Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Trình bày về pháp bất thiện trong việc thiện và ngược lại (đặc biệt là đang tham gia khoa phật học từ xa)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.03 KB, 13 trang )

BÀI THU HOẠCH CUỐI KỲ HK 5
HỌC VIỆN PHẬT GIÁO MÔN: ĐẠO ĐỨC HỌC PHẬT GIÁO
VIỆT NAM TẠI TP. HCM
Họ và tên: Lê Văn Can
Pháp danh: Trí Cường

Khoa: PHTX - K6

Điểm
Bằng số:
Bằng chữ:

Nhận xét của giáo thọ

SBD: TX 6031

LỜI CẢM ƠN
***
Để hoàn thành bài thu hoạch này con xin thành kính tri ân đãnh lễ Hội Đồng điều
hành học- Học viện phật giáo Việt Nam tại Thành Phố Hồ chí Minh và chư Giáo Thọ
sư đã hết lòng dạy dỗ, khích lệ, giúp đỡ cho con trong những tháng ngày theo học giáo
pháp tại Học viện. Đặc biệt con xin thành kính tri ân và đãnh lễ TT.TS. Thích Giác
Hồng, người trực tiếp dạy dỗ, hướng dẫn cho con thực hiện đề tài này. Trong quá
trình thực hiện đề tài, do sở học còn non cạn, chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Kính
mong được sự chỉ dạy thêm từ Giáo Thọ Sư cùng chư Tôn Đức và Chư thiện hữu.
TP.HCM, ngày 22/12/2021.
Học viên: Trí Cường
ĐỀ BÀI
Câu 1: Trình bày về pháp bất thiện trong việc thiện và ngược lại (đặc biệt là đang
tham gia khoa Phật học từ xa)
Trả lời:


Phạm trù bất thiện và thiện là một trong những phạm trù quan trọng trong đạo Phật
nói riêng và các tơn giáo khác nói chúng. Thiện và bất thiện là hai mặt đối lập nhưng
cùng tồn tại song song trong một con người. Vì vậy, ranh giới giữa thiện và bất thiện
nhiều khi khơng rõ rệt, có thể dễ bị hiểu lầm. Trên thực tế, có rất nhiều người đi làm
từ thiện, bằng hình thức ủng hộ tịnh tài hoặc tịnh vật .Song nếu làm ơn giúp người
thường được xem là việc thiện nhưng giúp người làm chuyện gian dối, phi pháp thì
nên xem là việc bất thiện.Để khơng bị hiểu lầm trước hết chúng ta phải hiểu rõ bất
thiện và thiện theo quan điểm của Phật giáo như thế nào?Vậy với góc độ người Phật
tử có duyên lành được ngồi trong mái trường Học Viện Phật Giáo Việt Nam trong việc
học có pháp bất thiện trong việc thiện và ngược lại là gì?Làm sao để chuyển hóa tâm
bất thiện đó theo giáo lý Phật giáo?
Tâm là gì ? Theo văn học Phật giáo thì có 3 từ ngữ đều được hiểu như là Tâm : Ý,
Thức và Tâm. Tùy theo nội dung của giáo lý và nhu cầu xử dụng người ta dùng 3 từ

1


này như một yếu tố nhận thức của tinh thần. Những cái ý tưởng suy lường ở trong đầu
óc thì gọi là "Ý". Cái nhận thức phân biệt tiềm ẩn bên trong , làm nhà kho cho ý tưởng
có chổ dựa để nổi lên thì gọi "Thức". Cái bao hàm tất cả hai phần ý và thức thì gọi là
"Tâm". Vì vậy 3 từ ngữ dùng chung với nhau rất chặc chẽ, đơi khi khơng để ý thì
khơng phân biệt được.Có câu chuyện của Tổ sư Huệ Khả cầu pháp với ngài Bồ đề đạt
Ma tổ sư Thiền Tông. Ngài Huệ Khả hỏi Tổ sư Bồ đề đạt ma rằng :Xin hảy An Tâm
cho con. Tổ trả lời rằng :
Hãy đưa Tâm đây ta an cho.
Huệ Khả thưa :
Con tìm Tâm không được !
Tổ trả lời : Ta đã an tâm cho ông rồi.
Như vậy là xong.....
Ngài Huệ Khả là Tổ sư Thiền bởi vì Ngài thật sự giác ngộ Chơn Tâm là gì, nên mới

làm Tổ. Cịn mình là phàm phu vì mình cũng có chơn tâm mà cứ quen sống với vọng
tâm.Tại sao mình lại quen sống với vọng tâm ? Bởi vì mình chẳng biết chơn tâm của
mình là gì cả?Ví dụ trong việc chia sẻ tài liệu hay bất cứ nội dung trên zalo,
facebook ... mình chưa đọc kỹ nội đã vội vàng bấm nút like ,chia sẻ cho người khác
(nếu nội dung đó là đúng ,có lợi thì đó là việc thiện ngược lại nội dung đó khơng có
đúng,khơng có lợi cho mọi người đó là việc bất thiện).Ví dụ khi nhà trường chưa có
thơng báo về hình thức thi cử ra sao nhưng có một số học viên chia sẻ nội dung không
đúng dẫn đến tâm lý hoang mang cho các học viên khác...không những thế trước khi
vào phịng thi có một số học viên ghi bài giải trên mặt bàn,hoặc giở tài liệu,cho bài
cho coi bạn trong phòng thi ,đây là pháp bất thiện trong việc thiện(bất thiện làm trái
với quy định của học viên chúng ta có thể bị lập biên bản mời ra khỏi phịng thi lúc đó
chúng ta rất buồn và đau khổ,thiện vì mình muốn mình và học viên cùng thi có kết
quả dẫn đến hai người làm được bài ,điều cùng vui..).
Trong bài kinh giáo giới La Hầu La ở rừng Ambala số 61 trong trung bộ kinh ngài
dạy: “Này Rahula, khi Ông muốn làm một thân nghiệp gì, hãy phản tỉnh thân nghiệp
ấy như sau: "Thân nghiệp này của ta có thể đưa đến tự hại, có thể đưa đến hại người,
có thể đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem
đến quả báo đau khổ". Này Rahula, nếu trong khi phản tỉnh, Ông biết: "Thân nghiệp
này, ta muốn làm. Thân nghiệp này của ta có thể đưa đến tự hại, có thể đưa đến hại
người, có thể đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ,
đem đến quả báo đau khổ". Một thân nghiệp như vậy, này Rahula, Ông nhất định chớ
có làm. Này Rahula, nếu sau khi phản tỉnh, ơng biết: "Thân nghiệp này ta muốn làm.
Thân nghiệp này của ta khơng có thể đưa đến tự hại, khơng có thể đưa đến hại người,
khơng có thể đưa đến hại cả hai; thời thân nghiệp này là thiện, đưa đến an lạc, đem
đến quả báo an lạc". Một thân nghiệp như vậy, này Rahula, Ơng nên làm”.Bất-thiệntâm gồm có 12 tâm phát sinh do ayonisomanasikāra: do si-mê biết sai lầm trong tâm
không đúng theo thật-tánh của các pháp.Đức-Phật dạy rằng: “Này chư tỳ-khưu! Nhưlai không thấy pháp nào khác làm nhân của bất-thiện-pháp chưa phát sinh thì phát
sinh, thiện-pháp đã phát sinh, thì bị suy thối như ayonisomanasikāra. Này chư tỳkhưu! Người nào có ayoniso-manasikāra, bất-thiện-pháp chưa phát sinh thì phát sinh,
thiện-pháp đã phát sinh, thì bị suy thối.” Kinh Tất cả các lậu hoặc số 2-trung bộ
kinh. Ayonisomanasikāra phát sinh do 5 nhân:
1- Pubbe akatapđatā: Khơng tích luỹ phước-thiện trong kiếp trước,


