Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

QUAN ĐIEM GIAI THOAT CUA CAC TON GIAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.74 KB, 18 trang )

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP.HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN
MƠN TRIẾT HỌC TƠN GIÁO

Đề tài:
QUAN ĐIỂM GIẢI THỐT CỦA CÁC TƠN GIÁO

TP. Hồ Chí Minh, năm 2022

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM


HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP.HỒ CHÍ MINH


MƠN TRIẾT HỌC TƠN GIÁO

Đề tài:
QUAN ĐIỂM GIẢI THỐT CỦA CÁC TƠN GIÁO

Giảng Viên Phụ Trách: TT.TS. Thích Giác Dun
Sinh viên thực hiện: Dương Thị Ngọc Ánh
Pháp danh: TN.Huệ Trạm
Mã sinh viên: TX 6009
Lớp: ĐTTX Khóa VI
Chuyên ngành: Triết Học Phật Giáo

TP. Hồ Chí Minh, năm 2022
MỤC LỤC





A.MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài:
Tất cả tôn giáo, bất luận thuộc hình thái nào, đều lầu yêu cầu giải thốt làm bối cảnh.
Dĩ nhiên khơng phải tơn giáo nào cũng chủ trương hết thảy là ý thức. Nếu chủ trương
u cầu giải thốt xuất phát từ ý thức thì sinh hoạt quan của nhân loại sẽ trở thành một
vấn đề hết sức phức tạp và nan giải. Tư tưởng giải thốt là đặc trưng của nền tơn giáo
cao đẳng, bởi lẽ thời thái sơ những tôn giáo tự nhiên mà lồi người sản sinh ra chỉ là
những tơn giáo tự nhiên nên chưa có được tư tưởng đó. Song đứng về mặt biểu tượng
mà nói, có phải tất cả tơn giáo đều đồng nhất về giải thốt và nội dung của giải thốt
khơng? Trên căn bản, tuy cũng có điểm cộng thơng, nhưng về mặt hình thức biểu
tượng, giữa các tơn giáo có nhiều điểm bất đồng. Nghĩa là các tơn giáo tuy cũng chủ
trương chủ nghĩa giải thốt, nhưng phần nhiều đứng trên các lập trường khác nhau: đó
là điều rất rõ ràng. Xa hơn nữa, cũng có tơn giáo tuy chủ trương chủ nghĩa giải thốt,
nhưng khi khảo sát người ta không hiểu rõ nội dung của giải thốt đó là gì, nó chỉ là
một danh từ sng khơng thơi.Bên Tây phương cũng có những tơn giáo hay triết học
chủ trương giải thốt. Điển hình là các nhà triết học Hy lạp như Pythagoras và Plato.
Cơ Đốc giáo dĩ nhiên là xây dựng trên nền tảng giải thoát chủ nghĩa. Trong số các tư
tưởng gia người Đức, trước hết phải kể đến Tiêu Bá Nội, cũng có rất nhiều người chủ
trương thuyết giải thốt. Nói tóm lại, chủ nghĩa giải thoát và yêu cầu giải thoát ta có
thể thấy nó biểu hiện dưới nhiều hình thái và khắp nơi trên thế giới, nhưng nếu muốn
tìm đến chỗ xuất phát của tư tưởng giải thốt thì ta khơng thể khơng tìm đến Ấn Độ từ
thời đại Áo Nghĩa Thư (Triết học Upanish-ads) trở về sau, tất cả tư tưởng Ấn Độ,
không những chỉ đứng trên lập trường giải thốt chủ nghĩa mà cịn tận tâm tận lực
phấn đấu để giải thốt, ta có thể nói điều đó ngồi Ấn Độ ra ta khơng thể tìm thấy ở
một nơi nào khác. Do đó, nếu muốn hiểu rõ chủ nghĩa giải thốt trên tồn thế giới, ta
khơng thể khơng tìm hiểu giải thốt quan của Ấn Độ.Ở đây chúng tơi gọi là Giải thốt
luận là có ý muốn tìm hiểu tất cả các loại giải thoát quan của Ấn Độ để có được một

khái niệm đầy đủ, đồng thời mong tìm ra cái ý nghĩa cộng thơng giữa các giải thốt
quan đó. Đương nhiên, nếu khảo sát cho tường tận, thì đây là một vấn đề vơ cùng
phức tạp và khó khăn, khơng thể một sớm một chiều có thể nói hết, cho nên học viên
chọn đề tài: Quan điểm Giải thốt của các tơn giáo làm đề tài nghiêm cứu.
2.Phương pháp nghiên cứu:
Học viên dùng phương pháp nghiên cứu của Tơn giáo học, triết học như: phân tích,
tổng hợp, lơgic, lịch sử, khái qt hóa, trừu tượng hóa..
3.Nội dung nghiên cứu:
Vì kiến thức hạn chế,học viên nghiên cứu về quan niệm giải thốt và những giá trị
của nó.
4.Bố cục tiểu luận:
Gồm 4 phần :
Mở đầu&Nội dung.Nội dung gồm 03 chương .
Phần kết luận & Danh mục tài liệu tham khảo.

4


A. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VỀ NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA TƯ TƯỞNG GIẢI THOÁT
1.1. Nguồn gốc của Tư tưởng Giải thốt
Trước đây, trong cuốn sách nổi tiếng của mình, cuốn “Phật giáo Nguyên lý luận” bác
sĩ Muraue đã nhận định rằng các tông phái Phật giáo đều nhất quán về lý tưởng Niết
bàn, do đó mà thảo luận về khả năng thống nhất Phật giáo. Quan điểm này rất đúng,
song nói đúng ra lý tưởng đó khơng phải chỉ hạn cục trong các tơng phái Phật giáo,
mà nói rộng ra nó là tồn bộ tư tưởng của các giáo phái Ấn Độ nữa, vì cái gọi là Niết
bàn (Nirvana) hay Giải thiát (Moksa) thật ra cũng chỉ cùng một ý nghĩa là đã giải
phóng được sinh hoạt cá thể mà lập dựng nên cuộc sinh hoạt tinh thần tự chủ và độc
lập.Nhưng cái tư tưởng giải thốt đó đã phát xuất ở Ấn Độ từ thời kỳ nào? Dĩ nhiên nó

đã ngấm ngầm manh nha từ rất sớm rồi, nhưng thật sự trở thành một tư trào rõ rệt thì
đại khái vào thời kỳ mà các tư trào Ấn Độ đang dần dần tiến đến chỗ giác ngộ Tự Ngã
trở về trước. Nếu chiếu theo văn hiến, theo chỗ tơi tận lực nghiên cứu, thì vào thời đại
Lê Câu Vệ Đà (Rg-Veda), đại biểu tư tưởng tối cổ của Ấn Độ, nghĩa là vào khoảng
1500-1000 năm trước Công Nguyên, tư tưởng giải thoát hầu như vẫn chưa biểu hiện
một cách rõ ràng. Vào thời đại đó, người Ấn Độ cổ đại (nếu có) định cư tại khu vực
Ngũ Hà, tính tình cịn thuần phác và thanh thản, về mặc ý thức, vẫn chưa cảm thấy
những mâu thuẩn khổ đau của cuộc sống, nhưng từ khu dân tộc Aryan di chuyển về
phía Đơng Nam thượng lưu sơng Hằng Hà, khai thác nền văn minh tại đây, đồng thời
cũng dần dần tiến đến bản chất sinh hoạt trầm mặc, do đó tư tưởng giải thoát cũng đã
dần dần nảy nở. Tư tưởng này đã thấy tản mát trong Phạm Thư (Bràhmanas), tức từ
khoảng 1000-800 trước Cơng ngun, vậy ta có thể coi là tư tưởng giải thoát đã manh
nha bắt đầu từ thời kỳ đó, và đặc biệt đến cuối thời kỳ này đã trở nên rất rõ rệt. bắt đầu
từ thời kỳ đó, các nhà tư tưởng Ấn Độ dần dần đi tìm bản chất của Tự Ngã và cho bản
chất đó là một linh thể bất diệt, và lấy việc phát hiện cái linh thể đó làm lý tưởng cứu
kính của con người. Ơ Da bái Lỗ nói:“Nguồn gốc của tư tưởng giải thoát và tư tưởng
luân hồi đều phát xuất song song với nhau”. Rồi đến ông Đốc Y Tác Âm nói: “Do sự
hình thành tư tưởng Tự Ngã mà đã phát sinh ra tư tưởng luân hồi”, nhưng theo chỗ tơi
hiểu thì tư tưởng ln hồi vẫn là kết quả của tư tưởng giải thoát, cho nên ý kiến của
hai ơng nói trên có điểm đồng nhất. Nghĩa là đối với vạn hữu, đặc biệt là tự thân con
người, người ta cảm thấy cần phải so sánh đối chiếu giữa cái chân tướng và giả tướng
của vạn vật, và do cái ý hướng muốn xa lìa giả tướng để trở về với chân tướng mà đã
phát sinh ra tư tưởng giải thoát. Song, tại Ấn Độ cái thời đại mà sự đối chiếu giữa
chân tướng và giả tướng được bộc lộ một cách rõ ràng, đồng thời, vấn đề giải thoát
được luận cứu rộng rãi, dĩ nhiên là thuộc thời đại U Ba Ni Sát Đàm (Upanishads). Do
đó, vấn đề giải thốt được thiên hạ đặc biệt chú ý và đưa ra thảo luận vẫn là thuộc thời
đại Upanishads (800-500 trước Kỷ nguyên). Đến thời kỳ này giải thốt quan mới thật
sự được quy định thành hình. Upanishads nói: “Cái bản tính của Tự Ngã cùng với thật
tại của vũ trụ tức Phạm Thiên là đồng nhất, bản lai thanh tịnh, không nhơ nhớp, là
cảnh giới diệu lạc, vĩnh viễn bất biến, nhưng vì mê mờ khơng thấy được cái chân

