Tải bản đầy đủ (.docx) (168 trang)

luận văn thạc sĩ quản lý hoạt động chuyên môn tổ khoa học xã hội đáp ứng yêu cầu dạy học theo chủ đề ở các trường THCS quận ngô quyền, thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (899.34 KB, 168 trang )

ỦУ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN
TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI ĐÁP ỨNG УÊU CẦU
DẠУ HỌC THEO CHỦ ĐỀ Ở CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ, QUẬN NGƠ QUУỀN,
THÀNH PHỐ HẢI PHỊNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUУÊN NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI, NĂM 2022

ỦУ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

1


QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUУÊN MÔN
TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI ĐÁP ỨNG УÊU CẦU
DẠУ HỌC THEO CHỦ ĐỀ Ở CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ, QUẬN NGƠ QUУỀN,
THÀNH PHỐ HẢI PHỊNG
CHUУÊN NGÀNHQUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 8.14.01.14

HÀ NỘI, NĂM 2022

2


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan bản luận văn này là kết quả nghiên cứu của cá
nhân tôi, các số liệu và tài liệu được trích dẫn in trong luận văn là thực. Tất
cả các kết quả nghiên cứu ở đề tài này, khơng trùng lặp với cơng trình nào đã
được công bố trước đây.
Tôi cam đoan và chịu trách nhiệm với đề tài của mình.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

CB - GV

Cán bộ giáo viên

CBQL

Cán bộ quản lý

GD - ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GV

Giáo viên

NXB

Nhà xuất bản


PHT

Phó Hiệu trưởng

SHCM

Sinh hoạt chun mơn

KHXH

Khoa học xã hội

TTCM

Tổ trưởng chuyên môn

TCM

Tổ chuyên môn

THCS

Trung học cơ sở

3


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH
Bảng 1.1.Tổng hợp kế hoạch giáo dục cấp trung học cơ sở

Bảng 2. 1. Qui mô phát triển cấp THCS quận Ngô Quyền
Bảng 2.2. Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh 3 trường THCS quận
Ngô Quyền năm học 2020 – 2021
Bảng 2. 3. Kết quả xếp loại văn hóa học sinh 3 trường THCS quận
Ngô Quyền năm học 2020 – 2021
Bảng 2. 4: Đội ngũ Ban giám hiệu và TTCM, tổ trưởng văn phòng
Bảng 2.5: Đội ngũ Giáo viên tổ chuyên môn tổ KHXH 03 trường
THCS quận Ngơ Quyền, thành phố Hải Phịng
Bảng 2.6: Số lượng giáo viên thuộc tổ KHXH 3 trường THCS quận
Ngơ Quyền, thành phố Hải Phịng
Bảng 2.7: Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn KHXH đáp
ứng yêu cầu dạy học theo chủ đề 3 trường THCS, quận Ngô Quyền ,
thành phố Hải Phòng.
Bảng 2.8: Đánh giá về thực trạng quản lý tổ chuyên môn KHXH xây
dựng kế hoạch hoạt động TCM
Bảng 2.9: Thực trạng quản lý tổ chuyên môn KHXH chỉ đạo giáo
viên thực hiện hoạt động dạy học theo chủ đề
Bảng 2.10: Thực trạng quản lý tổ chun mơn KHXH xây dựng
chương trình dạy học theo chủ đề
Bảng 2.11: Đội ngũ Giáo viên tổ chuyên môn KHXH 03 trường
THCS quận Ngơ Quyền, thành phố Hải Phịng
Bảng 2.12: Thực trạng Ban giám hiệu quản lý tổ chuyên môn KHXH
đánh giá, xếp loại giáo viên
Bảng 2.13: Thực trạng các yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới quản lý
hoạt động tổ chuyên môn KHXH đáp ứng yêu cầu dạy học theo chủ
đề ở các trường THCS, quận Ngô Quyền , thành phố Hải Phòng
Bảng 2.14: Thực trạng các yếu tố khách quan ảnh hưởng tới quản lý
hoạt động tổ chuyên môn KHXH đáp ứng yêu cầu dạy học theo chủ
đề ở các trường THCS, quận Ngô Quyền , thành phố Hải Phịng
Bảng 3.1. Khảo sát tính cần thiết của các biện pháp quản lý giáo dục

hoạt động tổ chuyên môn KHXH của 3 THCS quận Ngô Quyền , thành
phố Hải Phịng
Bảng 3.2: Khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động
tổ chuyên môn KHXH của 3 THCS quận Ngơ Quyền , thành phố Hải
Phịng
Bảng 3.3. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
quản lý hoạt động tổ chuyên môn KHXH của 3 THCS quận Ngơ
Quyền, thành phố Hải Phịng
4

26
56
56
57
60
63
64
65
69
72
77
78
81
82
83
113
115
117



Biểu đồ 3.1. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và khả thi của các biện 118
pháp quản lý giáo dục hoạt động tổ chuyên môn KHXH của 3 THCS
quận Ngơ Quyền , thành phố Hải Phịng

MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các kí hiệu và các chữ viết tắt
Danh mục các bảng và hình
Mục lục
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
2.Mục đích nghiên cứu
3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
3.2. Đối tượng nghiên cứu
4. Giả thuyết khoa học
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.3. Phương pháp xử lý số liệu
5

i
ii
iii
iv
vi

1
1
3
3
3
4
4
4
4
5
5
5
6


8. Cấu trúc của luận văn
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
CHUYÊN MÔN TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI ĐÁP ỨNG УÊU CẦU
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ
SỞ
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu về quản lý hoạt động chuyên môn tổ
Khoa học xã hội đáp ứng yêu cầu dạy học theo chủ đề ở các trường
THCS.
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới:
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước:
1.2. Một số khái niệm công cụ của đề tài
1.2.1. Khái niệm quản lý
1.2.2. Khái niệm quản lý giáo dục
1.2.3. Tổ chuyên môn
1.2.4. Quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong trường trung học cơ sở

