Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

ĐỀ TÀI:GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TÍNH PHÍ BẢO HIỂM TIỀN GỬI ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THUƠNG MẠI VIỆT NAM pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (958.45 KB, 120 trang )


i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
o0o


Công trình tham dự Cuộc thi
Sinh viên nghiên cứu khoa học trƣờng Đại học Ngoại thƣơng năm 2010


Tên công trình:
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TÍNH PHÍ BẢO HIỂM TIỀN
GỬI ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THUƠNG MẠI VIỆT NAM

Thuộc nhóm ngành: XH1a
Họ và tên sinh viên:
1) Đinh Thị Phƣơng Linh : Nữ Dân tộc: Kinh
Lớp:A13-Khóa:47-Khoa: Kinh tế và kinh doanh
quốc tế Năm thứ 2/4-Ngành học :Thƣơng mại
quốc tế
2) Trần Thị Trâm Anh : Nữ Dân tộc : Kinh
Lớp: A1-Khóa: 47- Khoa: Kinh tế và kinh doanh
quốc tế
Năm thứ 2/4- Ngành học : Kinh tế quốc tế
3) Trần Ngọc Lan : Nữ Dân tộc: Kinh
Lớp:A16-Khóa: 47-Khoa : Kinh tế và kinh doanh
quốc tế Năm thứ 2/4- Ngành học : Kinh tế đối ngoại

Ngƣời hƣớng dẫn : Thạc sĩ Nguyễn Thị Hiền




Hà Nội - 2010

ii
TÓM TẮT CÔNG TRÌNH
Trƣớc tình hình bất ổn hiện nay của nền kinh tế thế giới, việc ổn định hệ thống tài
chính quốc gia là một vấn đề vô cùng quan trọng. Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) là
một trong những công cụ hữu hiệu nhất của mạng an toàn tài chính quốc gia. Tuy
nhiên, sau gần 10 năm hoạt động tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN)
vẫn chƣa thực sự phát huy đƣợc vai trò to lớn của mình. Một trong những nguyên
nhân dẫn đến tình trạng đó là cơ chế tính phí BHTG lạc hậu chƣa tƣơng xứng mới
trình độ phát triển của Việt Nam và thế giới. Trƣớc tình hình đó, việc tìm kiếm
“Giải pháp hoàn thiện cơ chế tính phí bảo hiểm tiền gửi đối với các ngân hàng
thương mại Việt Nam” là vô cùng cấp thiết.
Công trình đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng:
Chƣơng I: trình bày những khái niệm cơ bản, vai trò, nguyên tắc của hoạt
động BHTG. Giới thiệu các mô hình BHTG cơ bản đồng thời rút ra nhận xét và bài
học cho việc xây dựng mô hình BHTG cho Việt Nam dựa trên thực tiễn áp dụng
các mô hình BHTG này của các quốc gia thế giới. Chƣơng I đã chỉ rõ vai trò cũng
nhƣ sự cần thiết của BHTG đối với sự an toàn và phát triển của hệ thống ngân
hàng thƣơng mại (NHTM).
Chƣơng II: trình bày khung pháp lý của BHTGVN, phân tích, đánh giá
tình hình áp dụng cơ chế tính phí BHTG đồng hạng của nƣớc ta để thấy rõ những
khiếm khuyết của mô hình này đối với nền kình tế mở cửa, hội nhập hiện nay của
Việt Nam. Qua những phân tích này chúng tôi hƣớng tới “cơ chế tính phí BHTG
theo mức độ rủi ro” nhƣ một giải pháp cho các vấn đề hiện nay của BHTGVN mà
cơ chế tính phí đồng hạng không thể giải quyết đƣợc.
Chƣơng III: đề xuất giải pháp đánh giá mức độ rủi ro trong hoạt động của
các NHTM. Chúng tôi lựa chọn giải pháp cho điểm dựa trên sự kết hợp giữa các

phƣơng pháp định lƣợng và phƣơng pháp định tính với mức trọng số cho từng chỉ
tiêu phụ thuộc vào tầm quan trọng. Chúng tôi hi vọng việc kết hợp này sẽ mang lại
hiệu quả cao nhất cho công tác đánh giá rủi ro của BHTGVN đối với các NHTM.



v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT
Từ viết tắt
Giải nghĩa
1
ACB
Ngân hàng thƣơng mại Á Châu (Asian Commercial Bank)
2
BHTG
Bảo hiểm tiền gửi
3
BHTGVN
Tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
4
BIDV
Ngân hàng đầu tƣ và phát triển Việt Nam (Bank for
Investment and Development of Vietnam)
5
CAMELS
Hệ thống xếp hạng tín dụng ngân hàng của Hoa Kỳ dựa trên 5
yếu tố: Sự đầy đủ của vốn (Capital Aquedacy), chất lƣợng tài
sản (Asset Quality) , sự quản lý (Management), thu nhập

(Earnings), tính thanh khoản (Liquidity), độ nhạy cảm với rủi
ro thị trƣờng (Sensitivity to market risk)
6
CapEx
Chi tiêu vốn (Capital Expenditure)
7
CR
Hệ số tiền mặt (Cash Ratio)
8
CAR
Hệ số đủ vốn/ Hệ số an toàn vốn tối thiểu (Capital Aquadacy
ratio)
9
CIC
Trung tâm Thông tin Tín dụng Ngân hàng Nhà nƣớc (Credit
Information Center)
10
CuR
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn (Current Ratio)
11
EBITDA
Thu nhập trƣớc thuế, trả lãi , khấu hao và các khoản giảm trừ (Earnings
Before Interest, Taxé, Depreciation and Amortization)
12
EBITA
Thu nhập trƣớc lãi, thuế và giảm trừ (Earnings Before
Interests, Taxes and Amortization)
13
FDIC
Cơ quan bảo hiểm tiền gửi Liên bang Hoa Kỳ (The Federal

Deposit Insurance Corporation)
14
FFO
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (Funds From Operation)


vi
15
FIRST
Hệ thống xếp hạng tín dụng Nhật Bản
16
FL
Hệ số đòn bẩy tài chính (Financial Laverage)
17
IADI
Hiệp hội bảo hiểm tiền gửi quốc tế (International Association
of Deposit Insurers)
18
NH
Ngân hàng
19
NHNN
Ngân hàng Nhà nƣớc
20
NHTM
Ngân hàng thƣơng mại
21
NHTW
Ngân hàng Trung Ƣơng
22

QR
Hệ số thanh toán nhanh (Quick Ratio)
23
QTDNH
Quỹ tín dụng nhân dân
24
RCF
Dòng tiền đƣợc giữ lại (Retained Cash Flow)
25
ROA
Tỷ lệ sinh lời tài sản (Returns on Asset)
26
ROE
Tỷ lệ sinh lời vốn chủ sở hữu (Returns on Equity)
27
S&P
Công ty xếp hạng tín dụng Standard and Poor’s
28
TCTD
Tổ chức tín dụng
29
USD
Đô la Mỹ
30
VIB
Ngân hàng quốc tế (Vietnam International Bank)
31
VND
Việt Nam đồng





vii
DANH SÁCH BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ


















MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 12
CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ TÍNH PHÍ BẢO HIỂM TIỀN
GỬI 15
1. Lý luận chung về BHTG 15
1.1. Khái niệm /15

