Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Giáo trình Chọn giống cây trồng (Nghề: Bảo vệ thực vật - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng cộng đồng Đồng Tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 34 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP

GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG
NGÀNH, NGHỀ: BẢO VỆ THỰC VẬT
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
(Ban hành kèm theo Quyết định Số:…./QĐ-CĐCĐ-ĐT ngày… tháng… năm
2017 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp)

Đồng Tháp, năm 2017


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

i


LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình Chọn giống cây trồng là một trong những môn học đào tạo chuyên
ngành, biên soạn theo nội dung chương trình khung được Trường Cao Đẳng Cộng Đồng
Đồng Tháp phê duyệt năm 2017 trên cơ sở kế hoạch đào tạo hệ Cao đẳng theo tín chỉ
nghề Bảo vệ thực vật. Giáo trình này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản
nhất về việc nghiên cứu sử dụng nguồn gen thực vật, chọn tạo giống mới, phương pháp
chọn tạo giống kháng sâu bệnh, ứng dụng các kiến thức về di truyền trong chọn giống
tương ứng với các loại cây trồng khác nhau để tiếp cận và thực hiện việc chuyển giao
cho sản xuất.


Trong khi biên soạn, tác giả đã cố gắng cập nhật những kiến thức mới có liên quan
đến nội dung chương trình đào tạo và phù hợp với mục tiêu đào tạo. Nội dung lý thuyết
được biên soạn gắn liền nguyên lý cơ sở với nhu cầu thực tế trong sản xuất đồng thời có
tính thực tiễn cao.
Nội dung bài giảng được biên soạn với thời gian đào tạo hai tín chỉ gồm: chín
chương
Chương 1: Khái niệm cơ bản về giống cây trồng và Khoa học chọn giống
Chương 2: Tạo vật liệu khởi đầu trong chọn giống cây trồng
Chương 3: Thuần hóa và nhập nội giống cây trồng
Chương 4: Sử dụng thể đa bội và đơn bội trong chọn giống cây trồng
Chương 5: Đột biến cảm ứng và các dạng đột biến trong chọn giống
Chương 6: Lai giống cây trồng
Chương 7: Ưu thế lai và ứng dụng ưu thế lai trong chọn giống cây trồng
Chương 8: Các phương pháp trong chọn giống thực vật
Chương 9: Kiểm định giống cây trồng
Chân thành cảm ơn! Tất cả thành viên trong hội đồng thẩm định phản biện, đã đóng
góp và điều chỉnh nội dung GIÁO TRÌNH được hoàn chỉnh.
Mặc dù đã cố gắng biên soạn để đáp ứng được mục tiêu đào tạo nhưng không tránh được
những khiếm khuyết. Rất mong nhận được đóng góp ý kiến của các thầy, cơ giáo, bạn
đọc để bài giảng hồn thiện hơn.
Đồng Tháp, ngày…..tháng ... năm 2017
Biên soạn
Võ Thị Kim Quyên

ii


MỤC LỤC

Trang

LỜI GIỚI THIỆU ........................................................................................................... ii
CHƯƠNG 1 ...................................................................................................................10
KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ GIỐNG CÂY TRỒNG VÀ KHOA HỌC CHỌN GIỐNG
.......................................................................................................................................10
1. Sơ lược lịch sử phát triển ......................................................................................10
1.1 Thời kỳ chọn giống giản đơn .......................................................................10
1.2 Thời kỳ ra đời và hoạt động của các trung tâm ............................................10
1.3 Thời kỳ phát triển của khoa chọn giống .......................................................11
2. Khái niệm và phân loại giống cây trồng ............................................................... 13
2.1 Khái niệm về giống ......................................................................................13
2.2 Phân loại giống cây trồng .............................................................................14
3. Khoa học chọn giống và vai trị của giống trong sản xuất nơng nghiệp ...............15
3.1 Khái niệm và nhiệm vụ của khoa học chọn giống .......................................15
3.2 Mối quan hệ giữa khoa học chọn giống và các ngành khoa học khác .........15
3.3 Vai trò của giống trong sản xuất nông nghiệp .............................................15
CHƯƠNG 2 ...................................................................................................................17
TẠO VẬT LIỆU KHỞI ĐẦU TRONG CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG .....................17
1. Biến dị - cơ sở của chọn giống ..............................................................................17
1.1 Các thể đột biến thực nghiệm .......................................................................17
1.2 Các thể đột biến đơn bội và đa bội ............................................................... 19
1.3 Các biến dị tổ hợp từ lai hữu tính .................................................................20
1.4 Các biến dị soma ..........................................................................................21
2. Vật liệu khởi đầu ...................................................................................................22
2.1. Vai trò của vật liệu khởi đầu trong chọn giống cây trồng ...........................22
2.2 Vật liệu khởi đầu nhập nội ...........................................................................23
2.3 Các dạng vật liệu khởi đầu ...........................................................................23
2.4 Thu thập, nghiên cứu, bảo quản VLKĐ .......................................................25
3. Sự sinh sản của cây ............................................................................................... 27
3.1 Sinh sản vơ tính ............................................................................................ 27
3.2 Sinh sản hữu tính ..........................................................................................28

4. Đặc điểm của cây tự thụ phấn và cây thụ phấn chéo ............................................29
4.1 Đặc điểm cây tự thụ phấn .............................................................................29
4.2 Đặc điểm cây thụ phấn chéo.........................................................................30

iii


CHƯƠNG 3: THUẦN HOÁ VÀ NHẬP NỘI GIỐNG CÂY TRỒNG ........................31
1. Q trình thuần hóa và nhập nội giống cây trồng .................................................31
1.1 Q trình thuần hóa giống ............................................................................31
1.2 Nhập nội giống cây trồng .............................................................................32
2. Mối quan hệ giữa các loại hình sinh thái với nhập nội giống cây trồng ...............33
3. Ưu nhược điểm của nhập nội ................................................................................33
3.1 Ưu điểm ........................................................................................................33
3.2 Nhược điểm ..................................................................................................33
CHƯƠNG 4 ...................................................................................................................34
SỬ DỤNG THỂ ĐA BỘI VÀ ĐƠN BỘI TRONG CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG ....34
1. Thể đa bội ..............................................................................................................34
1.1 Khái niệm và giá trị của thể đa bội trong chọn giống ..................................34
1.2. Phương pháp xử lý đa bội hóa .....................................................................36
1.3 Sử dụng thể đa bội trong chọn giống ...........................................................37
2. Thể đơn bội và ý nghĩa của nó trong chọn giống ..................................................38
2.1 Khái niệm thể đơn bội ..................................................................................38
2.2 Ý nghĩa thể đơn bội trong chọn giống ..........................................................38
CHƯƠNG 5 ...................................................................................................................41
ĐỘT BIẾN CẢM ỨNG VÀ CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN TRONG CHỌN GIỐNG .......41
1. Đột biến gen và ý nghĩa của nó trong chọn giống ................................................41
1.1 Khái niệm đột biến gen ................................................................................41
1.2 Ý nghĩa của đột biến gen ..............................................................................41
2. Phương pháp gây đột biến nhân tạo ......................................................................42

