Tải bản đầy đủ (.docx) (115 trang)

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGẮN HẠN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN TƯ VẤN VÀ ĐÀO TẠO - CỤC CẠNH TRANH VÀ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (976.17 KB, 115 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-----o0o-----

ĐỖ THỊ NGUYỆN

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGẮN HẠN
TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN TƯ VẤN VÀ
ĐÀO TẠO - CỤC CẠNH TRANH VÀ BẢO VỆ
NGƯỜI TIÊU DÙNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Hà Nội, năm 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-----o0o-----

ĐỖ THỊ NGUYỆN

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGẮN HẠN
TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN TƯ VẤN VÀ
ĐÀO TẠO - CỤC CẠNH TRANH VÀ BẢO VỆ
NGƯỜI TIÊU DÙNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH
MÃ SỐ: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. LƯU BÍCH NGỌC


Hà Nội, năm 2021


LỜI CAM ĐOAN
Học viên đã nghiên cứu và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong
học thuật. Học viên cam kết rằng nghiên cứu này do học viên tự thực hiện và không
vi phạm bất cứ nội dung gì đối với yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày

tháng 11 năm 2021
TÁC GIẢ

Đỗ Thị Nguyện


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài luận văn “Quản lý đào tạo ngắn hạn tại Trung tâm Thông
tin, Tư vấn và Đào tạo - Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng”, học viên xin
bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến các thày, cô giảng viên trong Khoa Khoa học
Quản lý, trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn đến
PGS.TS. Lưu Bích Ngọc đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình q
trình hồn thành luận văn thạc sỹ của học viên.
Trong quá trình làm bài luận văn thạc sĩ, học viên nhận thấy bản thân đã học
tập và tiếp thu được nhiều điều vơ cùng hữu ích và từ đó có thể học hỏi và rút kinh
nghiệm cho những hoạt động nghiên cứu cũng như công tác sau này của mình.
Trân trọng cảm ơn./.
Hà Nội, ngày

tháng 11 năm 2021
TÁC GIẢ


Đỗ Thị Nguyện


MỤC LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐTNH
QL
QLĐT
CNTT
CCĐT
BHĐC
CSVC
Trung tâm TTTVĐT
Cục CTBVNTD
CSĐT
CSĐTBD

Đào tạo ngắn hạn
Quản lý
Quản lý đào tạo
Công nghệ thông tin
Chứng chỉ đào tạo
Bán hàng đa cấp
Cơ sở vật chất
Trung tâm Thông tin, Tư vấn và Đào tạo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng
Cơ sở đào tạo

Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-----o0o-----

ĐỖ THỊ NGUYỆN

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGẮN HẠN
TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN TƯ VẤN VÀ
ĐÀO TẠO - CỤC CẠNH TRANH VÀ BẢO VỆ
NGƯỜI TIÊU DÙNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH
MÃ SỐ: 8340410

