Tải bản đầy đủ (.docx) (115 trang)

Tạo động lực cho người lao động tại Tổng công ty phát điện 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 115 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------

PHẠM VIỆT TIẾN

TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
TẠI TỔNG CÔNG TY PHÁT ĐIỆN 1

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ NỘI, NĂM 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------

PHẠM VIỆT TIẾN

TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
TẠI TỔNG CÔNG TY PHÁT ĐIỆN 1
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Tổng hợp
Mã số: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học:
TS. DƯƠNG CÔNG DOANH

HÀ NỘI, NĂM 2021


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn “Tạo động lực lao động cho người lao động tại
Tổng công ty phát điện 1” là cơng trình nghiên cứu thực sự của tôi, chưa từng được
công bố trong bất cứ một cơng trình nghiên cứu nào. Đồng thời, các số liệu, nội
dung được trình bày trong luận văn này là hồn toàn hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các
quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tơi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm
sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu
này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình.
Học viên

Phạm Việt Tiến


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài “Tạo động lực lao động cho người
lao động tại Tổng công ty Phát điện 1” tôi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt
tình của các cán bộ, ban lãnh đạo Tổng cơng ty để hồn thành luận văn này.
Với tình cảm chân thành, tơi bày tỏ lịng biết ơn đối với Khoa Quản trị kinh
doanh – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, các thầy giáo, cô giáo đã tham gia quản
lý, giảng dạy và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu.
Tơi xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến TS. Dương Công Doanh – người đã
trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về kiến thức, tài liệu và phương pháp để tôi hồn thành
đề tài này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt q trình thực hiện đề tài, song có thể
cịn có những mặt hạn chế, thiếu sót, tơi rất mong nhận được ý kiến đóng góp và sự
chỉ dẫn của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp.

MỤC LỤ



LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ..........................................................................i
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO
ĐỘNG...................................................................................................................... 6
1.1. Khái niệm cơ bản về tạo động lực...................................................................6
1.1.1. Động lực.................................................................................................6
1.1.2. Phân loại động lực của người lao động...................................................8
1.1.3. Tạo động lực...........................................................................................9
1.2. Công cụ tạo động lực trong doanh nghiệp......................................................9
1.2.1. Tạo động lực bằng công cụ tài chính.....................................................10
1.2.2. Tạo động lực bằng các cơng cụ phi tài chính........................................15
1.3. Các tiêu chí đánh giá động lực lao động.......................................................21
1.3.1. Kết quả và hiệu quả của công việc........................................................21
1.3.2. Mức độ gắn bó với cơng ty...................................................................21
1.3.3. Mức độ hài lịng của người lao động với công việc..............................22
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới tạo động lực làm việc cho người lao động................22
1.4.1. Các yếu tố thuộc về phía bản thân người lao động................................23
1.4.2. Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp.........................................................25
1.4.3. Các yếu tố thuộc về mơi trường bên ngồi............................................27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI
LAO ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY PHÁT ĐIỆN 1..........................................29
2.1. Giới thiệu chung về Tổng cơng ty phát điện 1..............................................29
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển............................................................29



2.1.2. Cơ cấu tổ chức Tổng công ty Phát điện 1..............................................31
2.1.3. Tổng quan về nguồn nhân lực Tổng công ty Phát điện 1......................32
2.1.4. Kết quả kinh doanh của EVNGENCO1................................................35
2.2. Thực trạng tạo động lực cho người lao động tại Tổng công ty phát điện 1
EVNGENCO1........................................................................................................37
2.2.1. Thực trạng nhu cầu của người lao động tại EVNGENCO 1..................37
2.2.2. Đánh giá thực trạng tạo động lực cho người lao động tại EVNGENCO 1...38
2.3. Kết quả tạo động lực cho người lao động tại EVNGENCO1......................55
2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tạo động lực lao động cho người lao
động tại EVNGENCO1.........................................................................................55
2.4.1. Nhân tố người lao động.........................................................................55
2.4.2. Nhân tố thuộc về công ty......................................................................56
2.4.3. Các nhân tố thuộc về mơi trường bên ngồi..........................................57
2.5. Đánh giá chung về thực trạng tạo động lực lao động cho người lao động tại
Tổng công ty Phát điện 1.......................................................................................58
2.5.1. Những ưu điểm, kết quả đạt được trong chính sách tạo động lực tại
EVNGENCO1................................................................................................58
2.5.2. Những hạn chế, tồn tại..........................................................................59
2.5.3. Nguyên nhân tồn tại..............................................................................60
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI
LAO ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY PHÁT ĐIỆN 1..........................................62
3.1. Định hướng phát triển của EVNGENCO1...................................................62
3.1.1. Định hướng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh đến năm 2025...62
3.1.2. Phương hướng, kế hoạch công tác tạo động lực cho người lao động đến
năm 2025........................................................................................................63
3.2. Đề xuất một số giải pháp tạo động lực cho người lao động của
EVNGENCO1 đến năm 2025...............................................................................64
KẾT LUẬN............................................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO



PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BHXH
CBNV
EVNGENCO1
HCNS
HĐLĐ

Bảo hiểm xã hội
Cán bộ nhân viên
Tổng cơng ty Phát điện 1
Hành chính-nhân sự
Hợp đồng lao động

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌN


Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh của EVNGENCO1..................................................36
Bảng 2.2. Bảng đánh giá mức độ nhu cầu của người lao động tại EVNGENCO 1..37
Bảng 2.3. Mức lương bình quân của người lao động tại EVNGENCO1 qua các năm...38
Bảng 2.4. Đánh giá về chính sách tiền lương của EVNGENCO1...........................41
Bảng 2.5. Bình qn tiền thưởng của EVNGENCO1..............................................43
Bảng 2.6. Đánh giá của người lao động về chính sách tiền thưởng.........................44
Bảng 2.7. Đánh giá của người lao động về chính sách phúc lợi..............................46
Bảng 2.8. Đánh giá của người lao động về công tác đào tạo...................................49
Bảng 2.9. Đánh giá của nhân viên về công tác đánh giá thực hiện công việc..........52

Bảng 2.10. Đánh giá của nhân viên về điều kiện làm việc.......................................53
Bảng 2.11. Đánh giá của người lao động về văn hóa tổ chức..................................54
Bảng 2.12. Đánh giá của người lao động về công tác tạo động lực.........................55
Bảng 3.1. Mô hình đánh giá của tiến sĩ Donald Kir Patrick.....................................66
Bảng 3.2. Mô tả công việc của chuyên viên tuyển dụng..........................................68

Sơ đồ 1.1: Lý thuyết về bậc thang nhu cầu của Abraham Maslow..........................10
Sơ đồ 1.2: Tác động của sự công bằng giữa quyền lợi, sự thỏa mãn và thực hiện
cơng việc...............................................................................................16

Hình 1.1. So sảnh lý thuyết về động lực của Maslow và Herzberg..........................20
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức Tổng cơng ty Phát điện 1................................................31
Hình 2.2. Biểu đồ phân loại nguồn nhân lực EVNGENCO1 theo giới tính.............33
Hình 2.3. Biểu đồ phân loại nguồn nhân lực EVNGENCO1 theo độ tuổi...............34
Hình 2.4. Biểu đồ phân loại nguồn nhân lực EVNGENCO1 theo cơ cấu................35


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------

PHẠM VIỆT TIẾN

TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
TẠI TỔNG CÔNG TY PHÁT ĐIỆN 1

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Tổng hợp
Mã số: 8340101

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ


HÀ NỘI, NĂM 2021


1

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Tính cấp thiết của đề tài
Dưới ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 tồn cầu, khơng chỉ các doanh nghiệp
mà những người lao động cũng phải chịu rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Đặc biệt,
ngoài việc tuyển dụng nhân sự thì việc tạo động lực giúp nâng cao hiệu quả làm
việc cũng được các công ty tập trung nhiều hơn.
Với tình hình như hiện nay khi các doanh nghiệp cần phải đối mặt với nhiều
cơ hội và thách thức, mỗi doanh nghiệp cần biết cách tối đa hóa mọi nguồn lực
trong đó có khả năng làm việc của người lao động để cải thiện hiệu quả làm việc.
Vấn đề tạo động lực làm việc cho người lao động là một vấn đề không mới
đối với các doanh nghiệp. Hầu hết hiện nay các công ty ban đầu đều đã có những
nhận thức cơ bản về tầm quan trọng của nhân viên trong cơng ty. Ngồi ra, Nhà
nước cũng có những chính sách nhất định để đảm bảo quyền lợi của công nhân khi
tham gia lao động. Do đó, nhiệm vụ của các doanh nghiệp là có thể tuân thủ theo
quy định của Nhà nước, đảm bảo những quyền lợi cơ bản về bảo hiểm, lương cơ
bản cho nhân viên và bên cạnh đó đưa ra những chính sách tốt hơn cho người lao
động để họ có thể yên tâm làm việc và cống hiến hết mình cho công ty.
Là một trong những doanh nghiệp lớn ở Việt Nam, nhận biết được sự cần
thiết của động lực làm việc, Tổng công ty phát điện 1 (EVNGENCO 1) đã đưa ra
những chính sách để người lao động sẵn sàng gắn bó và cống hiến cho cơng việc
với chế độ lương thưởng hấp dẫn. Tuy nhiên, việc tạo động lực lao động tại
EVNGENCO 1 vẫn tồn tại còn hạn chế, và dẫn đến kết quả là những chính sách này
chưa thực sự đạt được kết quả như dự kiến ban đầu của công ty. Với mong muốn là
đảm bảo cuộc sống cho công nhân viên, tạo một môi trường làm việc mà người lao
động muốn gắn bó, và đã thấy rõ việc tạo động lực làm việc là rất cần thiết,