2


2- Appaṭirūpadesavāsa: Sống ở nơi khơng thuận lợi (khơng có Phật-giáo).
3- Asappurisupanissaya: Khơng gần gũi thân cận với bậc thiện-trí trong Phật-giáo,
4- Asaddhammassavana: Khơng lắng nghe chánh-pháp của bậc thiện-trí,
5- Attamicchāpanidhi: Tâm biết sai lầm trong các pháp.
Đối lập hoàn toàn phạm trù pháp bất thiện trong việc thiện là phạm trù pháp thiện
trong bất thiện.Như mình soạn bài gửi bài cho đại chúng khơng thấy ai like,hoặc có
người khác lấy bài của mình soạn gửi cho người khác nói do họ soạn khởi tâm sân,làm
bài tiểu luận hỏi xin các bài làm của bạn từ đó mình lấy ý hay bài của bạn bổ xung vào
bài của mình khi có điểm cao hơn khen mình chê bài ,làm bài tiểu luận lấy tài liệu
tham khảo của người khác cố tình khơng trích dẫn nguồn gốc tài liệu rõ ràng cụ
thể.Ngồi ra khi đi học mình có chút kiến thức ,chỉ để chỉ trích người khác,khen mình
trê người,tự cao,tự mãn,thùng rỗng kiêu to...Trong kinh Ví Dụ Con Rắn số 22 trong
trinh bộ kinh Đức Phật dạy có hai hạng người học pháp:
1. Hạng người ngu si
2. Hạng người trí
Người ngu si học pháp đưa người này đến khổ đau. Nên đức Phật dạy: “Chư Tỷ-kheo,
ở đây có một số người ngu si học pháp, như Kinh, Ứng tụng, Giải thuyết, Kệ tụng,
Cảm hứng ngữ, Như thị ngữ, Bổn sanh, Vị tằng hữu pháp, Phương quảng. Sau khi học
các pháp này, họ không quán sát ý nghĩa những pháp ấy với trí tuệ. Những pháp ấy, vì
ý nghĩa khơng được trí tuệ quán sát, nên không trở thành rõ ràng. Họ học các pháp chỉ
vì lợi ích, muốn chỉ trích người khác, chỉ vì lợi ích, muốn khối khẩu biện luận, và họ
không đạt được mục tiêu mà sự học pháp hướng đến. Những pháp ấy vì nắm giữ sai
lạc nên đưa họ đến bất hạnh, đau khổ lâu dài. Vì sao vậy? Này các Tỷ-kheo, vì nắm
giữ sai lạc các pháp”.Hạng người này khi nghe kinh học pháp nhưng không thẩm thấu
được ý nghĩa các pháp, khơng có trí huệ qn sát, khơng có tư duy chơn chánh, chẳng
khác chi người ngu si thiếu trí. Hạng người ngu này học pháp với mục tiêu trau chuốt

ngôn ngữ để tranh cãi hơn thua, hý luận nhằm giúp cho mình cho nổi bậc giữa đám
đơng và ni dưỡng tự ngã của mình. Chính tinh thần học pháp như vậy nên họ đã
khơng thực hiện được mục đích an lạc, hạnh phúc chân thật của cuộc sống và làm chủ
hải đảo tự thân. Bởi họ đã nắm giữ pháp một cách sai lạc nên đưa đến khổ đau. Cho
nên đức Phật gọi hạng người như vậy gọi là hạng người ngu si thiếu trí.Hạng người
thứ hai là hạng người biết học kinh pháp, những lời dạy của đức Phật một cách khéo
léo, không nắm giữ sai lạc, người này hiểu rõ ràng ý nghĩa của chúng như đức Phật
dạy:“Ở đây, này các Tỷ-kheo, một số Thiện nam tử học pháp, như Kinh, Ứng tụng,
Giải thuyết, Kệ tụng, Cảm hứng ngữ, Như thị ngữ, Bổn sanh, Vị tằng hữu pháp,
Phương quảng. Sau khi học các pháp này, họ quán sát ý nghĩa những pháp ấy với trí
tuệ. Những pháp ấy, vì ý nghĩa được trí tuệ quán sát, nên trở thành rõ ràng. Họ học
pháp khơng vì lợi ích muốn chỉ trích người khác, khơng vì lợi ích muốn khối khẩu
biện luận, và họ đạt được mục tiêu mà sự học pháp hướng đến. Những pháp ấy, vì
khéo nắm giữ, nên đưa họ đến hạnh phúc, an lạc lâu dài. Vì sao vậy? Này các Tỷkheo, vì khéo nắm giữ các pháp”.Hạng người trí này biết cách học pháp. Cho nên khi
họ nghe và học kinh, ứng ngữ, giải thuyết… sau khi học pháp này, họ quán sát ý nghĩa
với tâm sáng suốt, không chấp thủ nhằm chuyển hóa tam nghiệp thân khẩu ý và biến
chúng thành nguồn sống như mạch máu của chính mình. Chính vì người thiện nam tử
này học pháp với tuệ tri, nên họ khơng có tâm chỉ trích người khác, khơng có tâm
tranh cãi, đấu đá…. Người này chỉ học pháp, hành trì và tu tập một cách chân chánh.

3


Họ học và tiếp xúc với những lời dạy của đức Phật như thật tuệ tri.Như vậy khi học
giáo pháp, chúng ta cần phải có cái chánh kiến để chuyển hóa những pháp bất thiện
trong tâm thức của chính mình. Bất-thiện-nghiệp là ác-nghiệp nên diệt bằng 7 cách
xuyên suốt là như lý tác ý được nói trong bài kinh Kinh Tất Cả Lậu Hoặc(tri kiến,
phòng hộ, thọ dụng, kham nhẫn,tránh né, trừ diệt, tu tập). Theo quan niệm của đạo
Phật thì do sự xúc chạm giữa các giác quan và các đối tượng tương ứng mà ý thức bắt
đầu sanh khởi và hoạt động gọi là tác ý hay còn gọi là tâm sinh. Thông thường, tác ý

hay tâm sinh hiện khởi theo hai khuynh hướng, hoặc thiện hoặc bất thiện, tùy thuộc
vào thói quen, tập khí hay nghiệp thức riêng biệt của mỗi người. Nếu một người chưa
có nhân duyên học tập và hiểu sâu giáo pháp của Phật hoặc có tập khí nặng về tham,
sân, si thì ý thức sanh khởi theo chiều hướng đưa đến tà kiến hoặc tác ý theo một cách
khiến các bất thiện pháp phát sinh và tăng trưởng. Kinh Phật gọi đó là phi như lý tác ý
(ayoniso manasikàra) hay tâm đặt sai hướng.Trái lại, một người có học tập và hành
sâu về giáo pháp của Phật hoặc tâm thức không nặng về tham, sân, si thì ý thức sinh
khởi theo hướng đưa đến chính kiến hoặc tác ý theo một cách khiến các thiện pháp
sinh khởi và tăng trưởng.Đây được gọi là như lý tác ý (yoniso manasikàra) hay tâm
đặt đúng hướng, nghĩa là việc tác ý hay tâm sinh đúng pháp, đúng tinh thần lời Phật
dạy, có khả năng dứt trừ các lậu hoặc đưa đến đoạn tận mọi khổ đau. Chính do có sự
khác biệt trong cách tác ý hay tâm sinh như vậy nên đạo Phật chủ trương thực tập như
lý tác ý hay đặt tâm đúng hướng. Về cách thức thực tập, bản kinh Sabbàsava Trung Bộ
nhấn mạnh đến việc phải thường xuyên thân cận gần gũi các bậc Thánh hay các bậc
chân nhân để được hướng dẫn học tập Phật pháp cho thật thuần thục. Nhờ thường
xuyên học tập Phật pháp hay những lời khuyên dạy của bậc Giác ngộ mà vị Thánh đệ
tử biết rõ những gì cần tác ý và những gì khơng nên tác ý. Vị ấy theo đúng tinh thần
lời Phật dạy, không để tâm thức của mình duyên theo các vọng tưởng liên hệ đến tự
ngã hoặc thuộc quá khứ, vị lai hay hiện tại khiến rơi vào tà kiến hay ngã chấp.Thay
vào đó, vị ấy tập trung tác ý về thực tại khổ đau của mọi hiện hữu, xem xét nguyên
nhân của khổ đau, lý do đoạn diệt và con đường đưa đến sự đoạn diệt khổ đau. Nhờ
hành trì đúng pháp, nghĩa là khéo tác ý về khổ, khổ tập, khổ diệt và con đường đưa
đến khổ diệt mà vị Thánh đệ tử diệt trừ được các kiết sử như thân kiến, nghi, giới cấm
thủ, tức là các trói buộc phát sinh do chấp ngã, do nghi ngờ và do chấp trước các pháp
tu sai lầm. Bản kinh ghi rõ:“Này các Tỳ-kheo, vị Thánh đệ tử nghe nhiều, được thấy
các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh; được thấy
các bậc chân nhân, thuần thục pháp các bậc chân nhân, tu tập pháp các bậc chân nhân,
tuệ tri các pháp cần phải tác ý, tuệ tri các pháp không cần phải tác ý.Vị này, nhờ tuệ tri
các pháp cần phải tác ý, nhờ tuệ tri các pháp không cần phải tác ý, nên không tác ý các
pháp không cần phải tác ý và tác ý các pháp cần phải tác ý. Và này các Tỳ-kheo, thế