5


tướng ấy nên con người đã bị tách khỏi cái tính đồng nhất kia để rồi phải lăn lộn trơi
dạt trong bể khổ sinh tử, bị đắm chìm và trói buộc mất hết tự do”. Cũng vì thế mà cái
lý tưởng cứu kính của con người là làm thế nào để thốt ly được cảnh giới sinh tử trói
buộc này để trở về với bản tính đồng nhất của Phạm Thiên. Nền giáo lý của
Upanishads tuy rất mông mênh, nhưng cái quy kết tối hậu thì khơng ngồi tư tưởng
này, mà một khi đã tin như thế rồi thì một mặt miêu tả cái cảnh giới lý tưởng đó càng
tốt đẹp và sung sướng bao nhiêu, thì nhìn lại hiện thực giới người ta càng cảm thấy
mất sinh thú bấy nhiêu. Do đó mà tư tưởng yếm thế cũng dần dần nảy mầm và yêu
cầu giải thoát cũng mỗi ngày một tăng. Như vậy là tư tưởng triết học của Upanishads
dù có khơng thừa nhận học phái A Đốc Ma đi nữa, cũng đã lấy giải thoát làm lý tưởng
tối cao, và như đã nói ở trên kia, nguồn gốc và sự thành lập tư tưởng giải thoát là cái
lý tưởng đích thực cộng thơng của mọi học phái.
1.2.Ý nghĩa của sự giải thoát
Tuy cùng lấy giải thoát làm lý tưởng, người vì sự tranh luận về những điểm chân,
ngụy, ưu, liệt cho nên giữa các học phái cũng có nhiều điểm bất đồng điều đó khơng
có gì là lạ cả. Song theo chỗ chúng tơi nhận xét thì đó chỉ là trên vấn đề lý luận mà
thôi, chứ về ý nghĩa sự giải thốt thì đại khái các học phái đều có những điểm tương
đồng. Bất cứ biện luận theo chiều hướng nào, cái ý nghĩa chân chính của sự giải thoát
là phải làm sao cho tinh thần thanh thản trước mọi cảnh khổ, vui, thật, giả, động, tĩnh:
tóm lại đưa ý chí đạt đến một cảnh giới tuyệt đối giải phóng. Nói theo lý luận hình nhi
thượng thì chẳng qua lấy sự đưa ý chí đến cảnh giới tuyệt đối giải thoát làm mục tiêu
vậy, và dĩ nhiên do cái mục tiêu đó ra sao mà có sự bất đồng về tính cách và phong
thái của sự giải thoát. Bởi thế, nếu đứng trên lập trường thể nghiệm để luận xem loại
giải thoát nào là thật, loại nào là giả thì e rằng ta sẽ làm một việc khơng đâu, vì lẽ bất
luận theo phương pháp nào, hễ đã đưa tinh thần đến được một cảnh giới tuyệt đối giải
phóng đó thì đều có thể được coi là sự giải thoát chân thực. Nếu nhận xét theo lý luận
và thực tế thì chỗ kiến giải có những điểm bất đồng. Chẳng hạn, về lý luận thì có Nhất

ngun luận, Nhị nguyên luận, Hữu thần thuyết, Vô thần thuyết, khơng dung hịa được
nhau. Song nếu xét theo sự thể nghiệm thực tế về giải thốt thì trong những thuyết
mâu thuẫn đó người ta vẫn thấy có điểm cộng thơng. Do đó, bất luận là Nhất nguyên,
Nhị nguyên hoặc Hữu thần, Vô thần chủ trương khác nhau, nhưng khi ý chí đã đạt đến
cảnh giới tuyệt đối giải thốt thì quan điểm ở đây khơng cịn dị biệt nữa. Đó cũng là
cách giải thích chung của các nhà sáng lập tôn giáo, các bậc hiền triết cổ, kim, đông,
tây, tuy có những giáo lý khác nhau, ở vào những bối cảnh bất đồng, nhưng vẫn có
những điểm cộng thơng, điều này thiết tưởng không phải một sự ngẫu nhiên vậy.

6


CHƯƠNG 2
QUAN NIỆM GIẢI THỐT CỦA CÁC TƠN GIÁO
2.1.Giải thốt trong Đạo Hồi
Đạo Hồi không giống với nhiều tôn giáo khác ở chỗ: tuyệt đối khơng thờ tượng thần.
Vì đạo Hồi cho rằng thánh Ala là chúa duy nhất của vũ trụ, ngồi ra khơng có chúa
nào khác. Người Hồi giáo phải cầu nguyện năm lần một ngày. Giờ cầu nguyện được
các nhà thờ hồi giáo thông báo cầu nguyện (azan). Không phải tất cả người Hồi giáo
phải đi đến nhà thờ. Một số cầu nguyện tại nhà hoặc ngay tại văn phòng. Hàng ngày,
các cuộc hẹn và các cuộc họp phải được sắp xếp một cách thích hợp với thời gian cầu
nguyện. Hồi giáo, đạo Hồi hay đạo Islam (tiếng Ả Rập: ‫ السلم‬al-'islām) là một tôn
giáo khởi nguồn từ Abraham, độc thần, dạy rằng chỉ có một Thiên Chúa (tiếng Ả Rập:
Allah), và Muhammad là sứ giả của Thượng đế. Đây là tôn giáo lớn thứ hai thế giới
với hơn 1 tỷ người theo tương đương 15% dân số thế giới,và họ thường được gọi là
người Hồi giáo. Hồi giáo chiếm phần lớn dân số ở 50 quốc gia.Hồi giáo dạy rằng
Thiên Chúa là lịng thương xót, tồn năng và độc nhất, và Chúa đã hướng dẫn loài
người qua các sứ giả, thánh thư được tiết lộ và các dấu hiệu tự nhiên. Kinh sách chính
của Hồi giáo là Kinh Qur'an, được người Hồi giáo xem là lời nguyên văn của Thiên
Chúa, và các giáo lý và ví dụ quy phạm (được gọi là sunnah, bao gồm các ghi chép