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội, năm 2021


10

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Lý do chọn đề tài

Nguồn nhân lực đóng vai trị quan trọng đối với sự phát triển của mọi lĩnh
vực để phát triển kinh tế. Nguồn nhân lực được biết đến như là một trong những
khía cạnh quan trọng nhất để duy trì sản xuất ổn định và mang lại nhiều giá trị cũng
như lợi nhuận cho doanh nghiệp và công ty tại Việt Nam và thế giới.
Trong thời gian qua, hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam được thúc đẩy mạnh
mẽ. Hiện nay, Việt Nam đang có hơn 1500 nhà khởi nghiệp trong các lĩnh vực khác
nhau. Tuy nhiên, chỉ có ~3% là đạt được thành công (doanh nghiệp được định giá từ
10.000.000 USD trở lên, doanh thu từ 2.000.000 USD, có khơng dưới 100 nhân
viên,…). Phần lớn còn lại thất bại là do các nhà sáng lập chưa nhận thức rõ về các
vấn đề pháp lý và kiến thức kinh doanh. Nhận thấy những hạn chế còn tồn đọng ở
thị trường Việt Nam, Trung tâm thông tin, tư vấn và đào tạo (Cục Cạnh tranh và
Bảo vệ người tiêu dùng) được thành lập nhằm tư vấn và đào tạo cho các tổ chức cá
nhân có liên quan trong lĩnh vực cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng.
Tuy nhiên các hoạt động của Trung tâm vẫn còn nhiều bất cập khi các học
viên tốt nghiệp tại Trung tâm tuy đã được trang bị kiến thức về pháp luật liên quan
đến kinh doanh, các học viên vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hành các
quy định nội dung và kiến thức đã học tại trung tâm. Bán hàng đa cấp, bán hàng
không có hóa đơn chứng từ xuất xứ nguồn gốc, bn bán hàng giả hàng trái phép
vẫn tiếp diễn hàng ngày gây tổn thất lớn đến nhà nước và người tiêu dùng. Điều này
xuất phát từ quy mô hoạt động của trung tâm cịn nhỏ, các khóa đào tạo ngắn hạn
cịn chưa thực sự sát với tình hình thực tế hiện nay, dẫn đến sự phát triển của hình
thức kinh doanh trái pháp luật gây hậu quả như hiện nay.
Nhận thấy tính cấp thiết và vai trị quan trọng của việc đào tạo nguồn nhân
lực có trình độ, hiểu biết về pháp luật kinh doanh cũng như quyền lợi người tiêu
dùng, luận văn này tập trung khai thác đề tài quản lý đào tạo ngắn hạn tại Trung tâm
Thông tin Tư vấn và Đào tạo (Trung tâm) - Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu
dùng - Bộ Công Thương để có một góc nhìn sâu hơn và rộng hơn đối với việc cung


11


cấp tri thức cũng như kiến thức về kinh doanh cho học viên nhằm nâng cao chất
lượng của đội ngũ bán hàng kinh doanh tại thị trường Việt Nam hiện nay. Thơng
qua việc phân tích, nghiên cứu các hoạt động quản lý đào tạo ngắn hạn mà Trung
tâm thực hiện, luận văn cũng sẽ nêu ra các ưu điểm cũng như nhược điểm của trong
cơng tác quản lý, từ đó đưa ra được những giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý
đào tạo tại Trung tâm.
Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động quản lý đào tạo ngắn hạn tại Trung tâm Thông tin Tư vấn và Đào
tạo - Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương.
Phạm vi nghiên cứu:
Nội dung: Các nội dung nghiên cứu tiếp cận theo quy trình quản lý đào tạo
bao gồm: Lập Kế hoạch đào tạo ngắn hạn; Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo ngằn
hạn; Kiểm sốt đào tạo ngắn hạn.
Về khơng gian: Phạm vi nghiên cứu về công tác quản lý các hoạt động đào
tạo ngắn hạn được tổ chức bởi Trung tâm Thông tin Tư vấn và Đào tạo, thuộc Cục
Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương.
Về thời gian: Dữ liệu được thu thập và xử lý tại Trung tâm đào tạo ngắn
hạn trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2020, và đề xuất các kiến nghị hướng
giải quyết để nâng cao năng lực quản lý đào tạo của Trung tâm trong giai đoạn
2021-2025.
Kết cấu của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, kết cấu của Luận văn gồm 03 chương bao gồm:
Chương 1: Cở sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý đào tạo ngắn
hạn tại cơ sở đào tạo.
Chương 2: Thực trạng quản lý đào tạo ngắn hạn tại Trung tâm Thông tin, Tư
vấn và Đào tạo - Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hồn thiện quản lý đào tạo tại Trung
tâm Thơng tin, Tư vấn và Đào tạo - Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đến
năm 2025.



12

CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN
LÝ ĐÀO TẠO NGẮN HẠN TẠI CƠ SỞ ĐÀO TẠO

