Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

PHÂN TÍCH các QUYỀN CON NGƯỜI cơ bản của CÔNG dân VIỆT NAM và đưa RA các vụ VIỆC THỰC TIỄN làm MINH CHỨNG BÌNH LUẬN về VIỆC đảm bảo QUYỀN CON NGƯỜI TRONG bối CẢNH đại DỊCH COVID 19 ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.88 KB, 15 trang )

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KINH TẾ QUỐC TẾ

BÀI TIỂU LUẬN
PHÂN TÍCH CÁC QUYỀN CON NGƯỜI CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
VIỆT NAM VÀ ĐƯA RA CÁC VỤ VIỆC THỰC TIỄN LÀM MINH
CHỨNG. BÌNH LUẬN VỀ VIỆC ĐẢM BẢO QUYỀN CON NGƯỜI
TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID 19 Ở VIỆT NAM?

Học phần:

Kinh tế vĩ mô

Giảng viên hướng dẫn:

Hà Thị Út

Thực hiện:

Lê Hiền Bảo Chân

HÀ NỘI – 2021
1

0

0


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................3


I. Cơ sở lý luận.......................................................................................................4
1. Khái niệm về công dân và quốc tịch...............................................................4
2. Khái niệm về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân......4
II. Các quyền cơ bản của công dân Việt Nam........................................................5
1. Các nguyên tắc của chế định quyền con người và nghĩa vụ cơ bản của công
dân.......................................................................................................................5
2. Các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo hiến
pháp.....................................................................................................................5
2.1. Các quyền về chính trị..............................................................................6
2.2. Các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa..................................................6
2.3. Các quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân.................................................10
2.4. Các nghĩa vụ cơ bản................................................................................12
III. Đảm bảo quyền con người trong bối cảnh đại dịch Covid 19 tại Việt Nam. .13
PHẦN KẾT LUẬN..............................................................................................15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................16

2

0

0


PHẦN MỞ ĐẦU
Khi sinh ra, bất kì ai cũng đều được tạo hóa ban cho sự sống, ban cho
ước mơ và hi vọng. Từ đó, chúng ta đã cùng xây dựng nên quyền con người:
quyền được sống, được ước mơ, được khát khao và được hi vọng. Nhờ những
quyền đó mà chúng ta có sự cơng bằng, bình đẳng. Như chủ tịch Hồ Chí Minh
cũng đã nhấn mạnh hai chữ “đồng bào” trong bản “Tuyên ngôn độc lập” cũng
nghĩa rằng tất cả mọi người ở nước Việt Nam này dù dàu hay nghèo, dù thuộc

bất kì sắc tộc hay tơn giáo nào thì chúng ta cũng đều là một, đều là người dân
nước Việt. Quyền con người là những quyền tự nhiên, vốn có và khách quan
của con người. Ở Việt Nam, chúng ta luôn tôn trọng và bảo đảm quyền con
người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Cùng với đó, Đảng và Nhà
nước ta vẫn ln bổ sung các quyền con người trong các bản Hiến pháp từ 1946
đến 2013 nhằm mục đích đảm bảo quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản
của công dân.
Hơn nữa với tư cách là những sinh viên năm nhất ngành Kinh tế Quốc tế
- Học viện Ngoại giao, việc có những hiểu biết và kiến thức căn bản về quyền
cơ bản của công dân Việt Nam, em muốn đi sâu hơn vào việc phân tích và tìm
hiểu về các quyền cơ bản cũng như thêm vào đó những ví dụ thực tiễn và kết
hợp với bối cảnh hiện tại để có thể hồn thiện bài tiểu luận một cách tốt nhất.
Song, vì chưa tích lũy đủ về kiến thức cũng như kinh nghiệm nên bài tiểu
luận này của em chắc chắn sẽ khơng thể tránh khỏi nhiều thiếu sót và hạn chế
trong cả mặt nội dung lẫn hình thức. Em rất hy vọng sẽ nhận được những góp
ý từ cơ để em có thể bổ sung và hồn thiện kiến thức cũng như trau dồi kỹ
năng một cách tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô,
Trân trọng!
3

