Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

TIỂU LUẬN LUẬN điểm SÁNG tạo của hồ CHÍ MINH về CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG dân tộc có THỂ nổ RA và GIÀNH THẮNG lợi TRƯỚC CÁCH MẠNG vô sản ở CHÍNH QUỐC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.76 KB, 17 trang )

CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở CÁC NƯỚC THUỘC ĐỊA CÓ
THỂ NỔ RA VÀ GIÀNH THẮNG LỢI TRƯỚC
CÁCH MẠNG VÔ SẢN Ở CHÍNH QUỐC – MỘT LUẬN ĐIỂM
SÁNG TẠO CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
______________
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc là sự vận dụng
trung thành sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin về cách mạng vô sản các dân
tộc thuộc địa và đặc biệt là ở dân tộc Việt nam nó bao gồm một hệ thống quan
điểm toàn diện về con đường, biện pháp, cách thức tiến hành, tiến trình, lực
lượng, phương pháp cách mạng. Trong đó, tư tưởng về cách mạng giải phóng
dân tộc ở các nước thuộc địa có thể chủ động nổ ra và giành thắng lợi trước cách
mạng vô sản ở chính quốc là một luận điểm gốc, cực kỳ sáng tạo, một cống hiến
nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào kho tàng lý luận chủ nghĩa Mác - Lê
nin nói chung và về cách mạng giải phóng dân tộc nói riêng.
Sau bao năm bôn ba đi tìm con đường cứu nước, cứu dân tộc và đồng bào
mình với mong ước cháy bỏng là “ làm sao cho nước nhà được độc lập, dân ta
được tự do đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc ai cũng được học hành”. Hồ
Chí Minh đã tìm đến với chủ nghĩa Mác- Lênin- Học thuyết cách mạng nhất
chân chính nhất ngay khi bắt gặp luận cương về thuộc địa của Lê nin, người đã
khẳng định đây là cái cần thiết cho chúng ta “ Bây giờ học thuyết nhiều, chủ
nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất là chủ nghĩa
Lênin, khi phân tích bối cảnh thế giới trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản đã phát
triển thành chủ nghĩa đế quốc ở giai đoạn cao, các mâu thuẫn của thời đại đã có
sự phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu trong lòng chủ nghĩa tư bản không
chỉ có mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản, giữa các nước tư bản với nhau mà còn
xuất hiện các mâu thuẫn mới đó là giữa chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa tư bản,
giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc, giữa nhân dân các đân tộc
thuộc địa với giai cấp tư sản, với địa chủ phong kiến là tay sai cho đế quốc vì
vậy những nơi này là nơi tập chung các mâu thuẫn và khi phân tích về mối quan



hệ chặt chẽ giữa cách mạng vô sản với cách mạng giải phóng dân tộc, người
khẳng định cách mạng giải phóng thuộc địa là một bộ phận khăng khít của cách
mạng vô sản thế giới, cách mạng vô sản chỉ có thể giành thắng lợi hoàn toàn khi
kết hợp được sức mạnh của cách mạng giải phóng thuộc địa và cách mạng giải
phóng dân tộc có thể chủ động nổ ra và giành thắng lợi trước cách mạng vô sản
ở chính quốc, góp phần tác động thúc đẩy cách mạng vô sản ở chính quốc.
Luận điểm sáng tạo trên của người được hình thành rất sớm ngay trong
bài “Phong trào cộng sản quốc tế” trên Tạp chí “La Revue Communiste” số 15
tháng 5 năm 1921, Người viết: “Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân Châu Á bị
tàn sát và áp bức đang thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của bọn thực dân
lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ và trong khi thủ
tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế
quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở Phương Tây trong nhiệm
vụ giải phóng hoàn toàn”(1).
Tư tưởng trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ nhân dân lao động ở
Châu Á nói riêng và nhân dân lao động ở các dân tộc thuộc địa nói chung sẽ
thức tỉnh, sẽ nhận rõ bản chất của kẻ thù; không cam chịu làm thân phận nô lệ
trước sự áp bức tàn bạo của bọn đế quốc, thực dân xâm lược. Theo Người, đây
sẽ là lực lượng khổng lồ có sức mạnh to lớn và hoàn toàn có khả năng đánh sập
nền tảng của chủ nghĩa đế quốc; đồng thời bằng hành động cách mạng và thắng
lợi của mình, họ có thể giúp đỡ cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động
chính quốc thực hiện sự nghiệp giải phóng của họ.
Tuy chưa viết thành câu chữ về khả năng chủ động nổ ra và giành thắng
lợi trước của cách mạng giải phóng dân tộc nhưng nội dung cốt lõi trong luận
điểm trên đã phản ánh đầy đủ tư tưởng đó. Bởi trong hoàn cảnh lịch sử năm
1921, tư tưởng về con đường cách mạng Việt Nam mới được hình thành trên lập
trường giai cấp vô sản, những vấn đề về chiến lược, sách lược cách mạng Người
chưa thực sự hiểu nhiều; thì nhận định đó quả là một sáng tạo, phản ánh tầm
nhìn chiến lược của một nhãn quan chính trị sắc sảo của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
1


Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 1, NXB CTQG, H, 2000, trang 36

