Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THỰC HÀNH: MÔ HÌNH GIẢNG DẠY LUẬTTIÊN TIẾN VÀ MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ TRIỂN VỌNG ÁP DỤNG TẠIVIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.58 KB, 21 trang )

GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THỰC HÀNH: MƠ HÌNH GIẢNG DẠY LUẬT
TIÊN TIẾN VÀ MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ TRIỂN VỌNG ÁP DỤNG TẠI
VIỆT NAM
Hồ Nhân Ái
Giang vien – Khoa Luat Dai Hoc Hue
Nghiên cứu sinh – Khoa Luật, Đại học Monash
1. Giới thiệu
Giáo dục pháp luật thực hành được hình thành và phát triển ở nhiều quốc gia
trên thế giới nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy các kỹ năng thực hành nghề n
ghiệp cho sinh viên luật, nhằm bổ sung cho chương trình đào tạo truyền thống
vốn nặng về lý thuyết. Bằng việc cho sinh viên tiếp cận và thực hành các vụ
việc thực tế với các khách hàng thật dưới sự giám sát và hướng dẫn chặt chẽ của
giảng viên luật và luật sư, giáo dục pháp luật thực hành tạo điều kiện cho sinh
viên trưởng thành về kỹ năng thực hành nghề nghiệp.
Giáo dục thực hành nghề nghiệp được áp dụng cho đào tạo luật tại Mỹ vào
những năm đầu của thập niên 1960, dần dần lan rộng ra toàn cầu như ngày nay 1.
Hiện nay trong nền giáo dục luật ở Mỹ, giáo dục thực hành nghề nghiệp đã trở
thành một bộ phận bắt buộc, chiếm đến 1 năm học của một khóa học luật 3 năm
ở California và chiếm tối thiểu 6 tiến chỉ theo yêu cầu quốc. 2 Ở Việt Nam, trong
bối cảnh giáo dục đại học nói chung và giáo dục đại học ngành Luật nói riêng
đang gặp phải nhiều thách thức trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy và
nội dung chương trình nhằm nâng cao chất lượng, thì mơ hình giáo dục pháp
luật thực hành có thể xem như là một sự lựa chọn cho việc cải cách.
. Bài báo trước hết bàn về mơ hình giáo dục pháp luật thực hành như là một
phương pháp tiên tiến trong giảng dạy Luật ở nhiều nước trên thế giới, sau đó
thảo luận một số vấn đề liên quan đến triển vọng áp dụng mơ hình này ở Việt
Nam.
1

Frank C Bloch, Phong trào giáo dục thực hành luật trên thế giới: đào tạo luật sư cho hệ thống tư pháp, Đại
học Oxford, 2011.


2
Quy định của đoàn luật sư California và đoàn luật sư Hoa Kỳ.
1


Cụ thể, các vấn đề sau được xét thỏ luận trong bài báo: 1) Các khái niệm liên
quan đến giáo dục pháp luật thực hành; 2) Lợi ích của giáo dục pháp luật thực
hành; 3) Sự khác biệt giữa đào tạo kỹ năng thực hành nghề nghiệp ở các văn
phòng thực hành luật (legal clinics) so với ở Trường đào tạo các chức danh tư
pháp (Học viện tư pháp); 4) Những cảm trở về pháp lý đối với sinh viên và
giảng viên Luật trong việc đạ diện cho thân chủ trong q trình tố tụng; 5) Các
khó khăn về tài chính trong việc vận hành văn phong thực hành luật; 6) Vị trí
của giáo dục pháp luật thực hành trong chương trình giảng dạy luật ở các trường
đại học. Bài báo kết luận rằng mơ hình giáo dục pháp luật thực hành vẫn còn
mới mẻ và sơ khai trong hệ thống đào tạo Luật ở Việt Nam, do đó cần thiết phải
có những nghiên cứu sâu hơn về khả năng áp dụng tại Việt Nam tập trung vào
các vấn đề như: (i) Quan điểm của các cơ sở đào tạo Luật ở Việt Nam như thế
nào về mơ hình giáo dục pháp luật thực hành và việc áp dụng tại Việt Nam; (ii)
Nguồn kinh phí để vận hành các văn phòng thực hành luật nếu thành lập và hoạt
động; (iii) Pháp luật Việt Nam có thể sửa đổi theo hướng cho phép sinh viên và
giảng viên Luật đại diện cho thân chủ trong trong quá trình tố tụng; (iv) Cách
thức lồng ghép mơ hình giáo dục pháp luật thực hành vào trong chương trình
giảng dạy luật ở các trường đại học.
2. Giáo dục thực hành luật là một hình thức đào tạo hiện đại và tân tiến.
a. Giáo dục thực hành luật nhằm đáp ứng nhu cầu của cải cách giáo dục
luật
Giáo dục thực hành luật bắt đầu từ các quốc gia phát triển nhằm thực hiện quá
trình cải cách giáo dục luật pháp. Giáo dục thực hành nghề nghiệp được áp dụng
lần đầu cho đào tạo luật tại Mỹ vào những năm đầu của thập niên 1960 rồi dần
dần được phổ biến qua nhiều quốc gia khác. Mặc dù được áp dụng sớm ở Mỹ,

Úc, Canada, Anh, Nam Phi và Ấn Độ 3 từ những thập niên 1960 1970, giáo dục
đào tạo luật mới chỉ được thử nghiệm ở Đông Âu, Châu Mỹ La Tinh, Châu Á,
3

Xem them: Lasky A. Bruce và Prasad M.R.K., Phong trào giáo dục thực hành luật ở Đông Nam Á và Ấn độ Từ góc độ so sánh và các bài học kinh nhiệm, và Frank C. Bloch, Phong trào giáo dục thực hành luật trên thế
giới: đào tạo luật sư cho hệ thống tư pháp, Đại học Oxford, 2011.
2


Châu Phi và khu vực Nam Thái Bình Dương4 vào cuối thập niên 1990 và đầu
thế kỷ 20.5 Trong suốt lịch sử phát triển và hình thành, dù được áp dụng dưới
hình thức bắt buộc hay tự chọn, giáo dục thực hành luật luôn được coi là một
phương pháp hiệu quả và tiến bộ6. Do đó, giáo dục thực hành luật giờ đã trở
thành một bộ phận tất yếu trong chương trình đào tạo của nhiều trường luật trên
thế giới.
Rất nhiều quốc gia trên thế giới đang gặp khó khăn, trở ngại trong hệ thống giáo
dục của mình và đang xem xét giáo dục pháp luật như một lựa chọn để cải cách
hệ thống giáo dục của mình. Nhìn chung, giáo dục pháp luật thực hành có thể
được coi như một phương thức giáo dục tiên tiến, có thể áp dụng đào tạo một
học viên hay một nhóm học viên sử dụng lý thuyết pháp luật và thực hành kỹ
năng áp dụng luật để giải quyết các vấn đề của khách hàng. 7 Giáo dục pháp luật
thực hành là một phương thức giáo dục tiến bộ góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo luật và công bằng xã hội, đặc biệt là trong bối cảnh xây dựng nhà nước
pháp quyền ở nhiều quốc gia.
b. Các hình thức giáo dục pháp luật thực hành
Trong lịch sử hình thành và phát triển, giáo dục pháp luật thực hành đã tồn tại
dưới nhiều hình thức như văn phịng thực hành luật, thực tập ngắn hạn, thực
hành luật tại cộng đồng, phiên tòa giả định, mô phỏng, thực tập nghề. Trong
4