nào là các pháp không cần phải tác ý và vị này không tác ý? Này các Tỳ-kheo, những
pháp nào do tác ý mà dục lậu chưa sanh được sinh khởi, hay dục lậu đã sinh được tăng
trưởng; hay hữu lậu… Hay vô minh lậu chưa sinh được khởi, hay vơ minh lậu đã sinh
được tăng trưởng. Đó là những pháp không nên tác ý và vị ấy không tác ý. Và này các
Tỳ-kheo, thế nào là các pháp cần phải tác ý và vị ấy tác ý?Này các Tỷ-kheo, những
pháp nào do tác ý mà dục lậu chưa sinh không sinh khởi, hay dục lậu đã sinh được trừ
diệt, hay hữu lậu… Hay vô minh lậu chưa sinh không sinh khởi, hay vô minh lậu đã
sinh được trừ diệt, đó là những pháp cần phải tác ý và vị ấy tác ý. Nhờ vị ấy không tác
ý các pháp không cần phải tác ý, tác ý các pháp cần phải tác ý nên các lậu hoặc chưa

4


sinh không sinh khởi và các lậu hoặc đã sinh được trừ diệt. Vị ấy như lý tác ý: ‘Đây là
khổ,’ như lý tác ý: ‘Đây là khổ tập,’ như lý tác ý: ‘Đây là khổ diệt,’ như lý tác ý: ‘Đây
là con đường đưa đến khổ diệt.’Nhờ vị ấy tác ý như vậy, ba kiết sử được trừ diệt: Thân
kiến, nghi, giới cấm thủ” .Nhìn chung, như lý tác ý là một pháp môn tu tập liên hệ đến
sự tiến triển tâm thức; thứ nhất, khiến cho tâm tránh rơi vào vọng tưởng dẫn đến tà
kiến, chỉ chuyên chú vào thực tại khổ đau của ngũ uẩn để xem xét, tu tập, từng bước
đi ra khỏi khổ đau; thứ hai, khiến cho tâm thức sinh khởi và vận hành theo chiều
hướng đúng đắn, nghĩa là khởi nghĩ và nhận rõ các pháp là duyên sinh, vô thường,
khổ, vô ngã, dẫn đến rời bỏ tham ái, chấp thủ, thực nghiệm tâm giải thốt. Vì vậy, việc
thường xun thực tập phương pháp như lý tác ý thì tâm thức sẽ dần dần trở nên
chuyên nhất, định tĩnh, hết vọng động, hết tán loạn, trở nên tỉnh giác, sáng suốt, sắc
bén, thấy rõ sự thật duyên sinh, vô thường, khổ, vô ngã của hết thảy hiện hữu, dẫn đến
tâm giải thoát theo đúng trình tự “nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, thắng trí, giác ngộ,
Niết bàn” như được mơ tả trong các bản kinh thuộc văn tạng Pàli.
Tóm lại, người học Phật khơng phải chỉ học để có nhiều kiến thức, tụng đọc kinh
điển, hay vì mục đích danh tiếng...mà quan trọng hơn là thấu hiểu lời dạy của Đức
Phật và ứng dụng tu tập để giải thoát tất cả mọi đau khổ của mình và người chung

quanh, ứng dụng được kiến thức mình học được trong đời sống thực tế hàng ngày,xa
hơn nữa hướng đến giác ngộ giải thoát mới là mục đích chân chánh của người học
phật.Tránh rời vào trường hợp của tỳ kheo Sati, tỳ kheo Arittha nắm giữ pháp cách sai
lầm khởi lên ác tà kiến dẫn đến gây lên nhiều tổn đức và đau khổ lâu dài,hay tôn
giảTôn giả Đề-bà-đạt-đa tuy là đệ tử Phật, nhưng dùng phần lớn thời gian của cuộc
đời để đi theo Phật và tìm mọi cách phá hoại Phật, thậm chí là muốn giết Phật.Như
người thầy vĩ đại đã dạy: “Xả ly tâm niệm ác,chế ngư khơng say sưa,khơng phóng dật
trong pháp,là phúc lành cao thượng ."( trích kệ ngơn 6- bài kinh hạnh phúc).
Câu 2
a.Trình bày tinh thần tri ân của học viên đối với cuộc sống?
Trả lời:
Lòng biết ơn, hay nói một cách khác là sự tri ân của con người dành cho người và
vạn loài. Chúng ta sinh ra trên cõi đời này, ai cũng mang lấy những ân tình. Đó là
cơng ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, vất vả bao năm để nuôi con khôn lớn từng
ngày. Ngay cả những thành quả hơm nay ta có được là sự hy sinh của lớp lớp thế hệ
cha ông. Truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, bao đời này là truyền thống rất quý
báu, là lẽ sống của tất cả chúng ta.Chúng ta thường nghe tri ân khách hàng, tri ân đối
tác,tri ân cha mẹ,thầy cô,... nhưng lại chưa thực sự hiểu rõ tri ân nghĩa là gì? Và tri ân
có ý nghĩa như thế nào? Tại sao cần phải tri ân cuộc sống ? Nhất là một người phật tử
thường xuyên nhận được những lời giáo huấn của các vị giáo thọ sư,giảng sư,hay sự
giúp đơ động viên từ người thân.Vậy tri ân là gì?Tri ân có nghĩa là gì?Tri ân cái gì?
Làm thế nào để Tri ân...?
Trước hết lịng tri ân, hay lịng biết ơn chính là khi ta ăn một quả ngon, uống một
dòng nước mát trong, ngọt ngào thì ta nên biết ơn người đã khổ cơng vun trồng xây
đắp, để hơm nay ta có hoa thơm, quả, ngọt nước mát để uống, chứ mọi thứ khơng
bỗng dưng mà có được.Những gì chúng ta được hưởng đều có những người phải vất
vả bỏ mồ hơi, cơng sức để chúng ta có được hơm nay. Vì vậy, việc thành kính, tri ân
biết ơn những con người đó là việc nên làm. Đạo Phật trình bày những mối tương
quan chằng chịt trong cuộc sống như thế trong một nguyên lý gọi là “duyên


