Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Phân tích Hoạt Động Marketing Công ty Gojek tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.12 MB, 51 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỰC HÀNH
FPT POLYTECHNIC

BÁO CÁO MÔN MARKETING CĂN BẢN

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING CƠNG TY CỔ
PHẦN THƯƠNG MẠI CƠNG NGHỆ GOJEK TẠI VIỆT NAM

GVHD: Vũ Văn Hảo
Lớp: EC18206
Nhóm 4:
Trương Lý Mộng Tuyền PS27062

HCM.2022

Phạm Văn Đơng

PS27068

Phạm Hồng Huy

PS27066

Hứa Thanh Tiến

PS27059

Tất Gia Huy

PS27071



MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ GOJEK VIỆT NAM.............................................1
1. Lịch sử hình thành và phát triển................................................................................1
2. Sơ đồ tổ chức, vị trí marketing trong sơ đồ tổ chức..................................................2
2.1. Vai trị từng bộ phận trong khối Marketing của Gojek tại Việt Nam:...................3
3. Lĩnh vực hoạt động và sản phẩm..............................................................................7
3.1. Lĩnh vực hoạt động:..............................................................................................7
3.2. Sản phẩm..............................................................................................................7
4. Nhận xét chung về sản phẩm, thị phần của Gojek Việt Nam....................................8
4.1. Nhận xét chung về ngành hàng.............................................................................8
4.2. Thị phần Gojek Việt Nam.....................................................................................9
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG MARKETING CỦA GOJEK
VIETNAM.................................................................................................................10
1. Mơi trường bên trong..............................................................................................10
2. Mơi trường bên ngồi.............................................................................................11
2.1. Phân tích mơi trường vi mơ................................................................................11
2.2. Phân tích mơi trường vĩ mơ................................................................................15
3. Phân tích SWOT:....................................................................................................20
3.1. Điểm mạnh:........................................................................................................21
3.2. Điểm yếu:...........................................................................................................22
3.3. Cơ hội:................................................................................................................22
3.4. Thách thức:.........................................................................................................23
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH DỊCH VỤ GORIDE CỦA GOJEK VIỆT NAM....25
1. Chiến lược Marketing mục tiêu của GoRide...........................................................25
1.1. Đặc điểm của Goride..........................................................................................25
1.2. Thị trường mục tiêu của GoRide........................................................................26
1.3. Khách hàng mục tiêu của GoRide......................................................................27
1.4. Định vị GoRide..................................................................................................27
2. Chiến lược Marketing hỗn hợp GoJek Việt Nam áp dụng cho Goride....................33

2.1. Chiến lược GoRide.............................................................................................33
2.2. Chiến lược giá của GoRide.................................................................................36
2.3. Chiến lược phân phối của GoRide......................................................................37
2.4. Chiến lược xúc tiến của GoRide.........................................................................39


CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP, Ý TƯỞNG CÁC CHIẾN LƯỢC
MARKETING CHO GORIDE CỦA GOJEK VIỆT NAM...................................42
1. Chiến lược của GoRide...........................................................................................42
1.1. Chất lượng GoRide.............................................................................................42
1.2. Phát triển GoRide...............................................................................................43
2. Chiến lược giá của GoRide.....................................................................................43
3. Chiến lược phân phối của GoRide..........................................................................43
4. Chiến lược xúc tiến của GoRide.............................................................................44
4.1. Quảng cáo........................................................................................................... 45
4.2. PR....................................................................................................................... 45
4.3. Bán hàng cá nhân...............................................................................................45
4.4. Khuyến mại........................................................................................................45
MỤC LỤC HÌNH ẢNH


Mụ


GVHD VŨ VĂN HẢO
CHƯƠNG I:

TỔNG QUAN VỀ GOJEK VIỆT NAM

1. Lịch sử hình thành và phát triển

Thành lập vào năm 2010 với mong muốn mang đến một giải pháp cho những vấn đề
giao thông nan giải của thủ đô Jakarta của Indonesia, Go-Jek đã bắt đầu chặng đường
của mình với một văn phịng chăm sóc khách hàng và một đội ngũ vỏn vẹn 20 tài xế
xe máy (Ojek).
Với phương châm ứng dụng công nghệ vào việc cải thiện đời sống của người dùng,
ứng dụng Gojek đã ra mắt vào đầu năm 2015 tại thị trường Indonesia, cung cấp 3 dịch
vụ đặt xe máy (GoRide), dịch vụ giao hàng (GoSend) và dịch vụ đi mua sắm hộ
(GoMart). Cho đến hôm nay, Gojek đã chính thức trở thành "Siêu ứng dụng", với hơn
20 dịch vụ tiện ích đã và đang kết nối hơn 170 triệu người dùng với hơn 2 triệu đối tác
tài xế và 500.000 đối tác nhà hàng.
Với thế mạnh am hiểu địa phương và kinh nghiệm tích luỹ để trở thành người tiên
phong và dẫn đầu thị trường, Gojek đã phát triển với tốc độc đáng kinh ngạc và có
mặt tại 5 thị trường trong khu vực Đơng Nam Á.
Vào tháng 5/2018, Go-Jek thông báo việc đầu tư 500 triệu Đô la Mỹ vào chiến lược
mở rộng ra Việt nam, Thái Lan, Singapore và Philippines, bắt đầu bằng hệ thống gọi
xe, rồi thêm các mơ hình kinh doanh đa dịch vụ do đội ngũ địa phương điều hành, với
sự hỗ trợ từ đội ngũ hỗ trợ công nghệ và chuyên gia của Go-Jek. Go- Jek thông báo
Việt Nam sẽ là điểm đến đầu tiên của Go-Jek với cái tên mới là Go Việt. Go Việt được
thay đổi logo và đồng phục của nhân viên.
Tên công ty: Công ty cổ phần thương mại công nghệ Go Viet.
Trụ sở: 19th floor, Pearl Plaza tower (office area), 561A Dien Bien Phu Street, Ward
25, Binh Thanh District, Ho Chi Minh City.
Ứng dụng Go Việt có thể được tải xuống từ Google Play và App Store.
Vào ngày 1/8/2018, Go-Jek chính thức hoạt động tại 12 quận nội thành thành phố Hồ
Chí Minh. Ngày 12/09/2018, Go Việt ra mắt tại thị trường Hà Nội. Ông Nguyễn Vũ
Đức là giám đốc điều hành (CEO) và bà Nguyễn Bảo Linh là phó giám đốc điều hành
và giám đốc tăng trưởng (CGO). Ngày 29/3/2019, ông Nguyễn Vũ Đức và bà Nguyễn
Bảo Linh tuyên bố từ chức và trở thành cố vấn cho Go Việt. Ngày 22/4/2019, bà Lê
Diệp Kiều Trang trở thành giám đốc điều hành mới của Go Việt.
1



GVHD VŨ VĂN HẢO
Vào đầu tháng 7/2020, Go Việt công bố sẽ hợp nhất ứng dụng và thương hiệu với
Gojek trong chiến lược dài hạn nhằm tạo ra tác động tích cực lâu dài và thúc đẩy đổi
mới cho khách hàng tại Việt Nam. Ngày 5/8/2020, Gojek đã công bố chính thức ra
mắt ứng dụng Gojek tại Việt Nam. Kể từ 6 giờ 00 sáng ngày 05/08/2020, khách hàng
tại Việt Nam đã có thể truy cập các dịch vụ gọi xe (GoRide), giao hàng (GoSend) và
đặt đồ ăn (GoFood) trên ứng dụng Gojek - có thể tải xuống từ kho ứng dụng cho hệ
điều hành iOS và Android.
Ứng dụng Gojek có giao diện mới và được cải tiến nhiều tính năng nhằm nâng cao trải
nghiệm người dùng, đồng thời tăng cường tính bảo mật cho khách hàng.
2. Sơ đồ tổ chức, vị trí marketing trong sơ đồ tổ chức
Tổng
giám đốc
Tổng giám
đốc

Giám
Giám đốc
đốc kinh
kinh
doanh
doanh

Trưởng
Trưởng phịng
phịng
kinh
doanh

kinh doanh

Giám
Giám đốc
đốc
marketing
marketing

Giám
đốc cơng
cơng
Giám đốc
nghệ
nghệ

Trưởng
phịng
Trưởng phịng
marketing
marketing

Trưởng
phịng
Trưởng phịng
cơng nghệ
nghệ
cơng

Nhân
kinh

Nhân viên
viên kinh
doanh
doanh

Kế
trưởng
Kế tốn
tốn trưởng

Kế
tốn cơng
cơng nợ
nợ
Kế tốn

Giám
nhân sự
sự
Giám đốc
đốc nhân

Trưởng
phòng
Trưởng phòng
nhân
sự
nhân sự

Nghiên

cứu thị
Nghiên cứu
thị
trường
trường

Quản
trị hệ
hệ
Quản trị
thống cơ
thống
cơ sở
sở
dữ
dữ liệu,
liệu,
phần
mềm &
&
phần mềm
ứng
ứng dụng
dụng

