Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Qua các tác phẩm báo cáo bắc kỳ, trung kỳ, nam kỳ, đông dương 1, đông dương 2 anh chị hãy phân tích những luận điểm sáng tạo của hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.04 KB, 11 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA BÁO CHÍ CLC

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KY
Mơn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Giảng viên: TS. Nguyễn Văn Thắng
PGS.TS. Phạm Quốc Thành

Đề tài:
Qua các tác phẩm "Báo cáo Bắc kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ", "Đông
Dương 1", "Đơng Dương 2". Anh/chị hãy phân tích những luận điểm
sáng tạo của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc.

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Khiết Quỳnh
Mã số sinh viên: 19031800
Email sinh viên:
Ngành học: Quốc tế học
Hà Nội, tháng 5 năm 2021
(

ng lượng không cho phép nên em xin phép vào thẳng nội dung ch
bỏ qua phần mở đầu ạ ).

0

0


I. TỔNG QUAN VỀ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH.
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho


ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Với tinh
thần yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, Người đã bắt đầu suy nghĩ về
những nguyên nhân thành bại của các phong trào yêu nước lúc bấy giờ và
quyết tâm ra đi tìm con đường để cứu nước, cứu dân.
Trải qua gần 60 năm hoạt động chính trị sơi nổi, cuộc đời Chủ tịch Hồ
Chí Minh gắn bó mật thiết với chặng đường cứu nước chống giặc ngoại xâm
của dân tộc Việt Nam. Người từ trần vào ngày 2/9/1969, khi đất nước chưa
được giải phóng hồn tồn. Tuy vậy, những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã trở thành ngọn đuốc sáng ngời, vạch rõ con đường chiến thắng đế
quốc cho dân tộc ta.

II. NHỮNG LUẬN ĐIỂM SÁNG TẠO CỦA HỒ CHÍ MINH
VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHĨNG DÂN TỘC.
Được ni dưỡng bởi những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân
tộc, hơn hết lại chính mắt trơng cảnh nước mất nhà tan, nhân dân lầm than
dưới gông cùm nô lệ của bọn đế quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm có tinh
thần đấu tranh, lấy ý chí độc lập cho dân tộc và khát vọng tự do cho nhân
dân làm điểm xuất phát tư tưởng của mình. Ngày 05/06/1911, trên con tàu
Amiral Latouche Tréville, từ cảng Sài Gòn, Người đã rời Tổ quốc, bắt đầu
cuộc hành trình 30 năm tìm con đường giải phóng dân tộc.
Trải qua cuộc sống lao động, học tập, nghiên cứu lý luận và nhất là qua
quá trình thực tiễn đấu tranh cách mạng phong phú ở nhiều nước trên thế
giới, Người đã nhận thấy vấn đề giải phóng dân tộc và con người khơng chỉ
là nhu cầu cấp thiết của dân tộc Việt Nam, mà còn là đòi hỏi của các dân tộc
thuộc địa, phụ thuộc và nhân dân bị áp bức trên toàn thế giới. Từ đó, Người

0

0



cũng xác định được con đường cứu nước đúng đắn, phù hợp với điều kiện
lịch sử nước nhà cũng như vận dụng sáng tạo những tri thức vào cách mạng
giải phóng dân tộc.
1. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con
đường cách mạng vô sản.
Tiếp xúc với thế giới quan, phương pháp luận cách mạng và khoa học của
chủ nghĩa Mác - Lênin, bằng sự mẫn cảm về chính trị, tư duy nhạy bén và
kinh nghiệm thực tiễn phong phú, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định:
“Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc khơng có con đường nào khác ngồi
cách mạng vơ sản”.
Với tầm nhìn thế giới, nhận thức rõ tính chất thời đại mới từ sau Cách
mạng Tháng Mười Nga và xu thế phát triển của nhân loại, đặt cách mạng
giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc trong quỹ đạo của
cách mạng vô sản, là một bộ phận khắng khít của cách mạng thế giới, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.
Đó là con đường cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do Đảng Cộng sản
lãnh đạo nhằm đánh đổ đế quốc cùng bè lũ phong kiến tay sai, giành độc lập
dân tộc, thực hiện người cày có ruộng, sau đó tiến lên làm cách mạng xã hội
chủ nghĩa, thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam.
Trong quá trình vận dụng lý luận cách mạng vô sản vào nước ta, Hồ Chí
Minh đã kiên trì khắc phục những trở ngại của khuynh hướng giáo điều,
giúp cho lý luận cách mạng giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vơ sản
có sức sống mạnh mẽ, thâm nhập trong đông đảo quần chúng nhân dân. Đi
theo con đường cách mạng vơ sản, Hồ Chí Minh sớm xác định phương
hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là “làm tư sản dân quyền cách
mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Sau khi giành độc
lập, phải tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bên cạnh đó, Người dành

