Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

CUỘC SỐNG QUAN điểm TRIẾT THUYẾT của NGOẠI đạo TRONG KINH TRUNG bộ và KINH TRUNG a hàm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.17 KB, 17 trang )

DDttt

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP.HỒ CHÍ MINH

-----------------------------------------------------

BÙI NGỌC BÍCH

CUỘC SỐNG QUAN ĐIỂM TRIẾT THUYẾT CỦA NGOẠI ĐẠO
TRONG KINH TRUNG BỘ VÀ KINH TRUNG A HÀM

Tiểu luận học kỳ III : Môn Kinh Trung Bộ
Người hướng dẫn khoa học: TT.TS. Thích Giác Hồng

TP.Hồ Chí Minh ,Năm 2020.


GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỌC
VIỆN
PHẬT
GIÁOVIỆT
VIỆT NAM
NAM TẠI
CHÍCHÍ
MINH
HỌC VIỆN PHẬT GIÁO
TẠITP.HỒ
TP. HỒ
MINH



-----------------------------------------------------

TÊN TÁC GIẢ: BÙI NGỌC BÍCH
PHÁP DANH: NGỌC LINH
LỚP ĐTTX: KHÓA VI
MSSV: TX 6022

BÀI TIỂU LUẬN
CUỘC SỐNG QUAN ĐIỂM TRIẾT THUYẾT CỦA NGOẠI ĐẠO
TRONG KINH TRUNG BỘ VÀ KINH TRUNG A HÀM

Tiểu luận học kỳ III : Môn Kinh Trung Bộ

Người hướng dẫn khoa học: TT.TS. Thích Giác Hồng

TP.Hồ Chí Minh , Năm 2020.


- LỜI CẢM ƠN :
Tôi xin trân thành tri ân những cá nhân, tập thể và những ai liên quan đã hướng dẫn
giúp đỡ, cộng tác trong quá trình thực hiện đề tài.
(Tác giả tiểu luận ký tên).
Bùi Ngọc Bích

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT

....................................................................................................................... ………..
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
TP.HCM, ngày …… tháng …… năm 2020

TT.TS. Thích Giác Hồng


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................1
2. Phạm vi đề tài.............................................................................................................1
3. Cơ sở dữ liiệu.............................................................................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................2
5. Bố cục tiểu luận.........................................................................................................2
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : Giới thiệu về kinh trung bộ.................………………………………………..3
1.1.Nghiên cứu về kinh trung bộ...............................................................................................3
1.2.Nội dung người nghe,người giảng,địa điểm giảng kinh......................................................3
1.2.1.Nội dung ......……………………………………………………………………………3
1.1.2. Đối tượng nghe …………………………………………………………………….......3
1.1.3. Người giảng………………………………………………………………….................4
1.1.4. Địa điểm giảng................................................................................................................4
CHƯƠNG 2: Nhân sinh quan,thế giới quan phật giáo trong kinh trung bộ..............................4
2.1. Quan điểm về nguồn gốc con người...................................................................................4
2.1.1. Giáo lý duyên khởi……………………………………………………………...............4

2.1.2. Giáo lý nghiệp ……………………………………………………………………….....4
2.1.3. Ngũ uẩn……………………………………………………............................................4
2.2. Quan điểm về nguồn gốc con người về bản chất con người ..............................................5
2.2.1.Khổ đau và nguyên nhân đau khổ.....................................................................................5
2.2.2.Vô ngã...............................................................................................................................5
2.3.Cách sống đem đền hạnh phúc cho con người.....................................................................5
2.3.1.Nếp sống hòa hợp..............................................................................................................5
2.3.2.Bát chánh đạo....................................................................................................................5
CHƯƠNG 3:Các kinh có nội dung đến cuộc sống quan điểm triết thuyết của ngoại đạo
3.1.1.Quan điểm về siêu hình.....................................................................................................6
3.1.2. Quan điểm về cung kính,nương tựa đức phật..................................................................7
3.2.3. Quan điểm về nghiệp báo................................................................................................8
3.2.4.Nội dung giáo pháp đức phật giáo hóa cho ngoại đạo......................................................9
3.2.5.Ngoại đạo có thái độ kinh thường...................................................................................10
3.3. Ảnh hưởng về mặt tư tưởng.............................................................................................10
3.4. Ảnh hưởng về phong tục..................................................................................................11
3.5. Ảnh hưởng về đạo đức.....................................................................................................11
C. KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................12


A.MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài.
Gần hai nghìn năm hiện diện và đồng hành cùng dân tộc, những giáo lý Phật giáo đã thấm
sâu trong từng nếp ăn, nếp nghĩ của người dân Việt. Đã từ lâu, Phật giáo không cịn được xem
với tư cách là một tơn giáo ngoại nhập, mà là một tôn giáo đã được tiếp biến, bản địa hóa và
trở thành một phần trong đời sống tinh thần dân tộc.
Trong suốt tiến trình lịch sử, với những tư tưởng nhân sinh nhập thế và tích cực, Phật giáo
ln ln là một tơn giáo đóng vai trị quan trọng trong đời sống tinh thần người Việt; góp
phần định hình lối sống, phong tục, chuẩn mực giá trị đạo đức văn hóa Việt.

Trong thời đại ngày nay, đất nước ta đã bước vào một giai đoạn hội nhập quốc tế sâu sắc và
toàn diện hơn bao giờ hết. Đây là cơ hội để chúng ta hội nhập kinh tế quốc tế và giao lưu văn
hoá và tri thức với các dân tộc trên thế giới. Tuy nhiên, trong quá trình này cũng đặt nước ta
vào nguy cơ bị các giá trị ngoại lai (trong đó có lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền),
nhất là các giá trị văn hoá phương Tây xâm nhập ồ ạt, tác động làm cho tính ích kỷ cá nhân
mỗi ngày một tăng lên, bạo lực gia đình, lối sống hưởng thụ vật chất lan rộng, đạo đức xã hội
ngày càng bị xuống cấp nghiêm trọng, làm tổn hại bản sắc văn hoá dân tộc, khuynh đảo các
giá trị đạo đức. Đồng nghĩa rằng, bản sắc văn hóa hàng nghìn năm của chúng ta đang đứng
trước một nghịch lý phức tạp: vừa có khả năng giao lưu rộng mở, vừa có nguy cơ bị nghèo
văn hoá rất nghiêm trọng.
Xuất phát từ thực tế đó, học viên chọn đề tài “So sánh cuộc sống ,quan điểm,triết thuyết
của ngoại đạo trong kinh Trung Bộ và Kinh Trung A Hàm ” làm đề tài tiểu luận.
2.Mục tiêu nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu, tiểu luận khái quát một cách hệ thống những nội dung cơ bản của
kinh Trung Bộ, nêu ra những giá trị cuộc sống nhân sinh quan Phật giáo ,thế giới
quan ...trong kinh Trung Bộ và so sánh với Kinh Trung A Hàm ,từ đó học viên ứng dụng quan
điểm.. với đời sống ,nhận thức của học viên.
Với mục tiêu đặt ra, luận văn có những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, khái qt và trình bày tổng quan về sự ra đời và tóm tắt những nội dung cơ bản của
kinh Trung Bộ.
Thứ hai, phân tích, khái quát những nội dung về nhân sinh thế giới quan của Phật giáo trong
kinh Trung Bộ với Kinh Trung A Hàm.
Thứ ba, nêu ra những giá trị lý luận, thực tiễn và những hạn chế của nhân sinh,thế giới quan
Phật giáo trong kinh Trung Bộ đối với Phật giáo nói chung và một số ảnh hưởng của nó đối
với đời sống nhận thức của người viết.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung nhân sinh
quan,thế giới quan của ngoại đạo trong kinh Trung Bộ, phân tích và đánh giá những giá trị
và ảnh hưởng của nó đối với các phương diện của đời sống tinh thần người viết.