2.1 Gây đột biến bằng tác nhân lí học ................................................................ 42
2.2. Gây đột biến bằng các tác nhân hóa học .....................................................43
3. Phát hiện và chọn lọc các đột biến ........................................................................43
3.1 Phát hiện các đột biến ...................................................................................43
3.2 Chọn lọc đột biến .........................................................................................43
CHƯƠNG 6 ...................................................................................................................45
LAI GIỐNG CÂY TRỒNG ..........................................................................................45
1. Khái niệm và ý nghĩa của lai giống ......................................................................45
1.1 Khái niệm .....................................................................................................45
1.2 Ý nghĩa .........................................................................................................45
2. Những tác động di truyền, lai cùng loài và kỹ thuật lai ........................................46
2.1 Những tác động di truyền .............................................................................46
2.2 Lai cùng loài .................................................................................................48

iv


2.3 Kỹ thuật lai ...................................................................................................49
CHƯƠNG 7 ...................................................................................................................51
ƯU THẾ LAI VÀ ỨNG DỤNG ƯU THẾ LAI TRONG CHỌN GIỐNG CÂY
TRỒNG .........................................................................................................................51
1. Khái niệm và những biểu hiện của ưu thế lai ở thực vật ......................................51
1.1 Khái niệm ưu thế lai .....................................................................................51
1.2 Những biểu hiện của ưu thế lai.....................................................................52
2. Sử dụng các dòng tự phối trong chọn giống ưu thế lai, các kiểu ưu thế lai khác
dòng ...........................................................................................................................52
2.1 Khái niệm về dòng tự phối ...........................................................................52
2.2 Phương pháp tạo dòng tự phối .....................................................................53
2.3 Các kiểu ưu thế lai khác dòng ......................................................................54
3. Sử dụng tính bất dục trong chọn giống ưu thế lai .................................................54

3.1 Khái niệm đực bất dục ..................................................................................54
3.2 Các kiểu đực bất dục ....................................................................................54
3.3 Phương pháp sử dụng tính bất dục trong chọn giống ưu thế lai ...................57
4. Cơ sở di truyền ưu thế lai, phương pháp duy trì và một số thành tựu ứng dụng ưu
thế lai trong chọn giống cây trồng.............................................................................58
4.1 Cơ sở di truyền của ưu thế lai .......................................................................58
4.2 Các phương pháp duy trì ưu thế lai ở thực vật .............................................60
4.3 Một số thành tựu về ứng dụng ưu thế lai trong chọn giống cây trồng .........64
CHƯƠNG 8 ...................................................................................................................66
CÁC PHƯƠNG PHÁP TRONG CHỌN GIỐNG THỰC VẬT ...................................66
1. Các phương pháp chọn lọc cơ bản, nhân tố ảnh hưởng và nguyên tắc cơ bản của
chọn lọc .....................................................................................................................66
1.1 Các phương pháp chọn lọc cơ bản ............................................................... 66
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chọn lọc ...........................................................69
1.3 Các nguyên tắc cơ bản của chọn lọc ............................................................ 70
2. Sơ lược về chọn giống truyền thống và hiện đại thông dụng ............................... 71
2.1 Chọn giống truyền thống ..............................................................................71
2.2 Chọn giống hiện đại thông dụng ..................................................................71
3. Phương pháp chọn giống .......................................................................................72
3.1 Chọn giống ở cây tự thụ phấn ......................................................................72
3.2 Chọn giống ở cây giao phấn .........................................................................72
3.3 Chọn giống ở cây sinh sản sinh dưỡng.........................................................73
CHƯƠNG 9 ...................................................................................................................74
KIỂM ĐỊNH GIỐNG CÂY TRỒNG ............................................................................74

v


1. Kiểm định ruộng giống .........................................................................................74
1.1 Mục đích .......................................................................................................74

1.2 Nguyên tắc ....................................................................................................74
1.3 Thời kỳ kiểm định, số lần kiểm định, tài liệu và dụng cụ ............................ 74
1.4 Các bước tiến hành .......................................................................................75
1.5 Đánh giá kết quả ...........................................................................................79
1.6 Báo cáo kết quả ............................................................................................ 79
2. Kiểm tra (kiểm nghiệm) trong phòng....................................................................81
2.1 Một số định nghĩa .........................................................................................81
2.2 Trình tự phân tích mẫu trong phịng thí nghiệm ..........................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 83

vi


GIÁO TRÌNH MƠN HỌC
Tên mơn học: Chọn giống cây trồng
Mã mơn học: CNN450
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học:
- Vị trí: Mơn học được bố trí trong khung chuyên ngành của ngành Bảo vệ thực
vật
- Tính chất: Mơn học cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về việc nghiên cứu
sử dụng nguồn gen thực vật, chọn tạo giống mới, phương pháp chọn tạo giống
kháng sâu bệnh, ứng dụng các kiến thức về di truyền trong chọn giống tương ứng
với các loại cây trồng khác nhau.
- Ý nghĩa và vai trị của mơn học: Bài giảng này cung cấp cho sinh viên những
kiến thức cơ bản nhất về. việc nghiên cứu sử dụng nguồn gen thực vật, chọn tạo
giống mới, phương pháp chọn tạo giống kháng sâu bệnh, ứng dụng các kiến thức
về di truyền trong chọn giống tương ứng với các loại cây trồng khác nhau để tiếp
cận và thực hiện việc chuyển giao cho sản xuất.
Mục tiêu của môn học:
- Về kiến thức:

+ Trình bày được những kiến thức cơ bản của thuật ngữ cơ bản, phương
pháp chọn tạo giống kháng sâu bệnh.
+ Trình bày được ứng dụng di truyền, thể đa bội, đột biến trong chọn giống.
+ Trình bày được nguồn vật liệu khởi đầu, thuần hóa giống cây trồng
+ Trình bày được đặc điểm cây tự thụ phấn, cây giao phấn.
- Về kỹ năng:
+ Phân biệt được đặc điểm chung và riêng của giống cây trồng
+ Có kỹ năng kiểm nghiệm hạt giống, lai của các cây tự thụ phấn và giao
phấn
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mĩ, ham học hỏi
+ Vận dụng kỹ thuật lai, kiểm nghiệm hạt giống để gia tăng năng suất và
phẩm chất cây trồng.

vii


Nội dung mơn học:
Thời gian (giờ)
Thực hành,
Kiểm tra
Tổng Lý thí nghiệm,
(định
số thuyết thảo luận, bài
kỳ)
tập

Số
Tên chương, mục
TT


1 Chương 1: Khái niệm cơ bản về
giống cây trồng và Khoa học chọn
giống
1. Sơ lược lịch sử phát triển
2. Khái niệm và phân loại giống cây
3
trồng
3. Khoa học chọn giống và vai trò của
giống trong sản xuất nông nghiệp
2 Chương 2: Tạo vật liệu khởi đầu
trong chọn giống cây trồng
1. Biến dị - cơ sở của chọn giống
2. Vật liệu khởi đầu
2
3. Sự sinh sản của cây
4. Đặc điểm của cây tự thụ phấn và cây
thụ phấn chéo
3 Chương 3: Thuần hóa và nhập nội
giống cây trồng
1. Q trình thuần hóa và nhập nội
giống cây trồng
2
2. Mối quan hệ giữa các loại hình sinh
thái với nhập nội giống cây trồng
3. Ưu nhược điểm của nhập nội
4 Chương 4: Sử dụng thể đa bội và đơn
bội trong chọn giống cây trồng
1. Thể đa bội
2

2. Thể đơn bội
5 Chương 5: Đột biến cảm ứng và các
dạng đột biến trong chọn giống
1. Đột biến gen và ý nghĩa của nó trong 2
chọn giống
2. Phương pháp gây đột biến nhân tạo
3. Phát hiện và chọn lọc các đột biến
Kiểm tra (2)
1
6 Chương 6: Lai giống cây trồng
1. Khái niệm và ý nghĩa của lai giống
2. Những tác động di truyền khi lai, lai 14
cùng loài và kỹ thuật lai
viii

3

2

2

2

2

1

2

12



7 Chương 7:Ưu thế lai và ứng dụng ưu
thế lai trong chọn giống cây trồng
1. Khái niệm và những biểu hiện của ưu
thế lai ở thực vật
2. Sử dụng các dòng tự phối trong chọn
giống ưu thế lai, các kiểu ưu thế lai 5
khác dịng
3. Sử dụng tính bất dục trong chọn
giống ưu thế lai
4. Cơ sở di truyền ưu thế lai, phương
pháp duy trì và một số thành tựu về ứng
dụng ưu thế lai trong chọn giống cây
trồng
8 Chương 8: Các phương pháp trong
chọn giống thực vật
1. Các phương pháp chọn lọc cơ bản,
nhân tố ảnh hưởng đến chọn lọc, các
2
nguyên tắc cơ bản của chọn lọc
2. Sơ lược về chọn giống truyền thống
và hiện đại thông dụng
3. Phương pháp chọn giống
9 Chương 9: Kiểm định giống cây
trồng 1. Kiểm định ruộng giống
6
2. Kiểm tra (kiểm nghiệm) trong phòng
Kiểm tra
1

