Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.14 KB, 9 trang )

VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
(TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT XIX)
I) Các thành phần của văn học trung đại:
1. Văn học chữ Hán:
- Là sáng tác của người Việt, được viết bằng chữ Hán.
- Văn học chữ Hán xuất hiện ngay khi văn học viết ra đời, phát triển và tồn
tại trong thời kì văn học Trung đại.
- Văn học chữ Hán gồm nhiều thể loại:
- Chiếu: Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn)
- Hịch: Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo)
- Cáo: Bình Ngơ đại cáo (Nguyễn Trãi)
- Biểu: Biểu tạ ơn (Nguyễn Trãi)
- Truyện truyền kì: Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ)
- Tiểu thuyết chương hồi: Hoàng Lê Nhất thống chí
- Phú: Phú sơng Bạch Đằng
- Thơ Đường luật: Thất ngôn

2. Văn học chữ Nôm:
- Là sáng tác của người Việt, được viết bằng chữ Nôm (chữ của người Việt
sáng tạo nên).
- Ra đời vào khoảng thế kỉ XIII, phát triển và tồn tại trong thời kì văn học
trung đại.
- Thể loại:
- Chủ yếu là thơ
- Truyện thơ
- Ngâm khúc
- Hát nói


3 tác giả - đỉnh cao thơ Nơm:



Nguyễn Trãi: đặt nền móng cho thơ ca chữ Nơm (Quốc âm thi tập)



Nguyễn Du: đưa thơ ca chữ Nơm lên đỉnh cao (Truyện Kiều)



Hồ Xuân Hương: viết nhiều, sáng tác nhiều bằng thơ Nôm (được mệnh
danh là Bà chúa thơ Nôm)

 Hai bộ phận Văn học chữ Hán và văn học chữ Nơm cùng tồn tại song
song, góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng cho văn học trung đại Việt
Nam.

II) Các giai đoạn phát triển của văn học trung đại Việt Nam:
Trong suốt 10 thế kỷ, văn học trung đại trải qua 4 giai đoạn

1. Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV:
a. Tình hình xã hội:
- Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán vào năm 938 đưa đất nước bước
vào thời kì độc lập tự chủ.
- Đánh thắng quân Tống vào thế kỉ XI
- Quân dân nhà Trần 3 lần chiến đấu và chiến thắng qn Mơng - Ngun.
→ Đất nước đã thốt khỏi ách thống trị ngàn năm của phong kiến phương Bắc,
chiến đấu và chiến thắng nhiều thế lực xâm lược, bắt đầu hình thành, củng cố
nhà nước.
→ Giai đoạn này quyền lợi của giai cấp thống trị và nhân dân về cơ bản phù hợp
và thống nhất với nhau → tạo thành 1 khối đồn kết, vững chắc.

b. Tình hình văn học:
- Nội dung: mang nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng. Biểu hiện:
- Lòng căm thù giặc sâu sắc
- Quyết tâm đánh giặc
- Lòng tự hào dân tộc
- …..


→ Đỉnh cao của văn học yêu nước là Văn học Lý - Trần , đặc biệt là văn học
thời Trần - Hào khí Đơng A.
- Lịng u nước - căm thù giặc - quyết tâm chiến đấu (Hịch tướng sĩ, Phú
sông Bạch Đằng,...)
- Xây dựng người anh hùng thời đại: Thuật hoài (PNL)...
- Tinh thần tự hào dân tộc
- Khát vọng về 1 nền thái bình cho dân tộc (Tụng giá hoàn kinh sư,....)
- Nghệ thuật: ghi nhận sự phong phú của các thể loại

2. Văn học trung đại Việt Nam từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII:
a. Tình hình xã hội:
- Triều Lê được thiết lập sau chiến thắng giặc Minh, nhà Lê lấy Nho giáo
làm Quốc giáo, xây dựng một quốc gia Đại Việt thịnh trị (1427 - 1527)
- Các phe phái phong kiến gây ra nội chiến Lê - Mạc (1533 - 1593), nội
chiến Đàng Trong - Đàng Ngồi.
b. Tình hình văn học:
- Văn học chữ Hán phát huy vai trò to lớn trong sự nghiệp xây dựng tư
tưởng nhân nghĩa, yêu nước, chủ nghĩa anh hùng: Bình Ngơ đại cáo
- Văn xi chữ Hán - có những tác phẩm đặc sắc: “Truyền kì mạn lục” Thiên cổ kì bút (gồm 20 truyện, viết bằng chữ Hán, thể loại truyền kì)
- Nổi bật hơn cả trong văn học giai đoạn này là sự phát triển của văn học
chữ Nôm
- Thơ Nôm Đường luật: “Quốc âm thi tập” - Nguyễn Trãi: bông hoa đầu

mùa của nền thơ ca tiếng Việt.
- Thơ lục bát, song thất lục bát
- Nội dung chủ yếu:
+ Chủ nghĩa yêu nước
+ Phê phán xã hội phong kiến
+ Tác giả tiêu biểu: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ.