1.2 Đối tượng và mục tiêu của BHTG 15
Tên bảng biểu
Trang

Bảng 1: Phân nhóm các tổ chức tín dụng trong hệ thống BHTG
Hoa Kỳ
23
Bảng 2: Chỉ tiêu đánh giá và mức điểm đề xuất cho phƣơng pháp
tính phí theo mức độ rủi ro
40
Bảng 3: Thang điểm đề xuất đánh giá hệ số đủ vốn
43
Bảng 4: Thang điểm đề xuất đánh giá hệ số đòn bẩy
45
Bảng 5: Thang điểm đề xuất đánh giá tỷ lệ nợ quá hạn ròng
46
Bảng 6: Thang điểm đề xuất đánh giá tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ
nợ
48
Bảng 7: Thang điểm đề xuất đánh giá lợi nhuận ròng trên vốn
chủ sở hữu
49
Bảng 8: Thang điểm đề xuất đánh giá lợi nhuận ròng trên vốn
50
Bảng 9: Bảng điểm đề xuất đánh giá tính thanh khoản
53
Bảng 10: tỷ lệ phí tính theo nhóm rủi ro
75



viii
1.2.1. Đối tƣợng của BHTG 15
1.2.2. Mục tiêu của BHTG 16
1.3. Mô hình của hoạt động BHTG 17
1.4. Vai trò của BHTG đối với nền kinh tế quốc dân 18
1.4.1. Đối với ngƣời gửi tiền 18
1.4.2. Đối với hệ thống ngân hàng 19
1.4.3. Đối với hệ thống tài chính và kinh tế xã hội. 20
2. Cơ chế tính phí BHTG 21
2.1. Khái niệm về phí BHTG 21
2.2 Ý nghĩa của phí BHTG 21
2.2.1. Đối với tổ chức BHTG 21
2.2.2. Đối với TCTD tham gia BHTG 21
2.2.3. Đối với xã hội 22
2.3. Cơ chế tính phí bảo hiểm 22
2.3.1. Công thức tổng quát tính phí 22
2.3.2. Hình thức tính phí 23
2.3.2.1. Hình thức tính phí BHTG theo tỷ lệ phí BHTG cố định 23
2.3.2.2. Hình thức tính phí BHTG theo mức độ rủi ro 23
2.3.3. Hạn mức chi trả 23
2.3.3.1. Khái niệm 23
2.3.3.2. Phân loại hạn mức chi trả 24
3. Mô hình BHTG của một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt
Nam 25
3.1 Trung Quốc với hệ thống BHTG “bảo vệ ngầm” 25
3.1.1. Đặc điểm mô hình BHTG Trung Quốc 25


ix
3.1.1.1.Vai trò đặc biệt quan trọng của Chinh phủ - yếu tố quyết

định sự tồn tại của hệ thống BHTG ngầm 25
3.1.2. Đặc điểm và chức năng hệ thống BHTG Trung Quốc 26
3.1.3. Xây dựng hệ thống BHTG chính thức thay thế cho hệ thống
BHTG ngầm - nhiệm vụ cấp bách 27
3.1.4. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 28
3.2. Hệ thống bảo hiềm tiền gửi ở Liên Bang Nga với mô hình tính phí
đồng hạng 29
3.2.1.1. Một vài đặc điểm chính của hệ thống ngân hàng tại Nga 29
3.2.1.2. Hệ thống BHTG và cách tính phí BHTG ở Nga 30
3.2.1.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 32
3.3 Hệ thống BHTG Hoa Kỳ và cơ chế tính phí BHTG theo mức độ rủi ro
33
3.3.1. Một vài đặc điểm của hệ thống BHTG Mỹ 33
3.3.1.1. Đối tƣợng BHTG 33
3.3.1.2. Cơ chế tính phí BHTG 33
3.3.1.3. Hạn mức chi trả: 35
3.3.1.4. Về công tác kiểm tra giám sát của tổ chức BHTG: 35
3.3.1.5. Bài học kinh nghiệm cho mô hình và cơ chế tính phí BHTG
Việt Nam 36
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ TÍNH PHÍ BẢO HIỂM TIỀN
GỬI CỦA TỔ CHỨC BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM 38
1. Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động BHTG tại Việt Nam 38
2. Thực trạng áp dụng cơ chế tính phí BHTG tại Việt Nam hiện nay 38
2.1 Tổng quan về hoạt động ngân hàng và BHTG tại Việt Nam 38
2.1.1. Sự ra đời của tổ chức BHTG Việt Nam 39


x
2.1.2. Đặc trƣng của chế độ BHTG Việt Nam: 39
2.1.3. Nhiệm vụ và chức năng của DIV 40

2.2. Thực trạng cơ chế tính phí BHTG 41
2.2.1. Cơ chế bảo hiểm: 41
2.2.2. Công cụ thực hiện BHTG: 41
2.2.3. Cách tính phí BHTG 42
2.2.3.1. Phí BHTG 42
2.2.3.2. Quy định về thu phí BHTG 43
2.2.3.3. Cách tính phí 44
2.2.4. Quy định về hạn mức chi trả 44
3. Đánh giá thực trạng cơ chế tính phí BHTG tại Việt Nam 46
3.1. Thành công 46
3.2. Hạn chế 46
4. Kết luận : 47
CHƢƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TÍNH PHÍ
BẢO HIỂM THEO MỨC ĐỘ RỦI RO ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG
HƢƠNG MẠI VIỆT NAM 48
1. Cơ sở lý luận chung 49
1.1. Các yếu tố định lượng 49
1.2. Các yếu tố định tính 50
2. Các chỉ tiêu đánh giá và mức điểm đề xuất 50
2.1.Các chỉ tiêu định lượng 51
2.1.1. Mức đủ vốn (30 điểm) 51
2.1.1.1. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (20 điểm) 52
2.1.1.2. Hệ số đòn bẩy tài chính 54
2.1.2. Chất lƣợng tài sản (20 điểm) 55


xi
2.1.2.1. Khả năng bù đắp nợ quá hạn (10 điểm) 56
2.1.2.2. Tỷ lệ nợ xấu so với tổng dƣ nợ (10 điểm) 57
2.1.3. Khả năng sinh lời (10 điểm) 59