Xem thêm ở chương 2, 4, 5, 6, 7 của Frank C. Bloch, ed, Phong trào giáo dục thực hành luật trên thế
giới: đào tạo luật sư cho hệ thống tư pháp, Đại học Oxford, 2011.
5
David McQuoid-Mason, 1982, Sơ lược về chương trình trợ giúp pháp lý cho Nam Phi, Butterworths, được
trích lại bởi Jeff Giddings, 2008, Xem xét tương lai của giáo dục pháp luật thực hành , Tạp chí luật Griffith,
số17, kỳ1.
6
Tại Mỹ, phong trào giáo dục pháp luật thực hành được “ra đời từ sự xáo trộn của xã hội những năm 1960”
trong khi ở Úc, nhiều giảng viên luật ở các trường đại học “gạch đỏ” vừa được thành lập đã quan tâm đến các
phương pháp mới để cải thiện hệ thống giáo dục luật. Phong trào giáo dục pháp luật thực hành nở rộ ở Anh
trong hoàn cảnh châu Âu hậu 1968, nhằm chống lại ảo tưởng của giới trẻ và các bất mãn lao động mà sau này
thay đổi bộ mặt chính quyền châu Âu, hiệp hội sinh viên và cá trường luật ở Anh đã thành lập các trung tâm tư
vấn pháp lý miễn phí, phát động một phong trào mà sau này dẫn đến những cải cách cơ bản về giáo dục pháp
luật. Ở Canada, phong trào giáo dục pháp luật thực hành được gắn liền với phong trào cung cấp dịch vụ pháp lý
cho cộng đồng và các phong trào đòi hỏi cải cách xã hội và công lý vào những năm 1970. Xem thêm tại:
Giddings Jeff, Burridge Roger, Gavigan A. M. Shelley, và Klein F. Catherine, Làn sóng đầu tiên của giáo dục
pháp luật thực hành hiện đại – Mỹ, Anh, Cânda và Úc, trong cuốn Frank C. Bloch, ed, Phong trào giáo dục
thực hành luật trên thế giới: đào tạo luật sư cho hệ thống tư pháp, Đại học Oxford, 2011.
7
Xem thêm tại: Evans, A.H., Cody, A., Copeland, A., Giddings, J., Noone, M., Rice, S., 2012, Các mơ hình
giáo dục pháp luật thực hành tiêu biểu ở Úc, Đại học Monash, Clayton Vic Australia, trang 1-38.

3


khuôn khổ bài viết này xin chỉ đề cập đến ba loại hình cơ bản và phổ biến nhất
của giáo dục pháp luật thực hành là: văn phòng thực hành luật, thực tập ngắn
hạn và thực hành luật tại cộng đồng.
Văn phịng thực hành luật là hình thức giáo dục pháp luật thực hành phổ
biến nhất tại Mỹ.8 Văn phòng thực hành luật cho phép sinh viên làm việc với

khách hàng về các vụ việc có thật dưới sự giám sát chặt chẽ của các luật sư.
Trong mơ hình này luật sư vừa đóng vai trị là luật sư lại vừa có vai trị như giáo
viên để hướng dẫn sinh viên.9 Mơ hình này giúp cho sinh viên học thơng qua
làm, đồng thời cũng giáo dục về luật cho cả sinh viên lẫn khách hàng. Mơ hình
này được coi là hình thức giáo dục luật pháp thực hành hiệu quả nhất vì sinh
viên được trải nghiệm một mơi trường gần giống với thực tế công việc nhất.
Sinh viên làm việc trong văn phòng thực hành luật thường được gọi là ‘luật sư
sinh viên’ và các luật sư làm việc trong đó đều đã được cấp chứng chỉ làm việc.
Các vụ việc trong văn phịng thực hành luật là đều có thật và do khách hàng thật
yêu cầu giải quyết; tính thực tế cao như vậy cũng giúp sinh viên tiếp thu kiến
thức hiệu quả hơn vì phải chịu trách nhiệm với khách hàng thật.
Thực tập ngắn hạn là một hình thức giáo dục pháp luật thực hành khác..
Còn được biết đến với tên gọi “thực tập tại nơi làm việc” 10, trong mơ hình này
sinh viên được cử đến các cơng ty luật, tổ chức phi chính phủ, các cơ quan cộng
đồng hoặc cơ quan nhà nước để làm việc với tư cách sinh viên-luật sư hoặc cố
vấn pháp lý. 11 Một điểm khác biệt giữa thực tập ngắn hạn và văn phòng tư vấn
luật là địa điểm nơi sinh viên sẽ thực hiện công việc của “luật sư tập sự”. Ngoài
việc thường phải đi xa khỏi trường luật ra, trong mơ hình thực tập ngắn hạn, vai
8

Bergman Paul, 2010, Vài nét về giáo dục pháp luật thực hành ở Mỹ, Tạp chí ngành luật quốc tế, Số 10, trang
109-121.
9
Peter A. Joy, 2012,Cái giá của giáo dục pháp luật thực hành, Tập chí luật học và cơng lý xã hội của đại học
Boston, Số. 32, kỳ 2, trang 309-330.
10
Peter A. Joy, 2012, như trích dẫn ở trên.
11
Trong hệ thống giáo dục pháp luật Việt Nam hiện nay, các cơ quan giáo dục vẫn tổ chức các chương trình thực
tập, kiến tập cho các sinh viên năm thứ 3 và thứ 4 bằng cách cho sinh viên vào làm việc ở các công ty luật, các

công ty hoặc các cơ quan chính phủ. Tuy nhiên, đa phần là sinh viên khơng được phép tham gia trực tiếp vào
các hoạt động hàng ngày của tổ chức, do đó nên việc học các kỹ năng nghề nghiệp cịn hạn chế. Đơi khi sinh
viên kiến thập, thực tập còn phải làm vai trò trợ lý cho nhân viên các cơ quan đó thơng qua việc đánh văn bản,
dọn dẹp văn phòng. Nhiều sinh viên cho rằng những chương trình thực tập như vậy là phí phạm và vơ dụng.
4


trò giám sát và đánh giá thường được chuyển lên cho cơ quan tổ chức thực tập.
Thơng thường thì cơ quan tổ chức thực tập sẽ cử nhân viên đến giám sát sinh
viên luật về một hoạt động đã thỏa thuận với trường đại học. Việc đưa ra nhận
xét và đánh giá về năng lực của sinh viên cũng thuộc về trách nhiệm của nhân
viên giám sát. Ngoài ra, trường luật cũng thường yêu cầu các giáo viên trong
trường thường xuyên liên lạc với cơ quan thực tập để đến thăm sinh viên và thu
thập các ý kiến của cơ quan thực tập về các vấn đề liên quan. Khả năng thành
cơng của chương trình thực thập ngắn hạn phụ thuộc phần nhiều vào mức độ
hợp tác giữa trường đại học và cơ quan thực tapạ. Nếu cơ quan thực tập là một
công ty luật lớn xử lý nhiều vụ việc hay có nhiều khách hàng thì sinh viên sẽ có
cơ hội học được rất nhiều từ thực tập ngắn hạn. Trái lại nếu chương trình thực
tập ngắn hạn khơng giúp cho sinh viên thực hành thì có thể cho sinh viên cảm
giác mình bị “ném vào giữa bầy sói” và khơng học được gì. 12 Vì lý do này nên ở
một số quốc gia, luật pháp quy định phải có một số tiêu chuẩn khi thiết kế và
tiến hành các chương trình thực tập ngắn hạn.13
Một hình thức giáo dục pháp luật thực hành là thực hành pháp luật
đường phố. Thường được biết đến với tên gọi là thực tập pháp luật tại cộng
đồng, hình thức này yêu cầu sinh viên giảng dạy và giúp cho các cộng đồng tiếp
xúc với luật pháp. Trong chương trình thực tập pháp luật tại cộng đồng, sinh
viên luật cũng làm việc dưới sự giám sát của giáo viên hay luật sư nhằm chuẩn
bị kế hoạch cho một chuyến đi tới các cộng đồng. Kế hoạch này bao gồm việc
xác định các lĩnh vực luật sẽ giảng dạy, xác định các cộng đồng sẽ đến thăm,
phân chia vai trò giữa các sinh viên, giảng thử trước khi lên đường và đánh giá,

nhận xét sau khi hồn thành chuyến đi. Các chương trình thực hành luật cộng
đồng giúp xây dựng và nâng cao kỹ năng thực hành cho sinh viên luật như kỹ
năng giao tiếp, thuyết trình, viết bài và quản lý thời gian. Sinh viên tham gia
12

Peter A. Joy, 2012, như trích dẫn ở trên.
Ở Mỹ, tiêu chuẩn 305 của Hiệp hội luật gia Hoa Kỳ yêu cầu trường luật phải chứng minh được rằng mình sẽ
tập trung đủ nguồn lực cho chương trình thực tập ngắn hạn, bao gồm việc huấn luyện và giám sát các giám sát
viên, và phải chứng minh được có mối liên hệ giữa mục đích của chương trình và hoạt động của chương trình.
Xem thêm tại Tiêu chuẩn ABA cho trường luật 2011-2012, Tiêu chuẩn 305, như trích dẫn trong Peter A. Joy,
2012 et al.
13