1


Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn tìm hiểu những tư tưởng nhân sinh quan ,quan
điểm,triết thuyết của ngoại đạo trong kinh Trung Bộ qua văn bản đã được dịch sang tiếng
Việt của hịa thượng Thích Minh Châu (Đại tạng kinh Việt Nam – Kinh Trung Bộ, ba tập,
Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành,1992), đồng thời, so sánh với những bản kinh
tương đương với kinh trung A Hàm để làm sáng tỏ vấn đề.
4.Phương pháp nghiên cứu.
Tiểu luận sử dụng kết hợp các phương pháp: phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn
dịch, trừu tượng và cụ thể, lịch sử và lơgíc, đối chiếu, so sánh.
5.Bố cục của đề tài
Tiểu luận bao gồm phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và phần
Nội dung với 3 chương, 9 tiết.


2

B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ KINH TRUNG BỘ
1.1.Nghiên cứu về kinh trung bộ:
- Trung Bộ Kinh là tuyển tập thứ 2 trong 5 bộ kinh thuộc văn hệ Pali (Nikàya), gồm 152 pháp
thoại do đức Phật và các vị đại đệ tử của đức Phật giảng thuyết khi Ngài cịn sinh tiền. Do vì
độ dài của kinh vừa phải, không quá dài như Kinh Trường Bộ hoặc ngắn như Kinh Tương
Ưng, Kinh Tăng Chi, hoặc nhiều đề tài tổng hợp như Tiểu Bộ, do đó được đặt tên là “Trung
Bộ Kinh” (Majjhima Nikàya).
-Theo Lời thưa của môn đồ đệ tử của cố Hịa thượng Thích Minh Châu trong Tóm tắt Kinh
Trung Bộ của [Hịa thượng] Thích Minh Châu, bộ kinh này được Hòa thượng khởi sự nghiên
cứu vào năm 1952 (trên 60 năm về trước), lúc Ngài đang du học ở Sri Lanka, nhưng cho đến
những đầu năm thập niên 60, 70 của thế kỷ trước, Ngài mới bắt đầu dịch bộ kinh này từ bản

Pali ra tiếng Việt. Bộ kinh được xuất bản đầu tiên gồm 3 tập vào năm 1978, tái bản vào năm
1986 và được đưa vào Đại tạng kinh Việt Nam năm 1992. Bộ mới nhất được Viện Nghiên
cứu Phật học Việt Nam cho tái bản năm 2012, in thành 2 tập. Khi Hòa thượng còn sinh tiền,
Ngài rất chú trọng đến Trung Bộ Kinh. Hòa thượng hầu như đã dành thời gian để giảng đi
giảng lại các bài kinh này trong các đạo tràng tại Thiền viện Vạn Hạnh, Tịnh xá Trung Tâm,
Trường Cao Cấp Phật Học – cơ sở II.
-Hòa thượng Thích Minh Châu đã viết trong Lời giới thiệu của bộ kinh năm 1986, nhấn mạnh
đến tầm quan trọng của việc học bộ kinh này: “Chưa học Kinh Trung Bộ là chưa nắm được
tinh hoa của Phật giáo Nguyên thủy. Chưa nghiên cứu Kinh Trung Bộ rất có thể rơi vào
những lệch lạc định nghĩa các danh từ chuyên sâu trong đạo Phật mà đức Phật đã dày công
định nghĩa mỗi khi Ngài thuyết giảng giáo lý của Ngài”. Tuy vậy, Hịa thượng cũng lưu ý khi
thực hiện cơng trình: So sánh kinh Trung A-hàm chữ Hán và kinh Trung Bộ chữ Pàli "A
Comparative Study of the Chinese Madhyama Agama and the Pali Majjhima Nikaya" (Luận
án tiến sĩ, 1961) rằng, Trung Bộ Kinh là tài liệu của Thượng Tọa Bộ và Trung A Hàm (222
kinh) thuộc Hữu Bộ, [cả hai] đều dựa trên một tài liệu chung nào đó, có thể được viết bằng
ngôn ngữ Magadhi, mà ngày nay nguồn tài liệu này đã mất.
1.2.Nội dung,người nghe ,người giảng và địa điểm giảng:
1.2.1.Nội dung:
Nội dung kinh vô cùng uyên áo, bao quát nhiều chủ đề. Nếu chúng ta chia thành 5 phần
chính: Phật, Pháp (giáo lý), Tăng, quan điểm ngoại đạo, vũ trụ quan Phật giáo thì Trung Bộ
Kinh chuyển tải đầy đủ 5 phần này. Mỗi bài kinh là một chủ đề riêng biệt hoặc một bài kinh
với nhiều nội dung quan trọng khác nhau. Từ những sự kiện trong những kiếp quá khứ của
Bồ-tát trước khi thành Phật đến kiếp chót Bồ-tát thọ thai giáng phàm, cho đến những sự kiện
xuất gia, học đạo và chứng đắc Thánh quả vô thượng giác với những thành tựu tam minh, tứ
vô sở úy, lục thông, thập lực... Các pháp tu tập Tứ Niệm xứ, Tứ Chánh cần, Tứ Như ý túc,
Ngũ căn, Ngũ lực, Thất Bồ-đề phần, Bát Chánh đạo,... được trình bày đầy đủ, cách này hoặc
cách kia để quảng diễn lời dạy của đức Phật. Lộ trình tu chứng từ một địa vị phàm phu đến
chứng đắc Thánh quả Tu-đà-hoàn (Sotāpanna), Tư-đà-hàm (Sakadāgāmī), A-na-hàm
(Anāgāmī) và A-la-hán (Arahant). Trung Bộ Kinh cịn trình bày chi tiết những điều bất thiện
của một phàm phu hay cho đến những nếp sống cao cả của một đồn thể thanh tịnh, giải

thốt.
1.2.2. Đối tượng nghe:
Hội chúng Tỳ-kheo (Căn bản pháp môn, 1; Kinh Tất cả lậu hoặc, số 2), Tỳ-kheo-ni (Ví dụ
Cái cưa, số 21), Sa-di (Kinh Giáo giới La-hầu-la ở Am-ba-la, số 61 và Đại kinh Giáo giới Lahầu-la, số 62), cư sĩ nam (Kinh Giáo giới Cấp Cô Độc, số 143), hội chúng Bà-la-môn