2.1.3.1 Chỉ tiêu lợi nhuận ròng trên tài sản có (5 điểm) 59
2.1.3.2 Chỉ tiêu lợi nhuận ròng trên vốn tự có ( 5 điểm) 60
2.1.4. Tính thanh khoản (10 điểm) 61
2.2. Các chỉ tiêu định tính (30 điểm) 64
2.2.1. Xếp hạng của cơ quan giám sát (20 điểm) 65
2.2.1.1. Xếp hạng dựa trên hệ thống xếp hạng tín dụng của các công
ty tƣ nhân uy tín 65
2.2.1.2. Xếp hạng dựa trên mô hình xếp hạng tín dụng của các quốc
gia phát triển 69
2.2.1.3. Đề xuất cho Việt Nam 74
2.2.1.3 Lộ trình hoàn thiện công tác giám sát và xếp hạng Ngân
hàng của cơ quan giám sát 76
2.2.2. Xếp hạng của DIV về việc thực hiện các quy định của BHTG (10
điểm) 77
2.2.2.1 Tổng quan về hoạt động giám sát của DIV 77
2.2.2.2. Nội dung của hoạt động giám sát rủi ro 79
2.2.2.3. Đề xuất cho Việt Nam: 82
3. Hạng phí và tỷ lệ phí áp dụng để xếp hạng 87
4. Một vài đề xuất cho DIV nhằm thực hiện tốt đề án thu phí rủi ro nêu
trên 87
KẾT LUẬN 90


12
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Quốc
đặc biệt là khi những diễn biến tài chính trở nên phức tạp, một trong những điều
kiện tiên quyết đƣợc đặt ra là duy trì niềm tin của ngƣời gửi tiền. Yêu cầu này đòi

hỏi mỗi quốc gia phải có một hệ thống bảo hiểm tiền gửi (BHTG) phù hợp, đúng
đắn, và hoạt động hiệu quả. Thực tế cũng chứng minh rằng, trong cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, hệ thống BHTG đã phát huy rất tốt vai trò của
mình, đặc biệt trong việc xử lý đổ vỡ sau khi các TCTD mất khả năng thanh toán
do khủng hoảng.
Ở Việt Nam, tổ chức BHTG Việt Nam (viết tắt là DIV) đã đi vào hoạt động từ
07/2000, tuy nhiên, hoạt động của tổ chức này còn nhiều hạn chế, chƣa phát huy
đƣợc vai trò của mình nhƣ một định chế tài chính quan trọng của nền kinh tế hiện
đại. Điều này bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân, nhƣng một trong những nguyên
nhân chính là cơ chế tính phí BHTG đồng hạng do DIV đang áp dụng tại Việt
Nam hiện nay tỏ ra lạc hậu và kém hiệu quả. Về cơ bản, nó chƣa phản ánh đƣợc
chính xác quy mô của rủi ro tài chính tiềm ẩn trong nền kinh tế và không thúc đẩy
đƣợc sự canh tranh lành mạnh giữa các tổ chức tham gia BHTG.
Trƣớc yêu cầu cấp thiết của việc xây dựng một cơ chế tính phí BHTG hiện đại và
phù hợp hơn với tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay, nhóm nghiên
cứu tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp hoàn thiện cơ chế tính phí BHTG
đối với các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam”. Cơ chế tính phí mới đƣợc nhóm
đề tài đề xuất cho Việt Nam là cơ chế tính phí theo mức độ rủi ro – một cơ chế
công bằng, hiện đại và đƣợc nhiều quốc gia phát triển trên thế giới lựa chọn. Dựa


13
trên cơ sở lý luận vững chắc về BHTG, kinh nghiệm của các quốc gia tiêu biểu
trên thế giới, các quy định chặt chẽ về xếp hạng tín dụng trong nƣớc và quốc tế, đề
tài hy vọng sẽ góp một phần nhỏ bé trong việc giúp DIV sớm hoàn thiện một cơ
chế tính phí phù hợp và đúng đắn, giải quyết kịp thời những yêu cầu cấp bách mà
nền an ninh tài chính quốc gia đang đòi hỏi. Có nhƣ thế, DIV mới phát huy đƣợc
hết những vai trò pháp lý quan trọng của mình, sớm đƣa Việt Nam trở thành một
sân chơi tài chính lành mạnh và ổn định, góp phần thúc đẩy hội nhập sâu và rộng
với thế giới.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, đã có nhiều đề tài và đề án trong nƣớc cũng nhƣ trên
thế giới về vấn đề cơ chế tính phí BHTG. Tiêu biểu nhƣ:
* Trên thế giới:
 Công trình nghiên cứu "Deposit insurance: Risk-adjusted pricing" (2005)
của tác giả Gillian G.H. Garcia
 Công trình nghiên cứu "Risk-based capital standards, deposit insurance,
and procyclicality" (November 2, 2004) của tác giả George G. Pennacchi,
Department of Finance, University of Illinois
 Công trình nghiên cứu “Deposit Insurance and the Risk Premium in Bank
Deosit Rates” của tác giả Bartholdy, Jan, Glenn Boyle và Roger Stover đăng trên
tạp chí “ Journal of Banking and Finance” số 27/2004
*Trong nƣớc:
 “Đề án thu phí BHTG theo mức độ rủi ro” – DIV – 2007
3. Đối tƣợng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu
 Đối tƣợng nghiên cứu: cơ chế tính phí bảo hiểm gửi.
 Mục tiêu nghiên cứu:
 Thứ nhất, đề tài làm rõ các khái niệm tổng quan về BHTG, các phƣơng pháp
tính phí BHTG và bài học kinh nghiệm của các quốc đại diện cho các mô hình
BHTG tiêu biểu trên thế giới.


14
 Thứ hai, trình bày thực tiễn áp dụng cơ chế tính phí BHTG tại Việt Nam hiện
nay, đánh giá hiệu quả và chỉ ra nguyên nhân của những vấn đề còn tồn tại.
 Thứ ba, định hƣớng và đƣa ra nhóm giải pháp giúp DIV hoàn thiện cách tính
phí BHTG đối với các Ngân hàng thƣơng mại (NHTM) ở Việt Nam thời gian tới.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, các phƣơng pháp đã đƣợc áp dụng là: phƣơng pháp phân tích,
phƣơng pháp so sánh và phƣơng pháp luận giải, phƣơng pháp hệ thống hóa.

5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các cơ chế tính phí BHTG, đặc biệt là các mô
hình tính phí BHTG theo mức độ rủi ro hiện đang áp dụng ở 1 số nƣớc.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần lời nói đầu, kết luận, danh mục tham khảo và mục lục, nội dung của
đề tài đƣợc chia thành 3 chƣơng:
Chƣơng I : Cơ sở lý luận về cơ chế tính phí BHTG.
Chƣơng II : Thực trạng cơ chế tính phí BHTG tại Việt Nam.
Chƣơng III: Đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế tính phí BHTG đối với các
NHTM ở Việt Nam hiện nay.