Khái niệm đào tạo ngắn hạn
Đào tạo là quá trình tiếp nhận, truyền thụ có hệ thống những kỹ năng, tri thức
theo quy định của từng bậc học, cấp học
Đào tạo được chia theo nhiều cách thức và hình thức khác nhau. Một trong
số đó là đào tạo ngắn hạn. Đào tạo ngắn hạn là một dạng chương trình đào tạo được
cấp phép tổ chức trong một thời gian ngắn (dưới 6 tháng) nhằm bổ sung, bồi dưỡng
kiến thức, kỹ năng về một lĩnh vực bất kỳ và cung cấp chứng chỉ cho học viên đã
tham gia khóa đào tạo ngắn hạn và có một nền tảng kiến thức nhất định mà khóa
học cung cấp. Những khóa đào tạo phổ biến hiện nay là các khóa học ngoại ngữ,
khóa học kỹ năng mềm hay đào tạo quản lý.
Hình thức đào tạo ngắn hạn tại cơ sở đào tạo bồi dưỡng
Theo thời gian và địa điểm đào tạo: đào tạo ngắn hạn tại các CSĐTBD gồm:
đào tạo theo hình thức tập trung, đào tạo bán tập trung, đào tạo từ xa (Lê Thị Ái
Lâm, 2016).
Theo phương pháp đào tạo: đào tạo có thể gồm đào tạo thực hành và lý
thuyết. Đào tạo có thể được phân thành đào tạo kiến thức kỹ năng cho các lớp có
quy mơ nhỏ và vừa, hoặc theo phương pháp tổ chức hội thảo với quy mô lớn để tạo
ra các diễn đàn tham luận và chia sẻ kỹ năng, kiến thức giúp cho việc thực hiện
công việc cao hơn (Lê Thị Ái Lâm, 2016).
Khái niệm, mục tiêu và nguyên tắc quản lý đào tạo ngắn hạn tại cơ sở đào
tạo bồi dưỡng
Quản lý đào tạo ngắn hạn tại các CSĐT là các hoạt động xây dựng kế hoạch



13

đào tạo, tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo ngắn hạn và kiểm soát hoạt động đào
tạo ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo về số lượng, cơ cấu và nâng cao chất
lượng nhân lực cho các tổ chức sử dụng nguồn nhân lực.


14

Hoạt động quản lý đào tạo ngắn hạn bao gồm các mục tiêu sau:
(1) Đảm bảo chất lượng của chương trình đào tạo. Tạo mơi trường và điều
kiện thuận lợi cho đội ngũ giảng viên thực hiện phương pháp dạy học, tạo động lực
và kích thích tinh thần lao động sáng tạo của đội ngũ cán bộ, giảng viên tham gia
quá trình đào tạo.
(2) Đảm bảo hiệu quả đào tạo, đảm bảo số lượng và chất lượng đào tạo nhân
lực theo các yêu cầu của tổ chức sử dụng dịch vụ đào tạo ngắn hạn.
(3) Bổ sung, cập nhật kiến thức và kỹ năng cho người học, kết hợp việc phát
huy cao độ tính sáng tạo của mỗi cán bộ, giảng viên với sự quản lý thống nhất của
đội ngũ cán bộ quản lý của tổ chức.
(4) Cải thiện kết quả làm việc của người học, nâng cao sự hài lòng của các
đơn vị sử dụng dịch vụ đào tạo nhân lực sau khi các hoạt động đào tạo được triển
khai: năng suất làm việc của nhân viên sau đào tạo, ý thức, thái độ, kiến thức cô
đọng, kỹ năng của họ sau đào tạo, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí đào tạo.
Nội dung quản lý đào tạo ngắn hạn tại cơ sở đào tạo
Lập kế hoạch đào tạo ngắn hạn
Tổ chức thực hiện đào tạo ngắn hạn theo kế hoạch
Kiểm soát thực hiện kế hoạch đào tạo
Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo ngắn hạn tại cơ sở đào tạo
bồi dưỡng: Nhân tố thuộc về cơ sở đào tạo; Nhân tố thuộc về bản thân học


viên; Nhân tố thuộc về mơi trường bên ngồi
Kinh nghiệm quản lý đào tạo ngắn hạn tại một số cơ sở đào tạo bồi
dưỡng và bài học cho Trung tâm thông tin, tư vấn và đào tạo - Cục Cạnh
tranh và Bảo vệ người tiêu dùng: Kinh nghiệm quản lý đào tạo ngắn hạn tại
một số cơ sở đào tạo bồi dưỡng; Bài học cho Trung tâm thông tin, tư vấn và
đào tạo - Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng trong công tác quản lý
đào tạo


15


16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGẮN HẠN TẠI
TRUNG TÂM THÔNG TIN, TƯ VẤN VÀ ĐÀO TẠO – CỤC CẠNH TRANH
VÀ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU

DÙNG

Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Thông tin, Tư vấn và
Đào tạo
Trung tâm Thông tin, Tư vấn và Đào tạo tiền thân là Trung tâm Thông tin
cạnh tranh được thành lập năm 2008. Năm 2008, đơn vị sự nghiệp của Cục có tên là
Trung tâm Thơng tin cạnh tranh được thành lập sau đó đổi tên thành Trung tâm Đào
tạo điều tra viên..
Ngày 07/11/2017 Bộ Cơng thương có Quyết định số 4198/QĐ-BCT về việc
tổ chức, sắp xếp lại và đổi tên Trung tâm Đào tạo điều tra viên trực thuộc Cục Cạnh
tranh thành Trung tâm Thông tin, Tư vấn và Đào tạo trực thuộc Cục Cạnh tranh và

Bảo vệ người tiêu dùng.
Trải qua hơn 10 năm hoạt động, đến nay Trung tâm thông tin tư vấn và đào
tạo đã và đang tiếp tục phục vụ các học viên trong việc cung cấp các khóa học đào
tạo ngắn hạn. Bên cạnh đó, Trung tâm cịn phối hợp với các ban ngành đồn thể
nhằm nâng cao mơi trường cạnh trạnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin, Tư vấn
và Đào tạo
Theo Quyết định số 82/QĐ-CT ngày 15/12/2017 của Cục Cạnh tranh và Bảo
vệ người tiêu dùng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Trung tâm thông tin, tư vấn và đào tạo, vị trí chức năng và quyền hạn, nhiệm của
Trung tâm được quy định như sau:
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn cho các tổ chức, cá
nhân liên quan đến lĩnh vực cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Phát triển hoạt động dịch vụ thông tin phục vụ yêu cầu của các cơ quan quản lý
trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Cục trưởng;
- Xây dựng,quản lý hệ thống cơ sở thơng tin trong và ngồi nước phục vụ
công tác quản lý nhà nước về cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;


17

- Tổ chức tư vấn, hòa giải các tranh chấp giữa người tiêu dùng và các tổ
chức, cá nhân kinh doanh;
- Tiếp nhận hỗ trợ quốc tế theo quy định của pháp luật.
Kết quả đào tạo ngắn hạn giai đoạn 2017 - 2020
Trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2020, Trung tâm đã thực hiện được
tổng cộng 114 khóa đào tạo ngắn hạn, cấp 2.115 chứng chỉ cho các học viên với 03
lĩnh vực đào tạo về bán hàng đa cấp, chuyên môn luật kinh doanh và nghiệp vụ bán
hàng kinh doanh.
Trong năm 2017, tổng số khóa đào tạo đã thực hiện đạt 21 khóa, cấp chứng

chỉ cho 450 học viên. Năm 2018, tổng số khóa đào tạo ngắn hạn đã thực hiện đã
tăng hơn so với năm 2017 đạt 34 khóa, cấp 600 lượt chứng chỉ. Quy mơ đào tạo của
Trung tâm tăng mạnh trong năm 2019 khi tổ chức thành cơng 41 khóa đào tạo, cấp
750 chứng chỉ, tăng khoảng 135% so với năm 2017, trong đó 382 lượt chứng chỉ
cấp cho học viên nội bộ và 368 lượt chứng chỉ cấp cho học viên ngoài. Năm 2019
Trung tâm đã tổ chức 22 khóa học về bán hàng đa cấp, cấp chứng chỉ; 11 khóa học
về chuyên mơn luật kinh doanh, cấp 186 chứng chỉ; 08 khóa học về nghiệp vụ bán
hàng kinh doanh và cấp 164 chứng chỉ.
Đến năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Trung tâm khơng thể tổ
chức các khố đào tạo như kế hoạch. Thời gian thực hiện chỉ thị giãn cách xã hội
của chính phủ, Trung tâm chỉ kịp tổ chức được một số chương trình đào tạo theo
hình thức trực tiếp như dự kiến, sau đó cơng tác phản ứng để tổ chức các khóa đào
tạo ngắn hạn theo hình thức trực tuyến, online là khơng tốt, các chương trình đào
tạo không đạt được chất lượng như dự kiến. Do vậy, số lượng và chất lượng các
khóa đào tạo giảm mạnh. Trong năm 2020, tổng số khoá đào tạo ngắn hạn đã thực
hiện là 18 khoá, cấp 315 chứng chỉ, giảm 23 khóa đào tạo và 335 chứng chỉ so với
năm 2019. Đây là con số giảm sút đáng kể.
Về đối tượng học viên, giai đoạn 2017 - 2020 số lượng học viên nội bộ và
học viên ngoài khá cân bằng. Trung tâm đã đào tạo cấp chứng chỉ tổng cộng 1052
học viên nội bộ và 1063 học viên ngoài.