EVNGENCO1 đã nỗ lực trong việc đưa ra các chính sách để hỗ trợ người lao động.
Tuy nhiên đây mới chỉ là những biện pháp bước đầu, và còn tồn tại những hạn chế
trong những chính sách nâng cao hiệu quả làm việc hiện tại ở EVNGENCO 1, đề tài


2

“Tạo động lực cho người lao động tại Tổng công ty phát điện 1” được lựa chọn để
chỉ ra những mặt mà những chính sách đã thực hiện được, những hạn chế gặp phải
và đưa ra một số đề xuất trong tương lai để có thể nâng cao hiệu quả của những
chính sách này.
Mục đích nghiên cứu
Luận văn nhằm đề xuất giải pháp tạo động lực lao động cho người lao động
tại Tổng công ty phát điện 1.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng kết và xây dựng một khung lý thuyết về tạo động lực làm việc cho đội
ngũ lao động.
- Tiến hành khảo sát, phân tích, so sánh những hiệu quả và hạn chế trong
việc tạo động lực lao động cho người lao động tại Tổng công ty phát điện 1.
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả tạo động lực cho người lao
động tại Tổng công ty phát điện 1 đến năm 2025.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Tạo động lực cho người lao động trong Tổng cơng ty phát điện 1.
Kết cấu luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 Chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng tạo động lực cho người lao động tại Tổng công ty
phát điện 1.
Chương 3: Giải pháp hồn thiện cơng tác tạo động lực cho người lao động tại
Tổng công ty phát điện 1.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI
LAO ĐỘNG
Khái niệm cơ bản về tạo động lực
Động lực lao động là những nhân tố bên trong kích thích bản thân mỗi cá
nhân nỗ lực làm việc với sự khao khát và tự nguyện để đạt được các mục tiêu của


3

bản thân và mục tiêu của doanh nghiệp. Nhân viên có động lực là tài sản của tổ
chức, tỷ lệ thuận với thành công của tổ chức. Động lực là vơ hình, khó đo lường và
khó kiểm sốt, nhưng rất dễ tạo điều kiện nếu thực hiện đúng.
Phân loại động lực của người lao động
Có hai loại động lực, nội tại và yếu tố bên ngồi. Một cơng ty cần phải hiểu
một thực tế rằng không phải nhân viên là bản sao, họ là những cá nhân với những
đặc điểm khác nhau. Do đó, việc tạo động lực cho nhân viên của bạn một cách hiệu
quả sẽ cần phải hiểu sâu hơn về các loại và cách tạo động lực khác nhau. Với sự
hiểu biết này, cơng ty có thể phân loại nhân viên của mình tốt hơn và áp dụng đúng
loại động lực để tăng mức độ gắn bó của nhân viên và sự hài lòng của nhân viên.
Một số nhân viên phản ứng tốt hơn với động lực bên trong trong khi những người
khác có thể phản ứng tốt hơn với động lực bên ngoài.
Tạo động lực
Tạo động lực lao động được hiểu là hệ thống các chính sách, biện pháp, thủ
thuật quản lý tác động đến người lao động nhằm làm cho người lao động có động
lực trong công việc. Tạo động lực cho người lao động là trách nhiệm và mục tiêu
của quản lý. Một khi người lao động có động lực làm việc, thì sẽ tạo ra khả năng
tiềm năng nâng cao năng suất lao động và hiệu quả cơng tác. Tạo động lực chính là
tạo ra sự hấp dẫn của công việc, kết quả thực hiện cơng việc, các chính sách lương,
thưởng… hướng hành vi của người lao động theo một quỹ đạo nhất định, và nhằm
làm cho người lao động có động lực trong công việc.