15
CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
CƠ CHẾ TÍNH PHÍ BẢO HIỂM TIỀN GỬI

1. Lý luận chung về BHTG
1.1. Khái niệm
Theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu, thì BHTG đƣợc hiểu là “chính sách
bảo đảm tất cả hoặc một phần tiền gửi cùng lãi nhập gốc trên tài khoản tiền gửi sẽ
đƣợc thanh toán cho ngƣời gửi tiền khi ngân hàng nhận tiền gửi bị phá sản hay
mất khả năng thanh toán”.
1

Một cách đơn giản hơn, ta có thể hiểu rằng: BHTG là loại hình bảo hiểm theo đó
bảo đảm nghĩa vụ chi trả trong tƣơng lai cho các khoản tiền gửi đối với ngƣời gửi
tiền tại các tổ chức tham gia BHTG, khi các tổ chức này gặp rủi ro dẫn đến tình
trạng không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, bị buộc giải thể hoặc
phá sản.

BHTG xuất hiện lần đầu tiên tại Mỹ năm 1829. Tuy nhiên, đến năm 1934, cơ quan
BHTG công khai đầu tiên của Mỹ mới ra đời. Đó là cơ quan bảo hiểm đầu tiên
trên thế giới. Từ đó cho đến nay, các quốc gia trên thế giới cùng lần lƣợt cho ra
đời các tổ chức BHTG, và các tổ chức này đã nhanh chóng phát huy vai trò và
chức năng của mình trên hơn 103
2
quốc gia, giúp hệ thống tài chính chống chọi
với nhiều cuộc khủng hoảng, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm
2008. Thực tiễn trên thế giới đã chứng minh, ở bất cứ quốc gia nào hệ thống
BHTG hoạt động hiệu quả thì những bất ổn trong hệ thống ngân hàng giảm xuống,
cùng với uy tín của Chính phủ và niềm tin của ngƣời gửi tiền ngày một nâng cao.
1.2 Đối tượng và mục tiêu của BHTG
1.2.1. Đối tƣợng của BHTG


1
Bài viết “Mô hình BHTG trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế” TS. Lê Thị Thu Thuỷ trang 6,7 ( tạp
chí luật học số 12/2007-Trƣờng đại học luật Hà Nội)

2
Số liệu thống kê của BHTG quốc tế (IADI) năm 2008 trên trang web:


16
BHTG là một hệ thống đƣợc Chính phủ thiết lập để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của
ngƣời gửi tiền tại tổ chức tham gia cơ chế BHTG và góp phần bảo đảm sự phát
triển an toàn của hệ thống tài chính quốc gia. Thông thƣờng, ở các loại hình bảo
hiểm thƣơng mại khác, khi chủ thể tham gia bảo hiểm, sẽ xuất hiện mối quan hệ
trực tiếp giữa đối tƣợng bảo hiểm và đối tƣợng đƣợc bảo hiểm. Tuy nhiên, đối với
BHTG, mặc dù ngƣời gửi tiền là ngƣời đƣợc hƣởng lợi trực tiếp từ chính sách

BHTG nhƣng không xuất hiện mối quan hệ trực tiếp về BHTG giữa ngƣời gửi tiền
và tổ chức BHTG trừ trƣờng hợp xảy ra đổ vỡ của tổ chức tham gia BHTG. Sự
phức tạp này dẫn đến sự cần thiết phải phân biệt rõ ràng giữa hai loại đối tƣợng
của BHTG:
 Đối tƣợng tham gia BHTG: Các Tổ chức tín dụng hoặc không phải là tổ
chức tín dụng nhƣng có hoạt động ngân hàng.
3

 Đối tƣợng đƣợc bảo hiểm trong trƣờng hợp xảy ra đổ bể: Ngƣời gửi
tiền tại các tổ chức tham gia BHTG trong trƣờng hợp các tổ chức này gặp vấn đề
lớn về tài chính hoặc bị phá sản, không có khả năng thanh toán cho ngƣời gửi tiền.
1.2.2. Mục tiêu của BHTG
Một điểm khác nữa của BHTG so với các loại hình bảo hiểm thƣơng mại khác là
BHTG là một loại hình chính sách công, hoạt động phi lợi nhuận với vai trò cơ
bản là bảo vệ ngƣời gửi tiền, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và sự phát triển an
toàn và lành mạnh của hệ thống tài chính quốc gia. Một cách cụ thể hơn, mục tiêu
của mỗi hệ thống BHTG ở các quốc gia có khác nhau nhƣng đều nhằm đạt đƣợc
các mục tiêu sau:
 Bảo vệ số đông ngƣời gửi tiền, đối tƣợng có tiền gửi ít, hạn chế trong tiếp
cận thông tin về quản trị, điều hành và tình hình hoạt động của các TCTD.


3
Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội
dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán.TCTD bao
gồm hai loại: ngân hàng và TCTD phi ngân hàng ( theo )



17

 Góp phần đảm bảo an toàn cho hệ thống tài chính quốc gia và tạo điều kiện
cho các giao dịch tài chính có hiệu quả hơn bằng cách phòng, tránh đổ vỡ ngân
hàng.
 Góp phần xây dựng một thị trƣờng có tính cạnh tranh và bình đẳng cho các
tổ chức tài chính có quy mô và trình độ phát triển khác nhau.
 Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của ngƣời gửi tiền, tổ chức tài chính,
Chính phủ và giảm thiểu gánh nặng tài chính cho ngƣời đóng thuế trong trƣờng
hợp có TCTD đổ bể.
1.3. Mô hình của hoạt động BHTG
Hoạt động ngân hàng là hoạt động luôn tiềm ẩn những rủi ro mang tính dây
chuyền có thể dẫn tới hậu quả làm cho hệ thống tài chính quốc gia bị tê liệt, xã hội
bất ổn và niềm tin của dân chúng bị giảm sút. Chính vì thế, hoạt động BHTG sẽ
phải giải quyết những vấn đề có tính chất vĩ mô, vƣợt ra khỏi quy mô một chủ thể
tham gia bảo hiểm. Do bản chất là một loại hàng hóa công, BHTG luôn luôn hoạt
động theo mô hình có sự hậu thuẫn rõ ràng và mạnh mẽ của Nhà nƣớc.
Tùy mức độ phát triển của hoạt động BHTG nói riêng và nền kinh tế nói chung mà
mỗi quốc gia áp dụng mô hình BHTG khác nhau. Trên thế giới hiện nay có 3 mô
hình hoạt động đối với các tổ chức BHTG, đó là:
 Mô hình chuyên chi trả
Theo mô hình này, tổ chức BHTG hoạt động theo đúng cách hiểu đơn giản nhất về
nó. Có nghĩa là, nhiệm vụ duy nhất của tổ chức BHTG chỉ là chi trả bảo hiểm cho
ngƣời gửi tiền khi tổ chức tham gia BHTG bị phá sản. Mô hình này thƣờng tồn tại
ở các nƣớc đang phát triển, khi tổ chức BHTG mới đƣợc thành lập và còn nhỏ bé
cả về quy mô tổ chức lẫn năng lực tài chính.
 Mô hình chi trả với quyền hạn đƣợc mở rộng
Với mô hình này, bên cạnh việc hoàn trả tiền cho ngƣời gửi trong trƣờng hợp đổ
vỡ của tổ chức tham gia BHTG, BHTG còn đƣợc trao thêm một số quyền hạn mở
rộng nhƣ: hỗ trợ tài chính cho tổ chức tham gia BHTG gặp khó khăn trong thanh
toán; theo dõi và đề xuất sự cẩn trọng và phòng tránh rủi ro đối với các tổ chức