18

Nhìn chung trong giai đoạn 2017 - 2020, trước đại dịch Covid-19, Trung tâm
đã duy trì được sự tăng trưởng của số lượng khóa học cũng như số lượng chứng chỉ
đào tạo, tuy nhiên khi có biến động xảy ra khiến cho hình thức đào tạo trực tiếp bị
ảnh hưởng, Trung tâm đã không kịp ứng biến và khiến kết quả đào tạo giảm mạnh
trong năm 2020.
Thực trạng lập kế hoạch đào tạo ngắn hạn tại Trung tâm

Xác định nhu cầu đào tạo ngắn hạn tại Trung tâm
Xác định nhiệm vụ đào tạo ngắn hạn tại Trung tâm
Xác định quy mơ, hình thức đào tạo ngắn hạn tại Trung tâm
Dự trù kinh phí cho hoạt động đào tạo
Dự kiến lựa chọn giảng viên đào tạo ngắn hạn tại Trung tâm
Thực trạng tổ chức triển khai đào tạo ngắn hạn theo kế hoạch
Cơ cấu tổ chức triển khai hoạt động đào tạo ngắn hạn
Thực trạng đảm bảo kinh phí và cơ sở vật chất thực hiện kế hoạch đào tạo
Thực trạng triển khai công tác tuyển sinh
Thực trạng lựa chọn giảng viên đào tạo ngắn hạn
Thực trạng xây dựng chi tiết nội dung bài giảng, kiểm tra đánh giá kết quả
đào tạo
Thực trạng tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn
Kết quả thực hiện đào tạo ngắn hạn tại so với kế hoạch.
Thực trạng kiểm soát thực hiện kế hoạch đào tạo
Giai đoạn 2017 - 2020, cơng tác kiểm sốt đào tạo nội bộ của Trung tâm
được thực hiện bởi lãnh đạo Trung tâm.
Về Kiểm sốt kinh phí: Ban lãnh đạo trung tâm rà sốt, kiểm tra cơng tác
thu, chi của Trung tâm định kỳ hàng năm, việc rà soát được Ban lãnh đạo phối hợp
với đơn vị kiểm toán của Cục CTBVNTD thực hiện. Giai đoạn 2017 - 2020 không
phát hiện sai sót trong thu - chi trong tổ chức đào tạo ngắn hạn
Về kiểm soát số lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên, kiểm soát nội dung,
thời lượng đào tạo: Giai đoạn 2017 – 2020, Ban lãnh đạo Trung tâm tổ chức các


19

cuộc kiểm soát định kỳ (2 lần/ năm) và các cuộc kiểm tra đột xuất các chương trình
đào tạo, lớp học đào tạo bằng các hình thức trực tiếp thị giảng hoặc qua khảo sát
giảng viên, học viên.


Đánh giá chung về quản lý đào tạo ngắn hạn tại Trung tâm: Những
thành tựu đạt được; Những hạn chế còn tồn tại; Nguyên nhân của những hạn chế
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
ĐÀO TẠO TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN, TƯ VẤN VÀ ĐÀO TẠO - CỤC
CẠNH TRANH VÀ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐẾN NĂM 2025
Mục tiêu về quản lý đào tạo ngắn hạn đến năm 2025
Mục tiêu phát triển của Trung tâm trong giai đoạn 2021 - 2025 được xem là
kim chỉ nam giúp Trung tâm phát triển phương hướng và đạt được những thành tựu
trong thời gian tới.
Trong thời gian tới, Trung tâm tiếp tục nâng cao chất lượng quản lý đào tạo,
cung cấp các khóa đào tạo ngắn hạn chất lượng cao tới học viên nhằm nỗ lực cùng
với Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cung cấp các kĩ năng thiết thực giúp
những người bán hàng trong tương lai có một sự hiểu biết về các hình thức kinh
doanh, góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh trong sạch và bền vững.
Phương hướng về quản lý đào tạo ngắn hạn đến năm 2025
Phương hướng hoàn thiện quản lý nhân lực tại Trung tâm Thông tin Tư vấn
và Đào tạo - Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng là: Tập trung nâng cao hiệu
quả q trình quản lí đào tạo bao gồm lập kế hoạch đào tạo, tổ chức thực hiện kế
hoạch đào tạo và kiểm soát đào tạo.