5


chương trình cũng có nhiều cơ hội để học luật pháp khi ứng dụng vào thực tế, vì
vài chương trình thực hành pháp luật cộng đồng cũng bao gồm cả việc trợ giúp
pháp lý cho khách hàng mang vụ việc của mình đến nhờ.14
c. Lợi ích và giá trị của giáo dục pháp luật thực hành
Để thấy được giá trị mà giáo dục pháp luật thực hành có thể mang đến cho các
trường luật và xã hội Việt Nam, chúng ta phải xem xét các lợi ích mà mơ hình
giáo dục này mang lại:
i)

Giáo dục pháp luật thực hành giúp sinh viên nắm bắt kiến thức tốt hơn

Giáo dục pháp luật thực hành tạo ra môi trường để sinh viên tiếp xúc với các vụ
việc có thực của khách hàng, tạo cho sinh viên cơ hội áp dụng lý luận pháp luật
vào thực tế giải quyết các vụ việc. Kể cả với hình thức mơ phỏng thì tính thực

tiễn của việc hành nghề pháp luật vẫn luôn được quan tâm và nhấn mạnh. Việc
liên kết các vụ việc có thực với các kỹ năng phân tích vụ việc trừu tượng trong
phịng học cũng góp phần nâng cao giá trị giáo dục. Ngồi ra, sinh viên khơng
chỉ được nâng cao nhận thức chung về luật cũng như cách áp dụng pháp luật
mà còn được tiếp cận với vấn đề liệu luật pháp có đủ để giải quyết các vụ việc
ngồi xã hội. Qua đó, sinh viên cũng thấy được các trở ngại chung của cải cách
pháp luật đồng thời cũng nhận ra được những điều luật nào cần được soạn thảo
hay chỉnh sửa lại. Thông qua việc liên kết “luật pháp trong phịng học” với “luật
pháp ngồi xã hơi”, sinh viên sẽ có kiến thức về xã hội và nhu cầu của khách
hàng, từ đó rút ra được cách phục vụ khách hàng và xã hội tốt hơn. Có thể nói
giáo dục pháp luật thực hành dã lấp được một khoảng trống trong giáo dục pháp
luật nói chung bằng việc kết hợp các kiến thức mà sinh viên được học cùng với
việc áp dụng chúng trong thực tế.15
ii) Giáo dục pháp luật thực hành giúp nâng cao kỹ năng hành nghề của
sinh viên
14

Ví dụ như tại Na Uy, JussBuss là một chương trình thực hành luật cộng đồng miễn phí do sinh viên thực hiện.
JussBuss được chia thành nhiều nhóm sinh viên khác nhau, với trọng tâm hỗ trợ các lĩnh vực luật pháp khác
nhau. Trong những chuyến đi của mình, JussBuss tiến hành cả dậy luật và hỗ trợ pháp lý cho các cộng đồng
nghèo và không được bảo vệ. Xem thêm tại />15
Redlich Allen, 1971, Các dấu hiệu của một chương trình thực hành luật, Tạp chí luật học Nam Calìornia, số
44, trang 574-623.
6


Môi trường của giáo dục pháp luật thực hành giúp cho sinh viên nâng cao
các kỹ năng của mình. Ngồi việc tăng cường một số kỹ năng mà sinh viên
được học trong trường như kỹ năng viết và đánh giá, giáo dục pháp luật thực
hành còn nâng cao các kỹ năng làm việc với khách hàng như đàm phán, điều

tra, phỏng vấn, tư vấn, bào chữa, giao tiếp. Các kỹ năng này chỉ có thể được
phát triển tốt thơng qua các hoạt động mô phỏng hoặc tốt hơn nữa là thông qua
làm việc trực tiếp với khách hàng thật. Trong mơ hình “học thơng qua làm việc”
của giáo dục pháp luật thực hành, sinh viên được dạy và hướng dẫn cách sử
dụng các kỹ năng đó. Thơng qua nhiều lần thực hành, sinh viên sẽ được làm
quen với việc làm việc với khách hàng, tiếp xúc với các luật sự khác, đồng thời
cũng nâng cao khả năng làm việc với các tổ chức, cơ quan khác và nâng cao kỹ
năng điều tra và đánh giá các chi tiết của một vụ việc.
Khi cho giáo dục pháp luật thực hành trờ thành một phần bắt buộc của
chương trình giáo dục, sinh viên khi tốt nghiệp sẽ “sẵn sàng làm việc” hơn –
đây là một lợi thế lớn khi tìm việc, kể cả khi sinh viên không định hành nghề
luật sư sau khi ra trường. Việc phát triển kỹ năng nghề nghiệp đem lại nhiều lợi
ích cho sinh viên, cả về kỹ năng chung lẫn kỹ năng nghề nghiệp, cho phép sinh
viên ra trường có thể làm việc cho bất kỳ tổ chức hay nghề nào liên quan tới
luật. Hiên nay, nhiều quốc gia có tiêu chuẩn rất khắt khe về việc tuyển luật sư
mới16 đồng thời do tính chất nghề nghiệp nên chỉ có một số nhỏ sinh viên luật ra
trường có thể trở thành luật sư. 17 Thực trạng này khiến khơng ít người nghĩ rằng
kỹ năng nghề nghiệp là không quan trọng và không cần thiết cho tất cả sinh viên
luật. Quan điểm này là thiển cận vì sinh viên luật khi ra trường dù theo đuổi
16

Có vài lý do không cho phép sinh viên hành nghề luật. Ở nhiều quốc gia, hiệp hội luật sư có yêu cầu rất khắt
khe để được cấp giấy phép hành nghề luật. Thường cũng có cả giới hạn về lượng luật sư mới hàng năm. Rất
nhiều học sinh tốt nhiệp từ trường luật, sau một vài lần không vượt qua được yêu cầu của hội luật sư đã từ bỏ ý
định trở thành luật sư. Xem thêm tại: Matsui Shigenori, 2012, Tương lai của các trường luật: sóng gió phía
trước, Tạp chí giáo dục pháp luật, số 62, kỳ 1, trang 3-31; Chen Thomas Chih-hsiung, 2012, Cải cách giáo dục
luật pháp tại Đài Loan: Liệu Nhật Bản và Hàn Quốc có phải là mơ hình thích hợp?, Tạp chí giáo dục pháp luật,
số 62, kỳ 1, trang 32-65.
17
Tại nhiều quốc gia, do các lý do khác nhau mà luật sư là nghề khó nhưng khơng được trả lương cao. Điều này

khiến sinh viên thường tìm các nghề khác dù tốt nhiệp từ trường luật với bằng cở nhân luật. Việt Nam là một ví
dụ về xu hướng này. Theo một khảo sát gần đây tại các trường đào tạo luật vào năm 2010, có ít hơn 20% sinh
viên luật làm nghề luật sau khi ra trường và nhận bằng.
7


ngành nghề gì thì kỹ năng nghề nghiệp cũng đều có lợi cả. Thực tế cho thấy là
sinh viên được theo học theo mơ hình giáo dục pháp luật thực hành dễ được nhà
tuyển dụng quan tâm hơn; và vì những sinh viên này đã có sẵn nền tảng về kỹ
năng nghề nghiệp nên trong mắt nhà tuyển dụng cũng có nhiều ưu thế hơn so
với các sinh viên khác.
iii)Giáo dục pháp luật thực hành giúp cho người nghèo tiếp cận công lý
Một giá trị quan trọng của giáo dục pháp luật thực hành đem lại cho xã hội là
mô hình này giúp cho người nghèo, hạn chế về mặt tài chính có thể giải quyết
vấn đề pháp lý của mình và tiếp cận với cơng lý. Trong hệ thống giáo dục pháp
luật thực hành ở nhiều quốc gia, việc hỗ trợ pháp lý cho người nghèo thường
được coi là mục đích quan trọng nhất của văn phịng hỗ trợ luật. 18 Trong nhiều
trường hợp, mục tiêu xã hội này cịn quan trọng hơn cả mục tiêu giáo dục, vì
việc giúp cộng đồng tiếp cận dịch vụ pháp luật là một nhân tố quan trọng để
nhận được trợ cấp từ chính phủ cũng như các nhà tài trợ khác khi họ xem xét
việc hỗ trợ tài chính cho các hoạt động của văn phòng thực hành luật.
Trong xã hội, luật pháp được coi như cầu nối đến công lý. Tuy nhiên, khơng
phải ai cũng có thể có đủ khả năng để chi trả cho các dịch vụ pháp luật vì trong
mọi quốc gia, dịch vụ pháp luật là rất đắt. Có thể nói với các đối tượng trên thì
luật pháp và cơng lý là ngồi tầm với. Với giáo dục pháp luật thực hành, gần
như mọi khách hàng của văn phịng thực hành luật là người nghèo hoặc người
khơng có khả năng chi trả cho dịch vụ pháp luật. Để giúp đỡ những người này
một cách tối đa, nhiều văn phòng thực hành luật đã thiết lập cơ chế tài chính của
mình chỉ chấp nhận các vụ việc từ các khách hàng có thu nhập thấp. Ở văn
phịng thực hành pháp luật, sinh viên luật và luật sư 19 đại diện cho những người

khơng được bảo vệ chỉ vì họ nghèo. Do đó, giáo dục pháp luật thực hành khơng
chỉ là một hình thức đào tạo nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên luật
18

