Tải bản đầy đủ (.docx) (87 trang)

PHÂN TÍCH NHỮNG tác ĐỘNG của SMARTPHONE đến kết QUẢ học tập của học SINH TRUNG học PHỔ THÔNG và SINH VIÊN đại học dựa TRÊN mục ĐÍCH sử DỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

PHÂN TÍCH NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA
SMARTPHONE ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA
HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ
SINH VIÊN ĐẠI HỌC DỰA TRÊN MỤC ĐÍCH
SỬ DỤNG
ANALYSIS OF THE IMPACTS OF
SMARTPHONE ON LEARNING RESULTS OF
HIGH SCHOOL STUDENTS AND
UNDERGRADUATE STUDENTS BASE ON
PURPOSE OF USE

1


Mã số đề tài: 414

Hồ Chí Minh, 4/2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN


PHÂN TÍCH NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA
SMARTPHONE ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA
HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ
SINH VIÊN ĐẠI HỌC DỰA TRÊN MỤC ĐÍCH
SỬ DỤNG

2


ANALYSIS OF THE IMPACTS OF
SMARTPHONE ON LEARNING RESULTS OF
HIGH SCHOOL STUDENTS AND
UNDERGRADUATE STUDENTS BASE ON
PURPOSE OF USE
414

Chủ nhiệm đề tài: Trần Nhựt Thanh Thiên
Khoa: Đào Tạo Đặc Biệt
Các thành viên:
Nguyễn Hồng Minh
Phạm Thị Tố Un
Người hướng dẫn: Tơ Thị Kim Hồng

Thàh Phố Hồ Chí Minh, Tháng 4/2022

3


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài tiếng Việt: PHÂN TÍCH NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA
SMARTPHONE ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG VÀ SINH VIÊN ĐẠI HỌC DỰA TRÊN MỤC ĐÍCH
SỬ DỤNG
- Tên đề tài tiếng Anh : ANALYSIS OF THE IMPACTS OF
SMARTPHONE ON LEARNING RESULTS OF HIGH SCHOOL
STUDENTS AND UNDERGRADUATE STUDENTS BASE ON
PURPOSE OF USE
- Sinh viên thực hiện: Trần Nhựt Thanh Thiên, Nguyễn Hoàng Minh, Phạm
Thị Tố Uyên.
- Lớp: QT19DB02

Khoa: Đào Tạo Đặc Biệt

Năm thứ: 3

Số năm đào tạo: 4
- Người hướng dẫn: Tiến Sĩ Tô Thị Kim Hồng
2. Mục tiêu đề tài:
Đề tài này được triển khai nghiên cứu với mục tiêu giải quyết các vấn đề:


Ảnh hưởng của smartphone đến kết quả học tập của học sinh trung học phổ




thơng và sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh
Những điểm khác biệt trong cách sử dụng smartphone của học sinh trung
học phổ thông và sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh

4




Đề xuất và kiến nghị một số hàm ý quản trị nhằm giúp bộ Giáo dục và đào
tạo, các cơ sở giáo dục và hộ gia đình nâng cao hiệu quả trong học tập và
quản lý các đối tượng học sinh – sinh viên

3. Tính mới và sáng tạo:
Đề tài tìm ra những ảnh hưởng của smartphone đến kết quả học tập của sinh viên
và học sinh trung học phổ thông do vấn đề cấp thiết bởi ảnh hưởng của
smartphone đến kết quả học tập của hai nhóm đối tượng này ngày càng tăng. Đề
tài cũng so sánh cách sử dụng và ảnh hưởng khác biệt của smartphone đến kết quả
học tập của hai nhóm đơi tượng này, điều mà chưa có nghiên cứu nào trước đây
từng thực hiện.

4. Kết quả nghiên cứu:
Đề tài đã thực hiện nghiên cứu khảo sát với 462 tổng học sinh và sinh viên ở
các trường trung học phổ thông và trường đại học tại thành phố Hồ Chí
Minh tham gia để thu thập được nguồn dữ liệu phục vụ trong việc nghiên
cứu. Kết quả cho thấy việc sử dụng smartphone hồn tồn có ảnh hưởng đến
kết quả học tập của học sinh trung học phổ thông và sinh viên đại học dựa

trên nội dung và mục đích mà hai nhóm đối tượng này chọn để sử dụng trên
smartphone. Các nội dung như giải trí, tham gia mạng xã hội, thể hiện giá trị
bản thân hay việc nghiện điện thoại có ảnh hưởng vơ cùng tiêu cực đơi với
hai nhóm đối tượng này. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của các loại nội dung
này đến với học sinh trung học phổ thông và sinh viên đại học có sự khác
nhau chứ khơng đồng nhất. Hoạt động ngoại khoá cũng được đưa vào nghiên

5


cứu và cho thấy có khả năng tăng cao khả năng và kết quả học tập, giúp
giảm các ảnh hưởng tiêu cực của việc sử dụng smartphone cho việc giải trí.