Kế
thuế
Kế toán
toán thuế


Tuyển
dụng
Tuyển dụng

Content
Content
Marketing
Marketing

Quản
Quản trị
trị hệ
hệ
thống hạ
tầng &
&
thống
hạ tầng
phần
cứng
phần cứng

Kế
nội bộ
Kế tốn
tốn nội
bộ

Đào
phát

Đào tạo
tạo và
và phát
triển
triển

Digital
Digital
Marketing
Marketing

Truyền
thơng
Truyền thơng
nội
bộ
nội bộ

Trade
Trade
Marketing
Marketing

Lương
Lương thưởng
thưởng

phúc lợi
lợi
và phúc


Pr
Event
Pr -- Event

Sơ đồ tổ chức Gojek tại Việt Nam

Giám đốc
marketing
Trưởng phòng
marketing
Content
Marketing

Nghiên cứu
thị trưởng

Digital
Marketing

Trade
Marketing

Pr - Event

Sơ đồ khối Marketing của Gojek tại Việt Nam
2


GVHD VŨ VĂN HẢO

2.1. Vai trò từng bộ phận trong khối Marketing của Gojek tại Việt Nam:
 Content Marketing: thúc đẩy hành động của khách hàng đi tới quyết định sử dụng
sản phẩm, dịch vụ của Gojek Việt Nam.
Vai trò:
-

Hỗ trợ trong định hình thương hiệu.
Tăng lượng tương tác, truy cập.
Tiết kiệm chi phí quảng cáo.
Tăng kết nối với khách hàng.

Chức năng:
- Đóng góp ý tưởng, cùng team triển khai các chiến dịch content marketing. Đưa
ra và thực hiện các sáng kiến tiếp thị nội dung nhằm đạt được mục tiêu của công
ty. Xây dựng và quản lý nội dung trên website, blog, fanpage của công ty, kịch
bản video, v.v.
Nhiệm vụ:
- Thu hút người dùng đến với website, ứng dụng của công ty, tiếp cận tới khách
hàng tiềm năng và thúc đẩy họ mua sản phẩm, dịch vụ của công ty.
- Tạo sự kết nối giữa thương hiệu công ty với khách hàng.
- Xây dựng và củng cố mối quan hệ với khách hàng.
- Xây dựng content của công ty thơng qua kênh social media, email, đăng nó lên
website hoặc dùng content để làm thương hiệu cho doanh nghiệp nhờ các kênh
truyền thơng báo chí,…
 Nghiên cứu thị trường:
Vai trị:
- Thu thập các thông tin cần thiết, tin cậy và cập nhật cho việc tìm kiếm những cơ
hội kinh doanh mới trên thị trường và khai thác triệt để thời cơ khi chúng xuất
hiện.
- Cung cấp những thông tin nhằm tránh và giảm bớt những rủi ro do sự biến động

không ngừng của thị trường đến hoạt động kinh doanh đồng thời đề ra những
biện pháp ứng phó kịp thời đối với những biến động đó.
- Thu thập thơng tin cần thiết phục vụ cho hoạch định chiến lược và kế hoạch
marketing, tổ chức và thực hiện chiến lược Marketing.
- Hỗ trợ cho mọi hoạt động kinh doanh của Gojek Việt Nam thông qua việc
nghiên cứu thái độ, hành vi của khách hàng đối với sản phẩm của Gojek Việt
Nam.
Chức năng:
- Nghiên cứu thị trường
3


GVHD VŨ VĂN HẢO
- Giám sát, quản lý vùng thị trường, phát triển kênh phân phối mới.
Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu xu hướng thị trường về sản phẩm, giá cả, phân phối, khách hàng,
tâm lý và xu hướng thay đổi của người tiêu dùng, chính sách hậu mãi, sản phẩm
cạnh tranh, đối thủ cạnh tranh…
- Dự báo khả năng tiêu thụ sản phẩm trong ngắn hạn và dài hạn.
- Tổ chức giám sát, quản lý vùng thị trường.
- Chủ trì triển khai công tác xây dựng phát triển kênh phân phối mới.
- Phối hợp đánh giá năng lực Nhà phân phối và kênh phân phối.
- Phối hợp đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống kênh phân phối.
- Xây dựng và tổ chức các hoạt động cửa hàng mẫu, các kênh giới thiệu sản phẩm.
- Xây dựng các chương trình đầu tư, phát triển và bảo vệ thị trường; các chính
sách phát triển hình ảnh thương hiệu.
- Xây dựng chiến lược sản phẩm, giá bán; đề xuất xem xét khách hàng mục tiêu và
thị trường mục tiêu trong từng giai đoạn.
- Đầu mối tổng hợp, theo dõi khiếu nại và phản ứng của người tiêu dùng.
- Xem xét, giải quyết khiếu nại, bồi thường và hàng trả lại đối với người tiêu

dùng.
- Thực hiện các chương trình phát triển thị trường.
- Theo dõi, đánh giá sự thỏa mãn của kênh phân phối và người tiêu dùng.
- Đề xuất đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh; tổ chức thực hiện và theo dõi việc
đưa sản phẩm mới ra thị trường.
- Thu thập, xử lý và phản ánh các thông tin về sản phẩm cạnh tranh và đối thủ
cạnh tranh.
- Phối hợp tổ chức hội nghị khách hàng; là đầu mối tổ chức các sự kiện (hội thảo,
thông cáo báo chí, cung cấp thơng tin ra bên ngồi…).
- Xây dựng, duy trì và phát triển các mối quan hệ với các cơ quan truyền thơng.
 Digital Marketing:
Vai trị:
- Quảng bá thương hiệu và tiếp thị nó thơng qua phương tiện truyền thông.
- Chuyển đổi khách hàng mục tiêu thành khách hàng trung thành.
- Tiết kiệm chi phí quảng cáo cho công ty.
Chức năng:
- Đo lường chất lượng nội dung.
- Tạo khách hàng tiềm năng.
- Phân vùng đối tượng khách hàng.
Nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch, phân tích và thực hiện hoạt động Digital Marketing; định
hướng kế hoạch cho Digital Marketing.
4


GVHD VŨ VĂN HẢO
- Xây dựng chiến lược marketing trên các kênh truyền thông số; quản lý, vận hành
và theo dõi tương tác trên homepage của Website, Facebook, Linkedin, Zalo…
- Xây dựng và triển khai các chiến dịch quảng cáo và các hoạt động tương tác trên
các kênh truyền thông.

- Triển khai quảng cáo trên các kênh Online: Google, Facebook và các kênh
Digital khác để quảng bá thương hiệu và các sản phẩm của công ty.
- Giám sát về hiệu quả và chi phí các chiến dịch quảng cáo trên các kênh truyền
thông số (Google Adwords, Facebook).
- Lên kế hoạch và kiểm sốt hình ảnh thương hiệu trên các kênh truyền thông số;
giám sát hiệu quả SEO trên hệ thống Website cơng ty.
- Quản lý thứ hạng từ khóa, các hoạt động chạy SEO, Google Adwords và các loại
hình Ads khác.
- Liên tục cập nhật insight người dùng cũng như những thay đổi trên các phương
tiện truyền thông số để điều chỉnh và tối ưu chiến lược marketing.
- Phân bổ ngân sách có hiệu quả, đánh giá các báo giá, kiểm sốt chi phí dựa trên
các dịch vụ cung ứng và kiểm soát các định hướng chiến lược.
- Báo cáo lên giám đốc marketing về hiệu quả marketing trên các kênh truyền
thông số.
- Phối hợp với giám đốc sản phẩm, giám đốc thiết kế và giám đốc kinh doanh…
để thực hiện các chiến dịch marketing.
 Trade Marketing:
Vai trò:
- Nghiên cứu và phát triển các phương án, chiến lược tiếp thị phù hợp với xu thế
và định hướng phát triển của doanh nghiệp.
- Xây dựng và phát triển thương hiệu một cách bền vững. Bộ phận làm trade
marketing phải đảm bảo đưa doanh nghiệp ngày càng tiến xa hơn và tạo được vị
thế trên thị trường.
- Cập nhật xu thế mới, thậm chí cịn phải là người đi đầu xu hướng để liên tục có
các hoạt động, chương trình độc đáo, mới mẻ giúp gia tăng lượng tiêu thụ sản
phẩm tại điểm bán.
- Duy trì mối quan hệ tích cực giữa khách hàng và công ty.
Chức năng:
-


Gia tăng sự hiện diện cho sản phẩm của công ty trên thị trường.
Tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty.
Xây dựng mối quan hệ với khách hàng.
Cải thiện khả năng tiếp cận khách hàng cho sản phẩm.