2


Tính sáng tạo của luận điểm: Cách mạng giải phóng dân tộc có thể chủ
động nổ ra và giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc trong tư
tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc được minh chứng trên
những cơ sở sau:
Thứ nhất, luận điểm trên là sản phẩm của sự trung thành và vận dụng sáng
tạo nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin về cách mạng vô sản, về mối
quan hệ giữa giải phóng giai cấp và giải phóng dân tộc, về vai trò của quần
chúng nhân dân lao động. Hay nói cách khác, chủ nghĩa Mác - Lê nin là chủ
nghĩa chân chính nhất, cách mạng nhất, phương pháp khoa học nhất giúp cho Hồ
Chí Minh nhận định, khái quát thành luận điểm sáng tạo trên.
Trong mối quan hệ giữa vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc, sự nghiệp giải
phóng giai cấp và sự nghiệp giải phóng dân tộc, Mác - Ăng ghen đã chỉ rõ trong
“Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”: “Hãy xoá bỏ tình trạng người bóc lột người
thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng bị xoá bỏ. Khi mà sự đối
kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì sự thù địch giữa
các dân tộc đồng thời cũng mất theo” (1). Như vậy, theo Mác - Ăng ghen, trong
mối quan hệ giữa sự nghiệp giải phóng giai cấp và giải phóng dân tộc thì trước
hết phải tiến hành giải phóng giai cấp giành thắng lợi mới tiến hành giải phóng
dân tộc, giải phóng giai cấp thắng lợi tất yếu sẽ giải phóng dân tộc, việc giải
phóng giai cấp là mục tiêu lâu dài của giai cấp công nhân, nhưng Mác cũng đã
chỉ rõ để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình thì trước hết
giai cấp công nhân phải trở thành giai cấp dân tộc nghĩa là trước hết phải đặt
mục tiêu giải phóng dân tộc mình trước đã sau khi hoàn thành sự nghiệp giải
phóng dân tộc bước tiếp theo là góp phần giải phóng giai cấp giải phóng nhân

loại. Khi tiếp thu tư tưởng này của Mác - Ăng ghen, Hồ Chí Minh cho rằng Mác
đã xây dựng học thuyết của mình trên cơ sở Châu Âu, mà Châu Âu thì chưa phải
là toàn thể nhân loại. Trong khi khẳng định những quan điểm do Mác - Ăng
ghen nêu lên vẫn đúng ở Phương Tây và Phương Đông, đồng thời Hồ Chí Minh
nhấn mạnh “Dù sao thì cũng không thể cấm bổ sung “cơ sở lịch sử” của chủ
1

C.Mác - Ph.Ăng ghen: Toàn tập, tập 4, NXB CTQG, H, 1994, trang 624

3


nghĩa Mác bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình không
thể có được”(1) cần “xem lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó
bằng dân tộc học Phương Đông”(2). Do vậy, ở Phương Đông (Việt Nam), theo
Hồ Chí Minh: Vấn đề bao trùm, trên hết, trước hết là vấn đề giải phóng dân tộc.
Nghĩa là giải phóng dân tộc là cơ sở để giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội,
giải phóng con người. Điều này không mâu thuẫn với lý luận của Mác. Bởi vì,
Mác cũng đã từng nhấn mạnh: trong sự nghiệp giải phóng, giai cấp công nhân
phải tự mình trở thành giai cấp dân tộc. Lênin cũng đã dạy: “Chúng ta không hề
coi lý luận của Mác như là những gì xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm. Trái
lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà những
người xã hội chủ nghĩa phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn
trở thành lạc hậu với cuộc sống” (3). Cho nên, sự sáng tạo của Hồ Chí Minh là ở
chỗ Người đã bổ sung “cơ sở lịch sử” cho những quan điểm của Mác cho phù
hợp với điều kiện lịch sử xã hội Phương Đông những năm cuối thế kỷ XIX, đầu
thế kỷ XX: lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp vẫn gắn bó mật thiết với nhau,
nhưng lợi ích dân tộc nổi trội hơn, bao trùm hơn, đòi hỏi bức thiết phải giải
quyết trước nhất và chủ động hơn.
Lê nin nghiên cứu vấn đề giải phóng dân tộc, cách mạng giải phóng dân

tộc, mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng dân tộc với cách mạng vô sản thế
giới trong điều kiện chủ nghĩa tư bản phát triển thành chủ nghĩa đế quốc - khi
mà chủ nghĩa đế quốc đã biến 70% dân số thế giới thành thuộc địa của chúng,
thì vấn đề dân tộc, giải phóng dân tộc được đặt ra một cách trực tiếp. Lê nin tiếp
tục khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc
địa và cách mạng vô sản ở chính quốc, đồng thời cách mạng vô sản phải lôi kéo
phong trào giải phóng dân tộc vào phe của mình; cách mạng giải phóng dân tộc
ở thuộc địa phải phát triển theo cách mạng vô sản mới giành được thắng lợi
hoàn toàn; cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có vai trò to lớn trong cách
mạng thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh nghiên cứu sâu sắc quan điểm của Lê nin
1

Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 1, NXB CTQG, H, 2000, trang 165
Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 1, NXB CTQG, H, 2000, trang 465
3
V.I.Lê nin: Toàn tập, tập 4, NXB TB, M, 1974, trang 232
2

4


về vai trò của cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và chỉ ra rằng: “Lê nin
là người đầu tiên chỉ ra rằng, nếu không có sự tham gia của dân tộc thuộc địa thì
cách mạng xã hội chủ nghĩa không thể có được”(1).
Lê nin đánh giá cao vai trò của cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa,
không coi thường lực lượng ở thuộc địa nhưng Người vẫn cho rằng cách mạng
giải phóng dân tộc ở thuộc địa vẫn là cánh quân thứ hai, phụ thuộc vào cách
mạng vô sản ở chính quốc, phải chờ cho cách mạng vô sản ở chính quốc giành
thắng lợi và phải có sự giúp đỡ của cách mạng vô sản ở chính quốc thì cách
mạng giải phóng dân tộc thuộc địa mới giành được thắng lợi. Nhận định đó của