5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc
phòng và khả năng áp dụng của đề tài:
Đóng góp về mặt giáo dục và đào tạo : Đề tài trình bày được những loại
nội dung nào ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh trung học phổ
thông và sinh viên, từ đó giúp các tổ chức giáo dục đào tạo hoặc các hộ gia
đình, cá nhân hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng của smartphone đến việc học
tập. Từ đó đưa ra những phương pháp, hướng giải quyết và cách sử dụng
smartphone sao cho phù hợp với môi trường học tập mà không bị ảnh hưởng
tiêu cực, phát triển và vận dụng smartphone vào q trình giáo dục một cách
có hiệu quả và tránh được những sai lầm.
6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi
rõ tên tạp chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết
quả nghiên cứu (nếu có)

Ngày 9 tháng 4 năm 2022
Sinh viên chịu trách nhiệm
chính thực hiện đề tài


6


Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh
viên thực hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):

Ngày 9 tháng 4 năm 2022
Xác nhận của đơn vị

Người hướng dẫn

(ký tên và đóng dấu)

(ký, họ và tên)

7


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:


Ảnh 4x6

Họ và tên: Trần Nhựt Thanh Thiên
Sinh ngày: 27 tháng 12 năm 2001
Nơi sinh: Biên Hoà – Đồng Nai
Lớp: QT19DB02 Khóa: 2019
Khoa: Đào Tạo Đặc Biệt
Địa chỉ liên hệ: C122A Khu Phố 5, Phường Bửu Long, Biên Hồ
Điện thoại: 0908926366
Email:

II. Q TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến
năm đang học):

* Năm thứ 1:
Ngành học: Quản trị kinh doanh
Khoa: Đào Tạo Đặc Biệt
Kết quả xếp loại học tập: 3,47/4
Sơ lược thành tích : Học bổng học sinh giỏi
* Năm thứ 2:
Ngành học: Quản trị kinh doanh
Khoa: Đào Tạo Đặc Biệt
Kết quả xếp loại học tập: 3.63/4
Sơ lược thành tích: Học bổng học sinh giỏi
* Năm thứ 3:
Ngành học: Quản trị kinh doanh
Khoa: Đào Tạo Đặc Biệt
Kết quả xếp loại học tập: 3.56/4
Ngày 9 tháng 4 năm 2022

8


Xác nhận của đơn vị

Sinh viên chịu trách nhiệm
chính
thực hiện đề tài

(ký tên và đóng dấu)

Mục lục
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI..............................................................................17
1. Giới thiệu ý tưởng nghiên cứu..................................................................................17
2. Mục tiêu của đề tài, đối tượng, phạm vi và ý nghĩa của nghiên cứu.........................19
2.1 Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................19
2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................19
2.3 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu.......................................................................20
9


2.4 Kết cấu nghiên cứu.............................................................................................20
CHƯƠNG 2: CỞ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU................................22
1. Cơ sở lý thuyết:........................................................................................................22
2. Lịch sử nghiên cứu...................................................................................................24
CHƯƠNG 3: MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN GIẢ THUYẾT.................30
1. Những mơ hình của các nghiên cứu trước đây.........................................................30
1.1 Mơ hình TPC ( Techology to performance chain) của Goodhue and Thompson
(1995)....................................................................................................................... 30
1.2 Reduced model from TPC ( Yong Jeong Yi &nnk . 2016 ).................................31

1.3 Mơ hình của Ghazanfar A Abbasi & nnk 2021..................................................32
1.4 Mơ hình nghiên cứu của Faheem Shakoor & nnk. 2021.....................................33
2. Đề xuất mơ hình nghiên cứu và phát triển giả thuyết...............................................33
2.1 Đề xuất mô hình.................................................................................................33
2.2 Phát triển giả thuyết............................................................................................36
CHƯƠNG 4: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................46
1. Kế hoạch nghiên cứu................................................................................................46
2. Bối cảnh nghiên cứu.................................................................................................47
3. Dữ liệu:....................................................................................................................48

10


4. Phương pháp:...........................................................................................................48
5. Quy trình nghiên cứu:..............................................................................................49
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................51
1. Kết quả nghiên cứu mơ hình 1.................................................................................51
1.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu...........................................................................51
1.2 Đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo.........................................................52
1.3 Hiệu ứng điều tiết...............................................................................................54
1.4 Hệ số tương quan...............................................................................................56
1.5 Kết quả phân tích hồi quy đa biến......................................................................57
2. Kết quả nghiên cứu mơ hình 2.................................................................................58
2.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu...........................................................................58
2.2 Đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo.........................................................59
2.3 Hiệu ứng điều tiết...............................................................................................64
2.4 Kết quả phân tích hồi quy đa biến......................................................................67
2.5 Lựa chọn mơ hình nghiên cứu............................................................................68
2.6 Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA........................................................69
2.7 Tóm tắt kết quả nghiên cứu................................................................................73