Quả thật, ở một vài trường luật thì việc đại diện cho người khó khăn trong văn phịng thực hành luật có thể là
một điều kiện cần để tốn nghiệp. Xem yêu cầu Cardin của trường đại học luật Maryland
www.law.umaryland.edu
19
Giám sát viên của văn phòng thực hành luật thường bao gồm giảng viên luật, giáo sư luật và cá luật sư được
tuyển dụng để giám sát, hướng dẫn sinh viên làm việc với khách hàng và các vụ việc.
8


mà còn là sự thể hiện của triết lý: nhiệm vụ chính của luật sư là phục vụ xã hội
chứ khơng phải phục vụ lợi ích của từng cá nhân. Giáo dục pháp luật thực hành
quả thật là một phương tiện để chia sẻ trách nhiệm xã hội và giúp đỡ người dân.
Ngoài ra, giáo dục pháp luật thực hành cịn góp phần đánh giá mức độ tiếp cận
của pháp luật với người ngheoè, từ đó có thể góp phần làm thay đổi hiến pháp
và các đạo luật, giúp cho người dân tin tưởng và an tâm vào pháp luật hơn.
iv) Giáo dục pháp luật thực hành giúp nâng cao nhận thức của sinh
viên về đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội
Một trong các mục tiêu quan trọng của giáo dục pháp luật là việc giúp cho sinh
viên hiểu về đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội ngay từ khi còn ở trong
trường. Giáo dục pháp luật thực hành được đánh giá là tạo ra một môi trường rất
tốt để xây dựng và nâng cao nhận thức của sinh viên luật về đạo đức cá nhân,
trách nhiệm nghề nghiệp và các quan điểm về công bằng xã hội và công bằng
pháp lý. Sinh viên làm việc trong môi trường thực hành được tiếp xúc với người
nghèo, với các vấn đề bất công cùng các vấn nạn khác của xã hội khi các sinh
viên đó giúp đỡ khách hàng giải queyét các vấn đề pháp lý. Sự tiếp xúc này tạo
ra mong muốn giúp đỡ những người gặp hồn cảnh khó khăn, đồng thời cũng

nâng cao ý thức trách nhiện nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội khi sinh viên tốt
nghiệp và hành nghề luật sư sau này. Giáo dục pháp luật thực hành được đánh
giá là biên pháp tốt nhất để huấn luyện và nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp và
trách nhiệm xã hội của sinh viên luật.
3. Giáo dục luật ở Việt Nam và sự cần thiết phải có giáo dục pháp luật thực
hành

9


Dù ở trong các cơ sở đào tạo lớn hay nhỏ, 20 giáo dục pháp luật ở Việt nam
đều mang tính chất truyền thống trong cả chương trình đào tạo lẫn cách dậy
học.21 Có nhiều ý kiến cho rằng hệ thống đào tạo hiện nay là quá sách vở, lý
thuyết, không cung cấp cho sinh viên các kỹ năng thực tế để hành nghề luật sư
một cách hiệu quả.22 Trong nền giáo dục pháp luật Việt Nam, sinh viên hiếm khi
được học các kỹ năng hành nghề, do đó ít có cơ hội để cống hiến cho xã hội và
thúc đẩy công lý, công bằng xã hội và nguyên tắc pháp quyền. Hệ thống giáo
dục Việt Nam hiện đang rất cần một mơ hình đào tạo thực hành mới mẻ và tân
tiến để dạy các kỹ năng nghề nghiệp, giúp đỡ xã hội và cộng đồng đồng thời
cung cấp các dịch vụ tư vấn và đại diện cho khách hàng về cả hai lĩnh vực tư
pháp và cơng pháp.23 Ngồi ra, nhiều học giả cho rằng giáo dục pháp luật ở Việt
Nam còn khá cứng nhắc, gò ép, và quan liêu, cần phải có đường lối suy nghĩ
mới mẻ và sáng tạo nếu muốn nâng cao chất lượng đào tạo cũng như cho phép
các cơ sở giáo dục nhiều tự do và quyền lực hơn trong việc đào tạo sinh viên
luật.24
Hiện trạng này của giáo dục pháp luật đã được nhắc đến trong Nghị quyết số
48/NQ-TW về Chiến lược cải cách giáo dục, được ban hành bởi Đảng cộng sản
Việt Nam vào ngày 24 tháng 5 năm 2005. Nghị quyết đã thừa nhận rằng việc
đào tạo, huấn luyện các cán bộ pháp lý và các lý thuyết, cơng trình nghiên cứu
về luật vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. 25 Theo đó, sinh viên tốt nghiệp

20

Ở Việt Nam, các cơ sở đào tạo luật thường đa dạng về tầm vóc, tên và cấu trúc: Đại học luật (Đại học luật Hà
Nội và Đại học luật Hồ Chí Minh là hai cơ sở đào tạo luật lớn ở Việt Nam), Học viện Nhà nước và Pháp luật
(Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam), Trường luật
(Trường luật thuộc Đại học Quốc gia Hà nội, Đại học Huế và Đại quốc gia Hồ Chí Minh), Khoa luật (thuộc Đại
học thương mại, Đại học Vinh, Đại học ngoại thương, Đại học Cần Thơ, Đại học Đà Nẵng, Đại học kinh tế quốc
gia Hà nội, Đại học cơng đồn, Học viện ngoại giao, Đại học mở Hà Nội, Học viện an ninh, Học viện cảnh sát
nhân dân, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Đại học an ninh thành phố Hồ Chí Minh, Đại học cảnh sát
nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Hồng Bàng, Đại học Tây Nguyên, Đại học Đà Lạt).
21
Bui Thi Bich Lien, Giáo dục pháp luật trong giai đoạn chuyển đổi ở Việt Nam, trong Gillespie và Nicholson
(eds.), Chủ nghĩa xã hội châu Á và các thay đổi về pháp lý: Cơ cấu đổi mới của Việt Nam và Trung Quốc (Nhà
xuất bản ANU, 2005)
22
Xem thêm tại: Mark Sidel và Nghia Pham Duy (2010), Cải cách và nâng cao giáo dục pháp luật ở Việt Nam,
Một báo cáo chuẩn bị cho UNDP Vietnam.
23
Xem, Mark Sidel và Nghia Pham Duy2010 at al (như trích ở trên).
24
Xem, Mark Sidel và Nghia Pham Duy2010 at al (như trích ở trên).
25
Chiến lược phát triển hệ thống pháp lý của Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 48/NQ-TW, ngày 24
tháng 5 năm 2005.
10


từ các cơ sở đào tạo luật Việt Nam thường yếu kém về các kỹ năng nghề nghiệp
cũng như thiếu các kiến thức cần thiết cho công việc làm luật sư trong tương lai.
Hiện nay Việt Nam vẫn đang tiếp tục quá trình xây dựng một nhà nước pháp

quyền, do đó việc đào tạo một thế hệ luật sư tương lai sở hữu cả kiến thức lý
thuyết lẫn kỹ năng thực hành, lại có đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp tốt là
một mục tiêu quan trọng và tất hiếu. Như một bài phát biểu đã từng khẳng định,
luật sư tốt thì đấu tranh cơng lý cho thân chủ của mình, cịn luật sư giỏi thì tìm
cơng lý cho tất cả mọi người.26
Yêu cầu cải cách nền giáo dục pháp luật ở Việt Nam hiện nay là vô cùng
cấp thiết. Trên thế giới hiện nay, vấn đề cải cách giáo dục pháp luật hồn tồn
khơng phải là mới, hiện hữu ở cả các quốc gia phát triển và đang phát triển như
Mỹ, Canada, Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Inđơnêsia, Pakistan và Ấn
Độ27, do đó Việt Nam cũng khơng phải ngoại lệ. Nhu cầu cải cách giáo dục nhìn
chung xuất phát từ yêu cầu xây dựng xã hội “pháp quyền” ở nhiều quốc gia
26