1.2.4.1. Vị trí, vai trị tổ chun mơn trong trường THCS
1.2.4.2. Chức năng, nhiệm vụ tổ chuyên môn trong trường THCS
1.2.5. Hoạt động của tổ chuyên môn trong trường Trung học cơ sở
1.2.6. Quản lý hoạt động chuyên môn tổ KHXH trong trường THCS
1.2.7. Dạy học theo chủ đề
1.2.8. Hoạt động chun mơn tổ KHXH đáp ứng u cầu chương
trình dạy học theo chủ đề ở các trường THCS
1.3. Quản lý hoạt động chuyên môn tổ KHXH đáp ứng yêu cầu
chương trình dạy học theo chủ đề ở các trường THCS
1.3.1. Yêu cầu đổi mới giáo dục đối với trường phổ thông
1.3.2. Yêu cầu đổi mới dạy học theo chủ đề đối với cấp trung học cơ
sở
1.3.3. Quản lý hoạt động chun mơn tổ KHXH đáp ứng u cầu
chương trình dạy học theo chủ đề ở các trường THCS
1.4. Nội dung quản lý hoạt động chuyên môn tổ KHXH đáp ứng yêu
cầu chương trình dạy học theo chủ đề ở các trường THCS
1.4.1.Quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học của tổ
chuyên môn tổ KHXH đáp ứng yêu cầu chương trình dạy học theo
chủ đề ở các trường THCS
1.4.1.1. Việc lập kế hoạch hoạt động của tổ KHXH được thống nhất
thực hiện theo các yêu cầu sau:
1.4.1.2. Việc lập kế hoạch hoạt động của tổ KHXH được thống nhất
thực hiện theo các mục tiêu sau:
6

6
7

7
7

8
10
10
14
15
16
17
18
19
20
21
23
24
25
27
34
36
36
36
37


37
1.4.1.3. Việc lập kế hoạch hoạt động sinh hoạt hàng tuần tổ KHXH
được thống nhất thực hiện theo các mục tiêu sau:
1.4.2. Quản lý hoạt động giảng dạy tổ KHXH đáp ứng yêu cầu chương 38
trình dạy học theo chủ đề ở các trường THCS
38
1.4.2.1. Việc quản lý hoạt động giảng dạy tổ KHXH đáp ứng yêu cầu
chương trình dạy học theo chủ đề ở các trường THCScần thực hiện

theo các yêu cầu sau:
1.4.2.2. Các hoạt động quản lý hoạt động giảng dạy chủ yếu của tổ 40
KHXH đáp ứng yêu cầu chương trình dạy học theo chủ đề ở các
trường THCS:
1.4.3. Quản lý hoạt động chuyên môn tổ KHXH trong việc rà sốt, điều 40
chỉnh chương trình đáp ứng yêu cầu dạy học theo chủ đề ở các trường
THCS
1.4.3.1. Yêu cầu quản lý chuyên môn tổ KHXH trong việc rà sốt, 40
điều chỉnh chương trình đáp ứng u cầu chương trình dạy học theo
chủ đề ở các trường THCS.
1.4.3.2. Các hoạt động quản lý chủ yếu của tổ KHXH trong việc rà 42
sốt, điều chỉnh chương trình đáp ứng yêu cầu chương trình dạy học
theo chủ đề ở các trường THCS:
1.4.4. Quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp 42
vụ của giáo viên tổ KHXH đáp ứng yêu cầu dạy học theo chủ đề ở
các trường THCS
1.4.4.1. Cơ sở thực tiễn quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng 43
chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên tổ KHXH đáp ứng yêu cầu
dạy học theo chủ đề ở các trường THCS:
1.4.4.2. Các hoạt động quản lý đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn 44
nghiệp vụ của giáo viên tổ KHXH đáp ứng yêu cầu dạy học theo chủ
đề ở các trường THCS
1.4.5. Quản lý việc đánh giá, bình xét thi đua đối với giáo viên 46
của tổ KHXH đáp ứng yêu cầu dạy học theo chủ đề ở các trường
THCS
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chuyên môn tổ 47
KHXH đáp ứng yêu cầu dạy học theo chủ đề ở các trường THCS
1.5.1. Yếu tố chủ quаn
47
1.5.1.1.Năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo nhà trường, đặc biệt là 48

Hiệu trưởng
1.5.1.2. Nhận thức và năng lực của tổ trưởng chuyên môn
49
1.5.1.3. Đội ngũ giáo viên và trình độ chun mơn của giáo viên 50
trong trường
7


1.5.2. Yếu tố khách quаn
1.5.2.1. Môi trường KT - XH
1.5.2.2. Điều kiện cơ sở vật chất
1.5.2.3. Kinh phí hỗ trợ tổ chức các hoạt động chuyên môn
Kết luận chương 1
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ
CHUУÊN MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG
HỌC CƠ SỞ, QUẬN NGƠ QUYỀN, THÀNH PHỐ HẢI PHỊNG.
2.1. Khái qt tình hình về giáo dục cấp THCS quận Ngô Quyền,
thành phố Hải Phịng
2.1.1. Giới thiệu khái qt về quận Ngơ Quyền, thành phố Hải Phịng
và những tác động của nó đối với sự phát triển giáo dục và đào tạo
2.1.2. Tình hình giáo dục cấp THCS quận Ngơ Quyền, thành phố Hải
Phịng
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng hoạt động tổ chuyên mơn KHXH ở
các trường trung học cơ sở
2.2.1. Mục đích khảo sát
2.2.2. Nội dung khảo sát khi thực hiện rà sốt, điều chỉnh, xây dựng
chương trình dạy học theo chủ đề.
2.2.3. Phương pháp khảo sát
2.2.4. Xử lý kết quả khảo sát
2.3. Thực trạng hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THCS, quận

