Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

luận văn quy trình hải quan điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (768.26 KB, 44 trang )

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

CHỮ VIẾT TẮT
CHXHCN
CNTT
DMMT
DN
HQ
HQĐT
TCHQ
XNK

DỊCH NGHĨA
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Công nghệ thông tin
Danh mục miễn thuế
Doanh nghiệp
Hải quan
Hải quan điện tử
Tổng cục hải quan


Xuất nhập khẩu

1


DANH MỤC HÌNH

2


MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, với đường lối đổi mới cùng với chính sách mở
cửa của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế của đất nước ta đã không ngừng phát triển
và đạt được những thành tựu to lớn. Cùng với sự phát triển đó, tất cả các cơ quan
quản lý Nhà nước có liên quan đến các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động
xuất nhập khẩu nói riêng, đã và đang từng bước đổi mới, cải tiến thủ tục hành
chính nhằm theo kịp tốc độ phát triển và hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động nói trên
có điều kiện phát triển.Với xu thế phát triển mạnh mẽ và tất yếu của giao dịch điện
tử trong những năm vừa qua và cả trong tương lai, thủ tục hải quan cũng đã và
đang được “điện tử hóa”. Nói cách khác thủ tục hải quan điện tử đã ra đời và ngày
càng phát triển để đáp ứng yêu cầu của xuất nhập khẩu hàng hóa và xuất nhập cảnh
giữa các quốc gia.
Ở Việt Nam, thủ tục hải quan chỉ mới bắt đầu được áp dụng thí điểm từ năm
2005. Và đến nay, qua gần 6 năm triển khai, thủ tục hải quan điện tử đã và đang đi
vào đời sống, đặc biệt là hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu. Qua một thời gian thực hiện, thực tế cho thấy thủ tục hải quan điện tử là một
hình thức thủ tục mới có nhiều ưu điểm so với thủ tục hải quan truyền thống, như:
tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm nhân lực, thơng quan hàng hóa
nhanh chóng, giảm bớt thủ tục giấy tờ, tăng doanh thu, lợi nhuận, tăng uy tín
thương hiệu cho doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả quản lý. Việc làm này đã được

cộng đồng doanh nghiệp, dư luận đánh giá cao và đây cũng là một đóng góp quan
trọng, thúc đẩy nhanh q trình hội nhập của Việt Nam với nền kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều vấn đề hạn chế, tồn tại cần phải phải khắc
phục để hoàn thiện và phát triển trong thời gian tới.
Chính vì vậy, tơi đã chọn đề tài “Hồn thiện quy trình thủ tục khai báo hải
quan điện tử tại Việt Nam” để làm đề tài báo cáo tốt nghiệp.
3


NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ
1.1. Giới thiệu sơ lược về Tổng cục Hải Quan Việt Nam
Tên đơn vị: Tổng cục Hải Quan Việt Nam
Tên viết tắt: SSC
Thành lập: Ngày 10 tháng 9 năm 1945
Loại hình doanh nghiệp: Cơ quan Nhà nước cấp Tổng cục
Tổng cục trưởng: Nguyễn Văn Cẩn
Chủ quản: Bộ Tài chính
Trụ sở chính: Số 9 - Đường Dương Đình Nghệ, Phường n Hịa, Quận Cầu
Giấy, TP. Hà Nội
Điện thoại: (+8424) 39440833 (ext 8689)
Email:
Website: www.customs.gov.vn

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng cục Hải Quan
Năm 1945 Cách mạng tháng 8 thành công, Hồ Chủ tich đã đọc bản Tuyên
ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà. Tuy nhiên, sau đó Việt
Nam vẫn phải tiếp tục trải qua 30 năm chiến tranh ác liệt và 27 năm thử thách
trong thời kỳ hàn gắn vết thương chiến tranh.


4


Với cái tên đầu tiên là “Sở Thuế quan và thuế gián thu” được thành lập với
mục đích đảm bảo việc kiểm sốt hàng hóa XNK và duy trì nguồn thu ngân sách
Hải quan Việt Nam không ngừng chăm lo xây dựng, hoàn thiện và nâng cao cơ sở
pháp lý - quản lý Nhà nước để ngày càng phù hợp hơn với thực tiễn của nước Việt
Nam. Từ chỗ Hải quan Việt Nam còn phải tạm thời sử dụng những quy định
nghiệp vụ về thuế quan của chính quyền thực dân đến nay đã xây dựng và ban
hành được “Điều lệ Hải quan”, Pháp lệnh Hải quan và tiếp đó là Luật Hải quan
Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2002.
Với những mục tiêu nhằm tạo thuận lợi cho phát triển XNK, thu hút đầu tư
nước ngoài, phát triển du lịch và giao thương quốc tế, đảm bảo quản lý, nâng cao
chất lượng, hiệu quả công tác Hải quan Việt Nam đã luôn luôn thực hiện theo khẩu
hiệu mà mình đã đặt ra: “ Chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả”
1.3. Lịch sử Hải Quan theo mốc thời gian
Ngày 10-9-1945, theo sắc lệnh số 27-SL của Chủ tịch Chính phủ lâm thời
Việt Nam Dân chủ Cộng hồ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp, thay mặt
Chính phủ ký thành lập “Sở thuế quan và thuế gián thu”. Với mục đích thiết lập
chủ quyền thuế quan của nước Việt Nam độc lập, đảm bảo việc kiểm soát hàng hóa
XNK và duy trì nguồn thu ngân sách từ hoạt động này.
Ngày 03-10-1945, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp ký Sắc lệnh để Sở
Thuế quan và thuế gián thu thuộc Bộ Tài chính.
Ngày 09-11-1945, Bộ trưởng Bộ Tài chính Phạm Văn Đồng ký Nghị định số
48-TC "ấn định để lập nhập cảng, xuất cảng các hàng hóa".
Ngày 05-02-1946, Bộ trưởng Bộ Tài chính Phạm Văn Đồng ký Nghị định số
192-TC về tổ chức nội bộ Sở Thuế quan và Thuế gián thu, trong đó Sở Thuế quan
và Thuế gián thu được chia làm 03 bộ: Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ.


