Tải bản đầy đủ (.ppt) (24 trang)

Đề tài SỰ PHÁT TRIỂN PHÔI CỦA LƯỠNG CƯ (AMPHIBIA pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 24 trang )

SEMINAR
SINH HỌC PHÁT TRIỂN CÁ THỂ ĐỘNG VẬT
Nhóm thực hiện:
Cáp Kim Cương
Lê Thị Đào
Bùi Thanh Long
Trần Thị Hoa Lương
Hoàng Hữu Tình
Đề tài
SỰ PHÁT TRIỂN PHÔI CỦA
LƯỠNG CƯ (AMPHIBIA)
NỘI DUNG BÁO CÁO
I. Giới thiệu chung
II. Các giai đoạn phát triển ở Lưỡng cư
1. Sự phát sinh giao tử
2. Sự thụ tinh
3. Phát triển phôi:
4. Phát triển hậu phôi
III. Kết luận
a, Sự phân cắt
b, Sự phôi vị hóa
c, Sự hình thành mô thần kinh
d, Sự phát sinh cơ quan
I. GIỚI THIỆU CHUNG
Lưỡng cư là những động vật Có xương sống đầu tiên
chuyển từ môi trường nước lên cạn nên mang các đặc
điểm của các động vật Có xương sống ở cạn nhưng chưa
hoàn chỉnh và có các đặc điểm của động vật Có xương
sống ở nước.

A


A. Tạo giao tử
B
B. Thụ tinh
C
C. Phát triển phôi
D
D. Phát triển hậu
phôi
Hình 1: Các giai đoạn trong sự phát triển
và chu kỳ sống của ếch Xenopus laevis
II. Các giai đoạn phát triển ở Lưỡng Cư

1. SỰ PHÁT SINH GIAO TỬ
1.1. Các tế bào mầm.
Cực
động vật
Cực
Thực vật
1.2. Sự di cư của các tế bào mầm
Hình 2. Sự
di cư tế bào
chất mầm ở
Xenopus
1.3. Sự biệt hóa của các tế bào mầm
Các tế bào mầm di chuyển vào tuyến sinh dục có thể biệt hóa
thành tinh trùng hoặc trứng tùy thuộc vào tuyến.

Giao tử cái
Tế bào mầm
Cực Thực vật

Tế bào mầm Giao tử đực
Cực Thực vật
Tinh trùng là một tế bào chuyên hoá cao với chức
năng tìm và thụ tinh với trứng.
1.4. Sự phát sinh giao
tử
* Sự sinh tinh
Tinh nguyên bào
di chuyển
Mào SD
của phôi
Ống sinh tinh
Biệt hóa
Biệt hóa
ở những gđ
khác nhau
Biểu mô
TB Sertoli
Dinh dưỡng
TB Sinh dục
Sinh sản
Tinh trùng

Tế bào trứng của lưỡng cư có thể duy trì ở giai đoạn
diplotene của kì trước I giảm phân suốt cả năm. Trạng thái này
giống như giai đoạn G2 ở kì trung gian của chu kì tế bào. Quá
trình giảm phân được tiếp tục trở lại khi có mặt của
progesterone. Hormone này được các tế bào noãn nang tiết ra
để đáp ứng lại tác động của các hormone sinh dục do tuyến yên
tiết ra. Trong vòng 6 giờ từ khi có tác động của progesterone,

các vi nhung mao co rút lại, màng nhân và hạch nhân tan biến,
các NST đóng xoắn và di chuyển về cực động vật để bắt đầu
tiếp tục phân chia. Sau khi kết thúc lần phân bào I, sự rụng
trứng xảy ra, các trứng được phóng thích khỏi buồng trứng ở
vào kì giữa lần phân bào II. Khi thụ tinh trứng tiếp tục hoàn tất
giảm phân II.
* Sự sinh trứng

Thành phần chính của noãn hoàng trong trứng ếch là
vitellogenin. Đây là một protein có khối lượng 470 kDa, được
tổng hợp trong gan và theo dòng máu đi đến trứng. Khi trứng
chín, vitellogenin bị tách thành 2 protein nhỏ hơn: phosvitin và
lipovitellin. Hai protein này được “đóng gói” thành các tấm
noãn hoàng. Các thành phần dự trữ của noãn hoàng là glycogen
và các hạt lipid.