Ngơ Quyền, thành phố Hải Phịng
2.3.1. Về cơ cấu tổ chức
2.3.1.1.Về các tổ chun mơn, hành chính văn phòng:
2.3.1.2. Về đội ngũ:
2.3.2. Thực trạng về chất lượng giáo dục và hoạt động tổ chuyên môn
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn KHXH đáp ứng
yêu cầu dạy học theo chủ đề ở các trường THCS, quận Ngơ Quyền,
thành phố Hải Phịng
2.4.1.Về cơ cấu tổ chức tổ chuyên môn KHXH ở các trường THCS,
quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phịng
2.4.2. Thực trạng hoạt động tổ chun mơn KHXH đáp ứng yêu cầu
dạy học theo chủ đề ở các trường THCS, quận Ngơ Quyền , thành
phố Hải Phịng.
2.4.2.1. Kết quả hoạt động dạy học:
2.4.2.2. Công tác giáo dục thể chất, hoạt động ngoài giờ lên lớp:
2.4.3. Quản lý việc lập kế hoạch hoạt động, sinh hoạt hàng tuần tổ
chuyên môn KHXH đáp ứng yêu cầu dạy học theo chủ đề ở các
trường THCS, quận Ngô Quyền , thành phố Hải Phòng
8

50
50
50
51
53
55
55
55
56
58

58
59
59
60
60
60
60
60
63
64
64
65
67
69
70


2.4.3.1. Mục đích:
2.4.3.2. Yêu cầu:
2.4.3.3. Nội dung sinh hoạt chuyên môn ở tổ KHXH:
2.4.3.4. Thời gian Sinh hoạt chuyên môn ở tổ KHXH.
2.4.4. Quản lý hoạt động giảng dạy tổ chuyên môn KHXH đáp ứng
yêu cầu dạy học theo chủ đề ở các trường THCS, quận Ngô Quyền ,
thành phố Hải Phòng.
2.4.4. 1. Xác định tên chủ đề, thời lượng thực hiện
2.4.4. 2. Các yêu cầu của dạy học theo từng chủ đề
2.4.4. 3. Tổ chức thực hiện, thiêt kế tiến trình dạy học theo chủ đề
2.4.4.4. Tổ chức dạy học và dự giờ:
2.4.5. Quản lý hoạt động rà soát, điều chỉnh chương trình của tổ chun
mơn KHXH đáp ứng yêu cầu dạy học theo chủ đề ở các trường

THCS, quận Ngơ Quyền , thành phố Hải Phịng.
2.4.6. Quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
của giáo viên tổ chuyên môn KHXH đáp ứng yêu cầu dạy học theo
chủ đề ở các trường THCS, quận Ngô Quyền , thành phố Hải Phòng.
2.4.7. Quản lý việc đánh giá, bình xét thi đua đối với giáo viên tổ
chuyên môn KHXH đáp ứng yêu cầu dạy học theo chủ đề ở các
trường THCS, quận Ngô Quyền , thành phố Hải Phòng.
2.5. Những yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động tổ chuyên môn
KHXH đáp ứng yêu cầu dạy học theo chủ đề ở các trường THCS,
quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng
2.5.1. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan tới quản lý hoạt
động tổ chuyên môn KHXH đáp ứng yêu cầu dạy học theo chủ đề ở
các trường THCS, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng
2.5.2. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan tới quản lý hoạt
động tổ chuyên môn KHXH đáp ứng yêu cầu dạy học theo chủ đề ở
các trường THCS, quận Ngơ Quyền, thành phố Hải Phịng
2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn
KHXH đáp ứng yêu cầu dạy học theo chủ đề ở các trường THCS,
quận Ngô Quyền , thành phố Hải phòng.
2.6.1. Những điểm mạnh
2.6.2. Những điểm hạn chế
2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Kết luận chương 2.
CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUУÊN
MÔN KHXH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU DẠУ HỌC THEO CHỦ ĐỀ Ở
CÁC TRƯỜNG THCS, QUẬN NGƠ QUYỀN,THÀNH PHỐ HẢI
PHỊNG
9

71

71
71
72
73
74
74
75
76
77
79
82
83
83
84
85
85
86
87
88
89


3.1. Định hướng quản lý hoạt động tổ chuyên môn KHXH ở các
trường Trung học cơ sở Quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng trong
bối cảnh hiện nay.
3.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
3.2.1. Đảm bảo tính khoa học
3.2.2. Đảm bảo tính thực tiễn
3.2.3. Đảm bảo tính khả thi
3.3. Biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn KHXH đáp ứng yêu

cầu dạy học theo chủ đề ở các trường trung học cơ sở, quận Ngô
Quyền, thành phố Hải Phịng.
3.2.1. Biện pháp1. Quản lý tổ chun mơn KHXH xây dựng kế hoạch
hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả chuyên môn đáp ứng yêu cầu dạy
học theo chủ đề
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp
3.2.1.3. Cách thức thực hiện
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp:
3.2.2. Biện pháp 2. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhóm trưởng
chuyên môn, hỗ trợ các điều kiện cho hoạt động của đội ngũ nhóm
trưởng chun mơn trong quản lý hoạt động tổ chuyên môn, đáp ứng
yêu cầu dạy học theo chủ đề ở trường THCS
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
3.2.2.2. Nội dung của biện pháp
3.2.2.3. Cách thức thực hiện
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
3.2.3. Biện pháp 3. Quản lý đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo
hướng nghiên cứu bài học; đáp ứng yêu cầu dạy học theo chủ đề, phát
triển năng lực và phẩm chất của học sinh
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
3.2.3.2. Nội dung của biện pháp
3.2.3.3. Cách thức thực hiện
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
3.2.4. Biện pháp 4. Quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn của giáo
viên đáp ứng yêu cầu dạy học theo chủ đề.
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
3.2.4.2. Nội dung của biện pháp
3.2.4.3. Cách thức thực hiện
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

3.2.5. Biện pháp 5. Quản lý kiểm tra, giám sát thực hiện quy chế
chuyên môn KHXH của giáo viên và xử lý kết quả sau kiểm tra
10