5


sinh”.Theo nguyên lý duyên sinh, tất cả mọi sự vật, hiện tượng đều khơng thể tự nó
sinh khởi. Sự sinh khởi của mỗi một sự vật, hiện tượng đều là do kết hợp bởi một số
nhân duyên nhất định nào đó, nhưng mỗi một nhân duyên trong số này lại cũng là sự
kết hợp của một số nhân duyên khác nữa. Và vì mối tương quan này được nối dài
khơng giới hạn nên khi xét đến cùng thì tất cả mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ
pháp giới đều có liên quan với nhau, đều nương theo nhau mà sinh khởi và tồn tại.
Giáo điển nhà Phật khái quát ơn nghĩa trong đời thành bốn ơn sâu nặng: Ơn cha mẹ
sanh dưỡng, ơn chúng sanh vạn loại, ơn quốc gia xã hội, ơn Tam bảo thiêng liêng.
Người đệ tử Phật chỉ cần biết ơn và đền ơn thì được người đời kính trọng,được người
trí tán thánh. Cho nên có thể nói, biết ơn và đền ơn là hạnh của Phật. Những người
con Phật tìm về cội nguồn đạo đức và tâm linh, khơng thể thiếu sót hay chểnh mảng
sự đền đáp bốn ơn. Những “chúng sanh biết báo đền” thường được Đức Phật ngợi
khen:
“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc.Bấy giờ Thế Tôn bảo
các Tỳ-kheo:Nếu có chúng sanh biết báo đền, người này đáng kính, ân nhỏ cịn chẳng
qn huống là ân lớn. Cho dù người ấy rời nơi đây ngàn do-tuần, trăm ngàn do-tuần
mà chẳng là xa, vẫn khơng khác gần Ta. Vì sao? Tỳ-kheo nên biết, Ta thường khen
ngợi người biết báo đền.Có các chúng sanh chẳng biết báo đền, ân lớn cịn chẳng nhớ
hà huống nhỏ. Người đó chẳng gần Ta, Ta chẳng gần người đó. Ngay cho họ đắp
Tăng-già-lê ở sát bên Ta, người này vẫn xa. Vì sao? Ta thường chẳng nói về người
khơng báo đền. Thế nên, các Tỳ-kheo, hãy nghĩ báo đền, chớ học không báo đền. Như
thế, này các Tỳ-kheo, nên học điều này.Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui
vẻ vâng làm [1].Sự sống của chúng ta được hình thành từ những mối quan hệ chằng
chịt trong tinh thần đạo lý duyên sinh. Nhờ thấy rõ nhân duyên sinh nên biết rằng một
mình ta thì khơng thể tồn tại, cần phải hàm ơn tất cả từ hữu tình cho đến vơ tình.
Chúng ta được sống hạnh phúc ở đời là nhờ cha mẹ sanh dưỡng, nhờ mọi người trợ
duyên nâng đỡ, nhờ đất nước chở che, nhờ Tam bảo soi đường.Chúng ta cần biết ơn

sinh thành dưỡng dục công lao vất vả của cha mẹ đã sinh ra ta, lo lắng cho ta từ khi
cịn nằm nơi cho tới khi ta trưởng thành, nên vóc nên hình. Khi chúng ta trưởng thành
thì khơng được quên công lao to lớn mà ba mẹ đã dành cho mình, phận làm con phải
báo đáp, hiếu kính với cha mẹ lúc tuổi già, đó mới là đạo làm con, là lịng tri ân, sự
biết ơn cần có của một con người.Tấm gương đức từ phụ Thích Ca Mâu Ni lên cung
trời đao lợi thuyết pháp cho thân mẫu của ngài để trả ơn sinh thành,hay việc Đức Phật
về độ cho cha và di mẫu,vợ, con,những người người trong hồng tộc,chúng sanh , hay
gương hiếu hạnh cua tơn giả Mục Kiền Liên là những tấm gương sáng cho hàng học
học chúng ta học tập và noi theo. Cho nên, đối với cha mẹ phải hiếu kính, đối với
chúng sanh phải thương yêu và quý trọng, đối với đất nước phải trung thành, đối với
Tam bảo phải tín thuận là điều mà Phật tử chúng ta cần nghĩ đến và thực thi trong đời
sống hàng ngày. Đức Phật đã khuyến cáo, nếu mang danh là Phật tử, thậm chí là xuất
gia đi nữa, nếu “Chẳng biết báo đền, ân lớn cịn chẳng nhớ hà huống nhỏ. Người đó
chẳng gần Ta, Ta chẳng gần người đó. Ngay cho họ đắp Tăng-già-lê ở sát bên Ta,
người này vẫn xa”.Bên cạnh đó,chúng ta trưởng thành khôn lớn học được nhiều điều
hay lẽ phải đều do thầy cô giáo dạy dỗ, thầy cô không chỉ chỉ bảo ta tri thức những
điều hay lẽ phải mà còn dạy cho chúng ta biết làm người, biết đối nhân xử thế trong
cuộc sống.Chính vì vậy tri ân các thầy cô giáo là việc nên làm, ngày này sự biết ơn,
lịng tri ân được hiểu theo nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau. Nó thể hiện qua thái độ

6


sống sự thành kính của chúng ta với cha mẹ, thầy cơ, những lớp người đi trước mình,
những người có công với cách mạng. Xung quanh chúng ta thấy được lịng biết ơn,
lịng tri ân được biểu hiện thơng qua hành động ở khắp mọi nơi, là những nhận thức
sâu sắc mà con người cần làm cần ghi nhớ khi làm người sống trong xã hội.Sau khi
thành đạo Đức Phật muốn thuyết pháp ,lúc đó ngài nghĩ đến hai vị thầy ( Vị Thầy đầu
tiên là đạo sĩ Àlàra Kàlama ngài chứng tầng thiền Thức Vô Biên Xứ) và Vị Thầy thứ
hai là đạo sĩ Uddaka Ràmaputta ngài chứng Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ định.Tuy

hai vị thầy này không đáp ứng mục tiêu cầu đạo của ngài nhưng rõ ràng hai vị này đã
giúp ngài trải nghiệm rất nhiều trên con đường giác ngộ ,vì vậy tục ngữ có câu: “Một
chữ cũng là thầy nửa chữ cũng là thầy” Câu châm ngôn bao hàm ý nghĩa sâu sắc nhắc
nhở con người ta phải biết ơn về người Thầy. Hãy nhớ đến những người thầy, người
cô đã chỉ dạy cho bạn rất nhiều điều trong cuộc sống hàng ngày.Chừng đó là chưa
đủ,khi chúng ta bưng bát cơm dẻo thơm, trắng ngần lên để ăn chúng ta cần phải biết
ơn những người đã vun trồng ra hạt gạo tinh khiết đó để chúng ta có cái hưởng thụ.
Đó chính là mồ hôi, công sức, và nước mắt của những người nông dân một nắng hai
sương trên đồng ruộng. Họ đã phải thức khuya dậy sớm vun trồng, cấy hái, trông ngày
trông đêm để làm ra hạt gạo trắng ngần thơm ngon ấy. Chúng ta hôm nay, may mắn
sinh ra vào thời bình, đã khơng cịn tiếng bom rơi, đạn lạc. Ta thụ hưởng trọn vẹn
công lao người xưa trong từng phút giây của cuộc sống này, thật, khơng cịn gì q giá
hơn, xúc động hơn. Nếu ai chưa cảm thấy nền hịa bình của Việt Nam là cao cả, trân
q...thì người đó đã gieo nhân sinh vào quốc độ khơng hịa bình ở nhiều đời sau nữa,
để học lại bài học đạo đức là Lòng biết ơn và Yêu chuộng hòa bình. Xin cảm ơn các
anh hùng, thương binh liệt sĩ, người đã khuất, người còn đây. Tất cả như những vì sao
chói sáng trong đêm, là bằng chứng thép về một đất nước xuyên suốt 4000 năm chưa
bao giờ biết ngơi nghỉ, chưa bao giờ ta cam chịu đầu hàng, nhưng tất cả, cũng chỉ nói
lên một điều, là con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, thật hiền hòa, thật u chuộng
hịa bình. Dân tộc ta sẽ cịn vững mạnh hơn, nếu ai ai cũng sống với nhau bằng đạo lý,
tình thương, bằng lời Phật dạy và tinh tấn tham thiền, để làm chỗ dựa cho rất rất nhiều
quốc gia và sẽ là nơi mà trong tương lai cả thế giới phải quy ngưỡng tìm về, bỏ qua vị
kỉ, màu da, sắc tộc, tơn giáo, đẳng cấp...để nói chuyện với nhau về những giáo lý cao
siêu của Phật Đà đã dạy, về Vô Ngã , Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, và công phu thiền
định mà ngày trước, Đức Phật vĩ đại, tuyệt vời của chúng ta đã nhờ đó mà thành tựu
Phật Đạo. Hàng năm, trên đất nước ta vẫn có những ngày tri ân dành cho các vị anh
hùng thương binh liệt sỹ 27-7, ngày thầy cô giáo 20-11, ngày thầy thuốc Việt Nam 272, ngày quân đội nhân dân Việt Nam 22-12…Tất cả những ngày đấy nhằm tri ân, thể
hiện lịng biết ơn của tồn xã hội với những người luôn hy sinh, công hiến cho quê
hương cho tổ quốc. Với chúng ta là những người trẻ thế hệ đi sau, chúng ta cần phải
ghi nhớ trách nhiệm với bản thân để cố gắng phấn đấu trong học tập,lao động. Phải