được gọi là hadith) của Muhammad (570 – 8 tháng 6 632).Người Hồi giáo tin rằng
Hồi giáo là phiên bản hoàn chỉnh và phổ quát của một đức tin nguyên thủy đã được
tiết lộ nhiều lần trước đây thông qua các tiên tri bao gồm Adam, Abraham, Moses và
Jesus. Người Hồi giáo coi Kinh Qur'an trong tiếng Ả Rập gốc của nó là sự mặc khải
khơng thay đổi và cuối cùng của Thiên Chúa.Giống như các tôn giáo Abraham khác,
Hồi giáo cũng dạy về một ngày phán xử cuối cùng với người tốt sẽ được lên thiên
đường và người xấu sẽ bị trừng phạt tại địa ngục.Các khái niệm và thực hành tôn giáo
bao gồm Năm trụ cột Hồi giáo, là những hành vi tôn giáo bắt buộc và tuân theo luật
Hồi giáo (sharia), ảnh hưởng đến hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống và xã hội, từ
ngân hàng và phúc lợi cho phụ nữ và môi trường.Các thành phố Mecca, Medina và
Jerusalem là nơi có ba địa điểm linh thiêng nhất trong đạo Hồi.
2.2. Giải thoát trong Đạo giáo
Đạo giáo được hình thành trong phong trào nơng dân khởi nghĩa vùng Nam Trung
Hoa vào thế kỉ II sau cơng ngun, cơ sở lí luận của nó là ĐẠO GIA – triết thuyết do
Lão Tử đề xướng và Trang tử hoàn thiện (học thuyết Lão-Trang).Lão Tử người nước
Sở (vùng Bách Việt), tên là Nhĩ, tự là Đam (nên còn gọi là Lão Đam), sống vào
khoảng thế kỉ Vl-V trCN, gần như đồng thời với Khổng Tử (lớn tuổi hơn Khổng Tử).
Ông từng làm quan phụ trách thư viện nhà Chu, sau lui về ở ẩn; không biết mất năm
nào, tương truyền về già cưỡi con trâu xanh đi về phía tây vào núi rồi biến mất. Tư
tưởng của Lão Tử được trình bày trong cuốn Đạo đức kinh. Sách gồm 81 chương chia
làm hai thiên thượng và hạ bàn về Đạo kinh và Đức kinh. Đạo của Lão Tử là một khái
niệm trừu tượng chỉ cái tự nhiên, cái có sẵn một cách tự nhiên: “Người bắt chước Đất,
Đất bắt chước Trời, Trời bắt chước Đạo, Đạo bắt chước TỰ NHIÊN”. Nó là nguồn
gốc của vạn vật. Đức là biểu hiện cụ thể của đạo trong từng sự vật. Đạo sinh ra vạn
vật, nhưng làm cho vật nào thành ra vật ấy và tồn tại được trong vũ trụ là do Đức. Nếu
Đạo là cái tĩnh vơ hình thì Đức là cái động hữu hình của Đạo. Nếu Đạo là bản chất của
7


vũ trụ thì Đức là sự cấu tạo và tồn tại của vũ trụ.Sự sinh hóa từ Đạo ra Đức, từ Đức trở

về Đạo ở Lão Tử thấm nhuần sâu sắc tinh thần biện chứng âm dương của triết lí nơng
nghiệp. Được chi phối bởi luật qn bình âm dương, vạn vật tồn tại theo lẽ tự nhiên
một cách rất hợp lí, cơng bằng, chu đáo, và do vậy mà mầu nhiệm. Hợp lí, vì, theo
Lão Tử, lẽ tự nhiên giống như việc giương cung, cao thì ghìm xuống; thấp thì nâng
lên. Cơng bằng, vì nó ln bớt chỗ thừa mà bù vào chỗ thiếu. Chu đáo, vì nó như cái
lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó lọt. Bởi vậy mà nó mầu nhiệm tới mức khơng cần
tranh mà chiến thắng, khơng cần nói mà ứng nghiệm. Mọi sự bất cập hay thái quá
(mất quân bình) đều trái với lẽ tự nhiên và, do vậy, sẽ tự điều chỉnh theo luật âm
dương chuyển hóa: “Vật hễ bớt thì nó thêm, thêm thì nó bớt”. Từ đây, Lão Tử suy ra
triết lí sống tối ưu là muốn làm việc gì, phải đi từ điểm đối lập, phải vô vi (không
làm). Vơ vi khơng có nghĩa là hồn tồn khơng làm gì, mà là hịa nhập với tư nhiên,
đừng làm gì thái quá. Vì làm thái quá thì theo luật âm dương “vật cực tắc phản”, kết
quả thu được còn tệ hại hơn là hồn tồn khơng làm gì. Triết lí vô vi áp dụng vào đời
sống cá nhân là “chỉ vì khơng tranh nên thiên hạ khơng ai tranh nổi với mình”. Áp
dụng vào đời sống xã hội, Lão Tử không tán thành lối cai trị cưỡng chế, áp đặt đương
thời, ơng nói muốn dân n ổn thì cai trị một nước phải “giống như kho một nồi cá
nhỏ”: cá nhỏ nên để yên, không cạo vẩy, không cắt bỏ ruột, khi kho không khuấy đảo
– cạo, cắt, khuấy đảo chỉ tổ làm cho cá nát. Đạo giáo khởi đầu bằng Ngũ đấu mễ đạo
(Đạo 5 đấu gạo) – một thứ Đạo giáo phù thủy do Trương Đạo Lăng sáng lập. Trương
Đao Lăng tu luyện ở vùng núi Tứ Xuyên, ông lấy Lão Tử làm ngọn cờ, dùng bùa chú
và phương thuật, nước phép và cỏ dại chữa bệnh để thu hút mọi người vào đạo nhằm
chống lại các thế lực phong kiến Đời Tam Quốc, Trương Giác cũng dùng các phương
thuật, bùa phép để tập hợp nông dân tiến hành khởi nghĩa Hồng cân (nghĩa qn đầu
chít khăn vàng làm dấu hiệu) chống lại chế độ cai trị đương thời.Đạo giáo thần tiên
hướng tới việc tu luyện thành thần tiên trường sinh bất tử. Tu tiên có hai cách: nội tu
và ngoại dưỡng. Ngoại dưỡng là dùng thuốc trường sinh, gọi là kim đan (hay linh đan,
thu được trong lị bằng cách luyện từ một số khống chất như thần sa, hùng hoàng, từ
thạch, vàng). Nội tu là rèn luyện thân thể, dùng các phép tịch cốc (nhịn ăn), dưỡng
sinh, khí cơng,… lấy thân mình làm lị luyện, luyện tinh thành khí, luyện khí thành
thần, luyện thần trở về hư vô (Đạo). Con người, cũng như vạn vật, là từ “Đạo” mà

sinh ra; cho nên tu luyện là trở về với “Đạo”.
2.3. Giải thốt trong Thiên Chúa
Thiên Chúa ln ln ở gần chúng ta cả trong các khó khăn, các vấn đề và trong
những lúc đen tối của cuộc đời. Người lắng nghe, đáp lời và giải thoát chúng ta trong
cách thức của Người.Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trong
buổi tiếp kiến hơn 20.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tại quảng trường
thánh Phêrô sáng thứ Tư 7-9-2011.Trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha tiếp tục khai
triển đề tài “trường cầu nguyện” và bắt đầu suy niệm một số Thánh Vịnh. Ngài
nói:Thánh Vịnh đầu tiên mà tơi muốn dừng lại suy niệm là một Thánh Vịnh than vãn
và khẩn cầu thấm đẫm lịng tín thác, trong đó xác tín về sự hiện diện của Thiên Chúa
xây dựng lời cầu nảy sinh từ một điều kiện khó khăn tột cùng, mà người cầu nguyện
đang phải sống. Đó là Thánh Vịnh 3 mà truyền thống Do Thái quy chiếu về vua Đavít,
khi nhà vua phải chạy trốn con mình là hồng tử Absalom. Đây là một trong các giai
thoại thê thảm và khổ đau nhất trong cuộc đời nhà vua, khi người con tiếm ngôi bắt
buộc nhà vua bỏ thành Giêrusalem để cứu lấy mạnh sống mình .Như thế, sự hiểm
8


nguy và nỗi âu lo vua Đavít đã sống là bối cảnh giúp chúng ta hiểu lời cầu nguyện
này. Trong tiếng kêu của tác giả Thánh Vịnh mọi người đều có thể nhận ra các tâm
tình khổ đau, cay đắng và tin tưởng nơi Thiên Chúa đồng hành với nhà vua trong cuộc
trốn chạy khỏi thành thánh.Thánh Vịnh mở đầu với lời kêu lên Chúa: “Lạy Chúa thù
địch con đông vô số kể, người nổi dậy chống con thật quá nhiều! Quá nhiều kẻ đang
nói về con: “Chúa Trời đâu cứu hắn!” .Tiếp tục bài huấn dụ, Đức Thánh Cha nói tác
giả miêu tả hồn cảnh nguy ngập với giọng điệu thê thảm bằng cách lập lại ba lần rằng
các kẻ thù “đông đảo”, “nhiều”, “biết bao”, cả ba từ trong tiếng Do Thái có cùng một
gốc. Việc nhấn mạnh trên số đông và cái lớn lao của các kẻ thù nhằm diễn tả sự không
tương xứng giữa tác giả và các kẻ bách hại ông. Và sự không tương xứng ấy giải thích
lời cầu cứu cấp thiết của ơng. Đám đông nổi lên chống lại ông gây ra sợ hãi và gia
tăng sự đe dọa kinh hoàng. Nhưng người cầu nguyện khơng để cho cảnh chết chóc ấy

