BT Kinh tế đầu tư.Trình bày tóm tắt nội dung đầu tư phát triển trong doanh nghiệp? Phân tích khái quát thực trạng đầu tư phát triển tại các doanh nghiệp Việt Nam?Trình bày các mô hình quản lý hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp? Phạm vi áp dụng của mỗi lo
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.25 KB, 8 trang )
21: Trình bày tóm tắt nội dung đầu tư phát triển trong doanh nghiệp? Phân tích khái quát thực trạng đầu tư
phát triển tại các doanh nghiệp Việt Nam?
Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp
1. Đầu tư cho xây dựng cơ bản:
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vất chất có đặc điểm riêng khác với các ngành khác bởi có tính cố
định tại một vị trí nhất định, nên nơi sản xuất cũng là nơi tiêu thụ sản phẩm. Có tính đơn chiếc, quy mô
lớn, kết cấu phức tap, thời gian thực hiện và sử dụng lâu dài…
2. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực:
Các đầu vào của một quá trình sản xuất, như: NVL, máy móc thiết bị công nghệ, tài sản cố định ( hữu
hình như: đất đai, nhà xưởng; vô hình như: thương hiệu, chất lượng, nhãn mác sản phẩm…), vốn đầu tư
đều là những sản phẩm của trí tuệ và lao động của con người. Lao động là yếu tố đầu vào duy nhất vừa là
chủ thể đầu tư vừa là đối tượng được đầu tư.
3. Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển:
Nghiên cứu và phát triển(R&D) là hoạt động động không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường Một trong
những hoạt động mới của R &D là đổi mới quản lý và các tổ chức khoa học công nghệ. Đây là tiền đề
phát huy năng lực nội tại và nâng cao sức cạnh tranh. quá trình này luôn đi kèm với tăng cường tiềm lực
(chi phí, nhân lực) cho KH&CN và thay đổi cách cấp kinh phí nghiên cứu, cũng như đưa nghiên cứu và
sản xuất gắn kết với nhau hơn.
4. Đầu tư mua sắm hàng tồn trữ:
Hàng tồn trữ trong doanh nghiệp là toàn bộ nguyên vật liệu, bán thành phẩm, các chi tiết phụ tùng và sản
phẩm dự trữ. Hàng tồn trữ chiếm tỉ trọng lớn trong tài sản của doanh nghiệp, thông 40-50 %Doanh nghiệp
dịch vụ: sản phẩm là vô hình như: tư vấn,giải trí… hàng dự trữ chủ yếu là các dụng cụ, phụ tùng và
phương tiện vật chất. Các nguyên vật liệu và sản phẩm dự trữ có tính chất tiềm tang.
Việc duy trì hàng tồn trữ đảm bảo sự sẵn có cho quá trình sản xuất, đảm bảo sự liên hoàn ngay cả trong
trường hợp gián đoạn cung cầu tức thờI trên thị trường nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa là không cùng thờI điểm, địa điểm nên dự trữ đảm bảo luôn đáp ứng
được nhu cầu khách hàng ngay cả khi sản xuất gián đoạn.
6. Đầu tư cho chất lượng sản phẩm:
doanh nghiệp luôn phảI đối mặt và cân nhắc giữa chất lượng sản phẩm và lợi nhuận. Vậy để dung hòa tốt
nhất giữa hai mặt đó của mục tiêu sản xuất, nhất thiết phảI nắm rõ về bản chất của chất lượng sản phẩm.
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng sản phẩm:
Có ý kiến cho rắng sản phẩm có chất lượng chỉ khi nó đáp ứng được đúng mức hoặc vượt mức
yêu cầu trung bình chung.
Mặt khác có ý kiến cho rằng sản phẩm được cho là có chất lượng khi nó thỏa mãn được nhu cầu
của ngườI tiêu dùng
Cạnh tranh bằng chất lượng - xu thế để phát triển bền vững .
Chất lượng hàng hóa tốt sẽ giúp doanh nghiệp tạo uy tín, danh tiếng tốt tớI người tiêu dung
- Tăng chất lượng sản phẩm tương đương với tăng năng suất lao động, giảm
nguyên liệu sử dụng, tiết kiệm tài nguyên và giảm ô nhiễm
- Nâng cao chất lượng cũng đồng nghĩa v ớI giảm tỉ lệ phế phẩm, sử dụng tốt
nguyên liệu, máy móc thiết bị, nâng cao năng suất, mở rộng thị trường nhờ chất
lượng tốt hơn và giá cả cạnh tranh hơn.
