Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ SỰ VẬN DỤNG ĐỂ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (606.75 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MƠN: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

TÊN CHỦ ĐỀ: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
VỀ CON NGƯỜI VÀ SỰ VẬN DỤNG ĐỂ XÂY DỰNG CON
NGƯỜI MỚI XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

Họ và tên sinh viên

: Ngô Đặng Thùy Trúc

Mã số sinh viên

: 030837210255

Lớp, hệ đào tạo

: MLM306_211_D11, Chính quy

CHẤM ĐIỂM
Bằng số
Bằng chữ

TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022
1


MỤC LỤC
1. Cơ sở lý luận..............................................................................................


2. Nội dung....................................................................................................
2.1 Quan điểm triết học con người trong lịch sử...........................................
2.1.1 Quan niệm con người trong triết học phương Đông.........................
2.1.2 Quan niệm con người trong triết học phương Tây...........................
2.1.3 Quan niệm của Mác – Lenin về con người....................................
2.2 Sự vận dụng để xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam...
2.2.1 Bối cảnh lịch sử............................................................................
2.2.2 Vận dụng tư tưởng Mác – Lênin trong công cuộc xây dựng và phát
triển con người Việt Nam...................................................................
2.2.3 Thực trạng nguốn nhân lực nước ta...............................................
2.2.4 Hạn chế và một số giải pháp để xây dựng con người mới xã hội chủ
nghĩa Việt Nam..................................................................................
3. Kết luận..............................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO

2


1. Cơ sở lý luận
Vấn đề con người - một vấn đề rất được quan tâm từ khi con người bắt đầu
nhận thức được bản thân mình - ln xuất hiện với tần suất cao trên các mặt
sách, báo. Vậy tại sao vấn đề này lại được đông đảo sự chú ý như vậy? Bởi lẽ,
con người là đối tượng nghiên cứu của ngành khoa học phức tạp, đa dạng và có
ý nghĩa thực tiễn vơ cùng lớn đối với mỗi thời đại. Mỗi nhà triết học, mỗi
trường phái triết học khác nhau đều định nghĩa con người theo một cách khác
nhau tùy theo từng bối cảnh của lịch sử, văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, chỉ đến khi
triết học Mác – Lênin xuát hiện mới hình thành nên một cái nhìn tổng quan, đầy
đủ, hồn chỉnh hơn về con người theo hướng chủ nghĩa duy vật.
Việc hiểu và vận dụng được những lý thuyết này trong thực tế đời sống là
điều rất cần thiết đối với nước ta – một nước đang phát triển đi theo con đường

xã hội chủ nghĩa “do dân, của dân, vì dân”. Điều này đã và đang được Đảng ta
thực hiện trong công cuộc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
được thể hiện cụ thể qua các nội dung trong nghị quyết Đại hội đại biểu toàn
quốc với mục tiêu hướng con người Việt Nam phát triển một cách toàn diện, là
động lực phát triển lâu dài trong công cuộc cách mạng hóa, hiện đại hóa. Song,
vấn đề con người vẫn cịn bị gặp nhiều khó khăn do các yếu tố khách quan và
chủ quan, làm cho chất lượng chưa tương xứng với tiềm năng vốn có.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc định hướng xây dựng này, em xin
chọn đề tài “Quan niệm của Mác – Lênin về con người và sự vận dụng để xây
dựng con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Do kiến thức còn nhiều hạn chế, em rất mong sẽ nhận được sự góp ý và chỉ
dẫn của thầy. Em xin chân thành cảm ơn!
2. Nội dung
2.1 Quan điểm triết học về con người trong lịch sử
3