CHƯƠNG 6 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ......................................................74
11


1. Kết luận.................................................................................................................... 74
2. Đề xuất một số hàm ý quản trị..................................................................................77
3. Khuyến nghị và giới hạn của đề tài..........................................................................79
3.1 Khuyến nghị.......................................................................................................79
3.2 Giới hạn.............................................................................................................. 80
References........................................................................................................................ 80
Phụ lục :........................................................................................................................... 83
1. Phiếu khảo sát..........................................................................................................83
1.1 Phần 1: Thông tin cá nhân..................................................................................83
1.2 Phần 2: Khảo sát ý kiến của học sinh/sinh viên..................................................83
1.3 Phần 3: Kết quả học tập......................................................................................87

12


Danh mục bảng bi
Hình 1 Mơ hình TPC........................................................................................................30
Hình 2 Mơ hình lược giản của TPC..................................................................................31
Hình 3 Mơ hình của Ghanzanfar A Abbasi & nnk............................................................32
Hình 4 Mơ hình nghiên cứu của Fahemm Shakoor & nnk.2021......................................33
Hình 5 Mơ hình nghiên cứu 1..........................................................................................35
Hình 6 Mơ hình nghiên cứu 2..........................................................................................36
Hình 7 Mơ hình nghiên cứu được lựa chọn......................................................................68
Hình 8 Kết quả CFA của tồn bộ mơ hình nghiên cứu đã ch̉n hố...............................69
Hình 9 Mơ hình kiểm định các giả thuyết nghiên cứu......................................................70
Hình 10 Kết quả mối quan hệ trung gian của các biến.....................................................72

Hình 11 Kết quả phân tích SEM.......................................................................................72
Y
Bảng 1 Kết quả mơ tả mẫu về các biến............................................................................52
Bảng 2 Bảng tổng hợp các thang đo.................................................................................53
Bảng 3 Kết quả độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các biến..............................................54
Bảng 4 Kết quả phân tích EFA của các biến.....................................................................55
Bảng 5 Kết quả phân tích tương quan Pearson của các biến............................................57
Bảng 6 Kết quả phân tích hồi quy đa biến........................................................................59
Bảng 7 Kết quả mô tả mẫu về các biến............................................................................60
Bảng 8 Bảng tổng hợp các thang đo.................................................................................60
Bảng 9 Kết quả độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các biến..............................................61
Bảng 10 Kết quả phân tích EFA của các biến...................................................................62
Bảng 11 Kết quả phân tích tương quan Pearson của các biến..........................................67
Bảng 12 Kết quả phân tích hồi quy đa biến......................................................................68

13


Danh mục những từ viết tắt









AHKQ : Kết quả học tập
DT : Điện tử

GTBT : Giá trị bản thân
GT : Giải trí
HT: Học tập
NK : Ngoại khố
nnk : nhữn người khác
XH : Mạng xã hội

TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đề tài “Phân tích những tác động của smartphone đến kết quả học tập của học sinh
trung học phổ thông và sinh viên đại học dựa trên mục đích sử dụng” được thực
hiện nhằm phân biệt được những ảnh hưởng khác biệt trong cách sử dụng
smartphone của hai nhóm đối tượng mục tiêu: học sinh trung học và sinh viên đại
học. Nhóm nghiên cứu được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu định
lượng, bắt đầu tiến hành nghiên cứu khảo sát với 462 tổng học sinh và sinh viên ở
các trường trung học phổ thông và trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh tham
gia để thu thập được nguồn dữ liệu phục vụ trong việc nghiên cứu. Các mẫu
nghiên cứu được phân chia đều giữa giới tính nam và nữ, cho thấy nhóm đối tượng
này chắc chắn rằng họ có sử dụng smartphone. Cơ cấu đối tượng được chia ra như
sau: Học sinh được chia theo cấp độ theo khối (khối 10, khối 11, khối 12) và sinh
viên được chia theo cấp độ theo năm (năm 1, năm 2, năm 3, năm 4). Tiếp tục tiến
hành nhập dữ liệu và sử dụng phần mềm SPSS, AMOS để phân tích các dữ liệu
thu thập được.

14


Kết quả nghiên cứu định lượng được phân tích bằng phần mềm SPSS và AMOS.
Đánh giá mức độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach's Alpha (CA) cho
thấy các nhân tố đều đạt được độ tin cậy với hệ số Cronbach's Alpha (CA) lớn hơn
0.6 dao động từ 0.756 đến 0.929, cần phải loại 1 biến quan sát GT3 vì hệ số

Cronbach’s Alpha nhỏ hơn 0.3.
Sau đó, chuyển sang kiểm định mơ hình và giả thuyết bằng phương pháp phân tích
hồi quy đa biến và phân tích nhân tố khẳng định CFA. Dựa vào kết quả phân tích
mơ hình và các kiểm định cho thấy rằng các giả thuyết
H3,H5,H6,H9,H10,H11,H12a đều được chấp nhận.