7. Đầu tư cho tài sản vô hình khác:
Có thể nói tài sản vô hình chính là tài sản quan trọng nhất của doanh nghiệpư. Đó là:
- Đầu tư vào quyền sử dụng đất:
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền
- Chi phí cho việc thành lập doanh nghiệp:
Bao gồm các chi phí thăm dò, lập dự án, chi phí huy động vốn đầu tư ban
đầu, các chi phí xây dựng nhà xưởng, mua máy móc thiết bị ban đầu.
Việc mở rộng sản xuất kinh doanh vớI việc xây dựng mớI thêm nhà xưởng, thiết
bị, tăng thêm chi phí nhân công… cũng chính là hoạt động đầu tư phát triển.
- Đầu tư cho hoạt động quản lí:
Một bộ máy tinh giản gọn nhẹ nhưng hoạt động trơn tru và nhịp nhàng sẽ
vừa hiệu quả hơn vừa tiết kiệm một khoản chi phí rất lớn cho doanh nghiệp.
- Đầu tư cho bằng phát minh sáng chế:
Bằng phát minh, sáng chế hay bản quyền là những tài sản vô hình quan
trọng của doanh nghiệp. Nó tạo ra thế mạnh và lợI thế ạnh tranh cho doanh nghiệp
trên thị trường. Đầu tư cho lĩnh vực này chính là đầu tư phát triển.
Phân tich thực trạng đầu tư phát triển trong doanh nghịêp nhà nước ở Việt Nam.
a. Đầu tư xây dựng cơ bản: Xây dựng cơ bản là hoạt động quan trọng nhất của
doanh nghiệp khi tiến hành đầu tư
Cùng với việc tăng trưởng nền kinh tế thì tốc độ đô thị hóa xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật ở
nước ta cũng tăng một cách nhanh chong.Nhà nước đã đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng cơ bản, tăng cường
đầu tư vốn từ ngân sách cho các công trình
Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản trong các DNNN cũng liên tục tăng trưởng và phát triển nhanh chóng,
tạo ra nhiều thành tựu to lớn, nhiều công trình, nhiều tài sản quan trọng cho đất nước. Thế nhưng còn rất
nhiều vấn đề bức xúc mà xã hội quan tâm, đặc biệt là thất thoát, lãng phí vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Tỷ
lệ thất thoát vốn đầu tư trung bình là hơn 10%, cá biệt có công trình, dự án thất thoát đến 60%.
b. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước đang sử dụng khoảng 3triệu lao động, lao động tuy nhiều nhưng
chất lượng lao động không cao, luôn khan hiếm lao động có trình độ chuyên môn cao và công nhân có tay
nghề.
Trình độ đội ngũ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp chưa cao, chua được đào tạo chuyên sâu về kinh tế và
kinh doanh trong môi trường của nền kinh tế thị trường.
Thực trạng đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực được thể hiện qua các nội dung chủ yếu gồm:
Một: Mặc dù nguồn vốn cho đào tạo đã tăng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu về chỉ tiêu đào tạo, định
mức cho đào tạo nghề hiện nay rất thấp nhưng cũng chỉ cung cấp được 60% và đầu tư dàn trải, hiệu quả
kém.
Hai: quan tâm đến đào tạo lại và giải quyết lao động dôi dư. Để giải quyết vấn đề lao động dư dôi cho nên
chi phí để thực hiện đào tạo lại và đào tạo nghề mới cho lao động dư dôi là một khoản đầu tư không nhỏ.
Ba: Trả lương phù hợp với chất lượng và lượng lao động của người lao động . Hiện tượng chảy máu chất
xám xảy ra gây tổn thất cho doanh nghiệp và xã hội.
Trong những năm 2005, 2006 số lao động đã được tinh giản dần dần nhằm giảm bớt chi phí, tăng hiệu
quả lao động.
c. Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển:
. Đối với DNNN, nhiều tổng công ty đã quan tâm đến công tác phát triển KHCN. Tuy nhiên việc đổi mới
thiết bị còn rất chậm. Đầu tư cho KHCN của DNNN còn rất nhỏ bé so với tỷ lệ đầu tư cho hoạt động này
của các hãng sản xuất nước ngoài. Thông thường các công ty nước ngoài đầu tư cho hoạt động KHCN từ
5 - 6% tổng doanh thu, cá biệt có doanh nghiệp từ 10 - 12%, trong khi ở Việt Nam hiếm có DNNN đầu tư
cho hoạt động này quá 0,25%.