- Thu hút sự chú ý của khách hàng.
Nhiệm vụ:
- Phát triển và xây dựng hệ thống phân phối
5


GVHD VŨ VĂN HẢO
Mở rộng kênh phân phối tại các khu vực mới.
Thực hiện các biện pháp giảm giá, chiết khấu thương mại cho đối tác phân phối
để gia tăng nhu cầu sử dụng ứng dụng.
 Thực hiện các chương trình dành cho khách hàng trung thành như giảm giá đơn
hàng số lượng lớn, quà tặng khuyến mãi, tích điểm đổi quà hoặc tiền mặt.
- Phát triển ngành hàng qua các chiến lược phổ biến sau
 Chiến lược bao phủ và thâm nhập.
 Chiến lược danh mục sản phẩm.
 Chiến lược giá.
- Thực hiện các hoạt động kích hoạt tại ứng dụng
 Khuyến mãi với các hình thức như khuyến mãi, tặng quà, giảm giá, mini game
trúng thưởng.
 Trưng bày POSM (Point of Sale Materials) với các công việc chủ yếu là trưng
bày biển hiệu, kệ trưng bày, hộp trưng bày, đồng phục.
 Pr – Event:




Vai trị:
- Xây dựng hình ảnh công ty.
- PR (Public Relations) quảng bá cho khách hàng về hình ảnh, các sản phẩm, dịch
vụ của Gojek.
- Thu hút sự quan tâm của khách hàng.
- Thiết lập tình cảm, xây dựng lịng tin của khách hàng với công ty, giải quyết hiểu
lầm, định kiến, dư luận bất lợi cho công ty; xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong
nội bộ cơng ty và tạo ra tình cảm tốt đẹp của dư luận xã hội qua các hoạt động
quan hệ cộng đồng.
- Xây dựng văn hóa của cơng ty.
Chức năng:
- Xây dựng mối quan hệ với giới truyền thông và giao tiếp với các bên liên quan.
- Xây dựng mối quan hệ với khách hàng và duy trì, phát triển mối quan hệ với
khách hàng.
- Tư vấn khi cơng ty gặp tình trạng khủng hoảng truyền thơng.
- Truyền thông trong nội bộ công ty.
Nhiệm vụ:
- Tạo hiệu quả chi phí tốt để tiếp cận thị trường mục tiêu.
- Đạt được sự tin tưởng cao đối với khách hàng.
- Hỗ trợ cho các chương trình quảng cáo khi đưa ra những thông điệp đáng tin cậy
hơn cho khách hàng.
- Làm thay đổi suy nghĩ của các nhóm khách hàng.
- Khuyến khích những khách hàng nào cịn đang do dự.
3. Lĩnh vực hoạt động và sản phẩm

6


GVHD VŨ VĂN HẢO
3.1. Lĩnh vực hoạt động:

Gojek Việt Nam chú trọng vào lĩnh vực vận chuyển là chính. Trong đó siêu ứng dụng
Gojek đã kết nối hơn 150.000 đối tác tài xế và 80.000 đối tác nhà hàng với hàng triệu
người dùng Việt qua 4 dịch vụ đặt xe moto (GoRide), đặt xe ơ tơ (GoCar), đặt món
(GoFood), và đặt giao hàng (GoSend).
3.2. Sản phẩm
Dịch vụ

Logo

Chú thích

GoRide

dịch vụ gọi xe moto công nghệ

GoCar

dịch vụ gọi xe ô tô công nghệ

GoFood

giao nhận đồ ăn trực tuyến

GoSend

giao nhận hàng hóa

4. Nhận xét chung về sản phẩm, thị phần của Gojek Việt Nam
4.1. Nhận xét chung về ngành hàng
Được biết, Gojek Việt Nam là một trong hai thương hiệu duy nhất trong lĩnh vực công

nghệ và một trong 17 thương hiệu đến từ Việt Nam được vinh danh tại "Giải thưởng
các Thương hiệu toàn cầu" (Global Brands Award) lần thứ 9.
Đây là một trong những giải thưởng thường niên danh giá do Global Brands Magazine
- tạp chí quốc tế có trụ sở tại Vương quốc Anh - tổ chức nhằm vinh danh và công nhận
các thương hiệu trong nhiều lĩnh vực trên thế giới đã đạt được thành tựu xuất sắc trong
năm trước.
Mỗi năm có hàng nghìn thương hiệu được đề cử, nhưng chỉ có một số rất ít các thương
hiệu được trao giải.
Bà Phi Khánh Lê, giám đốc marketing của Gojek Việt Nam, nói: "Gojek cam kết tạo ra
7


GVHD VŨ VĂN HẢO
các tác động xã hội tích cực tại các thị trường nơi chúng tơi có hoạt động. Thương hiệu
Gojek được xây dựng nên không chỉ từ chất lượng các sản phẩm, dịch vụ, mà còn từ
sự tử tế, nơi mỗi nhân viên đều quan tâm thực sự tới các khách hàng, đối tác và cộng
đồng.
Năm 2021 là một năm có nhiều thử thách đối với Gojek, nhưng chúng tơi đã triển khai
thành cơng những tính năng, sản phẩm có ý nghĩa, như ra mắt dịch vụ gọi xe ơ tơ cơng
nghệ GoCar và tính năng thanh tốn thẻ cùng nhiều tiện ích khác trên ứng dụng.
Giải thưởng "Siêu ứng dụng mới tốt nhất" do Global Brands Magazine trao tặng không
chỉ là sự ghi nhận quan trọng từ một tổ chức đánh giá độc lập ở quy mô quốc tế, mà
còn là nguồn động viên lớn lao để chúng tôi tiếp tục nỗ lực nhằm phát triển thương
hiệu Gojek ngày càng trở nên thân thiện, tiện lợi hơn với người dùng, đồng thời mang
lại nhiều trải nghiệm tốt hơn cho hệ sinh thái của chúng tôi".
Năm 2021, trong bối cảnh thị trường chịu ảnh hưởng nặng nề của làn sóng COVID-19
lần thứ tư, Gojek đã ra mắt hai sản phẩm chủ đạo mang tính chiến lược là GoCar
Protect và tính năng thanh tốn thẻ.
Gojek cũng đã ra mắt ứng dụng GoBiz dành riêng cho đối tác nhà hàng, từ đó hồn
thiện 3 siêu ứng dụng bên cạnh ứng dụng dành cho khách hàng (ứng dụng Gojek) và

đối tác tài xế (ứng dụng GoPartner).
Đặc biệt, GoCar ra mắt vào tháng 8-2021 giữa tâm dịch tại TP.HCM nhằm vận chuyển
miễn phí lực lượng y bác sĩ tuyến đầu phịng chống dịch. Dòng sản phẩm GoCar
Protect của Gojek được trang bị các biện pháp tăng cường chống dịch, nhằm bảo vệ an
toàn sức khỏe cho lực lượng y tế tuyến đầu và các đối tác tài xế Gojek.
Khi các quy định về giãn cách và phòng chống dịch được nới lỏng, Gojek đã chính
thức mở rộng GoCar Protect đến với người dân TP.HCM vào tháng 11-2021, và Hà
Nội vào tháng 1-2022. Gojek là hãng gọi xe công nghệ đầu tiên và duy nhất tại Việt
Nam hiện nay trang bị đồng bộ màn chắn và máy lọc khơng khí trên xe, có thể vơ hiệu
hóa tới 99,4% virus trong khơng khí.
4.2.

8


GVHD VŨ VĂN HẢO

THỊ PHẦN GỌI XE CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM ĐẦU NĂM 2021
0.74%
0.93%
1.49%
3.72%

18.62%
46.55%

27.93%
Grab

GoJek


Be

FastGo

VaTo

My Go

Mai Linh

Thị

phần Gojek Việt Nam

Nhận thấy rằng thị phần của Gojek vẫn đang còn yếu thế hơn thị phần của Grab qua
đó hãng gặp phải đối thủ cạnh tranh mạnh do vào thị trường muộn. Đây có lẽ là điểm
yếu quan trọng nhất của Gojek Việt Nam. Grab đã gia nhập Việt Nam lâu hơn, lại từng
loại bỏ được đối thủ hàng đầu của mình là Uber nên thực lực và độ hiểu biết về thị
trường là hơn hẳn Gojek Việt Nam. Gojek Việt Nam vừa non trẻ trong kinh nghiệm tại
thị trường Việt Nam, vừa chưa thực sự gây dựng được nhóm khách hàng trung thành
với hãng. Trong tương tai, khi những đối thủ cạnh tranh mới ngày một cứng cáp, và
Grab càng lúc càng trở nên lão làng hơn trong thị trường thì điểm yếu này có thể trở
nên chí mạng với hãng.