Giải pháp hoàn thiện quản lý đào tạo ngắn hạn tại Trung tâm
Thông tin tư vấn và đào tạo đến 2025
Giải pháp hoàn thiện lập kế hoạch đào tạo ngắn hạn
Giải pháp hoàn thiện tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo ngắn hạn
Giải pháp tăng cường cơng tác kiểm sốt đào tạo ngắn hạn
Các giải pháp khác


20


Kiến nghị với Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng và các tổ
chức phối hợp đào tạo ngắn hạn: Kiến nghị với Cục Cạnh tranh và bảo vệ
người tiêu dùng; Kiến nghị với các tổ chức phối hợp đào tạo

KẾT LUẬN
Đề tài “Quản lý đào tạo ngắn hạn tại Trung tâm Thông tin, Tư vấn và Đào
tạo - Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng” được thực hiện đã làm rõ khái
niệm, nội dung của công tác quản lý đào tạo ngắn hạn của các cơ sở đào tạo và các
nhân tố tác động. Đánh giá về thực trạng quản lý đào tạo ngắn hạn tại Trung tâm
cho thấy nhiều thành tựu nhất định về công tác tuyển sinh, nguồn vốn duy trì hoạt
động đào tạo ngắn hạn và quản lý đội ngũ giảng viên. Tuy nhiên bên cạnh đó cơng
tác quản lý đào tạo ngắn hạn giai đoạn 2017 - 2020 của Trung tâm còn nhiều hạn
chế: Hạn chế trong công tác lập kế hoạch đào tạo ngắn hạn gồm có cơng tác xác
định nhu cầu, quy mô, nhiệm vụ đào tạo; hạn chế trong công tác thực hiện kế hoạch
đào tạo gồm tổ chức cơ cấu quản lý, hình thức đào tạo và cơng tác tổ chức lớp học;
hạn chế trong công tác kiểm soát giám sát thực hiện kế hoạch; hạn chế về nguồn
nhân lực quản lý đào tạo và khả năng áp dụng công nghệ vào hoạt động quản lý.
Trên cơ sở phân tích thực trạng, một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
quản lý đào tạo tại Trung tâm Thông tin Tư vấn và Đào tạo được đưa ra bao gồm:
tăng cường khảo sát nhu cầu đào tạo, xây dựng nhiệm vụ đào tạo mới, tổ chức bộ
máy quản lý đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên, nghiên cứu áp dụng
công nghệ vào quản lý, mở rộng hình thức đào tạo và tăng cường cơng tác kiểm
soát, giám sát thực hiện kế hoạch đào tạo ngắn hạn. Tác giả hi vọng luận văn có thể
đóng góp một phần thiết thực vào công tác quản lý đào tạo ngắn hạn của Trung tâm
để nâng cao hiệu quả trong q trình thực hiện quản lý các khóa đào tạo ngắn hạn
tại Trung tâm trong những năm tới.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-----o0o-----

ĐỖ THỊ NGUYỆN

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGẮN HẠN
TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN TƯ VẤN VÀ
ĐÀO TẠO - CỤC CẠNH TRANH VÀ BẢO VỆ
NGƯỜI TIÊU DÙNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH
MÃ SỐ: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. LƯU BÍCH NGỌC