Công cụ tạo động lực trong doanh nghiệp
Từ trước đến nay, chủ đề tạo động lực và các công cụ để tạo động lực cho
doanh nghiệp là chủ đề luôn được nhiều tác giả quan tâm. Trước hết chúng ta có thể
kể tên một số học thuyết tiêu biểu như học thuyết của Maslow, một lý thuyết quan
trọng dựa trên hình dạng của hệ thống phân cấp để trình bày rõ nhu cầu của người
lao động. Bên cạnh đó, Học thuyết củng cố của Frederic Skinner nhấn mạnh sự
hồn thành cơng việc phụ thuộc vào các mục tiêu cụ thể và những thách thức khi
làm việc. Trong lý thuyết này, tác giả định nghĩa công việc tốt khi khi được đánh giá


4

dựa trên các mục tiêu và thách thức cụ thể. Không chỉ vậy, "Học thuyết kỳ vọng"
của Victor H. Room hay "Học thuyết công bằng" được xuất bản lần đầu tiên vào
năm 2005 bởi John Stacy Adams năm 1963 cũng là những nghiên cứu nổi tiếng về
chủ đề này. Ngoài ra cịn có “học thuyết hai nhân tố” của Two Factors Theory hay
còn gọi là lý thuyết tạo động lực - môi trường của Hergberg tổ chức của tác giả
Frederick Herzberg. Ngồi ra, khơng thể khơng kể đến “Học thuyết thiết lập mục
tiêu” của Edwin Locke… Dựa trên lý thuyết trên, có thể đưa ra kết luận về việc con
người nỗ lực làm việc đều dựa trên những nhu cầu của bản thân và mong muốn
được thỏa mãn các nhu cầu ấy. Những lý thuyết trên đều chỉ ra những điểm chung
của việc tạo động lực làm việc cho người lao động sẽ dựa trên những biện pháp liên
quan đến tài chính và những biện pháp phi tài chính.
Tạo động lực bằng cơng cụ tài chính
Tạo động lực bằng các cơng cụ phi tài chính
Các tiêu chí đánh giá động lực lao động: Kết quả và hiệu quả của công
việc; Mức độ gắn bó với cơng ty; Mức độ hài lịng của người lao động với cơng
việc
Các yếu tố ảnh hưởng tới tạo động lực làm việc cho người lao động: Các
yếu tố thuộc về phía bản thân người lao động; Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp;

Các yếu tố thuộc về mơi trường bên ngồi
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI
LAO ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY PHÁT ĐIỆN 1
Lịch sử hình thành và phát triển
Tên tiếng Việt: Tổng công ty Phát điện 1
Tên tiếng Anh: POWER GENERATION CORPORATION 1
Tên viết tắt: EVNGENCO 1
Trụ sở chính: Tháp B, Tòa nhà EVN, 11 Cửa Bắc, Phường Trúc Bạch, Quận
Ba Đình, Hà Nội
Tổng cơng ty Phát điện 1 được thành lập từ ngày 01/01/2013 theo Quyết định
số 3023/QĐ-BCT ngày 01/6/2012 của Bộ Cơng Thương, hoạt động theo hình thức


5

cơng ty mẹ - cơng ty con, có tư cách pháp nhân, là Cơng ty TNHH MTV do Tập
đồn Điện lực Việt Nam sở hữu 100% vốn điều lệ.
EVNGENCO 1 có tư cách pháp nhân, có con dấu, biểu tượng, điều lệ tổ
chức và hoạt động; có chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật,
được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và các ngân hàng; trực tiếp thực hiện các
hoạt động sản xuất - kinh doanh và đầu tư vốn vào các công ty con, cơng ty liên kết;
có trách nhiệm kế thừa các quyền và nghĩa vụ pháp lý của Tập đoàn Điện lực Việt
Nam chuyển giao khi tiếp nhận các đơn vị liên quan và đại diện chủ sở hữu vốn nhà
nước tại các công ty phát điện; chịu trách nhiệm bảo tồn và phát triển vốn nhà
nước tại Cơng ty mẹ và vốn đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết.
EVNGENCO1 có 14 đơn vị thành viên, trong đó có 8 cơng ty hạch tốn phụ
thuộc, một cơng ty cổ phần nắm quyền chi phối tại công ty mẹ và những công ty
liên kết do công ty mẹ nắm giữ dưới nửa số vốn. Đội ngũ nhân sự chủ chốt tại
EVNGENCO1 được đào tạo, có trình độ, kinh nghiệm và có từ 20 đến 30 năm kinh
nghiệm trong nghề.