2.1.1 Quan niệm con người trong triết học phương Đông
Ở phương Đông, hai quốc gia xuất hiện triết học sớm nhất có thể kể
đến là Trung Hoa và Ấn Độ. Nhưng đó chỉ là những quan niệm khá thơ sơ,
trực quan và mang tính duy tâm.
Trung Hoa nổi tiếng với nền văn minh lâu năm cùng với nền triết học
có lịch sử chiều dài hơn hai ngàn năm cổ, nên vấn đề bản tính của con
người sớm đã được quan tâm. Các nhà triết học Trung Hoa tiếp cận vấn đề
này theo hai hướng chính. Với Nho gia và Pháp gia, họ đi từ giác độ hoạt
động thực tiễn chính trị, đạo đức của xã hội và đi đến kết luận bản tính
người là Thiện (Nho gia) và Bất Thiện (Pháp gia). Cịn đối với Đạo gia thì
lại tiếp cận theo giác độ khác để đi đến kết luận. Sự khác nhau giữa giác độ
tiếp cận dẫn đến hình thành nên các trường phái, các quan điểm triết học
khác nhau thời bấy giờ. Khác với Trung Hoa, các trường phái triết học Ấn

Độ, tiêu biểu là Phật giáo lại tiếp cận vấn đề con người từ giác độ suy tư về
con người và nhân sinh quan ở tầm chiều sâu triết lý siêu hình (siêu hình
học). Từ đó đưa ra những kết luận đôc đáo về sự Vô ngã, Vô thường và tính
thiện của con người trên con đường Giác Ngộ.
Các trường phái triết học – tôn giáo phương Đông đa phần đều dựa trên
cơ sở thần bí và nhị nguyên luận. Với sự ra đời của nhiều trường phái triết
học khác nhau như vậy, triết học phương Đông cổ đại có một sự phong phú
nhất định chủ yếu đặt con người trong các mối quan hệ đạo đức, chính trị.
Tuy nhiên, bản chất của con người trong những trường phái triết học này
cịn nhiều khuyết điểm, có tính hướng nội, hướng tới thế giới duy tâm và
thần linh.
2.1.2 Quan niệm con người trong triết học phương Tây.

4


Xuyên suốt chiều dài lịch sử triết học phương Tây từ xưa đến nay, vấn
đề con người luôn là một đề tài tranh luận chưa bao giờ chấm dứt. Một
trong những hệ thống triết học hình thành sớm tiêu biểu như: Hy Lạp, La
Mã cổ đại,...
Thực tế lịch sử đã cho thấy giác độ tiếp cận và giải quyết vấn đề của
phương Tây có nhiều điểm khác với phương Đơng. Nếu nói triết học ở
phương Đơng lấy cá nhân làm gốc, làm tâm điểm để nhìn xung quanh thì
triết học phương Tây thường lại lấy gốc là tự nhiên. Thật vậy, ngày từ thời
cổ đại, các nhà triết học đã coi con người cũng như các sự vật trong tự
nhiên khơng có gì thần bí, đều do vật chất tạo nên. Nổi bật có tư tưởng đó là
quan niệm của Đêmocrit về bản tính vật chất nguyên tử cấu tạo nên thể xác
và linh hồn con người. Những quan điểm duy vậy này khá phát triển ở thời
kì Phục hưng và Cận đại vào thế kỷ XVIII ở các nước Anh, Pháp. Và trong
một phạm vị nhất định những quan niệm duy vật này có thể coi là tiền đề

cho triết học Mác – Lênin sau này.
Bên cạnh những tư tưởng duy vật, một số triết gia phương Tây cũng
theo quan điểm của chủ nghĩa duy tâm, hay thần linh tạo ra họ. Theo
Socrates, con người được an bài bởi thần linh nên việc nhận thức về linh
hồn là sự xúc phạm thần linh, chỉ được tìm hiểu, nhận thức về thế giới và
bản thân trong một giới hạn nhất định. Hay theo như nhà triết học người
Athen – Plato, thể xác có thể mất đi cịn linh hồn thì tồn tại vĩnh viễn. Bản
chất bất tử của linh hồn thuộc thế giới ý niệm tuyệt đối…
Nhìn chung, các quan điểm triết học trước Mác đều có hạn chế đó là
chưa làm toàn diện trong việc đưa ra vấn đề triết học về con người.
2.1.3 Quan điểm của Mác – Lênin về con người
a) Con người là thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật và mặt xã hội
5