chiến thắng, mà vẫn duy trì tương quan vững vàng với Thiên Chúa của sự sống và
hướng về Ngài. Tuy nhiên, các kẻ thù cũng tìm cách bẻ gẫy mối dây liên hệ ấy của
ông với Thiên Chúa và làm suy yếu niềm tin của nạn nhân. Chúng nói rằng Thiên
Chúa khơng thể can thiệp và khẳng định rằng Người cũng không thể cứu ơng. Đức
Thánh Cha giải thích điểm này như sau:Như vậy, sự tấn công không chỉ là vật lý mà
cịn đụng chạm tới cả chiều kích tinh thần nữa: Họ nói “Chúa khơng thể giải cứu nó”.
Nhân tố chính của linh hồn tác giả Thánh Vịnh bị tấn công. Và cám dỗ tột cùng mà tín
hữu phải chịu là cám dỗ mất đức tin, mất niềm tin tưởng nơi sự gần gũi và trợ giúp
của Thiên Chúa. Người công chính thắng vượt thử thách cuối cùng này, kiên vững
trong đức tin và xác tín sự thật và sự tin tưởng tràn đầy vào Thiên Chúa; và chính vì
thế mà họ tìm được sự sống và chân lý...Xem ra Thánh Vịnh cũng đụng chạm tới
chúng ta: trong biết bao nhiêu vấn đề chúng ta bị cám dỗ nghĩ rằng có lẽ cả Thiên
Chúa cũng không thể cứu được tôi, Người khơng biết tơi, có lẽ Người khơng có khả
năng giải cứu; cám dỗ chống lại đức tin là tấn kích cuối cùng của kẻ thù, và chúng ta
phải chống trả lại nó, và như thế chúng ta tìm thấy Thiên Chúa và tìm ra sự sống.Như
vậy, người cầu nguyện được mời gọi đáp trả lại các tấn kích của các kẻ thù gian ác với
lòng tin. Các người thù địch khước từ rằng Thiên Chúa có thế trợ giúp tín hữu; nhưng
trái lại tín hữu khẩn cầu Người, gọi tên Chúa và hướng về Người trong cách xưng hơ
thân tình diễn tả tương quan vững bền và xác tín Chúa sẽ đáp lời họ: “Nhưng lạy
Chúa, chính Ngài là khiên che thuẫn đỡ, là vinh dự của con, là Đấng cho con được
ngẩng đầu bất khuất. Tôi vẫn cất tiếng kêu lên cùng Chúa, Chúa liền đáp lại từ núi
thánh của Người” Các thù địch biến mất. Chúng đã không chiến thắng, vì ai tin nơi
Thiên Chúa thì chắc chắn rằng Thiên Chúa là bạn của mình. Đối chọi với đám đơng
vơ số là một mình Chúa, nhưng cao cả và quyền uy hơn bao địch thù. Chúa là sự trợ
giúp, bênh vực, giải thoát và thuẫn đỡ che chở ai tín thác nơi Người; và Người cho họ
ngẩng đầu trong cử chỉ khải hoàn và chiến thắng. Con người không cô đơn nữa, các
thù địch không phải là không đánh bại được nữa, bởi vì Chúa lắng nghe tiếng kêu cứu,
trong âu lo, trong nguy hiểm, trong khổ đau. Con người kêu cứu và Thiên Chúa đáp
lời. Sự giao thoa giữa lời khẩn cầu của con người và sự đáp trả của Thiên Chúa là biện
chứng của lời cầu nguyện và chìa khóa đọc hiểu tồn lịch sử cứu độ. Tiếng kêu diễn tả

sự cần được trợ giúp, và kêu lên sự trung thành của người khác. Kêu lên có nghĩa là
đặt một cử chỉ tin tưởng nơi sự gần gũi và sẵn sàng lắng nghe Thiên Chúa. Lời cầu
nguyện diễn tả xác tín của một sự hiện diện thiên linh đã được kinh nghiệm và đức tin
được tỏ lộ tràn đầy trong lời đáp trả của Thiên Chúa...Sự đáp trả của Thiên Chúa trao
9


ban cho tác giả Thánh Vịnh sự chắc chắn hoàn toàn. Nỗi sợ hãi cũng hết, và tiếng kêu
cứu trở thành niềm an bình sâu thẳm: “Tơi nằm xuống và tơi thiếp ngủ, rồi thức dậy,
vì Chúa đỡ nâng tơi. Tơi chẳng cịn phải sợ lũ người đơng vơ số đang vây bọc quanh
tôi” .Tuy bị bao địch thù bủa vây tứ phía, chống đối nhạo cười, tấn cơng và tìm cách
làm cho tín hữu bị ngã, nhưng tín hữu vẫn ngủ n vì xác tín có Thiên Chúa hiện diện.
Khi thức dậy ông thấy Thiên Chúa ở cạnh bên, Người là Đấng canh thức không ngủ.
Người nâng đỡ, cầm lấy tay ông và không bao giờ rời ông. Đức Thánh Cha nói
thêm:Sự sợ hãi cái chết bị thắng vượt bởi sự hiện diện của Đấng khơng chết. Chính
đêm đen đầy sợ hãi, đêm đen khổ đau của cô đơn, của đợi chờ khắc khoải, giờ đây
được biến đổi: điều nhắc tới cái chết trở thành sự hiện diện của Đấng Vĩnh Cửu.Sự
hiện diện vơ hình của Thiên Chúa đối chọi với sự hữu hình của các tấn cơng thù địch,
đông đảo, mạnh mẽ. Thù địch đứng lên chống lại nạn nhân của chúng. Nhưng ở đây
Thiên Chúa đứng lên để đánh gục chúng và giải thốt tín hữu. Tác giả Thánh Vịnh
miêu tả chiến thắng của Thiên Chúa trên các thù địch. Với sự đàn áp bất công và tàn
bạo của họ, các thù địch biểu tượng cho tất cả những gì chống lại Thiên Chúa và
chương trình cứu độ của Người. Nhưng họ bị Chúa đánh vỡ mặt và đập gẫy răng,
khơng thể tấn kích với bạo lực tàn phá của họ nữa, cũng không thể rỉ tai cám dỗ tín
hữu nghi ngờ sự hiện diện và hành động của Thiên Chúa nữa. Họ bị sự can thiệp cứu
độ của Thiên Chúa làm cho câm lặng. Và tác giả Thánh Vịnh có thể kết thúc với lời
cầu chúc tụng cảm tạ và ngợi khen trong sắc thái phụng vụ như sau: “Chúa chính là
nguồn ơn cứu độ, xin ban phúc lộc cho dân Ngài”.Rồi Đức Thánh Cha kết thúc bài
huấn dụ như sau: Khi cầu nguyện với Thánh Vịnh này chúng ta có thể lấy các tâm tình
của tác giả làm của mình. Gương mặt của tác giả được hoàn thành nơi gương mặt của

Chúa Giêsu. Trong đau đớn, trong nguy nan, trong nỗi cay đắng vì khơng được hiểu
biết và bị xúc phạm, các lời Thánh Vịnh rộng mở con tim chúng ta cho xác tín trao
ban an ủi của đức tin. Thiên Chúa luôn ở gần kề chúng ta cả trong các khó khăn, các
vấn đề, trong những lúc đen tối của cuộc đời. Người lắng nghe, đáp lời và giải thoát
chúng ta trong cách thức của Người.Đức Thánh Cha đã chào các tín hữu bằng các thứ
tiếng Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Tchèques, Croat, Slovac,
Hungari và Ý, trước khi cất kinh Lạy Cha và ban phép lành Tòa thánh cho mọi người.
2.4.Giải thoát trong Ấn Độ giáo
Nếu như triết học Trung Quốc đi vào nghiên cứu đời sống chính trị xã hội với những
quan niệm xã hội hiện thực, nhằm tìm ra những biện pháp, những cách thức để cải
biến và ổn định trật tự xã hội, giáo dục đạo đức con người thì triết học Ấn Độ nói
chung và tư tưởng Phật giáo nói riêng lại tập trung vào lý giải bản chất đời sống tâm
linh con người. Theo đó, Phật giáo hướng con người vượt qua sự mê ngộ, vơ minh,
nhận ra bản tính của mình và thực tướng của vạn vật, hòa nhập được vào với bản thể
vũ trụ tuyệt đối, chân thực, bằng nhận thức trực giác, "thực nghiệm tâm linh" – Đó
chính là sự giải thoát.Giải thoát theo tiếng Phạn là moksha, mukti (mộc xoa, mộc đề).
"Gỉải" nghĩa là gỡ ra, cởi ra, chia tách ra hay giải thích cho rõ; chữ "thốt" nghĩa là
vượt ra khỏi sự trói buộc, vượt ra ngồi sự ràng buộc… Theo các kinh sách triết học
và tôn giáo cổ Ấn Độ, từ giải thốt có rất nhiều nghĩa, người ta có thể xem xét nó qua
các mặt khác nhau như trạng thái, mục đích, phương tiện và kết quả. Và người ta cũng
có thể xem xét nó ở các bản thể luận hay mặt nhận thức luận, mặt triết học, mặt tâm lý
cũng như mặt đạo đức, tôn giáo. Trong triết lý Phật giáo Ấn Độ, giải thoát tức là trạng
thái đời sống tinh thần con người vượt ra khỏi mọi sự rang buộc của thế giới nhục dục,
10