89
89
89
89
90
90
90
90
90
92
96
97

97
98
98
99
100
100
100
101
103
103
103
103
103

103
104


3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp
3.2.5.2. Nội dung của biện pháp
3.2.5.3. Cách thức thực hiện
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
3.2.6. Biện pháp 6. Quản lý công tác đánh giá xếp loại thi đua của tổ
chuyên môn KHXH, quận Ngô quyền thành phố Hải Phòng
3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp
3.2.6.2. Nội dung của biện pháp
3.2.6.3. Cách thức thực hiện
3.2.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
3.3. Khảo nghiệm các mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp đề xuất quản lý giáo dục hoạt động tổ chuyên môn KHXH của 3
THCS quận Ngô Quyền , thành phố Hải Phòng
3.3.1. Các bước tiến hành
3.3.2. Nội dung khảo nghiệm quản lý giáo dục hoạt động tổ chuyên
môn KHXH của 3 THCS quận Ngơ Quyền , thành phố Hải Phịng
3.3.3. Phương pháp khảo nghiệm quản lý giáo dục hoạt động tổ chuyên
môn KHXH của 3 THCS quận Ngô Quyền , thành phố Hải Phòng
3.3.4. Kết quả khảo nghiệmquản lý giáo dục hoạt động tổ chuyên môn
KHXH của 3 THCS quận Ngô Quyền , thành phố Hải Phịng
3.3.4.1. Khảo sát tính cần thiết của các biện pháp quản lý giáo dục
hoạt động tổ chuyên môn KHXH của 3 THCS quận Ngô Quyền , thành
phố Hải Phịng
3.3.4.2. Khảo sát tính khả thi của các biện pháp
3.4.4.3. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và tính khả thi
Kết luận chương 3

KẾT LUẬN
1. Kết luận
1.1. Về lí luận
1.2. Đề xuất
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với tổ trưởng chuyên môn KHXH
2.2. Đối với Ban giám hiệu trường THCS
2.3. Đối với các giáo viên
2.4. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ngơ Quyền, thành phố
Hải Phịng
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

11

104
104
104
105
106
106
106
107
107
112
112
113
113
114
114

116
118
121
122
122
122
123
121
124
124
125
125
126
128


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Nghị quyết Đại hội Đảng VI đã chỉ rõ: “ Đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo theo nhu cầu của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu
cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa – xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế
phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Nghị quyết 29/NQ-TW ngày 04/11/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
cũng nêu rõ: “Thực hiện khâu then chốt là đổi mới cơ chế quản lý giáo dục và
phát triển đội ngũ nhà giáo, đã chỉ đạo việc giao quyền tự chủ cho các trường
phổ thông xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường đáp ứng mục
tiêu của chương trình giáo dục phổ thông; thực hiện sinh hoạt tổ chuyên môn
dựa trên nghiên cứu bài học để nâng cao năng lực sư phạm của đội ngũ nhà
giáo trên tinh thần "bồi dưỡng tại cơng việc". Ngành giáo dục đang tích cực
để triển khai chương trình giáo dục phổ thơng mới theo định hướng phát triển

năng lực, phẩm chất người học. Trong đó giáo viên là yếu tố then chốt nâng
cao chất lượng dạy và học; trong đó xây dựng kế hoạch giáo dục cho từng
môn học, hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất
học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Trong nhà trường
Trung học cơ sở (THCS) đội ngũ giáo viên được tổ chức thành các tổ chuyên
môn theo các môn học; tổ chun mơn là mắt xích quan trọng trong cơ cấu tổ
chức của nhà trường THCS. Hoạt động giáo dục của tổ chuyên môn quyết
định đến sự chất lượng giáo dục của thầy và trò; đồng thời hoạt động này
cũng quyết định đến sự phát triển toàn diện của nhà trường THCS.
Tổ chuyên môn của giáo viên do Hiệu trưởng thành lập nhưng để giám
sát, chỉ đạo chính là Phó hiệu trưởng và các Tổ trưởng chun mơn trên cơ sở
những người cùng có nhiệm vụ, phạm vi chuyên môn được đào tạo cũng như
phẩm chất đạo đức của họ. Dưới sự điều hành của Phó hiệu trưởng, các tổ
chuyên môn thực hiện nhiệm vụ năm học, thực hiện chương trình đào tạo theo
12


kế hoạch đã đề ra. Tổ chun mơn có nhiệm vụ lãnh đạo và tổ chức các thành
viên trong tổ thực hiện các nhiệm vụ nhà trường giao. Chất lượng chuyên
môn của giáo viên THCS phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có trình độ
quản lý hoạt động chun môn của tổ chuyên môn. Để các tổ chuyên môn
hoạt động có hiệu quả thì các chủ thể quản lý phải có năng lực điều hành đến
từng giáo viên. Trong nhà trường THCS các chủ thể quản lý hoạt động
chuyên mơn gồm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và tổ trưởng chun mơn; đặc
biệt là các tổ trưởng chun mơn vì họ là người trực tiếp truyền đạt, hướng
dẫn các thành viên tổ hoạt động chuyên môn của nhà trường. Dưới sự điều
hành của Tổ trưởng, các nhóm chun mơn thực hiện nhiệm vụ năm học, thực
hiện chương trình đào tạo theo kế hoạch đã đề ra để xây dựng kế hoạch giáo
dục cho từng môn học, hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng
lực, phẩm chất học sinh, rà sốt, điều chỉnh những bất cập trong chương trình

sách giáo khoa hiện hành, tương ứng với chủ đề dạy học để sắp xếp lại thành
một số bài học tích hợp của từng mơn hoặc liên mơn….Do đó, quản lí hoạt
động chuyên môn là nhiệm vụ hàng đầu, là trọng tâm trong q trình quản lí
của Ban giám hiệu nói chung và của tổ trưởng tổ chun mơnnói riêng.
Vấn đề quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS đã có rất
nhiều các văn bản Nhà nước chỉ đạo hoạt động, các cơng trình nghiên cứu;
song mỗi địa bàn lại có đặc thù riêng. Hiện nay hoạt động tổ chun mơn tại
các trường THCS nói chung và các trường THCS tại quận Ngơ Quyền, thành
phố Hải Phịng nói riêng khi thực hiện rà soát, điều chỉnh, sắp xếp lại chương
trình vẫn cịn một số bất cập cần phải khắc phục khi thực hiện nhiệm vụ năm
học như: tính kế hoạch hoạt động chuyên môn chưa thực sự khoa học, chất
lượng sinh hoạt chuyên môn chưa cao, phương pháp quản lý còn chưa đổi
mới, các chế độ dạy học và cơng tác thanh – kiểm tra chun mơn chưa duy
trì chặt chẽ...ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học của giáo viên và uy
tín giáo dục của nhà trường. Mặt khác giải pháp quản lý của Ban giám hiệu
13


