TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HĨA HÀ NỘI
KHOA NGƠN NGỮ VÀ VĂN HÓA QUỐC TẾ
-------***-------
TIỂU LUẬN
Đề tài: “Đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống
thuyết minh tự động tại Văn Miếu Quốc Tử Giám”
Giảng viên hướng dẫn:
Ths. Trần Thị Kim
Oanh
Sinh viên:
Đào Thị Anh Thư
Mã sinh viên:
60DHD08096
Lớp hành chính:
HDQT8B
Hà Nội, năm 2022
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................4
DANH MỤC HÌNH VẼ........................................................................................5
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................6
1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................6
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.....................................................7
2.1. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................7
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................7
3.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................7
3.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................7
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................7
4.1. Phương pháp định tính..............................................................................8
4.2. Phương pháp định lượng..........................................................................8
5. Cấu trúc của tiểu luận.....................................................................................8
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG THUYẾT MINH TỰ ĐỘNG VÀ
VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM............................................................................9
1. Công nghệ thuyết minh tự động (Audio guide).............................................9
1.1. Giới thiệu chung về hệ thống thuyết minh tự động..................................9
1.2. Việc sử dụng thuyết minh tự động trên thế giới và tại Việt Nam..........10
2. Tổng quan về di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám........................................12
2.1. Giới thiệu về khu di tích lịch sử văn hoá Văn Miếu – Quốc Tử Giám. .12
2.2. Các giá trị của Văn Miếu – Quốc Tử Giám............................................13
2.3. Kết quả hoạt động du lịch tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám.........16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG
THUYẾT MINH TỰ ĐỘNG TẠI VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM...................19
1. Hệ thống thuyết minh tự động phục vụ khách tham quan tại Văn Miếu Quốc
Tử Giám...........................................................................................................19
1.1. Nhu cầu thực tiễn....................................................................................19
1.2. Công nghệ thuyết minh tự động triển khai tại Văn Miếu Quốc Tử Giám
.......................................................................................................................20
1.3. Những tiện ích của hệ thống thuyết minh tự động tại Văn Miếu Quốc Tử
Giám..............................................................................................................21
2. Thực trạng hoạt động của hệ thống thuyết minh tự động.............................22
2.1. Khả năng tiếp cận...................................................................................22
2
2.2. Khả năng sử dụng dễ dàng.....................................................................24
2.3. Giá cả của dịch vụ thuyết minh tự động.................................................26
2.4. Giá trị đem lại.........................................................................................27
2.5. Mức độ cần thiết.....................................................................................29
2.6. Mức độ hài lòng của khách hàng............................................................29
3. Đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống thuyết minh tự động tại Văn
Miếu Quốc Tử Giám........................................................................................30
3.1. Một số thành tựu đạt được......................................................................30
3.2. Hạn chế và nguyên nhân.........................................................................32
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ
THỐNG THUYẾT MINH TỰ ĐỘNG TẠI VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM....35
1. Nâng cao chất lượng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách tham quan.......35
1.1. Tích hợp nhiều ngơn ngữ........................................................................35
1.2. Đa dạng nội dung phù hợp với từng đối tượng khách............................36
1.3. Tăng sự tương tác giữa khách với hệ thống...........................................37
2. Tăng cường khả năng ứng dụng của hệ thống..............................................37
2.1. Tích hợp sử dụng điện thoại thơng minh................................................37
2.2. Cải thiện hình thức của hệ thống............................................................38
2.3. Tăng cường quảng bá, nâng cao khả năng tiếp cận của hệ thống thuyết
minh tự động đến khách tham quan...............................................................38
KẾT LUẬN.........................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................42
3
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội,
cùng các thầy cô giảng viên tham gia giảng dạy đã cung cấp những kiến thức cơ
bản, sâu sắc và đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ths. Trần Thị Kim Oanh người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận tâm giúp đỡ, chỉ dẫn cho tôi những
kiến thức, giúp tơi nhìn thấy những thiếu sót của bản thân và đồng hành cùng tôi
trong suốt thời gian hướng dẫn nghiên cứu, hoàn thành tiểu luận .