là sự "diệt" hết mọi dục vọng hay dập tắt ngọn lửa dục vọng và đạt tới cảnh trí Niết
bàn với cái tâm tuyệt đối thanh tịnh, không vọng động, an lạc, bất sinh, bất diệt và tự
do, tự tại, bằng con đường tu luyện đạo đức giữ nghiêm giới luật và tu luyện tri thức,
thiền định, thực nghiệm tâm linh để đạt tới giác ngộ theo: "Tam học" (Giới – Định –

Tuệ). Tư tưởng giải thoát của triết học tôn giáo Ấn ĐộVấn đề cơ bản nhất trong triết
học Ấn Độ cổ, trung đại là bản chất, ý nghĩa cuộc sống; là nguồn gốc nỗi khổ của con
người và con đường, cách thức giải thoát con người khỏi bể khổ. Giải thoát là giải
thoát trạng thái tinh thần, tâm lý, đạo đức của con người thoát khỏi sự ràng buộc của
thế giới trần tục và nỗi khổ của cuộc đời; giải thoát khỏi luân hồi- nghiệp chướng của
con người.Cội nguồn của tư tưởng giải thoát là do điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh kinh
tế - xã hội quy định; do tính hướng nội, đi sâu khái quát đời sống tâm linh của con
người của các nhà tư tưởng Ấn Độcổ, trung đại.Trong các trường phái triết học khác
nhau, phương tiện, con đường, cách thức có thể khác nhau, nhưng đều có mục đích
chung là giải thốt con người khỏi luân hồi- nghiệp chướng.Tư tưởng giải thoát manh
nha từ thời Rig Vệđà (1500 - 1000 tr.c.n) đến Brahman (1000 - 800 tr.c.n) và phát
triển trong kinh Upanisad (800 - 500 tr.c.n) và được các trường phái triết học thời kỳ
Bàlamôn - Phật giáo (VI tr.c.n - VI) khai thác. Nội dung triết lý, khuynh hướng giáo lý
và quan điểm đạo đức nhân sinh khác nhau, nhưng dường như tất cả các trường phái
đều tìm kiếm, phát hiện và trở về với bản chất và lương tâm của chính mình khi con
người lãng qn chúng bởi cịn vơ minh, tham dục.Cách thức và con đường giải thoát
của các trường phái triết học khác nhau; Kinh Vệđà tôn thờ và cầu xin sự phù hộ của
thần linh; kinh Upanisad đồng nhất giữa linh hồn con người (Atman) với vũ trụ
(Brahman); Mimànsa giải thoát bằng nghi thức tế tự và chấp hành nghĩa vụ xã hội, tơn
giáo; ga giải thốt bằng tu luyện về thể xác; Jaina giải thoát bằng tu luyện đạo đức
(khơng sát sinh, khơng ăn cắp, khơng nói dối, khơng dâm dục, khơng tham lam);
Lokata giải thốt bằng cách phủ nhận quan điểm linh hồn bất tử, nghiệp chướng
luân hồi, chấp nhận cuộc sống có hạnh phúc và có đau khổ; đạo Phật giải thốt bằng
tu luyện trí tuệ, thiền định và tu luyện đạo đức theo giới luật để diệt trừ tham dục, tâm
hồn thanh tịnh, hoà nhập vào niết bàn.Phái Mimansa.Phái này bắt nguồn từ kinh
Védas. Bộ kinh Mimamsa gồm có hai phần: Purva - Mimamsa nghiên cứu về những
nghi thức hành lễ và Brahama - Mimamasa nói về sự nguyện ngắm Đấng Phạm thiên
hoặc bản thể tuyệt đối. Phái này cho rằng với những nghi thức thờ phượng cùng sự
tụng niệm chân ngơn, hành giả có thể đạt tới chỗ siêu thoát. Phái Mimansa cho rằng
giải thoát tức giải phóng tiểu ngã ra khỏi sự ràng buộc thân xác. Bởi vì giải thốt vượt

lên trên mọi phước báu hay không phước báo. Hành vi thường nhật như tế tự, phải
được thi hành khơng hướng đến mục đích hưởng thụ phước báu nào cả. Khi giải thốt
khơng cịn những tác dụng của ý (mansa) và các giác quan khác. Do đó, trong cảnh
giải thốt ngã khơng cịn những phẩm tính khổ, lạc, dục, sân...Phái Vedanta.Nghĩa gốc
của từ ngữ Vedanta là cuối thời của các kinh Vêda, tức qua thời cácUpanishad. Phái
này cho rằng Thượng đế (Brahman) và linh hồn (Atman) chỉ là một, thành phần với
toàn thể là một. Chỉ khi nào thành phần hoàn toàn nhập vào tồn thể, tiểu ngã vào cái
đại ngã, thì vịng ln hồi mới ngừng lại.Theo Shankhara, người chủ thuyết phái này,
hợp nhất với Thượng đế là vượt ra khỏi cá thể của cái ngã, khơng có ý thức về vật nầy
vật khác, sống hịa hợp, n ổn, vơ dục trong cảnh giới Niết bàn. Muốn đạt được cảnh
vĩnh phúc đó, thì khơng những phải từ bỏ xã hội mà cịn từ bỏ chính mình nữa.Nhìn
chung, các tơng phái ở Ấn Độ tuy phức tạp nhưng giáo lý có nhiều điểm tương đồng.
11


Những điểm tương đồng này thể hiện qua các từ: Maya (vô minh), Karma (nghiệp
báo), Nirvana hay Turiya (Niết bàn hay trạng thái siêu thức)...Và con đường để đưa
đến đại ngộ là Yoga. Nó như chiếc xương sống của tư tưởng Ấn Độ. Qua các tơng
phái, ta thấy có nhiều con đường để đi đến giác ngộ. Phái Mimamsa tu luyện bằng
việc hành lễ và tụng niệm, tương tự như phái Tịnh độ của đạo Phật. Phái Tantrisme thì
thờ phượng và tụng các chân ngơn. Phái Vedanta dùng trí tuệ tu luyện để thấu triệt cái
lẽ phi nhị huyền diệu trong tạo vật, phái Jana cũng tương tự như vậy. Nói chung là có
hai con đường là tiệm ngộ và đốn ngộ.Tiệm tu: Là tu luyện để đi dần đến giác ngộ,
hợp với căn cơ của nhiều người như Tịnh độ tông hay phái Mimamsa.Đốn ngộ: Là
con đường tắt ngắn để chóng ngộ đạo, như thiền định... Thiền tơng là một chi nhánh
của Phật giáo và phát triển ở Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam... Khi sáng lập Thiền
tông tại Trung Hoa, đức Bồ-đề-đạt-ma đã chế hóa ít nhiều theo phương thức tu luyện
của Yoga. Ngoài các quan điểm của các triết phái trên cịn có nhiều quan điểm khác
nhau về giải thốt và biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như sau:Quan điểm
giải thoát do nơi các vị thần.Theo Rg-Veda, người gây nghiệp thiện, sau khi chết được