ghi nhớ công lao to lớn của thế hệ đi trước tri ân, biết ơn họ vì những gì mình có được
hưởng ngày hơm nay .Gần hai năm nay,Đất nước ta và cả thế giới đau lịng chứng
kiến thảm cảnh khiến chúng ta rơi vào tình trạng nghiêm trọng, với cảnh các bệnh
viện khơng cịn giường trống và thi thể xếp hàng dài trước các cơ sở hỏa táng… bên
cạnh đó ta cũng thấy được sự hy sinh và đóng góp của lực lượng y bác sĩ,những lực
lượng tuyến đầu họ ngày đêm vất vả dành dật sự sống thậm chí có người đã nhiễm
bệnh và ngã xuống,những lực lượng tuyến đầu chống dịch như các chiến sĩ cơng an
qn đội,tình nguyện viên,những mạnh thường qn đã giúp đỡ trong đại dịch vừa

7


qua.Thế nhưng, một số người hôm nay lại đi ngược lại với truyền thống ấy, vong ân,
bội nghĩa, vô ơn với những người đã giúp ta, ông cha ta đã gọi những kẻ ấy bằng câu
tục ngữ “Vô ơn bạc nghĩa” do đó chúng ta phải mạnh dạn phê phán những người có
thái độ như vậy. Cho nên, đối với cha mẹ phải hiếu kính, đối với chúng sanh phải
thương yêu và quý trọng, đối với đất nước phải trung thành, đối với Tam bảo phải tín
thuận là điều mà Phật tử chúng ta cần nghĩ đến và thực thi trong đời sống hàng ngày.
Đức Phật đã khuyến cáo, nếu mang danh là Phật tử, thậm chí là xuất gia đi nữa, nếu
“Chẳng biết báo đền, ân lớn còn chẳng nhớ hà huống nhỏ. Người đó chẳng gần Ta, Ta
chẳng gần người đó. Ngay cho họ đắp Tăng-già-lê ở sát bên Ta, người này vẫn xa”.Là
một phật tử chúng ta phải giữ giới,tu tập để chuyển hóa trạng thái tâm bất thiện,giúp
người,giúp đời,giúp đạo...ví dụ: khi chúng ta mỗi khi ăn cơm thực tập chánh niệm mà
HT Thích Nhất Hạnh hướng dẫn:
1. Thức ăn này là tặng phẩm của đất, trời, của mn lồi và cơng phu lao tác.
2. Xin nguyện ăn trong chánh niệm và với lòng biết ơn để xứng đáng thọ nhận thức ăn
này.
3. Khi ăn, xin nhớ nhận diện và chuyển hóa những tâm hành xấu, nhất là tật ăn uống
khơng có chừng mực.
4. Xin nguyện ăn như thế nào để giảm thiểu khổ đau của mn lồi, bảo hộ được trái

đất và chấm dứt những ngun nhân gây biến đổi khí hậu bất thường.
5. Vì muốn xây dựng tăng thân, ni dưỡng tình huynh đệ và chí nguyện độ đời nên
chúng con xin thọ nhận thức ăn này.[2]
Ăn, uống, chơi, vui vẻ là bản năng của động vật, mặc dù con người cũng là động vật,
nhưng con người khơng chỉ là động vật mà cịn có trách nhiệm và nghĩa vụ với mọi
người,chúng ta nên giữ gìn và quý trọng cuộc sống ngắn ngủi của mình. Hiểu được
việc giữ gìn thời gian, điều kiện hồn cảnh mà chúng ta có, tận dụng tốt những thứ đó,
phát huy được hiệu quả cao nhất, đó mới thực sự là người hiểu được việc hưởng thụ
cuộc sống.Một số người chỉ biết lợi ích trước mắt, những việc đem lại lợi ích cho họ,
họ mới nghĩ đến việc giúp đỡ, cịn khơng có lợi gì với họ, hoặc khơng có liên quan
đến họ, họ sẽ khơng tham gia, khơng thèm giúp đỡ, đó là bởi vì họ q tự tư, cái nhìn
quá thiển cận và quá thực dụng.Nếu mở rộng lịng mình, thay đổi quan niệm, nghĩ đến
lợi ích của cộng đồng, biến hiện thực trở thành thực tế. Biết quý trọng hiện tại, sự
sống, quý trọng thời gian q báu, coi trọng mơi trường mình đang sống, cố gắng
không ngừng tạo phúc cho mọi người trong xã hội. Lúc đó hiện thực khơng cịn xấu
xa nữa. Đáng tiếc có rất nhiều người trong chúng ta sống trên cõi đời này với sự lo
buồn, hối hận và kiêu ngạo, hoặc sống trong mộng tưởng và những hồi niệm, chìm
đắm trong những công lao hiển hách trong quá khứ, chỉ biết hồi niệm về những gì mà
mình đã từng trải qua như thế nào, đã từng làm những gì, mình đã từng đắc ý ở những
đâu. Có người hồn tồn phó thác sinh mạng mình lên vai của con cái họ, hi vọng con
mình sẽ thành cơng, khoe khoang con mình là người thơng minh, lanh lợi. Cả ngày chỉ
biết nói những chuyện khơng đâu với bạn bè, với họ ngày tháng chỉ trôi qua như vậy.
Vậy tại sao chúng ta không biết tận dụng thời gian này để làm việc thiện, những cơng
việc cơng ích, phục vụ xã hội, quan tâm đến mọi người? Như vậy chúng ta không chỉ
đã làm hết trách nhiệm của mình mà cịn khơng để thời gian trơi đi lãng phí.Cuối cùng
quan trọng khơng kém 4 ân trên. Đó là tri ân, ơn Tam bảo lớn hơn tất cả các công ơn
trên cuộc đời này. Vì nhờ nương theo Phật – Pháp - Tăng chúng ta mới biết tu hành,
biết tội phước, nhân quả mà hành trì theo lộ trình của Đức Phật. Hiện tại được vui vẻ,