5


Ngày 29-5-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 75-SL về tổ chức Bộ
Tài chính, trong đó ghi rõ Bộ tài chính gồm 5 Nha, đứng đầu là Nha Thuế quan và
Thuế gián thu. Như vậy, Sở Thuế quan và Thuế gián thu được đổi thành Nha Thuế
quan và Thuế gián thu.
Ngày 14-7-1951, Bộ trưởng Bộ tài chính Lê Văn Hiến ký Nghị định số 54NĐ quy định tổ chức Bộ Tài chính, trong đó Nha Thuế quan và Thuế gián thu được
thu gọn thành Phòng Thuế xuất nhập khẩu thuộc Sở Thuế.
Ngày 14-12-1954, Bộ trưởng Bộ Công thương Phan Anh ký Nghị định số
136-BCT/KB/NĐ thành lập Sở Hải quan thuộc Bộ Công thương.
Ngày 06-4-1955, Bộ trưởng Bộ Công thương Phan Anh ký Nghị định số
73/BCT-KB-NĐ quy định nhiệm vụ, quyền hạn, bộ máy tổ chức của Ngành Hải
quan.
Từ ngày 15 đến 20-9-1955, Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa I quyết định tách Bộ
Cơng thương thành 02 Bộ: Bộ Tài chính và Bộ Thương Nghiệp. Sở Hải quan
Trung ương trực thuộc Bộ Thương Nghiệp.
Từ ngày 16 đến 29-4-1958, Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa I quyết định tách
Bộ Thương nghiệp thành 02 Bộ: Bộ Nội Thương và Bộ Ngoại Thương. Sở Hải
quan Trung ương trực thuộc Bộ Ngoại thương.
Ngày 27-02-1960, Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng ký Nghị định số
03-CP ban hành Điều lệ Hải quan.
Ngày 17-02-1962, Bộ Ngoại thương ra Quyết định số 490/BNT-TCCB về
việc đổi tên Sở Hải quan Trung ương thành Cục Hải quan Trung ương, Phân sở Hải
quan đổi thành Phân cục Hải quan, Chi sở đổi thành Chi cục.
Ngày 01-8-1967, Bộ trưởng Bộ Ngoại thương Phan Anh ký Quyết định số
540/BNgT-TCCB thành lập tổ chức nghiên cứu ngoại thương.

6



Từ 02-5-1975, Đồn cơng tác của Hải quan từ vùng giải phóng trở về và các
cán bộ từ miền Bắc tăng cường tổ chức tiếp nhận các cơ sở của Tổng Nha thuế
Ngụy tại Sài Gòn và các vùng mới giải phóng ở Nam bộ.
Ngày 11-7-1975, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt
Nam ra Quyết định số 09-QĐ thành lập Cục Hải quan Miền Nam Việt Nam thuộc
Tổng nha Ngoại thương. Sau đó, ngày 15-01-1976, Bộ Ngoại thương xác định Cục
Hải quan Miền Nam Việt Nam do Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hịa miền
Nam Việt Nam quản lý.
Ngày 12-8-1976, Hội nghị Hải quan toàn quốc lần thứ I họp tại TP Hồ Chí
Minh đã thống nhất tổ chức và hoạt động của Hải quan cả nước.
Ngày 25-4-1984 Thực hiện Nghị quyết số 68/HĐBT của Hội đồng Bộ
trưởng về đẩy mạnh chống buôn lậu và thành lập Tổng cục Hải quan, và Nghị
quyết số 547/NQ-HĐNN ngày 30/8/1984 Hội đồng Nhà nước phê chuẩn thành lập
Tổng Cục Hải quan và ngày 20/10/1984 Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Tô
Hữu ký Nghị định số 139/HĐBT quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Tổng
cục Hải quan. Tổng cục Hải quan trực thuộc Chính phủ.
Ngày 11-5-1985, Tổng cục trưởng TCHQ ký Quyết định số 387/TCHQTCCB đổi tên Chi cục Hải quan tỉnh, thành phố thành Hải quan tỉnh, thành phố.
Ngày 01-6-1994, Tổng cục trưởng TCHQ Phan Văn Dĩnh ký Quyết định số
91/TCHQ-TCCB đổi tên Hải quan tỉnh, Hải quan thành phố thành Cục Hải quan
tỉnh, Cục Hải quan thành phố.
Ngày 06-3-1998, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam ký cơng văn chính
thức tham gia Cơng ước HS về mơ tả mã hóa hàng hóa. Theo đó, Cơng ước có hiệu
lực ở Việt Nam từ ngày 01-01-2000.
Ngày 29-6-2001, thay mặt Quốc hội nước CNXHCN Việt nam, Chủ tịch
Quốc hội Nông Đức Mạnh ký quyết định số 29/2001/QH10 ban hành Luật Hải