Tỷ lệ công nghệ lạc hậu đang được sử dụng ở DNNN là 35% và tỷ lệ công nghệ mới là 11%.
kém. Đa phần máy móc thiết bị mà DNNN đang sử dụng được sản xuất trước năm 1995 (chiếm 55,3%)
và gần 11% máy móc thiết bị đã được DNNN sử dụng từ trước những năm 70 của thế kỷ trước
d. Đầu tư cho mua sắm hàng tồn trữ
Thực trạng phổ biến hiện nay ở hầu hết các DNNN là chi phí mua sắm các loại nguyên vật liệu và hàng
hóa còn khá cao, do phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài.
ở các doanh nghiệp ngành dệt may nhập đến 80% nguyên liệu phụ thuộc vào nước ngoài, ngành điện tử
cũng chỉ nội địa trên dưới 20% linh kiện, ngành lắp ráp ô tô là 96,5%, công nghiệp xe máy khá phát triển
cũng phải nhập từ 40 - 60% linh kiện... Cũng theo số liệu điều tra, 29% trong số gần 1.000 DNNN vẫn
phải sử dụng trên 40% nguyên, phụ liệu từ nhập khẩu, thậm chí có ngành phải sử dụng 70 - 80% nguyên,
phụ liệu nhập khẩu, vì
vậy tỷ lệ giá trị gia tăng trong hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp nước ta còn rất thấp
e. Đầu tư cho hoat động củng cố uy tín và xây dựng thương hiệu: marketing,
Có rất ít các doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu tìm hiểu thị trường, nếu có thì cũng chưa hiệu quả, hầu
hết chỉ dừng lại ở mức độ thăm dò thì trường, thăm dò phản ứng của người tiêu dùng thông qua một số
phương tiện thông tin đại chúng. Việc các doanh nghiệp đưa ra các quyết đinh điều chỉnh, thay đổi tăng
hay giảm sản lượng hầu như chỉ căn cứ vào khối lượng hàng đã tiêu thụ
Hầu hết các doanh nghiệp chưa đưa ra đượnc một chiến lược Marketing lâu dài, chưa hoạch định được
chiến lược kinh doanh mà mới chỉ dừng lại lập kế hoạch ngắn hạn cho một hoặc một vài năm tới.
Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ Marketing trong các DNNN hiện nay còn quá thiếu, quá yếu và chưa được
quan tâm đầu tư hợp lý.
f. Đầu tư cho chất lượng sản phẩm:
. Một thực tế hiện nay ở hầu hết các DNNN là năng lực nội tại của các doanh nghiệp về vốn, về trình độ
công nghệ và kỹ thuật sản xuất còn thua kém nên chưa có nhiều sản phẩm chất lượng cao, hàng hóa chưa
đa dạng dẫn đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm còn thấp, trình độ nhân lực và kỹ năng quản lý chưa
tương xứng với trình độ khu vực và trên thế giới.
g. Đầu tư cho tài sản vô hình khác:
. Hiện nay, việc các doanh nghiệp nhà nước được cấp hoàn toàn vốn đã giảm nhiều, song vẫn nhận được
ưu đãi do vay được vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước. DướI áp lực của cạnh tranh ngày càng khốc liệt
,các doanh nghiệp đã chú trọng hơn vấn đề hiệu quả, không ỷ lạI vào nhà nước
22: Trình bày các mô hình quản lý hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp? Phạm vi áp dụng của mỗi loại
mô hình?
a. Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án:Đây là mô hình quản lý dự án mà chủ đầu tư
hoặc tự thực hiện dự án (tự sản xuất, tự xây dựng, tự tổ chức giám sát và tự chịu trách nhiệm trước pháp
luật) hoặc chủ đầu tư lập ra ban quản lý dự án để quản lý việc thực hiện các công việc dự án theo sự uỷ
quyền. Mô hình này thường được áp dụng cho các dự án quy mô nhỏ , đơn giản về kỹ thuật và gần với
chuyên môn của chủ dự án , đồng thời chủ đầu tư có đủ năng lực chuyên môn kỹ năng và kinh nghiệm
quản lý dự án. Để quản lý chủ đầu tư được lập và sử dụng bộ máy có năng lực chuyên môn của mình mà
không cần lập ban quản lý dự án.