8



thoát khổ. Vị lai được an lạc, giải thoát. Sự việc này được nói đến trong kinh điển như
sau: "Thật là như vậy, này Ananda! Thật là như vậy, này Ananda! Này Ananda, nếu
do nhờ một người, mà một người khác được quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, thời
này Ananda, Ta nói rằng người này khơng có một đền ơn nào xứng đáng đối với
người kia về đảnh lễ, đứng đậy, chấp tay, về làm những việc thích hợp và về dâng
cúng các sự cúng dường như y, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh.Nếu do
nhờ một người mà một người khác từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà
hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say các loại rượu men, rượu nấu, thời
này Ananda, Ta nói rằng người này khơng có một đền ơn nào xứng đáng đối với
người kia... dược phẩm trị bệnh.Này Ananda, nếu do nhờ một người mà một người
khác đầy đủ tịnh tín bất động đối với Phật, đối với Pháp, đối với Tăng, đầy đủ các
giới luật, thời này Ananda, Ta nói rằng người này khơng có một đền ơn nào xứng
đáng đối với người kia... dược phẩm trị bệnh.Này Ananda, nếu do nhờ một người mà
một người khác khơng có nghi ngờ đối với Khổ, khơng có nghi ngờ đối với Khổ tập,
khơng có nghi ngờ đối với Khổ diệt, khơng có khi ngờ đối với Con Ðường đưa đến
khổ diệt, thời này Ananda, Ta nói rằng người này khơng có một đền ơn nào xứng đáng
đối với người kia... dược phẩm trị bệnh."[3]
Tóm lại,vẫn biết cuộc đời là giả tạm, mọi thứ rồi cũng sẽ trôi đi qua theo lẽ vô
thường , nhưng nếu biết ơn và đền ơn thì cuộc đời này trở nên vơ cùng ấm áp, chan
chứa nghĩa tình. Tri ân là nền tảng đạo đức căn bản của người đệ tử Phật. Lộ trình tu
học vốn dài xa và khơng phải dễ dàng, nên chúng ta hãy bắt đầu từ những cơng hạnh
có thể làm được trong tầm tay của mình: Ln nhớ ơn và dốc lòng đền đáp, từ ơn nhỏ
cho đến ơn lớn quyết không bao giờ quên.Biết tri ân,hiểu và thực tập về sự tri ân là
việc rất cần thiết đối với mỗi người chúng ta nói chúng và đối với người con Phật còn
là phương thuốc tâm linh giúp chúng ta có thể từ phàm nhân trở thành thánh nhân.
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng nói: “Các gốc rễ của tất cả việc tốt đến từ nguồn gốc của
sự hiểu rõ giá trị của lòng tốt”. Hiểu rõ và hành động để mang lại nhiều điều tốt đẹp
hơn nữa trong cuộc sống là trách nhiệm của mỗi con người. Bởi vậy, sống biết ơn

người khác là lối sống cao thượng cần được đề cao và tôn vinh trong cuộc sống
này.Hay cố HT Thích Phổ Tuệ có nói: “Sống được bao nhiêu năm, không phải là
thước đo giá trị của đời người. Vấn đề là sống để thực hiện sứ mệnh gì, mang lại lợi
ích gì cho Đời, cho Đạo. Ngài Trần Nhân Tơng chỉ ở đời có 51 năm, Ngài Pháp Loa
có 47 năm mà cơng nghiệm thì bất khả tư nghì. Tơi trụ thế đến may đã hơn trăm năm,
ở chùa cũng đã gần trăm năm, nghiệp là tu hành, nuôi thân chủ yếu bằng nghề làm
ruộng, chưa từng dám lạm dụng một bát gạo, một đồng tiền của tín thí thập phương,
khi nào chư Phật, chư Tổ cho gọi thì về thơi”.
Câu 3. Trình bày cách tiếp cận của bản thân đến với khoa Phật học từ xa và cách vượt
khó của bản thân trong quá trình học tập.
Trả lời:
Chúng ta thường hay nghĩ rằng người khác may mắn hơn mình, cịn bản thân mình
khơng được như họ, và lấy lý do đó để “biện hộ” cho những thành tựu mà mình chưa
đạt được. Vậy may mắn có tự đến với bạn hay bạn phải tự tìm kiếm nó bởi biết đâu
may mắn đang ở xung quanh mà nó chưa đến với bạn? Khi bất ngờ nhận được một
niềm vui nào đó như vơ tình nhặt được tiền, trúng số, được nhận thưởng,… con người
thường cho rằng mình gặp may mắn. Nhưng thực chất may mắn là gì? Mỗi người sẽ
có một cách định nghĩa may mắn khác nhau. May mắn đôi khi là những điều hết sức

9


bình dị trong cuộc sống qua cách nhìn nhận chủ quan của mỗi người. Bạn được sinh ra
trong một gia đình khá giả, có bố mẹ u thương bạn nghĩ đó là may mắn. Bạn đi thi
gặp đề trúng tủ bạn nghĩ đó là may mắn. Bạn vừa đủ điểm để đậu vào trường đại học
mong muốn bạn nghĩ đó là may mắn. Bạn có một cơng việc ổn định với mức lương
vừa đủ sống bạn nghĩ đó là may mắn...May mắn có hai dạng: may mắn ngẫu nhiên và
may mắn do con người tạo ra.Vậy cá nhân con có nhân duyên may mắn như thế nào
khi đến với khoa Phật học từ xa?Trong q trình học con có gặp những khó khăn gì
khơng và nếu có khó khăn,con đã làm gì để vượt qua khó khăn ấy?

Trong một lần về chùa quét lá, ngôi chùa mà thỉnh thoảng lúc dảnh con tới tụng kinh
với quý thầy,quý sư cô . Tại đây con gặp một vị sư cô trẻ. Vị sư cơ đó nghe từ anh bảo
vệ con hay vơ chùa quét lá và thỉnh thoảng có tới tụng kinh nên muốn gặp để hỏi
thăm. Khi tiếp xúc, con rất có ấn tượng về vị sư cơ trẻ với nụ cười hiền hậu, đơn giản,
mộc mạc. Qua những lần tiếp xúc, con được biết vị sư cơ đó đang học cử nhân Phật
học từ xa khóa 5, nên cơ gợi ý con lên mua hồ sơ và đăng ký học . Nhận thấy chi phí
học phí khơng cao lắm,và do tính tị mị nên con đăng ký và nộp hồ sơ nhập học. Điều
kỳ lạ là trong thời gian đó, tự nhiên con cảm thấy khao khát được làm sinh viên,được
gần gũi những người xuất gia.Con chợt nhớ đến có một lần mình có hỏi một q thầy
học ở trường trung cấp phật học bên quận 9 ,trường chỉ đào tạo tăng ,ni không nhận
học viên là cư sĩ,con tự hỏi phải chăng đây là nhân duyên? Nghĩ như vậy nên con nói
với vị sư cơ, và đề nghị rằng, nếu được đi học thì con nhờ sư cơ giúp mình trong việc
học.Sư cơ nhận lời, khiến con vui và xúc động đến phát khóc.Có thể nói, việc gặp sư
cơ là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời khi con đến với phật pháp.Sau ba lần đi lại
trong ba lần đó có hai lần trời mưa rất lớn với những thiếu sót về hồ sơ lúc đó con tự
nhủ tất cả là thử thách và cuối cùng hồ sơ của con đã được học viện chấp nhận .Khi đi
học vì ở xa lên khơng có cơ hội được tới trường ,bài vở lại rất nhiều,mà tính chất cơng
việc thì rất bận rộn,lại chưa có kiến thức về phật pháp nhiều lên học các môn liên quan
tới phật giáo rất là lo ngại về việc thi cử...lúc đó con cảm thấy chán trường và trở lên
lười biếng , khi thi nhận điểm kém trong các bài kiểm tra, con lo sợ thi cử,sợ xấu hổ
với mọi người vì thế con muốn trì hỗn việc học lại.Lúc ấy con đặt ra nhiều câu hỏi
như tại sao,lý do gì mình khơng được,tại sao các bạn cũng học được mình thì
khơng..Con xem một vài clip về tạo động lực cho bản thân và may mắn Con cũng đọc
được những bài báo viết về về những tấm gương học sinh nghèo vượt khó, vượt qua
mọi nghịch cảnh của cuộc đời không bao giờ chịu khuất phục trước cuộc sống nghèo
khổ, thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần, họ có niềm tin để vượt qua, nỗ lực phấn đấu
học tập thật giỏi để trở thành những con người thành cơng, thốt nghèo đổi mới cuộc
đời mình, hướng tới một tương lai tươi sáng hơn.Con chợt nghĩ đến những em cùng
trang lứa, được bố mẹ sắm nào xe đạp điện, ngồi lên là đi không mất nhiều công sức
và thời gian để đi đến trường và nhiều em gia đình có điều kiện là được mua xe phân