15


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1. Giới thiệu ý tưởng nghiên cứu
Theo báo cáo khảo sát của Statista – Đức (2020), Việt Nam hiện có khoảng 61,37
triệu smartphone đang được sử dụng hiện nay và thuộc top 10 quốc gia có lượng
người sử dụng smartphone nhiều nhất thế giới. Trong đó, thành phần lớn đối tượng
sử dụng smartphone là học sinh và sinh viên trên cả nước. Học sinh và sinh viên
chính là những đối tượng thường xuyên tiếp xúc và sở hữu các thiết bị công nghệ,
dễ hội nhập với những xu hướng phát triển mới của thời đại kỹ thuật số. Về cơ
bản, smartphone được sản xuất với khả năng làm đơn giản hóa cơng việc của
người dùng, cung cấp nhiều chức năng linh hoạt. Trong nhiều trường hợp,
smartphone được sử dụng như một giải pháp thay thế cho máy tính hoặc laptop và
trong một số trường hợp cần thiết như sử dụng để xem đài phát thanh và các
chương trình truyền hình (xem tin tức, các chương trình thể thao nổi bật, thời
sự,...). Thậm chí, trong xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, một số người
thậm chí cịn đặc biệt thích sử dụng smartphone hơn máy tính xách tay và máy
tính cá nhân, với một chiếc smartphone, một người có thể có thể thực hiện cuộc
gọi, gửi e-mail, xem và chia sẻ ảnh hoặc video, chơi trò chơi điện tử và nghe nhạc,
theo dõi các cuộc hẹn và danh bạ, lướt Internet, sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói,
kiểm tra tin tức và thời tiết, sử dụng trò chuyện bằng các ứng dụng cho cuộc gọi
thoại và nhắn tin (Messenger, Whatsapp,..) và tương tác trên mạng xã hội
(Instagram, Facebook, Twitter,...). Smartphone cung cấp cho mọi người một trải

nghiệm độc đáo và cho phép họ trực tuyến bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu (Alan &
nnk, 2012). Vì thế, số lượng người dùng smartphone cũng tăng mạnh, trong đó
thành phần đối tượng thuộc độ tuổi học sinh và sinh viên sở hữu smartphone cao,
đó là một điều tất yếu. “Thiết bị smartphone đã trở thành một phần cuộc sống của
học sinh và sinh viên. Bằng một cách nào đó, smartphone đã trở thành người bạn
thân thiết của họ, nó có thể ảnh hưởng đến học sinh và sinh viên theo nhiều cách
tích cực hoặc tiêu cực” (Joanes & nnk 2014). Có rất nhiều cáo buộc chống lại
16


smartphone, chẳng hạn như việc học sinh lãng phí thời gian và bỏ lỡ các nghiên
cứu học tập, tránh các bài tập, không cẩn thận trên đường đi bộ và lái xe, từ đó dẫn
đến chứng nghiện smartphone. Nhưng trên thực tế, giao tiếp qua các thiết bị đã gia
tăng đến mức nó ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của mọi người. Đặc biệt ở hai
nhóm đối tượng học sinh trung học phổ thông và sinh viên, ở hai nhóm này đã có
sự chín chắn về mặt tâm lý và tư duy, thường xuyên sử dụng smartphone cho việc
học tập và giao tiếp cộng đồng. Sử dụng smartphone đã và đang thay đổi các thói
quen hàng ngày, hành vi xã hội, quan hệ gia đình và tương tác xã hội. Việc liên tục
kiểm tra hoặc sử dụng các ứng dụng smartphone 24 giờ một ngày sẽ ảnh hưởng
liên quan đến chứng rối loạn giấc ngủ, căng thằng, lo lắng, và làm suy giảm sức
khỏe, ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập cũng như giảm các hoạt động thể
chất (Thomeé & nnk, 2011). Tuy nhiên chưa có những nghiên cứu cụ thể nào cho
thấy sự khác biệt trong cách sử dụng smartphone của hai đối tượng nghiên cứu
này. Việc sử dụng smartphone ảnh hưởng như thế nào đến kết quả học tập, kinh tế,
các mối quan hệ xã hội, cộng đồng đối với học sinh và sinh viên là một vấn đề vô
cùng quan trọng tại thời điểm hiện tại. Nếu biết vận dụng tốt các thiết bị điện tử,
đặc biệt là smartphone sẽ giúp học sinh và sinh viên có được năng suất và thành
tích học tập tốt hơn. Đồng thời, tạo được sự tiện lợi trong phương thức giao tiếp,
học tập online và nắm bắt tình hình xã hội một cách nhanh chóng. Ngược lại, sử
dụng smartphone không hợp lý và phản khoa học sẽ dẫn đến việc chán nản, lười