40
Cộng

ix

2

3

2

2

19

4

19

1
2


CHƯƠNG 1
KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ GIỐNG CÂY TRỒNG VÀ KHOA HỌC
CHỌN GIỐNG
Giới thiệu:
Nội dung bài trình bài khái niệm về giống, các phương pháp phân loại và lịch sử phát
triển của khoa học chọn giống cây trồng.
Mục tiêu:

Kiến thức:
+ Trình bày được lịch sử phát triển chọn giống cây trồng, khái niệm về giống
+ Trình bày vai trị của giống trong sản xuất nơng nghiệp
+ Trình bày được đặc điểm chung và riêng của giống cây trồng
Kỹ năng:
+ Biết được cách phân loại giống cây trồng
+ Biết được nhiệm vụ của khoa học chọn giống
+ Biết mối quan hệ giữa khoa học chọn giống
Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mĩ, quan sát ham học hỏi
Nội dung bài
1. Sơ lược lịch sử phát triển
1.1 Thời kỳ chọn giống giản đơn
Loài người đã bắt đầu công việc chọn giống từ thời xa xưa, khi chuyển từ
phương thức sống dựa vào săn bắt và hái lượm sang trồng trọt và chăn nuôi. Trong
thời kỳ này, mặc dù con người khơng đặt trước cho mình mục tiêu tuyển chọn ra giống
với những đặc tính nhất định nào đó nhưng ý muốn đạt được năng suất cao và phẩm
chất tốt đã thúc đẩy họ chọn những cá thể tốt nhất trên ruộng hay những trái, hạt ngon
nhất để lại làm giống cho vụ sau. Giai đoạn chọn giống giản đơn này đã kéo dài trong
nhiều ngàn năm. Việc chọn giống và để giống trong thời kỳ này hoàn toàn do người
sản xuất tự đảm nhận.
Khoa khảo cổ học đã xác định được vết tích một số giống cây trồng trong các
hang động người cổ khoảng 10.000 năm trước Công nguyên. Ngay từ khoảng 2.000
năm trước Công nguyên, các thư tịch cổ Hy Lạp, La Mã, Trung Quốc đã mô tả cách
chọn giống. Khái niệm về sự sai khác giữa các giống cây trồng ngày càng được xác
định rõ hơn. Kết quả đạt được trong quá trình chọn giống giản đơn này tuy rất chậm,
nhưng thật là to lớn, nhờ sự tích lũy qua hàng ngàn năm. Đó là sự hình thành các giống
cây trồng q giá từ những loại cây hoang dại ít có giá trị kinh tế.
1.2 Thời kỳ ra đời và hoạt động của các trung tâm
Những chuyển biến lớn trong lĩnh vực chọn giống đã diễn ra vào cuối thế kỷ

thứ XVIII. Trong giai đoạn này, sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản ở các
nước Tây Âu đã có ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp. Sự ra đời của hàng loạt các trung
tâm dân cư và công nghiệp lớn đã làm gia tăng nhanh chóng nhu cầu lương thực và
10


ngun liệu cho cơng nghiệp. Nhu cầu đó thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp tiến
lên một giai đoạn mới với qui mô rộng lớn trong lĩnh vực chọn giống gia súc và cây
trồng. Bên cạnh đó, các thành tựu trong lĩnh vực thực vật học, phân loại thực vật, kỹ
thuật hiển vi đã có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của khoa học chọn giống. Trong
thời kỳ này các nhà chọn giống phương Tây đã đạt được một số kết quả trong việc
chọn giống lúa và nhiều loại cây trồng khác. Họ đã chỉ rõ ý nghĩa và kỹ thuật tuyển
chọn. Ngoài phương thức chọn giống dân gian vẫn được tiến hành rộng rãi, công việc
chọn giống và sản xuất giống trong giai đoạn này còn được các nhà chọn giống chuyên
nghiệp đảm nhận. Năm 1774, Trung tâm chọn giống “Vibnorin” được thành lập ở gần
Paris đã có nhiều đóng góp trong việc phát triển khoa học chọn giống trong giai đoạn
đầu. Lần đầu tiên, trung tâm này tiến hành đánh giá một cách có hệ thống các cây
tuyển chọn từ những tổ hợp lai lúa mì giữa các thế hệ con cháu của chúng. Đặc biệt
trung tâm này đã thành công trong việc chọn giống củ cải đường đã tạo ra được giống
có hàm lượng đường cao gần gấp ba lần giống hoang dại. Thành công này đã biến cây
củ cải đường hoang dại thành một loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Kết quả đạt
được cho thấy tác dụng to lớn của chọn giống trong việc thay đổi đặc tính của cây
trồng theo hướng mong muốn của con người. Tuy nhiên, so với nhiều ngành khoa học
khác như tốn, vật lý , hóa học thì khoa học chọn giống phát triển vẫn cịn chậm hơn
rất nhiều, vì chưa có một cơ sở lý luận đúng đắn.
1.3 Thời kỳ phát triển của khoa chọn giống
Học thuyết Darwin ra đời vào nửa cuối thế kỷ XIX đã có ảnh hưởng quyết định
đến sự phát triển của khoa học chọn giống. Darwin đã tập hợp kinh nghiệm và kết quả
các nhà chọn giống gia súc và cây trồng. Đặc biệt, qua tác phẩm “ sự thay đổi của
động vật và thực vật trong điều kiện nuôi trồng “ Darwin đã chứng minh chọn lọc

chính là một nghệ thuật. Thuyết tiến hóa sinh vật do Darwin đề ra đã trở thành nền
tảng khoa học đầu tiên của chọn giống, vì thực chất của việc chọn giống là thức đẩy
q trình tiến hóa của cây trồng và gia súc dưới tác động của con người theo hướng
có lợi cho mình. Có thể nhận thấy dễ dàng ba đường hướng chính của sự tiến hóa sinh
vật, đó là: Biến dị di truyền do gen, Lai khác loài, Đa bội hóa.
Các phương pháp chọn giống cũng tác động theo các hướng trên, nên có tác
dụng thúc đẩy nhanh q trình tiến hóa của cây trồng. Năm 1886, một trung tâm chọn
giống mới được thành lập ở Svalop, Thụy Điển. Chính ở đây lần đầu tiên người ta đã
áp dụng có kết quả trên qui mô lớn phương thức tuyển chọn dòng thuần đối với cây
tự thụ phấn, mà cơ sở lý luận của nó mãi đến ngàn chục năm sau mới được W.L.
Johannsen phát hiện. Cho đến nay trạm chọn giống này vẫn là một trong những cơ sở
chọn giống nổi tiếng nhất của Châu Âu. Mặc dù những mầm móng đầu tiên của khoa
học chọn giống đã hình thành trong các cơng trình của những nhà khoa học cuối thế
kỷ XVIII và trong thế kỷ XIX nhưng khoa học chọn giống chỉ thật sự hình thành vào
đầu thế kỷ XIX khi cơ sở l luậ của nó là di truyền học ra đời. Kể từ đó các phương
pháp chọn giống được hồn thiện nhan chóng. Ngồi biện pháp lai giống đã được áp
dụng từ trước các phương pháp gây đột biến bằng tác nhân l học và hóa học, đa bội
hóa… được ứng dụng rộng rãi để tạo các nguồn vật liệu khởi đầu đã góp phần nâng
cao nhan chóng hiệu quả của cơng tác chọn giống. Trong một chừng mực nhất định
các nhà chọn giống đã có thể tạo giống theo những mơ hình mà u cầu của thực tiễn
11


sản xuất. Công tác chọn giống và sản xuất hạt giống đã tiến lên qui mơ cơng nghiệp
hóa ở các trung tâm nghiên cứu và các cơ sở sản xuất giống chuyên nghiệp. Việc chọn
giống dân gian mặc dù vẫn cịn tiếp tục nhưng vai trị của nó ngày càng thu hẹp nhanh
chóng do khơng có đủ khả năng đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao đối với
giống của nền sản xuất nông nghiệp hiện đại. Những thành tựu có nghĩa thực tiễn của
Mitsurin ở Nga cũng như của Luther BurBank ở Mỹ đã góp phần đưa khoa học chọn
giống tiến thêm một bước đáng kể. Mitsurin đã tạo được cho đất nước Liên Xô hơn

