Nhà phê bình văn học nổi tiếng Belinsky đã khẳng định: “Cái đẹp là điều kiện
không thể thiếu được của nghệ thuật, nếu thiếu cái đẹp thì khơng có và khơng thể
có nghệ thuật, đó là một định lý”. Trên hành trình khám phá và sáng tác nghệ thuật,
sứ mệnh của mỗi nhà văn là phát hiện cái đẹp ở mọi khía cạnh của cuộc sống. Ngịi
bút tài hoa của nhà văn Nguyễn Tuân đã tìm kiếm, khám phá và khắc hoạ thành
công cái đẹp ấy qua con sông Đà trong tác phẩm “Người lái đị sơng Đà”. Thơng qua
những nét đẹp trữ tình ở đứa con tinh thần của mình ở đoạn trích: ”Tơi có bay tạt
ngang… bản đồ lai chữ”, ta nhìn thấy được những nét đặc trưng trong phong cách
nghệ thuật của tác giả mà khiến cho tác phẩm của ông cuốn hút đến vậy.
Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn lớn mở đường, đắp nền cho văn xi
Việt Nam thế kỉ XX. Nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận định ông là
một cây bút luôn khát khao những cảm giác, cảm xúc mới lạ, nồng nàn, say đắm. Và
quả thật là vậy khi Nguyễn Tuân luôn khát khao được “xê dịch” để săn tìm cái đẹp,
những cảnh vật đẹp một cách tuyệt đỉnh hoặc dữ dội, mãnh liệt như đèo cao, vực
sâu, thác nước,... và ông cũng không quản nhọc nhằn để cố gắng khai thác kho cảm
giác và liên tưởng phong phú, bộn bề, nhằm tìm cho ra những chữ nghĩa xác đáng
nhất, có khả năng làm lay động lịng người đọc nhiều nhất. Cái tôi “ngông” của
người nghệ sĩ tài hoa, uyên bác, độc đáo bậc nhất” của văn học Việt Nam ấy được
thể hiện rõ qua những tác phẩm của ơng, tiêu biểu là “Người lái đị sơng Đà", được
rút ra từ tập tùy bút "Sông Đà" (1960). Tác phẩm là kết quả của chuyến đi thực tế
Tây Bắc trong thời kỳ miền Bắc bước vào con đường xây dựng cuộc sống mới, xây
dựng đất nước xã hội chủ nghĩa. Qua bài văn, ta cảm nhận được hình tượng nghệ
thuật đặc sắc của con sông Đà và “chất vàng mười đã qua thử lửa” của người lao
động trên trang văn của Nguyễn Tuân. Đoạn trích được nêu ra nằm ở phần sau của
bút kí và đã thể hiện những nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của tác giả
qua việc thành cơng xây dựng hình tượng sơng Đà với nét đẹp lãng mạn, sống động,
chứ không phải là một con sông vô tri, vô giác, in đậm dấu ấn bản ngã văn chương.
Ở nửa đầu tác phẩm, ta bắt gặp một con sông Đà âm u, lạnh lẽo, hung bạo, dữ
dội như một con sinh thú không ngừng gào thét, đe dọa con người với những “chiếc
hút nước”, những “chiếc giếng sâu xốy tít đáy”, đồng thời cũng rất quỷ quyệt, xảo
trá, thủ đoạn với ba trận trùng vi thạch trận cùng những chiến thuật đổi xoanh
xoành xoạch hịng bắt sống những người lái đị qua sơng. Nhưng ở nửa sau tác
phẩm, đặc biệt là ở trích đoạn trên, tác giả đã cho ta thấy một khía cạnh khác của
con sơng Đà, hiền hịa, lãng mạn, tình tứ hơn mà mấy ai nhận ra qua dáng hình và
sắc nước của nó.
Dõi theo đoạn trích, vẻ đẹp của dịng chảy con sông Tây Bắc dần hiện ra. Trước
tiên, ta có thể dễ dàng nhận ra tác giả đã thay đổi góc nhìn để cảm nhận con sơng
Đà. Nếu như trước đó, tác giả cảm nhận nét đẹp hung tợn, dữ dội của con sơng
bằng góc quay cận cảnh, thì bây giờ tác giả đã đưa ống kính ra xa hơn, cao hơn để
có được một góc nhìn viễn cảnh, một khung hình tồn diện hơn của sơng Đà. “Tơi có
bay tạt ngang qua sơng Đà mấy lần, và thấy đó cũng là thêm cho mình một góc độ
nhìn một cách nhìn về con sơng Tây Bắc hung bạo và trữ tình.” Qua câu văn, ta thấy
được sự quan sát kĩ lưỡng và công phu của tác giả, đồng thời cảm nhận được sự cẩn
trọng và nghiêm túc của ông trong công việc. Mỗi lần Nguyễn Tuân xê dịch không
phải chỉ để thỏa mãn thú chơi của mình mà cịn để khảo cứu, hiểu sâu hơn về sơng
núi q hương.