18
tham gia BHTG; tham gia xử lý nợ và thu hồi nợ của tổ chức tham gia BHTG bị
phá sản… Qua đó cũng làm tăng thêm các mục tiêu cần đạt đƣợc của chính sách
công nhƣ hạn chế rủi ro, tránh đổ vỡ hệ thống hoặc khủng hoảng tài chính, gia
tăng niềm tin của công chúng… BHTG Việt Nam hiện nay về cơ bản đƣợc tổ chức
và hoạt động theo mô hình này.
 Mô hình giảm thiểu rủi ro
Đây là một mô hình tiên tiến và cũng khá phổ biến trên thế giới. Ngoài nhiệm vụ
bảo vệ quyền lợi của ngƣời gửi tiền, tổ chức BHTG theo mô hình giảm thiểu rủi ro
còn tham gia cùng với các cơ quan nhà nƣớc và ngân hàng trung ƣơng vào hoạt
động giám sát và đánh giá rủi ro của các ngân hàng và các định chế tài chính khác,
góp phần bảo đảm sự an toàn và hoạt động bình thƣờng của hệ thống tài chính –
tiền tệ quốc gia; tính phí bảo hiểm dựa trên cơ sở định mức tín nhiệm của tổ chức
tài chính; tiếp nhận xử lý nợ và thu hồi nợ đối với các tổ chức tham gia BHTG bị
phá sản; đƣợc trao các nghiệp vụ kinh doanh, đầu tƣ nhằm bảo toàn phát triển vốn
ban đầu cũng nhƣ tăng cƣờng sức mạnh tài chính, giảm dần sự phụ thuộc vào ngân
sách của Chính phủ.
1.4. Vai trò của BHTG đối với nền kinh tế quốc dân
1.4.1. Đối với ngƣời gửi tiền
Mặc dù mỗi quốc gia có mô hình tổ chức BHTG khác nhau nhƣng tất cả hoạt động
BHTG đều hƣớng tới mục tiêu chung: BHTG trước hết là vì mục tiêu bảo vệ quyền
lợi của người gửi tiền. Khi có ngân hàng hay TCTD nào đó bị phá sản, nếu ngân
hàng đó tham gia vào cơ chế BHTG hoặc đƣợc Chính phủ tuyên bố chi trả BHTG
thì những ngƣời gửi tiền tại ngân hàng phá sản đó có cơ hội đƣợc trả một phần hay
toàn bộ số tiền gửi của mình.
Bên cạnh bảo vệ quyền lợi của ngƣời gửi tiền, BHTG là một giải pháp, một biện
pháp tối ƣu, an toàn để tạo ra được niềm tin cho người gửi tiền. Điều này bắt
nguồn từ chức năng “ngƣời đi vay” của TCTD qua hoạt động nhận tiền gửi và
nghiệp vụ cho vay. Tuy nhiên ở chức năng này, TCTD chỉ có một đảm bảo duy

nhất đối với khách hàng là uy tín của mình. Vậy khi TCTD hoạt động không hiệu


19
quả bị giải thể, phá sản thì những ngƣời gửi tiền có đƣợc trả lại số tiền đã gửi hay
không? Bởi họ là những “chủ nợ” không có bảo đảm nên theo thứ tự chi trả nên
khi TCTD bị phá sản thì họ sẽ là những ngƣời cuối cùng đƣợc thanh toán sau khi
các TCTD đó đã thanh toán hết cho các “chủ nợ” có bảo đảm của mình, và nhƣ thế
những ngƣời gửi tiền có thể chỉ nhận đƣợc một ít hoặc thậm trí là mất trắng số tiền
họ đã gửi vào ngân hàng. Do tâm lý nhƣ vậy, chỉ cần một tác động hay một thông
tin nhỏ nào về khả năng phá sản của NHTM, họ sẽ ồ ạt rút tiền tại các NH đã gửi.
Hiện tƣợng rút tiền ồ ạt vì một thông tin thất thiệt ở Ngân hàng Thƣơng mại cổ
phần Á Châu (ACB) tại Việt Nam trong tháng 10/2003
4
là một minh chứng cụ thể.
Thực sự, BHTG sẽ làm cho tâm lý của ngƣời gửi tiền không bị hoang mang, mất
lòng tin và ngƣời ta sẽ không nghĩ đến việc phải vội vã rút tiền từ các ngân hàng.
Điều đó tránh đƣợc sự đổ vỡ mang tính dây chuyền có thể xảy ra đối với hệ thống
ngân hàng. Việc trả BHTG khi TCTD bị phá sản chỉ là giải pháp cuối cùng nhằm
bảo vệ quyền lợi của ngƣời gửi tiền.
1.4.2. Đối với hệ thống ngân hàng
BHTG không chỉ dừng lại ở mục tiêu bảo vệ quyền lợi trực tiếp của ngƣời gửi tiền
ở ngân hàng, TCTD bị phá sản mà nó còn là một sợi dây vô hình bảo đảm an toàn
tín dụng. Chức năng này là hệ quả trực tiếp từ chức năng đối với ngƣời gửi tiền,
khi ngƣời gửi tiền hoàn toàn yên tâm về sự an toàn tài khoản của mình, các TCTD
sẽ tránh đƣợc phản ứng rút tiền ồ ạt của ngƣời dân, do đó hạn chế rủi ro và tránh
đƣợc sự đổ vỡ có tính dây chuyền của hệ thống ngân hàng
Ngoài ra, vai trò của tổ chức BHTG còn giúp hệ thống ngân hàng phát triển an
toàn, bền vững. Điều này đƣợc thể hiện trên ba mảng sau:
 Một là, hoạt động BHTG có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho các

ngân hàng mới ra đời hoặc ngân hàng với quy mô hoạt động hạn chế có điều kiện
phát triển tốt hơn. Với các ngân hàng nhỏ hay ngân hàng mới đi vào hoạt động,
ngƣời dân có tâm lý lo ngại có thể mất tiền gửi do ngân hàng nhận tiền gửi "bị