300 giống cây ăn trái có giá trị, Luther Bur Bank đã tạo được cho nước Mỹ hơn 200
giống cây trồng trong đó có một số lồi khơng có trong tự nhiên trước đó. Có thể xem
đó là những kỳ cơng lịch sử chọn giống. Mitsurin cũng cũng như BurBank đã áp dụng
rộng rãi phương pháp lai kết hợp với việc tuyển chọn chặt chẽ các thế hệ con lai.
Mitsurin chỉ rõ là con người có khả năng hướng sự hình thành các giống theo những
đặc điểm và tính chất mong muốn. Phương châm của ông đề ra là “chúng ta không thể
chờ đợi ân huệ của thiên nhiên, nhiệm vụ của chúng ta là giành lấy chúng từ thiên
nhiên”. Tổ chức và qui mô nghiên cứu về chọn giống cây trồng trên thế giới từ khoảng
vài chục năm trở lại đây đã có những bước phát triển lớn lao, theo xu hướng chung là
các nhà chọn giống đi chuyên sâu theo một chun mơn hẹp, cịn các cơ quan nghiên
cứu về giống thì tập trung những tập thể lớn gồm các nhà khoa học thuộc nhiều ngành
chuyên môn khác nhau như di truyền chọn giống, sinh lý, sinh hóa, bảo vệ thực vật,
nơng hóa, trồng trọt . . . để cùng phối hợp hoạt động theo một chương trình rộng lớn,
thống nhất. Ngày nay những thành tựu mới về giống là kết quả tổng hợp của nhiều
ngành khoa học khác nhau, là công lao của những tập thể các nhà khoa học thuộc
nhiều lĩnh vực chun mơn khác nhau. Ngồi sự phối hợp nghiên cứu trong từng cơ
quan, mối quan hệ hợp tác giữa các cơ quan nghiên cứu giống ở các nước khác nhau
trên thế giới cũng ngày càng được mở rộng. Chuyển biến trên đã mang đến những kết
quả lớn lao trong việc chọn tạo hàng loạt giống cây trồng mới có năng suất cao, với
nhiều đặc tính sinh học và kinh tế tốt, trong những khoảng thời gian ngắn kỷ lục.
Những thành tựu của công tác chọn giống đã được nhanh chóng phổ biến ra sản xuất
và trong nhiều trường hợp đã vượt khỏi phạm vi một quốc gia.
Trong những năm gần đây, sự phát triển nhanh chóng của ngành kỹ thuật gen
đã mở ra một hướng chọn giống mới đầy triển vọng bằng cách chuyển từ gen hoặc
đoạn nhiễm sắc thể mong muốn từ loài này sang loài khác để tạo nên những giống
mới mang các đặc tính tốt của nhiều loài khác nhau. Mặc dù hiện nay khả năng này
mới được thể nghiệm ở một số ít loài vi sinh vật và cây trồng, nhưng người ta tin chắc
rằng đó là tương lai của ngành chọn giống hiện đại và sẽ bổ sung rất hiệu nghiệm cho
các phương pháp lai hữu tính, gây đột biến, đa bội hóa đã có. Trong một tương lai
khơng xa lắm nền nơng nghiệp của thế giới sẽ có những bước chuyển biến lớn lao và

bước tiến nhảy vọt đang được phôi thai của khoa học chọn giống. Có thể nói là con
người đã và đang cướp quyền của tạo hóa trong việc tạo ra các loại cây trồng mới chưa
hề có trong tự nhiên.

12


2. Khái niệm và phân loại giống cây trồng
2.1 Khái niệm về giống
“Giống là một nhóm cây trồng, có đặc điểm kinh tế, sinh học và các tính trạng
hình thái giống nhau, cho năng suất cao, chất lượng tốt ở các vùng sinh thái khác nhau
và điều kiện kỹ thuật phù hợp.”
Giống (Varieties, Cultivar) do một nhóm thực vật hợp thành nên có một nguồn
gốc chung từ một cá thể hay một số cá thể có đặc tính, tính trạng giống nhau.
Giống cây trồng là một quần thể thực vật có giá trị sử dụng bởi các tính trạng
về đặc điểm sinh lý, về sinh trưởng phát dục, về canh tác của các cá thể giống nhau
trong quần thể, đảm bảo tính đồng đều, tính ổn định của giống.
Từ khái niệm trên đi đến định nghĩa về giống cây trồng như sau: Giống cây
trồng là một quần thể cây trồng do con người sáng tạo ra nhằm thỏa mãn những
yêu cầu nào đó của mình. Nhóm cây trồng đó phải có tính di truyền và biến dị nhất
định, phải có những đặc trưng về đặc tính sinh vật, về hình thái, về kinh tế nhất định,
có tính di truyền ổn định và được thực tiễn kiểm chứng có khả năng cho năng suất
cao, phẩm chất tốt trong những khu vực và điều kiện canh tác nhất định.
Theo Pháp lệnh giống cây trồng số 03/2004/ L-CTN ngày 4/04/2004 định nghĩa
“Giống cây trồng là một quần thể cây trồng đồng nhất về hình thái và có giá trị kinh
tế nhất định, nhận biết được bằng sự biểu hiện của các đặc tính do kiểu gen quy
định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác thông qua sự biểu
hiện ít nhất một đặc tính và di truyền cho đời sau”.
Theo FAO thì giống phải hội đủ ba điều kiện:
- Đặc thù riêng biệt (Distinct)

- Đồng nhất về: Hình thái, sinh học, kinh tế (Homogenous)
- Ổn định (Stable)
Phân loại thực vật cho biết khái niệm về sự giống nhau, khác nhau và nguồn
gốc của các đơn vị phân loại. Đơn vị cơ bản của phân loại là loài. Các cá thể thuộc
cùng một loài lai với nhau được dễ dàng và cho các thế hệ sau hữu thụ. Tuy nhiên đơn
vị phân loại này không đủ đáp ứng yêu cầu của thực tiễn sản xuất nơng nghiệp, do có
sự khác biệt về các đặc tính sinh học giữa các dạng thực vật trong phạm vị một lồi.
Sản xuất nơng nghiệp và chọn giống địi hỏi phải có sự phân biệt chi tiết hơn về các
quần thể cây trồng thuộc cùng một loài. Sự phân biệt này dẫn đến khái niệm về giống
cây trồng. Giống phân biệt với nhau trước tiên là ở các mặt sau :
- Các đặc điểm hình thái
- Sự khác nhau về độ dài của chu kỳ sinh trưởng
- Sự khác nhau về độ dài của các giai đoạn sinh trưởng và phát triển
- Đặc điểm sinh sản và tiềm năng năng suất
- Đặc điểm của các thành phần năng suất
- Sự khác nhau về các thành phần sinh thái
- Phản ứng đối với các yếu tố khác nhau của điều kiện môi trường
- Khả năng kháng bệnh
- Khả năng kháng sâu hại
13


- Khả năng thích ứng với điều kiện canh tác nhất định
Như vậy giống là một quần thể cây trồng có những đặc điểm sinh học, giống
nhau trong một chừng mực nhất định, được tạo ra để gieo trồng trong những điều kiện
tự nhiên và sản xuất nhất định. Giống cây trồng có những đặc điểm chung là:
- Quần thể gồm một hay một số kiểu gen nhất định được xem là giống khi được
gieo trồng trong sản xuất.
- Quần thể cây trồng hợp thành một giống có chung một nguồn gốc. Quần thể
đó được nhân ra từ một hoặc một số ít cá thể ban đầu.