biếng trong công việc và học tập, ảnh hưởng tới sức khoẻ tinh thần và thể chất của
người dùng. Do đó, việc sử dụng smartphone có thể dẫn đến ảnh hưởng quan trọng
trong việc nâng cao năng lực học tập của học sinh trung học và sinh viên đại học
vì chính thiết bị này có thể nâng cao trải nghiệm trong q trình học tập. Chính vì
vậy, bài nghiên cứu "Phân tích những tác động của smartphone đến kết quả học tập
của học sinh trung học phổ thông và sinh viên đại học dựa trên mục đích sử dụng"
cần phải làm rõ việc sử dụng smartphone có những ảnh hưởng khác biệt như thế
nào đến học sinh trung học phổ thơng và sinh viên. Đó là một vấn đề nghiên cứu
đáng được lưu tâm và chú ý. Thông qua nghiên cứu sẽ giúp chúng ta giải quyết
17


được các nhược điểm trong cách sử dụng smartphone của hai nhóm đối tượng: học
sinh trung học phổ thơng, sinh viên và từ đó đưa ra hướng giáo dục, giải pháp phù
hợp cho cả hai.
2. Mục tiêu của đề tài, đối tượng, phạm vi và ý nghĩa của nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Ý tưởng này được triển khai nghiên cứu sẽ giải quyết các vấn đề:
 Ảnh hưởng của smartphone đến kết quả học tập của học sinh trung học


phổ thơng và sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh
Những điểm khác biệt trong cách sử dụng smartphone của học sinh



trung học phổ thông và sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh
Đề xuất và kiến nghị một số hàm ý quản trị nhằm giúp bộ Giáo dục và
đào tạo, các cơ sở giáo dục và hộ gia đình nâng cao hiệu quả trong học
tập và quản lý các đối tượng học sinh – sinh viên


2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện và khảo sát tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh
Đối tượng nghiên cứu: Học sinh trung học phổ thông và sinh viên
Phạm vi nghiên cứu:
 Khách thể nghiên cứu: Học sinh trung học phổ thông – sinh viên sử
dụng smartphone tại thành phố Hồ Chí Minh
 Giới hạn thời gian nghiên cứu: 15/08/2021 – 10/04/2022
 Phạm vi lãnh thổ: Thành phố Hồ Chí Minh
 Giới hạn lĩnh vực nghiên cứu: Giáo dục và đào tạo
2.3 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm cung cấp tình hình và ảnh hưởng hiện tại của
smartphone đối với q trình và kết quả học tập của hai nhóm đối tượng học sinh trung
học phổ thông và sinh viên, xác định những ảnh hưởng khác biệt của smartphone đối với
kết quả học tập của hai nhóm đối tượng này đồng thời đưa ra hướng giải quyết, khắc
phục cũng như tìm ra những điểm mạnh của smartphone hỗ trợ trong việc phát triển
những nghiên cứu sư phạm tiên tiến trong tương lai, bắt kịp xu hướng giáo dục toàn cầu.
18


2.4 Kết cấu nghiên cứu
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
Chương 1 giới thiệu sơ lược về đề tài được thực hiện. Bao gồm: Giới thiệu ý tưởng
nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của
đề tài, kết cấu nghiên cứu.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Trong chương này đề cập đến những lý thuyết phục vụ cho quá trình thực hiện và nghiên
cứu đề tài. Các cơ sở lý thuyết này đóng vai trị quan trọng trong việc hình thành các giải
thuyết và xây dựng mơ hình nghiên cứu, bảng hỏi. Cơ sở lý thuyết đồng thời đóng vai trị
là nền tảng giúp đưa ra những kết luận, đánh giá một cách hiệu quả các tài liệu tham khảo

và kết quả của đề tài.
Chương này cũng đưa ra một số nghiên cứu của các tác giả trước đây có liên quan đến
chủ đề của đề tài nghiên cứu. Những lịch sử nghiên cứu này đóng vai trị quan trọng
trong việc so sánh và đối chứng phương pháp, kết quả nghiên cứu. Lịch sử nghiên cứu
cũng đóng vai trị quan trọng trong việc xây dựng mơ hình nghiên cứu và kết luận của đề
tài.
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH VÀ PHÁT TRIỂN GIẢ THUYẾT
Chương này cung cấp những mơ hình nghiên cứu của các tác giả trước đây đã thực hiện
những nghiên cứu liên quan đến đề tài mà nhóm đang thực hiện. Những mơ hình của các
tác giả trước đây giúp nhóm xây dựng được mơ hình nghiên cứu cho đề tài và cung cấp
nền tảng cho việc xây dựng bảng hỏi.
Chương này cũng trình bày mơ hình nghiên cứu chính của đề tài, thể hiện các mối quan
hệ nguyên nhân và kết quả, các biến độc lập – phụ thuộc – trung gian hay điều tiết mà đề

