Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Bài tập học kỳ kinh tế vi mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.43 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
Contents
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................... 2
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 3
NỘI DUNG................................................................................................................................. 3
I.

KHÁI QT VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHĨA.......................................... 3
1. Khái niệm chính sách tài khóa......................................................................... 3
2. Cơng cụ của chính sách tài khóa.................................................................... 3
3. Vai trị của chính sách tài khóa........................................................................ 4

II. CÁC TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHĨA ĐƯỢC NÊU
TRONG CHỈ THỊ SỐ 11/CT-TTG NGÀY 04/03/2020 CỦA CHÍNH PHỦ
TRONG VIỆC HỖ TRỢ NỀN KINH TẾ............................................................................ 5
KẾT LUẬN................................................................................................................................. 7
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. 8

1


lOMoARcPSD|12114775

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

- UBND: Ủy ban Nhân dân
- ACV: Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam

2



lOMoARcPSD|12114775

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, đại dịch Covid-19 đang là mối quan tâm hàng đầu của các quốc
gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nó khơng chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe
con người mà còn ảnh hưởng đến cả nền kinh tế xã hội, gây thiệt hại đối với mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại, đầu tư trong và ngồi nước. Chứng
kiến tác dộng vơ cùng nghiêm trọng của dịch bệnh Covid-19 gây ra đối với nền
kinh tế, Chính phủ Việt Nam đã ra Chỉ thị số 11/CT-Ttg ngày 4/3/2020 về các
nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo
đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch covid-19. Sau đây, em xin chỉ ra và phân
tích các tác động của chính sách tài khóa được nêu trong Chỉ thị trên.

NỘI DUNG
I. KHÁI QT VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHĨA.
1. Khái niệm chính sách tài khóa.
Chính sách tài khóa (Fiscal Policy) là các biện pháp can thiệp của chính
phủ đến hệ thống thuế khóa và chi tiêu của chính phủ nhằm đạt được các mục
tiêu của nền kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm hoặc ổn
định giá cả và lạm phát.
Nói cách khác, chính sách tài khóa là một cơng cụ của chính sách kinh tế
vĩ mô, nhằm tác động vào quy mô hoạt động kinh tế thông qua biện pháp thay
đổi chi tiêu và/hoặc thuế của chính phủ. Như vậy, việc thực thi chính sách tài
khóa sẽ do chính phủ thực hiện liên quan đến những thay đổi trong các chính
sách thuế hoặc/và chi tiêu chính phủ.
2. Cơng cụ của chính sách tài khóa.
Hai cơng cụ chính của chính sách tài khóa là chi tiêu của chính phủ và hệ
thống thuế:



3


lOMoARcPSD|12114775

+ Thuế: một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho
Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định nhằm sử dụng cho
mục đích cơng cộng. Đây là một thuộc tính cơ bản vốn có của thuế để phân biệt
thuế với các hình thức huy động tài chính khác.
+ Chi tiêu Chính phủ: nhằm thỏa mãn nhu cầu của Nhà nước đối với việc
thực hiện các mục tiêu chung toàn xã hội. Chi tiêu chính phủ bao gồm hai loại:
chi tiêu công cộng (hoặc gọi là các khoản chi thường xuyên) và chi đầu tư xây
dựng cơ bản.
3. Vai trò của chính sách tài khóa.
Khi xét trong tồn bộ nền kinh tế vĩ mơ thì có thể khẳng định chính sách
tài khóa giữ một vai trị cực kỳ quan trọng. Đó là:
+ Đây là công cụ để điều tiết nền kinh tế của chính phủ thơng qua thuế và
chính sách chi tiêu mua sắm. Nếu trong điều kiện bình thường, chính sách tài
khóa dùng để tác động cho tăng trưởng kinh tế. Còn khi nền kinh tế phát triển
quá mức hoặc bị suy thối thì nó lại là cơng cụ đưa nền kinh tế về trạng thái cân
bằng nhất.
+ Về mặt lý thuyết thì chính sách tài khóa là một cơng cụ để khắc phục
thất bại của thị trường đồng thời phân bổ các nguồn lực có hiệu quả thơng qua
việc thực thi chính sách chi tiêu của chính phủ và thuế.
+ Chính sách tài khóa là cơng cụ phân phối, tái phân phối tổng sản phẩm
quốc dân. Mục tiêu của chính sách tài khóa sẽ làm để điều chỉnh phân phối thu
nhập, tài sản, cơ hội hoặc rủi ro có nguồn gốc từ thị trường. Tức chính sách này
sẽ tạo lập sự ổn định về mặt xã hội để tạo nên môi trường ổn định hơn cho việc
tăng trưởng và đầu tư.