- Các cá thể cây trồng thuộc cùng một giống có những đặc điểm sinh học và
hình thái giống nhau. Mức độ giống nhau tùy thuộc vào phương pháp tuyển chọn;
- Khác với các lồi tư liệu sản xuất thơng thường, giống là một loại tư liệu sản
xuất chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố ngoại cảnh như thời tiết, độ ẩm, đất đai, kỹ thuật
canh tác . . .
- Giống được tạo ra để trồng trong những điều kiện tự nhiên nhất định, với
những biện pháp canh tác nhất định. Vì vậy, một giống có năng suất cao ở vùng này
với điều kiện canh tác này có thể trở nên khơng thích hợp khi đem trồng ở vùng khác
hoặc với những điều kiện canh tác khác. Khơng có hoặc khơng thể có một giống tốt
cho mọi nơi, và trong mọi điều kiện.
2.2 Phân loại giống cây trồng
Có thể phân chia giống cây trồng theo nguồn gốc và theo phương pháp chọn
lọc dựa vào nguồn gốc có thể phân chia hai nhóm giống : giống địa phương, giống cải
thiện và giống nhập nội. Tuy nhiên, điều mà thực tế sản xuất cần nắm được trước tiên
đối với một giống, khơng phải là giống đó đã được tạo ra bằng cách nào, mà là các
đặc tính của giống để có phương pháp sử dụng thích hợp. Vì lý do nói trên, cách phân
chia hợp lý hơn là dựa vào đặc điểm di truyền, yếu tố quan trọng liên quan đến cách
sử dụng đối với giống. Theo quan điểm này có thể phân giống cây trồng ra làm 5 nhóm
:
- Nhóm giống - dịng của những loài cây tự thụ phấn - cơ sở của giống là dịng
thuần có độ đồng hợp tử cao. Các cá thể trong quần thể có mức độ đồng nhất cao về
kiểu gen. Đặc điểm của giống ổn định qua các thế hệ.
- Nhóm giống hỗn hợp - bao gồm những giống mà đặc điểm di truyền của các
cá thể trong quần thể không đồng nhất với nhau. Giống hỗn hợp có thể là các quần thể
giống địa phương hay các giống lai từ nhiều nguồn bố mẹ khác nhau của cây giao
phấn. Vốn gen của giống hỗn hợp dễ thay đổi qua q trình canh tác.
- Nhóm giống lai F1 - bao gồm những giống lai của cây tự thụ phấn và cây giao
phấn được tạo ra nhằm sử dụng ưu thế lai. Đặc điểm chung của nhóm giống này là có
năng suất và độ đồng đều cao ở F1, nhưng giải mạnh ở các thế hệ sau.
- Nhóm giống - dịng vơ tính - là những giống thu được bằng cách nhân vơ tính

từ một cá thể chọn lọc. Đó là những dịng sinh sản vơ tính này có những mức độ dị
hợp tử rất khác nhau tùy theo đặc điểm của cá thể chọn lọc ban đầu. Do được tạo ra
theo phương pháp sinh sản vơ tính như chiết, giâm cành, ghét, cấy mô, nên các cá thể
trong cùng một dịng có cùng một kiểu gen nhờ đó có độ đồng nhất cao về các tính
trạng. Sự khác biệt giữa các cá thể trong dòng chủ yếu do tác động của môi trường,
tuổi sinh l của cá thể và đột biến.
14


- Nhóm giống đa bội - bao gồm những giống có số lượng nhiễm sắc thể lớn
hơn số lượng thơng thường của loài cây trồng, chúng thường là các giống tam bội hay
tứ bội thể.
3. Khoa học chọn giống và vai trị của giống trong sản xuất nơng nghiệp
3.1 Khái niệm và nhiệm vụ của khoa học chọn giống
Chọn tạo giống cây trồng (Plant breeding) theo tiếng la tinh “Selectio” có nghĩa
là “chọn lọc” hay “tuyển lựa”; là mơn khoa học, cũng là môn nghệ thuật về sự thay
đổi, cải thiện tính di truyền của cây trồng.
Nghệ thuật là dựa vào quan sát có thể nhìn nhận sự khác biệt có giá trị kinh tế giữa
các cá thể trong cùng một lồi trong mắt nhà chọn giống, khi đó kiểu hình cây là thước
đo giá trị.
Ngày nay tính nghệ thuật giảm đi cịn tính khoa học tăng bởi vì nhà chọn giống
có thể lập quy hoạch cho một chương trình chọn giống có hiệu quả thơng qua: di
truyền, dữ liệu khoa học, các q trình sinh lý thực vật…
Nói một cách khác chọn tạo giống cây trồng là “chọn lọc” từ các biến dị tự
nhiên và biến dị nhân tạo có trong quần thể để tạo ra giống mới.
3.2 Mối quan hệ giữa khoa học chọn giống và các ngành khoa học khác
Quan hệ giữa di truyền, chọn giống và nhân giống. Di truyền học là cơ sở lý
luận của chọn giống và nhân giống. Di truyền học đề ra cơ sở của các phương pháp
chọn giống. Chọn giống là cơ sở thực tiễn bổ sung, xây dựng lý luận di truyền. Chọn
giống hiện đại là một khoa học có tính tổng hợp, có liên quan đến thực vật học, di

truyền học, sinh lý thực vật, nông học, sinh thái học, côn trùng học, bệnh cây, phôi
học, mô học, tế bào học …). Chọn giống cây trồng thúc đẩy sự tiến hố của giới tự
nhiên
3.3 Vai trị của giống trong sản xuất nông nghiệp
Để tăng năng suất cây trồng cần phải ñảm bảo các yếu tố quan trọng sau:
- Kiểu gen (giống)
- Nước
- Dinh dưỡng
- Quản lý dịch hại (sâu bệnh)
- Điều kiện đất đai
- Hạt giống
Cải tiến cây trồng thơng qua chọn giống chỉ là một yếu tố để cải tiến năng suất.
Bốn yếu tố, nước, dinh dưỡng, quản lý dịch hại và điều kiện đất đai hợp thành biện
pháp canh tác tạo ra môi trường tối ưu cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Giống
(kiểu gen) biểu thị khả năng sản xuất của cây trong một môi trường nhất định.
Như vậy, để tăng năng suất phải cải tiến cả môi trường sinh trưởng cho cây lẫn cải
tiến đặc điểm di truyền. Năng suất tối đa khơng thể đạt được chỉ bằng biện pháp canh
tác tốt hay chỉ bằng giống được cải tiến. Khơng có biện pháp canh tác tốt phù hợp thì
tiềm năng năng suất của giống sẽ bị lãng phí; khơng có giống tốt thì lợi ích và hiệu
quả của các biện pháp canh tác không ñạt tối ña.
15


Thành quả chọn tạo giống cây trồng trên phạm vi thế giới ñã nâng cao năng
suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của lồi
người. Điển hình là “ Cách mạng xanh” từ thập kỷ 60 của thế kỷ 20 đã làm tăng vọt
năng suất cây trồng, chủ yếu là lúa mì, lúa nước, ngô do cải tiến kiểu gen kết hợp với
cải tiến kỹ thuật (phân đạm, tưới tiêu, cơ giới hoá). Ở Việt Nam cơng tác giống cây
trồng khơng chỉ góp phần vào việc tăng năng suất, chất lượng mà làm thay ñổi cả cơ
cấu mùa vụ, tính đa dạng của sản phẩm, bảo đảm an ninh lương thực, v.v. . Năng suất

lúa, ngô và nhiều cây trồng khác không ngừng tăng trong nhiều thập kỷ qua.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Lịch sử phát triển của khoa học chọn giống chia ra làm mấy thời kỳ chính?
Vai trị của mỗi thời kỳ?
Câu 2: Để phân biệt giữa các giống nên dựa vào những đặc điểm nào?
Câu 3: Phân loại nhóm giống cây trồng?
Câu 4: Giống cây trồng có những đặc điểm chung nào?
Câu 5: Định nghĩa giống cây trồng, vai trò của giống cây trồng trong sản xuất trồng
trọt?