Theo triết học Mác – Lênin, con người là thực thể tự nhiên có sự thống
nhất giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội. Hai phương này ở con người
có sự thống nhất, quy định lẫn nhau, tác động qua lại.
Trước hết, tiền đề vật chất đầu tiên quyết định sự tồn tại của con người
là giới tự nhiên. Theo học thuyết Đácuyn về sự tiến hóa lồi cùng với sự
tiến bộ của triết học duy vật đã chứng minh rằng con người là kết quả của
quá trình tiến hóa và phát triển lâu dài của tự nhiên. Con người đã, đang và
sau này con người có phát triển tới đâu thì con người vẫn là một cơ thể
sống, hẹp hơn nữa là một động vật sống. Đồng thời, giới tự nhiên cũng là
“thân thể vô cơ của con người”. Do đó, sự biến đổi của tự nhiên có tác động
trực tiếp hoặc gián tiếp tới con người và ngược lại, con người cũng có thể
quyết định điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên. Chẳng hạn như con người thải khí
thải cơng nghiệp có thể làm ơ nhiễm mơi trường, thế nhưng nếu biết cách
xử lí các khí thải ấy con người cũng có thể bảo vệ được mơi trường xanh,
sạch hơn.

Tuy nhiên, điều cần khẳng định rằng mặt tự nhiên không phải là yếu
tố duy nhất quy định bản chất của con người. Đặc trưng để phân biệt con
người với sinh vật khác đó là phương diện xã hội. Con người tồn tại với tư
cách là một thực thể xã hội vì chính các hoạt động xã hội đã làm cho con
người là động vật nhưng tồn tại với thực tế là không hẳn động vật. Hoạt
động xã hội quan trọng nhất của con người đó là lao động sản xuất. Các
động vật khác thì chỉ biết dựa vào các sản phẩm tự nhiên và bản năng của
chúng. Trong khi đó, con người lại biết cách sử dụng lao động, cải tạo tự
nhiên để tạo ra sản phẩm phục vụ cho đời sống vật chất và tinh thần của
mình. Lao động là điều kiện đầu tiên và chủ yếu để con người tồn tại và từ
đó dần hình thành ngơn ngữ (nói, viết) – cơng cụ của tư duy, các quan hệ xã

6


hội. Bởi vậy, thơng qua q trình lao động, con người từng bước dò dẫm
khỏi lớp thú hoang dã, đồng thời hình thành nhân cách cá nhân trong xã hội.
Vì vừa là sản phẩm giữa tự nhiên và xã hội nên q trình hình thành và
phát triển con người ln chịu sự quyết định của ba hệ thống quy luật cơ
bản. Đầu tiên là quy luật tự nhiên: quy luật về trao đổi chất, biến dị, tiến
hóa... Thứ hai đó là hệ thống các quy luật tâm lý ý thức hình thành và vận
động trên nền tảng sinh học của con người như tình cảm, ý chí, niềm tin,...
Và cuối cùng là các quy luật xã hội quy định quan hệ xã hội giữa người với
người. Ba quy luật này thống nhất với nhau, là cơ sở tạo nên nhu cầu về vật
chất (ăn, ở, mặc...) và tinh thần (tình cảm, niềm tin, thẩm mỹ...).
b) Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng o c c
hệ