4
/>tu-tin-don-nho.htm


20
đóng cửa". Tuy nhiên, khi các tổ chức này tham gia BHTG thì tâm lý này sẽ đƣợc
giải toả, giúp ngân hàng dễ dàng huy động tiền gửi từ nhân dân.
 Hai là, hoạt động BHTG giúp các ngân hàng thực sự yếu kém, không thể
tiếp tục duy trì hoạt động có thể rút khỏi lĩnh vực kinh doanh ngân hàng một cách
có trật tự, không ảnh hƣởng tới các ngân hàng khác. Thông qua hoạt động của
nghiệp vụ kiểm tra và giám sát của mình, tổ chức BHTG có khả năng đánh giá kịp
thời thực trạng của các ngân hàng tham gia BHTG. Chẳng hạn, trong trƣờng hợp
phát hiện ngân hàng nào đó hoạt động yếu kém, không hiệu quả thì tổ chức BHTG
sẽ triển khai một số biện pháp hỗ trợ, nhƣ: (1) đƣa ra phƣơng án sáp nhập với ngân
hàng khác; (2) chi trả BHTG cho ngƣời gửi tiền thuộc đối tƣợng BHTG; (3) tham
gia vào quá trình thanh lý tài sản của ngân hàng đó để tiếp tục bảo vệ quyền lợi
của ngƣời gửi tiền có tiền lớn hơn hạn mức chi trả BHTG.
 Ba là, hoạt động BHTG tạo động lực để các ngân hàng giám sát, thúc đẩy
lẫn nhau nâng cao chất lƣợng hoạt động, từ đó đảm bảo sự phát triển bền vững của
cả hệ thống tài chính tiền tệ quốc gia.
 Cuối cùng, thông qua việc bảo hiểm có mức độ đối với tiền gửi của công
chúng trong hệ thống ngân hàng, đã tạo ra một công cụ đầu tƣ có rủi ro thấp, thích
hợp với những nhà đầu tƣ không mạo hiểm. Nhờ vào công cụ này mà hệ thống
ngân hàng thu hút được nhiều hơn nguồn vốn tiết kiệm nhàn rỗi trong dân cư để
thực hiện đƣợc chức năng trung gian tài chính một cách tích cực, qua đó giúp cho

nền kinh tế quốc gia đƣợc ổn định.
1.4.3. Đối với hệ thống tài chính và kinh tế xã hội.
Bên cạnh hai chức năng quan trọng trên, BHTG còn có ý nghĩa vô cùng to lớn đối
với sự phát triển của hệ thống tài chính và kinh tế xã hội. Cụ thể là:
 Đối với hệ thống tài chính : Góp phần xây dựng thị trƣờng tài chính lành
mạnh, có tính cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ chức tài chính với quy mô và loại
hình khác nhau. Đặc biệt, trong điều kiện khủng hoảng tài chính, khi các diễn biến
tài chính trở nên phức tạp thì BHTG thông qua việc duy trì niềm tin của ngƣời gửi
tiền là một trong những điều kiện tiên quyết góp phần ổn định hệ thống tài chính.


21
 Đối với kinh tế xã hội: Giảm thiểu gánh nặng cho Chính phủ trong
trƣờng hợp xử lý đổ vỡ của TCTD; giảm gánh nặng cho ngƣời dân đóng thuế
trong trƣờng hợp ngân hàng đổ bể (Nhà nƣớc không phải sử dụng ngân sách nhà
nƣớc để xử lý đổ vỡ của các TCTD). Do đó, BHTG là một công cụ gián tiếp giúp
nền kinh tế phát triển một cách ổn định, an toàn, bền vững.
2. Cơ chế tính phí BHTG
2.1. Khái niệm về phí BHTG
Trong cơ cấu hoạt động của tổ chức BHTG, phí bảo hiểm đƣợc xem là một nguồn
thu tài chính vô cùng quan trọng để tích lũy vốn và đảm bảo hoạt động của tổ
chức.Vậy phí BHTG thực chất là gì? Cơ chế tính phí nào tỏ ra hiệu quả với mô
hình BHTG ở các quốc gia trên thế giới hiện nay? Đây là vấn đề cơ bản đang đƣợc
các nhà nghiên cứu quan tâm nhằm nâng cao năng lực hoạt động của tổ chức
BHTG
Theo nhiều nhà nghiên cứu:
Phí BHTG được hiểu là khoản đóng góp tài chính của tổ chức tham gia BHTG
cho tổ chức BHTG để được BHTG tại tổ chức mình
5


2.2 Ý nghĩa của phí BHTG
2.2.1. Đối với tổ chức BHTG
Trong điều kiện nền kinh tế tiềm ẩn nhiều rủi ro, với vai trò là tấm lá chắn bảo vệ
ngƣời gửi tiền và hệ thống ngân hàng quốc gia, tổ chức BHTG rất cần đƣợc củng
cố về năng lực tài chính. Trong đó, phí BHTG là nguồn thu tài chính chủ yếu, tích
lũy vốn hoạt động của tổ chức này. Phí BHTG đƣợc đóng góp một cách đầy đủ sẽ
góp phần đảm bảo năng lực tài chính của tổ chức BHTG, giúp tổ chức BHTG có
một nguồn lực vững chắc, giảm gánh nặng tài chính cho tổ chức này khi một trong
những tổ chức tham gia BHTG xảy ra sự cố đổ vỡ.
Bên cạnh đó, phí BHTG góp phần đảm bảo sự bền vững của hoạt động BHTG
bằng nguồn đóng góp, chia sẻ của tổ chức thành viên.
2.2.2. Đối với TCTD tham gia BHTG


5
Từ điển về tài chính - ngân hàng- bảo hiểm, tạp chí Bảo hiểm xã hôị, số 5B/2009(130)


22
Phí BHTG không phát huy vai trò của mình với các TCTD trong cơ chế tính phí
đồng hạng, nó chỉ thực sự có vai trò nhƣ như một tín hiệu đánh giá thực trạng của
TCTD trong cơ chế tính phí theo mức độ rủi ro. Nếu mức phí thấp có nghĩa là chất
lƣợng hoạt động của TCTD đó tốt. Nếu mức phí cao có nghĩa là hoạt động của tổ
chức tham gia BHTG tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro, cần phải kịp thời chấn chỉnh.
Do đó, các TCTD sẽ cẩn trọng hơn với những hoạt động của mình để đƣợc hƣởng
mức phí thấp, qua đó ngƣời gửi tiền cũng có thể đánh giá đâu là TCTD đáng tin
cậy để gửi gắm số tiền tiết kiệm của mình, và rủi ro đạo đức cũng đƣợc hạn chế.
2.2.3. Đối với xã hội
Sự tham gia đóng phí của tổ chức huy động tiền gửi đã góp phần quan trọng trong
việc cùng Nhà nước bảo vệ người gửi tiền và đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài

chính ngân hàng. Điều này đƣợc thể hiện cụ thể trong việc chạy đua lãi suất của
các ngân hàng nhằm huy động vốn, lúc này các ngân hàng dƣờng nhƣ chỉ quan
tâm đến việc làm thế nào để thu hút ngƣời dân gửi tiền bằng những mức lãi suất
hấp dẫn mà không quan tâm đến việc bảo vệ số tiền đó, điều này khiến những rủi
ro tiềm ấn trong hoạt động ngân hàng là rất đáng lo ngại. Do đó, việc đóng phí
BHTG là một biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa cuộc chạy đua lãi suất hay cũng
chính là hạn chế rủi ro của hoạt động tín dụng.
2.3. Cơ chế tính phí bảo hiểm
2.3.1. Công thức tổng quát tính phí
Công thức tổng quát tính phí BHTG đối với từng tổ chức tham gia BHTG nhƣ
sau:
P= r.D
Trong đó:
P : mức phí hàng năm một tổ chức tham gia BHTG đóng
r : tỷ lệ phí BHTG áp dụng đối với tổ chức tham gia
D : Số dƣ tiền gửi tại tổ chức tham gia BHTG
Nhƣ vậy, mức phí BHTG phụ thuộc vào 2 biến số r và D, trong đó:
 D phụ thuộc vào quy mô hoạt động của TCTD.