b. Mô hình chủ nhiệm điều hành dự án: Mô hình này là mô hình tổ chức trong đó chủ đầu tư giao cho
ban quản lý điều hành dự án chuyên ngành làm chủ nhiệm điều hành hoặc thuê tổ chức có năng lực
chuyên môn để diều hành dự án. Chủ đầu tư không đủ điều kiện trực tiếp quản lý thực hiện dự án thì phải
thuê tổ chức chuyên môn hoặc giao cho ban quản lý chuyên ngành làm chủ nhiệm điều hành dự án; chủ
đầu tư phải trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt tổ chức điều hành dự án. Chủ nhiệm
điều hành dự án là một pháp nhân có năng lực và có đăng ký về tư vấn đầu tư và xây dựng.
c. Mô hình chìa khoá trao tay: Mô hình này là hình thức tổ chức trong đó nhà quản lý không chỉ là đại
diện toàn quyền của chủ đầu tư - chủ dự án mà còn là " chủ" của dự án. Hình thức chìa khoá trao tay được
áp dụng khi chủ đầu tư được phép tổ chức đấu thầu để chọn nhà thầu thực hiện tổng thầu toàn bộ dự án từ
khảo sát thiết kế, mua sắm vật tư, thiết bị, xây lắp cho đến khi bàn giao công trình đưa vào khai thác, sử
dụng. Tổng thầu thực hiện dự án có thể giao thầu lại việc khảo sát, thiết kế hoặc một phần khối lượng
công tác xây lắp cho các nhà thầu phụ.
Đối với các dự án sử dụng các nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn
tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, khi áp dụng hình thức chìa khoá trao tay chỉ thực hiện đối với
các dự án nhóm C, các trường hợp khác phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Chủ đầu tư có trách
nhiệm tổ chức nghiệm thu và nhận bàn giao khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng.
d. Mô hình tự thực hiện dự án: Chủ đầu tư có đủ khả năng hoạt động sản xuất xây dựng phù hợp với
yêu cầu của dự án thì được áp dụng hình thức tự thực hiện dự án. Hình thức tự thực hiện dự án chỉ áp
dụng đối với các dự án sử dụng vốn hợp pháp của chính chủ đầu tư (vốn tự có, vốn vay, vốn huy động từ
các nguồn khác). Khi thực hiện hình thức tự thực hiện dự án (tự sản xuất, tự xây dựng), chủ đầu tư phải tổ
chức giám sát chặt chẽ việc sản xuất, xây dựng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản
phẩm, chất lượng công trình xây dựng.
e. Mô hình quản lý dự án đầu tư theo chức năng: Mô hình quản lý này có đặc điểm
- Dự án đầu tư được đặt vào một phòng chức năng nào đó trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp (tuỳ
thuộc vào tính chất của dự án)
- Các thành viên quản lý dự án được điều động tạm thời từ các phòng chức năng khác nhau đến và họ vẫn
thuộc quyền quản lý của phòng chức năng nhưng lại đảm nhận phần việc chuyên môn của mình trong quá
trình quản lý điều hành dự án
g. Mô hình tổ chức chuyên trách quản lý dự án: Đây là mô hình quản lý mà các thành viên ban quản lý
dự án tách hoàn toàn khỏi phòng chức năng chuyên môn, chuyên thực hiện quản lý điều hành dự án theo
yêu cầu được giao
h. Mô hình quản lý dự án theo ma trận: Mô hình này kết hợp giữa mô hình quản lý dự án theo chức
năng và mô hình quản lý chuyên trách dự án. Từ sự kết hợp này hình thành hai loại ma trận: ma trận
mạnh và ma trận yếu
23. Trình bày các nguồn vốn đầu tư trong doanh nghiệp ? Các doanh nghiệp Viêt Nam cần áp dụng những
giải pháp nào để có thể huy động vốn đầu tư?
Nguồn vốn đầu tư trong doanh nghiệp
1.Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
+ Nguồn vốn bên trong của doanh nghiệp được hình thành từ nguồn vốn góp ban đầu của doanh nghiệp,
lợi nhuận không chia, tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu (đối với doanh nghiệp cổ phần).