ối quan


ội.
Trong Luận cương về Feuerbach, C.Mác đã viết: “Bản chất con người

không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính
hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”.
Thật vậy, con người chung chung, trừu tượng, thoát ly khỏi đời sống xã hội.
Con người luôn cụ thể, xác định trong một điều kiện lịch sử nhất định, hoàn
cảnh nhất định. Trong điều kiện ấy, bằng những hoạt động thực tiễn con
người mới tạo ra giá trị để tồn tại và phát huy được tư duy, thể lực. Vì vậy,
khi nghiên cứu về con người phải đặt con người trong những điều kiện cụ
thể và gắn con người vào hiện thực. Chẳng hạn như nghiên cứu con người ở
thời phong kiến thì bản chất sẽ khác với con người của năm 2021...
Tổng hoà các quan hệ xã hội là các quan hệ xã hội có sự tác động qua
lại lẫn nhau, ràng buộc nhau, ảnh hưởng nhau, thâm nhập vào nhau, bao
gồm nhiều loại quan hệ như: quan hệ quá khứ, quan hệ hiện tại, quan hệ vật
chất, quan hệ tinh thần, quan hệ gián tiếp/trực tiếp... Tất cả các quan hệ xã
hội đều góp phần hình thành nên bản chất của con người. Nghiên cứu tất cả
7


các quan hệ xã hội ở góc độ tri thức khoa học, đạo đức, thẩm mỹ, thời
gian… để có cái nhìn tổng quan hơn về quan hệ xã hội của con người.
Song, quan hệ kinh tế giữ vai trò quyết định và suy cho cùng thì quan hệ
kinh tế hiện tại giữ vai trò quyết định đối với bản chất của con người.
c) Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử.
Con người sẽ không tồn tại nếu không gắn bản thân vào thế giới tự
nhiên và lịch sử xã hội. Vì vậy, con người là sản phẩm của lịch sử, sự tiến
hóa lâu dài của thế giới hữu sinh. Và hơn hết, con người là một chủ thể của
lịch sử - xã hội. Lịch sử là quá trình đan xen, nối tiếp nhau với tất cả các sự
kiện ln biến đổi xảy ra trong q trình đó. Con người tách mình ra khỏi

động vật như thế nào thì bước vào lịch sử như thế ấy. Lịch sử ấy bắt đầu khi
con người biết lao động, hình thành nên các quan hệ xã hội. Con người lao
động, cải biến tự nhiên nhằm sản xuất ra của cải vật chất thỏa mãn cho
những nhu cầu tồn tại và phát triển. Trong q trình ấy, con người khơng
ngừng biến đổi tự nhiên, xã hội đồng thời biến đổi bản thân mình. Từ đó,
con người làm nên lịch sử của mình, tức là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của
chính bản thân con người.
Bản chất con người ln biến đổi nhưng phải gắn liền với điều kiện
lịch sử, xã hội. Vì thế, để phát triển bản chất con người theo hướng tích cực
cần phải làm cho hồn cảnh, điều kiện xã hội theo hướng tốt đẹp hơn. Khi
đó, con người có thể tiếp nhận thêm những tư duy mới, các phẩm chất trí
tuệ hoặc các cách ứng xử, mối quan hệ có giá trị hơn...
2.2 Sự vận dụng để xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
2.2.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội của nước ta
Với những thành tựu đạt được sau hơn 30 năm đổi mới, nước ta đang
ngày càng phát triển, tiềm lực ngày càng mở rộng. Với những chính sách
8


cải cách kinh tế hợp lí kết hợp với xu hướng tồn cầu thuận lợi đã nhanh
chóng đưa nước ta từ một trong những nước thuần nông, nghèo nhất trên
thế giới trở thành nước có thu nhập trung bình thấp trong một thế hệ. Từ
năm 2002 đến 2020, GDP đầu người tăng gấp 2,7 lần, đạt gần 2.800 USD.
Như cố chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “ Dân giàu,nước mạnh”. Để
thực hiện được mục tiêu ấy chính là sự nỗ lực không ngừng của nước ta.
Mức sống và chất lượng đời sống của người dân ngày càng được nâng cao,
ngheo đói được đẩy lùi, hệ thống an ninh được quan tâm củng cố. Tính
đến năm 2020, tỉ lệ nghèo giảm mạnh từ 32% (năm 2011) xuống còn dưới
2%. Y tế đạt nhiều tiến bộ lớn khi mức sống được cải thiện, tỉ lệ tử vong
giảm, chỉ số sức khỏe bao trùm tồn dân đạt ngưỡng 73, cao hơn trung