23
 r phụ thuộc vào cách quy định của từng tổ chức BHTG.
2.3.2. Hình thức tính phí
2.3.2.1. Hình thức tính phí BHTG theo tỷ lệ phí BHTG cố định
Theo hình thức này, các tổ chức tham gia BHTG phải đóng góp tài chính cho tổ
chức BHTG theo một tỷ lệ thu phí BHTG mà nó đƣợc áp dụng cho tất cả các
TCTD tham gia BHTG trong cùng một hệ thống BHTG của quốc gia. Mức phí
BHTG đóng góp đƣợc tính bằng một tỷ lệ phần trăm nhất định tính trên số dƣ tiền
gửi của các loại tiền gửi đƣợc bảo hiểm tại tổ chức tham gia BHTG.
Nhận xét: Cách tính phí BHTG này tƣơng đối dễ dàng trong việc áp dụng nhƣng

lại khiến cho các tổ chức huy động tiền gửi có mức độ rủi ro thấp phải gánh chịu
chi phí trong khi những tổ chức có mức độ rủi ro cao hơn đƣợc lợi vì thế nó tạo ra
sự bất bình đẳng giữa các ngân hàng. Bên cạnh đó, nó cũng không thể hiện đƣợc
mức độ rủi ro của TCTD - một tín hiệu cần thiết cho ngƣời gửi tiền lựa chọn
phƣơng thức đầu tƣ chính xác cũng nhƣ cảnh báo cho TCTD về vị thế của mình
trong hệ thống tài chính. Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng hình thức tính phí
BHTG này.
2.3.2.2. Hình thức tính phí BHTG theo mức độ rủi ro
Theo hình thức này, các tổ chức BHTG sẽ tiến hành xếp hạng các TCTD tham gia
BHTG dựa trên mức độ rủi ro trong hoạt động, tổ chức nào có mức độ rủi ro cao
sẽ phải đóng phí BHTG cao hơn TCTD khác.
Nhận xét: Cách tính phí này khắc phục hạn chế của hình thức trên, có tác dụng
khuyến khích các hành viên tiến hành quản trị rủi ro chặt chẽ. Tuy nhiên, việc xác
định rủi ro của từng TCTD lại rất phức tạp, đòi hỏi trình độ quản lý rất cao và liên
quan đến vấn đề bảo mật tin tức ngân hàng.
Hiện nay, hầu hết các quốc gia phát triển trên thế giới đều áp dụng hình thức tính
phí BHTG này.
2.3.3. Hạn mức chi trả
2.3.3.1. Khái niệm


24
Hạn mức chi trả tiền gửi bảo hiểm là khoản tiền tối đa mà tổ chức BHTG sẽ thanh
toán cho ngƣời gửi tiền thuộc đối tƣợng đƣợc bảo hiểm tại các tổ chức tham gia
BHTG bị giải thể, phá sản.
2.3.3.2. Phân loại hạn mức chi trả
Có hai hình thức chi trả BHTG đƣợc áp dụng ở các hệ thống BHTG trên thế giới:
 Chi trả toàn bộ số tiền gửi (gốc + lãi) thuộc đối tƣợng đƣợc bảo hiểm
đƣợc gọi là bảo hiểm toàn phần.
 Chi trả tới một giới hạn nhất định gọi là chi trả có giới hạn. Nếu số dƣ

tiền gửi thuộc đối tƣợng bảo hiểm thấp hơn hoặc bằng giới hạn đó thì ngƣời gửi
tiền sẽ đƣợc hoàn trả toàn bộ tiền gửi của họ (bao gồm cả tiền lãi cộng dồn). Nếu
số dƣ tiền gửi (tính cả lãi) lớn hơn hạn mức chi trả BHTG thì ngƣời gửi tiền chỉ
đƣợc nhận khoản tiền bồi thƣờng từ tổ chức BHTG bằng hạn mức chi trả BHTG.
Đánh giá:
Hình thức chi trả toàn bộ bảo vệ triệt để quyền lợi của ngƣời gửi tiền nhƣng có
nguy cơ dẫn tới rủi ro về đạo đức trong hoạt động kinh doanh. Nếu không đƣợc
kiểm soát tốt, ngân hàng sẽ bỏ qua những yêu cầu về đảm bảo an toàn hệ thống,
còn ngƣời gửi tiền có thể gửi vào bất cứ ngân hàng nào miễn là lãi suất cao mà
không cần quan tâm đến ngân hàng đó hoạt động nhƣ thế nào, có an toàn hay
không, bởi họ tin rằng tiền gửi của mình đã đƣợc bảo hiểm toàn bộ. Điều này có
thể dẫn đến những cuộc chạy đua lãi suất gây ảnh hƣởng xấu tới toàn bộ hệ thống
ngân hàng.
Đối với hình thức chi trả có giới hạn nó giúp ngƣời gửi tiền khi gửi tiền vào ngân
hàng phải đánh đổi giữa mức lãi suất cao và mức độ an toàn của tiền gửi, tạo ra sự
công bằng giữa các NHTM và tạo động lực cho các ngân hàng phải không ngừng
nâng cao chất lƣợng hoạt động cũng nhƣ các dịch vụ, tiện ích khác nhằm thu hút
ngƣời gửi tiền.
Nhƣ vậy, hình thức chi trả có giới hạn đƣợc đánh giá là có nhiều ƣu điểm hơn so
với chi trả không giới hạn, đặc biệt là khả năng giảm thiểu rủi ro đạo đức đối với
các nhà quản lý ngân hàng, tăng tính kỷ cƣơng thị trƣờng.