7



quan. Luật Hải quan được cơng bố chính thức theo Lệnh số 10/2001/L-CTN do
Chủ tịch nước Trần Đức Lương ký ngày 12-07-2001 và có hiệu lực từ 01-01-2002.
Ngày 04-9-2002, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải ký Quyết định số
113/2002/QĐ-TTg chuyển Tổng cục Hải quan vào Bộ Tài chính.- Ngày 21-5-2004,
03 ngành Hải quan, Thuế, Kho bạc đã ký văn bản hợp tác.
Ngày 26-01-2005, 05 cán bộ Hải quan Việt Nam nhận bằng danh dự của Tổ
chức Hải quan thế giới (WCO).
Ngày 14-6-2005, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã ký quyết định số
42/2005/QH11 ban hành "Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan".
Luật này có hiệu lực từ ngày 01-01-2006.
Ngày 30-6-2014, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký Lệnh số 12/2014/LCTN về việc Công bố Luật Hải quan đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
thơng qua ngày 23/6/2014. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015

8


1.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Nguồn: Tổng cục Hải Quan
Hình 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải Quan Việt Nam
1.5. Đánh giá chung tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam thời gian qua
Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2021 đạt 668,5 tỷ
USD, tăng 22,6% tương đương tăng tới 123 tỷ USD so với năm 2020. Trong đó trị
giá hàng hóa xuất khẩu đạt 336,31 tỷ USD, tăng 19%, tương ứng tăng 53,68 tỷ
USD và nhập khẩu đạt 332,23 tỷ USD, tăng 26,5%, tương ứng tăng 69,54 tỷ USD..
Đây là một kết quả ấn tượng cho sự nỗ lực không ngừng của Chính phủ, các bộ,
9


ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp trong thời gian qua. Kết quả này sẽ

là cơ sở quan trọng để các Bộ, ngành hoàn thành nhiệm vụ được giao, từng bước
khôi phục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt là ngành Tài
chính, Tổng cục Hải quan tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước
năm 2021, tạo đà thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, tiếp tục khẳng
định vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng hàng hóa tồn cầu.
Việc xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam cán mốc 668,5 tỷ USD và cán
cân thương mại tiếp tục duy trì trạng thái xuất siêu (cán cân thương mại hàng hóa
của cả nước thặng dư 4,08 tỷ USD) đánh dấu một cột mốc quan trọng trong tiến
trình hội nhập sâu và rộng của đất nước. Đây là kết quả chứng minh sự nỗ lực của
cả Hệ thống chính trị nói chung và ngành Hải quan nói riêng trong việc duy trì hoạt
động, khắc phục khó khăn trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm thứ tư của đại dịch
Covid-19 có ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội của nước ta trong những tháng vừa
qua.

Nguồn: Tổng cục Hải Quan
Hình 1.2: Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại trong năm 2020
và năm 2021

10


Tổng cục Hải quan ghi nhận tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng 12 đạt 45,77 tỷ USD, tăng 5,1%
so với tháng trước, đưa trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong
năm 2021 đạt 463,43 tỷ USD, tăng 24,6%, tương ứng tăng 91,55 tỷ USD so với
năm 2020.
Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng này đạt gần
24,6 tỷ USD, tăng 6,5% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu của khối này
trong năm 2021 lên 245,22 tỷ USD, tăng 20,9% so với năm trước.
Ở chiều ngược lại, trị giá nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong tháng

12/2021 đạt 21,18 tỷ USD, tăng 3,4% so với tháng trước, đưa trị giá nhập khẩu của
khối này trong năm 2021 đạt 218,21 tỷ USD, tăng 29,1% so với năm 2020.
Tính toán của Tổng cục Hải quan cho thấy cán cân thương mại hàng hóa của
khối doanh nghiệp FDI trong tháng 12/2021 có mức thặng dư trị giá 3,42 tỷ USD,
đưa cán cân thương mại trong năm 2021 lên mức thặng dư trị giá 27,01 tỷ USD.