0


0


nhiều tâm trí vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đó là
một q trình cải biến cách mạng lâu dài, gian khổ, phải trải qua nhiều
chặng đường khác nhau, tất cả vì sự nghiệp giải phóng con người, làm cho
con người phát triển tồn diện, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Phải
xây dựng chủ nghĩa xã hội như là sự phát triển tất yếu của độc lập dân tộc,
để bảo vệ độc lập dân tộc và tạo ra bước phát triển mới với một trình độ cao
hơn của tồn bộ tiến trình cách mạng. Đây chính là sự phát triển sáng tạo
luận điểm của V.I.Lênin về cách mạng không ngừng - cách mạng dân tộc
dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa, giữa hai giai đoạn đó khơng có một
bức tường thành nào ngăn cách cả.
Chính theo con đường cách mạng vô sản, nhân dân Việt Nam đã làm nên
cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945, dẫn tới sự ra đời của nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hịa. Trong Tun ngơn độc lập đọc trước quốc dân đồng bào vào
ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tun bố với tồn thế giới về
quyền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, toàn vẹn lãnh thổ và quyền dân
tộc tự quyết của dân tộc Việt Nam. Trong đó, độc lập dân tộc, chủ quyền
quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ vừa là tiền đề, vừa là điều kiện tiên quyết của
chế độ dân chủ, cho việc xác lập và bảo vệ quyền con người.
2. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do Đảng Cộng
sản lãnh đạo.
Có tư tưởng đúng, đường lối đúng, nhưng muốn cách mạng thành cơng
phải có lực lượng đảm bảo sự lãnh đạo và thực hiện tư tưởng, đường lối đó.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, để tiến hành cách mạng, “Trước hết phải có
đảng cách mệnh... Đảng có vững cách mệnh mới thành cơng”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản, đặc biệt trong điều kiện Đảng
đã nắm chính quyền là một đóng góp mới vào lý luận xây dựng chính đảng

kiểu mới của giai cấp công nhân. Vận dụng và làm phong phú chủ nghĩa
Mác - Lênin về xây dựng đội tiên phong của giai cấp công nhân ở một nước

0

0


thuộc địa nửa phong kiến, công nghiệp chưa phát triển, giai cấp cơng nhân
cịn nhỏ bé, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Chủ nghĩa Mác - Lênin kết
hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành
lập Đảng”.
Nhiệm vụ lãnh đạo của Đảng Cộng sản là xác định mục tiêu của cách
mạng, xây dựng đường lối cách mạng giải phóng dân tộc; thông qua cương
lĩnh, tổ chức vận động, tập hợp các lực lượng cách mạng, xây dựng Mặt trận
Dân tộc thống nhất. Đối với cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản phải thực
hiện đồng thời hai nhiệm vụ: chống đế quốc và chống phong kiến, giành độc
lập dân tộc, đem lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân. Cương lĩnh Chính trị
đầu tiên được thơng qua tại Hội nghị thành lập Đảng do Chủ tịch Hồ Chí
Minh soạn thảo đã khẳng định: “Đảng là đội tiên phong của vô sản giai
cấp”. Tại Đại hội lần thứ II của Đảng (02/1951), Chủ tịch Hồ Chí Minh
phân tích: “Trong giai đoạn hiện nay, quyền lợi của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động và của dân tộc là một. Chính vì Đảng Lao động Việt Nam
là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên phải là Đảng
của dân tộc Việt Nam”. Năm 1961, khi nhân dân miền Bắc đang thực hiện
kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Hồ Chí Minh một lần nữa khẳng định: “Đảng
ta là Đảng của giai cấp, đồng thời cũng là của dân tộc, không thiên tư, thiên
vị”. Thực tiễn phong phú cách mạng Việt Nam chứng minh rằng, sự lãnh
đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng
lợi của cách mạng Việt Nam.

3. Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đồn kết của tồn dân
trên cơ sở liên minh cơng nơng.
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Đảng chỉ có thể hồn thành sứ
mệnh lịch sử của mình nếu biết tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân
trong Mặt trận dân tộc rộng rãi chống kẻ thù chung và xây dựng đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp

0

0


đồn kết tồn dân, trên cơ sở liên minh cơng nơng làm nịng cốt”. Trong đó,
“thực hiện cho được liên minh cơng nơng vì đó là sự bảo đảm chắc chắn
nhất những thắng lợi của cách mạng”.
Từ thực tiễn Việt Nam, với đại đa số dân số là nông dân, là những người
chịu nhiều tầng áp bức, bị bần cùng hóa nên họ ln có ý thức phản kháng,
sẵn sàng tham gia cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Nông dân
là một lực lượng rất to lớn của dân tộc, một đồng minh rất trung thành của
giai cấp công nhân. Muốn kháng chiến kiến quốc thành công, muốn độc lập,
thống nhất thật sự, ắt phải dựa vào lực lượng của nông dân. Nông dân vừa là
động lực, vừa là lực lượng đơng đảo, nịng cốt, và cũng là đối tượng vận
động của cách mạng.
Đánh giá cao vai trò, sứ mệnh của giai cấp nơng dân, nhưng Hồ Chí Minh
luôn khẳng định, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng và Đảng
phải lãnh đạo xây dựng khối liên minh cơng - nơng làm nịng cốt cho Mặt
trận Dân tộc thống nhất. Hồ Chí Minh chủ trương vận động, tập hợp rộng
rãi các tầng lớp nhân dân Việt Nam, những người dân mất nước, đang phải
chịu thân phận nô lệ, tham gia vào Mặt trận Dân tộc thống nhất, nhằm huy
động sức mạnh của toàn dân tộc vào cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.

Đây là luận điểm rất mới, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn đối với cách
mạng thế giới, đặc biệt là phong trào giải phóng dân tộc. Đó là sự bổ sung
kịp thời vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Có thể nói, đối với
cách mạng Việt Nam, luận điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề xây dựng khối
đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở liên minh công - nông đã được vận dụng một
cách chủ động, sáng tạo trong tiến trình tiến hành cách mạng giải phóng dân
tộc.
4. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con
đường cách mạng bạo lực, kết hợp đấu tranh chính trị của quần chúng

0

0


với đấu tranh vũ trang; thực hiện khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng
khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định phương pháp đấu tranh giải phóng dân
tộc ở Việt Nam phải được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực, kết
hợp đấu tranh chính trị của quần chúng với đấu tranh vũ trang; thực hiện
khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn.
Người khẳng định: “Độc lập tự do khơng thể cầu xin mà có được”. Vì vậy,
để thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, cũng như cuộc đấu tranh
để bảo vệ độc lập dân tộc, bảo vệ chủ nghĩa xã hội, tất yếu phải “dùng bạo
lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và
bảo vệ chính quyền”.
Người cho rằng, tùy vào tình hình cụ thể mà kết hợp hình thức đấu tranh
vũ trang và đấu tranh chính trị để giành thắng lợi cho cách mạng. Tuy nhiên,
quân sự phải phục tùng chính trị, phải hướng vào hồn thành nhiệm vụ
chính trị. Nét đặc sắc trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là xây dựng lực

lượng vũ trang cách mạng “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu”,
được tổ chức với ba thứ quân - bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân
quân du kích; là xây dựng căn cứ địa cách mạng, khởi nghĩa toàn dân và
chiến tranh nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối kháng chiến
tồn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh; chủ trương vừa kháng chiến
vừa kiến quốc, xây dựng mối quan hệ giữa tiền tuyến và hậu phương. Dưới
ánh sáng tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh và sự chỉ đạo của Người, trong hai
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Đảng và dân ta đã
lập nên những chiến công vang dội.
5. Xây dựng nhà nước dân chủ mới - Nhà nước của dân, do dân, vì
dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định: “Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi
ích đều là vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều là của dân”. Người cũng khẳng

0

0


định bản chất giai cấp công nhân và nhấn mạnh tính dân tộc, tính nhân dân
sâu sắc của nhà nước ta.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nhà nước ta phát huy dân chủ đến cao độ,
đó là do tính chất Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân. Có phát huy dân
chủ đến cao độ thì mới động viên được tất cả các lực lượng của nhân dân
đưa cách mạnh tiến lên. Đồng thời phải tập trung đến cao độ để thống nhất
lãnh đạo nhân dân xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Người cũng khẳng định nhà
nước pháp quyền phải mạnh mẽ và sáng suốt, “phải dựa vào nhân dân, liên
hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân
dân”, phải làm cho mọi người dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp
luật. Để đạt được mục tiêu đó, Người chú trọng bồi dưỡng và đào tạo một