9


GVHD VŨ VĂN HẢO
CHƯƠNG II:

PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG MARKETING CỦA GOJEK VIETNAM
1. Môi trường bên trong
Go-Jek là một công ty khởi nghiệp với tuổi đời không quá cao, nhưng Go-Jek đã đạt
được những thành tựu rất ấn tượng nhờ vào đội ngũ quản trị, nhân viên và các chính
sách của cơng ty.
Tầm nhìn của Gojek là phát triển kinh tế số. Mục tiêu của Gojek khi hợp tác với Go
việt là để phát triển công nghệ, xây dựng hệ sinh thái hoàn chỉnh riêng cho thị trường
Việt Nam. Hiện tại, cơng ty TNHH Go Việt gồm có 3 cổ đơng chính là GoJek
Indonesia và hai cá nhân người Việt. Ở thời điểm ra mắt, ông Nguyễn Vũ Đức là CEO
của Gojek Việt Nam, bà Nguyễn Bảo Linh là phó CEO. Cuối tháng 3 năm 2019, ông
Nguyễn Vũ Đức rời vị trí CEO và bà Nguyễn Bảo Linh rời vị trí phó CEO và CGO,
trở thành cố vấn cho Gojek Việt Nam. Bà Lê Diệp Kiều Trang (Christy Lê) chính thức
trở thành giám đốc điều hành của Gojek Việt Nam vào ngày 22/4/2019.
Về mặt quản trị, ông Nguyễn Vũ Đức – cố vấn, cựu CEO của Gojek Việt Nam từng
theo học tại đại học Harvard và có thời gian làm việc trải nghiệm tại Uber – một ứng
dụng khá tương tự như Gojek Việt Nam. Ông từng tham gia khởi nghiệp một cơng ty
cơng nghệ tài chính tên TDC với nền tảng công nghệ chuyển tiền qua điện thoại di
động và Facebook. Ngồi ra, ơng cịn góp phần triển khai Uber tại Việt Nam trong
thời điểm năm 2014. Từng làm việc tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
BIDV qua nhiều vị trí như định chế tài chính, bán lẻ, điện tử, Vũ Đức đúc kết nhiều
kinh nghiệm quản lý, thấu hiểu khách hàng, thị trường trong nước. Bà Nguyễn Bảo
Linh – đồng sáng lập Gojek Viêt Nam, phó giám đốc điều hành, giám đốc tăng trưởng
(CGO) của Gojek Việt Nam cũng đã có thời gian học tại đại học Harvard và làm việc
cho ngân hàng BIDV. Bà Lê Diệp Kiều Trang, CEO mới của Gojek Việt Nam là cựu
CEO Facebook Việt Nam – mạng xã hội có nhiều người dùng nhất Việt Nam và trên
thế giới. Gojek Việt Nam có đội ngũ quản trị đã có kinh nghiệm với mơ hình kinh
doanh tương tự tại Việt Nam nên có khả năng dẫn dắt Gojek Việt Nam cạnh tranh với
các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Vào đầu năm 2021 có được sự dẫn dắt của Phi
Anh Lê làm giám đốc Marketing cho Gojek Việt Nam người đem lại làn gió mới cũng
như đứng sau những chiến dịch nổi bật của thương hiệu Gojek tại Việt Nam. chị từng

là Country Marketing Manager tại Uber Vietnam và Head of Product Marketing của
Jio Health tại Mỹ và là một chuyên gia Marketing thương hiệu. Với 9 năm kinh
nghiệm trong ngành Marketing và Branding. Ngồi ra, Gojek Việt Nam cịn nhận
được sự trợ giúp về mặt kĩ thuật, tài chính để triển khai các hoạt động của doanh
nghiệp. Còn các cá nhân Việt Nam sẽ tiến hành việc tuyển dụng, vận hành và phát
triển các ứng dụng tại Việt Nam.

10


GVHD VŨ VĂN HẢO
Gojek Việt Nam có bước khởi điểm rất tốt vì được ơng lớn Go-Jek hậu thuẫn. Ngay
khi bước chân vào thị trường bốn nước Việt Nam, Thái Lan, Singapore, Philippines,
Go-Jek đã ra kế hoạch đầu tư 500 triệu Đô la Mỹ. Việt Nam là nước đầu tiên được GoJek lựa chọn để xâm nhập thị trường nước ngoài nên nhận được nhiều sự ưu ái.
Trong thời điểm mới ra mắt, Gojek Việt Nam có 35.000 đối tác tài xế đăng kí. Đây là
con số khơng lớn nếu so với số tài xế của đối thủ cạnh tranh hàng đầu ở thị trường
Việt Nam là Grab với 175.000 đối tác tài xế. Tuy vậy, điểm đáng nói là Grab đã xuất
hiện tại Việt Nam từ năm 2014, nghĩa là đã trải qua 8 năm tại thị trường Việt Nam,
nên số lượng đối tác tài xế của Gojek Việt Nam là khá khả quan, hơn nữa Gojek Việt
Nam còn tranh thủ được một lượng tài xế từ Uber khi ứng dụng này sát nhập lại với
Grab.
Trong tương lai, Gojek Việt Nam tiến tới hoạt động theo cơ chế linh hoạt, tùy thuộc
theo từng địa phương, ổn định để mang lại hiệu quả hoạt động cao nhất.
2. Môi trường bên ngồi
2.1. Phân tích mơi trường vi mơ
2.1.1 Các nhà cung ứng:
Trong thời điểm hiện tại, Gojek Việt Nam tập trung nhất vào dịch vụ Go-Ride nhưng
cũng chú trọng đẩy mạnh vào dịch vụ Go-Send và Go-Food của mình.
Đối với dịch vụ Go-Ride, yếu tố đầu vào của dịch vụ xe ôm này vẫn là các đối tác tài
xế. Tuy nhiên do là dịch vụ trên nền tảng ứng dụng, tài xế đăng kí một cách trực tiếp

tiếp nên khơng có sự tham gia của các nhà cung ứng lớn. Tại Việt Nam, do dân số
đông, cơ cấu dân số hiện tại đang là dân số vàng nên có số lượng người trong độ tuổi
lao động lớn. Tại hai địa điểm chính mà Gojek Việt Nam cung cấp dịch vụ là Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội có 5 triệu xe máy và thành phố Hồ Chí Minh có
8.5 triệu xe máy. Đây là số lượng rất lớn, đem lại cho Gojek Việt Nam nguồn cung
khá lớn về tài xế.
Đối với dịch vụ Go-Food, hiện tại Go-Food vận hành trên nền tảng cho phép khách
hàng đặt đồ ăn và thức uống từ những nhà hàng, cửa hàng có liên kết trực tuyến với
ứng dụng Gojek Việt Nam, sau đó tài xế của Gojek Việt Nam sẽ tiến hành tới cửa
hàng đặt đồ ăn, thức uống cho khách hàng và đem mặt hàng giao trở về cho khách
hàng. Số nhà cung ứng sẽ dựa vào số cửa hàng, tiệm ăn có quan hệ đối tác với Gojek
Việt Nam. Tại thị trường Indonesia, Go-Jek đã hợp tác với hơn 250.000 tiệm ăn. Năm
2017, dịch vụ Go Send của hãng đã phân phối hơn 800.000 sản phẩm thời trang và 2,3
triệu mặt hàng đồ ăn cho 203.000 cửa hàng trực tuyến quy mơ nhỏ. Ở Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh thì số lượng nhà cung cấp là trên 20.000 nhà hàng tại mỗi thành
phố.

11


GVHD VŨ VĂN HẢO
2.1.2 Các nhà môi giới Marketing:
Do Gojek Việt Nam là dịch vụ trên nền tảng ứng dụng di động trực tuyến nên công ty
khá trực tiếp trong việc tiếp cận khách hàng. Dịch vụ của Gojek Việt Nam là dịch vụ
do khách hàng yêu cầu, phát sinh khi có đơn trực tiếp của khách. Bởi vậy nên trung
gian thương mại khơng đóng vai trị quan trọng. Bản chất của dịch vụ Gojek Việt Nam
là dịch vụ vận tải, Logistics nên cơng ty đóng vai trị là tổ chức lưu thơng hàng hóa,
dịch vụ. Tuy vậy, các tổ chức cung ứng dịch vụ Marketing lại là thứ mà Gojek Việt
Nam cần quan tâm. Tại Việt Nam, phương tiện quảng cáo, xúc tiến phù hợp nhất với
dịch vụ.