0

0


I. Cơ sở lý luận
1. Khái niệm về công dân và quốc tịch
Công dân Việt Nam là người mang quốc tịch Việt Nam. Công dân là bộ
phận dân cư chủ yếu của một Nhà nước bao gồm những người được xác định lệ

thuộc pháp lý đối với Nhà nước đó. Người là công dân của Nhà nước sở tại
được hưởng đầy đủ những quyền và lợi ích tương xứng và đồng thời phải gánh
vác các nghĩa vụ cơ bản do Nhà nước quy định.
Khái niệm công dân được gắn liền với khái niệm quốc tịch. Người là công
dân của Nhà nước nào thì có quốc tịch của nước đó. "Cơng dân nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam" 1. Khái niệm quốc
tịch được dùng để phân biệt công dân của một nước với công dân của nước khác
và với người không phải là công dân của bất cứ quốc gia nào trên thế giới.
Như vậy, quốc tịch là trạng thái pháp lý xác định mối quan hệ lệ thuộc
giữa một cá nhân với một Nhà nước nhất định. Người có quốc tịch (là công dân)
sẽ chịu sự tài phán tuyệt đối của Nhà nước, đồng thời được hưởng đầy đủ mọi
năng lực pháp lý với sự bảo hộ của Nhà nước cả trong đất nước cũng như ở
nước ngoài.
2. Khái niệm về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công
dân
Về cơ bản, các quyền con người được hiểu là những quyền mà pháp luật
thừa nhận đối với tất cả con người. Đây là quyền tối thiểu mà các cá nhân từ khi
sinh ra phải có – bất kì ai cũng không được phép xâm hại các quyền này.
Quyền con người sinh ra nhằm mục đích bảo vệ con người khỏi những sự
lạm dụng, xâm hại, vì thế lồi người phải tạo ra một thể chế nhằm đảm bảo
những quyền cơ bản này. Vì vậy, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, là
1 Điều 17 Hiến pháp 2013

4

0

0



những quyền, nghĩa vụ được Nhà nước quy định trong Hiến pháp. Những quyền
và nghĩa vụ này được hiến pháp quy định cho tất cả mọi công dân, cho cả một
tầng lớp, một giai cấp, không quy định cho từng người trong từng điều kiện hoàn
cảnh cụ thể. Những quyền này thường được xuất phát từ quyền con người:
"Được sống, được tự do, được mưu cầu hạnh phúc, không ai có thể xâm
phạm".
II. Các quyền cơ bản của cơng dân Việt Nam
1. Các nguyên tắc của chế định quyền con người và nghĩa vụ cơ bản của
công dân
Khi xây dựng Hiến pháp từng nhiệm kì, từng năm, nhằm đảm bảo lợi
ích của cơng dân, vì thế cần phải làm ra những yêu cầu chung, theo thời gian,
Nhà nước đã tạo ra một bộ nguyên tắc chung. Vì vậy, bài tiểu luận này xin
phép chỉ liệt kê các nguyên tắc cơ bản và đi sâu vào phân tích các quyền con
người. Nguyên tắc chung bao gồm: nguyên tắc tôn trọng quyền con người;
nguyên tắc quyền công dân không tách rời với nghĩa vụ cơng dân; ngun tắc
mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật; nguyên tắc nhân đạo và cuối
cùng là nguyên tắc về tính hiện thực của quyền con người.
2. Các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của cơng dân theo
hiến pháp
2.1. Các quyền về chính trị
Các quyền về chính trị bao gồm: quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã
hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị
với cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân 2. Quyền
đó được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau: Cơng dân có quyền bầu cử
2 Điều 53 Hiến pháp 2013

