Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Đề tài:e-ATM Giải pháp cho công cụ thanh toán mạnh và phổ biến trong thanh toán điện tử tại Việt Nam pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (669.47 KB, 52 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
---------o0o---------

Công trình dự thi Cuộc thi
Sinh viên nghiên cứu khoa học trƣờng Đại học Ngoại thƣơng 2010

Tên cơng trình:

e-ATM Giải pháp cho cơng cụ thanh tốn mạnh và phổ biến trong thanh tốn
điện tử tại Việt Nam

Nhóm ngành: Khoa học xã hội 1b (Ký hiệu XH1b)

Hà Nội, tháng 7 năm 2010


MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................................2
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................4
Lời mở đầu .................................................................................................................1
Chƣơng I: Một số vấn đề về thƣơng mại điện tử và thanh toán điện tử .............3
1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại thƣơng mại điện tử .............................................. 3
1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử........................................................................3
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động thương mại điện tử .................................................6
1.1.3. Phân loại thương mại điện tử ..........................................................................7
1.2. Khái niệm, đặc điểm và phân loại thanh toán điện tử............................................... 8
1.2.1. Khái niệm về thanh toán điện tử .....................................................................8
1.2.2. Đặc điểm của thanh toán điện tử ....................................................................9
1.2.3. Phân loại các hình thức thanh tốn điện tử ..................................................9
Chƣơng II: Thực trạng thanh toán điện tử và sử dụng thẻ ATM tại VN tại


Việt Nam...................................................................................................................14
2.1 Thực trang phát triển của thanh toán điện tử tại Việt Nam .................................... 14
2.1.1 Tiền đề cho việc phát triển thanh toán điện tử tại Việt Nam ........................14
2.1.2 Các loại hình thanh tốn điện tử xuất hiện tại Việt Nam .............................17
2.1.3 Kết quả mang lại từ việc ứng dụng thanh toán điện tử tại Việt Nam giai
đoạn 2006- 2010 .......................................................................................................20
2.2 Thực trang sử dụng thẻ ATM taị Việt Nam ............................................................... 23
2.2.1.Sự xuất hiện của ATM tại Việt Nam ..............................................................23
2.2.2 Sự phát triển của thẻ ATM tại Việt Nam .......................................................23
2.2.3 Hạn chế còn tồn tại của cơng cụ thanh tốn ATM tại Việt Nam .................25
Chƣơng III: Giải pháp cho thanh toán điện tử tại Việt Nam .............................29
sử dụng mơ hình e-ATM.........................................................................................29
3.1 Xây dƣng mối liên kết vi mơ cho việc sử dụng mơ hình thanh toán e-ATM tại Việt
Nam. ......................................................................................................................................... 29
3.1.1 Sơ đồ hoạt động của thẻ e-ATM. ....................................................................29


2


3.1.2 Cách thức sử dụng thẻ ATM ..........................................................................30
3.1.2.1 Cách thức đăng kí ........................................................................................30
3.1.2.2 Cách thức tính phí khi sử dụng: .................................................................34
3.1.2.3 Cách thức phòng chống gian lận ................................................................37
3.2 Xây dựnh mối liên kết vĩ mô cho việc sử dụng công cụ thanh toán e- ATM tại Việt
Nam. ......................................................................................................................................... 39
3.2.1 Xây dựng mối liên kết liên ngân hàng trong thị trường thẻ ATM. ..............39
3.2.2 Xây dựng hệ thống lưu trữ thông tin khách hàng cho hệ thống liên ngân
hàng. .........................................................................................................................40
3.3 Hiệu quả dự kiến của việc ứng dụng e- ATM trong thanh tốn trong nƣớc ........ 41

3.3.1 Hiệu quả vi mơ ................................................................................................41
3.3.2 Hiệu quả vĩ mô ................................................................................................45
Kết luận ....................................................................................................................47
Danh mục tài liệu tham khảo .................................................................................48



3


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Hình 1. Paypal là một ví dụ điển hình cho việc áp dụng loại hình thanh
tốn bằng ví điện tử .............................................................................. 11
Hình 2.1. Mơ hình hoạt động thanh tốn điện tử của NgânLương.vn 19
Hình 3. Quy trình giao dịch “thanh tốn tạm giữ” ............................. 19
Quy trình thanh tốn điện tử e-ATM (Sơ đồ 3.1) ................................. 29
Hình 4. Bảng so sánh phí sử dụng của pay pal, worldpay, 2checkout
vàe-ATM................................................................................................ 35
Hình 5.Bảng chi phí vận hành hệ thốnge-ATM .................................... 42
Hình6.Bảng lưu chuyển dịng tiền qua các năm ................................... 45



4


1

Lời mở đầu

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang ngày càng hội nhập sâu và rộng
hơn với nên kinh tế thế giới. Điều đó đã kéo theo sự xuất hiện của những loại
hình kinh doanh mới, tiêu biểu nhất có thể kể đến đó là Thương mại điện
tử(TMĐT). Theo như Báo cáo TMĐT Việt Nam năm 2008, TMĐT đã và
đang được các doanh nghiệp ứng dụng rộng rãi và đạt những hiệu quả bước
đầu. Cùng với xu hướng đó, các tổ chức đào tạo chính quy cũng bắt đầu đẩy
mạnh hoạt động giảng dạy về TMĐT. Qua đó ta có thể thấy, TMĐT đang
ngày được nâng cao được vai trị của mình thơng qua những đóng góp khơng
nhỏ của nó cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Cùng với sự phát triển của TMĐT đó là sự xuất hiện của những phương
thức thanh tốn điện tử hồn tồn mới so với thói quen thanh tốn truyền
thống của người Việt Nam. Các phương thức thanh toán tại Việt Nam hiện
nay chủ yếu chỉ đang thực hiện đáp ứng nhu cầu thanh tốn trên một phạm vi
hoặc tính chất nhất định. Trong số đó, loại hình thanh tốn bằng ATM đang
được ngày càng phổ biến,khai thác nhiều hơn những tiện ích mà nó mang lại
nhằm đẩy nhanh q trình thanh tốn ví dụ như là khách hàng có thể chuyển
một khoản tiền lớn từ tài khoản này đến tài khoản kia trong một ngân hàng
mà không cần phải vận chuyển tiền mặt và thực hiện thao tác này tại ngân
hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn mà nó mang lại, phương thức
thanh tốn qua ATM vẫn còn rất nhiều hạn chế. Điều này đã thúc đẩy cần
phải cho ra đời một loại thanh toán để khắc phục những nhược điểm của
ATM đó là e-ATM. Nhờ đó, nhà cung cấp dịch vụ có thể giảm được chi phí
phát hành các loại thẻ cũng như là chi phí duy trì các cọc thanh tốn ATM
vốn là một trong những nguyên nhân gây ra tranh cãi về việc có nên gia tăng
phí dịch vụ trong khi rút tiền qua cọc ATM hay không. Đồng thời, các khách
hàng cũng vừa có thể tiết kiệm chi phí của mình, vừa tiết kiệm được chi phí
thời gian khi phải đến các quầy giao dịch tại các ngân hàng hay tới các cọc