sanh lên cõi trời Dạ Ma. Đến thời đại Upanishads cho rằng cõi trời chưa phải là cảnh
giới giải thoát. Đến thời đại học phái, thuyết hữu thần của Nhất thần giáo nảy nở và
tín ngưỡng đó ngày càng thịnh, người ta coi vị thần duy nhất ấy là lý tưởng giải thốt.
Vì giải thốt quan nầy có tính cách phổ thông và đầy hương vị tôn giáo nên được đón
nhận một cách rộng rãi trong xã hội. Đặc trưng của của nó là ở phương diện tha lực.
Người ta có thể đạt tới cảnh giới tự do nếu được thần ban cho ân sủng đó.Giải thốt do
tinh thần độc lập cá nhân.Tinh thần của con người là cái linh thể thuần khiết, nhưng vì
do chướng ngại của vật chất nên trở thành mất tự do, không trong sạch. Muốn giải
thốt con người cần xóa bỏ những chướng ngại đó để tinh thần được độc lập, tự chủ.
Theo quan niệm nầy thì khơng có thật tại vũ trụ hoặc một vị thần biệt lập. Do đó,
ngồi bản tính mình ra khơng cần có một trạng thái nào khác để chuyển hướng. Cũng
như lau sạch bụi trên tấm gương, khi tẩy lớp bụi vật chất che lấp tâm linh thì cảnh giới
lý tưởng hiển hiện. Quan điểm nầy tiềm tàng trong Upanishads và trở nên rõ ràng ở
Phi Số luận, Du Già và Kỳ Na giáo. Giải thoát quan của Kỳ Na giáo cũng tương tự
như lập trường của Phi Số luận là lấy tư tưởng diệt trừ những ràng buộc vật chất khỏi
tinh thần làm lý tưởng tối hậu và diệt trừ khách trần phiền não để đạt giải thoát Niết
bàn. Đây chính là tư tưởng triết học có khuynh hướng Nhị ngun luận, vì nó lấy sự
đối lập giữa tự ngã và phi ngã làm điều kiện và phương pháp thực hiện giải thốt
khơng phải dựa vào tín ngưỡng mà xây dựng trên trí tuệ, lấy sự tự lực tu hành làm
chính. Giải thốt do phủ định ý chí sinh tồn.Quan điểm này cho rằng sinh hoạt hiện
thực là mê vọng và muốn được tự do giải thoát phải hồn tồn chối bỏ sự sống mê
vọng đó. Đây chính là lý tưởng của Tiểu thừa Phật giáo lấy vô thường và khổ làm
cương yếu của nhân sinh quan. Do đó, lý tưởng cứu cánh của con người khơng thể
thấy ở những cái vô thường, những cái khổ, mà phải hồn tồn chối bỏ những cái đó,
nghĩa là phải diệt cho tuyệt cái ý muốn sinh tồn mới hy vọng đạt đến cảnh giới an vui.
Cảnh giới đó chính là Niết bàn (Nirvana).
2.5.Giải thoát trong Phật giáo
Đức Phật với mục đích cứu khổ độ sinh, Ngài đã chỉ ra con đường đi đến giác ngộ giải
thoát để mọi người được sống trong hạnh phúc an vui. Ngài đã đưa ra những định luật
về vũ trụ và nhân sinh mà ngày nay được nhiều học giả Tây phương công nhận.


12


Những vị đệ tử sau này đã thể hiện tinh thần giải thoát qua nhiều tư tưởng khác
nhau.Sau đây là quan niệm về giải thốt theo các Tơng phái Phật giáo.
+ Mật tông.Trong phần giáo lý căn bản của đạo Phật, “nghiệp” là động lực chính của
vũ trụ nhân sinh. Nó định đoạt tất cả đời sống của chúng ta qua các hành động về thân,
khẩu và ý. Nếu những nghiệp ấy thanh tịnh, khơng tạo ác thì ta khơng thọ quả báo
sanh tử luân hồi và như thế là ta đã được giải thoát. Muốn các nghiệp được thanh tịnh
thì ta phải giữ gìn giới luật. Đây là phương pháp thiết thực và hữu hiệu trong cuộc
sống hằng ngày cho cả người tại gia và xuất gia.
Đối với người tại gia thì đó chính là 5 điều đạo đức:
1 – Giới không sát sanh.
2 – Giới không trộm cướp.
3 – Giới khơng tà dâm.
4 – Giới khơng nói dối, nói lưỡi hai chiều, nói điều hung ác, nói lời dệt.
5 – Giới không uống rượu.
Đối với người xuất gia thọ Sa-di có 10 giới, Tỳ kheo có 250 giới, Tỳ kheo ni có 348
giới, Bồ tát có 10 giới trọng và 48 giới khinh. Nhờ giữ giới luật, nên tâm được định,
nhờ định nên phát sinh huệ, nhờ huệ nên phá trừ được vô minh và kiến tánh thành
Phật. Do đó, trong tam vơ lậu học: Giới, định, huệ, “giới” là đứng đầu.
+ Tịnh độ tông. Chủ trương của tông này là dạy người chuyên tâm niệm Phật để cầu
vãng sanh về cảnh Tịnh độ của Phật A-Di-Đà. Tông nầy căn cứ vào một số kinh căn
bản sau:Kinh Vô lượng thọ: Kinh này nói về 48 lời nguyện của Phật A-Di-Đà khi còn
là vị Tỳ kheo tên Pháp Tạng. Nội dung lời thệ nguyện ấy là sau khi thành Phật, Ngài
sẽ lập ra quốc độ trang nghiêm thanh tịnh để tiếp dẫn chúng sanh trong 10 phương thế
giới, nếu chúng sanh nào thường niệm danh hiệu Ngài và muốn cầu vãng sanh về cõi
Tịnh độ của Ngài.Kinh Quán Vô lượng thọ: Kinh này nói về 16 pháp tu quán và 9
phẩm tu chứng được vãng sanh về cõi Tịnh độ.Kinh Tiểu bổn A-di-đà: Kinh này tả

cảnh giới Cực lạc trang nghiêm khiến người sinh lòng hâm mộ, phát nguyện tu theo
pháp mơn “trì danh niệm Phật” cho đến “nhất tâm bất loạn” để được vãng sanh về cõi
ấy.Kinh Bửu Tích: Nói về việc đức Phật vì vua Tịnh Phạn và bảy vạn người trong thân
tộc, nói pháp mơn “trì danh niệm Phật” để cầu sanh về thế giới Cực lạc.
+Thiền tơng. Giải thốt là cái chân thật sẵn có, khơng từ đâu đến, khơng do ai cho
mình, chỉ vì ta không làm chủ được các niệm lăng xăng buồn thương giận ghét v.v...
nên tạo nghiệp dẫn đi luân hồi.Các vị tu theo Nguyên thủy được định tên là Diệt tận
định hay Diệt thọ tưởng định liền chứng quả A-la-hán, tức diệt hết những thọ tưởng
trong tâm thì được vơ sanh, là giải thoát. Cho nên tu dứt mầm tạo nghiệp là gốc ra
khỏi luân hồi. Chúng ta là người chủ động tạo nghiệp thì cũng là người chủ động dứt
nghiệp. Tạo nghiệp là mê, dứt nghiệp là tỉnh. Cho nên trong kinh Viên Giác, ngài Văn
Thù hỏi đức Phật: “Làm sao giải thoát sanh tử?”. Phật dạy: “Muốn giải thốt sanh tử
phải dứt mầm vơ minh”. Vơ minh là mê mờ, phải sạch hết mê mờ mới giải thoát được
sanh tử. Ngài Văn Thù hỏi tiếp: “Cái gì là vô minh?” Phật dạy: “Chấp thân này là thật,
chấp tâm sanh diệt là thật. Đó là vơ minh”. (1)Ngồi các tơng phái trên, ta cần tìm
hiểu tư tưởng Trung Qn của Long ThọNgài ra đời sau Phật Thích Ca khoảng 6 thế
kỷ. Quan điểm Khơng tính (Sunyata) của Ngài đã được tranh luận bởi các học giả
châu Âu và họ cho rằng: Khơng tính là cái tuyệt đối hiện hữu, chứ khơng phải hư vơ
trống rỗngDo đó, dựa trên Trung Quán luận, chúng ta có thể tóm hai chân lý Tương
đối và Tuyệt đối như sau:Chân lý Tương đối (Samvrti satya).Chân lý này được gọi là
13


Tục đế hay pháp thế gian với Bát bất hay tám quan điểm biện chứng phủ định như
sau:
Không sinh, không diệt
Khơng thường, khơng đoạn
Khơng một, khơng khác
Khơng đến, khơng đi.
Vì các sự vật khơng có thực thể riêng biệt và chuyển động theo tiến trình “duyên sinh”