trong các nhà trường khác nhau và tính độc lập sáng tạo của mỗi tổ trong các
nhà trường THCS chưa đạt mục đích yêu cầu, đặc biệt trong việc hoạt động
các tổ chuyên môn ở mỗi nhà trường THCS khác nhau. Việc tiếp thu và chỉ
đạo từ Ban giám hiệu đến các tổ trưởng và đến từng giáo viên trong việc quản
lý hoạt động tổ chuyên môn cần đáp ứng yêu cầu đổi mới, phải xây dựng
chương trình nhà trường đáp ứng dạy học theo chủ đề để phù hợp với đặc
điểm, tình hình riêng của từng đơn vị.
Với những lý do trên, bản thân là một tổ trưởng chỉ đạo, phụ trách môn
Khoa học xã hội (KHXH) của trường THCS Lê Hồng Phong, quận Ngơ
Quyền, trong q trình chỉ đạo tổ chuyên môn tại đơn vị, tôi thấy rõ vai trò
quan trọng của các chủ thể quản lý đối với hoạt động chuyên môn tổ Khoa
học xã hội trong việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục trong nhà

trường...Vì vậy, chúng tơi chọn đề tài: "Quản lý hoạt động chuyên môn tổ
Khoa học xã hội đáp ứng yêu cầu dạy học theo chủ đề ở các trường THCS
quận Ngơ Quyền, thành phố Hải Phịng" làm đề tài Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động của tổ chuyên
môn KHXH trường THCS thuộc quận Ngơ Quyền, thành phố Hải Phịng, đề
xuất các biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ KHXH đáp
ứng yêu cầu dạy học theo chủ đề nhằm đổi mới chương trình giáo dục phổ
thơng, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường nói riêng và
quận Ngơ Quyền, thành phố Hải Phịng nói chung.
3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động chuyên môn của tổ Khoa học xã hội đáp ứng yêu
cầu dạy học theo chủ đề.

14


3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn của tổ Khoa học xã hội đáp
ứng yêu cầu dạy học theo chủ đề.
4. Giả thuyết khoa học
4.1. Hiện nay, quản lý hoạt động tổ chuyên môn của tổ KHXH đáp ứng yêu
cầu dạy học theo chủ đề ở các trường THCS quận Ngơ Quyền, thành phố
Hải Phịng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Mặc dù vậy, để đáp ứng
được chương trình đổi mới giáo dục của chương trình phổ thơng tổng thể năm
2018 thì u cầu bắt buộc các tổ chun mơn phải có những yêu cầu mới về
phương thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học; đặc biệt là việc xây dựng
các chủ đề liên mơn, tích hợp... phù hợp với nội dung yêu cầu đổi mới.

4.2. Nếu đề xuất được những biện pháp quản lí hoạt động chun mơn của tổ
Khoa học xã hội một cách khoa học, hợp lí, phù hợp với điều kiện mới sẽ
góp phần nâng cao chất lượng dạy và học theo yêu cầu đáp ứng dạy học theo
chủ đề - một trong những việc làm cấp thiết của trường THCS.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chuyên môn tổ Khoa học
xã hội đáp ứng yêu cầu dạy học theo chủ đề ở các trường THCS.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động chuyên môn tổ KHXH
của các trường THCS, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
5.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn tổ KHXH tại các
trường THCS, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng đáp ứng yêu cầu dạy
học theo chủ đề.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn trong nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động tổ
chuyên môn KHXH ở 03 trường THCS qua sự đánh giá của phịng giáo dục –
đào tạo quận Ngơ Quyền, Hải phòng.

15


Số liệu tham khảo từ các báo cáo tổng kết, các sản phẩm hoạt động tổ
chuyên môn KHXH ở 03 trường từ năm học 2019 – 2020, năm học 2020 –
2021.
*Phạm vi khách thể khảo sát:
Ban giám hiệu, tổ trưởng, giáo viên của 3/10 trường THCS thuộc Quận
Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. Cụ thể:
Số khách thể tham gia khảo sát 121 người, trong đó 3 hiệu trưởng, 6
hiệu phó, 3 tổ trưởng tổ chuyên môn tổ KHXH và 109 giáo viên trường
THCS của 3 trường THCS quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
*Phạm vi về địa bàn nghiên cứu:

Ba trường THCS thuộc quận Ngơ Quyền, thành phố Hải Phịng.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Thu thập tài liệu, văn bản, sách, giáo trình... để tổng hợp hóa, khái quát
hóa, chọn lựa một số khái niệm làm cơ sở lý luận cho đề tài có liên quan đến
quản lý hoạt động chuyên môn tổ Khoa học xã hội đáp ứng yêu cầu dạy học
theo chủ đề ở các trường THCS
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra viết: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (phương
pháp anket) là một phương pháp trưng cầu ý kiến, được thực hiện cùng một
lúc với nhiều người theo một bảng hỏi in sẵn. Sử dụng bảng hỏi cho cán bộ
quản lý, giáo viên ở 3 trường THCS.
- Phương pháp quan sát: Quan sát trực tiếp cũng như gián tiếp các hoạt động
quản lý, hoạt động chuyên môn tổ Khoa học xã hội đáp ứng yêu cầu dạy học
theo chủ đề ở các trường THCS.
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm giáo dục và tổng kết các kinh
nghiệm quản lý hoạt động chuyên môn tổ Khoa học xã hội
- Phương pháp phỏng vấn: Trong các cuộc phỏng vấn, đưa ra những câu hỏi
theo một chương trình định sẵn dựa trên mục đích của đề tài.
16


7.3. Phương pháp xử lý số liệu
Thu thập dữ liệu và xử dụng toán thống kê để xử lý các mục dữ liệu,
tạo thơng tin có ý nghĩa phục vụ cho đề tài.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo,
phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chuyên môn tổ Khoa học xã
hội đáp ứng yêu cầu dạy học theo chủ đề ở các trường THCS.