1



2

ATM để thực hiện thanh tốn. Khơng những thế, bằng việc sử dụng loại hình
thẻ e- ATM, việc giao dịch của các loại thẻ khác nhau liên ngân hàng cũng
được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả hơn thơng qua trung tâm chuyển
mạch của thẻ ATM là Banknetvn và đồng thời chi phí giao dịch này nhờ đó
cũng được giảm đi. Qua đó, có thể thấy rằng việc nghiên cứu thực trạng của
vấn đề và đưa ra một hình thức thanh toán e- ATM cải tiến và hiệu quả hơn
cho người Việt Nam là hết sức quan trọng và cần thiết đảm bảo cho sự phát
triển bền vững và hiệu quả của TMĐT tại Việt Nam trong những năm sắp tới.
Chính vì những lý do đó, chúng tơi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu:
“e-ATM – Giải pháp cho công cụ thanh toán mạnh và phổ biến trong thanh
toán điện tử tại Việt Nam”.



2


3

Chƣơng I
Một số vấn đề về thƣơng mại điện tử và thanh toán điện tử
1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại thƣơng mại điện tử
1.1.1 Khái niệm thương mại điện tử
Thương mại điện tử được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, như”
thương mại điện tử” (Electronic commerce), “thương mại điện tử” (online
trade), “thương mại không giấy tờ” (paperless commerce) hoặc “kinh doanh

điện tử” (e-bussiness). Tuy nhiên, “thương mại điện tử” vẫn là tên gọi phổ
biến nhất và được dùng thống nhất trong các văn bản hay công trình nghiên
cứu của các tổ chức hay các nhà nghiên cứu. Thương mại điện tử bắt đầu
bằng việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thơng qua các phương tiện điện tử và
mạng viễn thông, các doanh nghiệp tiến tới ứng dụng công nghệ thông tin vào
mọi hoạt động của mình, từ bán hàng, marketing, thanh tốn đến mua sắm,
sản xuất, đào tạo, phối hợp hoạt động, với nhà cung cấp, đối tác, khách hàng.
Khi đó thương mại điện tử phát triển thành kinh doanh điện tử, doanh nghiệp
ứng dụng thương mại điện tử ở mức cao được gọi là doanh nghiệp điện tử.
Như vậy, có thể hiểu kinh doanh điện tử là mơ hình phát triển của doanh
nghiệp khi tham gia thương mại điện tử ở mức độ cao và ứng dụng công nghệ
thông tin chuyên sâu trong mọi hoạt động của doanh nghiệp.
a/ Khái niệm thương mại điện tử theo nghĩa hẹp:
Thương mại điện tử là các giao dịch thương mại về hàng hóa và dịch vụ
được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử ( Diễn đàn xuyên Đại Tây
Dương, 1997).
Thương mại điện tử là việc thực hiện các giao dịch kinh doanh có dẫn tới
việc chuyển giao giá trị thông qua các mạng viễn thông (EITO, 1997).



3


4

Thương mại điện tử là việc hoàn thành bất kỳ một giao dịch nào thơng
qua một mạng máy tính làm trung gian mà bao gồm việc chuyển giao quyền
sở hữu hay quyền sử dụng hàng hóa và dịch vụ (Cục thơng kê Hoa Kỳ, 2000).
Nói tóm lại, theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử bắt đầu bằng việc các

doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử và mạng internet để mua bán
hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp mình, các giao dịch có thể giữa doanh
nghiệp với doanh nghiệp (B2B) hoặc giữa doanh nghiệp với khách hàng cá
nhân (B2C), cá nhân với nhau (C2C); Ví dụ: Alibaba.com, Amazon.com,
eBay.com.
b/ Khái niệm thương mại điện tử theo nghĩa rộng:
Đã có nhiều tổ chức quốc tế đưa ra khái niệm theo nghĩa rộng về thương
mại điện tử
EU: Thương mại điện tử bao gồm các giao dịch thương mại thông qua
các mạng viễn thơng và sử dụng các phương tiện điện tử. Nó bao gồm thương
mại điện tử gián tiếp (trao đổi hàng hóa hữu hình) và thương mại điện tử trực
tiếp (trao đổi hàng hóa vơ hình).
OECD: Thương mại điện tử gồm các giao dịch thương mại liên quan đến
các tỏ chức và cá nhân dựa trên việc xử lý và truyền đi các dữ kiện đã được số
hóa thơng qua các mạng mở (như Internet) hoặc các mạng đóng có cơng
thơng với mạng mở (như AOL).
UNTAD: Thương mại điện tử bao gồm các hoạt động kinh của doanh
nghiệp, theo chiều ngang: “Thương mại điện tử là toàn bộ các hoạt động kinh
doanh bao gồm marketing, bán hàng, phân phối và thanh tốn (MSDP) thơng
qua các phương tiện điện tử”.
Khái niệm này đã đề cập đến toàn bộ hoạt động kinh doanh, chứ không
chỉ giới hạn ở riêng mua và bán, và toàn bộ các hoạt động kinh doanh này
được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử



4


5


WTO: Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng
và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet,
nhưng được giao nhận có thể hữu hình hoặc giao nhận qua Internet dưới dạng
số hóa.
AEC (Association of Electronic Commerce): Thương mại điện tử là làm
kinh doanh có sử dụng các cơng cụ điện tử, định nghĩa này rộng, coi hầu hết
các hoạt động kinh doanh từ đơn giản như một cú điện thoại giao dịch đến
những trao đổi thông tin EDI phức tạp đều là thương mại điện tử.
UNCITRAL (UN conference for International Trade Law), Luật mẫu về
thương mại điện tử (UNCITRAL, Model Lawon Electronic Commerce,
1996): Thương mại điện tử là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua
các phương tiện điện tử, không cần phải in ra giấy bất cứ công đoạn nào của
tồn bộ q trình giao dịch.
“Thơng tin” được hiểu là bất cứ thứ gì có thể truyền tải bằng kỹ thuật
điện tử, bao gồm cả thư từ, các file văn bản, các cơ sở dữ liệu, các bản tính,
các bản thiết kế, hình đồ họa, quảng cáo, hỏi hàng, đơn hàng, hóa đơn, bảng
giá, hợp đồng, hình ảnh động âm thanh.
“Thương mại” bao gồm tất cả các vấn đề nảy sinh từ mọi mọi mối quan
hệ mang tính thương mại, dù có hay khơng có hợp đồng. Các mối quan hệ
mang tính thương mại bao gồm, nhưng khơng giới hạn, ở các giao dịch sau
đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ;
đại diện hoặc đại lý thương mại; ủy thác hoa hồng; cho thuê dài hạn; xây
dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật cơng trình; đầu tư cấp vốn; ngân hàng;
bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh và các hình thức
khác về hợp tác cơng nghiệp hoặc kinh doanh; chun chở hàng hóa hay hành
khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ.




5


6

Trong bài nghiên cứu này chúng tôi sử dụng định nghĩa của UNTAD,
tức là: “Thương mại điện tử là việc thực hiện toàn bộ các hoạt động kinh
doanh bao gồm marketing, bán hàng, phân phối, và thanh tốn (MSDP) thơng
qua các phương tiện điện tử”.
Khái niệm này được thể hiện qua bốn chữ viết tắt MSDP, bao gồm
M- Marketing: có trang web hoặc xúc tiên thương mại qua mạng
Internet.
S- Sales: có trang web hỗ trợ chức năng giao dịch, ký kết hợp đồng.
D- Distribution: phân phối sản phẩm qua mạng.
P- Payment: Thanh tốn qua mạng hoặc thơng qua bên trung gian như
ngân hàng.
Như vậy, đối với doanh nghiệp, khi sử dụng các phương tiện điện tử và
mạng vào trong các hoạt động kinh doanh cơ bản như Marketing, bán hàng,
phân phối và thanh tốn thì được coi là tham gia thương mại điện tử.
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động thương mại điện tử
Thương mại điện tử có những đặc điểm sau:
- Có sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ, thơng tin và tiền tệ qua mạng máy
tính hoặc các phương tiện điện tử khác.
- Có khả năng cắt giảm chi phí và nâng cao hiệu (tốc độ) đối với các
quá trình sản xuất, kinh doanh hoạt động của hầu hết các tổ chức.
- Có thể ứng dụng ngay vào các ngành dịch vụ (chính phủ điện tử, đào
tạo điện tử, du lịch, tư vấn).
- Khi hạ tầng ICT phát triển, nâng cao khả năng liên kết và chia sẻ
thông tin giữa Doanh nghiệp, nhà cung cấp, nhà phân phối và khách hàng, từ
đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh. Khi đó thương mại có

thể ứng dụng mạnh mẽ trong các lĩnh vực công nghiệp.
Sự phát triển của thương mại điện tử gắn liền và tác động qua lại với sự
phát triển của ICT mà thương mại điện tử ra đời, tuy nhiên, sự phát triển của


6


7

thương mại điện tử cũng thúc đẩy và gợi mở nhiều lĩnh vực của ICT như phần
cứng và phân mềm chuyên dùng cho các ứng dụng thương mại điện tử, dịch
vụ thanh toán cho thương mại điện tử, đẩy mạnh sản xuất trong lĩnh vực ICT
như máy tính, thiết bị viễn thông, thiết bị mạng.
1.1.3. Phân loại thương mại điện tử
Có nhiều tiêu chí khác nhau về phân loại các hình thức/ mơ hình thương
mại điện tử:
- Phân loại theo công nghệ kết nối mạng: Thương mại di động.
- Phân loại theo hình thức dịch vụ: Chính phủ điện tử, giáo dục điện tử,
tài chính điện tử.
- Phân loại theo mức độ phối hợp, chia sẻ và sử dụng thông tin qua
mạng: Thương mại thông tin, thương mại giao dịch, thương mại cộng tác.
- Phân loại theo đối tượng tham gia: Chính phủ (G), doanh nghiệp (B),
khách hàng cá nhân (C). Đây là cách phân loại phổ biến, theo đó thương mại
điện tử gồm các hình thức sau:
a/ Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng:
Doanh nghiệp sẻ dụng các phương tiện điện tử để bán hàng hóa và dịch
vụ tới người tiêu dùng; người tiêu dùng thông qua các phương tiện điện tử để
lựa chọn, mặc cả, đặt hàng, thanh tồn và nhận hàng. Mơ hình B2C chủ yếu là
mơ hình bán lẻ qua mạng như www. amazon.com, qua đó doanh nghiệp

thường thiết lập website, hình thành cơ sở dữ liệu về hàng hóa, dịch vụ, tiến
hành các quy trình tiếp thị, quảng cáo và phân phối trực tiếp tới người tiêu
dùng. Thương mại điện tử B2C đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn người
tiêu dùng: doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí bán hàng do khơng cần phịng
trưng bày hay th người giới thiệu bán hàng, chi phí quản lý cũng giảm hơn.
Người tiêu dùng sẽ cảm thấy thuận tiện vì khoongphari tới tận cửa hàng cũng
có khả năng lựa chọn và so sánh nhiều mặt hàng cùng một lúc.
b/ Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp


7


8

B2B là loại hình giao dịch qua các hương tiện điện tử giữa doanh ghiệp
với doanh nghiệp. Các giao dịch B2B chủ yếu được thực hiện trên các hệ
thống ứng dụng thương mại điện tửnhư mạng giá trị gia tăng VAN, SCM, các
sàn giao dịch thương mại điện tử B2B . Các doanh nghiệp có thể chào hàng,
tìm kiếm bạn hàng, đặt hàng, ký kết hợp đồng, thanh toán qua các hệ thống
này. Ở mức độ cao, các giao dịch này có thể diễn ra một cách tự động.
Thương mại điện tử B2B đem lại lợi ích rất thực tế cho các doanh ghiệp, đặc
biệt giúp các doanh nghiệp giảm các chi phí về thu thập thơng tin tìm hiểu thị
trường, quảng cáo, tiếp thị, đàm phán, tăng cường các cơ hội kinh doanh.
c/ Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và cơ quan nhà nước
Trong mơ hình này, cơ quan nhà nước đóng vai trị như khách hàng và
q trình trao đổi thơng tin cũng có thể lập các website, tại đó đăng tải những
thơng tin về nhu cầu mua hàng của cơ quan mình và tiến hành việc mua sắm
hàng hóa, lựa chọn nhà cung cấp trên website. Ví dụ, hải quan điện tử, thuế
điện tử, chứng nhận xuất xứ điện tử, đấu thầu điện tử

d/ Thương mại điện tử giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng
Đây là mơ hình thương mại điện tử giữa các cá nhân với nhau. Sự phát
triển của các phương tiện điện tử, dặc biệt là internet làm cho nhiều các nhân
có thể tham gia hoạt động thương mại với tư cách người bán hoặc người mua.
Một cá nhân có thể tự thiết lập website để kinh doanh những mặt hàng do ình
làm ra hoặc dử dụng một website có sẵn để đấu giá món hàng mình có.
e/ Thương mại điện tử giữa cơ quan nhà nước và cá nhân
Mơ hình G2C chủ yếu đề cập tới các giao dịch mang tính hành chính, tuy
nhiên cũng có thể mang những yếu tố của thương mại điện tử. Ví du: hoạt
động đóng thuế qua mạng, trả phí đăng ký hồ sơ.
1.2. Khái niệm đặc điểm và phân loại thanh toán điện tử
1.2.1. Khái niệm về thanh toán điện tử



8


9

Một trong những lợi ý to lớn mà thương mại điện tử mang lại cho doanh
nghiệp cũng như khách hàng đó là phương thức thanh tốn điện tử an tồn và
nhanh chóng. Theo báo cáo quốc gia về kỹ thuật thương mại của Bộ thương
mại: Thanh toán điện tử hiểu theo nghĩa rộng là việc thanh tốn tiền thơng
qua các thông điệp điện tử thay cho việc trao tay tiền mặt. Theo nghĩa hẹp
thanh toán điện tử là một quy trình trả tiền và nhận tiền hàng cho các hàng
hóa, dịch vụ được mua bán thông qua mạng Internet.
Trong bài này chúng tơi chỉ đề cập thanh tốn điện tử theo nghĩ hẹp để
tránh gây nhầm lẫn.
1.2.2. Đặc điểm của thanh tốn điện tử

Dựa theo khái niệm được trình bày ở trên thì thanh tốn điện tử có những
đặc điểm sau:
- Tính vơ hình: Thanh tốn điện tử là những giao dịch không dùng tiền
mặt, sử dụng các thiết bị truyền thơng để nhận và chấp nhận thanh tốn. Nếu
hiểu theo nghĩa hẹp ở trên thì các phương thức điện tử này chủ yếu là các
phương tiện có thể sử dụng mạng internet như máy tính, điện thoại di động,
palm. Mặt khác thì tính vơ hình này cịn thể hiện sự ưu việt đối với việc bảo
quản và cất giữ tiền bởi vì chúng được thể hiện bởi các ký hiệu số trong các
tài khoản thanh tốn.
- Tính rủi ro: Thực tế cho thấy trong thanh toán điện tử thường gặp nhiều
rủi ro hơn thanh toán tiền mặt. Đặc điểm này xuất phát trong q trình thanh
tốn hàng hóa thường có độ lệch về thời điểm thanh tốn và thời điểm giao
hàng. Thêm một yếu tố mang lại rủi ro nữa đó chính là sự bảo mật thơng tin
tài khoản thanh toán. Hiện nay, cùng với sự phát triển của thanh tốn điện tử,
hiện tượng sử dụng thơng tin cá nhân trái phép cũng tăng lên và được thực
hiện một cách cơng khai.
1.2.3. Phân loại các hình thức thanh tốn điện tử
a/ Cơng cụ thanh tốn điện tử cơ bản


9


10

- Internet banking
Là thuật ngữ để chỉ một hệ thống cho phép khách hàng có thể truy xuất
đến tài khoản của mình cũng như sử dụng các sản phẩm và dịch vụ mà ngân
hàng cung cấp thông qua mạng Internet
Các sản phẩm và dịch vụ mà Internet banking bao gồm các dịch vụ dành

cho khách hàng là các tổ chức, công ty và khách hàng cá nhân.
Sản phầm dành và dịch vụ dành cho khách hàng là các tổ chức, cơng ty
bao gồm: Quản lý tiền mặt, trình báo và thanh tốn hóa đơn, chuyển khoản.
Sản phẩm và dịch vụ dành cho khách hàng là các cá nhân bao gồm: Tra
cứu số dư tài khoản, chuyển khoản, thu thập thông tin về giao dịch, trình báo
và thanh tốn hóa đơn, xin vay nợ, đầu tư, các giá trị gia tăng khác.
- Thẻ thanh toán
Là thuật ngữ dùng để chỉ các loại thẻ có khả năng thực hiện thanh tốn
thay cho tiền mặt, các loại thẻ thanh toán phổ biến gồm: Thẻ tín dụng (credit
card) và thẻ ghi nợ (debit card).
Thẻ tín dụng: Là thẻ thanh tốn với một hạn mức chi tiêu nhất định do
ngân hàng quy định dựa trên thu nhập hàng tháng của khách hàng; với các
khoản chi tiêu phải trả hàng tháng, khách hàng phải trả lãi nếu khơng thanh
tốn hết khoản đã chi tiêu trong tháng. Đây là một hình thức cấp tín dụng của
ngân hàng cho khách hàng. Hàng tháng, đến ngày kết sổ, ngân hàng sẽ gửi
đến cho khách hàng bảng sao kê tổng kết các khoản chi tiêu trong tháng và
yêu cầu khách hàng thanh toán số tiền trong một khoảng thời gian nhất định
Thẻ ghi nợ: Là thẻ thanh toán với hạn mức chi tiêu nhất định được ngân
hàng quy định dựa trên số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng. Ưu điểm của
thẻ ghi nợ so với thẻ tín dụng đó là thẻ ghi nợ cho phép khách hàng chuyển
tiền từ tài khoản của mình sang tài khoản của người khác.
b) Cơng cụ thanh tốn phái sinh.
- Ví điện tử (e-wallet)