Kiểu của Gojek Việt Nam là các kênh trực tuyến như mạng xã hội, trang web và các
quảng cáo trên truyền hình. Một số kênh quảng cáo khá hiệu quả ở Việt Nam mà
Gojek Việt Nam có thể áp dụng là:
- Website Marketing: đây là việc dùng trang web để quảng cáo cho sản phẩm, thông
tin giá cả, địa điểm sản phẩm, từ đó bn bán trao đổi hàng hóa, dịch vụ và hỗ trợ
hỏi đáp về sản phẩm, dịch vụ, nhãn hàng nếu khách hàng có nhu cầu. Doanh nghiệp
trả tiền hoa hồng cho website để được quảng cáo. Ở Việt Nam tuy hình thức này
cịn mới nhưng đã có một số website Marketing khá tốt như wordpress.com,
blogspot.com, brandsvietnam.com, digimarkvn.com, Marketingchienluoc.com,....
- Mạng xã hội (Social media): Cùng với sự phát triển của mạng Internet, xã hội ngày
càng chú trọng việc thể hiện bản thân. Trong những năm gần đây, các mạng xã hội
như Facebook, Instagram, Twitter, Zalo, ngày càng phát triển và thu hút rất nhiều
người dùng. Ở Việt Nam, đây là một kênh rất đáng chú ý và có hiệu quả cao, đặc
biệt là nếu thực hiện trên Facebook – mạng xã hội có nhiều người truy cập nhất.
- Thanh tìm kiếm (Search engine): Hãng có thể sử dụng việc mua từ khóa để các
cơng cụ tìm kiếm trên mạng hiện nội dung về hãng lên trước. Nội dung quảng cáo
của doanh nghiệp sẽ xuất hiện khi có người gõ tìm kiếm đúng từ khóa mà doanh
nghiệp đã đăng ký. Doanh nghiệp sẽ trả phí cho nhà cung cấp theo những cú bấm
chuột của khách hàng. Hiện tại, một số cơng cụ tìm kiếm trực tuyến ở Việt Nam
được nhiều người sử dụng là Google Search, Cốc Cốc, Bing, ....
- Email: doanh nghiệp có thể thuê hay mua phần mềm gửi email tự động để gửi
thông tin về dịch vụ cho khách hàng. Tuy đây cũng là một phương pháp Marketing
nhưng dễ bị coi là thư rác làm phiền.
- Điện thoại: Doanh nghiệp có thể lựa chọn việc sử dụng tổng đài để nhắn tin, hoặc
đưa ra các quảng cáo kết hợp với trị chơi. Đây là hình thức mới xuất hiện cùng sự
có mặt của mạng lưới viễn thơng. Với dịch vụ trên nền tảng ứng dụng di động trực
tuyến như Gojek Việt Nam thì hình thức này đặc biệt nên được chú trọng.
- Quảng cáo qua Youtube: Youtube là kênh phát video thông dụng nhất thế giới và
Việt Nam tới thời điểm hiện tại. Do các video trên Youtube đều miễn phí nên
Youtube là cơng cụ tuyệt vời để tiếp thị trực tuyến.


12


GVHD VŨ VĂN HẢO
- Marketing gây sốt (Viral Marketing): Trong thời gian gần đây thì việc sử dụng
những cơng cụ gây sốt thông qua việc liên kết với những người nổi tiếng, người
truyền cảm hứng (influencers), hay tạo các nội dung mới, phù hợp với thị hiếu của
người trẻ trong các trang mạng xã hội đang là một xu hướng mới. Với Gojek Việt
Nam, một dịch vụ trên nền tảng ứng dụng di động thì điều này là rất phù hợp với
cách hoạt động của hãng.
- Quảng cáo trên truyền hình: Đây là kênh quảng cáo truyền thống nhưng khá hiệu
quả. Ở Việt Nam, Gojek Việt Nam có thể lựa chọn việc mua quyền phát quảng cáo
trên các kênh VTV cơ bản trên truyền hình hoặc các kênh truyền hình cáp như
HTV, SCTV và các kênh truyền hình địa phương như QTV, HNTV, ....
- Quảng cáo báo giấy, tờ rơi: đây là kênh quảng cáo offline truyền thống, tuy có hiệu
quả nhất định nhưng không thực sự phù hợp với Gojek Việt Nam.
Về các trung gian tài chính – tín dụng thì trung gian hay được nói tới là ngân hàng.
Tính đến nay, mạng lưới hệ thống ngân hàng Việt Nam gồm có hơn 100 ngân hàng,
trong đó có: 43 ngân hàng thương mại nội địa (trong đó có 4 ngân hàng thuộc 100%
vốn sở hữu của Nhà nước, Vietcombank và Vietinbank có phần lớn vốn do Nhà nước
nắm giữ), 47 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và
5 ngân hàng liên doanh. Trong tương lai, nếu Gojek Việt Nam phát triển dịch vụ GoPay thì những ngân hàng này khơng những đóng vai trò là trung gian Marketing mà
còn là những đối tác cung cấp nền tảng cho khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán
của Go-Jek.
2.1.3 Các đối thủ cạnh tranh:
Mặc dù ở Việt Nam thì loại hình dịch vụ vận chuyển, Logistics và tài chính trên nền
tảng ứng dụng trực tuyến cịn mới mẻ, nhưng đã có những đối thủ cạnh tranh đáng nói
tới trên thị trường. Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội và sự mới mẻ của loại
hình kinh doanh này mà những đối thủ đi trước có thể chiếm được.

thế mạnh của người dẫn đầu. Khi tiến vào thị trường Việt Nam, Go-Jek cũng gặp phải
những đối thủ cạnh tranh khá đáng gờm.
Đối thủ mạnh nhất của Gojek Việt Nam phải nói là Grab, một nhãn hiệu tương tự đến
từ Singapore, ra đời năm 2012. Kể cả trên thị trường thế giới hay thị trường Việt Nam
thì Grab và Go-Jek vẫn ln ở thế đối đầu gay gắt. Tại Việt Nam, Grab cùng với Uber
đã xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2014 và liên tục cạnh tranh lẫn nhau để chiếm lấy thị
phần trong lĩnh vực vận chuyển hành khách tại các thành phố lớn. Tháng 4 năm 2018,
Uber và Grab sáp nhập với nhau, tạo nên thế độc quyền trong lĩnh vực này. Tại thị
trường Việt Nam, Gojek Việt Nam gặp phải khó khăn trước Grab bởi Grab đã có thời
gian làm quen thị trường Việt Nam, người tiêu dùng Việt Nam đã quen với thương
hiệu này, Grab cũng có hiểu biết hơn về thị trường Việt Nam so với Go-Jek. Ngoài Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì Grab cịn đã có mặt ở một số tỉnh thành khách như

13


GVHD VŨ VĂN HẢO
Hạ Long (Quảng Ninh). Grab cịn có lợi thế về số lượng tài xế. Grab có khoảng
175.000 đối tác tài xế trong khi Gojek Việt Nam chỉ có khoảng trên.
35.000 đối tác tài xế trong khoảng thời gian ra mắt. Những dịch vụ mà Go-Jek cung
cấp tại thị trường Việt Nam thì Grab đã cung cấp được một thời gian: Grab Bike và
Go-Ride, GrabCar và Go-Car, Grab-Food và Go-Food, Grab-Express và Go-Send.
Ngồi ra Grab cịn cung cấp các dịch vụ khác như, JustGrab, GrabTaxi, Grab có
GrabPay.
Vận hành trên nền tảng ví điện tử Moca. Tuy nhiên do Grab cung cấp q nhiều dịch
vụ nên khơng có tính chuyên môn. Hơn nữa, Grab đang phải đối mặt với nhiều rào
cản pháp lý trong việc mở rộng hoạt động sau khi mua lại Uber, vụ kiện giữa Vinasun
và Grab cũng gây ra nhiều rắc rối cho Grab. Ngược lại, Gojek Việt Nam có độ chun
mơn hóa hơn do tập trung vào xe ôm, giao đồ ăn thức uống và một số vật phẩm, GoJek cũng có nhiều kinh nghiệm hơn Grab trong lĩnh vực dịch vụ trên nền tảng ứng
dụng, thị trường Việt Nam cũng tính là tương đồng với Indonesia.

Ngồi ơng lớn là Grab thì trong thị trường gọi xe Gojek Việt Nam phải tranh giành thị
phần với những đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn, nhưng điển hình nhất là Be một ứng dụng
thuần Việt ra mắt vào giữa tháng 12/2018. Trước mắt có thể thấy, Be có tiềm năng để
thành đối thủ đáng gờm, cạnh tranh trực tiếp với các dịch vụ đã phát triển mạnh trước
đó. Cũng là người đến sau như Gojek Việt Nam, Be đã chủ động tạo ra một chỗ đứng
vững chắc trên thị trường đặt xe Việt bằng cách đưa ra nhiều chính sách thu hút tài xế
và khách hàng. Be rất chịu khó đưa ra nhiều khuyến mãi “khủng” hơn so với Gojek
Việt Nam để thu hút lượng khách hàng và tài xế ban đầu. Hiện Be cũng đang thông
báo tuyển dụng mảng giao đồ ăn, hứa hẹn tiếp tục cạnh tranh với Gojek Việt Nam và
Grab.
Ngoài Grab, Be là những ứng dụng chạy song song giữa dịch vụ gọi xe và dịch vụ đặt
món trực tuyến, Gojek Việt Nam cũng phải dè chừng những đối thủ chỉ chuyên về đặt
món như Now (tên cũ là DeliveryNow). CEO của Foody từng thông báo rằng số
lượng đơn hàng của Now là 10.000 đơn/ngày (số liệu tại thời điểm giữa năm 2019).
Tại thời điểm này, chắc chắn con số này đã gia tăng nhiều hơn khi mà dịch vụ giao
hàng ngày càng trở nên phổ biến trong cộng đồng. Thành công của Now đến từ dịch
vụ giao hàng nhanh chóng với mức phí hợp lý, và sự cộng tác với chuỗi nhà hàng, đơn
vị cung cấp đồ ăn nước uống đa dạng (khoảng 20.000 nhà hàng) cùng các chương
trình ưu đãi khuyến mãi đem lại lợi ích cho người tiêu dùng. Thị phần khách hàng
trung thành của Now đang là con số ao ước của các thương hiệu cạnh tranh khác. Tuy
nhiên, cách vận hành cịn khá nặng về thủ cơng như hiện nay khiến Now gặp nhiều
khó khăn trong xử lý đơn hàng và tốc độ giao hàng còn chưa được như quảng cáo của
hãng. Một số đối thủ cạnh tranh khác trong thị trường này có thể kể đến như Lozi,
Lala,....