3. Văn học trung đại từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX:
a. Tình hình xã hội:
- Giai đoạn lịch sử mà xã hội có nhiều biến động: Nhà nước rơi vào khủng
hoảng trầm trọng , tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh sụp đổ.
- Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra, tiêu biểu là phong trào Tây
Sơn. Nguyễn Huệ thống nhất đất nước, lên ngôi nhưng sau đó triều đại
Tây Sơn sụp đổ → Nhà Nguyễn lên ngôi.
- Vua quan ăn chơi sa đọa, đời sống của người dân chịu cực khổ.
b. Tình hình văn học:
- Chính trong tình trạng khủng hoảng trầm trọng của xã hội, văn học giai
đoạn này đã phát triển đến độ rực rỡ nhất: phong phú về nội dung, đa
dạng về thể loại, có nhiều đỉnh cao về nghệ thuật.
- Nội dung:
+ Bức tranh hiện thực xã hội phong kiến
+ Chủ nghĩa nhân đạo: quan tâm đến số phận con người, nhất là số phận
của người phụ nữ/ cất lên tiếng nói địi quyền sống, quyền hạnh phúc cho
con người
Ví dụ: Thơ Hồ Xuân Hương/ Cung oán ngâm/ Chinh phụ ngâm/ Truyện Kiều
- Nghệ thuật:
+ Thể loại: phong phú, đặc biệt là văn học chữ Nôm đạt được nhiều thành
tựu rực rỡ: truyện thơ, ngâm khúc, thơ, hát nói,...
+ Ngơn ngữ: thơ ca Tiếng Việt - dấu ấn riêng, các nhà thơ, nhà văn đã sử

dụng linh hoạt lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân trong tác phẩm →
ngôn ngữ văn học trở nên mềm mại uyển chuyển, giàu sức biểu cảm vươn
tới trình độ thẩm mĩ cổ điển.
- Tác giả, tác phẩm tiêu biểu:
+ Nguyễn Du: Truyện Kiều, thơ chữ Hán


+ Hồ Xn Hương: thơ Nơm (Chùm bài Tự tình, Lấy chồng chung,...)
+ Các khúc ngâm
4. Văn học trung đại nửa cuối thế kỉ XIX:
a. Tình hình xã hội:
- Chế độ phong kiến Việt Nam suy tàn, thực dân Pháp xâm lược (1858 - tại
Sơn Trà, Đà Nẵng) , triều đình nhà Nguyễn đầu hàng. Các phong trào yêu
nước chống Pháp nổi dậy mạnh mẽ, nhưng đều thất bại, nhân dân rơi vào
kiếp nô lệ.
- Xã hội phong kiến Việt Nam chuyển dần sang chế độ nửa thực dân phong
kiến
b. Tình hình văn học:
- Văn học mang âm hưởng chủ nghĩa yêu nước (âm hưởng bi tráng)
Ví dụ: Tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu
- Phê phán xã hội nửa Tây, nửa ta (thơ Tú Xương, Nguyễn Khuyến)

III) Một số đặc điểm cơ bản của văn học trung đại Việt Nam:
1. Văn học ln gắn bó với vận mệnh đất nước và số phận con người:
- Chủ nghĩa yêu nước:
+ Giai đoạn đầu: gắn với tư tưởng trung quân - “trung quân ái quốc” →
mang âm hưởng hào hùng.
+ Giai đoạn sau: gắn với trách nhiệm của người dân trước tình cảnh mất
nước → mang âm hưởng bi tráng.
+ Yêu nước còn gắn với: tình cảm với giang sơn gấm vóc, ca ngợi tấm

gương kiên trung, niềm tự hào về truyền thống của dân tộc,....
→ Thể hiện chân thành, sâu sắc.
- Chủ nghĩa nhân đạo: Thể hiện ở sự quan tâm tới số phận con người đặc
biệt nhất là người phụ nữ