16


CHƯƠNG 2
TẠO VẬT LIỆU KHỞI ĐẦU TRONG CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG
Giới thiệu:
Nội dung bài giới thiệu về nguồn vật liệu khởi đầu, phân nhóm vật liệu khởi đầu và
cách chọn nguồn vật liệu khởi đầu trong chọn giống cây trồng.
Mục tiêu:
Kiến thức:
+ Trình bàycác dạng biến dị trong chọn giống
+ Trình bày được vật liệu khởi đầu là gì và có vai trị như thế nào, ưu điểm và
hạn chế của các dạng vật liệu khởi đầu
Kỹ năng:
+ Phân biệt được phương thức sinh sản vơ tính và hữu tính của cây trồng
+ Phân biệt được cây tự thụ phấn và thụ phấn chép
Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mĩ
+ Biết vận dụng các ưu điểm của vật liệu khởi đầu vào công tác chọn giống cây
trồng

* Nội dung chương:
1. Biến dị - cơ sở của chọn giống
1.1 Các thể đột biến thực nghiệm
- Đột biến là sự thay đổi đột ngột về vật chất di truyền của tế bào. Đột
biến có thể xảy ra ở gen (mất đi hay thay đổi cấu trúc) hoặc ở nhiễm sắc thể.
- Phân tư ADN là cơ sở quyết định tính di truyền của sinh vật . Dùng một
tác nhân như tia phóng xạ , chất hóa học... tác động thì cấu trúc hóa học của ADN
có thể bị thay đổi, tạo nên hiện tượng đột biến, gọi là đột biến gen.
- Đột biến gen có thể xảy ra ở tất cả mọi loài sinh vật , ở tất cả các loại tế
bào, ở tất cả mọi thời kì sinh trưởng phát triển cây trồng, ở tất cả các gen nhưng
mức độ có khác nhau.
- Trong tự nhiên cũng như trong nhân tạo đều phát sinh hiện tượng đột
biến gen nhưng tỉ lệ đột biến trong tự nhiên thường rất thấp.
- Gây đột biến nhân tạo sẽ tạo ra tỉlệ đột biến cao , tạo ra nguồn biến dị
phong phú phục vụ cho công tác giống ; khả năng tạo giống nhanh ; tạo ra nhiều
dạng hình đa dạng, phong phú phục vụ cho cơng tác giống.
- Tạo giống đột biến có ý nghĩa kinh tế như chín sớm năng suất cao, kháng sâu
bệnh phẩm chất tốt.
Tạo nguồn vật liệu khởi đầu bao gồm cả những đột biến ít có giá trị kinh tế để
lai tạo và tuyển lựa trực tiếp. Có thể tạo ra nguồn biến dị rất phong phú. Có khả năng
tạo ra giống nhanh. Tạo ra nhiều dạng phong phú đa dạng mà bằng các phương pháp
lai tạo khó thực hiện. Tuy nhiên phương pháp tạo giống dột biến cũng có nhược điểm
17


như: Không xác định được hướng biến dị. Phần lớn các biến dị đều có hại .Thơng
thường chỉ khoảng 1/10.000 các biến dị là có lợi.

Hình 2.1: Đột biến NST


18


1.2 Các thể đột biến đơn bội và đa bội
* Đột biến đơn bội:
Cây đơn bội có thể được hình thành từ các phương thức sau:
(1) Sinh sản đơn tính trực tiếp từ tiểu bào tử:
Tiểu bào tử trong túi phấn hay phân lập
Phôi
Cây đơn bội
Cấu trúc dạng phôi (embryoid) phát triển trực tiếp từ hạt phấn. Quá trình này xảy ra
trong bao phấn. Ví dụ: Cà độc dược Datura; Thuốc lá Nicotiana.
(2) Sinh sản vơ tính qua mơ sẹo:
Tiểu bào tử trong túi phấn hay tự do
Chồi
Cây đơn bội hồn
chỉnh (n=1)
Cây hồn chỉnh phát triển từ khối mơ sẹo, khối mơ này thường phát triển ra ngồi bao
Phấn. Ví dụ: lúa (Oryza); Cải (Brassica,…).
(3) Sinh sản đơn tính hỗn hợp: Giai đọan phát triển mô sẹo xảy ra rất ngắn và
khó nhận
Biết. Ví d.: Cà Ðộc duượ (Datura), Cà chua (Lycopersicon).
Xử lý trước khi ni cấy:
Nụ hoặc địng trước khi nuôi cấy được xử lý gây shock bằng cách cắt khỏi cây và để
Nhiệt độ 2-50C trong thời gian 24 - 72 giờ sẽ có hiệu quả. Bản chất của vấn đề là kích
thích do tác dụng của nhiệt độ thấp:
a) Kích thích sự phát triển khơng bình thường của giao tử đực.
b) Tích lũy hạt phấn đơn nhân (ức chế sự phát triển tiếp cận giai đoạn sau).
* Đột biến đa bội:
- Khái niệm: Đột biến đa bội là sự biến đổi số lượng NST ở tất cả các cặp NST

trong tế bào theo hướng tăng thêm số nguyên lần bộ đơn bội và lớn hơn 2n hình thành
các thể đa bội.
+ Tự đa bội: là sự tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội của cùng một loài,
gồm các thể đa bội lẻ 3n, 5n, 7n...và các thể đa bội chẵn 4n, 6n, 8n...
+ Dị đa bội: là hiện tượng cả hai bộ NST lưỡng bội của hai loài khác nhau cùng
tồn tại trong một tế bào. Thể song nhị bội là cơ thể mà trong tế bào có 2 bộ NST 2n
của 2 lồi khác nhau, hình thành từ lai xa và đã qua đa bội hố hoặc lai tế bào sinh
dưỡng khác lồi.
- Ngun nhân: Do tác động của các tác nhân lý hoá hay sự rối loạn của trao
đổi chất nội bào → cho thoi vơ sắc khơng hình thành trong phân bào dẫn tất cả NST
nhân đôi đều không phân li → bộ NST trong tế bào tăng lên gấp đôi.
- Cơ chế phát sinh
Cơ chế phát sinh các thể tự đa bội:

19


Cơ chế phát sinh thể dị đa bội:

1.3 Các biến dị tổ hợp từ lai hữu tính
* Khái niệm
Biến di tổ hợp là biến dị xuất hiện do sự tổ hợp vật chất di truyền của bố mẹ
trong quá trình sinh sản hữu tính. Nguyên nhân tạo biến di tổ hợp là do quá trình giao
phối. Biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu phong phú cho chọn giống và tiến hóa.
* Cơ sở tế bào học
- Q trình phát sinh giao tử : do sự phân li và tổ hợp của các cặp NST tương
đồng trong giảm phân hình thành nhiều tổ hợp gen khác nhau trong giao tử đực và
giao tử cái.
- Quá trình thụ tinh : do sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đực và cái qua
thụ tinh hình thành nhiều tổ hợp gen khác nhau ở thế hệ con cháu.