Hà Nội, năm 2021


22

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nguồn nhân lực đóng vai trị quan trọng đối với sự phát triển của mọi lĩnh
vực để phát triển kinh tế. Nguồn nhân lực được biết đến như là một trong những
khía cạnh quan trọng nhất để duy trì sản xuất ổn định và mang lại nhiều giá trị cũng
như lợi nhuận cho doanh nghiệp và công ty tại Việt Nam và thế giới.
Trong thời gian qua, hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam được thúc đẩy mạnh
mẽ. Hiện nay, Việt Nam đang có hơn 1500 nhà khởi nghiệp trong các lĩnh vực khác
nhau. Tuy nhiên, chỉ có ~3% là đạt được thành công (doanh nghiệp được định giá từ
10.000.000 USD trở lên, doanh thu từ 2.000.000 USD, có khơng dưới 100 nhân

viên,…). Phần lớn còn lại thất bại là do các nhà sáng lập chưa nhận thức rõ về các
vấn đề pháp lý và kiến thức kinh doanh. Nhận thấy những hạn chế còn tồn đọng ở
thị trường Việt Nam, Trung tâm thông tin, tư vấn và đào tạo (Cục Cạnh tranh và
Bảo vệ người tiêu dùng) được thành lập nhằm tư vấn và đào tạo cho các tổ chức cá
nhân có liên quan trong lĩnh vực cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng.
Trung tâm đã đi vào hoạt động từ năm 2008 và đã mang lại nhiều đóng góp
tích cực cho môi trường kinh doanh tại Việt Nam thông qua các hoạt động như xây
dựng hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu
dùng, phát triển các hoạt động và dịch vụ liên quan đến công tác quản lý nhà nước,
vận hành hệ thống hỗ trợ tư vấn, tổ chức hòa giải các vấn đề về tranh chấp giữa
người tiêu dùng và doanh nghiệp, hỗ trợ quốc tế theo pháp luật, và trong đó, chức
năng đào tạo và cấp chứng nhận hồn thành các khóa đào tạo kiến thức pháp luật về
bán hàng.
Tuy nhiên các hoạt động của Trung tâm vẫn còn nhiều bất cập khi các học
viên tốt nghiệp tại Trung tâm tuy đã được trang bị kiến thức về pháp luật liên quan
đến kinh doanh, các học viên vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hành các
quy định nội dung và kiến thức đã học tại trung tâm. Bán hàng đa cấp, bán hàng
khơng có hóa đơn chứng từ xuất xứ nguồn gốc, buôn bán hàng giả hàng trái phép
vẫn tiếp diễn hàng ngày gây tổn thất lớn đến nhà nước và người tiêu dùng. Điều này


23

xuất phát từ quy mô hoạt động của trung tâm cịn nhỏ, các khóa đào tạo ngắn hạn
cịn chưa thực sự sát với tình hình thực tế hiện nay, dẫn đến sự phát triển của hình
thức kinh doanh trái pháp luật gây hậu quả như hiện nay.
Nhận thấy tính cấp thiết và vai trò quan trọng của việc đào tạo nguồn nhân
lực có trình độ, hiểu biết về pháp luật kinh doanh cũng như quyền lợi người tiêu
dùng, luận văn này tập trung khai thác đề tài quản lý đào tạo ngắn hạn tại Trung tâm
Thông tin Tư vấn và Đào tạo (Trung tâm) - Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu

dùng - Bộ Cơng Thương để có một góc nhìn sâu hơn và rộng hơn đối với việc cung
cấp tri thức cũng như kiến thức về kinh doanh cho học viên nhằm nâng cao chất
lượng của đội ngũ bán hàng kinh doanh tại thị trường Việt Nam hiện nay. Thơng
qua việc phân tích, nghiên cứu các hoạt động quản lý đào tạo ngắn hạn mà Trung
tâm thực hiện, luận văn cũng sẽ nêu ra các ưu điểm cũng như nhược điểm của trong
cơng tác quản lý, từ đó đưa ra được những giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý
đào tạo tại Trung tâm.