Kết quả kinh doanh của EVNGENCO1
Năm 2020 có tầm quan trọng đặc biệt vì đây là năm hồn thành kế hoạch 5
năm 2016-2020 của EVN đối với EVNGENCO1. Năm 2020 cũng là năm hoạt động
sản xuất kinh doanh điện gặp nhiều khó khăn, thách thức do điều kiện thủy văn bất
lợi, đặc biệt là ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và tình hình thiên tai, bão lũ đang
diễn ra. Được sự quan tâm đặc biệt và hỗ trợ kịp thời của Tập đoàn Điện lực Việt
Nam. Nam, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại các công ty và các bộ, đoàn, thành phố
trực thuộc Trung ương, EVNGENCO1 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Tập
đoàn đề ra cho năm 2020 và thực hiện được các mục tiêu kế hoạch 5 năm.
Năm 2020, Tổng sản lượng điện sản xuất của EVNGENCO1 đạt 36,838 triệu
kWh, tương ứng với 26,5% sản lượng điện của tập đồn và các cơng ty phát điện
và 15,2% năng lượng sản xuất, xuất khẩu và mua của toàn bộ hệ thống điện. Đặc
biệt, EVNGENCO1 là đơn vị duy nhất trong toàn Tập đoàn Điện lực Việt Nam
hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất 6 tháng mùa khơ do Tập đồn giao với


6

20,494 triệu kWh, bằng 100,4% kế hoạch trạm với 105% kế hoạch vào giai đoạn
2019.


7

Công tác sửa chữa, bảo dưỡng năm 2020 của EVNGENCO1 hồn thành tốt,
chất lượng cơng việc đáp ứng u cầu, nhiều đơn vị hoàn thành đại tu, sửa chữa nhỏ
trước thời hạn như đại tu S1 Nhiệt điện Nghi Sơn. 2 ngày, đại tu S2 - Nhiệt điện
Duyên Hải 1, tiến độ thi công rút ngắn 1 ngày ... Đặc biệt, công tác nạo vét kênh
mương, đê bao cảng Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải đã hoàn thành đúng tiến độ.
Tàu có trọng tải đến 22.000 DWT ra vào cảng, giúp đảm bảo đủ than hoạt động theo

yêu cầu của hệ thống và tăng lượng dự trữ khai thác trong mùa khô năm 2021.
EVNGENCO1 đã nỗ lực thực hiện các giải pháp đồng bộ, đặc biệt là việc
thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 29 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm nguồn nhiên
liệu phục vụ sản xuất. Công ty đã chủ động mua than từ các nhà cung cấp, đa dạng
hóa nguồn than và tránh tắc nghẽn. Các nhà máy được cung cấp đủ than đáp ứng
nhu cầu vận hành và tăng lượng tồn kho, đảm bảo an toàn vận hành trong mùa khơ
năm 2021. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, tất cả các nhà máy nhiệt điện đều
có mức tồn kho trên mức tối thiểu.
Thực trạng tạo động lực cho người lao động tại Tổng công ty phát điện 1
EVNGENCO1
Thực trạng nhu cầu của người lao động tại EVNGENCO 1
Mỗi người lao động đều có những mục tiêu riêng để nỗ lực phấn đấu. Với
một số người, tiền lương và tiền thưởng được họ nhắm tới nhiều nhất trong quá
trình làm việc. Đối với họ, tiền lương và thưởng càng cao, họ càng hài lịng với
cơng việc hiện tại. Bên cạnh đó, có một số khác lại coi việc được khẳng định bản
thân mình là nhu cầu số một khi làm việc. Do đó, những cơng việc giúp họ khẳng
định được khả năng của họ sẽ khiến những người này cố gắng nhiều hơn.
Đánh giá thực trạng tạo động lực cho người lao động tại EVNGENCO 1
Biện pháp kích thích tài chính
Tạo động lực lao động thơng qua biện pháp kích thích phi tài chinh
Kết quả tạo động lực cho người lao động tại EVNGENCO1
Dựa trên kết quả tổng hợp, có 46,8% người lao động cảm thấy hài lịng với
các chính sách tạo động lực tại EVNGENCO1, 32,44% người lao động đánh giá các


8

chính sách tạo động lực ở mức có thể chấp nhận được và có 20,76% số người lao
động chưa cảm thấy hài lịng với những chính sách tạo động lực mà EVNGENCO1
đã thực hiện. Điều này cho thấy EVNGENCO1 đã đạt được những kết quả nhất