3
(Kinh Devadaha, số 101), du sĩ ngoại đạo (Đại kinh khổ uẩn, số 13; Đại kinh Sakuludayi, số
77), Đế Thích, Ma vương (Phạm thiên cầu thỉnh, số 49; Kinh Hàng ma, số 50), v.v… 152 bài
kinh trong Trung Bộ Kinh hầu như mỗi bài là một đối tượng khác nhau trong mỗi trường hợp
khác nhau.
1.2.3.Người giảng:
-Phần lớn các bài kinh trong Trung Bộ Kinh do chính Đức Phật giảng, nhưng cũng có những
trường hợp sau: - Đức Phật thuyết vắn tắt và sau đó Tơn giả Sariputta và Moggalàna giảng
như Kinh Không uế nhiễm (số 5)...
- Tôn giả Xá-lợi-phất giảng độc lập như Kinh Giáo Giới Cấp Cô Độc (số 143). - Tôn giả
Sariputta giảng sau khi Phật giảng vắn tắt như Kinh Thừa tự pháp (số 3), Kinh Chánh Tri kiến
(số 9), Đại kinh Dấu chân voi (số 28).
- Các Tôn giả khác (như Tôn giả Maha Kotthita) thỉnh vấn Tôn giả Sariputta, như Đại kinh
Phương quảng (số 43).
1.2.4. Địa điểm giảng:
Mỗi bài kinh có một bối cảnh riêng, do đó địa điểm được Đức Phật hoặc các Tơn giả đại đệ
tử của Đức Phật giảng cũng khác nhau. Tuy nhiên, Tịnh xá Kỳ Viên tại Savatthi là địa điểm
xuất hiện nhiều kinh nhất.
CHƯƠNG 2
NHÂN SINH QUAN THẾ GIỚI QUAN PHẬT GIÁO TRONG KINH TRUNG BỘ
2.1.QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO VỀ NGUỒN GỐC CON NGƯỜI TRONG KINH TRUNG BỘ

2.1.1.
Giáo lý Duyên khởi

Duyên khởi hay Thập nhị nhân duyên là một giáo lý quantrọng và rất đặc thù của Phật giáo.
Duyên khởi liên hệ đến phạm trù nhân sinh quan và vũ trụ quan, được đề cập nhất quán trong
tất cả các kinh điển của Phật giáo. Duyên khởi là lý thuyết đầu tiên phản bác hệ thống triết
học Vệ Đà của Bà la môn, phủ nhận tư tưởng sáng tạo của đấng Phạm Thiên (Brahman), mở
ra một hướng tu duy mới cho hệ tư tưởng triết học Ấn Độ vào thế kỷ thứ VI TCN.
Giáo lý Duyên khởi có giá trị như giềng mối thâu tóm các giáo lý căn bản khác của Phật giáo.
Nó tạo nên sự thống nhất giữa các giáo lý cơ bản của đức Phật với nhau, làm nền tảng cho
mọi lý thuyết của Phật giáo Đại thừa phát triển sau này. Từ đó, có thể nói, Duyên khởi là giáo
lý đặc thù của triết học Phật giáo, là đầu mối, là chiếc chìa khóa mở kho tàng giáo lý của Phật
giáo. Nếu hiểu được giáo lý Duyên khởi tức là nắm được cái cốt lõi của triết lý Phật giáo.
2.1.1.1.Giáo lý Nghiệp
Tìm hiểu về Nghiệp cũng là tìm hiểu nhân quả nghiệp báo. Nghiệp báo chính là hệ quả tự
nhiên của nghiệp.
Trong Phật giáo, Nghiệp thường được biểu hiện qua ba lĩnh vực: Thân nghiệp (nghiệp được
tạo ra do thân), Khẩu nghiệp (nghiệp được tạo ra do lời nói) và Ý nghiệp (nghiệp được tạo ra
từ suy nghĩ). Trong ba lĩnh vực này, Ý nghiệp là nghiệp quan trọng, đóng vai trị chủ đạo, dẫn
dắt lời nói và hành động.Phân loại nghiệp: trong giáo lý Phật giáo, Nghiệp được phân ra làm
nhiều loại. Tuy nhiên, ở đây, trên phương diện nhân sinh, chúng ta chỉ tìm hiểu về hai sự phân
loại cơ bản và tiêu biểu của Nghiệp để hiểu sâu hơn về ý nghĩa của chúng.
2.1.1.2.Ngũ uẩn
Theo quan điểm của Phật giáo, con người là một hợp thể của năm yếu tố: Sắc uẩn là yếu tố
vật chất, Thọ uẩn là yếu tố cảm giác, Tưởng uẩn là yếu tố tri giác, Hành uẩn là yếu tố tâm lý
tạo động lực đi tới tạo nghiệp và kết quả của nghiệp như ước muốn, quyết định thuộc ý chí;
Thức uẩn là nhận biết, phân biệt đối tượng.


4
Năm thủ uẩn, chính là “khổ đế” trong “tứ diệu đế”, một trong những quan điểm mấu chốt
của Phật giáo về vấn đề nhân sinh. Sự tập khởi của Năm thủ uẩn chính là sự tập khởi của khổ,
và sự đoạn diệt Năm thủ uẩn chính là sự diệt khổ.