11


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THỦ TỤC KHAI BÁO HẢI
QUAN ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM

2.1. Khái niệm
- Thủ tục hải quan: là thủ tục bắt buộc đối với việc xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng
hố, theo đó cơ quan hải quan của một nước thực hiện các công việc cần thiết theo
quy định của pháp luật nước mình để kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
- Hải quan điện tử là hình thức khai hải quan bằng phần mềm cài trên máy tính, sau
đó truyền dữ liệu tờ khai hải quan qua mạng internet tới cơ quan hải quan để tiến
hành thơng quan hàng hóa.
Cụm từ này được sử dụng để phân biệt với hình thức khai báo hải quan bằng
giấy như trước đây. Khi đó, người khai hải quan điền tay vào mẫu tờ khai in sẵn,
rồi đem bộ tờ khai cùng chứng từ liên quan (tờ khai trị giá, invoice, packing list,
hợp đồng thương mại, chứng nhận xuất xứ, vận tải đơn, giấy phép…) lên cơ quan
hải quan để làm thủ tục thông quan.
- Thủ tục hải quan điện tử được định nghĩa tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định
08/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục
hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan như sau:
“Thủ tục hải quan điện tử” là thủ tục hải quan trong đó việc khai, tiếp nhận,
xử lý thơng tin khai hải quan, trao đổi các thông tin khác theo quy định của pháp
luật về thủ tục hải quan giữa các bên có liên quan thực hiện thơng qua Hệ thống xử

lý dữ liệu điện tử hải quan.

12


2.2. Phần mềm khai báo hải quan điện tử
2.2.1. Phần mềm Ecus
Phần mềm ECUS là phần mềm được phát triển bởi Công Ty TNHH Phát
Triển Công Nghệ Thái Sơn đã được Cục CNTT Tổng Cục Hải quan xác nhận hợp
chuẩn cho phiên bản khai từ xa và thông quan điện tử. Phần mềm đã được triển
khai rộng rãi trong cộng đồng doanh nghiệp từ năm 2002 và đã được nhận giải
thưởng sao khuê 3 năm liên tiếp cho sản phẩm phần mềm ưu việt (năm
2009,2010,2011).
Ngày 21/5/2012 Cục CNTT Tổng Cục Hải quan đã chính thức xác nhận hợp
chuẩn cho phiên bản mới của phần mềm ECUS đạt tiêu chuẩn thông điệp dữ liệu
điện tử ban hành theo quyết định 2869/2009/QĐ-TCHQ ngày 31/12/2009, bổ sung
thông điệp dữ liệu (Thuế bảo vệ môi trường….) và áp dụng chữ ký số trong khai
báo Hải quan điện tử.

13


Nguồn: Airport Cargo
Hình 2.1: Khai báo hải quan điện tử bằng phần mềm ECUS
2.2.2. Phần mềm FPT
Từ tháng 04/2014, Hệ thống khai hải quan điện tử VNACCS với sự hỗ trợ từ
phía Nhật Bản đã được đưa vào hoạt động chính thức. Với tính năng tự động hóa
cao, hệ thống VNACCS đang dần thay thế cho hệ thống hải quan điện tử hiện tại.
Để phù hợp và hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp, FPT đã cải tiến và giới thiệu đến
khách hàng dịch vụ khai hải quan FPT VNACCS.

Dịch vụ khai hải quan FPT.VNACCS là phiên bản nâng cấp của
FPT.eCustoms để đáp ứng hồn hảo với hệ thống thơng quan điện tử mới của
ngành Hải quan là VNACCS/VCIS, trong đó FPT là đối tác trực tiếp phát triển, cài
đặt hệ thống này. Phần mềm Khai hải quan điện tử FPT.VNACCS:
14


-

Chạy được trên USB Flash: Linh hoạt – khai hải quan 24/7. Khai ngay tại

nhà
-

Khơng tính phí theo số lượng máy cài đặt: tiết kiệm chi phí tối đa

-

Chất lượng phần mềm tối tân và hiệu quả: công nghệ điện tốn đám mây -

sức mạnh xử lý tính tốn siêu mạnh, an tồn dữ liệu cực tốt. cơng nghệ portable sử dụng chương trình mà khơng cần cài đặt. Chức năng phong phú, đầy đủ và hồn
tồn khơng phải cấu hình. Người dùng chỉ cần tải về là sử dụng.
-

Dịch vụ hỗ trợ tốt nhất: hỗ trợ 24/7, không kể lễ Tết với đa dạng hình thức

hỗ trợ: tổng đài, trực tuyến, teamviewer, skype, yahoo messenger, trực tiếp…
-

Tính năng quản lý và tự động cập nhật thông điệp theo giao diện Outlook


-

Tự động nhận diện nghiệp vụ và chú thích nghiệp vụ tiếp theo,

-

Tự động nâng cấp, tự động tái sinh cấu trúc dữ liệu khi có sự cố,

-

Tự động dị tìm proxy.