- Hoán vị gen : do bắt chéo trao đổi đoạn ở kì đầu I giảm phân dẫn đến tái tổ
hợp gen giữa từng cặp NST tương đồng.
* Phương pháp tạo biến dị tổ hợp
Tạo ra biến dị tổ hợp thơng qua hình thức lai giống
Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
* Các bước tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
Bước 1 : Tạo ra các dòng thuần chủng khác nhau rồi cho lai giống.
Bước 2 : Chọn lọc những cá thể có tổ hợp gen mong muốn
Bước 3 : Cho các cá thể có kiểu gen mong muốn tự thụ phấn hoặc giao phối
gần để tạo ra giống thuần chủng.

20


Hình 2.3: Sơ đồ minh họa quá trình chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn
Thành tựu chọn giống từ nguồn biến dị tổ hợp

Hình 2.4: Sơ đồ tạo giống lúa lùn năng suất cao
1.4 Các biến dị soma
Biến dị Soma (biến dị dịng vơ tính) là biến dị nhìn thấy ở thực vật được tạo ra
từ nuôi cấy mô thực vật. Sắp xếp lại nhiễm sắc thể là một nguồn quan trọng của biến
dị này. Thuật ngữ dịng vơ tính là một hiện tượng phân loại rộng, được báo cáo cho
các lồi có mức độ khác nhau, và trong giao phối cùng giống và đồng huyết của thực
vật và hạt giống thuộc cây canh tác và không canh tác. Đặc tính bị ảnh hưởng bao gồm
cả đặc điểm định tính và định lượng.
Biến dị Soma khơng bị hạn chế, nhưng đặc biệt phổ biến ở thực vật được tái sinh từ
mơ sẹo. Các biến dị có thể là kiểu gen hoặc kiểu hình, trong trường hợp sau có thể là
di truyền hoặc biểu sinh có nguồn gốc. Biến đổi gen điển hình là: sự thay đổi về số
lượng nhiễm sắc thể (thể đa bội và thể dị bội), cấu trúc nhiễm sắc thể (chuyển đoạn,
xóa, chèn và trùng lặp) và trình tự ADN (đột biến cơ sở). Một sự kiện liên quan đến

biểu sinh điển hình là methyl hóa gen.
Nếu khơng có thay đổi về thị giác, hình thái rõ ràng, các quy trình sàng lọc thực
vật khác phải được áp dụng. Có cả lợi ích và bất lợi đối với biến dị soma. Hiện tượng
biến đổi cao ở các cá thể từ nuôi cấy tế bào thực vật hoặc chồi tự sinh đã được đặt tên
là biến dị soma.
* Ưu điểm
Lợi ích chính của biến dị soma là cải thiện cây trồng / mùa vụ. Biến dị Soma
dẫn đến việc tạo ra sự biến đổi di truyền bổ sung. Đặc điểm mà biến dị soma có thể
được làm giàu trong nuôi cấy in vitro bao gồm khả năng kháng bệnh pathotoxins,
thuốc diệt cỏ, nồng độ muối cao, độc tính khống sản và khả năng chịu áp lực mơi
21


trường hoặc hóa học, cũng như để tăng sản xuất chất chuyển hóa thứ cấp. Đây cũng
là 1 điều kiện thích hợp để nhân giống các lồi mới.
* Nhược điểm
Một nhược điểm nghiêm trọng của biến dị soma xảy ra trong các hoạt động địi
hỏi sự đồng nhất vơ tính, như trong ngành trồng trọt và lâm nghiệp nơi nuôi cấy mơ
được sử dụng để nhân giống nhanh chóng các kiểu gen ưu tú. Đôi khi dẫn đến kết quả
không mong muốn. Các biến dị được chọn là ngẫu nhiên và không ổn định về mặt di
truyền
Yêu cầu thử nghiệm rộng rãi và mở rộng, không phù hợp với các đặc điểm nông học
phức tạp như năng suất, chất lượng, v.v.
Có thể phát triển các biến dị với hiệu ứng nhiều tính trạng.
2. Vật liệu khởi đầu
2.1. Vai trị của vật liệu khởi đầu trong chọn giống cây trồng
Vật liệu khởi đầu trong công tác chọn giống là những dạng cây trồng hoặc cây
hoang dại được dùng để chọn tạo ra giống mới. Vật liệu khởi đầu có thể là những dạng
cây đã có sẵn trong tự nhiên, nhưng cũng có thể là những dạng mới được tạo ra bằng
các phương pháp khác nhau trong quá trình chọn giống như lai, xử lý đột biến , đa bội

hóa nhân tạo . v .v. Muốn sử dụng tốt vật liệu khởi đầu cần có những hiểu biết nhất
định về các đặc tính sinh học của các dạng vật liệu khởi đầu và về qui luật phân bố
của các loài cây trồng. Chọn giống bắt đầu từ việc lựa chọn vật liệu khởi đầu, do đó
kết quả của việc chọn giống phụ thuộc rất nhiều vào sự phong phú và đa dạng của tập
đoàn vật liệu khởi đầu cũng như vào sự hiểu biết của nhà chọn giống về đặc điểm của
từng giống trong tập đồn. Muốn cho cơng tác chọn giống có hiệu quả thì nguồn vật
liệu khởi đầu phải chứa những cá thể có các kiểu gen hoặc các đặc tính tương ứng với
những tiêu chuẩn chọn lọc khác nhau. Nói một cách cụ thể hơn, để có một giống với
những đặc tính mong muốn như chín sớm, năng suất cao, chống chịu tốt đối với một
số sâu bệnh hay các điều kiện bất lợi của mơi trường nào đó thì nhà chọn giống phải
có trong tay các dạng vật liệu khởi đầu mang những đặc tính q giá đó. Nền nơng
nghiệp hiện đại ngày càng cao có những u cầu cao hơn đối với giống cây trồng, nên
vật liệu khởi đầu ngày càng giữ một vai trò quan trọng hơn trong cơng tác chọn giống.
Chính vì có tầm quan trọng rất lớn, nên việc thu thập nguồn vật liệu khởi đầu được sự
quan tâm đặc biệt của các nhà chọn giống. Ngày nay trên thế giới có nhiều trung tâm
quốc gia và quốc tế sưu tập và bảo quản các tập đồn giống cây trồng có ý nghĩa kinh
tế quan trọng.
- Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRRI), Manila, Philippines .
- Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế (CIAT), Cali, Colombia.
- Viện Nghiên cứu cây trồng quốc tế ở vùng nhiệt đới bán khô hạn (ICRISAT),
Hyderabad, Ấn Độ.
- Trung tâm quốc tế cải thiện giống bắp và lúa mì (CIMMYT), E/Batan, Mexico.
- Trung tâm quốc tế nghiên cứu nông nghiệp vùng khô hạn (ICARDA), Iran,
Libăng, Syri.
- Trung tâm khoai tây quốc tế (CIP), Lima, Peru.
- Viện nghiên cứu nông nghiệp nhiệt đới quốc tế (IITA) Ibadan, Nigeria.
- Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Á Châu (AVRDC), Đài Loan.
22