14


GVHD VŨ VĂN HẢO
Trong lĩnh vực giao hàng nội thành của Go-Send thì khơng gặp q nhiều đối thủ cạnh

tranh như hai lĩnh vực trên. Những cái tên như Giaohangnhanh, Giaohangtietkiem,
Viettelpost hay Vietnampost đều không mạnh về giao hàng trong khoảng cách ngắn
với yêu cầu trực tiếp. Chủ yếu hiện tại Go-Send vẫn đang cạnh tranh trực tiếp với
Grab-Express.
2.1.4 Công chúng trực tiếp:
Bước đầu, cơng chúng có thái độ khá tích cực đối với thương hiệu Gojek Việt Nam.
Trên các phương tiện thông tin đại chúng, Gojek Việt Nam nhận được những lời khen
và sự tị mị của cơng chúng. Gojek Việt Nam đã đăng kí được giấy phép kinh doanh
các dịch vụ gọi xe, giao đồ ăn và giao bưu phẩm trên nền tảng ứng dụng di động với
Bộ Công thương Việt Nam. Tuy nhiên Gojek Việt Nam vẫn cần chú trọng tới những
đối tượng công chúng khác như mối quan hệ với các ngân hàng, công ty đầu tư, các
phương tiện thông tin đại chúng các cơ quan Nhà nước khác, các tổ chức quần chúng
như tổ chức bảo vệ người tiêu dùng hay tổ chức bảo vệ mơi trường.
2.1.5 Khách hàng:
Với những dịch vụ hiện tại thì khách hàng của Go-Jek tại Việt Nam chủ yếu vẫn là
khách hàng cá nhân. Lượng khách hàng mà Gojek Việt Nam có thể có được hiện tại
có thể là những khách hàng mới, chưa bao giờ sử dụng dịch vụ trên nền tảng ứng dụng
di động trực tuyến trước đây hoặc những khách hàng đã có kinh nghiệm nhưng vẫn
chưa tìm được thương hiệu mà mình vừa ý. Một loại khách hàng khác là khách hàng
có sự tị mị với thương hiệu mới, muốn trải nghiệm những thứ mới lạ hơn.
Hiện tại, bởi sự phát triển của mạng Internet, đặc biệt là sự góp mặt của mạng di động
3G/4G giúp người dùng truy cập mạng mọi lúc, mọi nơi và mạng khơng dây wifi – có
tốc độ đường truyền cao và độ phủ sóng khá rộng, nên việc sử dụng các ứng dụng trực
tuyến để đặt dịch vụ trở nên dễ tiếp cận hơn với khách hàng. Lượng khách trực tuyến
tại Việt Nam trong những năm vừa rồi đã có sự tăng mạnh. Do tình hình giao thơng tại
Việt Nam mà việc di chuyển bằng xe ôm là khá phổ biến, số lượng người dân Việt
Nam nói chung và ở các thành phố nói riêng là rất lớn nên Gojek Việt Nam có thể thu
lợi từ lượng khách hàng rất lớn và tiềm năng. Ngoài ra, nhu cầu vận chuyển đồ ăn
thức uống và bưu phẩm ngày càng trở nên phổ biến hơn do sự phát triển của mua sắm
trực tuyến. Nếu tận dụng được nguồn khách hàng này thì trong tương lai Gojek Việt

Nam có thể tăng doanh thu lợi nhuận rất nhanh.
Trong thời điểm mới ra mắt này thì việc Gojek Việt Nam cần làm là nhanh chóng tận
dụng được tính mới của ứng dụng để thu hút khách hàng, ngồi ra cần kịp thời tìm
hiểu, nắm bắt tâm lý và các đặc điểm của khách hàng Việt Nam để đưa ra được các
quyết định Marketing đúng đắn để vừa có được nguồn khách hàng mới lớn vừa tạo ra
được nhóm khách hàng trung thành với thương hiệu mình.

15


GVHD VŨ VĂN HẢO
2.2. Phân tích mơi trường vĩ mơ
2.2.1 Nhân khẩu học
- Quy mô và tốc độ gia tăng dân số: Dân số hiện tại của Việt Nam là 97.257.332
người vào ngày 25/04/2019 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Dân số Việt
Nam đứng thứ 14 thế giới. Mật độ dân số của Việt Nam là 314 người/km2. 35,92%
dân số sống ở thành thị (34.658.961 người vào năm 2018). Người Việt Nam có tuổi
trung bình là 31 tuổi. Tính đến cuối năm 2018, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là
997.715 người. Tỷ lệ giới tính trong tổng dân số là 0,979 (979 nam trên 1.000 nữ)
cao hơn tỷ lệ giới tính tồn cầu.
- Cơ cấu dân số: Tính đến đầu năm 2017, Việt Nam có cơ cấu dân số theo độ tuổi
như sau: 25,2% dưới 15 tuổi, 69,3% từ 15 đến 64 tuổi, 5,5% trên 64 tuổi. Tổng tỷ lệ
dân số phụ thuộc ở Việt Nam năm 2019 là 44,4%. Trong đó tỉ lệ trẻ em phụ thuộc là
33,2% và tỉ lệ người cao tuổi phụ thuộc là 11,3%. Đến năm 2017 có 67.190.823
người (94,52% dân số) trưởng thành (từ 15 tuổi trở lên) ở Việt Nam có thể đọc và
viết.
Thống kê về hơn nhân gia đình: Mỗi phụ nữ Việt Nam sinh trung bình 2,08 con, trong
đó ở nơng thơn phụ nữ có xu hướng sinh nhiều con hơn so với thành thị. Phụ nữ đang
dần chuyển sang sinh con muộn hơn, phụ nữ thành thị sinh con đầu lòng muộn hơn so
với ở nông thôn (25-34 tuổi ở thành thị và 20-29 tuổi tại nông thông). Tỷ lệ ly hôn

ngày một tăng, theo thống kê của tổng cục thống kê, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
với UNICEF, từ năm 2000 đến năm 2005, số vụ li hôn đã tăng 14.568 vụ
- Tỷ lệ đơ thị hóa: tỷ lệ đơ thị hóa trên cả nước vào năm 2018 đạt 38% tăng 0,9% so
với năm 2017 với 819 đô thị. Tỉ lệ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ ở các thành phố lớn
tại trung tâm như thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phịng, Hạ Long, Đà
Nẵng, …. So với các nước trong khu vực như Trung Quốc là 60% và Hàn Quốc là
82% thì Việt Nam có tỉ lệ đơ thị hóa chưa cao, chưa tới 40%.
Với những con số thống kê như vậy, ta có thể thấy Việt Nam là một quốc gia đơng
dân, có tỉ lệ gia tăng dân số cao. Cơ cấu dân số của Việt Nam hiện tại là cơ cấu dân số
“vàng” nhưng đang có xu hướng già hóa. Tỉ lệ đơ thị của Việt Nam tuy chưa quá cao
nhưng đang dần tăng lên. Số người sống tại đơ thị cũng có xu hướng tăng dần. Như
vậy, Việt Nam là một thị trường khá lí tưởng với số lượng lao động dồi dào, lao động
trẻ. Ngoài ra đây cũng là thị trường với đông khách hàng, quy mô thị trường khá lớn,
số lượng người trẻ nhiều. Cơ cấu nam và nữ khá cân bằng, tuy có chênh lệch nhỏ. Với
số liệu này, có thể thấy số lượng người sử dụng dịch vụ, nhất là tại các đô thị, khá
đông đảo và càng ngày càng có khuynh hướng gia tăng và mở rộng.
2.2.2 Kinh tế