5

0


0


trong các kì đại hội đại biểu, có quyền ứng cử vào cơ quan quyền lực Nhà nước;
đóng góp các ý kiến xây dựng và phát triển kinh tế, giáo dục, văn hóa, … của đất
nước; cơng dân cũng có quyền tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Hiến pháp và
phát luật, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan, các tổ chức xã
hội.
Song, có thể nói quyền chính trị quan trọng nhất của cơng dân là quyền
bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực Nhà nước. Nhờ quyền này mà công
dân có thể lựa chọn người lãnh đạo ưu tú nhất, người đại diện cho những nguyện
vọng, ý chí và người sẵn sàng nói lên quyền lợi của cơng dân, giải quyết các vấn
đề hệ trọng của đất nước.
Bên cạnh việc có quyền tham gia trực tiếp vào các cơng việc quản lý Nhà
nước, cơng dân có quyền khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật của
các cơ quan Nhà nước3. Liên quan mật thiết đến quyền bầu cử và ứng cử vào các
cơ quan Nhà nước của công dân là các quyền tự do dân chủ của công dân như
quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do biểu tình4.
2.2. Các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa
- Quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật
Theo quy định của Hiến pháp, cơng dân có quyền sản xuất kinh doanh, có
quyền sở hữu những thu thập hợp pháp, của cải để dành, tư liệu sinh hoạt, tư liệu
sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế
khác. Quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện cụ thể trong các
nội dung bao gồm: Quyền tự do lựa chọn ngành nghề và mô kinh doanh; quyền
tự do lựa chọn hình thức, cách thức huy động vốn; quyền tự do hợp đồng; quyền
tự do lựa chọn hình thức, cách giải quyết tranh chấp; quyền tự do cạnh tranh lành
mạnh.
3 Điều 30 Hiến pháp 2013
4 Điều 25 Hiến pháp 2013


6

0

0


Từ đó, dựa trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, những năm gần đây
Quốc hội tăng cường công tác xây dựng pháp luật trong lĩnh vực kinh tế. Từ đó,
chính phủ có thể tạo ra một ‘bức tường pháp lý’ vững chắc, an toàn và đáng tin
cậy cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Quyền lao động
Lao động có thể được coi là hoạt động thiết yếu và quan trọng nhất của
con người. Để tạo nên sự phát triển của xã hội cả về vật chất và tinh thần, thì cần
phải có sự lao động năng suất, chất lượng và hiệu quả. Vì vậy, Nhà nước và xã
hội đang tiến hành tạo nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, chế độ lương
thưởng, chế độ nghỉ ngơi,…Tuy nhiên, việc đảm bảo cơ hội việc làm cho tồn bộ
mọi người là một điều vơ cùng khó khăn ngay cả với các nước đã phát triển.
Song, nhà nước vẫn cố gắng tạo mọi điều kiện trên cơ sở giải phóng mọi năng
lực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của thành phần kinh tế. Điều đó đã góp
phần cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì sự nghiệp dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, văn mình.
- Quyền học tập
Giống như quyền lao động, quyền học tập vừa là quyền, cũng vừa là nghĩa
vụ của công dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay khi nhà nước mới giành được độc
lập vẫn luôn trăn trở về việc xóa mù chữ cho dân tộc Việt Nam cũng như nâng
cao dân trí. Người đã xác định học tập là quyền của mỗi cơng dân, và cũng chính
là bổn phận của mỗi người. Bác đã viết: “Muốn giữ nền độc lập, muốn cho dân
mạnh, nước giàu; Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn

phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào cơng cuộc xây dựng nước
nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”5
Tuy nhiên, hiện nay số trẻ em chưa được đến trường vẫn còn tồn tại. Theo
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Bộ giáo dục và đào tạo, Hội Liên hiệp thanh
5 Hồ Chí Minh – Tuyển tập, tập 1. NXB Sự Thật, tr 368.