-

Đáp ứng tất cả các loại hình: Kinh doanh, SXXK, Gia cơng, cho tất cả mơ

hình doanh nghiệp và quy mô công ty: Đại lý làm thủ tục hải quan, Doanh nghiệp
trực tiếp XNK.
Khi áp dụng hệ thống VNACCS/VCIS, theo Quyết định số 2341/QĐBTC ngày 18/9/2013, người khai hải quan điện tử theo chuẩn VNACCS bắt buộc
phải sử dụng chữ kí số đã đăng kí với cơ quan Hải quan để thực hiện thủ tục khai
hải quan điện tử. Theo đó, doanh nghiệp cần cài đặt thiết bị bảo mật USB Token,

15


đăng ký chữ ký số trực tuyến với cơ quan Hải quan và thiết lập chữ ký số trên phần
mềm Hải quan điện tử VNACCS.
Hiện có 9 cơng ty được Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp phép phát triển
và cung cấp chữ ký số cho doanh nghiệp và 5 công ty được công nhận hợp chuẩn

bởi Tổng Cục Hải Quan về phần mềm khai Hải quan điện tử. Tuy nhiên, đồng thời
được công nhận bởi cả hai cơ quan này chỉ có 2 cơng ty, trong đó có FPT. Đây
cũng là 2 trong số các dịch vụ chính mà Trung tâm Dịch Vụ Điện Tử FPT đang
cung cấp, bên cạnh Thuế điện tử và các dịch vụ liên quan khác. Ngồi ra, FPT.CA
cịn là Chữ Ký Số duy nhất tại Việt Nam đạt mức bảo mật cao nhất cho thiết bị
theo tiêu chuẩn FIPS 140-2, được công nhận bởi chính phủ Mỹ và Canada.

Nguồn: FPT dịch vụ điện tử
Hình 2.2: Khai báo hải quan điện tử bằng phần mềm FPT
16


2.3. Quy trình khai báo hải quan điện tử

Nguồn: Accgroup
Hình 2.3: Quy trình khai báo hải quan điện tử
2.3.1. Khai thông tin nhập khẩu (IDA)
– Người khai hải quan khai các thông tin nhập khẩu bằng nghiệp vụ IDA trước khi
đăng ký tờ khai nhập khẩu. Khi đã khai đầy đủ các chỉ tiêu trên màn hình IDA (133
chỉ tiêu), người khai hải quan gửi đến hệ thống VNACCS, hệ thống sẽ tự động cấp
số, tự động xuất ra các chỉ tiêu liên quan đến thuế suất, tên tương ứng với các mã
nhập vào (ví dụ: tên nước nhập khẩu tương ứng với mã nước, tên đơn vị nhập khẩu
tương ứng với mã số doanh nghiệp…), tự động tính tốn các chỉ tiêu liên quan đến
trị giá, thuế… và phản hồi lại cho người khai hải quan tại màn hình đăng ký tờ khai
– IDC.
– Khi hệ thống cấp số thì bản khai thơng tin nhập khẩu IDA được lưu trên hệ thống
VNACCS.
2.3.2. Đăng ký tờ khai nhập khẩu (IDC)
17



- Khi nhận được màn hình đăng ký tờ khai (IDC) do hệ thống phản hồi, người khai
hải quan kiểm tra các thông tin đã khai báo, các thông tin do hệ thống tự động xuất
ra, tính tốn. Nếu khẳng định các thơng tin là chính xác thì gửi đến hệ thống để
đăng ký tờ khai.
- Trường hợp sau khi kiểm tra, người khai hải quan phát hiện có những thơng tin
khai báo khơng chính xác, cần sửa đổi thì phải sử dụng nghiệp vụ IDB gọi lại màn
hình khai thông tin nhập khẩu (IDA) để sửa các thông tin cần thiết và thực hiện các
công việc như đã hướng dẫn ở trên.
2.3.3. Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai
Trước khi cho phép đăng ký tờ khai, hệ thống sẽ tự động kiểm tra danh sách
doanh nghiệp không đủ điều kiện đăng ký tờ khai (doanh nghiệp có nợ quá hạn quá
90 ngày, doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, phá sản…). Nếu doanh nghiệp thuộc
danh sách nêu trên thì không được đăng ký tờ khai và hệ thống sẽ phản hồi lại cho
người khai hải quan biết.
2.3.4. Phân luồng, kiểm tra, thông quan: Khi tờ khai đã được đăng ký, hệ thống
tự động phân luồng, gồm 3 luồng xanh, vàng, đỏ
* Đối với các tờ khai luồng xanh
- Trường hợp số thuế phải nộp bằng 0: Hệ thống tự động cấp phép thông quan
(trong thời gian dự kiến 03 giây) và xuất ra cho người khai “Quyết định thông quan
hàng hóa nhập khẩu”.
- Trường hợp số thuế phải nộp khác 0
+ Trường hợp đã khai báo nộp thuế bằng hạn mức hoặc thực hiện bảo lãnh (chung,
riêng): Hệ thống tự động kiểm tra các chỉ tiêu khai báo liên quan đến hạn mức, bảo
lãnh, nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh lớn hơn hoặc bằng số thuế phải nộp, hệ
thống sẽ xuất ra cho người khai “chứng từ ghi số thuế phải thu” và “Quyết định
thông quan hàng hóa nhập khẩu”. Nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh nhỏ hơn số
thuế phải nộp, hệ thống sẽ báo lỗi.
18