16


GVHD VŨ VĂN HẢO
Quy mô nền kinh tế Việt Nam theo giá hiện hành đạt 5,5 triệu tỷ đồng, gấp hơn 1,3 lần
so với năm 2015. Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 của Việt Nam ước tính đạt
58,5 triệu đồng (khoảng 2.540 USD), tăng 198 USD so với năm 2017. Năng suất lao
động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2018 ước tính đạt 102 triệu
đồng/lao động (khoảng 4.512 USD/lao động), tăng 346 USD so với năm 2017 (Số liệu
từ Tổng cục Thống kê). GDP bình quân đầu người ước đạt 2.540 USD, tăng 440 USD
so với năm 2015, với mức tăng bình quân 6% hàng năm. Việt Nam được đánh giá là
một trong những nền kinh tế có triển vọng tốt và có mức tăng trưởng nhanh nhất khu

vực Đông Nam Á. Tuy rằng người lao động Việt Nam chưa có được thu nhập cao như
các nước trên thế giới, nhưng nền kinh tế Việt Nam đang phát triển từng ngày. Với con
số thu nhập bình quân này, Go-Jek cần lựa chọn mức giá và những dịch vụ phù hợp
với khả năng chi trả của người dân. Thông thường, khi các nhãn hiệu, công ty nước
ngoài tham gia vào thị trường, giá của hàng hóa sẽ thấp hơn so với giá hàng hóa dịch
vụ đó tại nước trụ sở. Ví dụ như giá của McDonald tại Việt Nam thấp hơn khoảng
30% so với giá của cùng suất ăn đó tại Mỹ.
2.2.3 Điều kiện tự nhiên
Về mặt địa lý, Việt Nam ở khu vực Đông Nam Á, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây
giáp Lào, Campuchia, phía Đơng và Nam giáp biển Đơng thuộc Thái Bình Dương.
Diện tích Việt Nam là 331.210km2, với đường bờ biển dài 3260km. Hình thể đất nước
trải dài, uốn hình chữ S, phình ở miền Bắc và thu hẹp ở miền Trung (nơi hẹp nhất là
50km). Với đường bờ biển dài, Việt Nam có chủ quyền về biển là khoảng
1.000.000km2 biển Đơng. Về mặt địa hình, Việt Nam bị chia thành nhiều miền núi,
cao nguyên, đồng bằng xen kẽ nhau. Ba đồng bằng lớn là đồng bằng Sông Hồng ở
miền Bắc, đồng bằng Sông Cửu Long ở miền Nam và đồng bằng Duyên hải miền
Trung. Các vùng núi cao gồm Đông – Tây Bắc Bộ và các cao nguyên ở Lâm Đồng,
Tây Nguyên.
Việt Nam là một quốc gia ven biển, có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Do có gió mùa
nên nhiệt độ của các vùng có sự chênh lệch khác nhau. Miền Bắc là cận ôn đới nên
phân ra làm bốn mùa, có độ chênh nhiệt lớn nhất. Miền Trung và miền Nam là nhiệt
đới cận xích đạo nên ít có sự chênh lệch nhiệt độ hơn. Mặc dù Việt Nam có những lợi
thế nhất định về khí hậu hay giới sinh vật nhưng cũng phải chịu nhiều thiên tai, đặc
biệt là các cơn áp thấp nhiệt đới, bão, và gió mùa Đơng Bắc, gây khó khăn cho sản
xuất nông nghiệp, giao thông vận tải và đời sống con người.
Để cho hoạt động vận tải, giao nhận hành khách và hàng hóa được thuận tiện thì GoJek nên chọn những vùng có địa hình đồng bằng, bằng phẳng. Thời tiết của Việt Nam
không tới mức quá khắc nghiệt nhưng có mùa bão lũ nên khơng nên chọn những vùng
hay có bão đổ bộ trực tiếp. Để đảm bảo lượng khách dồi dào và ổn định, Go-Jek nên
chọn những vùng gần biển hoặc sông, đô thị, nơi tập trung nhiều dân cư và người dân
có thu nhập khá.

17


GVHD VŨ VĂN HẢO
2.2.4 Khoa học kĩ thuật và công nghệ
Do Gojek Việt Nam là cơng ty tài chính cơng nghệ và cung cấp những dịch vụ trên
nền tảng ứng dụng di động trực tuyến nên việc tìm hiểu về tình hình khoa học kỹ thuật
và cơng nghệ là vơ cùng cần thiết.
Đến hết q 3/2018 thì trong dân số 96 triệu người của Việt Nam, có hơn 64 triệu
người dùng Internet (chiếm 67% dân số), trong đó có hơn 55 triệu người có tài khoản
mạng xã hội (chiếm 85% người dùng Internet và 57% tổng dân số) mà lượng người
dùng sử dụng Điện thoại thông minh truy cập mạng xã hội chiếm 91%; trung bình một
người trực tuyến khoảng 25 giờ 1 tuần và mỗi người trong một ngày thường có thói
quen chạm và sử dụng Điện thoại thơng minh trung bình 150 lần/ngày.
Theo thống kê của Appota về Thị trường sử dụng điện thoại di động tại Việt Nam từ
đầu năm tới tháng 6/2018 thì 72% dân số Việt Nam đang dùng điện thoại thông minh,
68% người Việt xem video và nghe nhạc mỗi ngày trên thiết bị di động, có nhiều
người cùng lúc sử dụng hơn 2 chiếc điện thoại với tỷ lệ sở hữu máy trung bình là 1,7
máy/người. Người Việt Nam đang có xu hướng sử dụng di động để lên mạng Internet
nhiều hơn so với laptop hay máy để bàn, với 68% người dân lên mạng bằng di động.
Thống kê còn chỉ ra người Việt Nam trung bình cài 5 ứng dụng di động mỗi tháng,
nhưng lại cũng xóa trung bình 3 ứng dụng/tháng. Đây là con số cao nhất châu Á Thái
Bình Dương. Mạng Internet mới xuất hiện từ năm 1997 ở Việt Nam, nhưng tới hiện
tại Internet đã trở thành phần không thể thiếu với người dân. Hiện tại, việc xuất hiện
và phổ biến mạng không dây wifi mang đến cho người dùng đường truyền tốc độ cao
hơn, với giá thành khá rẻ, và khả năng truy cập cao. Ngồi ra thì cước phí các gói dữ
liệu Internet của Việt Nam thuộc hàng rẻ nhất thế giới với tốc độ 4G đứng thứ 2 khu
vực Đông Nam Á. Hiện nay, tại Việt Nam có hơn 51 triệu, chiếm hơn 70% tổng số
thuê bao di động là các thuê bao đang sử dụng Internet từ 3G hoặc 4G với tốc độ trung
bình là 14,6 Mbps.

Về mua sắm trên mạng, 72% số người tiêu dùng là vào các trang thương mại điện tử
thông qua điện thoại thông minh. Hơn một nửa số khách hàng mua hàng qua điện
thoại và hơn 80% số đó lựa chọn hình thức trả tiền khi giao hàng (COD). Số lượng
người sử dụng phương thức thanh tốn điện tử cịn hạn chế, gần một nửa số người dân
không sử dụng kênh thanh tốn này vì lo ngại an ninh cá nhân, an ninh mạng hoặc
khơng đăng kí tài khoản ngân hàng.
Có thể thấy, với những thơng số này, người dân Việt Nam đã và đang tiếp cận rất
thường xuyên với mạng Internet, Điện thoại thông minh và các ứng dụng. Đây là thị
trường lí tưởng để các dịch vụ trên nền tảng ứng dụng di động trực tuyến thâm nhập
vào vì số lượng khách hàng tiềm năng là vơ cùng khả quan. Tuy nhiên người tiêu dùng
Việt lại là những người “cả thèm chóng chán”, nên để một ứng dụng hoặc dịch vụ nền
tảng ứng dụng tồn tại được lâu dài thì ứng dụng hoặc dịch vụ đó phải tạo được sức hút
18


GVHD VŨ VĂN HẢO
nhất định đối với khách hàng. Nhà cung cấp ứng dụng, dịch vụ phải liên tục đổi mới
hoặc đưa ra những ưu đãi, khuyến mãi để giữ chân khách hàng. Ngoài ra dịch vụ hoặc
ứng dụng đưa ra phải có nội dung hấp dẫn, thực tế, phù hợp với thị hiếu và tình hình
xã hội của thị trường Việt Nam. Đây vừa là cơ hội lớn vừa là thách thức với GoJek
Việt Nam tại thị trường Việt Nam.
2.2.5 Chính trị - pháp luật
Một trong những vấn đề cần được chú ý là sự ổn định chính trị của một thị trường.
Việt Nam có nền chính trị khá ôn hòa, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế
và thu hút đầu tư từ nước ngoài. Trong khi từ cuối thế kỉ XX đến nay, nhiều nước
trong khu vực phải đối mặt với sự bất ổn hoặc đảo chính thì nền chính trị của Việt
Nam ln ổn định, giữ nguyên chế độ một đảng duy nhất, tạo nên sự thống nhất trong
các chính sách kinh tế - xã hội. Theo bảng xếp hạng những quốc gia an toàn và nguy
hiểm nhất thế giới trong năm 2019, Việt Nam xếp thứ 83/128 quốc gia với chỉ số an
toàn là 11,15, cao hơn so với Thái Lan. Nhiều doanh nghiệp từ các nước trong khu