7

0

0


niên và UNICEF tiến hành nghiên cứu “Nguyên nhân bỏ học của trẻ em Việt
Nam” đã có tới 24% thanh niên được điều tra đã bỏ học khi chưa đến 15 tuổi. Tỉ
lệ bỏ học từ lớp 1-5 là 12%, lớp 6-8 là 21%. Và chỉ có 46.3% thanh niên Việt
Nam được đi học trung học.
Với các quy định này, hiện nay đất nước hầu như khơng để bất kì trẻ em
nào chịu cảnh mù chữ, luôn đảm bảo rằng tất cả trẻ em sống ở đất nước Việt
Nam sẽ luôn được đi học, đến trường và luôn nhân được quyền học tập. Từ đó,
quy định này đã tạo ra những thế hệ tiếp nối có tri thức, có kiến thức cũng như
tạo ra nhiều nguồn nhân lực, phát huy những tiềm năng của các nhân tài đất
nước.
- Quyền bảo vệ sức khỏe
Muốn lao động, muốn học tập đều cần phải có một sức khỏe tốt. Bởi đây
là thứ tạo hóa ban tặng, là thứ “trời cho”, cũng là vốn quý giá nhất của con
người. Có sức khỏe làm nên tất cả, vì thế chế độ nhà nước đều quan tâm đến vấn
đề chăm sóc sức khỏe con người.
Trong đại dịch Covid 19 hồnh hành mạnh mẽ, cơng dân được Nhà nước
trả phí hồn tồn cho việc tiêm vaccine 3 mũi với những loại thuốc tốt nhất nhằm

đảm bảo sức khỏe cho cơng dân tại Việt Nam.
- Quyền bình đẳng của nam nữ
Điều này được nêu rõ ràng trong Điều 26 Hiến pháp 2013: “Cơng dân
nam, nữ bình đẳng về mọi mặt; Nhà nước có chính sách đảm bảo quyền và cơ
hội bình đẳng giới”. Lao động nam và nữ có việc làm như nhau thì hưởng chế độ
lương thưởng như nhau, bên cạnh đó, lao động nữ có quyền hưởng chế độ thai
sản. Nhà nước cũng đảm bảo co sự phát triển của các nhà hộ sinh, khoa nhi, nhà
trẻ và các cơ sở phúc lợi khác nhằm giảm bớt gánh nặng gia đình, tạo điều kiện
cho phụ nữ sản xuất, công tác, học tập, chữa bệnh, nghỉ ngơi và làm tròn bổn
phận người mẹ.
8

0

0


Xã hội ngày càng phát triển và hiện đại hóa cơng nghiệp hóa, người phụ
nữ cũng có nhiều chỗ đứng trong xã hội, được quyền tham gia vào các việc chính
trị và làm những cơng việc nam giới làm. Có thể nhìn thấy rõ từ nhiệm kì 1920
đến nay, nước Việt Nam đã qua 6 đời phó chủ tịch nước và liên tiếp là nữ giới
nắm quyền. Bên cạnh đó, vẫn còn những nơi lạc hậu như miền núi, vẫn còn tư
tưởng trọng nam khinh nữ, con gái sẽ chỉ ngồi mâm dưới, còn con trai sẽ được
ngồi mâm trên. Từ lâu tư tưởng này đã tồn tại, và mặc dù xã hội đang dần phát
triển hiện đại hơn thì tư tưởng đó vẫn cịn tồn tại nhưng đã bớt đi nhiều phần hơn
so với thời xưa.
- Quyền được bảo hộ về hơn nhân gia đình
Gia đình là những nhánh cây hợp thành cây cổ thụ lớn đó là xã hội. Vì thế,
mục tiêu phấn đấu của chế độ chính trị Việt Nam chính là sự hạnh phúc và vẹn
tồn đủ đầy của mọi gia đình. Nhà nước bảo hộ chế độ hôn nhân theo nguyên tắc

tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, cha mẹ có nghĩa vụ
ni dạy con cái thành cơng dân tốt. Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm
sóc ơng bà, cha mẹ. Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử
giữa các con.
Đó cũng là truyền thống từ ngàn đời nay của người dân nước Việt, đó là
“ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, là “Uống nước nhớ nguồn”. Các gia đình thường có
truyền thống Tết sẽ trở về với đại gia đình, ấm cúng ngồi bên bếp lửa, ăn cùng
nhau bữa cơm gia đình và cùng đón năm mới cùng nhau.
Ngồi các quyền được nêu và phân tích ở trên, Hiến pháp 2013 cịn có
nhiều các quyền khác của một công dân: quyền sở hữu tư nhân và quyền tài sản;
quyền được sống, quyền nghỉ ngơi; quyền xây dựng nhà ở; quyền được nhận bảo
hiểm xã hội khi về hưu, già yếu bệnh tật hoặc mất sức lao động của công nhân,
viên chức; quyền nghiên cứu khoa học kỹ thuật, phát minh sáng chế, sáng kiến
cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất; quyền sáng tác, phê bình văn học, nghệ
9

0

0


thuật và tham gia các hoạt động văn hoá khác; quyền được Nhà nước bảo hộ
quyền tác giả; quyền sở hữu cơng nghiệp; quyền được hưởng các chính sách ưu
đãi của Nhà nước của thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sỹ, quyền được
Nhà nước và xã hội giúp đỡ của người già, người tàn tật, trẻ mồ côi.
2.3. Các quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân
- Quyền được thơng tin
Quyền này bao gồm việc được tìm kiếm, thu thập, phổ biết và được nắm
bắt thông tin. Trong đó, quyền này nhằm đảm bảo rằng cơng chúng sẽ luôn nắm
bắt thông tin của nhà nước, theo cách chủ động cơng khai từ phía nhà nước hoặc

thực hiện quyền u cầu từ phía người dần, điều đó tạo được niềm tin với người
dân, cũng như đảm bảo được nhu cầu thơng tin của mình và bảo vệ, cũng như tạo
cơ sở cho người dân trong việc giám sát sự công khai, minh bạch trong hoạt
động nhà nước. Điều này trở thành một nhu cầu và một quyền cơ bản, cấp thiết
cần phải đảm bảo thực hiện với mọi công dân – đây cũng là một yếu tố không
thể tách rời của một nền dân chủ, biểu hiện của nhà nước “của dân, do dân và vì
dân”
- Quyền được tự do tín ngưỡng
Đây là một trong những quyền cơ bản của con người. Nó đề cao giá trị
quyền con người, quyền công dân được khẳng định, tôn trọng và bảo vệ. Song,
Hiến pháp cũng phân biệt rõ về khái niệm tín ngưỡng và tơn giáo. Tuy rằng hai
khái niệm nay có cái chung nhưng cũng có cái riêng. Tín ngưỡng sẽ trở thành tơn
giáo khi có giáo lý, pháp luật, giáo hội. Một vài ví dụ đó là người dân lập đền
thờ, miếu, thờ cúng những người có cơng với làng, với đất nước. Vì vậy, cả tín
ngưỡng và tôn giáo đều được pháp luật bảo hộ. Một mặt, Hiến pháp quy định
không ai được phép xâm phạm tự do tín ngưỡng, mặt khác cũng quy định khơng
ai được lợi dụng để làm trái pháp luật và chính sách nhà nước.
10

0

0


Ví dụ điển hình cho việc lợi dụng tự do tín ngưỡng và tơn giáo những
ngày gần đây đó là ông Lê Tùng Vân được gọi là “thầy ông nội” ở Tịnh thất
bồng lai lấy danh “chỉ đạo” cho những người tu hành để gán mác cho những
hành động trái với luân thường đạo lý của mình.
Hay đã từng một thời “Hội thánh đức chúa trời” mang danh tín ngưỡng
song lại “tẩy não” những người đi theo đạo để rồi gây ra những tình trạng “tẩu