bình khu vực và trung bình thế giới. Khả năng tiếp nhận cơ sở hạ tầng
cũng được cải thiện đáng kể.
Cùng với đó là q trình “ hịa nhập chứ khơng hòa tan” với các nền
kinh tế - xã hội của các nước trên thế giới diễn ra mạnh mẽ và hiệu quả,
tạo ra các mối quan hệ hợp tác, đầu tư và phát triển cho Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu mà nước ta đạt được thì nên
kinh tế cũng cịn tồn tại những khó khăn, thách thức đặc biệt là trong tình
trạng diễn biến phức tạp và kéo dài của dịch bệnh.
2.2.2 Vận dụng tư tưởng Mác – Lênin trong công cuộc xây dựng và phát
triển con người Việt Nam
Con người là nhân tố đóng vai trị quan trọng trong việc nâng cao
tăng trưởng kinh tế. Các yếu tố tài nguyên thiên nhiên, máy móc, trang
thiết bị dù có hiện đại hay tân tiến đến đâu, nếu khơng có con người đều
vơ nghĩa. Vì vậy, cần phát huy tối đa hóa tiềm năng của con người về lần
trí lực (trình độ chun mơn, kĩ năng mềm) và thể lực.
9


Như C. Mác đã từng khẳng định rằng trong nền kinh tế tư bản chủ
nghĩa, mỗi nhà tư bản đều lợi dụng con người để thu lợi ích cho mình.
Ngược lại, đối với nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, chúng ta lại ưu tiên con
người, đặt con người làm trọng tâm, vừa là nhân tố lao động quan trọng
vừa là mục tiêu để phát triển. Kế thừa tư tưởng xây dựng chủ nghĩa xã hội
đó, Đảng và Nhà nước ta ln nhấn mạnh quan điểm trong mỗi kì họp Đại
hội Đảng, tiêu biểu như sau khi tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết
Trung ương 5 khóa VIII về văn hóa, Hội nghị Trung ương 9 khóa XI của
Đảng đã ban hành Nghị quyết 33-NQ/TW về “Xây dựng và phát triển văn
hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”
(Nghị quyết số 33), trong đó, đề cao việc phần xây dựng con người phát
triển tồn diện hay chủ tịch Hồ Chí Minh từng có câu: “ vì lợi ích trăm

năm trồng cây, vì lợi ích nghìn năm trồng người”... Do đó, những đường
lối và chính sách xây dựng nền xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước ta
luôn lấy con người là chủ thể của mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội;
đặt con người trong mục tiêu lâu dài và phát triển tồn diện.
Bên cạnh đó là mục tiêu của quá trình xây dựng con người mới đã và
đnag được Đảng và Nhà nước thực hiện. Thứ nhất, bồi dưỡng tinh thần
yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách – là giá trị
cốt lỗi để bảo vệ Tổ quốc, hướng tới các quan hệ xã hội, giá trị nhân văn
mới. Thứ hai, xây dựng con người có trình độ lao động cao. Thứ ba, xây
dựng con người hội nhập quốc tế, phát triển toàn diện. Thứ tư là con người
đồn kết, có trách nhiệm. Thứ năm, tăng cường giáo dục nghệ thuật, nâng
cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ. Thứ sáu, nâng cao thể lực song hành với
trí lực. Thứ bảy, xây đi đơi với chống; phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái tiêu
cực, cổ hủ....
2.2.3 Thực trạng nguồn nhân lực của nước ta
10


Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay có những bước đột phá
và tiến triển. Dù vậy, năng suất lao động vẫn con có sự chênh lệch so với
thế giới nói chung và ở cả Đơng Nam Á nói riêng.
Trong những năm qua, do tác động của các yếu tố sinh sản tự nhiên,
di dân, sự phát triển của cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa cùng với tăng
trưởng kinh tế... đã có tác động ít nhiều đến cơ cấu dân số của nước ta.
Việt Nam hiện nay có hơn 98,5 triệu người (đứng thứ 15 trên thế giới),
hiện đang là một trong những nước có dân số “tỷ lệ vàng” trong đó người
trong độ tuổi lao động ước tính là khoảng 51 triệu người chiếm 68,7% dân
số (2021). Với con số này cho thấy nguồn nhân lực của nước ta rất dồi
dào, nâng lại cơ hội để thúc đẩy kinh tế. Song, nếu không dành sự quan
tâm cho vấn đề này cũng có thể xảy ra tác dụng ngược lại, gây ra nhiều

hậu quả tiêu cực như: bùng nổ dân số, tình trạng thất nghiệp... Do đó, việc
tận dụng nguồn lực sao cho hợp lí là vấn đề cấp thiết hiện nay, vừa nâng
cao được năng suất kinh tế vừa đảm bảo cho cuộc sống của người dân ổn
định.
Tuy có nguồn lực khá dồi dào nhưng trình độ nhân lực nhìn chung
trình độ lao động vẫn cịn thấp so với bậc thang năng lực của thế giới,
thiếu lao động có trình độ tay nghề, cơng nhân kỹ thuật bậc cao. Số người
có trình độ chun mơn kỹ thuật chỉ có 11,39 triệu lao động (chiếm
20,87%) qua đào tạo có bằng/chứng chỉ (bao gồm các trình độ sơ cấp
nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học), chiếm 20,92% tổng lực
lượng lao động. Trong 10 năm qua, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng mạnh
nhưng vẫn còn 76,9% người tham gia lực lượng lao động chưa được đào
tạo chun mơn. Bên cạnh đó, sự phân bố trong cơ cấu khu vực kinh tế
vẫn chưa được phát huy. Vì là quốc gia có truyền thống trồng lúa nước lâu
đời nên người dân đa phần có kinh nghiệm trong các ngành nông – lâm –
11


ngư hơn các ngành công nghiệp và dịch vụ. Năm 2018, số người lao động
làm nông – lâm – ngư nghiệp là 37,7%, ngành công nghiệp và xây dựng là
26,7%, dịch vụ là 35,6%. Mặc dù vậy, nhưng Đảng và Nhà nước ta vẫn có
những chính sách tích cực để mà giảm tỉ trọng ở khu vực I (nông – lâm –
ngư) tăng tỉ trọng ở khu vực II (công nghiệp và xây dựng) và III (dịch
vụ)...
2.2.4 Hạn chế và một số giải pháp để xây dựng con người mới xã hội chủ
nghĩa Việt Nam
a) Một số hạn chế
Trong suốt 35 năm thực hiện đổi mới và phát triển, bên cạnh những
thành tựu mà nước ta đã đạt được, vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế,
chưa tận dụng tối đa nguồn lực tương xứng với tiềm năng vốn có.

Đâu tiên, như đã đề cập ở phần thực trạng, nguồn nhân lực nước ta
hiện nay có nhiều hạn chế về chất lượng, đặc biệt là trình độ chun mơn,
thể lực và văn hóa lao động. Xét tổng thể cả nước, có khoảng 78,1% số
người lao động khơng có trình độ chun mơn kỹ thuật (2018). Con số này
cịn ở ngưỡng khá cao để xây dựng một nước xã hội chủ nghĩa vững mạnh
về kinh tế. Sự phân bố lao động ở các ngành nghề chưa đồng đều, năng lực
quản lý của các nhiều cán bộ, cơng chức cịn yếu. Mặt khác, hạn chế về
thể lực, tầm vóc cũng là một trong những hạn chế cần được cải thiện hơn.
Thứ hai, Việt Nam là nước đơng dân lại có tỷ lệ người dân trong độ
tuổi lao động là chủ yếu. Việc này thường xuyên dẫn đến tình trạng thiếu
việc làm đặc biệt là ở các khu đô thị, thành phố lớn. Chưa kể, hiện nay,
một số sinh viên, giới trẻ có xu hướng đổ xơ đăng kí học tập các ngành
“hot” dẫn đến thừa hoặc thiếu hụt nhân lực ở một số ngành.