vực Đông Nam Á đã xếp hạng Việt Nam là điểm đến hàng đầu cho việc mở rộng kinh
doanh, chỉ sau Singapore. Theo một khảo sát, các lý do khiến Việt Nam trở thành
điểm đến lí tưởng của các nhà đầu tư nước ngồi thì yếu tố kinh tế - chính trị ổn định
là 41%, thuế suất ưu đãi và môi trường pháp lý thuận lợi (35%) và ưu đãi từ Chính
phủ (28%).
Pháp luật của Việt Nam cũng là một trong những điểm khiến Việt Nam trở thành thị
trường thuận lợi cho sự phát triển của các dịch vụ gọi xe trên nền tảng điện thoại của
Go-Jek và các đối thủ cạnh tranh khác. Tại Việt Nam, các quy định pháp luật về lĩnh
vực và dịch vụ loại này còn lỏng lẻo và hạn chế hơn nhiều quốc gia khác. Ở nhiều
quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đa đảng đa bang như Mỹ, Canada, thì quy định về
kinh doanh lĩnh vực dịch vụ này bị siết chặt hơn hoặc khác nhau theo từng khu vực,
từng bang. Hình thức dịch vụ này bị cấm kinh doanh hoàn toàn tại một số quốc gia và
vùng lãnh thổ như: Nhật, Đài Loan, Đức, Hungary, Bungary,.... Như vậy, có thể nói
Việt Nam là mơi trường khá lí tưởng cho hoạt động của Go-Jek.
2.2.6 Văn hóa – xã hội
Về văn hóa, tập qn tham gia giao thơng thì người Việt Nam vẫn chưa có thói quen
sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Cơ sở hạ tầng và phương tiện giao thông ở
Việt Nam do nhiều hạn chế nên chậm phát triển so với các nước phát triển, hơn nữa
cịn có độ bền kém, nhanh bị xuống cấp tới mức đáng báo động. Người Việt vẫn quen
dùng các phương tiện giao thông cá nhân, đặc biệt là xe máy do tính nhỏ gọn và tiện
lợi của nó. Năm 2019, thống kê được ở Việt Nam có 62 triệu mô tô, xe máy tại Việt
Nam. Hiện nay khoảng 85% dân số Việt Nam vẫn sử dụng xe máy như phương tiện đi
lại và phương tiện kiếm sống hằng ngày. Ngồi xe máy ra thì số lượng xe ơ tơ cũng
tăng nhanh. Chính vì số lượng phương tiện cá nhân quá lớn, lưu lượng người tham gia
19


GVHD VŨ VĂN HẢO
giao thông cũng không hề nhỏ, cơ sở hạ tầng lại không đáp ứng được nhu cầu của
người dân nên ở Việt Nam, đặc biệt là các đơ thị lớn hay xảy ra tình trạng ách tắc giao

thơng, đơi khi có thể kéo dài đến nhiều giờ.
Số lượng tài xế xe máy dày đặc và tâm lý ưa chuộng xe máy tạo điều kiện thuận lợi
cho Go-Jek triển khai Go-Ride. Nhiều tài xế xe máy nên Go-Jek có thể tận dụng được
số lượng đối tác tài xế tương đối lớn. Người dân quen sử dụng xe máy và có thói quen
đi xe ơm nên dịch vụ Go-Ride của Go-Jek có thể coi là quen thuộc và gây được thiện
cảm với người dân. Hơn nữa, do tình trạng ùn tắc giao thông diễn ra khá nghiêm trọng
nên người tham gia giao thơng hiện tại đã có xu hướng hạn chế sử dụng phương tiện
cá nhân của riêng mình mà thuê phương tiện (xe ôm, taxi) hoặc phương tiện công
cộng. Do số lượng phương tiện công cộng ở Việt Nam còn giới hạn, hay gặp quá tải
trong giờ cao điểm, hơn nữa những phương tiện cơng cộng điển hình như xe Bus
khiến người sử dụng mất nhiều thời gian hơn cho việc di chuyển nếu vào giờ cao
điểm, tắc đường. Để tiết kiệm thời gian, việc gọi xe ôm là một phương án thay thế hợp
lí hơn. Nhưng xe ôm truyền thống của Việt Nam lại dễ gây tốn thời gian trong việc tìm
kiếm tài xế và khách hàng nên việc đưa một ứng dụng gọi xe trên nền tảng ứng dụng
điện thoại là phù hợp với tình hình của Việt Nam.
Đối với văn hóa mua hàng trực tuyến thì đây vẫn là một cách mua sắm mới đối với
khách hàng Việt Nam. Người Việt Nam vẫn thường mua sắm, ăn uống theo kiểu
truyền thống hơn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, văn hóa tiêu dùng của người
dân đã có thay đổi lớn. Trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến thì trong năm 2019, doanh thu
tăng trưởng với tỉ lệ lên đến 35%, các doanh nghiệp chuyển phát cũng có tốc độ tăng
doanh thu cực cao, lên đến hơn 200%. Như vậy có thể thấy hiện tại người Việt Nam
đang ngày một tiếp cận với việc đặt hàng và mua hàng trực tuyến. Với sự xuất hiện
của các trang web như Foody, Lozi, các website chuyên để bán và đặt hàng trực tuyến
của các nhãn hàng, sự phát triển mạnh mẽ của các mạng xã hội Facebook, Instagram
hoặc các ứng dụng chuyên cho mua hàng trực tuyến như Shopee, Lazada, Sendo,
người dùng đã trở nên quen thuộc và “ỉ lại” hơn vào công cụ trực tuyến để đặt mua và
đặt giao nhận hàng hóa. Cùng với những lí do kể trên là tâm lý ngại ra đường, sợ tắc
giao thơng và sự thuận tiện của hình thức giao hàng tận tay, thanh toán trả trước hoặc
nhận hàng trả tiền (COD) mà người dùng đang dần ưa chuộng những dịch vụ như GoSend, Go-Food, GrabFood, GrabExpress, Tuy vậy, vì đây vẫn là một hình thức mua
hàng mới, và tâm lý sợ bị lừa đảo nên nhiều khách hàng còn e ngại. Việc Gojek Việt

Nam cần làm là xây dựng được một ứng dụng an toàn, thân thiện và tạo được lịng tin
với khách hàng.
3. Phân tích SWOT:
Dựa trên thực trạng hoạt động kinh doanh và Marketing của công ty Go-Jek tại Việt
Nam, chúng ta có thể tiến hành phân tích SWOT để thấy được điểm mạnh (Strengths),

20


GVHD VŨ VĂN HẢO
điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats) của GoJek Việt
Nam so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

S

W

O

Công ty mẹ lớn
mạnh hậu
thuẫn.
Chiếm thị phần
lớn Tại Việt
Nam.
Chính sách tốt
cho khách hàng
và nhân viên.
Ứng dụng dễ sử
dụng, thân thiện

với người dùng.

Cịn hạn chế về
cơng nghệ.
Gia nhập vào
thị trường
muộn.

Tốc độ đơ thị
hóa nhanh.
Cách mạng 4.0
dẫn đến xu
hướng sử dụng
điện thoại thông
minh và ứng
dụng.

T
Nhiều đối thủ
cạnh tranh.
Văn hóa giao
thơng tại Việt
Nam.
Giá xăng biến
động liên tục.
Dịch bệnh
Covid 19

3.1. Điểm mạnh:
Thứ nhất, Go-Jek đã thành lập được công ty tại Việt Nam, cơng ty và mơ hình đã được

pháp luật thông qua. Đây là một thế mạnh rất quan trọng vì nếu muốn hoạt động kinh
doanh lâu dài tại Việt Nam thì doanh nghiệp cần phải nhận được sự đồng ý và cơng
nhận từ Nhà nước và Chính phủ, hoạt động một cách hợp pháp.
Thứ hai, Gojek Việt Nam chiếm được thị phần không nhỏ (trên 35%), chỉ sau Grab.
Mặc dù chỉ mới gia nhập vào thị trường Việt Nam nhưng Gojek Việt Nam đã nhanh
chóng tạo được tiếng vang và chiếm được thị phần đáng kể, bỏ xa các đối thủ cạnh
tranh nhỏ lẻ hơn. Hiện tại, trong thị trường ứng dụng gọi xe, vận chuyển ở Việt Nam
thì Grab và Gojek Việt Nam đã trở thành những “ông lớn”, Gojek Việt Nam nhờ vào
thị phần lớn mà có nguồn thu ổn định, càng ngày càng có nhiều cơ hội hơn trong việc
tăng thị phần, chiếm lĩnh thị trường.
Thứ ba, Gojek Việt Nam có chính sách cho khách hàng và nhân viên khá tốt. Ban lãnh
đạo của doanh nghiệp đã nhìn nhận được những khó khăn mà cơng ty đang gặp phải
và có những định hướng cho sự phát triển kinh doanh trong tương lai. Theo tình hình
hiện tại, những người lãnh đạo của Gojek Việt Nam chú trọng vào nâng cao chất
lượng dịch vụ có sẵn thay vì mở rộng kinh doanh và đầu tư dàn trải. Chi phí được
quản lí chặt chẽ, phân bổ nguồn lực liên tục được điều chỉnh, đánh giá. Gojek Việt
Nam tập trung quan tâm vào đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng, quảng bá thương hiệu.
Đội ngũ nhân viên của Gojek Việt Nam có trình độ, chun mơn nghiệp vụ tốt, được
đào tạo bài bản. Nhân viên của công ty hiểu được vai trị của mình trong việc mang

21


×