khối lớn nhỏ đến trường, thế nhưng lại không biết trân trọng những điều mình có lại
chểnh mảng học hành, đua địi thói hư, tật xấu. Chính vì thế mà cá nhân con lại càng
thấy cảm mến các em đó hơn. Mỗi một tấm gương vượt khó mang đến cho con những
bài học quý giá, những câu chuyện đó thúc đẩy, cổ vũ tinh thần, từ đó con suy nghĩ
tích cực hơn và tự nhủ sẽ cố gắng học .Trước tiên con sắp xếp lại thời gian biểu hàng
ngày của mình,thời gian nào làm việc,thời gian nào học,nghỉ ngơi .Con lên website
của học viện tải file mp3 rồi chép vào thẻ nhớ điện thoại tranh thủ những rửa chén,rặt
đồ,nằm nghỉ mở lên nghe những chỗ nào không hiểu ghi ra vở ngày mai có dịp hỏi

10


các học viên trong lớp.Những tài liệu môn học file world rất nhiều lên con dành thời
gian sắp xếp lại ý chính mà mình thấy là cần thiết rồi in ra để đọc,khi có đề cương ơn
thi con chủ động soạn bài liền và tham khảo gửi các bạn coi dùm ,chủ động ơn
trước.Ngồi ra con cũng thường xun tham gia buổi học zoom do lớp tổ chức từ đó
việc học khơng cón cảm thấy khó khăn như trước .Nhờ vậy sang học kỳ II kết quả
điểm thi có tốt hơn học kỳ I ,nếu như học kỳ trước thi lại 2 môn sang kỳ sau thi lại
một môn nghĩ cảm thấy rất vui và tụ nhủ mình sẽ cố gắng hơn nữa mình sẽ làm được
trước hết là khơng để thi lại mơn nào ,sau đó đem kinh nghiệm học bài của mình chia
sẻ cho bạn gặp trường hợp như vậy.Không chỉ bản thân cố gắng thay đổi cách
học,việc học ,cá nhân con có may mắn chọn mơn kinh trung bộ thay vì mơn TNPP
Tiếng Anh .Khi được học lời kinh được cho là gần gũi nhất với lời dạy của Đức
Phật ,cùng với những bài giảng sâu sắc,ý nghĩa của giáo thọ .Con cũng thay đổi chút ít
cái hiểu về phật pháp(như vấn đề ăn chay,ăn mặn,phật A di đà ,niệm phật.. mà trước
kia mình có nghe các vị giảng sư giảng mỗi người một kiểu dấn đến hoang mang),con
cố gắng đem lời dạy trong kinh ứng dụng trong cuộc sống như bảy phương pháp đoạn
trừ phiền não(kinh tất cả lậu hoặc) hay kinh niệm xứ con thấy trong cuộc sống hàng
ngày gặp những nghịch cảnh mình thấy được trạng thái tâm ,hành động,lời nói bất
thiện trái với lời phật dạy và cố gắng điều chỉnh ở những lần sau.Kết quả mình khơng

dám tự nhận nhưng một số người trong công sở và một số khác trong đạo tràng có
nói:Từ khi thấy em đi học em có khác,làm gì thấy nhẹ nhàng.Đây có lẽ là yếu tố quan
trọng để con có động học nhiều hơn ,dù con biết rằng lời nhận xét đúng hay không
đúng nhưng bản thân mình mình thấy có nhiều phút giây an lạc ,từ khi đi học bớt xem
ti vi,đi uống cà phê nói chuyện phù phiếm,thay vào đó đọc bài,học kinh,tập thiền .
“Hạnh phúc khơng phải điểm đến mà là hành trình chúng ta đang đi”. Câu nói này vơ
cùng đúng đắn và mang nhiều ý nghĩa sâu xa. Trong cuộc sống, chúng ta sẽ phải trải
qua nhiều khó khăn, gian khổ, khi chúng ta vượt qua những thử thách đó, ta sẽ đến
được bến bờ của hạnh phúc. Bởi vậy có thể nói: đời người là cuộc hành trình vượt qua
những thử thách. Xã hội luôn phát triển, nếu con người không cố gắng vươn lên, nỗ
lực, cố gắng sẽ bị thụt lùi về sau và sớm muộn cũng bị đào thải khỏi vòng xoay của xã
hội. Mỗi con người cần phải có ước mơ thì mới có ý chí vươn lên, sống tốt hơn thì
mới trở thành cơng dân có ích giúp đất nước giàu đẹp. Trên con đường chinh phục ước
mơ, thành cơng chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn và những vấp ngã, sau khi đứng lên
sau vấp ngã, khó khăn đó chúng ta sẽ rút ra nhiều bài học q giá cho bản thân, từ đó
tích lũy được kinh nghiệm sống, hồn thiện mình. Có rất nhiều tấm gương về thành
công mà chúng ta cần học tập trong đó khơng thể khơng nhắc đến Đức phật, người đã
vượt qua nhiều khó khăn gian khổ để mang lại hạnh phúc cho chúng sanh ,nhân loại.
Quan sát cuộc đời của Đức Phật từ thuở thiếu thời cho đến năm hai mươi chín tuổi,
chúng ta có thể thấy được nơi Đức Phật là một con người đặc biệt so với bao nhiêu
con người khác. Cuộc sống của Ngài có được tất cả những gì mà hết thảy mọi người
đều ham muốn và suốt đời tìm kiếm nhưng những thứ đó khơng bao giờ cám dỗ được
Ngài.Từ một vị Đông cung thái tử được mọi người trên từ vua chúa quan lại dưới đến
hàng dân dã thảy đều yêu kính ngưỡng mộ, sống trong cảnh nhung lụa lầu son gác tía,
giữa vợ đẹp con xinh và tương lai sẽ là người kế thừa vương vị, cai trị cả một vùng trù
phú Ca-tỳ-la-vệ, Ngài hốt nhiên trở thành một con người không chút quyền uy thế lực,
khơng bà con thân thích, khơng sở hữu bất cứ vật chất nào, rày đây mai đó sống nhờ
vào lòng hảo tâm của mọi người. Sau khi xuất gia, Ngài đến Khổ hạnh lâm là một