2.2.QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI TRONG KINH TRUNG
BỘ.
2.2.1. Khổ đau và nguyên nhân của khổ đau.
Khổ đau và nguyên nhân của khổ đau (khổ đế và tập đế trong tứ đế) chính là những vấn đề
được đức Phật nêu lên trước tiên để nói rõ về thực trạng của con người và những nguyên
nhân đưa đến thực trạng đó.
Khổ đau: Khổ là trạng thái tâm lý bất như ý, mọi khát vọng bị bác bỏ, mọi mong cầu bị thiếu
hụt. Khổ nằm ở hai phương diện: khổ vật chất và khổ tinh thần. Theo quan niệm của Phật
giáo, khổ bao gồm: sanh là khổ, già là khổ, chết là khổ, sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ, mong
cầu không được là khổ, chấp thủ năm uẩn là khổ. Thẳng thắn nhìn nhận sự thật ấy cũng là
một thái độ khởi đầu tích cực.
Nguyên nhân của khổ: căn ngun của nỗi thống khổ mn đời đó là: ba độc tham, sân, si; là
khát ái hay ái dục và vơ minh.
2.1.1. Vơ ngã của căn, trần, thức.
Sáu căn nói trên thuộc về phạm vi sinh lý học, sáu trần thuộc phạm vi vật lý học và sáu thức
thuộc phạm vi tâm lý học, tổng hợp ba bộ phận ấy tạo thành con người. Tuy nhiên, căn, trần,
thức là duyên khởi, khơng hề có tự ngã làm chủ tể, nên chúng đều vô ngã.
2.3. CÁNH SỐNG ĐẾN HẠNH PHÚC CHO CON NGƯỜI.
2.3.1. Nếp sống hòa hợp.
Trong cộng đồng tăng, ni, bao gồm rất nhiều các thành phần trong xã hội. Tuy nhiên, cộng
đồng này không xây dựng trên nguyên tắc phục tùng uy quyền của thần linh, giáo chủ, thủ
lĩnh,… mà được xây dựng trên ý thức của mỗi cá nhân với sáu ngun tắc sống hồ hợp,
thích ứng với mọi lợi ích cho cá nhân và lợi lạc cho cộng đồng.
“Sống như nước với sữa”
2.3.2. Bát Chánh Đạo
Bát chánh đạo là trung tâm của “đạo đế”, là con đường tám nhánh để giải thoát khỏi khổ đau:
chánh kiến (cái nhìn đúng đắn), chánh tư duy (suy nghĩ chân chánh), chánh ngữ (lời nói chân
chánh), chánh nghiệp (hành động chân chánh), chánh mạng (nghề nghiệp chân chánh), chánh
tinh tấn (siêng năng, tinh cần đúng mức), chánh niệm (tưởng nhớ đúng đắn), và chánh định
(sự tập trung đúng đắn).



5
CHƯƠNG 3
CÁC KINH CÓ NỘI DUNG LIÊN HỆ ĐẾN CUỘC SỐNG, QUAN ĐIỂM, TRIẾT
THUYẾT CỦA NGOẠI ĐẠO
3.1.1.Quan điểm về siêu hình
Trong kinh Trung Bộ :tiểu kinh Manlunkyaputta số 63.Nội dung kinh:Sakuludàyi là một đạo
sư của một Hội chúng du sĩ, người thường bàn luận tranh cải với các Lục sư ngoại đạo, đã
từng đặt nhiều câu hỏi mà các ngoại đạo sư lúng túng khơng có câu trả lời, như là trường
hợp Nigantha Nàtaputta không thể trả lời được các câu hỏi về quá khứ của Sakuludàyi. Kinh
Aggivacchagotta.Vacchagotta, một chàng du sĩ ngoại đạo trên đường thao thức tìm kiếm sự
thật của con người và cuộc đời, bị tư duy và nhiều câu hỏi ám ảnh tâm trí, thường đến yết
kiến Thế Tôn để lắng nghe các câu trả lời. Giữa nhiều thắc mắc, một lần ở thành Sàvatthì,
Thắng Lâm, Vacchagotta bạch hỏi Thế Tơn mười câu hỏi siêu hình:
1. Thế giới là thường? Chỉ như vậy là thật, ngoài ra là hư vọng.
2. Thế giới là vô thường? Chỉ như vậy là thật, ngoài ra là hư vọng.
3. Thế giới là hữu biên? Chỉ như vậy là thật, ngoài ra là hư vọng.
4. Thế giới là vô biên? Chỉ như vậy là thật, ngoài ra là hư vọng.
5. Cơ thể và sinh mạng là một? Chỉ như vậy là thật, ngoài ra là hư vọng.
6. Cơ thể và sinh mạng là khác? Chỉ như vậy là thật, ngoài ra là hư vọng.
7. Như Lai tồn tại sau khi chết? ...
8. Như Lai không tồn tại sau khi chết?...
9. Như Lai có và khơng tồn tại sau khi chết?...
10. Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết?...
- Đức Thế Tơn khơng có chủ trương về các vấn đề nêu trên. Vacchagotta kinh ngạc thốt
lên:" Ngài thấy có sự nguy hại gì mà Ngài khơng chấp nhận hoàn toàn những tri kiến
như vậy? "- Đức Thế Tôn xác định: " Chủ trương một trong mười điều trên là tà kiến, kiến
trù lâm, kiến hoang vu, kiến hý luận, kiến tranh chấp, kiến kiết phược, đi đôi với khổ,
với tàn hại, với não hại, với nhiệt não, không hướng đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh,

thắng tri, giác ngộ, Niết Bàn "Vacchagotta lại hỏi:" Thế thì tơn giả Gotama có tà kiến nào
khơng? - Tà kiến đã được Như Lai đoạn trừ. Như Lai đã giải thốt, khơng cịn chấp thủ (do
đã thấy rõ sự thật của Sắc (Thọ, Tưởng, Hành, Thức), Sắc tập, Sắc diệt.-Thưa tơn giả
Gotama, một Tỷ kheo được tâm giải thốt như vậy sanh khởi chỗ nào? Không sanh khởi?
Sanh khởi và không sanh khởi? Không sanh khởi và không không sanh khởi?Thế Tôn đều
đáp: Bốn câu hỏi nầy không thể áp dụng .- Bấy giờ tâm thức Vacchagotta, trước các câu
trả lời của Thế Tôn, trở nên mờ mịt, nghi ngờ cả Thế Tôn!Thế Tôn đưa ra ảnh dụ ngọn lửa
do nhiên liệu, cỏ và củi và hỏi Vacchagotta khi ngọn lửa tắt: " Ngọn lửa đi về phương
hướng nào? Phương Đông? Tây? Nam? Bắc? ... Vacchagotta đáp: Các câu hỏi ấy không thể
áp dụng ở đây. Thế Tôn cắt nghĩa: con người nhận biết Như Lai qua năm uẩn (đồng hóa
6


Như Lai với năm uẩn), nhưng năm uẩn đã được Như Lai đoạn diệt, cắt đứt tận gốc rễ, không
thể tái sinh; Như Lai đã giải thoát khỏi năm uẩn (thể nhập vào thực tại như thực) nên các câu
hỏi của Vacchagotta đặt ra về Như Lai không thể áp dụng ở đây.Kinh Trung A Hàm bản
tương đương:kinh tiễn dụ số 221Tôn giả Man Đồng tử , trong tâm khởi lên ý niệm, “Thế
giới hữu thường hay vô thường, thế giới hữu biên hay vô biên; sinh mạng tức là thân hay
sinh mạng khác thân khác; Như Lai tuyệt diệt, hay Như Lai không tuyệt diệt, hay Như Lai
vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt , hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt cũng không
phải không tuyệt diệt?’ ‘
“Dù ‘Thế giới hữu thường’, thì vẫn có sanh, có già, có bệnh, có chết, sầu bi, khóc than, ưu
khổ, ảo não, như vậy toàn vẹn khối lớn khổ đau này phát sanh. Cũng vậy, dù ‘Thế giới vô
thường; thế giới hữu biên hay vô biên; sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác;
Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt, hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt
diệt, hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt, cũng khơng phải khơng tuyệt diệt?’ thì vẫn có
sanh, có già, có bệnh, có chết, sầu bi, khóc lóc, ưu khổ, ảo não; như vậy, tồn vẹn khối lớn
khổ đau này phát sanh.
“‘Thế giới hữu thường’, Ta không xác quyết điều này. Vì điều này khơng tương ưng với cứu
cánh, không tương ưng với pháp, không phải căn bản phạm hạnh, khơng đưa đến trí, khơng