Khi các tấm noãn hoàng được thành lập, chúng di
chuyển vào bên trong trung tâm tế bào. Sau đó do sự vận
chuyển trong tế bào, luợng noãn hoàng tăng dần và tập trung
phần lớn ở cực thực vật. Các hạt vỏ, ti thể và các hạt sắc tố
nằm ở vùng ngoại vi của tế bào. Các hạt glycogen, các hạt
lipid, ribosome và mạng lưới nội chất nằm ở cực động vật.
Ở ếch Rana pipiens, sự sinh trứng xảy ra mất 3 năm. Trong 2
năm đầu, tế bào trứng gia tăng kích thước dần. Sang năm thứ 3,
sự tích tụ noãn hoàng trong tế bào trứng làm cho trứng to lên
rất nhanh. Hàng năm có một nhóm trứng chín, nhóm đầu tiên
chín ngay sau khi biến thái, nhóm tiếp theo chín vào năm kế
tiếp. Thời kì sinh noãn hoàng xảy ra khi tế bào trứng ở giai
đoạn diplotene của kì trước I giảm phân. Noãn hoàng là một
phức hợp các chất dùng để nuôi dưỡng phôi.

Trong giai đoạn đầu, tất cả các chất dinh dưỡng và những chất
cần thiết cho sự phát triển phôi đều nằm trong tế bào chất của
trứng. Các chất này được tích tụ trong suốt kì trước I của giảm
phân và giai đoạn này thường được chia thành hai thời kì: tiền
sinh noãn hoàng và sinh noãn hoàng.
2. SỰ THỤ TINH
Sự thụ tinh bao gồm các hoạt động cơ bản sau:
- Sự nhận biết và tiếp xúc giữa tinh trùng với trứng.
Điều này bảo đảm là tinh trùng và trứng thuộc cùng
một loài.
- Sự xâm nhập của tinh trùng vào trứng. Trứng có cơ
chế cản trở sự xâm nhập của nhiều tinh trùng, chỉ cho
phép một tinh trùng đi vào trứng.
- Sự hợp nhất nguyên liệu di truyền của tinh trùng và
trứng.
- Sự hoạt hóa trao đổi chất của trứng để bắt đầu phát
triển.
3. SỰ PHÂN CẮT
Hợp tử
Nguyên
phân
Phôi dâu
Hình thành
xoang phôi
Phôi nang
Sự thụ tinh là bước khởi đầu trong quá trình
phát triển của sinh vật. Hợp tử được hình
thành bắt đầu sản sinh ra một cơ thể đa bào
bằng một quá trình gọi là phân cắt.
Đặc điểm:


Tương quan tỉ lệ giữa thể tích của tế bào chất và của nhân
ngày càng nhỏ đi qua các lần phân bào. Sự giảm nhiều lần tỉ
lệ này có ý nghĩa quyết định đến thời điểm hoạt hóa của các
gen trong nhân hợp tử.

Ở ếch Xenopus laevis, sự phiên mã của gen chỉ xảy ra sau
12 lần phân chia. Lúc này tốc độ phân cắt giảm, các phôi
bào trở nên linh động và sự phiên mã của các gen nhân bắt
đầu.

Tốc độ phân bào và vị trí tương ứng giữa các phôi bào được điều
hòa bởi các protein và mARN dự trữ trong tế bào chất của trứng.

Thể tích phôi không tăng nhưng lượng tế bào tăng lên không
ngừng (hợp tử=>2, 4, 8, 16 tế bào ) nên kích thước các phôi bào
ngày càng nhỏ dần.