19


tài cần quan tâm và phát triển. Đồng thời chương 4 cũng đưa ra một số giả thuyết trong
mơ hình nghiên cứu nhằm định hướng hướng phát triển đề tài và xây dựng bảng hỏi.
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trình bày phương pháp nghiên cứu chính của đề tài bao gồm: kế hoạch nghiên cứu, bối
cảnh nghiên cứu, phương pháp thu thập thông tin, xây dựng thang đo, cỡ mẫu của đề tài,
phương pháp xử lý số liệu, định hướng phân tích dữ liệu, phân tích kết quả nghiên cứu
nhằm đưa ra kết luận.
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trình bày phương pháp phân tích dữ liệu như kiểm định giả thuyết bằng cách phân tích
độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân
tích biến điều tiết, phân tích tương quan Pearson, phân tích hồi quy đa biến trong phần
mềm SPSS và phân tích nhân tố khẳng định CFA trong phần mềm AMOS. Cuối cùng
trình bày kết quả phân tích về những tác động của smartphone đến kết quả học tập của

học sinh trung học phổ thông và sinh viên nhằm đưa ra kết luận mơ hình, thang đo và sự
phù hợp của các giả thuyết.
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ
Chương kết luận và hàm ý quản trị xem xét kết quả sau khi đã được phân tích đã giải
quyết được các mục tiêu mà đề tài đề ra hay chưa, đồng thời đưa ra một số kiến nghị và
giải pháp mang hàm ý quản trị của đề tài. Phần này cũng đưa ra những hạn chế của đề tài
trong thời điểm hiện tại giúp cho những bài nghiên cứu trong tương lai cải thiện và phát
triển thêm.

CHƯƠNG 2: CỞ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý thuyết:
Lý thuyết quyết định luận kỹ thuật Marshall McLuhan
20


Theo Lý thuyết này, McLuhan cho thấy sự xuất hiện của công nghệ ảnh hưởng
đến cuộc sống của con người rất nhiều. Đặc biệt trong thời kỳ phương tiện
truyền thông bùng nổ như hiện nay, các thiết bị truyền thông chủ đạo như
smartphone đang thực sự ảnh hưởng và tác động đến nhiều khía cạnh trong
cuộc sống của chúng ta bao gồm cả giáo dục.
Theo nghiên cứu của Denisa Kubackova vào năm 2015, tác giả cho rằng
smartphone xứng đáng trở thành phương tiện và thiết bị truyền thông số một
hiện nay bởi sự phát triển nhanh chóng của thiết bị này và tính nhỏ gọn của
chúng. Smartphone có thể thay thế và đánh bại máy vi tính, radio và thậm chí
là tivi vì tất cả tính năng của các phương tiện này giờ đây đều được chứa bên
trong smartphone. Dựa vào nghiên cứu này, có thể đảm bảo smartphone là thiết
bị và phương tiện truyền thông hàng đầu trong nửa đầu thế kỷ XXI.
Trong lý thuyết quyết định luận kỹ thuật, McLuhan cho rằng chính sự phát
triển của các phương tiện truyền thông đã tạo nên những thay đổi trong xã hội
loài người. McLuhan tin rằng con người và các cơng cụ truyền thơng chủ đạo

cho từng thời kỳ có tác động mạnh mẽ lẫn nhau (văn hoá truyền miệng, bảng
chữ cái, bút lông ngỗng, sách, máy in, smartphone di động...). Tất cả các
phương tiện truyền thông được tạo ra bởi con người như là công cụ để nâng
cao nhận thức của con người, McLuhan hàm ý rằng các phương tiện truyền
thông tác động đến ý thức của chúng ta và làm chuyển đổi nhận thức, hành
động của chúng ta. Từ đó tác động mạnh đến sự thay đổi trong cách làm việc
và vận hành của xã hội về mặt kinh tế, giáo dục, phương thức sản xuất, tương
tác xã hội…
Việc viện dẫn lý thuyết “Quyết định luận kỹ thuật” của Marshall McLuhan cho
bài viết này cơ sở để xem xét và đánh giá vấn đề liệu smartphone có thật sự
ảnh hưởng đến hành vi và kết quả học tập của học sinh - sinh viên hay không.
Việc ảnh hưởng này diễn ra bằng cách nào và như thế nào đối với hai đối tượng
nêu trên.
Lý thuyết lựa chọn hợp lý
21


Lý thuyết lựa chọn hợp lý có thể áp dụng được trên nhiều lĩnh vực như kinh tế
và kinh doanh, chính trị, điều trị nghiện. Nhưng ở đây ta sẽ sử dụng và áp dụng
lý thuyết này dựa trên góc độ xã hội học để giải thích những hành động cá nhân
và tập thể của học sinh trung học phổ thơng cũng như sinh viên trong việc lựa
chọn các tính năng và phương tiện học tập trên smartphone sao cho những
hành động ấy đem lại giá trị và hiệu quả tốt nhất đối với họ, từ đó cho thấy
được những ảnh hưởng của thiết bị smartphone đến kết quả học tập của học
sinh là tốt hơn hay tệ hơn dựa vào những hành động mà họ lựa chọn trong khi
sử dụng smartphone.
Lý thuyết lựa chọn hợp lý cho rằng các cá nhân thường đưa ra lựa chọn bằng
cách suy nghĩ về các vấn đề rủi ro, lợi ích trước khi ra quyết định. Mọi người
sẽ cân nhắc các lựa chọn của họ và đưa ra lựa chọn mà họ sẽ nghĩ rằng hữu ích
và có lợi ích cao nhất đối với bản thân họ. Đôi khi những quyết định hữu ích