Khác với sự “làm mình làm mẩy”, “giận dỗi vô tội vạ” thường thấy, “cái dây
thừng ngoằn ngoèo dưới chân mình kia” giờ đây lại n bình đến lạ. Con sơng bao
la, rộng lớn với “nét sông tãi ra trên đại dương đá”, “tuôn dài tn dài như một áng
tóc trữ tình”. Với phép điệp từ “tuôn dài” cùng phép tu từ so sánh theo lối nhân hóa,
nhà văn đã gợi cảm nhận về một dịng chảy miên man, bất tận và khơng kém phần
uyển chuyển, mềm mại như suối tóc của người con gái Tây Bắc. Con sông lúc này
thật duyên dáng, quyến rũ với vẻ đẹp trẻ trung, thanh xuân, đầy sức sống. Việc gắn
vẻ đẹp của thiên nhiên với nét đẹp của con người để thể hiện con người là chuẩn
mực của cái đẹp không hiếm để bắt gặp trong những tác phẩm văn học Việt Nam,
như Nguyễn Du đã từng tả Thúy Vân trong Truyện Kiều “Mây thua nước tóc, tuyết
nhường màu da”. Bên cạnh đó, với cách dùng từ độc đáo “áng tóc trữ tình”, tác giả
đã thể hiện quan điểm của mình rằng đây chính là kiệt tác mang cái đẹp tuyệt mỹ,
một tác phẩm nghệ thuật đạt đến trình độ mẫu mực mà tạo hóa ban tặng, là nguồn
khơi gợi cảm xúc, thi hứng của ơng.
Khơng chỉ dịng sơng nên thơ, hữu tình mà khơng gian núi rừng cũng rất lãng
mạn, mộng mơ. Đầu sông, cuối sông “ẩn hiện”, khi mờ, khi tỏ, như thực, như mơ
trong sự bao phủ của màn sương bồng bềnh chốn “mây trời Tây Bắc”. Điểm tô trong
khung cảnh ấy là “bung nở hoa gạo, hoa ban”, những sắc hoa đỏ, trắng cùng hương
hoa thơm ngát đã nhấn nhá thêm vào vẻ đẹp của áng tóc sơng Đà, khiến nó càng
thêm quyến rũ. Cái đẹp mê hoặc lịng người đó khơng tồn tại lạc lõng, cô đơn trước
cuộc đời mà hiện diện ngay trong cuộc sống lao động bình dị, gần gũi, thân thương,
“núi Mèo đốt nương xuân”.
Với câu văn dài, gần như không sử dụng dấu ngắt câu, dùng nhiều âm tiết mở,
giàu hình ảnh độc đáo, giàu chất chơ với nhịp điệu ngân nga, mượt mà, tác giả đã
thể hiện được nỗi say mê, đắm đuối trước dáng hình diễm tuyệt của con sông Đà.
Cái đẹp huyền ảo này cũng được bắt gặp ở dịng sơng Hương khi được ví như là
“người gái đẹp ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại”. Qua đó, ta
thấy được tâm hồn bay bổng của những người nghệ sĩ. Cùng với trí tưởng tượng độc
đáo, họ đã thành công “mở đường đến xứ sở của cái đẹp” để chúng ta chiêm
ngưỡng và xuýt xoa.
Nét đẹp của con sông Đà không chỉ thể hiện ở dòng chảy uyển chuyển ấy mà
còn được tác giả khắc họa ở sắc nước. Với điệp cấu trúc “tôi đã” cùng từ láy “say
sưa” để diễn tả việc nhìn ngắm của mình, câu văn đã cho ta thấy niềm mê đắm bất
tận cùng thái độ trân trọng hết mực và sự quan sát công phu, kĩ lưỡng của Nguyễn
Tuân trước cảnh sắc sông Đà. Khác với sông Hương mang sắc xanh canh hến, sơng
Đà “mùa xn dịng xanh ngọc bích”. Bằng cách sử dụng hình ảnh ẩn dụ, nhà văn
đã miêu tả sắc xanh trong trẻo, xanh mang ánh sáng, phản chiếu mây trời của dịng
sơng Tây Bắc, từ đó gợi sự êm ả, bình lặng của dịng nước mùa xuân. Câu văn khiến
người đọc dễ dàng liên tưởng tới câu thơ của Hàn Mạc Từ “vườn ai mướt quá xanh
như ngọc” khi ở đây, cả hai cây bút tài hoa đều đã xuất sắc sử dụng ngôn ngữ để
biến sắc màu thành ánh sáng.