10


11


Ví điện tử là một phần mềm trong đó người sử dụng có thể lưu trữ số thẻ
tín dụng và các thông tin cá nhân khác. Khi mua hàng trên mạng, người mua
hàng chỉ đơn giản click vào phần mềm ví điện tử, phần mềm sẽ tự động điền
các thơng tin khách hàng cân thiết để thực hiện giao dịch. Hiện nay, Visa,
MasterCard, Yahoo, AOL, Microsoft đều cung cấp dịch vụ ví điện tử.
Paypal, được thành lập năm 1999, là cơng ty cung cấp dịch vụ thanh tốn trực
tuyến cho các doanh nghiệp và cá nhân. Hiện nay Paypal là công ty thành viên
của eBay nhưng vẫn cung cấp dịch vụ dưới tên Paypal.
Paypal cho phép khách hàng chuyển tiền ngay lập tức và an toàn tới bất kỳ ai có
một địa chỉ email, có thể là một doanh nghiệp hoặc nhận tiền từ một người khác
chuyển đến. Paypal là một lựa chọn thuận tiện cho những người mua hàng, trả
tiền cho các món hàng mua bằng hình thức đấu giá, còn người bán hàng đấu giá
cũng muốn lựa chọn Paypal để giảm thiểu rủi ro do những hình thức thanh tốn
trực tuyến khác có thể gây ra. Các giao dịch của Paypal được xử lý tức thời, do
đó tài khoản của người gửi tiền bị khấu trừ và tài khoản người nhận tiền được ghi
ngay khi giao dịch xảy ra. Một chủ tài khoản Paypal bất kỳ có thể rút tiền mặt từ
tài khoản Paypal này vào bất kỳ lúc nào bằng cách yêu cầu Paypal gửi họ séc
hoặc chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản gửi tiền của họ.
Để sử dụng Paypal, doanh nghiệp hặc cá nhân trước hết phải đăng ký tài khoản ở
Paypal. Tài khoản này không yêu cầu số dư tối thiểu, và tiền được chuyển vào tài
khoản thông qua chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng hoặc từ thẻ tín dụng. Paypal
cũng thu một khoản phí từ những người sử dụng dịch vụ. Phí này tùy thuộc vào
đồng tiền sử dụng để thanh toán, số tiền thanh tốn và loại tài khoản của người
dụng.

Hình 1. Paypal là một ví dụ điển hình cho việc áp dụng loại hình
thanh tốn bằng ví điện tử




11


12

-Virtual card
Virtual card là một thẻ ghi nợ tạm thời được phát hành bởi một tổ chức
tài chính nhất định mà có thể được sử dụng trong khoảng thời gian ngắn với
mục đích mua sắm thay cho thẻ tín dụng thơng thường (thẻ cứng).
Virtual card có thể được phát hành bởi những ngân hàng hoặc các tổ
chức tài chính khác nhau trên toàn thế giới. Virtual card cũng giống như thẻ
tín dụng thơng thường ở chỗ mã số thẻ cũng gồm 16 số, cũng có thời gian
hiệu lực xác định, tuy nhiên thời gian hiệu lực của thẻ thường ngắn (1 đến 3
tháng) và thẻ có kèm theo một mã CVV. Virtual card được sử dụng như một
công cụ thanh toán điện tử tiên lợi khi mua hàng điện tử bởi nó dễ sử dụng,
khi mua hàng.
- Tiền điện tử
Tiền điện tử là tiền đã được số hóa, tức là tiền ở dạng những bit số. Tiền
điện tử chỉ được sử dụng trong môi trường điện tử phục vụ cho những thanh
tốn điện tử thơng qua hệ thống thơng tin bao gồm hệ thống mạng máy tính,
internet và được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của tổ chức phát hành (bên thứ 3)
và được biểu hiện dưới dạng bút tệ trên tài khoản mà khách hàng (người mua)
mở tại tổ chức phát hành.Cụ thể hơn tiền điện tử là phương tiện của thanh
toán điện tử được bảo mật bằng chữ ký điện tử, và cũng như tiền giấy nó có
chức năng là phương tiện trao đổi và tích lũy giá trị. Nếu như giá trị của tiền
giấy được đảm bảo bởi chính phủ phát hành thì đối với tiền điện tử, giá trị của
nó được tổ chức phát hành đảm bảo bằng việc cam kết sẽ chuyển đổi tiền điện
tử sang tiền giấy theo yêu cầu của người sở hữu. Tính chất đặc trưng của tiền
điện tử cũng giống như tiền giấy thật, nó vơ danh và có thể sử dụng lại. Tức
là, người mua hàng sẽ trả một số tiền nào đó cho người bán hàng và khơng

sẽ có bất cứ phương thức nào để lấy thơng tin về người mua hàng. Đó cũng là
một đặc điểm khác biệt giữa tiền điện tử và hệ thống thanh toán thẻ tín dụng.