Tốc độ rất nhanh, chu kì tế bào ngắn hơn bình thường, chỉ còn
các giai đoạn S (tổng hợp) và M (phân chia) mà không có các giai
đoạn tăng trưởng (G1 và G2) trong kì trung gian giữa các lần phân
chia. Nguyên nhân là do các thành phần cần thiết cho sự phân bào
đã được dự trữ từ trước khi thụ tinh.
Hình 3: Sự phân cắt trứng ở lưỡng cư
(Kiểu Đối xứng tỏa tròn)
4. SỰ HÌNH THÀNH PHÔI VỊ
4. SỰ HÌNH THÀNH PHÔI VỊ
Khi ruột nguyên thủy dài ra, các tế bào cổ chai tiếp tục di
chuyển vào trong và chúng dàn trải ra tạo thành một vùng lớn
ở ngoại vi của ruột. Các tế bào cổ chai di nhập vào các lớp

sâu hơn, ở đó chúng tạo thành dây sống và trung bì thân. Các
tế bào nội bì được bao quanh bởi phôi khẩu tạo thành nút
noãn hoàng.
Sự phôi vị hóa của ếch khởi đầu từ vùng liềm xám, ngay phía
dưới xích đạo nơi bán cầu động vật và thực vật gặp nhau. Dấu hiệu
bên ngoài đầu tiên của sự phôi vị hóa là sự hình thành môi lưng của
phôi khẩu. Tại đây các tế bào lõm vào tạo thành phôi khẩu có dạng
khe hẹp. Những tế bào này thay đổi hình dạng một cách đột ngột.
Phần thân chính của mỗi tế bào hướng về phía trong phôi, phần còn
lại vẫn gắn vào mặt ngoài qua một cổ thon. Các tế bào này được gọi
là tế bào cổ chai. Khi quá trình phôi vị hóa tiếp diễn, các tế bào cổ
chai tiếp tục lõm vào tạo ra các môi bên và cuối cùng là môi bụng
của phôi khẩu.
4. SỰ HÌNH THÀNH PHÔI VỊ
Giai đoạn tiếp theo là sự di cư của các tế bào vùng ranh về phía
môi phôi khẩu. Các tế bào này sau đó sẽ cuộn vào và di chuyển
dọc theo mặt trong của lớp ngoại bì. Những tế bào tạo thành môi
phôi khẩu thường xuyên thay đổi. Những tế bào đầu tiên tạo thành
môi lưng là các tế bào nội bì lõm vào tạo thành mép trước của
ruột. Khi các tế bào này đi vào phía trong phôi, môi phôi khẩu bao
gồm các tế bào là tiền thân của trung bì đầu. Các tế bào tiếp theo
cuộn vào trên môi lưng của phôi được gọi là các tế bào trung bì
dây sống.
Khi các tế bào đi vào bên trong phôi, xoang phôi sẽ hẹp dần và
dịch chuyển sang vị trí đối diện với môi lưng. Do sự chuyển động
của các tế bào nội bì và trung bì bên trong, các tế bào ngoại bì sẽ
lan phủ và bao lấy toàn bộ phôi.
5. SỰ HÌNH THÀNH PHÔI THẦN KINH
Hình thành phôi thần
kinh sơ cấp, các tế bào bao

quanh ống thần kinh sẽ điểu
khiển các tế bào của tấm
thần kinh tăng sinh, cuộn lại
thành một ống rỗng.
Hình thành phôi thần
kinh thứ cấp, ống thần kinh
được thành lập từ một tế bào
đặc, sau đó hình thành một
ống rỗng bên trong.
Hình 9. Sự hình thành phôi thần kinh
A – Sơ cấp. B – Thứ cấp
A B