Nếu như sông Hương biến đổi nhanh chóng, dồn dập chỉ trong một ngày “sớm
xanh, trưa vàng, chiều tím” thì sự biến màu kì diệu của sông Đà lại chậm rãi và từ từ
hơn thế. Mùa xn xanh ơn hịa và đến mùa thu, dịng sơng mới đổi sang “lừ lừ chín
đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người
bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về”. Bằng biện pháp so sánh theo lối nhân hóa và
điệp từ “lừ lừ”, tác giả đã vẽ nên cảnh dịng sơng chảy chậm chạp, nặng nề vì nó
đang phải chứa lượng phù sa khổng lồ. Sắc đỏ ở đây khơng chỉ để nói đến phù sa
mà còn để gợi cảm xúc bực bội, bất mãn, giận dữ, khó ở của con sơng lúc này. Qua
những câu văn đầy hình ảnh mà Nguyễn Tuân đã lồng ghép, con sông Đà hiện lên
thật sinh động và gần gũi, kết nối rất tự nhiên với con người.
Bằng sự nhìn ngắm kĩ lưỡng và thái độ cơng tâm của mình, tác giả khẳng định
“Chưa hề bao giờ tơi thấy dịng sơng Đà là đen…”. Ơng phản đối kịch liệt và vô cùng
bức xúc trước sự trơ tráo, đổi trắng thay đen của bọn thực dân Pháp khi dám “đè
ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế
phiết vào bản đồ lai chữ”. Vì u mến con sơng và tự hào quê hương, tự tôn dân tộc
nên tác giả chẳng thể chấp nhận được hành động khiên cưỡng, thiếu tính thẩm mĩ
của đám giặc Tây đó.
Với việc quan sát sơng Đà ở những góc độ khác nhau, tác giả đã khám phá,
khai thác được nét đẹp con sông ở khía cạnh mà ít ai biết đến, lãng mạn, đầy sức
sống. Đồng thời, bằng việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh
độc đáo, với những liên tưởng thú vị, mới mẻ, cùng ngòi bút miêu tả kết hợp với vốn
ngơn từ giàu có, phong phú, giàu tính tạo hình, cảm xúc, con sơng Đà hiện lên như
một sinh thể đầy sống động với những nét đẹp quyến rũ, huyền diệu, lung linh sắc
màu giống một cơng trình tuyệt mĩ mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Giọng
điệu câu văn biến hóa linh hoạt, đa dạng, nhiều tầng bậc theo dòng quan sát và
cảm xúc của nhân vật trữ tình, từ đó, người đọc cảm nhận được tình yêu thiên
nhiên, yêu quê hương xứ sở một cách say đắm của nhà văn.
Qua đoạn trích, những nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn
Tuân hiện lên thật rõ nét. Đó là cái tơi tài hoa trong quan sát, cảm nhận, khám phá
và diễn tả sự vật ở góc độ thẩm mĩ và được soi rọi dưới ánh sáng của nghệ thuật
dưới nhiều phương diện khác nhau. Cái sự tài hoa đó cịn được thể hiện trong cách
sử dụng điêu luyện ngôn ngữ “cả một vùng trời lung linh ngôn ngữ ấy là kết tinh của
một cuộc sống từng trải, si mê góp nhặt từng mảy vàng tiếng mẹ đẻ” - Thanh Hoa,
và liên tưởng, tưởng tượng bất ngờ, thú vị. Từ đó, ta thấy được sự công phu trong
lao động nghệ thuật, tài năng và cá tính sáng tạo của nhà văn. Bên cạnh đó chính là
cái tơi un bát của Nguyễn Tn khi ông am hiểu và biết vận dụng tri thức của
nhiều lĩnh vực khác nhau một cách sâu sắc để phô diễn trên trang viết. Nổi bật
trong đoạn trích cịn là cái tôi đầy nhân cách khi thể hiện mạnh mẽ tấm lòng yêu
thiên nhiên, yêu Tổ quốc, trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp quê hương xứ sở, thể hiện niềm
tự hào dân tộc.
Đoạn trích đã đưa ta đến với bức tranh sông Đà đẹp lung linh, huyền ảo, đầy
sức sống, nức hương thơm và nhiều sắc màu. Bằng sự độc đáo trong phong cách
viết văn của mình, tài hoa, uyên bác, nhân cách, Nguyễn Tuân đã khắc họa vẻ đẹp
của sông Đà tuyệt diệu đến mức người đọc phải ngỡ ngàng, trầm trồ. Đoạn trích đã
minh chứng cho tài năng nghệ thuật xuất sắc và cũng đã góp phần đưa “Người lái
đị sơng Đà” trở thành một trong những tác phẩm văn xuôi đặc sắc nhất giai đoạn
sau Cách mạng tháng Tám. Gấp trang sách lại, đoạn văn của Nguyễn Tuân vẫn còn
gây thương nhớ trong lòng người đọc về một bức tranh như tiên cảnh về con sông
Đà. “Một tác phẩm chân chính khơng bao giờ kết thúc ở trang cuối cùng, bởi lẽ khi
trang sách đóng lại, tác phẩm mới thực sự đang sống, sống với những trăn trở và
tình cảm của người đọc”.