25
3. Mô hình BHTG của một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam:
BHTG đã trở thành một phần không thể thiếu đối với hệ thống tài chính của các
quốc gia trên thế giới. Tuy mô hình BHTG có sự khác biệt lớn tuỳ theo điều kiện
kinh tế và xã hội của mỗi nƣớc, nhƣng đều nhằm phát huy một cách tối đa vai trò
tích cực trong việc ổn định an ninh tài chính. Nghiên cứu mô hình của các quốc
gia khác trên thế giới, đặc biệt đi sâu vào phƣơng pháp tính phí là một trong những

nền tảng quan trọng để hoàn thiện mô hình BHTG Việt Nam trong thời gian tới.
3.1 Trung Quốc với hệ thống BHTG “bảo vệ ngầm”
Hiện nay, sự vững mạnh và hiệu quả của hệ thống tài chính Trung Quốc vẫn đang
là mối quan tâm lớn của thế giới. Sự phát triển liên tục và mạnh mẽ của nền kinh
tế Trung Quốc trong những năm gần đây không thể che giấu đi những rủi ro tiềm
ẩn mà hệ thống này đang phải đối mặt. Mặc dù khối lƣợng tiền gửi vào các ngân
hàng rất lớn và đang gia tăng mạnh mẽ, song những khoản vay khổng lồ bị mất
cũng theo đó mà tăng lên. Theo nhiều chuyên gia, Trung Quốc đang đối diện với
nhiều thách thức ở 4 lĩnh vực: thị trƣờng vốn, thị trƣờng quản lý tài sản, hệ thống
ngân hàng và cơ chế quản lý.
Đứng trƣớc tình hình đó, trong những năm gần đây Trung Quốc đã đi đến quyết
định cần phải xây dựng một hệ thống BHTG chính thức
6
thay cho hệ thống BHTG
ngầm
7
đang hiện hành. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng trong những năm qua
hệ thống BHTG ngầm đã thu đƣợc những thành tựu to lớn trong việc ổn định an
ninh tài chính, đem lại nhiều bài học kinh nghiệm thiết thực cho nhiều quốc gia,
trong đó có Việt Nam.

3.1.1. Đặc điểm mô hình BHTG Trung Quốc
3.1.1.1.Vai trò đặc biệt quan trọng của Chinh phủ - yếu tố quyết định sự tồn
tại của hệ thống BHTG ngầm


6
Explicit deposit insurance system

7

Implicit deposit insurance system


26
Ở Trung Quốc, chức năng của Chính phủ rất đa dạng và quan trọng: không chỉ là
chủ sở hữu của các TCTD, Chính phủ còn là ngƣời điều hành, xử lý các khoản nợ
cũng nhƣ gây dựng lòng tin cho nhân dân nhằm đảm bảo sự hoạt động bền vững,
ổn định của hệ thống ngân hàng.
 Vai trò sở hữu và điều hành
Với chức năng này, sự tác động trực tiếp của ngân hàng trung ƣơng lên hệ thống
tài chính là rất mạnh mẽ. Trƣớc khi cổ phần hoá 4 ngân hàng lớn , Ngân hàng
trung ƣơng Trung Hoa vẫn điều hành chúng với 3/5 tổng số tín dụng.
 Hấp thụ các khoản nợ
Khi xảy ra vỡ nợ, Chính phủ Trung Quốc nhận nợ thay các ngân hàng đặc biệt là
các ngân hàng lớn nhằm tiếp tục duy trì hoạt động của nó. Nhờ vào sự đảm bảo
của Chính phủ mà hệ thống tín dụng phát triển ổn định, làm cho nền kinh tế Trung
Quốc phát triển nhanh chóng.
 Giữ gìn lòng tin của dân chúng đối với hệ thống ngân hàng
Vì Chính phủ đứng đằng sau tất cả các khoản tín dụng và sẵn sàng chi trả cho
ngƣời gửi tiền trong trƣờng hợp đổ vỡ xảy ra nên ngƣời dân hoàn toàn đặt niềm tin
vào hệ thống ngân hàng, đặc biệt là bốn ngân hàng lớn.
3.1.2. Đặc điểm và chức năng hệ thống BHTG Trung Quốc
Với hệ thống BHTG bảo vệ ngầm, Chính phủ Trung Quốc không công khai tuyên
bố sự bảo lãnh của nhà nƣớc đối với tín dụng của ngƣời dân, không có bộ luật hay
chính sách nào bắt buộc Chính phủ phải làm điều này. Tuy nhiên ngƣời dân ngầm
hiểu rằng luôn có một sự đảm bảo không chính thức đối với các TCTD; cụ thể là,
trong trƣờng hợp xảy ra khủng hoảng hay các tổ chức này buộc phải đóng cửa thì
Chính phủ sẽ thay mặt chúng để hoàn lại các khoản tín dụng. Điều này đặc biệt
đúng với các TCTD lớn có ảnh hƣởng quan trọng đến nền kinh tế, chính trị của
quốc gia.

Về chức năng, một cách khái quát, mô hình BHTG ngầm của Trung Quốc nhằm
thực hiện 3 chức năng chính:


27
 Đảm bảo hoạt động của hệ thống thanh toán nhằm ngăn ngừa và chống lại
hiện tƣợng rút tiền ồ ạt, gây đổ vỡ dây chuyền trong hệ thống ngân hàng và các tố
chức tín dụng phi ngân hàng.
 Bảo đảm quyền lợi cho những ngƣời gửi tiền quy mô nhỏ, không có khả năng
phân biệt, đánh giá đúng đắn tình hình hoạt động cũng nhƣ khả năng chi trả thanh
toán thực sự của các TCTD.
 Làm giảm bớt sức mạnh thị trƣờng của các nhà cầm quyền, tạo ra môi trƣờng
cạnh tranh thực sự giữa các TCTD, hƣớng mục đích hoạt động của các tổ chức này
vào mục tiêu kinh tế, giảm bớt yếu tố chính trị trong đó.
3.1.3. Xây dựng hệ thống BHTG chính thức thay thế cho hệ thống BHTG
ngầm - nhiệm vụ cấp bách
Tuy đạt đƣợc khá nhiều ƣu điểm, nhƣng rõ ràng hệ thống BHTG ngầm không phải
là phƣơng án tối ƣu. Hiện nay, Trung Quốc đang cần tiến tới xây dựng hệ thống
BHTG chính thức nhằm hƣớng tới một kết quả ổn định tài chính lâu dài. Hệ thống
BHTG ngầm đã bắt đầu bộc lộ những hạn chế:
 Với nguồn dự trữ nội tệ có hạn, ngân hàng trung ƣơng không còn có khả
năng hấp thụ nợ nhƣ những năm trƣớc đây nữa. Vì vậy cần một cơ chế mới để
đảm bảo an toàn cho sự tồn tại của ngân hàng trung ƣơng cũng nhƣ toàn bộ hệ
thống ngân hàng. Trong trƣờng hợp NHTW không còn khả năng đứng vững thì sự
sụp đổ của cả hệ thống là điều không tránh khỏi.
 Các khoản tín dụng lớn đang dần thất thoát đi tạo ra sự thiếu hụt trong
nguồn vốn vì tỷ lệ sử dụng vốn không hiệu quả của hệ thống ngân hàng Trung
Quốc
 Sự nhập nhằng trong vai trò của các tổ chức Chính phủ, nhà nƣớc cùng
với các chỉ số thể hiện sự yếu kém trong các hoạt động của Chính phủ cũng là

nguyên nhân đe dọa sự ổn định lâu dài của hệ thống ngân hàng.
Bằng việc tạo ra một hệ thống BHTG chính thức, Chính phủ hi vọng sẽ gia
tăng đƣợc lòng tin của dân chúng vào hệ thống tài chính đồng thời cắt giảm bớt
chi tiêu trong việc trợ cấp cho những ngân hàng đổ vỡ. Các nhà cầm quyền Trung

×