đội ngũ cán bộ chính quyền đúng với bản chất của Nhà nước ta với những
tiêu chuẩn chặt chẽ, thấm nhuần tinh thần “nhân dân là người chủ, mà Chính
phủ là người đầy tớ trung thành của nhân dân”. Bên cạnh đó, Người cũng
chú trọng phát triển giao dục đạo đức và cho rằng nhà nước pháp quyền chỉ
phát huy được đầy đủ hiệu lực khi biết kết hợp giáo dục đạo đức và pháp
luật trong quản lý xã hội.
Việc tổ chức và xây dựng chế độ xã hội mới trên các lĩnh vực của đời
sống xã hội, là hệ thống quan điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về phương
pháp cách mạng với nhiều cách thức, biện pháp…nhằm thực hiện thành
công từng bước các mục tiêu của cách mạng Việt Nam.
6. Thiết lập và phát triển tình đồn kết, hữu nghị giữa nhân dân Việt
Nam với các lực lượng đấu tranh cho hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ
và tiến bộ trên thế giới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là minh chứng tiêu biểu cho sự kết hợp giữa chủ
nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại. Với cách mạng Việt Nam, Người xác định: “cách mệnh An
Nam cũng là một bộ phận trong cách mệnh thế giới. Ai làm cách mệnh trên

0

0


thế giới đều là đồng chí của An Nam cả”. Nêu cao tinh thần độc lập tự chủ,
tự lực, tự cường “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”, đồng thời Người
ln nhắc nhở tồn Đảng và tồn dân “phải củng cố tình đồn kết hữu nghị
giữa nhân dân ta và nhân dân các nước bạn, nhân dân Pháp, nhân dân u
chuộng hịa bình thế giới”.
Nhận thức được sâu sắc vị trí, vai trị của khối đồn kết trong Đảng, đoàn
kết toàn dân, đoàn kết quốc tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Chúng ta

quý trọng và ra sức bảo vệ sự đồn kết nhất trí - trong Đảng và trong nhân
dân ta cũng như giữa các Đảng và các nước anh em - như giữ gìn con ngươi
của mắt mình”.
Chính tinh thần đồn kết quốc tế, nâng cao tình hữu nghị với các lực
lượng đấu tranh cho hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ trên thế
giới, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại đã giúp Đảng và dân ta
chiến thắng những kẻ thù mạnh trên thế giới như thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ, dẹp tan bè lũ tay sai, làm nên những chiến công hiển hách trong sử
vàng dân tộc và thế giới.

III. ĐÁNH GIÁ VÀ TIỂU KẾT
Những sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân
tộc phản ánh nguyện vọng được sống trong độc lập, tự do và cơng bằng,
bình đẳng của khơng chỉ dân tộc Việt Nam mà cịn là ý chí, nguyện vọng
của mọi dân tộc bị áp bức, bóc lột trên thế giới.
Phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa
phương pháp hịa bình với sử dụng bạo lực cách mạng; kết hợp chặt chẽ
giữa lực lượng chính trị của quần chúng với lực lượng vũ trang của nhân
dân, giữa khởi nghĩa toàn dân với chiến tranh cách mạng; kết hợp đấu tranh
chính trị với đấu tranh vũ trang và đấu trang ngoại giao; lợi dụng triệt để
những mâu thuẫn nội bộ của địch, phân hóa và cơ lập cao độ kẻ thù, giành

0

0


thắng lợi từng bước, đánh đổ từng bộ phận, cuối cùng đi tới thắng lợi hoàn
toàn. Điểm đặc sắc của phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh là lấy đồn
kết làm trung tâm, kết hợp chặt chẽ đoàn kết dân tộc với đoàn kết quốc tế,

kết hợp sức mạnh đân tộc với sức mạnh thời đại để tạo nên sức mạnh tổng
hợp của cách mạng trong cả đấu tranh cách mạng, trong bảo vệ và xây dựng
đất nước.
Cho đến ngày nay, tư tưởng của Người vẫn còn nguyên giá trị, soi sáng
con đường đi lên của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới; là sợi chỉ đỏ
xuyên suốt của mục tiêu xây dựng Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với Chủ
nghĩa xã hội của Đảng và dân ta.

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Chí Minh, tập 1. .
2. Hồ Chí Minh (14/04/1921), “Đơng Dương”, Báo La Revue Communiste.
3. Hồ Chí Minh (15/04/1921), “Đơng Dương”, Báo La Revue Communiste.
4. Hồ Chí Minh, Báo cáo Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, 1924.
5. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh.
6. Trịnh Nhu - Vũ Dương Ninh, Về con đường giải phóng dân tộc của Hồ
Chí Minh, Nxb CTQG, H.1996.
7. Phương Nguyễn (05/06/2020), “Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước và
bước ngoặt của cách mạng Việt Nam”, Báo Hải quân Việt Nam.
8. TS Lê Nhị Hòa (17/03/2020), “Sự lựa chọn con đường cách mạng độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tạp chí Tổ chức nhà
nước.

0

0


0


0



×