+ Chính sách tài khóa sẽ hướng đến mục tiêu tăng trưởng, định hướng
phát triển. Dù tăng trưởng trực tiếp hay gián tiếp thì tất cả cũng là mục tiêu cuối
cùng của chính sách tài khóa.
4


lOMoARcPSD|12114775

II. CÁC TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHĨA ĐƯỢC NÊU
TRONG CHỈ THỊ SỐ 11/CT-TTG NGÀY 04/03/2020 CỦA CHÍNH
PHỦ TRONG VIỆC HỖ TRỢ NỀN KINH TẾ.
Theo đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp, đầu năm 2020 có tới trên
80% doanh nghiệp đang chịu tác động tiêu cực do ảnh hưởng của đại dịch, trong
đó nhóm các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ chịu tác động lớn. Để tập trung
phịng chống, giảm thiểu tác động của dịch Covid-19, tháo gỡ khó khăn cho sản
xuất kinh doanh, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an
sinh xã hội, an ninh, an toàn đời sống và sức khỏe của nhân dân, Thủ tướng
Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh thành, Chủ tịch Hội
đồng thành viên, Tổng giám đốc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và
đề nghị cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân cả nước tập trung thực hiện “nhiệm
vụ kép”: vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội.
Trong Chỉ thị số 11/CT-Ttg ngày 04/03/2020 về việc hỗ trợ nền kinh tế,
Thủ tướng Chính phủ đề ra 7 nhiệm vụ, giải pháp yêu cầu các bộ, cơ quan trung
ương và địa phương tập trung thực hiện, gồm: Tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi
về tiếp cận vốn, tín dụng, tài chính, thuế, thương mại, thanh tốn điện tử; Rà
sốt, cắt giảm thủ tục hành chính, chi phí cho doanh nghiệp; Tạo thuận lợi cho
sản xuất kinh doanh, thúc đẩy xuất, nhập khẩu; Khẩn trương phục hồi và phát
triển ngành du lịch, hàng không; Đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu
tư và cải thiện môi trường kinh doanh; Tập trung xử lý vướng mắc về lao động;

Đẩy mạnh thông tin truyền thông.
Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, nhiều chính sách tài khóa
quan trọng đã được nhanh chóng thực hiện nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất
kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội. Cụ thể:
+

Hỗ trợ giảm chi phí sản xuất kinh doanh: Các chính sách về giảm chi

phí đầu vào đã được đề xuất như kiến nghị giảm giá điện của Bộ Cơng thương
để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh cho 2 nhóm khách hàng sản xuất


5


lOMoARcPSD|12114775

và du lịch. Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo Tổng công ty Cảng Hàng không
Việt Nam (ACV) miễn, giảm giá nhiều dịch vụ hàng không cho tất cả các hãng
hàng khơng. Theo đó, có 7 loại dịch vụ thuộc thẩm quyền được ACV miễn, giảm
giá gồm: dịch vụ dẫn tàu bay giảm 50%; dịch vụ thang ống, thuê băng chuyền,
xử lý hành lý tự động, thuê quầy, phục vụ mặt đất giảm 10%; dịch vụ thuê văn
phòng đại diện hãng: đối với các hãng hàng không dừng bay sẽ miễn 100%, các
hãng vẫn duy trì bay sẽ giảm ở mức tối đa theo quy định của Nhà nước là 30%.
Tập trung tái cấu trúc nghiệp vụ các thủ tục hành chính cấp độ 3, 4 tích hợp với
Cổng dịch vụ công quốc gia theo hướng cắt giảm mạnh chi phí để tạo thuận lợi
cho người dân và doanh nghiệp.
+