đối với cá nhân này có thể trở nên vơ ích đối với một cá nhân khác. Vì thế lựa
chọn cá nhân là khác nhau và có giá trị khơng tương đồng đối với mỗi người.
2. Lịch sử nghiên cứu
Hiện tại các bài viết – nghiên cứu về tình trạng sử dụng smartphone của học
sinh sinh viên và những ảnh hưởng của thiết bị smartphone đến học sinh như
thế nào được xuất bản dưới dạng các bài báo nghiên cứu khoa học khá ít, tuy
nhiên trong những năm gần đây ta có thể chỉ ra được sáu bài nghiên cứu nổi
bật có liên quan đến chủ đề như sau:
The impact of type of content use on smartphone addiction and academic
performance: Physical activity as moderator – Ghazanfar A Abbasi & nnk
(2021)
Bài nghiên cứu của Ghazanfar A Abbasi & nnk được thực hiện nhằm tìm hiểu
ảnh hưởng của việc sử dụng smartphone đến kết quả học tập và độ nghiện
smartphone đối với sinh viên. Cụ thể hơn, bài viết tìm hiểu về các tính năng
22


thường được sử dụng sử dụng trên smartphone của học sinh, mức độ tham gia
hoạt động thể thao của họ để từ đó đưa ra so sánh với điểm số học tập và mức
độ nghiện để phân tích độ tương quan giữa những biến này dựa trên lý thuyết
sử dụng và hài lòng (User and gratifications theory). Bài viết đồng thời giải
quyết các mục tiêu mà nhóm tác giả đưa ra như (1) Việc lạm dụng nội dung
trên smartphone có khiến sinh viên trở thành người nghiện smartphone? (2)
Nghiện smartphone có bất kỳ ảnh hưởng xấu nào đến kết quả học tập của sinh
viên không? (3) Hoạt động thể chất có tiết chế hay có mối liên hệ với nội dung
mà sinh viên sử dụng trên smartphone và chứng nghiện smartphone?
Tác giả thực hiện nghiên cứu trên thông qua phương pháp nghiên cứu định tính
và khảo sát bằng bảng câu hỏi là chính với đối tượng là sinh viên tại các trường
đại học ở Penang, Malaysia. Qua các dữ liệu trình bày, rõ ràng những nội dung
được sử dụng trên smartphone có tác động khác nhau đến năng suất học tập và

nghiện smartphone của sinh viên. Việc sử dụng smartphone để giải trí và chơi
trị chơi điện tử q nhiều sẽ ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến mức độ
nghiện smartphone và làm giảm điểm số của sinh viên. Ngược lại đối với sinh
viên sử dụng các loại nội dung dành cho việc học tập sẽ cải thiện điểm số rất
nhiều và ít nghiện smartphone hơn nhóm cịn lại. Khác với những nghiên cứu
trước, nghiên cứu này còn đưa ra được những giải pháp cho chứng nghiện
smartphone và hướng giải quyết giúp giảm thiểu các triệu chứng xấu của
chứng nghiện smartphone. Đồng thời, nghiên cứu cũng chứng minh vai trò của
hoạt động thể chất là đáng tin cậy và phương pháp chữa trị phù hợp cho những
người được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm, lo âu, mất ngủ và tự ti.
Tuy nhiên nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế và tiềm năng chưa thể khám phá
được như việc bài nghiên cứu chỉ được thực hiện tại vài trường đại học ở một
bang của Malaysia, vì thế mà độ đa dạng về nhân khẩu học chưa cao trong khi
số lượng người sử dụng thiết bị smartphone vô cùng nhiều và xuất hiện ở khắp
mọi nơi với độ đa dạng nhân khẩu học đáng kể chứ không chỉ bao gồm đối
tượng sinh viên khơng thơi. Ngồi ra phương pháp nghiên cứu cũng chưa đa
23