11



quãng thời gian dài nỗ lực tu tập không biết mệt mỏi khơng tiếc thân mạng. Có lúc
Ngài nhịn ăn hàng tuần; có lúc đêm này qua đêm khác Ngài chưa từng chợp mắt; có
lúc Ngài ngồi trên gai bố giữa cái nóng hừng hực của sa mạc hay giữa những đêm tối
đột ngột thay đổi thời tiết sương lạnh rét buốt kinh hồn; có những lúc giữa đêm khuya
thanh vắng tiếng gào thét của ma vương tìm mọi cách hù dọa, hay giữa ban ngày
những loài cọp beo rắn rít muỗi mịng tìm mọi cách quấy phá. Sức khổ hạnh của Ngài
vượt quá mức tinh cần, đã tàn phá thân thể. Đâu cịn hình bóng cao lớn với khn mặt
sáng rực nước da vàng mịn màng óng ả của vị hồng tử Tất-đạt-đa ngày xưa, mà giờ
đây chỉ cịn một vị đạo sĩ với hình trạng thật khiếp sợ. Ngài chỉ còn da bọc xương với
xương đầu nhọn lên, da đầu nhăn nhúm, hai bên má hóp sâu, cặp mắt như hai hố thẳm,
các đốt xương ngực và xương sườn hiện rõ từng cái, bụng ép lại như đang cố thóp
chặt, hai tay hai chân thì như cây sậy. Giữa tình trạng đầy nguy ngập như thế lại cịn
xảy ra bao cảnh chướng ngại, các loài ma đến khuyên Ngài từ bỏ lối tu trở về sống
cảnh xa hoa hưởng thụ. Thế mà Ngài vẫn khơng chút sờn lịng nhụt chí khẳng định
sức kiên trì và lập trường vững chắc trong con đường tu hành của mình cho đến khi
giác ngộ .Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn cịn có nhiều người sống khơng có ước mơ,
khơng biết phấn đấu vươn lên, chỉ ỷ lại, dựa dẫm vào người khác, khơng biết tự làm
chủ cuộc sống của mình hoặc khi vấp ngã thì nản chí,… những người này sẽ khơng có
được thành cơng, sẽ sớm bị xã hội đào thải; đáng bị xã hội chỉ trích, phê phán. Mỗi
chúng ta cần có suy nghĩ và hành động đúng đắn để cuộc sống của mình thêm tốt đẹp
hơn và sớm đạt được thành công như chúng ta mong muốn.Hiện nay, hầu hết mọi
người trên thế giới đều đang theo đuổi sự thỏa mãn về vật chất, tuy nhiên cuộc sống
vật chất chỉ làm cho ngũ quan chúng ta bị kích thích, tê liệt, không thể khiến cho trái
tim của chúng ta được trong sạch, cũng không thể khiến cho chúng ta cảm thấy sự
tồn vẹn. Bởi sự hưởng thụ và kích thích của vật chất chỉ tạm thời, an ủi mình trong
thống chốc, khi qua đi nó sẽ để lại khoảng trống vô biên trong tâm hồn. Để bù đắp
khoảng trống đó, Có người dùng nghệ thuật để nâng cao tinh thần, có người dùng tư
tưởng hoặc quan niệm triết học để làm phong phú cho mình. Nhưng đó chỉ được coi là

một nhà họa sỹ, nhà tư tưởng, nhà triết học, khi họ vẽ tranh, đọc sách, dạy học hay
thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật, có thể trong lịng cảm thấy thỏa mãn, khi tưởng
tượng, suy luận, khi viết văn hoặc khi giảng giải, có vẻ như cảm thấy tràn đầy sự tự
tin, nội dung thật phong phú, nhưng một khi đã rời xa những thứ đó, họ vẫn cảm thấy
trống rỗng,nhiều người lao mình vào các cuộc chơi như rượu chè, cờ bạc, cá độ bóng
đá như con thiêu thân lao mình vào đống lửa, cuối cùng trở thành kẻ nô lệ vật chất. Cứ
như vậy, một người từ khi sinh ra đến chết, do cảm thấy trống rỗng trong lịng mà ln
theo đuổi sự thỏa mãn vật chất, càng theo đuổi càng thấy trống rỗng.. Có người dùng
nghệ thuật để nâng cao tinh thần, có người dùng tư tưởng hoặc quan niệm triết học để
làm phong phú cho mình. Nhưng đó chỉ được coi là một nhà họa sỹ, nhà tư tưởng, nhà
triết học, khi họ vẽ tranh, đọc sách, dạy học hay thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật,
có thể trong lịng cảm thấy thỏa mãn, khi tưởng tượng, suy luận, khi viết văn hoặc khi
giảng giải, có vẻ như cảm thấy tràn đầy sự tự tin, nội dung thật phong phú, nhưng một
khi đã rời xa những thứ đó, họ vẫn cảm thấy trống rỗng.Theo quan điểm các nhà tôn
giáo, đời sống tâm linh là một thứ quý báu khiến cho cuộc sống tinh thần trở nên đầy
đủ và phong phú. Con người sẽ không bị trống rỗng và cũng khơng cảm thấy cơ
đơn.Vì vậy cần có niềm tin của tơn giáo sẽ tốt hơn. Nhưng niềm tin này cũng không

12


phải là thứ hư vơ,chúng phải có được thơng qua quá trình thực tiễn học tập và sự lĩnh
hội sâu sắc của giáo pháp.
Tóm lại,mọi thứ diễn ra trong cuộc sống là kết quả của một chuỗi những hành động
mà mình đã làm trong quá khứ. Giả sử bạn thức đêm cả tuần hay cả tháng thì kết quả
là bạn sẽ chẳng có ngày nào đi làm đúng giờ, hiệu quả làm việc giảm sút, khối lượng
công việc không đổi những khó hồn thành... từ đó bị trừ lương hay thậm chí bị đuổi
việc. Lúc này bạn sẽ nghĩ rằng mình đang quá đen đủi và cần tìm cách giải đen. Thế
nhưng, một khi hiểu được bản chất của vấn đề, bạn có cịn thấy mình đen đủi nữa
khơng? Khi mà mọi vấn đề đều do bạn thực hiện nên, mọi thứ đều trong khả năng

kiểm soát của bạn và bạn có thể làm cho mình may mắn hơn. Khi bạn gặp phải các
tình huống éo le, đen đủi trong cuộc sống, đừng kêu ca, hãy xem mình có thể làm gì
và bắt đầu thực hiện nó. Giống như người ta vẫn hay nói: “Một cánh cửa đóng lại sẽ
mở ra nhiều cánh cửa mới”, chúng ta may mắn hay khơng là do nhìn nhận, đừng
mong chờ may mắn tự động đến với mình, nó sẽ tìm những người biết cố gắng, nỗ lực
mà thôi.Qua việc học con vừa thương vừa kính q thầy cơ lớn tuổi dù gặp nhiều khó
khăn nhưng vẫn siêng năng học tập, và cảm thấy mang ơn thầy vô cùng . Nếu không
gặp được thầy có lẽ con cũng khơng biết được Phật pháp. Cái ơn của sư cô hướng dẫn
con đến với khoa Phật học từ xa là quá lớn. Con nguyện đời sau trở lại làm người,
được gặp Phật pháp để tiếp tục tu học.Con cũng xin được tri ân sự từ bỏ vĩ đại của
Đức Phật,Cố HT Thích Minh Châu người đặt nền móng cho Học Viện Phật Giáo Việt
Nam ra đời và phát triển,con xin cảm ơn tới tất cả các vị giáo thọ sư đã nhiệt tâm trao
truyền cho chúng con những kiến thức Phật pháp để chúng con làm hành trang trên
con đường giác ngộ,giải thoát.Cuối cùng con xin gửi lời tri ân tới các Quý thầy,cô
cùng anh, chị trong văn phòng Học Viện đã giúp đỡ chúng con rất nhiều trong cơng
việc học.Con kính chúc tất cả mọi người ln ln mạnh khỏe,thân tâm thường an lạc.
Chú thích
[1].Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Thiện tri thức, VNCPHVN ấn hành, 1997,
tr.342.
[2].Quán niệm trước khi ăn, />[3].Trung Bộ Kinh Majjhima Nikaya 142.Kinh Phân biệt cúng dường
(Dakkhinàvibhanga sutta)
Hết

13



×