12


13

Giải pháp nạp tiền điện tử hiện nay mang lại nhiều tiện ích. Về phía
người tiêu dùng, sẽ rất sự tiện lợi và cịn đảm bảo an tồn. Với việc sử dụng
phương thức nạp tiền này, người tiêu dùng có thể không bị mua nhầm thẻ nạp
đã quá hạn sử dụng hay lộ thơng tin mã số bí mật của thẻ nạp tiền.
Về phía các doanh nghiệp, sử dụng giải pháp nạp tiền điện tử qua ngân
hàng, tổ chức tài chính cũng mang lại rất nhiều tiện ích. Thứ nhất, giảm chi
phí sản xuất thẻ trả trước và những thất thoát phát sinh; Thứ hai, phát triển
hậu cần và phân phối của dịch vụ đem lại hình thức nạp tiền mới, tiện ích.
Thứ ba, là một phương thức tiếp cận thị trường tốt. Thứ tư, là một dịch vụ
nhanh và thuận tiện. Thứ năm, là phương thức thanh toán đơn giản, nhanh,
tiết kiệm thời gian.



13


14

Chƣơng II

Thực trạng thanh toán điện tử và sử dụng thẻ ATM tại VN tại
Việt Nam
2.1 Thực trang phát triển của thanh toán điện tử tại Việt Nam
2.1.1 Tiền đề cho việc phát triển thanh toán điện tử tại Việt Nam
a/ Liên minh thẻ ngân hàng
Trong bối cảnh số lượng tài khoản cá nhân ngày một gia tăng, mạng
lưới thanh tốn, các loại hình thẻ ngày một mở rộng theo nhu cầu của người
tiêu dùng, vấn đề khó khăn chính là việc liên kết các hệ thống thanh toán của
nhiều ngân hàng khác nhau nhằm cắt giảm chi phí và tăng tính tiện dụng cho
khách hàng, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành nói chung. Hệ
thống thanh tốn thẻ Việt Nam hiện nay có 4 liên minh thẻ là: Liên minh thẻ
ngân hàng Vietcombank (VCB), liên minh thẻ Banknetvn, liên minh thẻ
thông minh Việt Nam- VNBC và liên minh thẻ ANZ/Sacombank.
Ngày 21/04/2007, hệ thống thanh toán thẻ Việt Nam Banknetvn được
đánh dấu bằng việc kết nối thành công 3 ngân hàng gồm ngân hàng Công
Thương Việt Nam (Vietinbank), ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam
(BIDV), ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Cơng Thương (Saigonbank)
thông qua dịch vụ kết nối chuyển mạch của Banknetvn.
Các lĩnh vực hoạt động của Banknetvn bao gồm:
- Thực hiện kết nối hệ thống thanh toán thẻ ngân hàng, thẻ thanh toán
giữa các ngân hàng được phép phát hành, chấp nhận, thanh toán thẻ và các tổ
chức khác được phép cung ứng dịch vụ thanh toán.
- Thanh toán bù trừ đối với các giao dịch thanh toán thẻ ngân hàng giữa
các ngân hàng được phép phát hành, chấp nhận, thanh toán thẻ và các tổ chức
khác được cung ứng dịch vụ thanh toán



14



15

- Cung cấp, lắp đặt hệ thống thiết bị phát hành, chấp nhận thanh toán
thẻ ngân hàng, thẻ thanh toán để cho thuê.
- Cung cấp các giai pháp công nghệ trong lĩnh vực phát hành, chấp
nhận và thanh toán thẻ, hệ thống thanh toán cho khách hàng.
- Cung ứng các dịch vụ lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng đối với các thiết bị
phát hành, chấp nhận và thanh toán thẻ ngân hàng, thẻ thanh tốn cho khách
hàng.
23/05/2008 Banknetvn thành cơng trong việc kết nối với liên minh thẻ
ngân hàng Vietcombank hay còn gọi là liên minh thẻ Smartlink. Sau 3 tháng
kết nối, tổng giao dịch đạt khoảng 840 tỷ đồng với khoảng 400.000 giao
dịch/tháng, tốc độ tăng trưởng về giá trị giao dịch đạt bình quân 47%/tháng.
19/05/2010 Banknetvn đã thành công trong việc kết nối với hai liên minh
thẻ là liên minh thẻ Smartlink và liên minh thẻ thông minh Việt Nam- VNBC.
Với việc kết nối thành công với liên minh thẻ Smartlink và liên minh thẻ
thông minh Việt Nam- VNBC, Banknetvn đã hoàn thành nhiệm vụ kết nối
mạng thanh toán thẻ thống nhất tại Việt Nam. Việc kết nối thành cơng đánh
dấu bước phát triển trong q trình Banknetvn thực hiện nhiệm vụ của Chính
phủ, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về xây dựng Trung tâm chuyển
mạch thẻ thống nhất mà Banknetvn được chọn làm hạt nhân.
b/ Định hướng nhà nước về phát triển thanh toán điện tử của chính phủ
Ngày 29/12/2006, thủ tướng chính phủ đã chính thức phê duyệt Đề án
thanh tốn khơng dùng tiền mặt giai đoạn 2006- 2010 và định hướng đến năm
2020 tại Việt Nam. Mục tiêu của Đề án là hạn chế tối đa việc sử dụng tiền
mặt trong thanh toán, đồng thời thúc đẩy phát triển các phương thức thanh
toán điện tử trong thời gian tới. Để đạt được mục tiêu này, Đề án vạch ra 6
nhóm đề án nhanh như sau:




15


16

Nhóm đề án 1: Hồn thiện khn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán
của nền kinh tế theo hướng tạo lập mơi trường cơng bằng, hạn chế thanh tốn
bằng tiền mặt, ứng dụng cơng nghệ trong thanh tốn.
Nhóm đề án 2: Phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong khu
vực công. Giải pháp này bao gồm quản lý chi tiêu trong khu vực chính phủ
bằng phương tiện thanh tốn khơng dùng tiền mặt và trả lương, trợ cấp ưu đãi
xã hội qua tài khoản.
Nhóm đề án 3: Phát triển thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong khu
vực doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp tập trung xây dựng và ứng
dụng thanh toán điện tử, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử.
Nhóm đề án 4: Phát triển thanh tốn không dùng tiền mặt trong khu vực
dân cư thông qua phát triển mạng lưới chấp nhận các phương tiện thanh tốn
khơng dùng tiền mặt, tăng lượng tài khoản cá nhân, mở rộng mạng lưới máy
ATM và đơn vị chấp nhận thẻ.
Nhóm đề án 5: Phát triển hệ thống thanh tốn thơng qua việc hồn thiện
và phát triển hệ thống thanh toán liên ngân hàng; xây dựng trung tâm thanh
toán bù trừ tự động và trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất.
Nhóm đề án 6: Các giải pháp hỗ trợ để phát triển thanh tốn khơng dùng
tiền mặt.
Nếu 6 nhóm đề án nêu trên được triển khai thành công, tỷ lệ tiền mặt/
tổng phương tiện thanh tốn có thể giảm xuống không quá 18% năm 2010 và
dưới 15% năm 2020. Đồng thời, số tài khoản cá nhân sử dụng cho thanh toán
điện tử cũng tăng lên trên 20 triệu vào cuối năm 2010 và 45 triệu vào năm