đưa đến giác, không dẫn đến Niết-bàn. Cho nên Ta không xác quyết điều này. Cũng vậy, ‘Thế
giới vô thường, thế giới hữu biên hay vô biên; sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân
khác; Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt, hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không
tuyệt diệt hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt cũng không phải không tuyệt diệt?’ Ta
không xác quyết điều này. Vì lý do gì mà Ta khơng xác quyết những điều này? Vì những điều
này khơng tương ưng với cứu cánh, không tương ưng với pháp, không phải là căn bản phạm
hạnh, khơng đưa đến trí, khơng đưa đến giác, không dẫn đến Niết-bàn. Cho nên Ta không xác
quyết những điều này.“Những pháp nào được Ta xác quyết nói đến? ‘Đây là khổ’, Ta xác
quyết nói ‘Đây là khổ’, ‘Khổ tập, Khổ diệt, Khổ diệt đạo tích’ Ta xác quyết nói. Vì những lý
do gì mà Ta xác quyết nói những điều này? Vì những điều này tương ưng với cứu cánh,
tương ưng với pháp, là căn bản phạm hạnh, đưa đến trí, đưa đến giác, dẫn đến Niết-bàn, cho
nên Ta xác quyết nói những điều này.
Qua hai bản kinh trên chúng ta thấy quan điểm về thế giới quan điều giống nhau:
+Thế giới là thường còn hay vô thường?
+ Thế giới là hữu biên hay vô biên?
+ Sinh mạng và thân thể là một hay là khác?
+ Như Lai có tồn tại hay khơng tồn tại sau khi chết?
+. Như Lai có tồn tại và khơng tồn tại sau khi chết?
+ Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết?
Câu hỏi về sự hiện diện của con người, về thế giới ngã tưởng cũng thế, cũng rơi vào trống
rỗng. Câu hỏi đã tách xa khỏi thực tại thì các câu trả lời càng đi xa hơn nữa. Thế nên, Thế
Tôn thường im lặng, khơng trả lời mười câu hỏi siêu hình mà tơn giả Màlunkyàputta hằng
cưu mang.
3.2.2.Quan điểm cung kính,nương tựa Đức Phật:
Kinh trung bộ: Đại kinh Sakuludàyi số 77(Mahà - Sakuludàyisuttam)
1. Tại thành Ràjagaha (Vương Xá) rừng Khổng Tước, nơi vào một mùa mưa có mặt rất nhiều
ngoại đạo sư và du sĩ thời danh an cư. Một hôm, trước giờ khất thực, Thế Tôn đến trú xứ của
du sĩ Mahà-Sakuludàyi ở rừng Khổng Tước thăm, giữa lúc các du sĩ đang tạp thoại.
7



Mahà –Sakuludàyi trình bạch Thế Tơn về các ngoại đạo thời danh, như Purana Kassapa,
Makkhali Gosàla, Ajita Kesakambali, Pukudha Kaccàyana, Sanjaya Balatthiputta và Nigantha
Nataputta không được các đệ tử cung kính, tơn trọng, kính lễ, cúng dướng. Udàyi (MahàSakuludàyi) lại khen Thế Tơn được tất cả đệ tử cung kính, tơn trọng và cúng dường hết mực,
do vì Thế Tơn có đầy đủ năm pháp:
- Ăn ít và tán thán hạnh ăn ít.
- Biết đủ về y phục và tán thán hạnh biết đủ nầy.
- Biết đủ các món ăn khất thực và tán thán hạnh nầy.
- Biết đủ về sàng tọa và tán thán hạnh biết đủ nầy.
- Sống viễn ly và tán thán hạnh sống viễn ly.
Kinh trung a hàm bản tương đương:kinh man-nhàn –đề
Dị học Tiễn Mao:”tôi thấy cù đàm có 5 pháp khiến đệ tử hầu hạ,cung kính,tơn trọn cúng
dường,những gì là năm?”
1.Tri túc về thơ y,khen ngợi Tri túc về thô y
2.Ăn uống đạm bạc,khen ngợi tri túc về ăn uống đạm bạc.
3.Ăn ít,khen ngợi sự ăn ít.
4.Chỗ nghỉ ngơi và giường chõng thơ sơ
5.Tọa tĩnh khen ngợi tọa tĩnh
Đức thế tơn cho rằng có 5 pháp khác :
1.Giới vơ thượng
2.Vơ thượng trí tuệ
3.Vơ thượng tri kiến
4.Tuệ tri về tứ đế
5.Chứng túc mạng trí thơng và lậu tận trí thơng
Qua hai bài kinh này ta thấy quan điểm về pháp nào các đệ tử cung kính,cúng dường đức phật
có sự khác nhau rõ rệt.
3.2.3.Quan điểm về nhân quả-nghiệp báo:
Trung Bộ Kinh - Bài Kinh số 56-Kinh Upàli
Tại rừng Pavarikamba, Nalandà, ngoại đạo sư Nigantha Dìghatapassi đến yết kiến Thế Tôn
và trao đổi quan điểm về thuyết nghiệp (Kamma). Dìghatapassi xác định chủ trương về

Nghiệp của Nigantha Nàtaputta rằng: "Có ba loại để tác thành ác nghiệp, để diễn tiến ác
nghiệp, tức là thân phạt, khẩu phạt và ý phạt (khác nhau). Thân phạt là tối trọng dẫn đến
ác nghiệp".Thế tơn thì chủ trương trong ba nghiệp, thân, khẩu, ý thì ý nghiệp là tối trọng để
tác thành ác ý, để diễn tiến ác nghiệp.
Kinh Trung A Hàm- ƯU-BA-LY
Ni-kiền Trường Khổ Hạnh đáp rằng:
“Thưa Cù-đàm, Tôn sư của tôi, Ni kiền Thân Tử giảng dạy cho chúng tôi về ba sự trừng phạt
để không hành ác nghiệp, khơng tạo tác ác nghiệp. Những gì là ba? Đó là sự trừng phạt bằng
thân, sự trừng phạt bằng miệng và sự trừng phạt bằng ý
Thế Tôn lại hỏi:
“Này Khổ Hạnh, ơng nói thân phạt nặng nhất chăng?”
Ni-kiền Trường Khổ Hạnh đáp:
“Thưa Cù-đàm, thân phạt nặng nhất.”
Đức Thế Tôn hỏi lại đến lần thứ ba:
“Này Khổ Hạnh, ơng nói thân phạt nặng nhất chăng?”
Ni-kiền Trường Khổ Hạnh cũng ba lần đáp lại:
“Thưa Cù-đàm, thân phạt nặng nhất.” Thế Tôn đáp:
“Này Khổ Hạnh, Ta giảng thuyết ý nghiệp là nặng nhất.”
8
Ni-kiền Trường Khổ Hạnh lại hỏi đến ba lần:


“Cù-Đàm chủ trương thi thiết ý nghiệp là nặng nhất chăng?”
Thế Tôn cũng trả lời đến ba lần:
“Này Khổ Hạnh, Ta giảng thuyết ý nghiệp là nặng nhất vậy.”
Hai Bản kinh trên để lại một số điểm suy nghĩ:
- Dưới thời đức Phật, các hoạt động của Lục sư ngoại đạo phát triển trên cùng nhiều vùng đất
với Phật giáo, hẳn là có nhiều cuộc tranh luận, trao đổi và nhiều va chạm. Hình ảnh phẫn nộ
của Nàtaputta đã gián tiếp nói lên nhiều va chạm, bất ổn khác. Việc truyền bá Chánh pháp là
một Phật sự rất khó khăn. Thuyết nhân quả nghiệp báo vốn đã có mặt trong văn hoá Ấn trước

thời đức Phật. Cả phái Ni-kiền-tử cũng chủ trương về Nghiệp nhưng xây dựng trên cơ sở
nhận thức sai lạc.
3.2.4. Một số nội dung giáo pháp đức Phật đã khai thị cho ngoại đạo .
a-Nội dung về bản chất không thật của 5 uẩn :
Tiểu kinh Saccaka (35) ghi lại đức Phật đã tuyên bố với Saccaka Niganthaputta về bộ môn
mà đức Phật dạy cho đệ tử là 5 uẩn. Nói cách khác, đức Phật phân tích cho đệ tử thấy được sự
vận hành và bản chất của thân và tâm này ra sao, để khơng dính mắc.
b-Thân và tâm cùng tu tập :
Đại kinh Saccaka (36) ghi lại quan điểm của đức Phật: Thân và tâm cùng tu tập như sau: “Và
này Aggivessana, thế nào là thân tu tập và tâm tu tập? Ở đây, này Aggivessana, lạc thọ khởi
lên cho vị Thánh đệ tử nghe nhiều. Vị này được cảm giác lạc thọ, nhưng không tham đắm lạc
thọ, không rơi vào sự tham đắm lạc thọ. Nếu lạc thọ ấy bị diệt mất, do lạc thọ đoạn diệt, khởi
lên khổ thọ, vị ấy cảm giác khổ thọ nhưng khơng sầu muộn, than van, khóc lóc, đập ngực,
đưa đến bất tỉnh. Này Aggivessana, lạc thọ ấy khởi lên cho vị kia, không chi phối tâm và
không an trú, do thân có tu tập; khổ thọ ấy khởi lên cho vị kia, không chi phối tâm và khơng
an trú, do tâm có tu tập. Này Aggivessana, khơng luận người nào mà cả hai phương tiện đều
có lạc thọ khởi lên, không chi phối tâm và không an trú, do thân có tu tập; khổ thọ khởi lên,
khơng chi phối tâm và khơng an trú, do tâm có tu tập, như vậy này Aggivessana, người ấy là
người có thân tu tập, có tâm tu tập”.
c-Mười bất thiện nghiệp và mười thiện nghiệp
Kinh Saleyyaka (41) và Kinh Veranjaka (42), đức Phật thuyết minh về 10 nghiệp bất thiện và
mười nghiệp thiện một cách đầy đủ. Sau đây là đoạn trích từ kinh số 41.
-- Này các Gia chủ, có ba loại thân hành phi pháp, phi chánh đạo, có bốn loại khẩu hành phi
pháp, phi chánh đạo, có ba loại ý hành phi pháp, phi chánh đạo. Này các Gia chủ, thế nào là
ba loại thân hành phi pháp, phi chánh đạo? Ở đây, này các Gia chủ, có người sát sanh, tàn
nhẫn, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với các lồi hữu tình.
Người này lấy của khơng cho, bất cứ tài vật gì của người khác hoặc tại thơn làng hoặc tại
rừng núi không cho người ấy, người ấy lấy trộm tài vật ấy. Người ấy sống tà hạnh đối với các
dục lạc, giao cấu với các hạng nữ nhân có mẹ che chở, có cha che chở, có mẹ cha che chở, có
anh che chở, có chị che chở, có bà con che chở, đã có chồng, được hình phạt gậy gộc bảo vệ,

cho đến những nữ nhân được trang sức bằng vòng hoa. Như vậy, này các Gia chủ, là ba loại
thân hành phi pháp, phi chánh đạo.Này các Gia chủ, thế nào là bốn loại khẩu hành phi pháp,
phi chánh đạo? Ở đây, này các Gia chủ, có người vọng ngữ, đến chỗ tập hội, hay đến chỗ
chúng hội, hay đến giữa các thân tộc, hay đến giữa các tổ hợp, hay đến giữa vương tộc, khi
được dẫn ra làm chứng và được hỏi: "Này người kia, hãy nói những gì Ơng biết"; dầu cho
người ấy khơng biết, người ấy nói: "Tơi biết"; dầu cho người ấy biết, người ấy nói: "Tơi
khơng biết"; hay dầu cho người ấy khơng thấy, người ấy nói: "Tơi thấy"; hay dầu cho người
ấy thấy, người ấy nói: "Tơi khơng thấy". Như vậy, lời nói của người ấy trở thành cố ý vọng
ngữ, hoặc vì nguyên nhân tự kỷ, hoặc vì nguyên nhân tha nhân, hoặc vì nguyên nhân một vài
quyền lợi gì. Và người ấy là người nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, đến chỗ kia, nói đễ
9
sanh chia rẽ ở những người này, nghe điều gì ở chỗ kia, đi nói với những người này để sanh
chia rẽ ở những người kia. Như vậy, người ấy ly gián những kẻ hòa hợp hay xúi dục những


kẻ ly gián, ưa thích phá hoại, vui thích phá hoại, thích thú phá hoại, nói những lời đưa đến
phá hoại. Và người ấy là người nói lời thơ ác. Bất cứ lời gì thơ ác, tàn ác, khiến người đau
khổ, khiến người tức giận, liên hệ đến phẫn nộ, khơng đưa đến Thiền định, người ấy nói
những lời như vậy. Và người ấy nói những lời phù phiếm, nói phi thời, nói những lời phi
chơn, nói những lời khơng lợi ích, nói những lời phi pháp, nói những lời phi luật, nói những
lời khơng đáng gìn giữ. Vì nói phi thời, nên lời nói khơng có thuận lý, khơng có mạch lạc, hệ
thống, khơng có lợi ích. Như vậy, này các Gia chủ, có bốn loại khẩu hành phi pháp, phi chánh
đạo.
3.2.5. Ngạo mạn, khinh thường.
Tiểu kinh Saccaka (35) là bài kinh điển hình trình bày có hạng du sĩ ngoại đạo lúc bấy giờ rất
ngạo mạn. Kinh ghi Niganthaputta Saccaka thường xuyên tuyên bố trước các vị du sĩ/ hội
chúng ở Vesali rằng: "Ta không thấy một Sa-môn hay một Bà-la-môn nào, là vị Hội chủ, là vị
Giáo trưởng, vị Sư trưởng Giáo hội, dầu tự cho là bậc A-la-hán Chánh Ðẳng Giác, khi đối
thoại với ta, không ai là không run sợ, không hoảng sợ, không khiếp sợ, khơng ai là khơng
tốt mồ hơi nách. Dầu ta có đối thoại với một cột trụ vơ tình, cột trụ ấy khi đối thoại với ta