(cái nầy sinh nên cái kia sinh, cái nầy diệt nên cái kia diệt).Chân lý tuyệt đối
(Paramartha- satya )Chân lý này được gọi là Chân đế hay pháp xuất thế gian vừa siêu
việt vừa bao dung cuộc đờiSau triết lý Tánh không ta hãy tìm hiểu về Lý Trung đạo
(Majjhima patipada).Trung đạo là con đường sống hài hòa giữa thân và tâm, vật chất
và tinh thần, một nếp sống tồn diện. Vì tất cả các pháp đều do “duyên sanh” nên chỉ
là “giả danh”. Chân lý này được Ngài Long Thọ diễn qua bài kệ sau:
“Chúng nhân duyên sanh pháp
Ngã thuyết tức thị không
Diệc vi thị giả danh
Diệc thị Trung đạo nghĩa”.
Dịch :
Các vật đều do nhân dun sanh
Tơi cho đó là “khơng”
Cũng là “giả có”
Ngồi ra trong các kinh tạng ngun thủy cịn đề cập đến “Bốn niệm xứ” đó là: quán
thân trên thân; quán thọ trên các thọ; quán tâm trên tâm và pháp trên các pháp. Tứ
niệm xứ là pháp môn Chỉ - Quán hay Định - Tuệ song tu. Khi đó, chúng ta lựa một
chỗ thanh vắng như thiền đường, gốc cây, khu rừng, hay bất cứ nơi nào thuận tiện và
thoải mái cho việc hành thiền, rồi chúng ta ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh
niệm trước mặt, rồi thực hành phương pháp niệm hơi thở vô, hơi thở ra; hơi thở ra với
16 đề mục: bốn đề mục về thân; bốn đề mục về thọ; bốn đề mục về tâm và bốn đề mục
về pháp. Pháp môn này thuộc về pháp môn Tứ Niệm Xứ .Khi hướng tâm đến lậu tận
trí vị ấy biết như thật: “...Vị ấy biết: Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành việc cần làm đã
làm; sau đời hiện tại, khơng có đời sống nào khác nữa” . Vì thế cho nên thiền qn
đóng một vai trị rất quan trọng trong tiến trình đưa đến giải thốt. Do đó, Phật có nói:
"Này các tỳ kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt
khỏi sầu lo, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ niết bàn, đó là bốn niệm
xứ”. Phép tu này ngày nay rất được phổ biến, gọi là thiền Vipassana. Có nhiều thiền
đường đã được thành lập ở khắp nơi, trong nước cũng như nước ngoài. Điều này đã
khẳng định đạo Phật đã ảnh hưởng đến mọi tầng lớp, không phân biệt màu da hay sắc

tộc nên hy vọng rằng tương lai đạo Phật là tơn giáo của tồn cầu.Các tư tưởng trên chỉ
có mục đích đưa chúng sanh đến đỉnh cao giác ngộ, hạnh phúc và tự do không phải ở
đời sau mà ngay trong đời hiện tại này. Tóm lại, con đường giải thoát tức là con đường
đi đến Niết bàn, mà Niết bàn theo nghĩa đen là “dập tắt”, nghĩa là dập tắt hết dục vọng
tồn tại và lấy đó làm lý tưởng cứu cánh. Cái gọi là “giải thốt”, là “Niết bàn”, nếu
khơng có lợi ích cho cuộc sống thực tế, thì tự nó cũng khơng có ý nghĩa nào cả. Theo
đạo Phật khơng phải chỉ có đạt được sau khi chết, mà có thể chứng nghiệm ngay hiện
tại cho nên đạo Phật là đạo “dấn thân yêu đời”.

14


CHƯƠNG 3
TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC CỦA TƠN GIÁO
3.1.Tác động tiêu cực của tôn giáo
Nhiều tôn giáo dạy rằng một số người sẽ xuống địa ngục sau khi họ chết. Đó là một
điều khá tối để tin. Thật phũ phàng khi nói rằng ai đó đáng phải chịu đựng suốt
đời.Một số nhóm tơn giáo thậm chí cịn đi xa hơn và tuyên bố rằng bạn phải thuộc tôn
giáo của họ để đạt được sự cứu rỗi, điều này ngụ ý rằng bất kỳ ai không thuộc tôn giáo
của họ sẽ tự động xuống địa ngục. Đó là một điều kinh khủng để tin tưởng. Ngoài ra,
một số người theo tơn giáo lo lắng rằng bản thân họ có thể xuống địa ngục, đó là
nguồn gốc của sự lo lắng khơng cần thiết trong cuộc sống của họ (vì xét cho cùng, địa
ngục có lẽ khơng có thật). Một số tôn giáo, đặc biệt là Giáo hội Công giáo, có lịch sử
lâu đời trong việc đàn áp tình dục của con người, ngay cả khi đó là tình dục hồn tồn
bình thường và lành mạnh. Và khi nó bị đàn áp, mọi người khơng học được cách sử
dụng nó.Nhiều tơn giáo dạy rằng đồng tính luyến ái là xấu xa (hoặc, ít nhất, họ đã làm
trong quá khứ). Làm như vậy, họ đã tẩy chay cộng đồng người đồng tính.Một số tơn
giáo có lịch sử lâu đời về việc im lặng và đàn áp phụ nữ. Một số tôn giáo có văn hóa
làm ngơ trước nạn lạm dụng thể chất và / hoặc tình dục. Tơn giáo đã đóng một vai trò
trong nhiều cuộc chiến tranh trong suốt lịch sử thế giới. (Nhưng xin lưu ý: nếu mọi

người không có tơn giáo, tơi chắc chắn rằng họ sẽ tìm một thứ khác để bắt đầu chiến
tranh.) Nhiều sách thánh, bao gồm cả Kinh thánh và Kinh Qur'an, có một số đoạn văn
kỳ quái và bạo lực và đã truyền cảm hứng cho một số người theo trào lưu chính thống
thực hiện những hành động kỳ quái và bạo lực. Trong quá khứ, niềm tin tôn giáo được
sử dụng như một lý do để hành quyết hoặc hiến tế con người. (Ở một số nơi trên thế
giới, điều đó vẫn xảy ra.) Tôn giáo đôi khi truyền cảm hứng cho mọi người cống hiến
toàn bộ cuộc sống của họ cho một sự nghiệp tôn giáo giáo điều, khi họ lẽ ra có thể làm
điều gì đó hữu ích hơn và mãn nguyện hơn với cuộc sống của họ. Tôn giáo đôi khi
dạy con người chấp nhận sự bất công như ý muốn của Đức Chúa Trời, hơn là chống
lại nó. (Đây là lời chỉ trích của Karl Marx.)Tơn giáo đơi khi thúc đẩy thái độ bảo trợ
đối với người nghèo. Trong Cơ Đốc giáo, một số lời dạy của Chúa Giê-su chủ trương
hiền lành quá mức.Ở một số quốc gia, tơn giáo có ảnh hưởng q lớn đến chính
phủ.Một số nhóm tơn giáo khuyến khích mọi người bỏ phiếu cho các ứng cử viên
chính trị chống lại bất kỳ hình thức tiến bộ nào, chỉ vì họ bảo thủ về mặt xã hội.Tôn
giáo dạy con người không thắc mắc mọi việc.Tơn giáo có lịch sử chống lại sự phát
triển của khoa học.Tơn giáo khuyến khích mọi người tin vào những điều mê tín (ví dụ
như ý tưởng rằng nếu bạn cầu nguyện điều gì đó, Chúa sẽ làm cho điều đó xảy
ra).Liên quan đến vấn đề này, tơn giáo dạy mọi người tin vào những học thuyết rất
khó có thể là đúng và một người thông minh không nên tin vào đó. Một ví dụ sẽ là học
thuyết Cơng giáo về sự Đồng trinh Sinh ra của Chúa Kitô, mà - hãy trung thực - có lẽ
khơng đúng.Một số nhóm tôn giáo quá chú trọng vào việc tuân theo luật lệ liên quan
đến các quy tắc, trang phục, nghi lễ của họ, v.v.Tôn giáo nuôi dưỡng thái độ khinh
miệt những người kém tôn giáo.Một số cộng đồng tôn giáo rất lạc lõng và sợ hãi thế
giới bên ngồi.Một số nhóm tôn giáo cực đoan tin rằng ngày tận thế sắp xảy ra và
chúng ta cần chuẩn bị cho thời kỳ tận thế. Đó là một điều rất phi lý và tự hủy hoại bản
thân để tin tưởng.
3.2. Những tác động tích cực của tơn giáo
15