2020, số thẻ phát hành đạt mức trên 15 triệu đến cuối năm 2010 và 30 triệu
vào cuối năm 2020. Ngân hàng nhà nước hiện đang tích cực triển khai Đề án
xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất. trong thời gian tới, ngân
hàng Nhà nước sẽ có những chỉ đạo cụ thể để các liên minh tăng cường hợp



16


17

tác với nhau, cùng chia se cơ sở hạ tầng thanh tốn thẻ, qua đó giảm chi phí
và tạo thuận lợi hơn cho các chủ thẻ trong giao dịch cá nhân.
2.1.2 Các loại hình thanh tốn điện tử xuất hiện tại Việt Nam
Trong phần này chúng tơi sẽ trình bày một số hình thức thanh tốn điện
tử phổ biến tại Việt Nam hiện nay.
a/Internet Banking :
Dịch vụ Internet Banking là một khái niệm bắt đầu phổ biến trong vài
năm gần đây khi số lượng ngân hàng cung cấp dịch vụ này tăng mạnh từ năm
2004. Tốc độ phát triển của dịch vụ Internet Banking là một minh chứng rõ
ràng cho những thay đổi trong hoạt động thanh tốn từ phía ngân hàng nhằm
phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Sự thay đổi này hoàn toàn phù hợp
với tốc độ và xu thế phát triển của thương mại điện tử tại Việt Nam. Khi
thương mại điện tử ngày càng phổ biến thì nhu cầu về thanh tốn điện tử sẽ
ngày càng tăng. Tính đến năm 2007, đã có 18 ngân hàng thương mại triển
khai dịch vụ Internet Banking. Mặc dù vậy, tính đến cuối năm 2007 hầu hết
các ngân hàng vẫn chưa thể triển khai dịch vụ Internet Banking một cách tồn
diện mà chủ yếu mới dưng ở tính năng cơ bản nhất gồm: tra cứu số dư cá
nhân, thông tin sao kê hàng tháng hay cung cấp thông tin có tính thay đổi

thường xun như tỷ lệ lãi suất tiết kiệm, tỷ giá ngoại tệ, giá vàng. Đối với
chức năng chuyển khoản điện tử thì chỉ có 8 ngân hàng cung cấp, trong đó chỉ
có 4 ngân hàng cho phép chuyển khoản là: ngân hàng Kỹ Thương
(Techcombank), ngân hàng Indovina, ngân hàng Á Châu (ACB) và chi nhánh
Citibank Việt Nam.
Một trong những cản trở của việc cung cấp dịch vụ Internet Banking đó
là mức độ an tồn, bảo mật của khách hàng và khả năng của hệ thống ngân
hàng lõi (core banking) chưa đảm bảo. Tiếp theo đó chính là việc nâng cấp hệ
thống xử lí liên ngân hàng của nhà nước giai đoạn II, chỉ mới bước đầu đưa
vào sử dụng vào 28/02/2009.


17


18

Tuy nhiên, Internet Banking vẫn là một dịch vụ gia tăng mang lại nhiều
lợi ích cho ngân hàng và người tiêu dùng. Về phía ngân hàng, Internet
Banking giúp cho ngân hàng tiết kiệm được các chi phí giao dịch tại quầy và
một số phụ phí khác, giảm được lượng tiền mặt trong giao dịch, tạo ra thêm
các giá trị gia tăng. Về phía người khách hàng, Internet Banking cho phép
khách hàng tiết kiệm được chi phí thời gian và tiền bạc vì chỉ cần một máy
tính nối mạng, khách hàng đã có thể thực hiện các thao tác như kiểm tra số dư
tài khoản, nhật ký chi tiêu, chuyển khoản, thanh tốn hóa đơn. Chính vì lý do
như vậy, bản thân các ngân hàng cũng đang nỗ lực nâng cao khả năng quản lý
cũng như cơ sở hạ tầng để có thể mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng
và các tiện ích của Internet Banking. Trong những năm tới, Inernet Banking
sẽ trở thành một công cụ để các ngân hàng cạnh tranh trong thị trường và trở
nên phổ biến hơn trong thanh toán điện tử tại Việt Nam.

b/ NgânLượng.vn
NgânLượng.vn là dịch vụ thanh toán điện tử (thanh toán điện tử) cho
thương mại điện tử đầu tiên tại Việt Nam cả về hoạt động thị trường, số
lượng người dùng và tổng lưu lượng giao dịch thanh toán. Là một trong
những sản phẩm của công ty PeaceSoft, thừa kế và phát huy được bề dày kinh
nghiệm lâu năm trong lĩnh vực TMĐT từ liên doanh ChợĐiện Tử - eBay, nó
cho phép các cá nhân và doanh nghiệp gửi & nhận tiền thanh toán tức thời
cho các giao dịch trên Internet một cách an toàn, tiện lợi và phổ biến.
NgânLượng.vn hoạt động theo mơ hình ví điện tử, trong đó mỗi người
dùng đăng ký sở hữu một tài khoản ví loại cá nhân hoặc doanh nghiệp (dành
cho các tổ chức có tư cách pháp nhân). Tài khoản ví sau đó có thể liên kết với
một tài khoản ngân hàng để người mua nạp tiền (trước khi thanh toán) và
người bán rút tiền (sau khi nhận thanh toán) một cách tiện lợi. Sự hỗ trợ từ
các nhà đầu tư tài chính và cơng nghệ hàng đầu thế giới bao gồm tập đồn
IDG (Mỹ) và tập đoàn SoftBank (Nhật) cùng liên doanh chiến lược với tập


18


19

đồn eBay (Mỹ) giúp NgânLượng.vn có đủ khả năng đảm bảo tài chính cho
tồn bộ các giao dịch thanh tốn điện tử tại thị trường VN.