định trong công tác tạo động lực cho người lao động, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn
chế. Việc nghiên cứu những nội dung này giúp đề tài đưa ra được đề xuất các giải
pháp phù hợp để hồn thiện cơng tác tạo động lực cho người lao động tại
EVNGENCO1. Nội dung các giải pháp được trình bày ở chương 3.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tạo động lực lao động cho người
lao động tại EVNGENCO1
Nhân tố người lao động
Nhân tố thuộc về công ty
Các nhân tố thuộc về mơi trường bên ngồi
Đánh giá chung về thực trạng tạo động lực lao động cho người lao động
tại Tổng công ty Phát điện 1
Qua những khảo sát thu được từ việc đánh giá những biện pháp tạo động lực
làm việc cho người lao động tại EVNGENCO1, ta thấy được rằng Ban lãnh đạo
công ty đã có một số nhận thức nhất định về tầm quan trọng của việc tạo động lực
lao động và có những biện pháp tạo động lực nhất định. Những biện pháp này phần
nào đã phát huy tác dụng đối với người lao động, khiến họ nỗ lực hơn trong công
việc, phát huy tinh thần tự giác làm việc, nâng cao hiệu suất trong công việc.
Những kết quả mà EVNGENCO1 đã đạt được trong thời gian qua là sự chủ
động, sáng tạo trong điều hành sản xuất, sự đồng lịng khơng mệt mỏi của Ban lãnh đạo
và toàn thể CBCNV. Những thành công này không thể không kể đến những tác động to
lớn từ những chính sách tạo động lực làm việc cho người lao động trong công ty.
Những ưu điểm, kết quả đạt được trong chính sách tạo động lực tại
EVNGENCO1: Những hạn chế, tồn tại; Nguyên nhân tồn tại


9

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI
LAO ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY PHÁT ĐIỆN 1
Định hướng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh đến năm 2025

Định hướng phát triển của ngành điện
Chiến lược phát triển đến năm 2025:
Phương hướng, kế hoạch công tác tạo động lực cho người lao động đến
năm 2025
+ Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực của EVNGENCO1 đến
năm 2025, trong đó cần phải có những định hướng phát triển chính một cách rõ
ràng, xây dựng lộ trình và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho từng năm và từng
giai đoạn.
+ Xây dựng kế hoạch tạo động lực, hướng tới những chính sách tạo động lực
cho người lao động mà có thể đáp ứng, quan tâm đầy đủ đến cả vật chất và tinh thần
của người lao động.
Đề xuất một số giải pháp tạo động lực cho người lao động của
EVNGENCO1 đến năm 2025
Hồn thiện cơng tác đào tạo
Hồn thiện cơng tác đánh giá kết quả thực hiện công việc
Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để người lao động phát triển
Xây dựng văn hóa Doanh nghiệp phù hợp với môi trường kinh doanh


10

KẾT LUẬN

Trên cơ sở những phân tích, đánh giá trước đây, luận văn đã đưa ra một số
tầm nhìn cá nhân, giải pháp nâng cao động lực làm việc của công ty trong giai đoạn
hiện nay và đến năm 2025. Các giải pháp tạo động lực cho người lao động của công
ty dựa trên chiến lược phát triển của doanh nghiệp: đa dạng hóa chế độ thưởng và
phúc lợi bổ sung, đổi mới cơ chế đánh giá hiệu quả công việc, chính sách đào tạo,
chính sách đãi ngộ ...; Từng bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp với môi
trường kinh doanh của công ty.

Động lực làm việc của công ty cần gắn liền với những mục tiêu phát triển
của cơng ty. Tuy nhiên, với năng lực cịn hạn chế và thời gian gấp rút nên luận văn
của tác giả cịn những thiếu sót trong q trình hồn thiện. Những góp ý q báu
của các thầy cơ giáo để luận văn của tác giả được hoàn thiện hơn.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------

PHẠM VIỆT TIẾN

TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
TẠI TỔNG CÔNG TY PHÁT ĐIỆN 1
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Tổng hợp
Mã số: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học:
TS. DƯƠNG CÔNG DOANH