2. Tổng quan nghiên cứu
Về nội dung quản lý đào tạo, có nhiều cơng trình đã đề cập và có những
nghiên cứu nhất định trong thời gian qua:
Chu Bá Chín (2014), luận văn thạc sỹ tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học
Quốc gia Hà Nội “Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo tại các Trường đào tạo
nghề tỉnh Bắc Ninh”, tác giả Chu Bá Chín tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý
về chương trình đào tạo, chất lượng giảng viên, giáo trình, cơ sở vật chất nhằm xây
dựng chương trình can thiệp, nâng cao chất lượng đào tạo. Đặc biệt, luận văn cịn đề
xuất chuơng trình can thiệp để nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở dạy nghề
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Nguyễn Phi Vũ (2015), luận văn thạc sỹ tại Trường Đại học Thương Mại
“Quản lý đào tạo liên tục hệ trung cấp tại trường Cao đẳng nghề Đắk Lắk”, tác giả
cung cấp một khái niệm và các khung nghiên cứu về quản lý đào tạo. Luận văn đã
cung cấp những khái niệm, cơ sở luận và giải pháp mà tác giả đã dày công nghiên
cứu. Những thành quả này tạo cơ sở cho nghiên cứu phát triển cách chính sách, giải


24

pháp phù hợp cho trung tâm nhằm nâng cao chất lượng quản lý đào tạo ngắn hạn,
tuy nhiên, nghiên cứu này được hồn thiện ở vùng núi, nơi dân trí thấp nên một số
chính sách sẽ khơng cịn phù hợp, cần phát triển thêm.

Nguyễn Huyền Trang (2019), luận văn thạc sỹ tại Trường Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo ngắn hạn
tại Trung tâm tư vấn quản trị và đào tạo (HCC), khoa quản trị kinh doanh, Đại học
QGHN”. Tác giả tập trung nghiên cứu các nhóm giải pháp và phân chia rõ ràng
nhằm khắc phục các hạn chế hiện hữu từ công tác tuyển chọn giảng viên, thiết kế
khung chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng của bộ phận phụ trách lớp, đầu tư
vào hệ thống cơ sở vật chất đến cơng tác chuẩn hóa quy trình đào tạo.
Dương Thị Hiền (2019), luận văn thạc sỹ tại Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân “Quản lý đào tạo cho công nhân cao su của Công ty Cổ phần Cao Su Sơn La”.
Luận văn đã cung cấp những khái niệm, cơ sở lý luận cơ bản về quản lý đào tạo tại
một cơ sở tư nhân phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở
phân tích các thực trạng cơng tác quản lý đào tạo cho công nhân cao su qua giai
đoạn 2015 - 2018, tác giả đã đề xuất các giải pháp để hồn thiện cơng tác quản lý
đào tạo của Công ty theo định hướng hoạt động của Công ty đến năm 2025.
Các cơng trình nghiên cứu tuy đã đề cập và phân tích, đưa ra giải pháp cho
hoạt động quản lý đào tạo khá đa dạng, tuy nhiên chưa có nội dung nghiên cứu trực
tiếp liên quan tới cơng tác quản lý hoạt động đào tạo ngắn hạn.Vì vậy tác giả lựa
chọn đề tài để có thể có những đóng góp mang tính học thuật liên quan tới cơng tác
quản lý đào tạo ngắn hạn nói chung.

3. Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng được khung nghiên cứu về quản lý đào tạo ngắn hạn tại trung
tâm đào tạo.
- Phân tích thực trạng về cơng tác quản lý đạo tạo ngắn hạn tại Trung tâm
Thông tin Tư vấn và Đào tạo - Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công
thương để xác định các điểm mạnh, điểm hạn chế.


25

- Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng và hiệu quả

quản lý đào tạo tại Trung tâm trong giai đoạn tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động quản lý đào tạo ngắn hạn tại Trung tâm Thông tin Tư vấn và Đào
tạo - Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương.

4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Nội dung: Các nội dung nghiên cứu tiếp cận theo quy trình quản lý đào tạo
bao gồm: Lập Kế hoạch đào tạo ngắn hạn; Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo ngằn
hạn; Kiểm sốt đào tạo ngắn hạn.
Về khơng gian: Phạm vi nghiên cứu về công tác quản lý các hoạt động đào
tạo ngắn hạn được tổ chức bởi Trung tâm Thông tin Tư vấn và Đào tạo, thuộc Cục
Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương.
Về thời gian: Dữ liệu được thu thập và xử lý tại Trung tâm đào tạo ngắn
hạn trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2020, và đề xuất các kiến nghị hướng
giải quyết để nâng cao năng lực quản lý đào tạo của Trung tâm trong giai đoạn
2021-2025.

5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Khung nghiên cứu


×