hỏa nhập ma”, gây ra trạng thái bất bình thường cho cơ thể và tâm lý người theo
đạo.
- Quyền bất khả xâm phạm về thân thể
Quyền này đã tạo ra sự bảo vệ đối với thân thể của cơng dân, khơng cho
phép bất kì hành động xâm phạm nào với người dân. Điều này đã đảm bảo cũng
như tơn trọng thân thể của bất kì ai. Hơn nữa, việc hiến mô, bộ phần cơ thể
người và hiến xác cũng cần phải có sự đồng ý của chủ thể. Quyền này sinh ra
nhằm bảo vệ, đề cao và tơn trọng tính mạng của bất kì cơng dân nào.
- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân là Cơng dân có quyền bất
khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác khi chưa
có sự cho phép, đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép khi phải bắt tội phạm.
- Quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân
Để thực hiện quyền này, mỗi công dân cần phải có trách nghiệm trong việc
tơn trọng bí mật, an tồn, điện thoại, thư tín, điện tín; khơng được xâm phạm,
chiếm đoạt thư tín, điện thoại, điện tín. Song, cũng cần lên án, phê phán, ngăn
chặn, tố cáo những hành vi xâm phạm thư tín, điện thoại, điện tín.

11

0

0


Ngoài các quyền về tự do dân chủ đã được phân tích và nêu trên, Hiến pháp
2013 vẫn cịn nhiều quyền khác của cơng dân. Các quyền đó bao gồm: quyền tự
do đi lại nơi cư trú (Điều 23 6) và quyền suy đốn vơ tội (Điều 31 7).
2.4. Các nghĩa vụ cơ bản
Trong những quyền cơ bản của công dân đã được nêu trên, khơng ít những

điều vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ cơ bản, hoặc việc hưởng những quyền lợi đó
phải gắn liền với sự gánh vác những nghĩa vụ tương tự. Khi phân tích các quyền
đó ở trên, bài tiểu luận cũng đã chỉ rõ nghĩa vụ của công dân.
Hiến pháp 2013 đã nêu ra các nghĩa vụ cơ bản mà cơng dân cần có:
“Trung thành với Tổ quốc; bảo vệ Tổ quốc, thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham
gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân; Tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham
gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc
sinh hoạt cộng đồng; Nộp thuế”. Bằng việc tạo ra các quyền cơ bản của công
dân, Nhà nước cũng yêu cầu công dân cần phải có những nghĩa vụ cơ bản; từ đó,
nhà nước vừa có thể đảm bảo, bảo vệ cơng dân song, cũng để đất nước ngày một
phát triển, để “sánh vai với các cường quốc năm châu”, tất cả vì mục tiêu “Dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
III. Đảm bảo quyền con người trong bối cảnh đại dịch Covid 19 tại Việt
Nam
Khi dịch bệnh đang hoành hành tại Việt Nam, bên cạnh việc đảm bảo
quyền và lợi ích của con người thì vẫn cịn những sự thiếu sót của Đảng và Nhà
nước. Tại khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013 cũng quy định: “Quyền con người,
quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp
cần thiết vì lý do quốc phịng, an ninh quốc gia, trật tự, an tồn xã hội, đạo đức
6 “Quyền tự do cư trú và đi lại được tôn trọng theo quy định của pháp luật”

7 “Người bị buộc tội được coi là khơng có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án
kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật.”
12