HÀ NỘI, NĂM 2021


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Dưới ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 tồn cầu, khơng chỉ các doanh nghiệp
mà những người lao động cũng phải chịu rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Đặc biệt,

ngoài việc tuyển dụng nhân sự thì việc tạo động lực giúp nâng cao hiệu quả làm
việc cũng được các công ty tập trung nhiều hơn. Với bất kỳ doanh nghiệp hay công
ty ở bất kỳ quy mô nào, người lao động cũng là những nhân tố quan trọng, đóng
góp vào việc tạo ra nguồn thu nhập trực tiếp cho cơng ty. Chính vì vậy, ở bất kỳ
công ty nào, chỉ khi người lao động có hiệu suất làm việc cao, cơng ty mới có thể
phát triển. Có thể nói, q trình lao động của cán bộ nhân viên trong công ty là yếu
tố cốt lõi quyết định trực tiếp đến sự phát triển của bất kỳ công ty nào. Khi nhân
viên làm việc chăm chỉ thì khơng chỉ người lao động mà cơng ty đều nhận được
những kết quả tích cực. Trong đó người lao động nhận được nhiều khoản thưởng từ
công ty và công ty thu được nhiều lợi nhuận hơn. Động lực trong công việc là điều
kiện không chỉ giúp nhân viên gắn bó với cơng việc mà cịn thúc đẩy năng suất làm
việc.
Với tình hình như hiện nay khi các doanh nghiệp cần phải đối mặt với nhiều
cơ hội và thách thức, mỗi doanh nghiệp cần biết cách tối đa hóa mọi nguồn lực
trong đó có khả năng làm việc của người lao động để cải thiện hiệu quả làm việc.
Đây là một vấn đề tổng quát, cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố như nhu cầu của
người lao động, thực trạng tài chính của cơng ty, nguyện vọng của người lao động
để doanh nghiệp đưa ra những hành động khuyến khích nhân viên phát huy hết khả
năng của mình. Nếu muốn có nguồn nhân lực có tay nghề cao, các doanh nghiệp
cần có những hướng dẫn hợp lý để nhân viên u thích những gì họ làm và đưa ra
những chính sách hợp lý để nhân viên có động lực làm việc.
Vấn đề tạo động lực làm việc cho người lao động là một vấn đề không mới
đối với các doanh nghiệp. Hầu hết hiện nay các công ty ban đầu đều đã có những
nhận thức cơ bản về tầm quan trọng của nhân viên trong công ty. Ngoài ra, Nhà


2

nước cũng có những chính sách nhất định để đảm bảo quyền lợi của công nhân khi
tham gia lao động. Do đó, nhiệm vụ của các doanh nghiệp là có thể tuân thủ theo

quy định của Nhà nước, đảm bảo những quyền lợi cơ bản về bảo hiểm, lương cơ
bản cho nhân viên và bên cạnh đó đưa ra những chính sách tốt hơn cho người lao
động để họ có thể yên tâm làm việc và cống hiến hết mình cho công ty.
Là một trong những doanh nghiệp lớn ở Việt Nam, nhận biết được sự cần
thiết của động lực làm việc, Tổng công ty phát điện 1 (EVNGENCO 1) đã đưa ra
những chính sách để người lao động sẵn sàng gắn bó và cống hiến cho cơng việc
với chế độ lương thưởng hấp dẫn. Tuy nhiên, việc tạo động lực lao động tại
EVNGENCO 1 vẫn tồn tại còn hạn chế, và dẫn đến kết quả là những chính sách này
chưa thực sự đạt được kết quả như dự kiến ban đầu của công ty. Với mong muốn là
đảm bảo cuộc sống cho công nhân viên, tạo một môi trường làm việc mà người lao
động muốn gắn bó, và đã thấy rõ việc tạo động lực làm việc là rất cần thiết,
EVNGENCO1 đã nỗ lực trong việc đưa ra các chính sách để hỗ trợ người lao động.
Tuy nhiên đây mới chỉ là những biện pháp bước đầu, và còn tồn tại những hạn chế
trong những chính sách nâng cao hiệu quả làm việc hiện tại ở EVNGENCO 1, đề tài
“Tạo động lực cho người lao động tại Tổng công ty phát điện 1” được lựa chọn để
chỉ ra những mặt mà những chính sách đã thực hiện được, những hạn chế gặp phải
và đưa ra một số đề xuất trong tương lai để có thể nâng cao hiệu quả của những
chính sách này.