Lê nin được xây dựng chủ yếu trên cơ sở nước Nga và một số nước Châu Âu,
chứ chưa có điều kiện nghiên cứu sâu về thuộc địa, đặc biệt là ở Phương Đông.
Mặc dù vậy, Hồ Chí Minh đã tiếp thu những tư tưởng cốt lõi của Lê nin
về vai trò của cách mạng giải phóng dân tộc, khả năng của phong trào giải
phóng dân tộc thuộc địa, trên cơ sở đó phê phán những quan điểm sai lầm tả
khuynh trong phong trào cộng sản và Quốc tế III sau khi Lê nin mất (1924).
Những người tả khuynh trong Quốc tế III luôn hạ thấp vai trò của cách mạng
giải phóng dân tộc thuộc địa, cho rằng cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa
phụ thuộc hoàn toàn vào cách mạng vô sản ở chính quốc: “Chỉ có thể thực hiện
hoàn toàn công cuộc giải phóng các nước thuộc địa khi giai cấp vô sản giành
được thắng lợi ở các nước tư bản tiên tiến” (2). Đặc biệt Người phê phán thái độ
“coi thường thuộc địa” của Quốc tế cộng sản trong Đại hội V của Quốc tế cộng
sản: “Các đồng chí thứ lỗi về sự mạnh bạo của tôi, nhưng tôi không thể nói với
các đồng chí rằng, sau khi nghe những lời phát biểu của các đồng chí ở chính
quốc, tôi có cảm tưởng là các đồng chí ấy muốn đánh chết rắn đằng đuôi. Tất cả
các đồng chí đều biết rằng, hiện nay nọc độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở
các thuộc địa hơn là ở chính quốc. Các thuộc địa cung cấp nguyên liệu cho các
nhà máy, các thuộc địa cung cấp binh lính cho quân đội của chủ nghĩa đế quốc.

1
2

Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 2, NXB CTQG, H, 2000, trang 136
Những luận cương về Nghị quyêt Đại hội VI Quốc tế cộng sản

5


Các thuộc địa trở thành nền tảng của lực lượng phản cách mạng. Thế mà các
đồng chí khi nói về cách mạng, các đồng chí lại khinh thường thuộc địa”(1).

Tuy phê phán một cách thẳng thắn những quan điểm đánh giá thấp, coi
thường vai trò của cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa của Quốc tế cộng
sản nhưng Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến nhận thức sai lầm của
những người cộng sản Châu Âu khi nhìn nhận về thuộc địa. Bởi họ nhầm tưởng
rằng: ở xứ thuộc địa của chúng ta với khung cảnh dưới là cát trắng, trên là trời
với mấy cây dừa xanh và mấy người da màu; ở thuộc địa công nghiệp và thương
nghiệp chưa phát triển nên giai cấp công nhân còn nhỏ bé, trình độ lý luận thấp
kém nên không thể tiếp thu được chủ nghĩa Mác - Lê nin, do đó, không thể tự
giải phóng được cho mình mà phải phụ thuộc vào chính quốc. Đây là nhận thức
không đúng về thuộc địa, vì họ ít có điều kiện nghiên cứu, tìm hiểu, sống và
hoạt động ở thuộc địa; họ thiếu một cái rất cơ bản đó là “cơ sở lịch sử và dân tộc
học Phương Đông” - cái mà chỉ ở Hồ Chí Minh mới có, mới lý giải và phân tích
được sức mạnh to lớn tiềm tàng của các dân tộc thuộc địa trong đấu tranh chống
chủ nghĩa đế quốc.
Nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin về khả năng tự giải
phóng của giai cấp công nhân, sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc,
giải phóng xã hội, giải phóng con người, Hồ Chí Minh cho rằng việc giải phóng
dân tộc thuộc địa chỉ có thể do bản thân các dân tộc thuộc địa tiến hành. Người
viết: “Hỡi anh em thuộc địa! Anh em phải làm thế nào để được giải phóng? Vận
dụng công thức của Các Mác, chúng tôi xin nói với anh em rằng công cuộc giải
phóng anh em chỉ có thể thực hiện bằng sự nỗ lực của bản thân anh em” (2). Có
nghĩa rằng, các dân tộc thuộc địa hoàn toàn có quyền chủ động tiến hành sự
nghiệp giải phóng bằng chính sức mạnh của mình. Tuy nhiên, trong tư tưởng Hồ
Chí Minh luôn đánh giá cao sự giúp đỡ của phong trào cách mạng thế giới và
cách mạng vô sản ở chính quốc.
Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về sự chủ động nổ ra và giành thắng lợi
trước cách mạng vô sản ở chính quốc của cách mạng giải phóng dân tộc là luận
1
2


Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 1, NXB CTQG, H, 2000, trang 273 - 274
Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 2, NXB, CTQG, H, 2000, trang 127 - 128