0

0



xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Điều này trở thành một trở ngại không nhỏ đối
với công dân đặc biệt là trong thời kì dịch bệnh càng có thể thấy rõ nét hơn.
Cụ thể điển hình đó là khi dịch bệnh hồnh hành, các đài truyền hình, các
trang mạng vẫn ngày ngày chạy truyền thông ca ngợi các y bác sĩ đang ở nơi
dịch bệnh bùng phát, có những hình ảnh chân thực thủ tướng chính phủ đến từng
nơi để hỏi thăm. Song, chỉ là hỏi thăm được một vài – số lượng ít mà vẫn cịn rất
nhiều số lượng lớn chưa được hỏi thăm. Thông tin thực tế cho rằng, họ hi sinh đi
vào phòng tuyến chống dịch nhưng ngay khi họ mắc phải nguy hiểm đó là trở
thành F0, bị dương tính do lây nhiễm từ bệnh nhân, họ cũng không được một lời
động viên và càng không nhận được lương để trang trải cho cuộc sống. Tuy rằng,
việc cố gắng từng ngày của Đảng và Nhà nước là vơ cùng lớn, nhưng hiện nay
vẫn cịn nhiều thiếu sót trong cơng tác phịng chống dịch, chưa đảm bảo đầy đủ
quyền và lợi ích của các y bác sĩ.
Song, dù vẫn cịn nhiều thiếu sót nhưng Đảng và Nhà nước vẫn đang cố
gắng từng ngày để hoàn thiện để bảo vệ được người dân. Ngay cả khi dịch bệnh
hoành hành, khi nền kinh tế giảm sút, đại dịch Coivd 19 diễn ra ngày một phức
tạp ở khắp các tỉnh thành phố xuyên suốt 3 miền Bắc – Trung – Nam, các quyền
cơ bản vẫn luôn được bảo đảm. Nhà nước trợ cấp hồn tồn 100% chi phí cho
việc tiêm vaccine tại các tỉnh thành phố.Hầu hết người dân ở các tỉnh thành phố
đã tiêm xong mũi 2 cho người dân và hiện tại đang triển khai tiêm mũi 3 cho
công dân. Đảng và nhà nước cũng đảm bảo sức khỏe cho trẻ em dưới 18 tuổi,
triển khai tiêm vaccine cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi trong nhà trường.
Vì vậy, mặc dù chuyện thiếu sót trong các công tác là không thể tránh
khỏi, song, Đảng và Nhà nước đã và đang cố gắng hoàn thiện nhiều hơn để có
thể cho cơng dân Việt Nam cả những người đang sinh sống và làm việc tại Việt
Nam có mơi trường sống tốt nhất, hồn thiện nhất và có thể đảm bảo tồn diện
nhất quyền và lợi ích của mình khi là công dân mang quốc tịch Việt Nam.
13

0


0


PHẦN KẾT LUẬN
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là một trong những chế định quan
trọng của Việt Nam. Mục tiêu của Hiến pháp Việt Nam đó là bảo vệ quyền con
người, bảo vệ nhân quyền, cũng như chỉ rõ trách nghiệm của Nhà nước đó là bảo
vệ những quyền của con người, đảm bảo rằng những quyền đó sẽ khơng bị vi
phạm. Năm bản Hiến pháp của nước ta là sự đánh dấu cho những bước ngoặt
khác nhau, đánh dấu cho năm giai đoạn phát triển của chế định quyền và nghĩa
vụ của công dân. Các bước ngoặt đó cũng dân tiếp thu, kế thừa, bổ sung và phát
triển các nội dung còn thiếu để ngày càng hồn thiện hơn. Điều đó cũng đánh
dấu Việt Nam ngày càng tiến bước trên con đường của sự hoàn thiện, đặc biệt là
mối quan hệ giữa công dân với Nhà nước và ngược lại.
Song, với độ dài còn giới hạn nên cá nhân em chưa thể phân tích chi tiết
được tồn bộ các quyền mà chỉ phân tích một vài quyền đặc trưng nhất. Mặc dù
đã cố gắng hết sức, nhưng do khả năng còn hạn chế, nên bài tiểu luận của em
cịn nhiều thiếu sót. Em mong sẽ nhận được them góp ý từ cơ để có thể hồn
thiện bài làm hơn cũng như bổ sung them về kiến thức.
Em xin chân thành cảm ơn cô,
Trân trọng!

14

0

0



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Pháp luật đại cương – NXB Đại học quốc gia Hà Nội
2. Báo Tạp chí tổ chức nhà nước
3. Báo điện tử Đại biểu nhân dân
4. Hiến pháp 2013

15

0

0



×