Sự hình thành phôi thần kinh sơ cấp.
Ngoại bào nguyên thủy được chia thành ba nhóm tế bào:
(1)Tế bào trong ống thần kinh sẽ tạo thành não bộ và tủy
sống,
(2)Tế bào nằm ở bên ngoài biểu bì của da
(3)Tế bào của mào thần kinh, được tạo thành trong vùng
giữa ống thần kinh và biểu bì, sau đó di cư đến những nơi
khác. Chúng tạo ra các tế bào thần kinh ngoại biên, thần
kinh đệm, các tế bào sắc tố của da và nhiều loại tế bào
khác.
Sự hình thành phôi thần kinh thứ cấp
Sự hình thành phôi thần kinh thứ cấp do sự tạo thành bó
tủy và sau đó là sự rỗng bên trong bó này tạo thành ống
thần kinh.
Ở ếch, sự thành lập phôi thần kinh thứ cấp thường thấy
trong ống thần kinh của các đốt sống thắt lưng và đuôi.
Cả hai trường hợp đều được xem là sự tiếp nối của quá

trình tạo phôi vị.
Hình 10. Sự thành lập phôi thần kinh thứ cấp ở ếch Nam Phi
Ở ếch, thay vì cuộn vào bên trong phôi, các tế
bào của môi lưng tăng trưởng về phía bụng.
Vùng đang tăng trưởng ở đỉnh môi được gọi là
khớp thần kinh dây sống có chứa các tiền tố
cho phần sau cùng của tấm thần kinh và phần
sau của dây sống. Sự tăng trưởng của vùng này
sẽ làm biến đổi phôi vị từ hình cầu có đường
kính khoảng 1,2 mm thành dạng nòng nọc dài
khoảng 9 mm. Các tế bào lót trong miệng phôi
tạo thành ống thần kinh ruột. Phần ở đầu gần
hợp nhất với hậu môn trong khi phần ở đầu xa
trở thành xoang của ống thần kinh.
Sự phát triển của giác quan
Cơ quan cảm giác chính của đầu phát triển từ sự tương tác
giữa ống thần kinh với một loạt biểu bì gọi là tấm ngoại bì
sọ. Phần phía trước của tấm ngoại bì sọ là hai tấm khứu
giác sẽ tạo thành các hạch của dây thần kinh khứu giác.
Tương tự, tấm thính giác lõm vào tạo thành mê lộ của tai
trong.
Hình 11
6. SỰ PHÁT SINH CƠ QUAN
Ngoạibì=>Nãobộ,tủysống,TKTV,sọ,sắctố,da,vẩytấm
Nội bì => lớp màng lót bên trong ống tiêu hóa và ống hô hấp
cùngcáccơquanphụ.
Trungbì=>tấtcảcáccơquannằmgiữalớpngoạibìvànộibì.
7. SỰ PHÁT TRIỂN HẬU PHÔI
Nòng nọc có mang trong
Thời kỳ 1

Nòng nọc mới nở
Nòng nọc có mang ngoài
Thời kỳ 2
Hình thành phổi
Hình thành chi
Tiêu biến đuôi
Xuất hiện trung
thận, hình thành một
số cơ quan mới,
nòng nọc biến thành
ếch con
Hình 2: Sơ đồ quá trình phát triển phôi ở lưỡng cư
III. KẾT LUẬN
Sự biến thái của nòng nọc lưỡng cư có ý
nghĩa lý thuyết rất lớn, chứng tỏ lưỡng cư
có nguồn gốc từ động vật ở nước giống cá
và sự xuất hiện một số cơ quan (nhất là cơ
quan tuần hoàn và hô hấp) khi con vật
chuyển từ đời sống dưới nước lên cạn đặc
biệt có ý nghĩa về mặt tiến hoá.
Froglifecycle
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình sinh sản và phát triển cá thể động vật. Ngô
Đắc Chứng. NXBĐH Huế. 2007
2.Sinh học phát triển cá thể động vật. Mai Văn Hưng.
NXBĐH Sư phạm Hà Nội. 2002.
3.Sinh học của sự sinh sản. Phan Kim Ngọc,Hồ Huỳnh
Thuỳ Dương. NXBGD. 2001.
4. Phần lớn các tư liệu và hình ảnh lấy từ các website
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ THEO DÕI CỦA THẦY,

CÁC ANH CHỊ VÀ CÁC BẠN !

×