- Viện trồng trọt tồn Liên bang Xơ Viết (VIR) Liiningrat, Liên Xô.
- Các ngân hàng giống của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).
Để nâng cao khả năng sử dụng các nguồn gen phong phú trong tập đoàn vật
liệu khởi đầu của thế giới, các cơ quan nghiên cứu thường xuyên tổ chức trao đổi với
nhau các nguồn vật liệu khởi đầu. Tập đoàn giống cây trồng và cây hoang dại là nguồn
tài nguyên thiên nhiên vô giá của nhân loại.
2.2 Vật liệu khởi đầu nhập nội
Việc nhập nội các vật liệu khởi đầu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chọn
giống. Theo nghĩa rộng thì nhập nội là đưa giống từ nước ngoài hoặc từ địa phương
khác vào nước mình, địa phương mình. Những đặc tính q của thực vật, như tính chín
sớm, tính chịu rét , chịu nóng, chịu phèn, chịu mặn, kháng sâu bệnh có phẩm chất tốt...
chỉ có thể hình thành trong những điều kiện sinh thái nhất định. Các giống địa phương
mặc dù có nhiều đặc tính quí, thích nghi với điều kiện địa phương, nhưng vẫn không
thể nào thỏa mãn được đầy đủ các yêu cầu ngày càng cao và đa dạng đối với giống
cây trồng của nền nơng nghiệp hiện đại. Chính vì vậy, việc nhập nội giống là một yêu
cầu không thể thiếu đối với công tác chọn giống, nhất là trong điều kiện nước ta, nơi
mà việc sưu tập các nguồn vật liệu khởi đầu vẫn chưa làm được bao nhiêu. Tác dụng
to lớn của vật liệu nhập nội thể hiện qua 3 mặt sau: 1) sử dụng trực tiếp trong sản xuất,
2) chọn ra giống mới trực tiếp từ nguồn nhập nội, 3) dùng làm nguồn vật liệu để lại
gây đột biến, đa bội hóa… rồi từ đó tạo ra giống thích hợp. Nhiều giống cây trồng ở
nước ta ngày nay cũng là những giống nhập nội vào những thời gian khác nhau, như
bắp, cá chua, su hào, bắp cải, khoai tây, thuốc lá, cao su , cad phê, ca cao .v. v. . Một
số vạn vật liệu khởi đầu nhập nội đã được sử dụng có kết quả ở nước ta qua con đường
lai tạo.
2.3 Các dạng vật liệu khởi đầu
Có thể phân các dạng vật liệu khởi đầu thành 2 nhóm : vật liệu khởi đầu tự
nhiên và vật liệu khởi đầu nhân tạo.
* Nhóm vật liệu khởi đầu tự nhiên : gồm các dạng cây hoang dại và các giống địa
phương
Giá trị chủ yếu của nguồn vật liệu khởi đầu hoang dại là ở chỗ chúng có tính

thích nghi rất cao với những điều kiện khắc nghiệt của mơi trường, do có nhiều đặc
tính q như tính chịu hạn, chịu lạnh, chịu mặn, chịu phèn, kháng sâu bệnh . v . v . Các
dạng hoang dại cũng có một số đặc tính bất lợi như năng suất thấp, hạt nhỏ, dễ rụng,
phẩm chất thường kém,…Lai các giống cây trồng với cây hoang dại là hướng quan
trọng nhất trong việc tạo các giống kháng sâu bệnh và chịu đựng khắc nghiệt với điều
kiện môi trường. Các giống địa phương được hình thành dưới tác động tổng hợp của
quá trình chọn lọc tự nhiên và nhân tạo lâu dài trong những điều kiện sinh thái riêng
biệt của từng vùng, nên rất đa dạng về các đặc tính hình thái, sinh học, nơng học. Vì
vậy mà cho đến nay giống địa phương vẫn là nguồn vật liệu khởi đầu quan trọng bậc
nhất trong chọn giống. Các giống địa phương thường do một số dạng hình hợp thành,
nên về đặc điểm sinh học ít đồng nhất. Đối với cây tự thụ phấn, thì giống địa phương
gồm một số kiểu gen đồng hợp tử riêng lẻ, khác biệt nhau bởi những tổ hợp tính trạng
nơng học. Đối với cây thụ phấn chéo thì do có sự thay đổi liên tục kiểu gen giữa các
cá thể, nên mỗi cá thể trong quần thể giống địa phương đều có kiểu gen khác nhau.
23


Nhờ có tính thích nghi cao với điều kiện tự nhiên và điều kiện sản xuất trong
vùng, nên các giống địa phương có khả năng kháng được các loại sâu bệnh chính trong
vùng khá tốt và thường cho năng suất ổn định, tuy khơng cao. Mặt khác do có nhược
điểm năng suất thấp, nên các giống địa phương ít thích hợp với yêu cầu của nền nông
nghiệp hiện đại. Hướng sử dụng các giống địa phương có nhiều triển vọng nhất là lai
chủng với các giống nhập nội có năng suất cao, nhằm tạo ra giống vừa có năng suất
cao vừa thích nghi tốt với điều kiện địa phương. Mặc dù cho đến nay giống địa
phương và các dạng hoang dại vẫn là nguồn vật liệu khởi đầu rất quí trong việc chọn
giống nhưng cùng với sự phát triển của nông nghiệp, các giống địa phương trong sản
xuất thường được thay dần bằng các giống mới có khả năng cho năng suất cao hơn.
Sự thu hẹp diện tích đất hoang làm ảnh hưởng đến khả năng sinh tồn của các lồi
hoang dại. Tình trạng nói trên dẫn đến nguy cơ mất hẳn những nguồn vật liệu quí giá
này. Điều này đặc biệt dễ xảy ra ở các nước chậm phát triển, là những nơi mà các cơ

sở nghiên cứu khoa học còn yếu, trong khi các giống cao sản nhập nội được phát triển
nhanh trong sản xuất. Đó là một sự mất mát lớn lao, và khơng thể nào tìm lại được cái
đã mất. Vì vậy vấn đề nhanh chóng thu thập và bảo quản giống cây trồng địa phương
là một nhu cầu cần thiết cho công tác chọn giống cây trồng hiện nay và trong tương
lai.
* Nhóm vật liệu khởi đầu nhân tạo
Gồm các dạng cây lai, các dòng tự phối của cây giao phấn, các dạng đa bội và
các dạng đột biến nhân tạo
Các dạng cây lai - có thể chia các dạng cây lai làm hai nhóm : dạng lai cùng loài và
dạng lai khác loài. Các dạng lai là nguồn vật khởi đầu ngày càng giữ vai trị quan trọng
trong cơng tác chọn giống. Cho đến nay các dạng lai cùng loài vẫn là nguồn vật liệu
khởi đầu chủ yếu đối với tất cả các loài cây trồng. Việc lai tuy cịn gặp nhiều khó khăn,
nhưng ngày càng được mở rộng. Nhờ có sự tái tổ hợp gen ở các cây lai, nên các quần
thể cây lai có thể cho một số lượng kiểu gen tai tổ hợp hầu như vô tận, làm cơ sở cho
việc chọn lọc. Các dòng tự phối của cây giao phấn - là nguồn vật liệu khởi đầu quan
trọng đối với cây thụ phấn chéo.
Để tạo các dòng tự phối cần phải cho tự thụ cưỡng bức các cá thể của quần thể
cây thụ phấn chéo liên tục trong nhiều thế hệ. Lai giữa các dòng tự phối với nhau hoặc
lai dòng tự phối với giống khác sẽ thu được các hạt lai. Hạt của những tổ hợp lai tốt,
có ưu thế lai cao, được sản xuất ra với số lượng lớn để trực tiếp đem trồng đại trà. Các
dạng đa bội và đột biến nhân tạo - Đây là những nguồn vật liệu khởi đầu được tạo ra
bằng cách tác động lên hạt giống hoặc gây các tác nhân lý hóa học khác nhau, như các
loại bức xạ, nhiệt độ, hóa chất . . . Vai trị của các loại vật liệu khởi đầu đối với công
tác chọn giống trong lịch sử và hiện tại không giống nhau. Trong giai đoạn đầu của
lịch sử chọn giống dạng vật liệu khởi đầu duy nhất được sử dụng là các quần thể tự
nhiên. Sự ra đời và phát triển của di truyền học đã đặt cơ sở lý luận cho việc sử dụng
rộng rãi các quần thể cây lai và các dòng tự phối trong công tác chọn giống. Lịch sử
ứng dụng các nguồn vật liệu khởi đầu là các dạng đa bội và đột biến nhân tạo còn
tương đối mới mẻ và còn nhiều hạn chế.
Tuy nhiên, các nguồn vật liệu khởi đầu

này ngày càng thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà chọn giống đặc biệt là đối với
các loại cây trồng mà nguồn vật liệu khởi đầu tự nhiên đã được tận dụng đến cao độ,
như lúa mì, bắp hoặc đối với các tính trạng ít gặp trong tự nhiên. Cần nhấn mạnh là
24


×