Tôn giáo cho phép mọi người tin rằng cuộc sống của họ có mục đích.Hầu hết mọi
người đều muốn tin rằng thực tế có nhiều thứ hơn là chỉ có vũ trụ vật lý, khoa học, và
tôn giáo dạy chúng ta rằng thực sự là có.Quan điểm tơn giáo cho rằng “mọi thứ xảy ra
đều có lý do” có thể là niềm an ủi trong những lúc khó khăn. Tơn giáo cho phép mọi
người tin rằng họ đã được tha thứ khi họ cảm thấy hối hận và hối hận về những điều
họ đã làm sai.Tôn giáo cho phép mọi người tin rằng ai đó (Chúa) hiểu họ và u
họ.Tơn giáo dạy chúng ta đối xử tốt với người khác.Tôn giáo dạy chúng ta biết tha thứ
cho người khác.Tôn giáo đề cao sự khiêm tốn.Tơn giáo đề cao lịng biết ơn.Tôn giáo
làm cho các khái niệm về đúng và sai dường như dễ cảm nhận hơn.Tơn giáo có thể
giúp con người chấp nhận những điều đau đớn về thế giới.Tôn giáo nhắc nhở chúng ta
rằng một số điều không bao giờ có thể biết được (“Chỉ có Chúa mới biết”), điều này
có thể giúp giải tỏa lo lắng. Tơn giáo có thể giúp con người đối mặt với những lỗi lầm
và thiếu sót của chính họ.Tơn giáo dạy chúng ta tập trung vào những gì thực sự quan
trọng, hơn là thành công trên thế gian.Niềm hy vọng về thế giới bên kia có thể là
nguồn an ủi cho những người gặp bất hạnh trong cuộc sống.người thân.Nói chung, hy
vọng về thế giới bên kia khiến cái chết có vẻ ít đáng sợ hơn.Tơn giáo cung cấp cho
chúng ta những hình mẫu (ví dụ như các vị thánh).Tơn giáo xây dựng cộng đồng. Ý
thức cộng đồng sâu sắc mà người ta tìm thấy trong tơn giáo khó có thể tìm thấy ở bất
kỳ nơi nào khác.Tôn giáo cung cấp một cấu trúc cho thời gian.Một số người thấy các
nghi lễ tôn giáo rất có ý nghĩa (ví dụ như lần hạt Mân Côi).Tôn giáo là nguồn gốc của
hầu hết các ngày lễ trên thế giới, và các ngày lễ là niềm vui.Tôn giáo đã là nguồn cảm
hứng cho nhiều nghệ thuật và âm nhạc trong nhiều thế kỷ.Có bằng chứng cho thấy
những người theo đạo ít có khả năng tự tử hơn những người khơng theo đạo.Các
nhóm tơn giáo đã là động lực thúc đẩy một số phong trào tiến bộ trong lịch sử, bao
gồm cả phong trào bãi nô và phong trào Dân quyền.Cơ đốc giáo ban đầu ủng hộ phụ
nữ nhiều hơn so với hầu hết các xã hội khác trong thời kỳ đó. Cơ đốc giáo (được cho
là) đã đóng một vai trị trong sự phát triển lâu dài của quyền phụ nữ ở Thế giới
phương Tây.Nhiều cơ sở và tổ chức tôn giáo cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế và các
dịch vụ cần thiết cho người dân trên toàn thế giới.


16


C.KẾT LUẬN
Trải dài theo lịch sử cho đến ngày nay, Phật giáo là tôn giáo duy nhất chống lại thần
quyền. Trong những tư tưởng của nó có những yếu tố duy vật và biện chứng. Đạo Phật
là tiếng nói chống chế độ đẳng cấp khắc nghiệt, tố cáo bất công, được tự do tư tưởng
và bình đẳng xã hội để con người khỏi những bi kịch của cuộc đời. Đạo Phật nêu cao
thiện tâm, bình đẳng, bác ái cho mọi người như là những tiêu chuẩn đạo đức cơ bản
của đời sống xã hội.Chúng ta là những người hậu học, đang trên đường tu tập, để nối
bước theo dấu chân Ngài, chúng ta phải tinh tấn thiền định, nhưng trước khi thiền định
phải giữ gìn giới luật nghiêm minh, vì có giới mới đi vào định được, khi định được
viên mãn thì trí tuệ phát sanh. Trí tuệ là lưỡi gươm sắc bén nhất, có thể cắt đứt được
tận gốc rễ của phiền não, tham, sân, si, mạn, nghi, giống như cây Tala một khi bị cắt
đứt ngọn thì khơng thể mọc lại được nữa. Khi các kiết sử được đoạn tận gốc rễ, chúng
ta mới được an vui, giải thoát.Các học phái khác lấy siêu nhiên làm chủ nên không
quá coi trọng đạo đức thế gian. Phật giáo lấy “từ bi” làm chủ, đứng trên lập trường
đạo đức để giáo hóa người đời. Đó chính là tiếng nói giải thốt của đạo Phật. Cho nên
tại Ấn Độ tuy có nhiều tơn giáo, nhưng chỉ có Phật giáo lấy tồn thể nhân loại làm đối
tượng để truyền giáo và chỉ giáo lý của đạo Phật mới thỏa mãn nhu cầu tinh thần của
mọi người. Riêng về quan niệm giải thoát hay Niết bàn, theo Phật khơng phải chỉ có
thể đạt được sau khi chết mà nó có thể chứng nghiệm ngay ở hiện tại. Nó hiện hữu
ngay trong giây phút ta cắt được mọi mối ràng buộc khiến cho tâm hồn thanh thản,
vắng lặng là ta đã đạt được cảnh giới giải thốt. Do đó, giải thốt hay Niết bàn, nếu
khơng có lợi ích gì cho cuộc sống thực tế, thì tự nó cũng khơng có ý nghĩa nào cả.
Nhưng sống trong thế giới hiện thực mà tìm cầu giải thốt khỏi hiện thực là một việc
khơng dễ dàng. Thế giới hiện thực chỉ là cái thực ngã, là thực thể của lý niệm. Phủ
định tất cả để đi đến “không”. Và một khi đã đạt đến cái “không” tuyệt đối hay Niết
bàn vắng lặng rồi thì trở lại khẳng định tất cả. Đây chính là biện chứng pháp phủ định
của Phật giáo. Đức Phật cũng đã chỉ rõ: Vượt thế giới hiện thực để đi đến “không”, rồi

từ “không” trở lại hiện thực hoạt động, chỉ bày phương châm đi đến “khơng”. Kế thừa
phương châm đó để lập nên các thuyết về giải thoát, tuy cũng xây dựng trên căn bản
“không”, song tiến thêm bước nữa là khẳng định tất cả. Nhưng đặc trưng nhất quán
của chủ nghĩa giải thốt của Phật giáo là tự mình tuyệt đối mãn túc, rồi vì hạnh phúc
của thê giới và tiến bộ của nhân loại mà phục vụ với tâm hồn an nhiên tự tại. Sự giải
thốt của chúng ta khơng bị dao động sẽ đưa đến đời sống cuối cùng không cịn tái
sanh nữa. Như vậy, Thế Tơn đã thức tỉnh mọi người:
“Gióng lên trống bất tử,
Trong thế giới mù lịa” .

17


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chú thích:
1- HỊA THƯỢNG THÍCH THANH TỪ, Giảỉ thoát là cốt lõi của Đạo Phật, (tài liệu
trên mạng, 3-8-2009)
2. KINH TRƯỜNG BỘ 1, Kinh Sa Môn quả, Kinh sách điện tử Phật giáo tiếng Việt
(VNBET ), tr.185
KINH TRƯỜNG BỘ 2, Kinh Đại Niệm Xứ, Kinh sách điện tử Phật giáo tiếng Việt
(VNBET), tr.185
3. KINH TRUNG BỘ 1, Kinh niệm xứ, Kinh sách điện tử Phật giáo tiếng Việt
(VNBET), tr.94
4. KINH DƯỢC SƯ, Dịch giả Bồ tát giới Tuệ Nhuận, Nxb. Tôn giáo Hà Nội, PL.:
2554 – DL.: 2010, tr. 49
Sách:
1.Nguyễn Văn Lương, Chân lý thuyết minh: Giải thoát kiếp làm người đau khổ để trở
thành đấng siêu nhân (Phật – Thánh – Tiên), Nhà xuất bản Sài Gịn,1966.
2. Nguyễn Thị Toan, “Giải thốt luận Phật giáo”
3. Nguyễn Tài Thư, Phật giáo và sự hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện

nay” Trên tạp chí Triết học số 4 năm 1992.
4. />5.
/>6. Thích Mãn Giác , Lịch sử Triết học Ấn Độ, NXB Văn Hoá Sài Gòn 2007.
7. />
18



×