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động chuyên môn tổ Khoa học xã hội ở
các trường THCS, quận Ngơ Quyền, thành phố Hải Phịng.
Chương 3: Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn tổ Khoa học xã
hội đáp ứng yêu cầu dạy học theo chủ đề ở các trường THCS, quận Ngô
Quyền, thành phố Hải Phòng.

17


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
CHUYÊN MÔN TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI ĐÁP ỨNG УÊU CẦU
DẠY HỌCTHEO CHỦ ĐỀ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu về quản lý hoạt động chuyên môn tổ
Khoa học xã hội đáp ứng yêu cầu dạy học theo chủ đề ở các trường
THCS.
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới:
Giáo dục (tiếng Anh: Education) theo nghĩa chung là hình thức học tập theo
đó kiến thức, kỹ năng và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy. Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng
dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thơng qua tự học. Bất cứ trải nghiệm nào
có ảnh hưởng đáng kể lên cách mà người ta suy nghĩ, cảm nhận, hay hành động
đều có thể được xem là có tính giáo dục.
Nelson Mandela từng phát biểu: “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có
thể sử dụng để thay đổi cả thế giới".
L.E. Landon cũng từng khẳng định trong cuốn tiểu thuyết Ethel Churchill: “ sự
ngu dốt, hơn hẳn cả sự ở không, mới là mẹ của tất cả các thói xấu. Định mệnh của
các thế hệ tương lai nằm ở nền giáo dục khôn ngoan, một nền giáo dục cần phải
phổ cập để có thể có ích lợi”.
Giáo dục Nhật Bản vận hành theo nguyên lý “mỗi người học sẽ trở thành một cá

nhân hoàn thiện đạo đức”. Phương châm của người Nhật là “Cần phải nhắm tới
thực hiện xã hội ở đó từng cơng dân có thể mài giũa nhân cách bản
thân…”.Chuyên gia giáo dục Bassey Ubong của Nigeria khi nghiên cứu giáo dục
Nhật Bản đã phát biểu rằng “Đạo đức cịn có nghĩa là ý thức tuân thủ kỷ luật cao
độ được phản ánh thông qua quan niệm xem giáo dục là một con đường dẫn đến
cuộc sống tốt đẹp hơn. Từ đó thanh niên tích cực học tập, tuân theo các chuẩn

18


mực về tôn trọng mọi người xung quanh và tham gia đóng góp nhằm giảm thiểu tỉ
lệ thất nghiệp, ai nấy đều tốt nghiệp và có việc làm”.
Giáo dục Phần Lan xem công bằng là một trong những điều quan trọng nhất. Ông
Olli Luukkainen, chủ tịch hội đồng giáo viên Phần Lan chia sẻ “Tất cả trẻ em ở
Phần Lan dù thành thị hay nông thôn đều được hưởng một nền giáo dục như
nhau.”Thực hiện tiêu chí cơng bằng này, giáo dục Phần Lan không phân biệt giàu
hay nghèo, thành thị hay nông thôn, tất cả đều được hưởng một nền giáo dục
nhưnhau. Từ những nhận định này đều cho thấy giáo dục chính là cái nơi của xã
hội. Nếu muốn phát triển một đất nước, muốn thay đổi cả thế giới, việc đầu tiên
chúng ta cần làm chính là nhìn lại nền giáo dục.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước:
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần đã khẳng định vai trò của giáo
dục:“Nhiệm vụ giáo dục là rất quan trọng và vẻ vang, bởi khơng có thầy giáo
thì khơng có giáo dục”. Trong sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay thì những
lời chỉ dạy của Người vẫn cịn ngun giá trị, đó khơng chỉ có ý nghĩa về mặt
lý luận mà còn mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Để thực hiện thay đổi giáo dục
thì những người thầy người cơ phải tích cực học hỏi,nâng cao trình độ chun
mơn để thực hiện tốt chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 và đối
với bậc THCS sẽ thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng từ năm học
2021-2022.

Nhận thức được tầm quan trọng của GD-ĐT và vai trò của BGH nhà
trường trong việc quản lý tổ chuyên môn, ở nước ta trong những năm gần
đâyđã có những cơng trình nghiên cứu đề cập tới các khía cạnh khác nhau đến
quản lý hoạt động tổ chuyên môn, quản lý hoạt động dạy học để nâng cao
chất lượng giáo dục trong các nhà trường, đáp ứng yêu cầu dạy học theo chủ
đề nhằmnâng cao chất lượng dạy và học. Ngày 28/8/2019, Bộ Giáo dục và
Đào tạo đã có cơng văn số 3892/BGDĐT-GDTrH về việc Hướng dẫn thực
hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2019-2020, trong mục III: “tích
19


cực triển khai chương trình giáo dục phổ thơng năm 2018 có 06 nội dung
chính; các nhà trường triển khai chú ý nội dung 4 và 5”. Nội dung 4 – III, có
đề cập đến việc: “tổ chức rà sốt đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu giáo
viên ở từng môn học, lớp học, cấp học để xây dựng kế hoạch sắp xếp, bổ sung
đội ngũ giáo viên; xây dựng kế hoạch và phối hợp với các cơ sở đào tạo giáo
viên để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên thực hiện Chương trình giáo dục
phổ thơng 2018 phù hợp với kế hoạch của Bộ GDĐT”.
Các bài viết liên quan đến đề tài như:tác giả Trần Thị Tuyết Mai trong
bài viết: “ Xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động sư phạm của tổ
chuyên môn trong trường trung học phổ thơng” - tạp chí Khoa học Giáo dục,
số 26, tháng 11 năm 2007.
Tác giả Trần Văn Dũng trong bài viết: “ Năng lực quản lý chuyên mơn
của BGH trong đổi mới nhà trường” - tạp chí Khoa học Giáo dục - năm 2010.
Tác giả Nguyễn Thị Lan Anh trong bài viết: “Tìm hiểu vai trị của tổ
trưởng chuyên môn ở trường trung học phổ thông” - tạp chí Quản lý Giáo
dục, số 43 năm 2012...
Ngồi ra cịn có các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài như:
“Quản lí hoạt động tổ chun mơn ở trường THPT Cơng Nghiệp Việt Trì, tỉnh
Phú Thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay ” của tác giả Lê Thị