+ Trường hợp khai báo nộp thuế ngay (chuyển khoản, nộp tiền mặt tại cơ quan hải
quan….): Hệ thống xuất ra cho người khai “Chứng từ ghi số thuế phải thu”. Khi
người khai hải quan đã thực hiện nộp thuế, phí, lệ phí và hệ thống VNACCS đã
nhận thơng tin về việc nộp thuế, phí, lệ phí thì hệ thống xuất ra “Quyết định thơng
quan hàng hóa”.
- Cuối ngày hệ thống VNACCS tập hợp toàn bộ tờ khai luồng xanh đã được thông
quan chuyển sang hệ thống VCIS.
* Đối với các tờ khai luồng vàng, đỏ
a. Người khai hải quan
- Nhận phản hồi của hệ thống về kết quả phân luồng, địa điểm, hình thức, mức độ
kiểm tra thực tế hàng hoá;
- Nộp hồ sơ giấy để cơ quan hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ; chuẩn bị các điều
kiện để kiểm thực tế hàng hoá;
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí (nếu có).
b. Hệ thống
(1) Xuất ra cho người khai “Tờ khai hải quan” (có nêu rõ kết quả phân luồng tại
chỉ tiêu: Mã phân loại kiểm tra)
(2) Xuất ra Thông báo yêu cầu kiểm tra thực tế hàng hóa đối với hàng hóa được
phân vào luồng đỏ hoặc khi cơ quan hải quan sử dụng nghiệp vụ CKO để chuyển
luồng.
(3) Ngay sau khi cơ quan hải quan thực hiện xong nghiệp vụ CEA hệ thống tự
động thực hiện các công việc sau:
- Trường hợp số thuế phải nộp bằng 0: Hệ thống tự động cấp phép thông quan và
xuất ra cho người khai “Quyết định thơng quan hàng hóa”.
- Trường hợp số thuế phải nộp khác 0:
· Trường hợp đã khai báo nộp thuế bằng hạn mức hoặc thực hiện bảo lãnh (chung,
riêng): Hệ thống tự động kiểm tra các chỉ tiêu khai báo liên quan đến hạn mức, bảo
19



lãnh, nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh lớn hơn hoặc bằng số thuế phải nộp, hệ
thống sẽ xuất ra cho người khai “chứng từ ghi số thuế phải thu” và “Quyết định
thơng quan hàng hóa”. Nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh nhỏ hơn số thuế phải
nộp, hệ thống sẽ báo lỗi.
- Trường hợp khai báo nộp thuế ngay (chuyển khoản, nộp tiền mặt tại cơ quan hải
quan….): Hệ thống xuất ra cho người khai “chứng từ ghi số thuế phải thu. Khi
người khai hải quan đã thực hiện nộp thuế, phí, lệ phí và hệ thống VNACCS đã
nhận thơng tin về việc nộp thuế phí, lệ phí thì hệ thống xuất ra “Quyết định thơng
quan hàng hóa”.
2.3.5. Khai sửa đổi, bổ sung trong thơng quan
(1) Hệ thống cho phép khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan từ sau khi
đăng ký tờ khai đến trước khi thơng quan hàng hố. Để thực hiện khai bổ sung
trong thông quan, người khai hải quan sử dụng nghiệp vụ IDD gọi ra màn hình
khai thơng tin sửa đổi bổ sung được hiển thị tồn bộ thơng tin tờ khai nhập khẩu
(IDA) trong trường hợp khai sửa đổi, bổ sung lần đầu, hoặc hiển thị thông tin khai
nhập khẩu sửa đổi cập nhật nhất (IDA01) trong trường hợp khai sửa đổi, bổ sung
từ lần thứ 2 trở đi.
(2) Khi đã khai báo xong tại nghiệp vụ IDA01, người khai hải quan gửi đến
hệ thống VNACCS, hệ thống sẽ cấp số cho tờ khai sửa đổi và phản hồi lại các
thông tin tờ khai sửa đổi tại màn hình IDE, khi người khai hải quan ấn nút “gửi” tại
màn hình này thì hồn tất việc đăng ký tờ khai sửa đổi, bổ sung.
(3) Số tờ khai sửa đổi là kí tự cuối cùng của ô số tờ khai, số lần khai báo sửa
đổi, bổ sung trong thông quan tối đa là 9 lần tương ứng với ký tự cuối cùng của số
tờ khai từ 1 đến 9; trường hợp không khai bổ sung trong thơng quan thì ký tự cuối
cùng của số tờ khai là 0.