12


Cuối cùng, năng suất lao động còn chưa cao. Theo Tổng cục Thống
kê, năng suất lao động của Việt Nam năm 2020 tính theo giá so sánh năm
2010 chỉ tăng 5,4% (so với mức tăng 6,2% năm 2019) và ở mức thấp nhất
trong 5 năm gần đây. Mặc dù Việt Nam có mức tăng trưởng năng suất lao
động cao, nhưng mức tăng vẫn chưa đủ nhanh để có thể thu hẹp khoảng
cách với các quốc gia khác. Năng suất lao động của Việt Nam năm 2020,
theo ước tính của ILO thấp hơn 7 lần so với Malaysia; 4 lần so với Trung
Quốc, 3 lần so với Thái Lan, 2 lần so với Philippines và 26 lần so với
Singapore.
b) Một số biện p p để xây dựng nguồn nhân lực của ta
Một là, Đảng và Nhà nước phải gắn chiến lược phát triển con người
với phát triển kinh tế. Sự phát triển và nâng cao nguồn lực là động lực để
phát triển kinh tế và xã hội, thể hiện qua xu hướng đào tạo nguồn nhân lực

trong xã hội, sự hớp tác giữa các trường đại học với doanh nghiệp đào tạo
nghề hoặc giữa các công ty trong nước và quốc tế. Từ đó, nâng cao năng
lực tăng nghề, trình độ lao động, giải quyết trình trạng thất nghiệp của
nước ta hiện nay.
Hai là, cải cách giáo dục và đào tạo nghề để xây dựng nguồn nhân lực
có trình độ cao hơn. Nội dung của chương trình đào tạo sẽ tập trung chủ
yếu huấn luyện kỹ năng nghề cho người lao động và an toàn vệ sinh lao
động nhằm ngăn ngừa tình trạng tai nạn xảy ra trong quá trình tác nghiệp.
Nhà nước sẽ hướng dẫn cho cơ sở đào tạo dựa vào đặc điểm thị trường
tiếp đón người lao động để rèn luyện tác phong cho người lao động.
Chẳng hạn như với những lao động sang làm việc tại Nhật Bản cần phải
rèn luyện tính kỷ luật, nghiêm túc, đúng giờ,... Bên cạnh đó, có thể mở
thêm các trường đào tạo nghề ở vùng xa để đảm có thể tận dụng tối đa
nguồn lực dù ở thành thị hay nông thôn, đồng bằng hay miền núi. Mặt
13


khác, việc phát huy được các kỹ năng mềm như: trình độ ngoại ngữ, tin
học cơ bản, khả năng giao tiếp,... cũng cần được chú trọng. Trong tính
hình dịch bệnh kéo dài như hiện nay, cần linh hoạt mở rộng giáo dục và
đào tạo trực tuyến để có thể bắt kịp với xã hội cũng như không làm “hụt
tay nghề” cho người lao động.
Ba là, thực hiện các nâng cao chương trình quản lý đối với nguồn
nhân lực một cách hiệu quả trước nền kinh tế thị trường, hội nhập và cạnh
tranh. Nước ta cần có những chính sách phân định rõ thẩm quyền, trách
nhiệm đối với những cá nhân , tổ chức, cơ quan có vai trị trong việc quản
lý và tổ chức các chương trình, chiến lược phát triển con người.
Bốn là, thực hiện nhiều chính sách cụ thể để thu hút nhân tài và đầu tư
của nước ngồi vào Việt Nam. Đây là chính sách cần thiết cho chính sách
xây dựng con người mới. Bởi, kinh tế xã hội ngày càng phát triển cùng với