Nguyệt Nga (Trường ĐH Giáo dục) đã khái qt hoạt động tổ chun mơn ở
cấp THPT, trong đó tác giả đã đề cập đến công tác tổ trưởng chuyên môn, xây
dựng kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn, đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn,
các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở cấp THPT.
Tác giả Lê Anh Đông tại Đại học Đà Nẵng trong đề tài nghiên cứu:
"Biện pháp quản lý tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở quận Sơn Trà, Đà
Nẵng" cũng nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác quản lý tổ chuyên môn của
hiệu trưởng trường trung học cơ sở, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý tổ
chuyên môn của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục ở
trường trung học cơ sở quận Sơn Trà, Đà Nẵng.
20


Tác giả Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Đại học sư phạm Hà Nội trong đề
tài: “Quản lý hoạt động tổ chuyên môn đáp ứng yêu cầu dạy học theo chủ đề
ởcác trường THCS, quận Hải An,thành phố Hải Phòng" cũng đề cập tới quản
lý các tổ chuyên môn trường trung học cơ sở trên địa bàn quận Hải An –
thành phố Hải phịng, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý các tổ chuyên môn
nhằm nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục ở trường trung học cơ sở trên
địa bàn thành phố.
Với những nghiên cứu của các tác giả đi trước có tác dụng rất lớn trong
việc tham khảo trong việc xây dựng lý luận của đề tài. Các nghiên cứu đã là
nguồn tài liệu vô cùng quý giá để có thể xây dựng những biện pháp thiết thực
hơn, phù hợp hơn với đặc điểm địa phương của đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên,
với yêu cầu của giáo dục hiện nay là giáo viên phải tự điều chỉnh và xây dựng
nội dung các tiết học theo chủ đề dạy học. Tổ trưởng chuyên môn phải biết
điều chỉnh, sắp xếp lại chương trình sao cho vẫn đảm bảo số tiết theo quy
định trong phân phối chương trình hiện hành mà nội dung các tiết liên quan
sắp xếp theo chủ đề dạy học liên mơn, tích hợp, theo hướng giáo dục Stem
của tổ mình quản lý. Giáo dục hiện nay là phải giáo dục cho học sinh những

năng lực người lao động trong thời đại 4.0, đó là phải có trí tuệ và các năng
lực như: năng lực tự học, tự nghiên cứu; có năng lực giao tiếp và tự khám
phá, giải quyết các vấn đề, có khả năng sáng tạo.
Để quản lý tốt hoạt động chuyên môn tổ KHXH đáp ứng yêu cầu dạy
học theo chủ đề ở trường THCS quận Ngơ Quyền, thành phố Hải Phịng trong
giai đoạn hiện nay, cần tìm hiểu thực trạng để đề xuất các biện pháp quản lý
của tổ trưởng chuyên môn tổ KHXH tại các trường THCS quận Ngô Quyền.
Kế thừa thành quả của các cơng trình đi trước, tác giả luận văn mong muốn
nghiên cứu lý luận, khảo sát, đánh giá thực trạng để đưa ra những biện pháp
quản lý hoạt động chuyên môn tổ KHXH của tổ trưởng chuyên môn đáp ứng
yêu cầu dạy học theo chủ đề tại các trường THCS quận Ngơ Quyền, thành
phố Hải Phịng.
21


1.2. Một số khái niệm công cụ của đề tài
1.2.1. Khái niệm quản lý
Hoạt động quản lý xuất hiện rất sớm từ khi con người biết hợp sức lại
với nhau để thực hiện một mục đích nào đó. Từ thời thượng cổ, trung cổ đến
nay, trải qua hàng nghìn năm lịch sử phát triển hoạt động quản lý đã có
những phát triển và trở thành bộ môn khoa học quản lý. Trong hệ thống
các trường học nói chung và trường THCS nói riêng thì hoạt động quản lý tổ
chun mơn rất quan trọng và là cốt lõi để nhà trường đạt được chất lượng
giáo dục tốt để phát triển nhà trường. Vấn đề này đã được nhiều nhà nghiên
cứu, nhiều nhà quản lý giáo dục trên thế giới đã nghiên cứu.Có nhiều khái
niệm khác nhau về quản lý.
C.Mac đã viết: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động
chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều đều cần đến một
sự chỉ đạo điều hành những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng
chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể, khác với sự vận động của

các khí quan độc lập với nó. Một người độc tấu vĩ cầm thì tự điều khiển lấy
mình, cịn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”. [9, tr.180] .
Markparker Follit lại cho rằng: “Quản lý là một nghệ thuật khiến công việc
được thực hiện thông qua người khác”. Tư tưởng và quan điểm về “Quản lý”
đã có từ rất lâu, khoảng hơn 2500 năm nhưng đến cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ
XX, vấn đề “quản lý” theo khoa học mới xuất hiện. Người khởi xướng là
Frendrich Wioslow Taylor với cuốn “Các nguyên tắc quản lý theo khoa học”.
Theo ông, người quản lý phải là nhà tư tưởng, nhà lên kế hoạch chỉ đạo tổ
chức công việc”. F. W. Taylor cho rằng: “Quản lý là biết chính xác điều bạn
muốn người khác làm và sau đó thấy rằng họ đã hồn thành cơng việc một
cách tốt nhất và rẻ nhất”.
H. Koontz thì lại khẳng định: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm
bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục đích
22