20



(4) Khi người khai hải quan khai sửa đổi, bổ sung tờ khai, thì tờ khai sửa
đổi, bổ sung chỉ có thể được phân luồng vàng hoặc luồng đỏ (khơng phân luồng
xanh).
(5) Các chỉ tiêu trên màn hình khai sửa đổi, bổ sung (IDA01) giống các chỉ
tiêu trên màn hình khai thông tin nhập khẩu (IDA). Khác nhau là một số chỉ tiêu
(sẽ nêu cụ thể tại phần hướng dẫn nghiệp vụ IDA01) không nhập được tại IDA01
do không được sửa đổi hoặc không thuộc đối tượng sửa đổi.
2.4. Những điểm cần lưu ý
(1) Mỗi tờ khai được khai tối đa 50 mặt hàng, trường hợp một lơ hàng có
trên 50 mặt hàng, người khai hải quan sẽ phải thực hiện khai báo trên nhiều tờ
khai, các tờ khai của cùng một lô hàng được liên kết với nhau dựa trên số nhánh
của tờ khai.
(2) Trị giá tính thuế
- Khai báo trị giá: Ghép các chỉ tiêu của tờ khai trị giá theo phương pháp 1 vào tờ
khai nhập khẩu; Đối các phương pháp khác, chỉ ghép một số chỉ tiêu kết quả vào tờ
khai nhập khẩu, việc tính tốn cụ thể trị giá theo từng phương pháp phải thực hiện
trên tờ khai trị giá riêng.
- Tự động tính tốn: Đối với các lô hàng đủ điều kiện áp dụng phương pháp trị giá
giao dịch, người khai hải quan khai báo Tổng trị giá hoá đơn, tổng hệ số phân bổ
trị giá, trị giá hố đơn của từng dịng hàng, các khoản điều chỉnh, hệ số phân bổ các
khoản điều chỉnh, trên cơ sở đó, hệ thống sẽ tự động phân bổ các khoản điều chỉnh
và tự động tính trị giá tính thuế cho từng dịng hàng.
- Khơng tự động tính tốn: Đối với các lơ hàng đủ điều kiện áp dụng phương pháp
trị giá giao dịch nhưng ngoài I và F cịn có trên 5 khoản điều chỉnh khác hoặc việc
phân bổ các khoản điều chỉnh không theo tỷ lệ trị giá thì hệ thống khơng tự động
phân bổ, tính tốn trị giá tính thuế; Đối với các trường hợp này, người khai hải
21


quan khai báo, tính tốn trị giá tính thuế của từng dịng hàng tại tờ khai trị giá

riêng, sau đó điền kết quả vào ơ “trị giá tính thuế” của từng dịng hàng.
(3) Tỷ giá tính thuế
Khi người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ khai thông tin nhập khẩu IDA,
hệ thống sẽ áp dụng tỷ giá tại ngày thực hiện nghiệp vụ này để tự động tính thuế:
- Trường hợp người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ khai thông tin nhập khẩu
IDA và đăng ký tờ khai IDC trong cùng một ngày hoặc trong 02 ngày có tỷ giá
giống nhau thì hệ thống tự động giữ nguyên tỷ giá tính thuế;
- Trường hợp người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ đăng ký tờ khai IDC (được
tính là thời điểm người khai hải quan ấn nút “Gửi” tại màn hình IDC) tại ngày có
tỷ giá khác với tỷ giá tại ngày khai thơng tin nhập khẩu IDA thì hệ thống sẽ báo lỗi.
Khi đó, người khai hải quan dùng nghiệp vụ IDB gọi bản IDA để khai báo lại –
thực chất là chỉ cần gọi IDA và gửi luôn hệ thống sẽ tự động cập nhật lại tỷ giá
theo ngày đăng ký tờ khai.
(4) Thuế suất
- Khi người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ khai thông tin nhập khẩu IDA, hệ
thống sẽ lấy thuế suất tại ngày dự kiến khai báo IDC để tự động điền vào ô thuế
suất.
- Trường hợp thuế suất tại ngày IDC dự kiến khác thuế suất tại ngày IDC, thì khi
người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ đăng ký tờ khai IDC hệ thống sẽ báo lỗi,
khi đó, người khai hải quan dùng nghiệp vụ IDB gọi bản IDA để khai báo lại –
thực chất là chỉ cần gọi IDA và gửi luôn, hệ thống tự động cập nhật lại thuế suất
theo ngày đăng ký tờ khai IDC.
- Trường hợp người khai hải quan nhập mức thuế suất thủ cơng thì hệ thống xuất ra
chữ “M” bên cạnh ô thuế suất.
(5) Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng miễn/giảm/khơng chịu thuế