6


điểm sáng tạo dựa trên cơ sở nền tảng lý luận chủ nghĩa Mác - Lê nin về cách
mạng giải phóng dân tộc; mối quan hệ của cách mạng giải phóng dân tộc với
cách mạng vô sản ở chính quốc và phê phán những tư tưởng tả khuynh trong
Quốc tế cộng sản khi nhìn nhận, đánh giá về phong trào thuộc địa.
Thứ hai, luận điểm: cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có thể chủ
động nổ ra và giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc được Hồ Chí
Minh khái quát trên cơ sở phân tích sâu sắc bản chất của chủ nghĩa đế quốc thực dân và tìm ra khâu yếu của chủ nghĩa đế quốc là ở các thuộc địa.
Được trang bị phương pháp luận khoa học- chủ nghĩa Mác - Lê nin và
trên cơ sở sống, hoạt động ở nhiều nước trên thế giới, có chế độ chính trị, kinh tế
khác nhau, cả ở các nước đế quốc lớn, nhỏ, cả ở các nước thuộc địa của chúng
trên khắp các châu lục (Âu, Á, Phi, Mỹ la tinh), Hồ Chí Minh đã luận giải sâu
sắc bản chất của chủ nghĩa đế quốc - thực dân không chỉ ở Việt Nam - Đông
Dương mà cả trên thế giới. Theo Hồ Chí Minh, bản chất của chủ nghĩa đế quốc thực dân là xâm lược, hiếu chiến, xấu xa; là kẻ thù gây nên bao đau khổ cho các
dân tộc thuộc địa; chúng không chỉ bóc lột giai cấp công nhân, nhân dân lao
động ở chính quốc mà còn bóc lột nhân dân lao động và giai cấp công nhân ở
thuộc địa. Kết luận đó được Hồ Chí Minh rút ra từ quá trình bôn ba tìm đường
cứu nước, trực tiếp sống, hoạt động, chứng kiến cuộc sống của những người dân
nô lệ dưới gót giày xâm lược của chủ nghĩa đế quốc. Theo Người, chủ nghĩa đế
quốc - thực dân được xây dựng trên nền tảng là thuộc địa, nhờ bóc lột thuộc địa
mà sống, bản chất là xâm lược chứ không phải đi “khai hoá” văn minh cho các
dân tộc thuộc địa như chúng từng rêu rao ở Đông Dương và nhiều nơi khác.
Người viết: “Lịch sử chế độ thực dân là xây dựng trên chiến tranh, nhờ chiến
tranh mà sống”(1). Chúng áp bức, bóc lột thuộc địa không chỉ về vật chất mà còn
áp bức cả về tinh thần; chúng đầu độc nhân dân lao động ở thuộc địa bằng rượu

cồn, thuốc phiện, gái điếm; chúng làm cho dân thuộc địa “ngu dại” để dễ bề cai
trị; chúng làm băng hoại nòi giống nhân dân thuộc địa. Trong “Đường kách
mệnh” năm 1927, Người chỉ rõ: “Tụi tư bản và đế quốc chủ nghĩa nó lấy tôn
1

Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 1, NXB CTQG, H, 2000, trang 277

7


giáo và văn hoá làm cho dân ngu, lấy pháp luật buộc dân lại, lấy sức mạnh làm
cho dân sợ, lấy phú quý làm cho dân tham. Nó làm cho dân nghe đến 2 chữ kách
mệnh thì sợ rùng mình”(1). Có thể nói rằng chủ nghĩa đế quốc bóc lột nhân dân
thuộc địa đến tận xương tuỷ còn tàn bạo hơn cả thời kỳ nô lệ, hơn cả thời kỳ chủ
nghĩa tư bản tự do cạnh tranh “hút máu mủ của những người lao động đổ vào
nồi luyện vàng của chúng” như Mác đã từng diễn tả. Chính sự áp bức, bóc lột
tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc - thực dân làm cho mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế
quốc và các dân tộc thuộc địa ngày càng gay gắt, tất yếu nhân dân thuộc địa sẽ
vùng lên đấu tranh lật đổ sự thống trị, bóc lột của chúng. Người viết: “Chúng ta
có thể khẳng định rằng: mọi chế độ thực dân, đế quốc đều tiêu diệt hết các nòi
giống bản xứ và muốn cứu nòi giống này ta phải lật đổ chủ nghĩa đế quốc” (2).
Điều đó đã thức tỉnh nhân dân thuộc địa hiểu rằng có cách mạng thì sống, không
có cách mạng thì chết, chỉ có con đường cách mạng nhân dân thuộc địa mới
được ấm no, tự do, hạnh phúc.
Vận dụng nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin về giai cấp và đấu
tranh giai cấp: ở đâu có áp bức giai cấp thì tất yếu có đấu tranh giai cấp, đấu
tranh giai cấp tất yếu dẫn đến chuyên chính vô sản; Hồ Chí Minh cho rằng “Vì
áp bức mà sinh ra kách mệnh, ở đâu áp bức càng nặng thì lòng kách mệnh càng
bền, chí kách mệnh càng quyết”(3). Cho nên, khi phân tích bản chất chủ nghĩa đế
quốc, Người thấy rõ: Cái vòi thứ hai của “con đỉa đế quốc thực dân” đang vươn

mạnh ra hút máu của các dân tộc thuộc địa, “con rắn chủ nghĩa đế quốc” đang
phun nọc độc nhiều nhất, tập trung nhất ở các dân tộc thuộc địa. Do đó, thuộc
địa là nơi đang bị áp bức nặng nhất, bị bóc lột nhiều nhất - tất yếu ở đó lòng
kách mệnh càng bền, chí cách mạng càng hăng hái, kiên quyết, rất dễ nổ ra cách
mạng. Từ sự phân tích đó, Hồ Chí minh chỉ rõ: Thuộc địa là “khâu” yếu nhất
trong dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc. Bởi lẽ, thuộc địa là nơi chứa đựng tất
cả các mâu thuẫn của thời đại; thuộc địa là nơi có công nhân rẻ, thị trường lớn,
dễ bắt lính để giai cấp tư sản, chủ nghĩa đế quốc mở rộng xâm lược thuộc địa,
1

Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 2, NXB CTQG, H, 2000, trang 267
Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 2, NXB CTQG, H, 2000, trang 340
3
Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 2, NXB CTQG, H, 2000, trang 266
2

8


khai thác thuộc đại; làm cho các mâu thuẫn ở thuộc địa ngày càng gay gắt, phát
triển lên đến cực điểm, làm cho nhân dân lao động không thể sống như vậy được
nữa, làm cho tình thế cách mạng mau chín muồi và dễ nổ ra cách mạng hơn ở
chính quốc. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị
đất rồi chủ nghĩa xã hội chỉ còn làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải
phóng nữa thôi”(1).
Như vậy, theo Hồ Chí Minh, chính sự tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc thực
dân đã chuẩn bị những điều kiện cho cách mạng giải phóng dân tộc có thể chủ
động nổ ra và giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
Thứ ba, Hồ Chí Minh phân tích khả năng và sức mạnh tiềm tàng to lớn
của các dân tộc thuộc địa và khẳng định cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa

có thể chủ động nổ ra và giành thắng lợi hoàn toàn.
Sống và hoạt động ở nhiều nước trên thế giới, Hồ Chí Minh rút ra kết
luận: Trên thế giới này chỉ có hai hạng người - hạng người đi bóc lột và hạng
người bị bóc lột. ở đâu hạng người bị bóc lột cũng muốn được giải phóng. Thấm
nhuần quan điểm: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng; quần chúng nhân
dân là người sáng tạo ra lịch sử; Hồ Chí Minh đã nhìn thấy lực lượng quần
chúng to lớn ở các dân tộc thuộc địa. Lực lượng này sẽ có sức mạnh “dời non,
lấp biển”, sẽ “mạnh hơn sức nước” nếu được tổ chức giáo dục, rèn luyện. Nếu
có đường lối đúng đắn, phù hợp, chính sách đoàn kết khôn khéo, tiềm năng ấy
sẽ biến thành sức mạnh vật chất khổng lồ để chiến thắng chủ nghĩa đế quốc thực dân. Hồ Chí minh đã thống kê các dân tộc thuộc địa có số dân gấp hai lần
số dân các nước chính quốc. Trong đó, Người còn phân biệt bọn thực dân, đế
quốc đi xâm lược với nhân dân lao động ở chính quốc, chỉ có bọn đế quốc thực
dân mới là kẻ thù của thuộc địa, còn nhân dân lao động ở chính quốc là lực
lượng cách mạng cùng với nhân dân thuộc địa sẽ vùng lên đấu tranh chống kẻ
thù chung. Đối với thực dân Anh, số dân thuộc địa nhiều gấp 8,5 lần số dân ở
chính quốc; thực dân Pháp số dân thuộc địa nhiều hơn 16.600.000 người; Hồ
Chí Minh coi đây là sức mạnh vô địch, to lớn quyết định đến khả năng chủ
1

Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 1, NXB CTQG, H, 2000, trang 28

9


động, tạo ra và giành thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc. Người nhận
định: “Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương đang giấu một cái gì
đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến”(1).
Với phương pháp xem xét mác xít, Hồ Chí Minh đánh giá khả năng của
các dân tộc thuộc địa một cách toàn diện, không chỉ ở sức mạnh con người
(quần chúng nhân dân lao động) mà còn thấy khả năng tiềm tàng ở tài nguyên,

lãnh thổ, sức mạnh vật chất của các dân tộc thuộc địa. Người thống kê: các dân
tộc thuộc địa có diện tích đất đai, lãnh thổ rộng gấp 5 lần diện tích của các nước
đế quốc. Riêng thuộc địa của Pháp rộng gấp 19 lần so với nước Pháp; thuộc địa
của Anh rộng hơn gấp 252 lần - nước Anh đã từng mệnh danh là “mặt trời
không bao giờ lặn trên đất nước Anh”. Chính diện tích, lãnh thổ của các dân tộc
thuộc địa rộng lớn, khắp nơi trên thế giới vừa là điều kiện vật chất khổng lồ, vừa
là điều kiện để các dân tộc thuộc địa xây dựng lực lượng tiến đánh chủ nghĩa đế
quốc - thực dân ở khắp nơi, cả ở chính quốc và thuộc địa. Đặc biệt ở thuộc địa đây là lực lượng hùng hậu tiến đánh chủ nghĩa đế quốc một cách thuận lợi, hoàn
toàn có khả năng chủ động và giành thắng lợi hoàn toàn.
Từ sự phân tích bản chất của chủ nghĩa đế quốc - thực dân và khả năng
sức mạnh tiềm tàng to lớn của các dân tộc thuộc địa, Hồ Chí Minh khẳng định
cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa có thể nổ ra một cách chủ động và giành
thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc. Nghĩa là, cách mạng giải phóng
dân tộc ở thuộc địa không còn phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc;
giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở thuộc địa không còn lệ thuộc, không
phải chờ cho cách mạng vô sản ở chính quốc giành thắng lợi mới tiến hành cách
mạng giải phóng dân tộc; mà giai cấp công nhân ở các dân tộc thuộc địa có thể
chủ động nắm lấy quyền lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc, làm cho nó
thắng lợi triệt để và đi lên chủ nghĩa xã hội. Người nhận định: Người Châu Á sẽ
khởi công, người Châu Phi sẽ phát triển; các dân tộc thuộc địa hoàn toàn có khả
năng làm cách mạng một cách chủ động không còn phụ thuộc vào cách mạng vô
sản ở chính quốc; cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa là một cánh quân tiến
1

Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 1, NXB CTQG, H, 2000, trang 28

10


đánh chủ nghĩa đế quốc một cách chủ động, là cánh quân chủ yếu đánh bật nền

móng của chủ nghĩa đế quốc - thực dân và cắt đi cái vòi thứ hai của “con đỉa chủ
nghĩa đế quốc” đang bám vào các dân tộc thuộc địa.
Thứ tư, thực tiễn cách mạng Việt Nam và cách mạng giải phóng dân tộc
thuộc địa thế giới đã chứng minh tính đúng đắn, sáng tạo luận điểm về khả năng
chủ động nổ ra và giành thắng lợi trước cách mạng vô sản của Chủ tịch Hồ Chí
Minh.
Nhận thức sâu sắc bản chất chủ nghĩa đế quốc - thực dân, khả năng to lớn
của các dân tộc thuộc địa - nhất là ở Việt Nam, được trang bị lý luận khoa học,
cách mạng - chủ nghĩa Mác - Lê nin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá đúng tình
hình cách mạng Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, thấy rõ sức mạnh
của nhân dân Việt Nam, Người đã khẳng định dứt khoát: “Muốn cứu nước và
giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô
sản”(1). Chỉ có đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga - cách mạng vô
sản, dân tộc Việt Nam mới giành độc lập thực sự, hoàn toàn, nhân dân Việt Nam
mới thực sự ấm no, tự do, hạnh phúc. Đồng thời Người thấy rõ vai trò, khả năng,
bản chất tiên tiến nhất của giai cấp công nhân Việt Nam: “Chỉ có giai cấp công
nhân là dũng cảm nhất, cách mạng nhất, luôn luôn gan góc đương đầu với bọn
đế quốc thực dân. Với lý luận tiên phong và kinh nghiệm của phong trào vô sản
quốc tế, giai cấp công nhân đã tỏ ta là người lãnh đạo xứng đáng nhất và tin cậy
nhất của nhân dân Việt Nam”(2). Chính vì vậy, Người đã tích cực chuẩn bị mọi
điều kiện cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản
Việt Nam vào đầu năm 1930 - đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân
lao động và của cả dân tộc, lãnh tụ chính trị quyết định sự nghiệp giải phóng dân
tộc ở Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ
Chí Minh, tập hợp sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy tinh thần chủ
động “đem sức ta mà giải phóng cho ta”, tin vào khả năng chủ động của cách
mạng giải phóng dân tộc - nhân dân ta đã giành thắng lợi trong Cách mạng
Tháng Tám năm 1945 và chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến chống thực
1
2


Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 9, NXB CTQG, H, 2000, trang 314
Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 10, NXB CTQG, H, 2000, trang 9

11


dân Pháp và đế quốc Mỹ; thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã
hội là minh chứng hùng hồn cho luận điểm sáng tạo của Người.
Trong chỉ đạo cách mạng Việt Nam, một lần nữa luận điểm về tính chủ
động của cách mạng giải phóng dân tộc được Hồ Chí Minh thể hiện trong thực
tiễn. ở thời điểm năm 1954, khi kháng chiến chống thực dân Pháp giành thắng
lợi, nhưng đất nước tạm chia làm hai miền Nam - Bắc (do đế quốc Mỹ nhòm
ngó và xâm lược), khi bàn về đường lối cách mạng Việt Nam, có người cho rằng
cách mạng Việt Nam chưa nên đi lên chủ nghĩa xã hội vì chưa hoàn thành cách
mạng dân tộc. Cũng có quan điểm khuyên chúng ta cứ đưa miền Bắc đi lên chủ
nghĩa xã hội ắt miền Nam sẽ theo… Đây là những quan điểm rơi vào thái độ
trông chờ, ỷ lại, không nắm được thời cơ. Cho nên, Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Đảng ta vẫn kiên định tư tưởng chủ động, tin vào khả năng của dân tộc, của đất
nước đã sáng tạo ra đường lối tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng:
cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở
miền Nam. Đây là một trong những nhân tố cơ bản quyết định thắng lợi của
nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước.
Luận điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về khả năng chủ động nổ ra và
giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc không chỉ được minh
chứng bằng thực tiễn cách mạng Việt Nam mà còn được chứng minh bằng thực
tiễn phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Noi theo cách mạng Việt Nam,
hàng loạt các nước thuộc địa ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ la tinh đã vùng lên
đấu tranh chống ách xâm lược của chủ nghĩa đế quốc - thực dân. Như Đại Cách
mạng Trung Quốc giành thắng lợi năm 1949, cách mạng Cu Ba năm 1959 và

hàng loạt các nước Châu Phi, Châu Mỹ la tinh… giành độc lập dân tộc, làm cho
hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc sụp đổ hoàn toàn, mở ra kỷ nguyên
mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Như vậy, trên cơ sở vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lê nin vào
nghiên cứu thuộc địa, bản chất chủ nghĩa đế quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng
định: Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có thể chủ động nổ ra và giành
thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc, đồng thời bằng thắng lợi của
12