Lời mời đầu Hội thảo Cầu nối giữa các biên giới – giáo dục pháp luật thực hành được tổ chức tại Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội vào ngày 1 tháng 10 năm 2007, báo cáo tại
/>27
Xem thêm tại: Matsui Shigenori, 2012, Tương lai của các trường luật: sóng gió phía trước, Tạp chí giáo dục
pháp luật, số 62, kỳ 1, trang 3-31; Badrinarayana Deepa, 2014, Thực trạng giáo dục pháp luật của Ấn Độ:
Chặng đường từ NLSIU đến Jindal, Tạp chí giáo dục pháp lý, Số 63, kỳ 3, trang 521; Siddique Osama, 2014,
Giái dọc pháp luật ở Pakistan: Sự thống trị của người thực hành luật và các học giả “bị đe dọa”, Tạp chí giáo
dục pháp luật, Số 63, kỳ 3, trang 499-511; Chen Thomas Chih-hsiung, 2012, Cải cách giáo dục luật pháp tại
Đài Loan: Liệu Nhật Bản và Hàn Quốc có phải là mơ hình thích hợp?, Tạp chí giáo dục pháp luật, số 62, kỳ 1,
trang 32-65; Ajani Gianmaria, 1997,Giáo dục pháp luật ở Nga: Hiện tại và tương lại – Đánh giá về tiêu chuẩn
giáo dục quốc gia về thực hành nghề nghiệp và so sánh với kinh nghiệp cải cách hệ thống giáo dục của châu
Âu, Tạp chí luật Trung và Đơng Âu, Số 3/4, trang 267-300; Jun Zhao and Ming Hu, 2012, So sánh hệ thống
giáo dục ở Mỹ và Trung Quốc, và công cuộc cải cách giáo dục ở Trung Quốc, Tạp chí luật học Suffolk, Số 35;
Oke-Samuel Olugbenga, 2008,giáo dục pháp luật thực hành ở Nigeria: thực tế và khó khăn, Tạp chí luật học
Griffith, Số 17, No. 1, trang 139-150; Moliterno James E., 2013,Tương lai của cải cách giáo dục pháp luật, Tạp
chí luật Pepperdine, Số 40; Bui Thi Bich Lien, Giáo dục pháp luật trong giai đoạn chuyển đổi ở Việt Nam,
trong Gillespie và Nicholson (eds.), Chủ nghĩa xã hội châu Á và các thay đổi về pháp lý: Cơ cấu đổi mới của
Việt Nam và Trung Quốc (Nhà xuất bản ANU, 2005); Chesterman Simon, 2009,Sự tiến hóa của giáo dục pháp

luật: Quốc tế hóa, Đa quốc gia và Tồn cầu hóa, Tạp chí luật Đức, Số 10, kỳ 7; Irish Charles R.,2008, Vài nét
về sự đổi mới giáo dục pháp luật ở Trung Quốc và Việt Nam, Tạp chí luật học quốc tế Wisconsin, Số 25, kỳ 2,
trang 243-254; Wang Tay-Seng, Sự phát triển giáo dục pháp luật ở Đài Loan: Đánh giá về lịch sử của luật
pháp và xã hội trong Steele Stacey và Taylor Kathryn, ed, Giáo dục pháp luật ở châu Á- Tồn cầu hóa, thay đổi
và các thách thức, Routledge, 2010; Biddulph Sarah, Giáo dục pháp lý ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung
Hoa: Câu chuyện cịn tiếp diễn về chính trị và luật pháp trong Steele Stacey và Taylor Kathryn, ed, Giáo dục
pháp luật ở châu Á- Tồn cầu hóa, thay đổi và các thách thức, Routledge, 2010; Kuong Teilee, Giáo dục pháp
luật ở Campuchia: Từ chối dòng chảy của lịch sử trong Steele Stacey và Taylor Kathryn, ed, Giáo dục pháp luật
ở châu Á- Tồn cầu hóa, thay đổi và các thách thức, Routledge, 2010; Parson Jemma và Makruf Jamhari, Giáo
dục pháp luật hồi giáo ở Inđônêsia: truyền thống đang thay đổi trong Steele Stacey và Taylor Kathryn, ed, Giáo
dục pháp luật ở châu Á- Tồn cầu hóa, thay đổi và các thách thức, Routledge, 2010;
11


đang trong thời kỳ chuyển đổi, đang tiến hành cải cách tư pháp và hội nhập tồn
cầu hóa. Trong hồn cảnh của Việt Nam, giáo dục pháp luật là một lĩnh vực
chiến lược cần trợ giúp và phát triển vì nó là thành phần tất yếu cho việc phát
triển một xã hội Việt Nam sống và làm việc theo luật pháp. Giáo dục trong
trường luật là yếu tố cơ bản quyết định chất lượng nhân lực cho toàn bộ hệ
thống giáo dục và tư pháp, dù là thẩm phán, luật sư chính phủ, luật sư tư nhân
hay luật gia tư vấn ở các công ty đi chăng nữa.28
Ở cấp độ quốc gia về luật pháp và chính sách cũng đã có sự nhấn mạnh và
quan tâm vào vai trị quan trọng của giáo dục pháp luật trong các văn kiện của
Đảng cộng sản Việt Nam. Nghị quyết Đảng số 08/NQ-TW ngày 2 tháng 10 năm
2002 về Chiến lược cải cách tư pháp của Đảng cộng sản Việt Nam và Nghị
quyết số 49/NQ-TW ngày 2 tháng 6 năm 2005 có lẽ là hai văn kiện tiêu biểu
nhất nêu rõ tầm quan trọng của giáo dục pháp luật và sự cần thiết phải cải cách.
Cụ thể, Nghị quyết 49/NQ-TW nêu ra rằng:
“…Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo cử nhân luật, đào


tạo cán bộ nguồn của các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp; bồi dưỡng
cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp theo hướng cập nhật các kiến thức mới về
chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội, có kỹ năng nghề nghiệp và kiến thức
thực tiễn, có phẩm chất, đạo đức trong sạch, dũng cảm đấu tranh vì cơng
lý, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa . Xây dựng Trường Đại học Luật
Hà Nội và Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng
điểm đào tạo cán bộ về pháp luật. Xây dựng Học viện Tư pháp thành
trung tâm lớn về đào tạo cán bộ tư pháp…”29
Nghị quyết 48/NQ-TW về Chiến lược cải cách tư pháp, được ban hành bởi
Đảng cộng sản vào ngày 24 tháng 5 năm 2005 còn quy định cụ thể hơn về vấn
đề này. Dự trên tình hình hiện tại của giáo dục pháp luật Việt Nam, nghị quyết
28

Tham khảo, UNDP Bài viết về văn phòng thực hành luật (2008), trích trong Mark Sidel và Nghia Pham Duy
2010 at al.
29
Chiến lược cải cách tư pháp của Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị định số 49/NQ-TW, ngày 2 tháng 6 năm
2005.
12


này yêu cầu việc đảm bảo chất lượng và số lượng của các cán bộ nhà nước và
các nhân viên làm việc với pháp luật thông qua việc “cải tổ” hệ thống huấn
luỵen tư pháp cho cán bộ vốn được nhà nước quản lý; xây dựng Đại học luật
Hà Nội và Đại học luật Hồ Chí minh thành trung tâm lớn đào tạo cán bộ tư
pháp, thường xuyên huấn luyện và cập nhật kiến thức pháp lý cho các cán bộ
thuộc bộ phận nhà nước và quản lý, cụ thể hơn là các cán bộ pháp luật ở các bộ
và các cơ quan; cải tổ hệ thống huấn luyện ở các vị trí tư pháp; và nâng cấp hạ
tầng cơ sở kỹ thuật, hiện đại hóa các thiết bị phục vụ giảng dạy trong các cơ sở
đào tạo pháp luật và huấn luyện tư pháp.30