Hình 2.1. Mơ hình hoạt động thanh tốn điện tử của
NgânLương.vn
nguồn

Hình 3. Quy trình giao dịch “thanh toán tạm giữ”

nguồn />
NgânLượng.vn đã đầu tư xây dựng một hệ thống cổng thanh tốn liên
thơng rộng khắp với các ngân hàng và các tổ chức tài chính như


19


20

VietComBank, Đơng Á, VietinBank, TechComBank, VISA/MASTER. Điều
đó góp phần đưa NgânLượng.vn trở thành cơng cụ thanh tốn điện tử được ưa
dùng và chấp nhận rộng rãi . Ngoài ra, NgânLượng.vn được coi là cơng cụ
thanh tốn xun biên giới đầu tiên và duy nhất tại VN thông qua eBay.vn,
cổng giao dịch TMĐT mua & bán lẻ giữa VN với 39 quốc gia khác trên thế
giới trong mạng lưới của tập đoàn eBay.
Kể từ khi hoạt động tháng 4 năm 2009, NgânLượng.vn đã nhanh chóng
xác lập vị trí dẫn đầu thị trường với hơn 100.000 tài khoản ví, trên 2.000
người bán hàng (website hỗ trợ) và chiếm khoảng 50% lưu lượng thanh toán
điện tử cho thương mại điện tử tại VN. Sau 1 năm hoạt động, NgânLượng.vn
đã được bầu chọn là dịch vụ ví điện tử ưa thích nhất trong một cuộc khảo sát
do Hiệp hội thương mại điện tử VN (VECOM) và Sở công thương TP.HCM
tổ chức đầu năm 2010.
Mặc dù vậy việc ngân lượng sử dụng thẻ thanh toán quốc tế (visa,
master) trong quá trinh nạp tiền vào gây nên những hạn chế về số lượng tài
khoản người dùng và làm tăng chi phí khi đăng kí tài khoản ban đầu.
Tại thời điểm hiện tại, thị trường thương mại điện tử Việt Nam đã xuất
hiện nhiều công cụ thanh tốn điện tử trong đó phổ biến nhất là hai cơng cụ
được trình bày ở trên. Tuy nhiên, số lượng người sử dụng mỗi công cụ mới
chỉ đạt tối đa khoảng 200.000 trong số lượng hơn 20 triệu người sử dụng

Internet. Điều đó cho thấy sự hạn chế của các cơng cụ thanh tốn tại Việt
Nam hiện nay.
2.1.3 Kết quả mang lại từ việc ứng dụng thanh toán điện tử tại Việt
Nam giai đoạn 2006- 2010
Thương mại điện tử đang ngày càng phát triển ở Việt Nam và làm thay
đổi thói quen của người tiêu dùng đồng thời tạo ra cơ hội cho các doanh
nghiệp triển khai nhiều hình thức giới thiệu và phân phối hàng hoá đến người
dùng. Khảo sát mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường Cimigo đưa ra


20


21

ngày 7/4 năm 2010 cho thấy mua sắm điện tử tăng trưởng 12% trong giai
đoạn từ năm 2007 ở TPHCM và Hà Nội. Ngân hàng điện tử đang dần trở nên
phổ biến với mức tăng trưởng từ 7% đến 11% ở Hà Nội và TPHCM trong
vòng ba năm (2007, 2008 và 2009). Số lượng người mua hàng trên các trang
đấu giá, mua sắm tăng lên hơn 40%.Mua sắm điện tử được sử dụng thường
xuyên hơn ở phía Bắc (Hà Nội và Hải Phịng) và chủ yếu phổ biến với nhóm
tuổi 15-35. Lượng người sử dụng Internet để mua sắm điện tử và sử dụng
ngân hàng điện tử cũng tăng theo thành phần kinh tế.
Ngân hàng Nhà nước đã thiết lập được hệ thống thanh toán điện tử liên
ngân hàng, kết nối 63 tỉnh, thành phố với hiệu năng xử lý và quy trình nghiệp
vụ thanh tốn hiện đại theo thơng lệ và chuẩn mực quốc tế, đáp ứng nhu cầu
thanh toán với dung lượng ngày càng cao của nền kinh tế. Bên cạnh đó, hệ
thống ngân hàng thương mại đã phát triển cả về quy mô và mạng lưới hoạt
động. Các ngân hàng đã thiết lập được hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking)
và hệ thống thanh toán nội bộ với kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Đặc biệt là

ngành viễn thông, công nghệ thông tin đã thiết lập được hệ thống hạ tầng kỹ
thuật rộng khắp, đáp ứng tốt các điều kiện cần thiết để triển khai các dịch vụ
và phương tiện thanh tốn điện tử trên tồn quốc.
Nhờ đó, tỷ lệ thanh tốn bằng tiền mặt so với tổng phương tiện thanh
toán đã giảm mạnh qua các năm (giảm từ 31,6% năm 1991 đến nay chỉ còn
khoảng 15%).
Hoạt động thanh toán điện tử phục vụ cho việc thu, chi Ngân sách Nhà
nước đã được chú trọng triển khai, nhất là việc triển khai cơng tác hiện đại
hóa quy trình thu, nộp thuế giữa cơ quan thuế - Kho bạc Nhà nước – Hải quan
– Tài chính – các ngân hàng thương mại đã được hình thành. Bên cạnh đó,
dịch vụ trả lương qua tài khoản cũng được triển khai mạnh mẽ và đạt được
nhiều kết quả khả quan. Theo thống kê, đến cuối năm 2009 đã có 41,5% đơn
vị hưởng lương từ ngân sách Nhà nước với 1,44 triệu cán bộ, công chức nhận


21


×