mình cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa thúc đẩy cách mạng vô sản ở
chính quốc vì cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa thắng lợi đã cắt đi cái vòi
thứ hai của chủ nghĩa đế quốc. Người viết: “An Nam dân tộc kách mệnh thành
công thì tư bản Pháp yếu, tư bản Pháp yếu thì công nông Pháp làm kách mệnh
cũng dễ, và nếu công nông Pháp làm kách mệnh thành công thì dân tộc An Nam
sẽ được tự do”(1). Trong luận điểm trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn trung thành
nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lê nin về mối quan hệ khăng khít của cách mạng
giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản ở chính quốc. Sự sáng tạo của Hồ Chí
Minh là ở chỗ khẳng định tính chủ động của cách mạng giải phóng dân tộc,
không lệ thuộc, không chờ, ỷ lại vào cách mạng vô sản ở chính quốc.
Cho nên, khi nghiên cứu luận điểm sáng tạo trên của Chủ tịch Hồ Chí
Minh không được tuyệt đối hoá tư tưởng của Người sẽ dẫn đến cực đoan, không
thấy được sự giúp đỡ của cách mạng thế giới, của nhân dân lao động ủng hộ
phong trào giải phóng dân tộc ở thuộc địa trên toàn thế giới kể cả các nước đế
quốc. Đồng thời không đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lê nin. Bởi lẽ Hồ Chí Minh vận dụng những quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lê nin vào điều kiện nước ta nên luôn thống nhất với nhau. Mặt
khác, chủ nghĩa Mác - Lê nin mà trực tiếp là những quan điểm của Lê nin là cơ
sở phương pháp luận khoa học cho Hồ Chí Minh phân tích và giải quyết vấn đề
dân tộc, giải phóng dân tộc trong điều kiện lịch sử đã thay đổi. Hơn nữa, Mác,

Ăng ghen, Lê nin và Hồ Chí Minh sống, nghiên cứu và hoạt động trong những
điều kiện lịch sử khác nhau nên cách giải quyết vấn đề có sự phát triển là lẽ tất
nhiên. Người đã từng chỉ rõ “làm trái với Liên Xô cũng là người Mác xít”. Bởi
vì, điều kiện nước ta không giống như ở nước Nga, cho nên con đường, cách
thức, biện pháp cũng phải khác không được máy móc, thụ động. Trên thực tế, ở
Châu Âu (điều kiện Mác - Ăng ghen và Lê nin nghiên cứu) vấn đề dân tộc đã
được giải quyết cơ bản trong cách mạng tư sản, đây không phải là vấn đề nổi
cộm. Vấn đề nổi cộm mà Mác - Ăng ghen và Lê nin nhận thấy là vấn đề giai
cấp, là giải quyết mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản và làm thế
1

Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 2, NXB CTQG, H, 2000, trang 266

13


nào, cách thức, phương pháp ra sao để giai cấp vô sản chiến thắng giai cấp tư
sản để xây dựng xã hội mới. Ngay cả Lê nin - Người đã đặc biệt quan tâm và
đánh giá cao vai trò của phong trào thuộc địa nhưng cũng ít có điều kiện nghiên
cứu về thuộc địa, chưa thực sự hiểu hết về thuộc địa. Cho nên, Lê nin vẫn cho
rằng cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa phải đi theo, phải chờ cho cách
mạng vô sản chính quốc giành thắng lợi. Trong khi đó, Hồ Chí Minh là con
người sinh ra ở thuộc địa, “đắm mình” ở một nước thuộc địa, hoạt động sâu rộng
trong phong trào thuộc địa nên rất hiểu thuộc địa. Đây là điều kiện “cần” cho Hồ
Chí Minh sáng tạo những luận điểm của Mác - Ăng ghen và Lê nin. Nhưng nếu
không đứng trên lập trường quan điểm, thế giới quan mác xít khoa học, cách
mạng thì chưa có điều kiện “đủ” để Hồ Chí Minh sáng tạo về khả năng của cách
mạng giải phóng dân tộc thuộc địa. Chính phương pháp luận mác xít đi từ vấn
đề kinh tế, mâu thuẫn kinh tế để giải quyết vấn đề xã hội, mâu thuẫn xã hội
trong xã hội thuộc địa, đi từ bóc lột kinh tế dẫn đến mâu thuẫn xã hội gay gắt để

luận giải khả năng chín muồi tình thế cách mạng sớm hơn ở các nước thuộc địa.
Hoặc vận dụng quan điểm mác xít về quy luật mạnh được yếu thua để luận giải
sức mạnh tiềm tàng to lớn của các dân tộc thuộc địa từ đó khẳng định khả năng
chủ động nổ ra và giành thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa.
Như vậy, luận điểm sáng tạo trên của Hồ Chí Minh là sự cụ thể hoá phương
pháp luận và quan điểm chủ nghĩa Mác - Lê nin, vận dụng sáng tạo trên cơ sở
thực tiễn Phương Đông (Việt Nam), đóng góp, làm phong phú thêm kho tàng lý
luận chủ nghĩa Mác - Lê nin nói chung và về cách mạng giải phóng dân tộc
thuộc địa nói riêng.
Luận điểm sáng tạo trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ thống nhất,
đóng góp vào kho tàng lý luận chủ nghĩa Mác - Lê nin mà còn có sức cổ vũ,
thức tỉnh các dân tộc thuộc địa trên toàn thế giới chủ động đứng lên tự giải
phóng mình khỏi ách áp bức, bóc lột của chủ nghĩa đế quốc - thực dân, không
trông chờ, ỷ lại vào cách mạng vô sản ở chính quốc. Đồng thời luôn tin tưởng
vào sự giúp đỡ của cách mạng vô sản thế giới, vì chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù
chung của nhân dân lao động toàn thế giới.
14