Ở cấp chính phủ, Nghị quyết chính phủ số 14/2005/NQ-CP ban hành bởi
thủ tướng Phan Văn Khải vào tháng 11 năm 2005 31 đã nêu rõ rằng giáo dục đại
học ở Việt Nam hiện còn đang bất ổn, lộn xộn và không vững chắc, chưa đủ khả
năng đáp ứng các u cầu của q trình cơng nghiệp quá, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế. Nghị quyết cũng khẳng định những yếu kém và bất cập trong cơ
chế quản lý, cơ cấu hệ thống, cơ cấu ngành nghề, mạng lưới cơ sở giáo dục đại
học, quy trình đào tạo, phương pháp dạy và học, đội ngũ giảng viên và cán bộ
quản lý giáo dục, hiệu quả sử dụng nguồn lực và những tiêu cực trong thi cử,
cấp bằng và một số hoạt động giáo dục khác sẽ sớm được khắc phục. Nghị
quyết đã đề ra rằng giáo dục đại học cần được đổi mới một cách cơ bản và tồn
diện.32
Nhìn chung, giáo dục pháp luật các cấp ở Việt Nam vẫn chưa hoàn thiện,
chủ yếu thiên về lý thuyết và khá lạc hậu; do đó, cần phải lập tức có cải cách về
chương trình đào tạo và phương pháp dạy học. Phần tiếp theo của bài viết này
sẽ đánh giá việc áp dụng giáo dục pháp luật thực hành như một ứng cử viên cho
việc cải cách giáo dục pháp luật ở Việt Nam.
30

Chiến lược phát triển hệ thống pháp lý của Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị định số 48/NQ-TW, ngày 24 tháng
5 năm 2005.
31
Nghị quyết chính phủ số 14/2005/NQ-CP, ngày 2 tháng 11 năm 2005, về việc đổi mới cơ bản và toàn diện
giáo dục đại học việt nam trong giai đoạn 2006-2020.
32
Nghị quyết chính phủ số 14/2005/NQ-CP, 2 November 2005, về việc đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại
học việt nam trong giai đoạn 2006-2020.
13


4. Vài nét về giáo dục pháp luật thực hành ở Việt Nam

Trong bối cảnh giáo dục pháp luật ở Việt Nam, như đã nhắc đến ở trên, đã
có vài giải pháp cải cách hệ thống giáo dục và giáo dục pháp luật thực hành là
một trong số đó. Giáo dục pháp luật thực hành đã được áp dụng toàn cầu được
một thời gian33 và được coi là một biện pháp hiệu quả để nâng cao kỹ năng nghề
nghiệp cho sinh viên luật và cùng lúc giúp cho nhóm người nghèo và hạn chế về
tài chính giải quyết các vấn đề pháp lý của mình. Thơng qua các chương trình
giáo dục pháp luật thực hành, sinh viên được đào tạo luật một cách kỹ lưỡng
bằng việc đi tìm cơng lý cho những người nghèo không được bảo vệ, đảm bảo
công lý nằm trong tầm tay của mọi cá thể của xã hội và thơng qua đó sẽ góp
phần xây dựng một trường đại học, một hệ thống công lý, một hiệp hội luật và
một quốc gia vững mạnh hơn.34 Giáo dục pháp luật thực hành buộc sinh viên
phải tích cực tham gia vào quá trình học tập mà sinh viên vẫn có mức độ tự chủ
nhất định về q trình học tập cũng như quan điểm của mình về luật trong thực
tiễn. Do được tiếp xúc với các vụ việc thật và khách hàng thật nên sinh viên
cũng học tập tốt hơn và trưởng thành nghề nghiệp nhanh hơn. 35
Hiện nay ở Việt Nam, giáo dục pháp luật thực hành đã được bắt đầu tiến
hành và được hỗ trợ bởi một vài nhà tài trợ và tổ chức quốc tế như UNDP Việt
Nam, Cơ quan phát triển toàn cẩu của Canada (CIDA), Kết nối biên giới Đông
Nam Á về Giáo dục pháp luật thực hành (BABSEA CLE). Với sự hỗ trợ và giúp
đỡ của các tổ chức này, hiện có khoảng 10 trung tâm thực hành luật được lập ra
ở các cơ sở đào tạo luật trong cả nước.

36

33

Điều này mang lại một khơng khí và

Giáo dục pháp luật thực hành được cho là bắt nguồn từ nước Mỹ vào đầu thế kỷ 20 như là giải pháp cho yêu
cầu về giáo dục pháp luật. Xem thêm tại: Jeff Giddings, 2013, Tăng cường công lý thông qua giáo dục pháp

luật thực hành, Nhà xuất bản Justice, chương 1, trang 5-9.
34
Lời mời đầu Hội thảo Cầu nối giữa các biên giới – giáo dục pháp luật thực hành được tổ chức tại Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội vào ngày 1 tháng 10 năm 2007, báo cáo tại
/>35
Xem H. Brayne, N. Duncan, và R. Grimes, 1998, giáo dục pháp luật thực hành – hình thức học tích cực trong
trường luật, Nhà xuất bản Blackstone, chương 1.
36
Các cơ sở này bao gồm: Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội; Khoa luật Đại học cơng đồn; Khoa luật Đại
học Kinh tế quốc dân; Khoa luật thương mai quốc tế Đại học ngoại thương; Học viện tư pháp; Khoa luật Đại
học Vinh; Khoa luật Đại học Huế; Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh; Khoa luật kinh tế Đại học quốc gia
thành phố Hồ Chí Minh; Khoa luật Đại học Cần Thơ.
14


môi trường mới mẻ cho giáo dục pháp luật ở Việt Nam. Trong giai đoạn bắt đầu
giới thiệu giáo dục pháp luật thực hành, các khoa ngành, sinh viên và các đối
tượng liên quan khác đều rất hứng thú và tham gia tích cực vào các hoạt động
của trung tâm giáo dục pháp luật thực hành. Tuy nhiên, vì các chương trình thực
hành luật này vẫn cịn mới, vừa được triển khai thử nghiệm ở Việt Nam với sự
hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ nươc ngồi nên cũng có các vấn đề và bất cập cần
được giải quyết trước nếu như muốn giáo dục pháp luật thực hành trở thành một
biện pháp cải cách giáo dục tại Việt Nam.
Đầu tiên, hình thức, thuật ngữ và cấu trúc của các văn phòng giáo dục pháp
luật thực hành ở Việt Nam vẫn còn chưa rõ ràng, chưa thống nhất. Việc này là
dễ hiểu vì giáo dục pháp luật thực hành mới được áp dụng ở Việt Nam trong
thời gian gần đây; do đó, một “bức tranh” về giáo dục pháp luật thực hành vẫn
chưa rõ ràng giữa các lãnh đạo cơ sở đào tạo, giáo sư luật, giảng viên luật và các
sinh viên trực tiếp tham gia thực hành. Một lý do khác là do sự thiếu vắng tiếp
xúc với thực tế ở nước ngoài, cũng như thiếu thốn các kinh nghiệp giáo dục
pháp luật thực hành cũng góp phần gây ra vấn đề này. Nhiều người tin rằng hiện

tại có hai loại hình văn phịng thực hành luật ở Việt Nam:
(1) Các trung tâm tư vấn pháp luật được thành lập theo Nghị định
77/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 200837; và
(2) Các văn phòng thực hành luật được thành lập với sự giúp đỡ của các tổ
chức quốc tế.
Tuy nhiên, chỉ một trong hai loại trên được coi là văn phòng thực hành
luật. Xét về bản chất của văn phịng thực hành luật thì có hai vấn đề cơ bản: vai
trò của sinh viên luật và cung cấp dịch vụ pháp luật miễn phí. Một văn phịng
thực hành luật phải dựa trên việc sinh viên làm việc dưới sự giám sát của giảng
viên hoặc luật sư để cung cấp dịch vụ pháp luật miễn phí cho người nghèo và
người khơng được bảo vệ.
37

Vào năm 2008, chính phủ Việt nam ban hành Sắc lệnh 77/2008/ND-CP ngày 16 tháng 7, cho phép các cơ
quan đào tạo và nghiên cứu pháp luật được thành lập các trung tâm tư vấn pháp luật nhằm đóng góp vào việc
cung cấp trợ giúp pháp luật miễn phí cho người nghèo nhằm bảo vệ lợi ích của họ.
15