* Vốn góp ban đầu của doanh nghiệp:
Khi mới thành lập doanh nghiệp, bap giờ chủ doanh nghiệp cũng phải đầu tư một số vốn nhất định. - Với DNNN, số vốn này được lấy từ Ngân sách nhà nước, và thuộc sở hữu của Nhà nước.
- Với doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp phải đầu tư một số vốn ban đầu (mức vốn được Nhà nước
quy định trong Luật doanh nghiệp).
-Với công ty cổ phần, nguồn vốn ban đầu sẽ do các cổ đông đóng góp. Mỗi cổ đông là một chủ sở hữu
của công ty, họ phải chịu trách nhiệm trên số cổ phần mà họ đã đóng góp.
* Lợi nhuận không chia:
Trong quá trình kinh doanh, nếu hoạt động hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ có lãi, khoản lãi này sẽ định kì
chia cho các chủ sở hữu và doanh nghiệp giữ lại một phần. Khoản lợi nhuận không chia này doanh nghiệp
dùng để tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh và sẽ làm gia tăng vốn của doanh nghiệp.
Tạo vốn bằng lợi nhuận không chia là nguồn vốn rất quan trọng vì doanh nghiệp giảm được chi phí sử
dụng vốn và giảm sự lệ thuộc vào bên ngoài. Tuy nhiên, điều này chỉ thực hiện được với các doanh
nghiệp đã và đang hoạt động có lãi.
* Phát hành cổ phiếu:
Phát hành cổ phiếu để huy động vốn cho doanh nghiệp là nguồn tài chính dài hạn quan trọng đối với
doanh nghiệp. Chỉ có những doanh nghiệp đủ điều kiện quy định của luật pháp mới được phép phát hành
cổ phiếu. Uỷ ban chứng khoán Nhà nước quản lý và kiểm soát rất chặt chẽ các hoạt động phát hành và
giao dịch chứng khoán. Giới hạn phát hành là một quy định rang buộc có tính pháp lí đối với mọi doanh
nghiệp phát hành cổ phiếu. Lượng cổ phiếu tối đa mà công ty được phát hành một lần hoặc một số lần
trong giới hạn số lượng cổ phiếu đã được cấp phép.
Tuỳ theo mục đích sử dụng mà nguồn vốn chủ sở hữu được chia thành:
Nguồn vốn kinh doanh: hình thành các tài sản cố định và tài sản lưu động dùng vào việc kinh
doanh cho doanh nghiệp.
-
Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản: dùng vào việc mua sắm, xây dựng, lắp đặt tài sản cố định.
-
Các quỹ doanh nghiệp:
+ Quỹ đầu tư phát triển: dùng mở rộng hoặc đổi mới công nghệ, đào tạo, nghiên cứu...
+ Quỹ dự phòng tài chính: dùng để bù đắp tổn thất, rủi ro trong kinh doanh mà không được đền bù bởi
cơ quan bảo hiểm và người gây thiệt hại.
+ Quỹ khen thưởng
+ Quỹ phúc lợi
+ Quỹ trợ cấp mất việc
Lãi chưa phân phối: lãi của doanh nghiệp sẽ được phân chia theo định kì, nhưng trong thời gian
chưa phân chia khoản tiền này thuộc nguồn vốn chủ sở hữu.
Các doanh nghiệp Viêt Nam cần áp dụng những giải pháp để có thể huy động vốn đầu tư :
Để bổ sung vốn cho hoạt động của mình, doanh nghiệp có thể sử dụng nợ từ các nguồn: tín dụng ngân
hàng, tín dụng thương mại và vay thông qua phát hành trái phiếu.
a.
Nguồn vốn tín dụng ngân hàng:
Vốn vay ngân hàng là nguồn vốn quan trọng nhất. Không có một doanh nghiệp nào trong quá
trình hoạt động kinh doanh mà không vay vốn ngân hàng.
Các doanh nghiệp muốn sử dụng nguồn vốn tín dụng ngân hàng phải đảm bảo các hạn chế về điều kiện
tín dụng, chịu sự kiểm soát của ngân hàng và phải trả lãi suất tiền vay (chi phí sử dụng vốn). Lãi suất này
có thể biến động phụ thuộc vào tình hình tín dụng trên thị trường vốn trong từng thời kì. Nếu doan nghiệp
vay vốn với lãi suất cao quá, doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu chi phí sử dụng vốn lớn. Điều này gây khó
khăn cho kinh doanh vì nó làm tăng giá thành và làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
b.