Luận điểm sáng tạo trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh có giá trị cực kỳ to
lớn đối với cách mạng Việt Nam, là cơ sở nền tảng cho Đảng ta định ra đường
lối cách mạng kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phát huy tinh
thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, chủ động cách mạng tiến công trong suốt
tiến trình cách mạng Việt Nam.
Ngày nay, quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ động cách mạng, phát
huy nội lực là chính, trong điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong xu
thế toàn cầu hoá kinh tế là tất yếu khách quan, Đảng ta xác định: “Chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao
hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ
nghĩa”(1). Đây chính là sự cụ thể hoá luận điểm sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí

Minh về tính chủ động trong cách mạng trong đường lối đối ngoại hiện nay.
Trong Văn kiện Nghị quyết Đại hội X, Đảng ta bổ sung thêm “chủ động và tích
cực hội nhập kinh tế quốc tế”(2) càng thể hiện sự vận dụng tư tưởng sáng tạo của
Chủ tịch Hồ Chí Minh về tính chủ động trong cách mạng.
Xác định chủ động và tích cực hội nhập phải trên cơ sở nhận thức đúng xu
thế tất yếu khách quan của toàn cầu hoá, tự giác chuẩn bị những điều kiện, lựa
chọn những bước đi và hình thức, lộ trình phù hợp với lợi ích quốc gia dân tộc,
không để đất nước bị lôi cuốn một cách bị động vào trào lưu toàn cầu hoá kinh
tế và do sức ép từ bên ngoài hoặc không có sự chuẩn bị đầy đủ, hoặc nóng vội
chủ quan, nôn nóng làm mất định hướng phát triển, gây thiệt hại cho quốc gia,
dân tộc. Theo đó, Đảng và Nhà nước ta đã chuẩn bị khá đầy đủ về mọi mặt để
thực hiện quan điểm “tích cực và chủ động” hội nhập trong xây dựng chủ nghĩa
xã hội và bảo vệ Tổ quốc cả về kinh tế, chính trị, văn hoá, cơ sở vật chất kỹ
thuật, khoa học công nghệ, cơ chế chính sách, hành lang pháp lý, khả năng cạnh
tranh của nền kinh tế, khả năng tiếp thu khoa học công nghệ, trình độ quản lý…
Mặt khác, tiềm năng, thế mạnh của đất nước ta sau hơn 20 năm đổi mới đã đạt
được những thành tựu to lớn, toàn diện: “Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh
tế - xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh,
1
2

Đảng CSVN, Văn kiện NQ ĐH IX, NXB CTQG, H, 2001, trang 43
Đảng CSVN, Văn kiện NQ ĐH X, NXB CTQG, H, 2006, trang 112

15


sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ
rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng

cường. Chính trị - xã hội ổn định. Quốc phòng và an ninh được giữ vững. Vị thế
nước ta trên trường quốc tế không ngừng nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của
quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên
với triển vọng tốt đẹp”(1). Đây là cơ sở thực tiễn để Đảng ta bổ sung quan điểm
“tích cực” trong đường lối hội nhập quốc tế, đồng thời phê phán tư tưởng hội
nhập về nguyên tắc hoặc hội nhập bằng mọi giá, hay do dự, chần chừ, mất cơ
hội, thời cơ.
Hiện nay, nước ta đã là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO). Đây vừa là cơ hội, thuận lợi to lớn đồng thời vừa là thách thức
không nhỏ trong quá trình phát triển đất nước. Vì vậy, vận dụng sáng tạo tư
tưởng Hồ Chí Minh trong cách mạng hiện nay là tận dụng tốt những cơ hội, thời
cơ và vượt qua thách thức, biến thách thức thành cơ hội mới để đất nước ta phát
triển nhanh, bền vững, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh.
Tóm lại, luận điểm cách mạng giải phóng dân tộc có thể chủ động nổ ra
và giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc - luận điểm cực kỳ sáng
tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc vừa có ý nghĩa
lý luận và thực tiễn sâu sắc, vừa có giá trị lịch sử và thời đại to lớn. Luận điểm
đó còn soi sáng quá trình xây dựng chiến đấu và trưởng thành của Quân đội ta
trở thành quân đội bách chiến bách thắng. Ngày nay, quán triệt luận điểm đó
trong xây dựng Quân đội về mọi mặt cần đặc biệt chú ý xây dựng mặt chính trị:
luôn vững vàng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, vào sự thắng lợi
của dân tộc, tin vào sức mạnh và khả năng đánh thắng của Quân đội ta đối với
chiến tranh xâm lược có sử dụng vũ khí công nghệ cao của địch, không dao
động, hoang mang, không bị động bất ngờ; luôn tạo, giành và giữ thế chủ động
về quân sự, chiến lược, sách lược. Luôn nêu cao tinh thần quyết chiến quyết
1

Đảng CSVN, Văn kiện NQ ĐH X, NXB CTQG, H, 2006, trang 67 - 68


16


thắng, chủ động cách mạng tiến công, dám đánh, quyết đánh và đánh thắng mọi
âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đến
thành công, đáp ứng mong muốn của người ./.

17



×