cũng run sợ, cũng hoảng sợ, cũng khiếp sợ, huống nữa là một người thường".
Khi được biết, đức Thế Tôn nhận lời trao đổi với ông, ông vận động những người thuộc bộ
tộc Licchavi đến dự: “Hãy đến, các Tôn giả Licchavi; hãy đến các Tơn giả Licchavi. Hơm
nay sẽ có cuộc đàm luận giữa Sa-môn Gotama với ta. Nếu Sa-môn Gotama đứng đối thoại
với ta như Tỷ-kheo Assaji, một vị đệ tử danh tiếng của ơng ta đã làm, thì như một lực sĩ tay
nắm chặt lơng một con cừu có lơng dài, có thể kéo tới, giật lui, vần quanh; cũng vậy, ta dùng
lời nói, kéo tới, giật lui, vần quanh Sa-mơn Gotama. Cũng như một người lực sĩ nấu rượu, sau
khi nhận chìm một thùng rượu lớn xuống hồ nước sâu, nắm một góc thùng có thể kéo tới, giật
lui, vần quanh; cũng vậy, ta dùng lời nói, kéo tới, giật lui, vần quanh Sa-môn Gotama. Và
cũng như một lực sĩ nghiện rượu, sống phóng đãng, sau khi nắm góc một cái sàng, lắc qua lắc
lại, lắc xoay quanh. Cũng vậy, ta sẽ dùng lời nói, lắc qua lắc lại, lắc xoay quanh Sa-môn
Gotama. Và cũng như một con voi lớn sáu mươi tuổi, sau khi lặn xuống một hồ nước sâu, lại
chơi trò phun nước; cũng vậy, ta nghĩ ta sẽ chơi trị chơi phun nước với Sa-mơn Gotama. Hãy
đến, các Tôn giả Licchavi. Hãy đến các Tôn giả Licchavi. Hơm nay sẽ có cuộc đàm luận giữa
Sa-mơn Gotama với ta.”
3.3.Ảnh hưởng về mặt tư tưởng.
Dựa trên học thuyết Duyên khởi, Nghiệp báo, Phật giáo xây dựng sự bình đẳng trên tinh thần
nhân quả. Tư tưởng bình đẳng này đã giúp cho Phật giáo Việt Nam hình thành được một bản
sắc đặc thù rất riêng biệt của nó đã được người Việt tiếp biến thành nếp sống hết sức sáng tỏ,
góp phần làm phong phú tư tưởng, đạo lý của dân tộc Việt.
3.4.Ảnh hưởng qua phong tục tập quán.
Đối với người Việt, phong tục tập quán cổ truyền vô cùng đa dạng và phong phú. Trong đó,
khơng ít phong tục tập quán được ảnh hưởng, tiếp biến từ những giá trị nhân sinh Phật giáo.
Phong tục đi chùa, lễ Phật: Đây là một tập tục, một nhu cầu không thể thiếu được trong đời
sống của một bộ phận đông đảo người Việt. Nó cũng là những hình ảnh đã góp phần tạo nên
bản sắc và nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt từ bao đời nay.
Phong tục ăn chay, thờ phật: Ăn chay xuất phát từ quan niệm từ bi của Phật giáo. Thông
thường, người Việt, cả phật tử lẫn người không phải phật tử cũng theo tục lệ đặc biệt này, họ
ăn chay mỗi tháng hai ngày, (ngày mùng một và ngày rằm), có người ăn mỗi tháng bốn ngày,
sáu ngày.Việc thờ phật trong dân gian cũng có nhiều điều thú vị. Người phật tử thờ phật đã

đành, nhiều người không phải là phật tử cũng dùng tượng phật hay tranh ảnh có yếu tố phật
giáo để chiêm ngưỡng và trang trí cho cảnh nhà thêm đẹp và trang nghiêm.Phong tục ma
chay, cúng giỗ: Trong những gia đình theo đạo Phật, hoặc yêu mến đạo Phật, vào những ngày
10
này, họ thường tổ chức theo nghi thức cầu siêu của Phật giáo. Thơng qua những nghi lễ đó,
các thế hệ đi trước cũng mong muốn giáo dục cho các thế hệ con cháu về sau các giá trị


truyền thống tôn giáo, truyền thống hiếu đạo và truyền thống tri ân báo ân của gia đình, dịng
họ.Phong tục cưới hỏi: Cưới hỏi là một ngày lễ quan trọng trong phong tục của người Việt.
Đến ngày cưới, các gia đình Phật tử thường đến chùa để làm lễ "hằng thuận quy y". Lễ hằng
thuận là một nghi lễ chúc lành ngắn gọn và lắng nghe một số nguyên tắc đạo đức Phật giáo về
hôn nhân, để làm kim chỉ nam cho cuộc sống mới.
Phong tục làm thiện, bố thí, phóng sinh: phong tục này được ảnh hưởng từ thuyết nhân quả,
nghiệp báo. Người Việt thường hay phóng sanh, bố thí và sẵn sàng giúp đỡ người nghèo khó,
hoạn nạn đúng với truyền thống đạo lý của dân tộc “lá lành đùm lá rách”.
Ngoài những phong tục của người Việt Nam chịu ảnh hưởng Phật giáo đã được kể trên,
chúng ta còn thấy một số tập tục tốt đẹp khác cũng tương đối phổ biến và có ít nhiều liên
quan đến tử tưởng nhân sinh của Phật giáo đáng ghi nhận.3.5.Ảnh hưởng về mặt đạo đức
Nhân sinh quan Phật giáo với các giá trị đạo đức đã thực sự bén rễ và ảnh hưởng không nhỏ
trong việc xây dựng các giá trị đạo đức, nhân cách con người và xã hội Việt.
Ảnh hưởng trong việc điều chỉnh hành vi đạo đức: Qua nhiều giai đoạn lịch sử của xã hội
Việt Nam, những tư tưởng “Nhân quả - Nghiệp báo”, “Lục hịa”, “Bát chính đạo”. của nhân
sinh quan Phật giáo đã tác động mạnh mẽ, thẩm thấu và ảnh hưởng sâu sắc, tạo ra những dư
luận xã hội đúng đắn, tạo ra hệ thống các nguyên tắc có ảnh hưởng chi phối hành vi đạo đức
được chấp nhận bởi xã hội, cụ thể như khuyến khích cái thiện, cái tốt, lên án, phê phán cái ác
cái xấu…, góp phần điều chỉnh hành vi đạo đức, làm cho nó phù hợp với sự tiến bộ xã hội,
tạo nên những giá trị đạo đức đích thực. Đồng thời, những tư tưởng đó đã góp phần giúp cho
mỗi con người Việt, tức bản thân chủ thể đạo đức tự giác điều chỉnh hành vi của mình phù
hợp những chuẩn mực đạo đức, lợi ích xã hội.