+ Cảm thơng, thương xót đối với số phận đau thương của con người.
Ví dụ: Nỗi oan khuất của Vũ Nương / Số phận bị vùi dập hết lần này đến lần
khác của Thúy Kiều / Nỗi cô đơn, sầu muộn, nhớ nhung của người chinh phụ
khi có chồng đi chinh chiến / Nỗi đau bị ruồng bỏ của người cung nữ trong
Cung oán ngâm/ Số kiếp chồng chung của những người vợ lẽ/….
+ Lên án, tố cáo những thế lực chà đạp con người
Ví dụ: Chuyện người con gái Nam Xương: chiến tranh phi nghĩa/ hủ tục hà khắc
- trọng nam khinh nữ.
Ví dụ: Truyện Kiều: Vua quan phong kiến/ bọn bn thịt bán người / đồng tiền
,....
Ví dụ: Chinh phụ ngâm: chiến tranh phi nghĩa, tội ác của bọn vua quan phong
kiến.
Ví dụ: Cung ốn ngâm: “Ơng vua” - chế độ cung nữ
+ Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp của con người: Tài, sắc, phẩm chất.
+ Bày tỏ những khát vọng, niềm tin về cuộc sống tốt đẹp cho con người ,
quyền sống của con người .
…..
→ Sự gắn bó với đất nước và số phận con người làm cho Văn học Việt Nam vừa
giàu chất hùng tráng, vừa thấm đượm giọng điệu cảm thương.
→ Chủ nghĩa yêu nước + chủ nghĩa nhân đạo → sợi chỉ đỏ xun suốt tồn bộ
nền VH trong các thời kì.
2. Văn học Trung đại Việt Nam luôn hấp thụ mạch nguồn văn học dân
gian:
- Văn học dân gian ln có sự ảnh hưởng đến Văn học viết trong đó có văn

học trung đại.
- Văn học dân gian cung cấp đề tài, cốt truyện, kinh nghiệm nghệ thuật,
định hướng cho việc bảo tồn bản sắc dân tộc.


- Các thể loại: thơ lục bát, song thất lục bát, truyện thơ,..... đều kế thừa văn
học dân gian.
- Vận dụng những chi tiết, hình ảnh, tứ thơ,...
- Một số tác giả tiêu biểu có sự thành cơng trong việc vận dụng văn học dân
gian: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Tú Xương,...
3. Tiếp thu tinh hoa của Văn học Trung Hoa trên tinh thần dân tộc, tạo
nên những giá trị văn học đậm đà bản sắc Việt Nam:
- Về chữ viết: chữ Hán
- Thể loại: hịch, cáo, chiếu, biểu,.....
- Đề tài: con người - người phụ nữ, kẻ sĩ,....
- Thi liệu: phong phú
- Điển tích, điển cố
- Phương thức thể hiện ….
→ Sự tiếp thu trên tinh thần dân tộc, Việt hóa, biến đổi cho phù hợp với tư duy
thẩm mĩ của người Việt.
Ví dụ: Chữ viết - chữ Hán - đọc theo âm Hán Việt
Sáng tạo chữ Nơm
Thể loại: có thêm thơ lục bát, hát nói, ngâm khúc,...
Thơ Đường: sáng tác bằng tiếng Việt
4. Trong khuôn khổ thi pháp trung đại Văn học Việt Nam luôn vận
động theo hướng dân tộc hóa và dân chủ hóa:
→ THI PHÁP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI (Tiêu chí để phân biệt với văn học hiện
đại):
Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm
-Tính quy phạm: là sự quy định chặt chẽ theo khuôn mẫu và buộc phải tuân theo

Biểu hiện: Văn học phải gắn liền với mục đích giáo huấn: “thi dĩ ngơn chí” (làm
thơ để nói chí hướng), “văn dĩ tải đạo” (văn chương dùng để chở đạo lí) …..


Tư duy nghệ thuật: nghĩ theo khn mẫu có sẵn
Ví dụ: Mùa thu - luôn nghĩ đến lá vàng, trời xanh…..
Thể loại văn học: quy định chặt chẽ về luật, kết cấu, số lượng câu chữ…..
Cách sử dụng thi liệu: Sử dụng nhiều điển tích, điển cố, thi liệu lấy văn học
Trung Quốc
Bút pháp: thiên về ước lệ tượng trưng ,....

-Phá vỡ tính quy phạm: thực tế văn học có một số tác giả phá vỡ những quy tắc
sáng tác để thể hiện sự sáng tạo, dấu cá nhân.
+ Phá vỡ thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật
Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)
Rồi hóng mát thuở ngày trường, (6 chữ)
Hoè lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp địi phương. (6 chữ)
Tính trang nhã và xu hướng bình dị:
- Tính trang nhã:
Đề tài, chủ đề: thường hướng đến cái cao cả, trang trọng
Hình tượng nghệ thuật: tao nhã, mĩ lệ, cái đẹp lớn lao


Ngơn ngữ: trau chuốt, hàm súc, mang tích chất bác học

+

Xu hướng bình dị:

Thi liệu: gần gũi, quen thuộc
Ngơn ngữ: chữ Nơm - bình dị ,....
→ Văn học gần hơn với đời sống của nhân dân.
Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngồi

IV) Kết luận :
- Đến hết thế kỉ XIX, văn học trung đại kết thúc vai trị lịch sử của mình,
tạo nên một thời kì rực rỡ cho nền văn học Việt Nam:
- Về nội dung: Văn học trung đại đã phản ánh một cách chân thật và sinh
động đời sống của con người, xã hội Việt Nam trong 10 thế kỉ
- Văn học trung đại Việt Nam đã để lại những kinh nghiệm sáng tác quý giá
cho văn học Việt Nam những giai đoạn sau.



×