Theo định nghĩa này, các trung tâm tư vấn pháp luật được thành lập theo
Nghị định 77/2008/NĐ-CP không phải là trung tâm thực hành luật đúng nghĩa
vì các trung tâm này hoạt động chủ yếu nhờ vào các giảng viên luật và các luật
sư; sinh viên có vai trị rất ít hoặc gần như không tham gia. Trong đa số các
trung tâm này thì sinh viên đóng vai trị quan sát hoặc làm trợ lý cho luật sư.
Một khía cạnh khác khiến những trung tâm này không phải là văn phịng thực
hành luật là việc tính phí cho khách hàng. Mặc dù đôi khi các trung tâm tư vấn
pháp luật cung cấp dịch vụ pháp luật miễn phí nhằm phục vụ cộng đồng, đây
khơng phải mục đích chính của những trung tâm này. Để có thể tồn tại và phát
triển, các trung tâm tư vấn pháp luật này dựa chủ yếu vào các khách hàng
thường xuyên trả phí để nhận dịch vụ tư vấn pháp luật. Khả năng thu phí là

nhân tố quan trọng nhất mà các trường đại học xem xét khi tính đến việc mở
trung tâm tư vấn pháp luật. Tóm lại, đầu tiên chúng ta cần phải làm rõ thế nào
mới là trung tâm thực hành luật đúng nghĩa.
Thứ hai, hiện giờ ở Việt Nam, các học giả pháp luật vẫn đang tranh luận
xem liệu hệ thống giáo dục Việt Nam có cần phải có giáo dục pháp luật thực
hành. Một số lãnh đạo các cơ sở đào tạo và giảng viên luật cho rằng Việt Nam
không cần phải có giáo dục pháp luật thực hành vì chỉ có một phần nhỏ sinh
viên luật tham gia hành nghề luật sau khi ra trường, và kỹ năng thực hành luật
chỉ cần thiết với những sinh viên có ý định trở thành luật sư. Hơn nữa, kể cả với
nhóm sinh viên muốn trở thành luật sư thì cũng có một cơ sở có thể đào tạo kỹ
năng nghề nghiệp sau khi sinh viên ra trường là Học viện Tư Pháp. 38 Tuy nhiên,
có nhiều học giả khơng đồng ý với quan điểm này và ủng hộ việc lập ra trung
tâm thực hành pháp luật tại các trường luật, và cho rằng giáo dục pháp luật thực
hành là một lựa chọn tốt để cải cách nền giáo dục pháp luật Việt Nam. Cũng có
khá nhiều lý do để ủng hộ việc mở các trung tâm thực hành luật trong các cơ sở
đào tạo luật ở Việt Nam. Đầu tiên có thể khẳng định là chỉ có một phần nhỏ sinh
38

Judicial Academy, established under the Ministry of Justice, is the only institution in Vietnam has the
authority and mission to provide professional practice training for graduated law students to become lawyers.
This six-month course, with a professional practice training certificate, is considered as a major step for law
students to achieve admission from Vietnam Bar Association for practicing law later as a lawyer.
16


viên luật ra trường ở Việt Nam tham gia hành nghề luật. 39 Với nhứng sinh viên
này thì việc học tập, rèn luyện các kỹ năng thực hành từ các khóa thực tập là rất
có ích và quan trọng cho nghề nghiệp tương lai. Tuy nhiên, kể cả các sinh viên
không hành nghề luật mà theo đuổi ngành nghề khác thì các kỹ năng này cũng
rất bổ ích, cho phép sinh viên có thể theo kịp cơng việc nhanh chóng và hiệu

quả. Trong xã hội hiện đại ngày nay, bất cứ cơng việc nào cũng sẽ địi hỏi những
kỹ năng như giao tiếp, đàm phán, viết bài, điều tra và thuyết trình.
Ngồi ra, về việc học tập tại Học viện Tư Pháp, nhiều người cho rằng việc
giáo dục pháp luật thực hành ở các trung tâm thực hành luật cần được phân biệt
và tránh nhầm lẫn với quá trình đào tạo ở Học Viện Tư Pháp. Đầu tiên là việc
thực hành luật ở các trung tâm là dựa trên người thật việc thật, trong khi phần
lớn quá trình đào tạo ở Học Viện Tư Pháp là dựa trên mô phỏng. 40 Do đó, có thể
nói là trung tâm thực hành luật là hình thức tốt hơn để đào tạo sinh viên về cách
ứng dụng luật pháp thay vì Học Viện Tư Pháp. Hơn nữa, có thể nói rằng sẽ tốt
hơn cho sinh viên nếu được đào tạo kỹ năng thực hành cùng lúc với khi đang
học các lý thuyết về luật pháp tại trường học, vì làm như vậy sẽ giúp sinh viên
dễ dàng liên kiết lý thuyết với thực tiễn, từ đó hiểu sâu hơn về cả hai khía cạnh.
Do đó, khơng nên chờ đến khi sinh viên tốt nghiệp rồi mới đào tạo kỹ năng
nghề nghiệp. Ngoài ra, Học Viện Tư Pháp cũng không thể đào tạo và phát triển
trách nhiệm nghề nghiệp một cách hiệu quả cho sinh viên vì hình thức đào tạo
của học viện này phần lớn là dựa trên các bài giảng và lý thuyết. Nhiều ý kiến
cho rằng chỉ dựa vào giáo viên thì khó mà dạy cho sinh viên về đạo đức được.
Thay vào đó, sinh viên nên được làm việc trong các trung tâm thực hành luật,
làm việc với những người có hồn cảnh về các vấn đề pháp lý, được tiếp xúc
với sự bất cơng trong xã hội, từ đó phát triển trách nhiệm nghề nghiệp và đạo
đức pháp luật. Bằng việc thực hiện công việc này hàng tuần, hàng tháng, sinh
viên sẽ ngày càng trưởng thành về mặt đạo đức hơn. Cuối cùng thì Học Viện Tư
39

Theo thống kê trong nhiều trường luật ở Việt Nam vào năm 2010, có ít hơn 20% sinh viên luật theo đuổi nghề
luật dù cho ngành luật là ngành được nhiều sinh viên chọn hàng năm.
40
Campbell L. Susan, 1991, Thiết kế một chương trình giáo dục pháp luật thực hành, Tạp chí giáo dục hành
nghề luật, Số 9, kỳ 2, trang 121-135.
17



Pháp không thể thay thế trung tâm thực hành luật vì chỉ có các trung tâm này
mới trực đem lại công lý cho xã hội. Cần phải làm rõ rằng giáo dục pháp luật
thực hành ngoài giá trị về đào tạo ra, cịn có giá trị lớn về xã hội thông qua việc
giúp người dân tiếp cận với công lý.
Thứ ba, cần phải xem xét việc sinh viên và giảng viên luật ra tòa đại diện
cho khách hàng trong bối cảnh trung tâm thực hành luật. Khi làm việc trong
những trung tâm này, sinh viên giúp khách hàng xử lý các vấn đề về pháp luật,
và trong một vài trường hợp trực tiếp ra tòa đại diện cho khách hàng. Việc sinh
viên có thể tham gia trực tiếp vào quá trình tố tụng dân sự hay hình sự bằng việc
đại diện cho khách hàng tại tòa là một nhân tố quan trọng trong quá trình hoạt
động của nhiều trung tâm pháp luật thực hành.
Tuy nhiên, trong hiện trạng hệ thống pháp luật Việt Nam, sinh viên không
thể thực hiện chức năng này. Ngay cả giảng viên luật cũng không được tham gia
vào quá trình tố tụng vì giảng viên được coi là viên chức nhà nước, và hoạt
động của giảng viên trong trung tâm thực hành luật không được liên quan đến tố
tụng. Do đó, nếu vấn đề này khơng được giải quyết thì nó sẽ trở thành một cản
trở lớn tới việc triển khai và phát triển giáo dục pháp luật thực hành ở Việt nam.
Thứ tư, cần xem xét kỹ vấn đề tài chính cho giáo dục pháp luật thực hành ở
Việt Nam. Trong phong trào giáo dục pháp luật thực hành trên thế giới hiện nay
vẫn còn nhiều trường luật có các chương trình văn phịng thực hành luật khơng
khả thi thì thiếu tài trợ. Việc vận hành một trung tâm thực hành pháp luật là rất
tốn kém, điều này đã khiến nhiều học giả chỉ trích giáo dục pháp luật thực hành.
41

Nhìn chung thì việc thiết lập một trung tâm thực hành pháp luật với khách

hàng thật là tốn kém vì có tỷ lệ giảng viên và sinh viên cao. 42 Một trung tâm
thực hành luật sẽ chỉ hoạt động được nếu có nguồn tài trợ đảm bảo.