sự hội nhập với thế giới, nhiều thế hệ trẻ phát huy được sự năng động,
nhiệt huyết tìm tịi của mình trong các phát minh mới đem lại lới ích cho
nhiều doanh nghiệp, các nhà đầu tư và xã hội. Hiện nay, nước ta ln tự
hào vì ln là nước nằm trong top những quốc gia có nhiều giải thưởng về
trí tuệ trên đấu trường thế giới, nhưng câu hỏi đặt ra ở đây rằng vì sao
nhiều người giỏi vậy mà đất nước vẫn ở mức trung bình. Những người
giỏi ở Việt Nam hiện nay đa phần đều lựa chọn du học, hoặc là học ở Việt
Nam rồi sang nước ngồi tìm việc. Vậy liệu, nước ta vẫn chưa thật sự hấp
dẫn đối với nguồn nhân lực có trình độ cao này hay sao? Để trả lời câu hỏi
ấy, Đảng và Nhà nước cần có nhiều chính sách về học bổng, “cầu hiền
tài”, tạo ra môi trường học tập cởi mở, thoải mái để “ giữ chân” các người
giỏi cũng như thu hút nguồn nhân lực có tài trên thế giới về Việt Nam,
tránh hiện tượng “chảy máu chất xám”.
3. Kết luận
14


Việt Nam đang xây dựng một chế độ xã hội chủ nghĩa – một nhà nước của
dân, do dân và vì dân. Do đó, việc vận dụng các tư tưởng về con người của chủ
nghĩa Mác – Lênin, coi con người là trọng tâm và gắn quá trình phát triển con
người trong việc phát triển kinh tế - xã hội.
Xuất phát điểm là một quốc gia thuần nông, coi nông nghiệp là ngành sản
xuất chính thì nay, nước ta đã và đang có những bước chuyển mình về các lĩnh
vực khác như công nghiệp, dịch vụ,... để đáp ứng tiến trình hịa nhập với thế
giới. Để có một nền kinh tế bền vững, cần phải có những chiến lược kinh tế
hiệu quả, đúng đắn; đội ngũ quản lý, đào tạo nhân lực có chất lượng; nguồn
nhân lực cũng phải có trình độ cao. Hiểu được tầm quan trọng ấy, Đảng và Nhà
nước ta đã xác định việc xây dựng nguồn lực cho thế hệ con người Việt Nam
mới là điều vô cùng quan trọng trên con đường đi lên xã hội chủ nghĩa. Tuy cịn
nhiều thách thức, khó khăn cần khắc phục nhưng bên cạnh đó là những thành

tựu to lớn cần tiếp tục phát huy.
Từ những phân tích nói trên, bài tiểu luận này đã kết luận rằng lý luận chủ
nghĩa Mác – Lênin nói chung và quan điểm của Mác – Lênin về con người nói
riêng là kim chỉ nam cho định hướng phát triển tiến lên của xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam. Đồng thời, bài tiểu luận còn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao
nguồn nhân lực của nước ta hiện nay.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Triết học mác - lênin dùng trong các trường đại học, cao đẳng (Tái
bản lần thứ ba có sửa chữa, bổ sung).
Karl Jaspers, “Con người” (Lê Tôn Nghiêm dịch), 03/03/2020.
The World Bank, “Tổng quan về Việt Nam”, 18/11/2021.
Ths. Trần Hồng Nhung, “Lý luận của triết học Mác - Lênin về con người và sự
vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay”, 23/10/2019.
Ths. Nguyễn Thị Duyên, “Tìm hiểu luận điểm của C.Mác về bản chất con
người và ý nghĩa trong phát huy nguồn lực con người Việt Nam hiện nay”
PGS. TS. Nguyễn Hữu Thức, “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn
diện đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”, 04/08/2020.
Trương Văn Dũng, “Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ
Chí Minh trong việc xây dựng và phát triển con người: Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn”, 02/01/2020.
VCCI – HCM, “Những chuyển dịch trong cơ cấu lao động”, 2020.

16




×