Nguồn thức ăn của
lưỡng cư (Amphibia)
Lưỡng cư có thể ăn động vật, thực
vật và ăn tạp. Nhóm ăn động vật
phổ biến hơn cả, nhất là ở các cá
thể trưởng thành. Thức ăn chủ yếu
gồm côn trùng, giun đất, giáp xác,
nhện, thân mềm, cá ...
- Chế độ ăn thay đổi tùy theo tuổi.
Hầu hết nòng nọc của các loài ếch
đều ăn chất bã động vật và thực vật.
Nhái con ăn chủ yếu sâu bướm,
kiến, nhện. Trong khi nhái lớn ăn
nhiều nhóm côn trùng. Ếch đồng
còn nhỏ ăn những động vật có vỏ
mềm (châu chấu nhỏ, kiến, nhện)
còn ếch đồng lớn ngoài ăn côn
trùng còn ăn cua, ốc, giun, có khi
cả cá con. Có rất nhiều trường hợp
ếch ăn cả nòng nọc của chúng (hiện
tượng ăn đồng loại).
- Thành phần thức ăn thay đổi tùy
theo tầm vóc của loài vật. Các loài
lưỡng cưcó kích thước trung bình
và lớn (ếch đồng, nhái bám lớn ... )
có miệng rộng, ăn nhiều loại thức
ăn và các nhiều cỡ côn trùng có vỏ
cứng. Các loài lưỡng cư có cỡ nhỏ,
miệng hẹp (ểnh ương, cóc nước,
nhái bầu...) chỉ ăn một số ít loài,
chủ yếu các loại côn trùng có vỏ
mềm (kiến, mối...).
Ở nước ta, đa số các loài lưỡng cư
ăn tạp. Cá cóc Tam Ðảo
(Paramesotriton) ăn côn trùng,
nhện, giun, nòng nọc, rong rêu.
Ếch đồng ăn 22 loại thức ăn
khác nhau, nhái 18 loại chủ yếu là
côn trùng. Cóc nhà không những ăn
nhiều côn trùng, nhện, nhiều chân
mà còn ăn cả thực vật (hạt cỏ, thóc,
hạt bí...). Ở vùng nhiệt đới, thành
phần thức ăn phong phú, nên một
số loài lưỡng cư chuyển sang ăn
chuyên. Ếch giun (Ichthyophis)
chuyên ăn giun đất, cóc rừng
(Bufo galeatus) ở rừng nứa
chuyên ăn kiến, ếch gai (Rana
spinosa) chuyên ăn ếch nhái khác.
- Cách bắt mồi thay đổi tùy loài. Cá
cóc sống dưới nước bắt mồi bằng
hàm, ngoạm các loại thức ăn tiếp
xúc với miệng còn chân trước có
vai trò giữ mồi cho chặt. Phần lớn
các loài sống trên cạn bắt mồi bằng
lưỡi, bắt những con mồi cử động và
loại bỏ các vật không ăn được.
Lưỡi phóng ra ngoài nhanh như tia
chớp, dính con mồi vào đầu lưỡi,
rồi nhanh chóng thu vào miệng.
Khả năng nhịn đói của lưỡng cư
cũng khá cao: nòng nọc đến cả
tháng, cóc nhà đến 1 năm, cá cóc
có đuôi mù đến 8 năm.
Hoàng Vân