2. Một số nghiên cứu tiêu biểu đã thực hiện
Luận văn “Tạo động lực làm việc cho cán bộ quản lý trong doanh nghiệp nhà
nước Hà Nội” của Vũ Thị Uyên (2008) đã đưa ra một hệ thống các những lý thuyết
cơ bản về lãnh đạo và đề xuất những quan điểm một cách đầu đủ về động lực trong
cơng việc, bằng cách chọn một mơ hình chung để hình dung cách tiếp cận động lực
và quản lý công việc trong các doanh nghiệp công. Trong luận án, tác giả đưa ra
phân tích về các vấn đề như nhu cầu của người lao động như yêu cầu về lương,
thưởng hay các chế độ chính sách nhằm nâng cao động lực làm việc của người lao
động trong các doanh nghiệp công lập Hà Nội, nêu những thuận lợi, khó khăn và



3

tìm ra ngun nhân của những tồn tại đó. Hơn nữa, tác giả cịn có một vài đề xuất
để nâng cao động lực làm việc của nhân lực trong các doanh nghiệp công lập Hà
Nội.
Phan Minh Đức (2018) với luận án Tiến sĩ trong lĩnh vực kinh tế với “Tạo
động lực cho người lao động trong các tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam” đã
có nhiều đóng góp to lớn cho đề tài này. Trong nghiên cứu này, tác giả đã làm nổi
bật được sự cần thiết của việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao là rất cần thiết
nhưng việc đào tạo họ trong quá trình làm việc là hết sức quan trọng. Bên cạnh đó,
khơng thể không kể đến yếu tố động lực làm việc để nâng cao hiệu suất cho các
công ty. Tuy nhiên, luận văn mới chỉ tập trung vào nguồn nhân lực chất lượng cao,
thiếu tính bao quát.
Luận án tiến sỹ của Lê Thu Hạnh (2021) “Các Yếu Tố Ảnh Hướng Đến
Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần ở
Việt Nam” cũng đóng góp khơng nhỏ trong các nghiên cứu về việc tạo động lực.
Qua luận án, tác giả đã xây dựng được mơ hình nghiên cứu về động lực làm việc
của những nhân viên đang làm việc tại các ngân hàng theo học thuyết kỳ vọng (của
Vroom; của Lyman W.Porter và Edward E. Lawler) kết hợp với các yếu tố của học
thuyết đặc điểm công việc. Khi áp dụng học thuyết kỳ vọng, nghiên cứu phân loại
phần thưởng nhận được theo học thuyết hai nhân tố của Heizberg, đặc điểm cá nhân
theo mơ hình năm tính cách lớn của Lewis Golberg; và cảm nhận sự công bằng của
phần thưởng nhận được theo thuyết công bằng của J.Stacy. Qua luận án, tác giả định
lượng được mối quan hệ cũng như mức độ tác động của động lực đối với nhân viên
đã ảnh hưởng đến kết quả thực hiện cơng việc. Ngồi ra, tác giả đã tìm ra sự khác
biệt của hai nhóm nhân viên: những nhân viên kinh doanh và những nhân viên vận
hành và hỗ trợ trong điều kiện làm động lực làm việc, mối quan hệ của động lực
làm việc và kết quả.
Nhìn chung, chủ đề tạo động lực làm việc là một chủ đề đang được nhiều
tác giả nghiên cứu do tầm quan trọng của nó đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên,

vẫn cịn một số khía cạnh của việc tạo động lực chưa được đề cập đến như


4

nghiên cứu việc tạo động lực làm việc cho ngành Điện –một ngành đặc thù, có
tác động to lớn đến sự phát triển của đất nước. Vì vậy, “Tạo động lực lao động
cho người lao động tại Tổng công ty phát điện 1” được tác giả chọn làm đề tài
luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nhằm đề xuất giải pháp tạo động lực lao động cho người lao động
tại Tổng công ty phát điện 1.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng kết và xây dựng một khung lý thuyết về tạo động lực làm việc cho đội
ngũ lao động.
- Tiến hành khảo sát, phân tích, so sánh những hiệu quả và hạn chế trong
việc tạo động lực lao động cho người lao động tại Tổng công ty phát điện 1.
- Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả tạo động lực cho người lao
động tại Tổng công ty phát điện 1 đến năm 2025.

4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Tạo động lực cho người lao động trong Tổng công ty phát điện 1.

5. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập dữ liệu
- Dữ liệu sơ cấp: Thông qua khảo sát với phiếu khảo sát
+ Đối tượng: Người lao động tại Tổng công ty phát điện 1.

+ Nội dung: Đánh giá về các hình thức tạo động lực làm việc của
EVNGENCO 1 hiện đang triển khai đối với người lao động.
+ Hình thức: Google Forms.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả tiến hành khảo sát 500 nhân viên
của EVNGENCO 1 để tìm hiểu về động lực lao động và độ ảnh hưởng của các yếu
tố này tới động lực của người lao động trong thời gian 2017– 2020.
Số phiếu phát ra: 500 phiếu
Số phiếu thu về: 480 phiếu, chiếm tỉ lệ 92,13%


×