41

Peter A. Joy, 2012, Cái giá của giáo dục pháp luật thực hành, Tạp chí luật và cơng lý đại học Boston, Số 32,
kỳ 2, trang 309-330.
42
Tỷ lệ giảng viên và sinh viên trong văn phòng thực hành luật dao động từ 1:3 đến 1:12. Điều này nghĩa là một
giảng viên chỉ có thể giám sát 12 sinh viên tối đa, và nếu so sánh tỷ lệ này với một lớp học truyền thống có một
giảng viên giảng dạy cho hàng trăm sinh viên, chúng ta có thể tưởng tượng ra việc vận hành một văn phòng luật
thực hành là tốn kém thế nào.
18


Trong bối cảnh Việt Nam, phần lớn các trường đại học cơng lập đều ít
được đầu tư và học phí lại thấp,

43

việc tìm nguồn tài trợ cho trung tâm thực

hành pháp luật lại càng khó khăn hơn. Hiện nay, đa phần các trung tâm thực
hành luật ở các trường đại học hoạt động dựa trên nguồn tài trợ quốc tế. Hiện
giờ vẫn chưa có một nguồn vốn nào đảm bảo cho các trung tâm này. Thực tế,
các nguồn tài trợ quốc tế hiện giờ chỉ đóng vai trị như vốn khởi điểm để xây
dựng trung tâm thực hành luật. Nếu trong tương lai gần, các trường đại học
khơng tìm được nguồn tài trợ khác thì các trung tâm thực hành luật có lẽ là
khơng hoạt động được. Một vài trường đại học đang tìm kiếm giải pháp khác
như tìm cách thu phí của khách hàng – tuy nhiên cách này cũng khơng khả thi vì
nếu khách hàng có khả năng chi trả thì họ sẽ đến các cơng ty luật để có được
dịch vụ pháp lý tốt hơn. Các cơng ty luật đó thường được vận hành bởi các luật
sư mà không bị hạn chế về tố tụng như các trung tâm thực hành luật.

Cuối cùng, vị trí của giáo dục pháp luật thực hành trong chương trình đào
tạo pháp luật cũng cần được xem xét kỹ lưỡng. Liệu có nên đưa giáo dục pháp
luật thực hành vào chương trình đào tạo để trở thành một phần chính thức của
hệ thống giáo dục? Mặc dù giáo dục pháp luật thực hành là một phần tất yếu của
giáo dục trong các quốc gia theo hệ thống common law, các quốc gia khác hiện
vẫn đang trong quá trình hình thành phương pháp giáo dục pháp luật. 44 Trong
vài trường đào tạo luật thì giáo dục pháp luật thực hành đã trở thành một phần
chính thức của chương trình đào tạo bắt buộc cho sinh viên 45 trong khi ở nơi
khác thì giáo dục pháp luật thực hành chỉ là một khóa học tự chọn 46. Kinh
43

Trong hệ thống giáo dục pháp luật hiện tại ở Việt Nam, mức học phí cho cấp học đại học dao động từ 300-500
đô la Mỹ cho một năm học gồn 2 kỳ. Các trường đại học và các cơ sở giáo dụng đã từng phàn nàn về mức học
phí thấp này, và đề nghị tăng học phí để đảm bảo q trình đào tạo và chất lượng giáo dục. Đay cũng là lý do
nhiều cơ sở giáo dục tìm cách tăng lượng sinh viên nhập học mỗi năm và tăng kích cỡ của một lớp học.
44
Bruce A. Lasky và Nazeri Mohamed Norbani, 2011, Phát triẻn và mở rộng giáo dục pháp luật thực hành ở
cấp đại học tại Malaysia: cách thức, phương thức và chiến lược, Tạp chí quốc tế về giáo dục pháp luật thực
hành, trang 59.
45
Trong một số trường luật ở Mỹ, sinh viên buộc phải hồn thành một khóa giáo dục pháp luật thực hành để
được tốt nghiệp. Xem thêm tại: Bergman Paul, 2003, Vài nét về giáo dục pháp luật thực hành tại Mỹ, Tạp chí
nghề luật quốc tế, Số 10, kỳ 1.
46
Trong các trường luật ở Úc, giáo dục pháp luật thực hành là các khóa học tự chọn cho sinh viên nếu sinh viên
muốn xây dựng và tăng cường kỹ năng nghề nghiệp cũng như thử các mơ hình mới hấp dẫn và mới mẻ hơn các
giảng đường truyền thống. Xem thêm tại: Evans Adrian và Hyams Ross, 2008, Đánh giá riêng biệt về các
chương trình giáo dục pháp luật thực hành, các mục tiêu và việc thực hiện các chương trình đó ở Úc, Tạp chí
19



nghiệm ở các nước sử dụng giáo dục pháp luật thực hành vào chương trình đào
tạo đã cho thấy rằng các chương trình thực hành luật cần được trở thành một
phần chính thức của chương trình đào tạo, tuy nhiên khơng cần thiết phải áp
dụng mơ hình khách hàng thật, việc thật cho mọi sinh viên. Ở Việt Nam, vấn đề
này cũng khơng dễ dàng vì cịn nhiều vấn đề khác chưa được giải quyết như
“liệu trường đào tạo luật có cần trung tâm thực hành pháp luật?, “liệu lãnh đạo
trường có sẵn sàng thành lập và vận hành một trung tâm thực hành luật” hay
“liệu có đủ kinh phí cho trung tâm thực hành luật?”. Trong giai đoạn đầu của
giáo dục pháp luật thực hành ở Việt Nam, mô hình này vẫn đang chỉ là một
chương trình tự nguyện vì cộng đồng mà chưa phải là chương trình đào tạo
chính thức cho sinh viên. Sinh viên tham gia vào chương trình vì muốn có trải
nghiệm mới và hấp dẫn hơn lớp học truyền thống; tuy nhiên trong các trung tâm
thực hành luật hiện tại, sinh viên không phải chịu đánh giá hay chấm điểm từ ai.
Do đó, sinh viên khơng có động lực để làm việc và thực hành luật. Nếu giáo dục
pháp luật thực hành trở thành một bộ phận chính thức của chương trình đào tạo,
kể cả chỉ là một mơn học tự chọn thì sinh viên sẽ phải cố gắng hết sức để cạnh
tranh với các sinh viên khác, để được điểm cao hoặc hoàn thành tiến chỉ - do đó
chất lượng dịch vụ của trung tâm thực hành pháp lý cũng cao hơn nhiều. Ngoài
ra, vấn đề tài chính của giáo dục pháp luật thực hành cũng được giải quyết một
phần vì nếu được cho vào chương trình đào tạo luật thì sinh viên sẽ phải trả học
phí để tham gia vào mơn học.
5. Kết luận
Mục đích của bài viết này là để tìm hiểu về giáo dục pháp luật thực hành, đánh
giá các lợi ích của nó với giáo dục pháp luật và xem xét khả năng áp dụng vào
Việt Nam. Giáo dục pháp luật thực hành được giới thiệu vào các trường đại học
Việt Nam trong thời gian gần đây bởi các tổ chức quốc tế, và đã được sự ủng hộ
của lãnh đạo ccs trường đại học, giảng viên luật và đặc biệt là bởi hàng ngàn
luật, Số 17; Campbell L. Susan, 1991, Thiết kế một chương trình giáo dục pháp luật thực hành, Tạp chí giáo
dục nghề luật, Số 9, Kỳ 2; Rice Simon, Tương lai của giáo dục pháp luật thực hành ở Úc, Tạp chí giáo dục

nghề luật, Số 9, kỳ 2; Giddings Jeff, 2003, Giáo dục pháp luật thực hành ở Úc: một góc nhìn lịch sử, Tạp chí
giáo dục pháp luật thực hành quốc tế, Số 3
20


sinh viên. Giáo dục pháp luật thực hành đã đem lại một làn gió mới tới hệ thống
giáo dục pháp luật của Việt Nam. Tuy nhiên, những chương trình thực hành
pháp luật ở Việt Nam hiện giời mới chỉ mang tính chất thử nghiệm, dựa hồn
tồn vào hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của các tổ chức quốc tế. Do đó, chúng thiếu
một nền tảng vững chắc đề phát triển. Để giáo dục pháp luật thực hành có thể
hoạt động hiệu quả và lâu dài ở Việt Nam, cần phải xem xét và giải quyết nhiều
vấn đề quan trọng. Một số vấn đề tiêu biểu cần xem xết là: định nghĩa chính xác
về giáo dục pháp luật thực hành; sự khác biệt giữa đào tạo thực hành ở Học
Viện Tư pháp và ở trung tâm thực hành luật; các quy định rào cản không cho
giảng viên luật và sinh viên được đại diện cho khách hàng; vấn đề tài chính của
trung tâm thực hành luật; và vị trí của giáo dục pháp luật thực hành trong
chương trình giáo dục pháp luật hiện tại.

21



×