3.5 Ảnh hưởng về mặt đạo đức.
Nhân sinh quan Phật giáo với các giá trị đạo đức đã thực sự bén rễ và ảnh hưởng không nhỏ
trong việc xây dựng các giá trị đạo đức, nhân cách con người và xã hội Việt.
Ảnh hưởng trong việc điều chỉnh hành vi đạo đức: Qua nhiều giai đoạn lịch sử của xã hội
Việt Nam, những tư tưởng “Nhân quả - Nghiệp báo”, “Lục hịa”, “Bát chính đạo”. của nhân
sinh quan Phật giáo đã tác động mạnh mẽ, thẩm thấu và ảnh hưởng sâu sắc, tạo ra những dư
luận xã hội đúng đắn, tạo ra hệ thống các nguyên tắc có ảnh hưởng chi phối hành vi đạo đức
được chấp nhận bởi xã hội, cụ thể như khuyến khích cái thiện, cái tốt, lên án, phê phán cái ác,
cái xấu…, góp phần điều chỉnh hành vi đạo đức, làm cho nó phù hợp với sự tiến bộ xã hội,
tạo nên những giá trị đạo đức đích thực. Đồng thời, những tư tưởng đó đã góp phần giúp cho
mỗi con người Việt, tức bản thân chủ thể đạo đức tự giác điều chỉnh hành vi của mình phù
hợp những chuẩn mực đạo đức, lợi ích xã hội.
Ảnh hưởng trong việc giáo dục đạo đức: Những tư tưởng nhân sinh quan Phật giáo được các
tầng lớp người Việt vận dụng cùng với những tư tưởng, chuẩn mực đạo đức xã hội, những giá
trị đạo đức truyền thống của dân tộc và tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, biến nó thành những
thước đo giá trị nhằm điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân giúp cho hành vi cá nhân phù hợp
với lợi ích xã hội.Mỗi người Việt với tinh thần cầu thị, dù ít dù nhiều hoặc trực tiếp hoặc gián
tiếp, cũng đã tiếp thu những tư tưởng nhân sinh quan Phật giáo để củng cố các chuẩn mực
đạo đức cá nhân, xây dựng tòa án lương tâm nhằm phán xét, điều chỉnh hành vi của mình cho
phù hợp với tư tưởng, chuẩn mực đạo đức của xã hội.
Ảnh hưởng trong hoạt động nhận thức: Trong hoạt động nhận thức và trong hành vi, người
Việt đã lựa chọn, đánh giá và tiếp nhận những tư tưởng nhân sinh quan Phật giáo, chuyển hóa
nó thành các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức trong các quan hệ ứng xử.
Nhìn chung, Đạo đức Phật giáo đã có những tác động nhất định đến nền đạo đức của dân tộc
Việt Nam, góp phần bổ khuyết những giá trị đạo đức mới, phù hợp với tâm lý, đạo đức của
người Việt, làm phong phú và sâu sắc thêm hệ thống giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc.
11


KẾT LUẬN

Với việc phân tích, tìm hiểu đề tài trong kinh Trung Bộ,kinh trung a hàm chúng ta có thể đi
đến một số kết luận sau:
1.Kinh Trung Bộ được ra đời trong thời kỳ sơ khai của Phật giáo, do chính đức Phật giảng
dạy, hoặc xác chứng và được kết tập, truyền thừa một cách khoa học cho đến ngày nay. Nội
dung bộ kinh không chỉ tái hiện lại những sinh hoạt thường ngày của đức Phật cùng xã hội
Ấn Độ đương thời, mà còn chứa đựng những lời dạy, những pháp môn tu tập căn bản của
đức Phật. Qua kinh Trung Bộ, chúng ta có thể tiếp cận đúng đắn nhất về giáo lý Phật giáo,
cũng như những tư tưởng nguyên thủy của Phật giáo.
3.Trong nội dung kinh Trung Bộ, kinh trung a hàm những giáo lý cơ bản đã được thể hiện
rất rõ như: “Duyên khởi”, “Tứ diệu đế”, “Bát chánh đạo”, “Ngũ uẩn”, “Nghiệp báo”, “Lục
Hịa”, "vơ thường", "vơ ngã"… Đây cũng chính là những tư tưởng nền tảng của toàn bộ hệ
thống giáo lý Phật giáo Nguyên thủy và Phát triển.
4.Chính bản thân đức Phật thuyết giảng giáo lý chủ yếu hướng đến việc giải quyết các vấn
đề cấp thiết của con người, các vấn đề “sanh, lão, bệnh, tử” (khổ), “nguyên nhân của
nhân sinh quan Phật giáo trong kinh Trung Bộ cũng đã chỉ ra thực trạng của con người là
nhiều đau khổ. Nguyên nhân của sự đau khổ đó là do “si” hay “vơ minh”, nên không thấy
được vạn pháp là do “duyên sinh - vơ ngã”. Từ đó khởi lên chấp thủ, tham ái, sân hận tạo
tác nghiệp bất thiện, khiến đau khổ sinh khởi.
Nếu như con người có thể xa lìa mọi cực đoan, thực hành con đường “Bát chánh
đạo”, thì sẽ thành tựu được sự an lạc và hạnh phúc đích thực. nhân sinh quan Phật giáo đã
góp phần tạo ra những trang sử đẹp trong suốt chiều dài lịch sử, góp phần xây dựng đời
sống tinh thần và làm nên bản sắc văn hố của dân tộc Việt. Khơng những tác động sâu sắc
tới tư tưởng, đạo đức, mà còn có ảnh hưởng khá đậm nét đến phong tục, tập quán của
người dân Việt.

12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. />2.Thích chơn thiện,tìm hiểu kinh trung bộ,Hà Nội,NXB Tơn giáo ,2004.
3.Thích Minh Châu ,tóm tắt kinh trung bộ,TP.HCM,NXB văn hóa Sài Gịn,2010.
4.Kinh trung a hàm trong đại tạng kinh
5.Hịa thượng Thích Minh Châu ,so sánh kinh trung a hàm chữ hán và kinh trung bộ
pali(luận án tiến sĩ ,1961).

13



×