Nguồn vốn tín dụng thương mại:
Nguồn vốn này hình thành một cách tự nhiên trong quan hệ mua bán, thương mại giữa doanh nghiệp và
những người cung cấp do mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp.
Đối với doanh nghiệp, nguồn vốn này chiếm một tỉ lệ đáng kể. Ưu điểm của nó là rẻ, tiện dụng và linh
hoạt. Các rang buộc cụ thể có thể được quy định khi doanh nghiệp kí kết hợp đồng mua bán hay hợp đồng
kinh tế với các đối tác.
Chi phí sử dụng nguồn vốn này có thể không biểu hiện rõ ràng như khoản vốn vay của ngân hàng dưới
hình thức lãi suất vay vốn, mà có thể ẩn dưới hình thức thay đổi giá cả như trường hợp mua bán hàng hoá
trả chậm hay trả góp.
c.
Phát hành trái phiếu công ty:
Trái phiếu là tên chung của các giấy vay nợ dài hạn và trung hạn. Trái phiếu còn được gọi là trái
khoán.
Trên thị trường tài chính nước ta hiện nay thường lưu hành các loại trái phiếu doanh nghiệp sau: Trái
phiếu có lãi suất cố định và trái phiếu có lãi suất thay đổi.
+ Trái phiếu có lãi suất cố định thường được ghi trên mặt trái phiếu, lãi suất này thường không thay đổi
trong suốt kì hạn của nó. Việc thanh toán lãi suất trái phiếu cũng được quy định rõ.
+ Trái phiếu có lãi suất thay đổi: lãi suất của loại trái phiếu này có thể không cố định trong suốt kì hạn
mà nó có thể thay đổi phụ thuộc vào một số nguồn lãi suất quan trọng khác. Doanh nghiệp thường phát
hành loại trái phiếu này trong điều kiện nền kinh tế có lạm phát cao.
+ Trái phiếu có thể thu hồi: Doanh nghiệp phát hành trái phiếu này và có thể mua lại vào một thời gian
nào đó. Ngay khi phát hành trái phiếu, doanh nghiệp đã phải thông báo điều này để người mua trái phiếu
được biết. Thời hạn mua lại và giá cả mà doanh nghiệp mua lại và giá cả mà doanh nghiệp mua lại trái
phiếu cũng được quy định ngay từ lúc phát hành trái phiếu.
24 : Đầu tư công là gì? Mục tiêu và nội dung của đầu tư công?
Đầu tư công là việc sử dụng vốn nhà nước (bao gồm ngân sách nn, vốn tín dụng của nncho đầu từ và
vốn đầu tư của dnnn) để đầu tư vào các chương trình dự án không vì mục tiêu thu lợi nhuận và (hoặc )ko
có khả nặng hoàn vốn trực tiếp
Mục tiêu đầu tư công (trang 236 sgk )
-
Tạo mới , nâng cấp , củng cố năng lực hđ của nền kinh tế thong qua giá trị gia tang ts công
Góp phần thực hiện 1 sood mục tiêu xh trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia,
của ngành , của vùng và các địa phương.
Góp phần điều tiết nền kinh tế thong qua việc tác động trực tiếp đến tổng cầu của nền kinh tế
Nội dung của đầu tư công ( dài lắm 11 trang từ trang 239 sgk ,t chép ý chính, mở sách them chi tiết)
-
Đầu tư theo các chương trình mục tiêu
+ Khái niệm(t239)
+ Căn cứ lập chương trình mục tiêu (t239)
+ Yêu cầu đối vs chtrinh mục tiêu(t240)
+ND của ctrinh mục tiêu(t241)
+Thẩm định phê duyệt chương trình mục tiêu(t242)
-
Đầu tư theo các dự án đầu tư công
+Khái niệm (t242)
+công tác lập dự án đầu tư công (t243)+
+ Trình tự thủ tục quyết định và thực hiện dự án đt công (t245)
25: Những đặc trưng cơ bản của đầu tư công? Sự khác nhau giữa đầu tư công và đầu tư trong doanh
nghiệp (doanh nghiệp SXKD thu lợi nhuận)?
Câu này ko thấy trên mạng cũng ko có trong sách …help me