Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.36 KB, 3 trang )
Xuất xứ sản phẩm &
Chiến lược Khác biệt hóa
thương hiệu
Các thương hiệu hàng đầu đều có liên tưởng đến xuất xứ sản xuất. Xuất xứ đó có
thể là một quốc gia hoặc một địa danh địa phương cụ thể.
Các thương hiệu đồng hồ có tên tuổi đều thuộc về đất nước Thụy Sỹ xinh đẹp
(Rolex, Tissot, Longines). Nước Đức được nhắc đến đầu tiên khi nói đến các
thương hiệu xe sang (BMW, Mercedes, Audi); và nói đến sản phẩm công nghệ,
nước Mỹ chắc chắn là “vô đối” (Apple, IBM, Microsoft).
Có hai vấn đề đặt ra cho các nhà quản trị thương hiệu: Tận dụng lợi thế xuất xứ
như thế nào một cách hiệu quả nhất trong các thông điệp về khác biệt hóa thương
hiệu. Hóc búa hơn, khi một sản phẩm không có chút lợi thế nào về xuất xứ làm thế
nào để ghi dấu ấn với khách hàng?
Khi thương hiệu đến từ một quốc gia “nổi tiếng”
Lexus cũng thuộc dòng xe cao cấp và là thương hiệu bán chạy nhất tại thị trường
Mỹ. Khi đề cập đến xuất xứ sản xuất, các đối thủ BMW hay Mercedes có thể thoải
mái ghi rõ “Made in Thailand” hay “Made in Vietnam” mà không ảnh hưởng gì
đến hình ảnh của những thương hiệu cao cấp sang trong. Lexus thì khác, thương
hiệu cao cấp chỉ được sản xuất duy nhất tại Nhật Bản—đất nước có liên tưởng
thương hiệu rất mạnh đến hai chữ “chất lượng”. Khẩu hiệu của Lexus là “The
passionate pursuit of perfection” (cuộc đua quyết liệt vì sự hoàn hảo). Lexus muốn
khai tác tối đa lợi thế về xuất xứ mà nước Nhật đã có được để hiện thực hóa chiến
lược cạnh tranh vì sự “hoàn hảo”.
Làm thế nào để định vị thành công khi không có lợi thế về xuất xứ
Tiger bia là thương hiệu khá thành công tại Việt Nam và các thị trường châu Âu
(thương hiệu bia có xuất xứ Singapore này đã có mặt tại gần 75 quốc gia trên thế
giới). Ai cũng nhận thấy quốc đảo Sư Tử không hề có một thế mạnh nào về sản
xuất bia. Vậy Tiger bia khác biệt thương hiệu của họ như thế nào? Tại thị trường
châu Âu, Tiger bia định vị họ là thương hiệu bia “đến từ Châu Á”. Logo Tiger bia