của nhóm (tổ chức). Mục tiêu của quản lý là hình thành một mơi trườngmà
trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền
bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất”. [16. tr. 327]
Tại Việt Nam, trong quá trình hình thành và phát triển của khoa học lý
luận quản lý, khái niệm quản lý đã được các nhà nghiên cứu đưa ra theo nhiều
cách khác nhau:
Theo quan niệm truyền thống thì quản lý gồm các thành phần: chủ thể
quản lý, đối tượng quản lý, mục tiêu quản lý. Quản lý là q trình tác động có
ý thức của chủ thể vào một bộ máy (đối tượng quản lý) bằng cách vạch ra
mục tiêu cho bộ máy, tìm kiếm các biện pháp tác động để bộ máy đạt tới mục
tiêu đã xác định. Cịn theo quan niệm hiện nay thì các nhà nghiên cứu cho
rằng: “Quản lý là những hoạt động có phối hợp nhằm định hướng và kiểm
sốt q trình tiến tới mục tiêu” [10, tr.1].
Theo Từ điển Tiếng Việt - Viện Ngôn ngữ học (1994) viết: "Quản lý là trông

coi, giữ gin theo những yêu cầu nhất định. Là tổ chức và điều khiển các hoạt
động theo những yêu cầu nhất định ".
Đặng Quốc Bảo cho rằng: "Bản chất của hoạt động quản lý gồm hai q trình
tích hợp vào nhau, q trình "quản" gồm sự coi sóc giữ gìn để duy trì tổ chức
trạng thái ổn định, quá trình "lý" gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới đưa hệ
vào thế phát triển" [23, tr.1].
Nguуễn Minh Đạo: "Quản lý là sự tác động chỉ huу, điều khiển, hướng dẫn
các quá trình xã hội và hành vi hoạt động củа con người nhằm đạt tới mục
tiêu đã đề rа" (Cơ sở khoа học quản lý, NXB Chính trị quốc giа, Hà Nội
1997). "Quản lý là việc đạt tới mục đích củа tổ chức một cách có kết quả và
hiệu quả thơng quа q trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm trа các
nguồn lực củа tổ chức" (Khoа học quản lý, tập I, Trường ĐH KTQD, Hà Nội
2001).

23


Nguyễn Ngọc Quang: "Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ
thể quản lý đến tập thể những người lao động (nói chung là khách thể quản lý)
nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến" [37, tr.108].
Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt:" Quản lý là một q trình định hướng, q
trình có mục tiêu quản lý nhằm mục đích đạt được những mục tiêu nhất định”.
Tiếp cận theo quan điểm hệ thống, GS. Hà Thế Ngữ lại cho rằng: "Quản lý là
dựa vào các quy luật khách quan vốn có của hệ thống, để tác động đến hệ
thống, nhằm chuyển hệ thống đó sang một trạng thái mới" [34, tr.106].
Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Q trình đạt
đến mục tiêu của tổ chức bằng vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch
hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra”. [10, tr. 9]
Khi xã hội càng phát triển thì vai trị của hoạt động quản lý càng trở
nên quan trọng. Đối với một tổ chức,một đơn vị hiệu quả quản lý sẽ quyết

định sự thành bại của tổ chức, đơn vị đó. Vì vậy, những người làm cơng tác
quản lý cần phải trang bị cho mình những kiến thức lý luận của khoa học
quản lý. Trong quá trình quản lý cấp THCS hiện nay, các trường THCS triển
khai các hoạt động chuyên môn dựa trên các quy định,văn bản chỉ đạo của
Nhà nước. Từ đó nhà trường xây dựng và triển khai các kế hoạch và hoạt
động chun mơn cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và địa
phương.
Mặc dù các quan niệm trên được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau,
chúng ta có thể hiểu khái niệm quản lý theo nghĩa chung nhất: quản lý là tác
động có chủ đích của chủ thể quản lý, nó được thực hiện bởi một nhóm xã hội
hoặc một tổ chức. Từ các phân tích đích có thể hiểu: “Quản lý là sự hoạt
động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý
nhằm đạt được mục tiêu đề ra”.

24


1.2.2. Khái niệm quản lý giáo dục
Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là quá trình
truyền thụ và tiếp thu những kinh nghiệm đúc kết trong q trình phát triển
của xã hội lồi người.Thế hệ trước truyền đạt cho thế hệ sau, thế hệ sau phải
có trách nhiệm đúc kết, kế thừa, phát triển và bổ sung những kinh nghiệm đó.
C.Mác: “Giáo dục là một hiện tượng xã hội nhưng nó khơng bất biến mà là
quá trình biến đổi liên tục, tùy thuộc vào biến đổi của nền sản xuất xã hội, vào
sự phát triển khoa học kỹ thuật –công nghệ và lịch sử mà đã hình thành nên
những nền giáo dục khác nhau”.
Giáo dục có vị trí đặc biệt quan trọng, vừa là sản phẩm của xã hội, vừa
là nhân tố tích cực, động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Ngày nay giáo dục trở
thành nhân tố quyết định thúc đẩy xã hội phát triển vì chỉ có giáo dục mới đào
tạo được nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho quốc gia. Vì vậy, giáo dục

trở thành mục tiêu phát triển hàng đầu của tất cả các quốc gia trên thế giới.
Giáo dục là một dạng hoạt động xã hội nên có sự quản lý, đó là quản lý giáo
dục. Cũng giống như khái niệm quản lý, quản lý giáo dục được hiểu một cách
rất đa dạng tùy theo góc độ nghiên cứu và cách tiếp cận của các nhà khoa học.
Theo từ điển tiếng Việt giải thích thì quản lý giáo dục là những tác động tự
giác, hệ thống nhằm thực hiện có chất lượng, hiệu quả các mục tiêu phát triển
giáo dục và đào tạo thanh niên mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục.
M.I.Kônđаcôp: “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý
thức và hướng đích củа chủ quản lý ở các cấp khác nhаu, đến tất cả các mắt
xích củа hệ thống (từ Bộ đến trường) nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành
nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quу luật
chung củа xã hội cũng như các quу luật củа quá trình giáo dục, củа sự phát
triển thể lực và tâm lý trẻеm” [21;124].
Nguуễn Ngọc Quаng: “Quản lý là hệ thống những tác động có mục đích, có
kế hoạch hợp quу luật củа chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo
25


×