Hỗ trợ giảm thuế: Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của


Chính phủ về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất có hiệu lực kể từ ngày
ban hành và được áp dụng rộng rãi cho hầu hết doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân kinh doanh chịu tác động trực tiếp của dịch Covid-19. Xác định
các chính sách liên quan đến thuế, phí là vơ cùng cấp bách, bởi nó ảnh hưởng
đến hầu hết các hoạt động sản xuất, kinh doanh, Bộ Tài chính cũng đã nghiên
cứu, trình Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đồng thời ban
hành theo thẩm quyền hàng loạt văn bản gia hạn, miễn, giảm thuế, phí cho
doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Đáng chú ý, trong năm 2020 Vụ Chính sách thuế
đã trình Bộ Tài chính ký ban hành 33 thơng tư điều chỉnh mức thu phí, lệ phí,
trong đó có 21 thơng tư giảm phí, lệ phí cho doanh nghiệp, qua đó giảm nhiều
khoản phí, lệ phí với mức giảm cao như: giảm 70% mức thu lệ phí đăng ký
doanh nghiệp; giảm 67% mức phí cơng bố thơng tin doanh nghiệp; giảm từ 5070% phí thẩm định cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động bưu chính; giảm
50% mức thu phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức tín dụng; giảm 50% mức
phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng, phí thẩm định thiết kế dự án đầu tư xây
dựng; giảm 50% mức thu 20/22 khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực chứng khốn;
giảm 30% mức phí khai thác dữ liệu khí tượng thủy văn;… Thống kê của Bộ Tài


6


lOMoARcPSD|12114775

chính cho thấy, tính đến ngày 31/12/2020, đã có khoảng 123,6 nghìn tỷ đồng
tiền thuế, th đất, phí và lệ phí được gia hạn, hoặc miễn, giảm.
+

Hỗ trợ người dân, người lao động, hộ kinh doanh: Bộ Kế hoạch và Đầu


tư đã phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng, trình Chính phủ ban
hành Nghị quyết số 42/NQ-CP hỗ trợ trực tiếp cho người dân, người lao động,
hộ kinh doanh gặp khó khăn do Covid-19 với tổng kinh phí khoảng 62.000 tỷ
đồng. Chính sách hỗ trợ được áp dụng cho nhiều đối tượng người lao động, hộ
kinh doanh cá thể, người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính, người có
cơng với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo, hộ cận nghèo…Bên
cạnh đó cịn một số chính sách về tăng cường xuất khẩu, phát triển thị trường;
hướng dẫn các địa phương, hiệp hội ngành hàng, tổ chức xúc tiến thương mại áp
dụng ngay các hình thức xúc tiến thương mại thơng qua nền tảng số, môi trường
thương mại điện tử…

KẾT LUẬN
Qua các giải pháp được nêu trong Chỉ thị số 11/CT-Ttg ngày 4/3/2020 của
Thủ tướng Chính phủ, đa số các ý kiến bày tỏ hài lịng với cơng tác phịng chống
đại dịch Covid-19 của Chính phủ. Việc thực hiện các giải pháp hỗ trợ nêu trên
càng thể hiện sự quyết tâm luôn đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp. Năm 2020
được đánh giá là một năm tăng trưởng đầy bản lĩnh của nền kinh tế Việt Nam dù
phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thách thức. Đạt được kết quả đó cũng nhờ
vào các giải pháp hỗ trợ kinh tế đúng đắn và kịp thời của Chính phủ.
Trên đây là tồn bộ bài làm của em. Do còn giới hạn về mặt kiến thức nên
khơng tránh khỏi sai sót. Em rất mong nhận được lời nhận xét từ phía các thầy,
cơ. Em xin chân thành cảm ơn!


7


lOMoARcPSD|12114775

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chỉ thị số 11/CT-Ttg ngày 4/3/2020 về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách
tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng
phó với dịch covid-19: />2. “Tình hình thực hiện các chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp ứng
phó với dịch Covid-19”, Cổng Thơng tin Quốc gia về Đăng ký Doanh
nghiệp, ngày 22/5/2020: />3. “Miễn, giảm giá nhiều dịch vụ cho các hãng hàng khơng vì dịch COVID19”,

Báo

Vietnamplus,

ngày

20/03/2020:

/>4. “Chính sách tài khóa đồng hành cùng doanh nghiệp”, Báo Nhịp sống tài
chính, ngày 27/01/2021: />5. “Chính sách thuế đã kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp”, Báo Nhịp
sống tài chính, ngày 23/23/2020:
/>

23/chinh-sach-thue-da-kip-thoi-ho-tro-nguoi-dan-doanh-nghiep97317.aspx

8



×