dạng và khá đơn giản, nhóm nghiên cứu của tác giả Ghazanfar A Abbasi & nnk
cũng khuyến khích các nhóm nghiên cứu trong tương lai chọn những phương
pháp tiên tiến và có độ chính xác hơn.
Ảnh hưởng của việc sử dụng smartphone đến kết quả học tập của sinh viên Trịnh Nguyễn Thanh Trúc, Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Thị Diễm Sương (2016)
Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm giải đáp các câu hỏi về tỷ lệ nam và nữ sử
dụng smartphone tại các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh, tìm hiểu
thực trạng sử dụng smartphone của sinh viên và mục đích sử dụng, tìm hiểu
ảnh hưởng của smartphone đến năng suất học tập của sinh viên và so sánh kết
quả giữa hai nhóm trường cơng lập và dân lập. Kết quả của bài nghiên cứu cho
thấy “việc sử dụng smartphone cho mục đích học tập và sử dụng smartphone
cho mục đích thể hiện giá trị bản thân có mối liên hệ trực tiếp đến kết quả học

tập của sinh viên. Càng sử dụng smartphone cho mục đích học tập thì kết quả
học tập càng cao và càng sử dụng smartphone cho mục đích thể hiện giá trị bản
thân thì kết quả học tập càng giảm. Sinh viên giữa hai nhóm trường đại học
cơng lập và đại học ngồi cơng lập có mức độ sử dụng smartphone và kết quả
học tập tương đồng với nhau”. Tuy nhiên, đề tài vẫn còn một số hạn chế như
chỉ sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện và trực tiếp được với đáp viên,
điều này có thể dẫn đến việc đáp viên trả lời cho có, khơng trung thực và chưa
chính xác. Nhóm cũng chưa nghiên cứu đến ảnh hưởng của smartphone đến
các mặt khác của đời sống sinh viên như kinh tế, tình cảm…
Smartphone’ Effects on Academic Performance of Higher Learning Students.
Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu những tác động của smartphone
đến kết quả học tập của sinh viên học cao. Nghiên cứu cho thấy rằng, việc lạm
dụng smartphone đang dần trở nên phổ biển ở Tanzania vì hầu hết sinh viên,
sinh viên có trình độ cao lẫn sinh viên có trình độ thấp đều nghiện các ứng
dụng có trên smartphone như Facebook, Twitter,... Khảo sát 100 sinh viên
24


đang sử dụng smartphone cũng cho ra kết quả rằng họ có xu hướng sử dụng
smartphone vào khung giờ 5 - 7 giờ mỗi ngày trên các trang giao tiếp xã hội
mà khơng tính đến trong thời gian đó có thể đã được sử dụng cho các hoạt
động liên quan đến học tập. Kết quả khi phân tích dữ liệu SPSS và Excel cũng
chó thấy rằng, nhóm nữ nghiện nhiều hơn nam vì 57% số người được hỏi là nữ
và trong số đó, phần lớn kháo sát là nữ chiếm 75% ở độ tuổi dưới 25, điều này
chứng minh rằng thanh thiếu niên nghiện sử dụng smartphone nhiều hơn và
kết quả đáng chú ý nhất là họ đang lấy các bằng cử nhân (65%), bằng tốt
nghiệp (12%), hoặc chứng chỉ (8%) nên họ không tự chủ. Do vậy, ở nghiên
cứu của Lusekelo Kibona và nnk cho ra kết quả việc sử dụng smartphone có
tác động tiêu cực đến sinh viên học cao ở Tanzania. Bên cạnh đó, nghiên cứu
vẫn cịn một số hạn chế và tiềm năng cần phải được thực hiện đối với việc sử

dụng smartphone, đối tượng khảo sát cũng như phương pháp nghiên cứu chưa
đa dạng, chưa được phân tích sâu. Tác giả cũng mong muốn rằng trong tương
lai, nghiên cứu phải được thực hiện để tìm ra tác động của smartphone ảnh
hưởng đến các quyết định về hành vi sử dụng smartphone.
Relationships among smartphone addiction, stress, academic performance,
and satisfaction with life.
Bài nghiên cứu của Maya Samaha và nnk được thực hiện với hai mục đích
rằng: Một là để điều tra rằng mối quan hệ giữa nguy cơ nghiện smartphone và
sự hài lòng với cuộc sống do căng thẳng và kết quả học tập. Mục đích khác là
tìm hiểu xem liệu sự hài lịng với cuộc sống do căng thẳng và kết quả học tập
có tạo điều kiện cho chứng nghiện smartphone hay không. Để khảo sát nghiên
cứu, lấy mẫu ngẫu nhiên có hệ thống đã được thực hiện, có tổng cộng 300 sinh
viên đại học đã hoàn thành bảng câu hỏi khảo sát trực tuyến được dưa lên hệ
thống thơng tin sinh viên. Thêm vào đó, trong bảng câu hỏi khảo sát đã thu
thập thông tin nhân khẩu học và các câu hỏi theo thang đo đa dạng như thang
đo nghiện smartphone, thang đo mức độ hài lịng với cuộc sống. Có thể thấy
rằng, qua nghiên cứu đã chứng minh được có sự tồn tại của mối quan hệ tích
cực giữa nghiện smartphone và căng thẳng, mối quan hệ tiêu cực giữa nghiện
smartphone và kết quả học tập và mối quan hệ tiêu cực trung gian giữa nghiện
25


×