ích khác
Tải tệp hồ sơ
Mục đích:
o Cho phép ghép dữ liệu từ nhiều file dữ liệu khác nhau thành một File dữ liệu duy nhất.
o Cho phép mở File dữ liệu có định dạng Text de sửa.
Thao tác:
Chú ý : Để thực hiện được tiện ích này. NSD phải thực hiện kết xuất ra File dữ liệu dạng text
từ chức năng “Kết xuất tệp hồ sơ”.
o Từ màn hình nhập dữ liệu. NSD bấm nút “Tải tệp hồ sơ” sẽ xuất hiện màn
hình tham số nhận dữ liệu


Page 23






o Tham số “Thêm dữ liệu vào dữ liệu đã có” : hệ thống sẽ thêm dữ liệu vào dữ liệu sẵn có
trên hệ thống, Nhưng chỉ có thêm thông tin của NNT vào cùng cơ quan chi trả có sẵn.
o Tham số : “Thêm dữ liệu mới, xóa dữ liệu cũ” : trước khi thêm dữ liệu hệ thống sẽ tự
đóng xóa dữ liệu đã nhập trước đó.
o NSD bấm nút chọn đường dẫn tiếp tục tới tệp dữ liệu, để thực hiện mở/ghép file.
o Nhấn nút “Tải dữ liệu” để thực hiện quá trình mở/ ghép file.
Tạo mới hồ sơ:
Mục đích: Xóa toàn bộ dữ liệu đã nhập vào hệ thống . Mở màn hình nhập hồ sơ mới
IV. GỬI FILE DỮ LIỆU QUA WEBSITE.
1. Mục đích.
Gửi file thông tin đăng kí thuế cho cơ quan thuế qua website:
2. Các bước sử dụng:
Bước 1: Login
 Trên màn hình Desktop nhấp đúng chuột vào biểu tượng Internet Explorer, NSD gõ địa
chỉ : ô address bấm phím Enter, cho xuất hiện màn hình trang
chủ.


Page 24





 NSD bấm chuột trái vào biểu tượng

 Chờ xuất hiện màn hình thông tin đăng nhập




Page 25




o Mã số thuế: mã số thuế của tổ chức chi trả thu nhập( Bắt buộc nhập)
o Ngày cấp mã: ngày cấp mã số thuế của tổ chức chi trả thu nhập( Bắt buộc nhập)
o Cơ quan thuế tỉnh/thành phố chọn cục thuế để giới hạn cơ quan thuế quản lý
trong list box “cơ quan quản lý thuế”
o Chọm cơ quan quản lý thuế trong list box ( bắt buộc nhập)
 Sau khi nhập đầy đủ thông tin, NSD bấm nút “Đăng nhập”để tiếp tục làm việc. Hệ
thống sẽ kiểm tra thông tin NSD đăng nhập.
o Nếu Mã số thuế không tồn tại, hệ thống sẽ báo “Mã số thuế không tồn tại”. NSD
kiểm tra lại các thông tin đăng nhập.
o Nếu mã số thuế ngừng hoạt động hoặc đang trong thời gian làm thủ tục chuyển
địa điểm. Hệ thống thông báo: “mã số thuế không còn hoạt động”. NSD kiểm tra lại
thông tin đăng nhập.
o Nếu “ngày cấp mã” hoặc “cơ quan thuế quản lý” không đúng. Hệ thống hiển thị
thông báo “Thông tin ngày cấp mã hoặc CQT quản lý không đúng. Yêu cầu kiểm tra và
nhập lại”.
Bước 2: Upload File
 Sau khi NSD đăng nhập thành công, hệ thống hiển thị màn hình upload file. Cho phép
NSD thự hiện Upload file dữ liệu thông tin đăng kí thuế.


×