22


- Việc xác định hàng hóa thuộc đối tượng được miễn thuế xuất khẩu không căn cứ

vào Bảng mã miễn/giảm/không chịu thuế, mà phải thực hiện theo các văn bản quy
định, hướng dẫn liên quan.
- Chỉ sau khi đã xác định được hàng hóa thuộc đối tượng được miễn thuế XK mới
áp mã dùng trong VNACCS theo Bảng mã miễn/giảm/không chịu thuế.
- Nhập mã miễn/giảm/không chịu thuế vào chỉ tiêu tương ứng trên màn hình đăng
ký khai báo nhập khẩu (IDA).
- Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế nhập khẩu thuộc diện phải đăng
ký DMMT trên VNACCS (TEA) thì phải nhập đủ cả mã miễn thuế và số DMMT,
số thứ tự dòng hàng trong DMMT đã đăng ký trên VNACCS.
- Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế Nhập khẩu thuộc diện phải đăng
ký DMMT nhưng đăng ký thủ cơng ngồi VNACCS thì phải nhập mã miễn thuế và
ghi số DMMT vào phần ghi chú.
(6) Trường hợp hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng
- Việc xác định hàng hóa, thuế suất giá trị gia tăng khơng căn cứ vào Bảng mã thuế
suất thuế giá trị gia tăng; mà phải thực hiện theo các văn bản quy định, hướng dẫn
liên quan.
- Chỉ sau khi đã xác định được hàng hóa, thuế suất cụ thể theo các văn bản quy
định, hướng dẫn liên quan mới áp mã dùng trong VNACCS theo Bảng mã thuế
suất thuế giá trị gia tăng.
– Nhập mã thuế suất thuế giá trị gia tăng vào chỉ tiêu tương ứng trên màn hình
đăng ký khai báo nhập khẩu (IDA).
(7) Trường hợp doanh nghiệp không đủ điều kiện đăng ký tờ khai (do có
nợ quá hạn quá 90 ngày hoặc Doanh nghiệp giải thể, phá sản, tạm ngừng kinh
doanh,…)
Hệ thống tự động từ chối cấp số tờ khai và báo lỗi cho phía người khai lý do
từ chối tiếp nhận khai báo. Tuy nhiên, nếu hàng nhập khẩu phục vụ trực tiếp an
23


ninh, quốc phòng, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ khẩn cấp, hàng viện

trợ nhân đạo, viện trợ không hồn lại thì hệ thống vẫn chấp nhận đăng ký tờ khai
dù doanh nghiệp thuộc danh sách nêu trên.
(8) Trường hợp đăng ký bảo lãnh riêng trước khi cấp số tờ khai (bảo lãnh
theo số vận đơn/hóa đơn)
Số vận đơn hoặc số hóa đơn đã đăng ký trong chứng từ bảo lãnh phải khớp
với số vận đơn/số hóa đơn người khai khai báo trên màn hình nhập liệu.
Nếu đăng ký bảo lãnh riêng sau khi hệ thống cấp số tờ khai thì số tờ khai đã đăng
ký trong chứng từ bảo lãnh phải khớp với số tờ khai hệ thống đã cấp.
(9) Trường hợp cùng một mặt hàng nhưng các sắc thuế có thời hạn nộp
thuế khác nhau
Hệ thống sẽ tự động xuất ra các chứng từ ghi số thuế phải thu tương ứng với
từng thời hạn nộp thuế. Trường hợp người khai làm thủ tục nhập khẩu nhiều mặt
hàng nhưng các mặt hàng có thời hạn nộp thuế khác nhau, người khai sẽ phải khai
trên các tờ khai khác nhau tương ứng với từng thời hạn nộp thuế.
*Cách thức thực hiện:
Việc khai, tiếp nhận, xử lý thông tin khai hải quan, trao đổi các thông tin
khác theo quy định của pháp luật về thủ tục hải quan giữa các bên có liên quan
thực hiện thơng qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ:
+ Tờ khai hàng hoá nhập khẩu.
+ Các chứng từ đi kèm tờ khai (dạng điện tử hoặc văn bản giấy): theo quy định tại
Điều 24 Luật Hải quan.
– Số lượng hồ sơ: 01 bản giấy hoặc điện tử.
* Thời hạn giải quyết:

24


- Hệ thống phản hồi cho người khai hải quan ngay sau khi hệ thống tiếp nhận, công

chức hải quan chấp nhận kết quả phân luồng/từ chối tờ khai trừ các trường hợp bất
khả như nghẽn mạng, hệ thống đường truyền gặp sự cố…
- Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải (tính từ
thời điểm người khai hải quan đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về làm thủ tục hải
quan theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 23 Luật Hải quan):
+ Chậm nhất là 08 giờ làm việc đối với lô hàng xuất khẩu áp dụng hình thức kiểm
tra thực tế một phần hàng hóa theo xác suất;
+ Chậm nhất là 02 ngày làm việc đối với lơ hàng xuất khẩu áp dụng hình thực
kiểm tra thực tế tồn bộ hàng hóa.
Trong trường hợp áp dụng hình thức kiểm tra thực tế tồn bộ hàng hóa mà lơ
hàng xuất khẩu có số lượng lớn, việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể
được gia hạn nhưng không quá 08 giờ làm việc.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
* Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục hải quan
- Người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục hải quan
- Cơ quan phối hợp (nếu có):
* Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định thơng quan hàng hóa
* u cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Trước khi thực hiện thủ tục hải quan, người khai hải quan phải:
- Có chữ ký số được đăng ký;
- Đăng ký người sử dụng Hệ thống VNACCS/VCIS;
- Làm thủ tục cấp mã địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trường
hợp doanh nghiệp không được công nhận địa điểm kiểm tra tại chân cơng trình, cơ
sở sản xuất, nhà máy, doanh nghiệp phải đưa hàng hoá đến địa điểm kiểm tra tập
25



×