Tôi xin chân thành cảm ơn: Ban lãnh đạo và toàn thể các cán bộ nhân viên
đang cơng tác tại di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám đã cung cấp số liệu và
những thơng tin hữu ích, các bạn đồng nghiệp, những người thân, bạn bè đã
động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành tiểu luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày…tháng…năm 2022
Sinh viên
4
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1: Kh Văn Các – Văn Miếu Quốc Tử Giám...........................................12
Hình 2: Biểu đờ số lượng khách du lịch đến với di tích Văn Miếu Quốc Tử.....17
Hình 3: Biểu đồ số lượng khách du lịch đến với Văn Miếu Quốc Tử Giám theo
tháng năm 2018...................................................................................................18
Hình 4: Biểu đồ khảo sát phương pháp tiếp cận hệ thống thuyết minh tự động. 23
Hình 5: Biểu đồ khảo sát khả năng tiếp cận hệ thống thuyết minh tự động.......24
Hình 6: Hệ thống thuyết minh tự động tại quầy sốt vé.....................................24
Hình 7: Hướng dẫn sử dụng hệ thống thuyết minh tự động................................25
Hình 8: Biểu đồ khảo sát khả năng sử dụng đơn giản hệ thống thuyết minh tự
động.....................................................................................................................26
Hình 9: Biểu đồ khảo giá thành của hệ thống thuyết minh tự động....................27
Hình 10: Biểu đồ khảo giá trị đem lại của hệ thống thuyết minh tự động..........28
Hình 11: Biểu đồ khảo những giá trị du khách cảm nhận được trong nội dung
thuyết minh..........................................................................................................28
Hình 12: Biểu đồ khảo mức độ cần thiết của hệ thống thuyết minh tự động......29
Hình 13: Biểu đồ khảo mức độ hài lòng của du khách đối với hệ thống thuyết
minh tự động.......................................................................................................30
5
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay, khi đời sống của con người ngày càng được cải thiện, du lịch đã
trở thành một nhu cầu thiết yếu. Ngành du lịch, một ngành cơng nghiệp khơng
khói từng bước khẳng định vai trò to lớn trong nền kinh tế. Để phát triển du lịch
thì việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin, đặc biệt trong bối cảnh cuộc Cách mạng
Công nghiệp 4.0, là điều kiện tiên quyết quyết định thành công. Công nghệ là
yếu tố hỗ trợ cho du khách một cách hết sức hữu hiệu ở cả trước, trong và sau
chuyến đi (K. Kang et al., 2017). Stamboulis và Skayannis cũng đã chỉ ra rằng
ngành du lịch hiện nay đối mặt với rất nhiều sự thay đổi, trong đó có sự hình
thành của những loại hình du lịch mới, sự phát triển của công nghệ thông tin và
tác động của chúng đến sự hài lịng của du khách (trích dẫn trong B. Neuhofer &
D.Buhalis, 2012).
Trong quá trình tham quan của khách du lịch, yếu tố cơng nghệ cũng góp
phần khơng nhỏ đến chất lượng của những trải nghiệm trong chương trình. Hệ
thống định vị tồn cầu (Global Position System – GPS), sự phát triển của các
trang giới thiệu (review) điểm đến, mạng xã hội,… là những giải pháp được du
khách lựa chọn trong quá trình du lịch của mình. Tuy nhiên, một trong những
vấn đề mà du khách hay gặp phải, đặc biệt là với đối tượng khách du lịch tự túc,
chính là việc tìm hiểu những thơng tin chi tiết tại điểm đến. Để giải quyết vấn đề
này, việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động thuyết minh tại điểm đã ra đời, là
một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc nâng cao chất lượng
chuyến tham quan của du khách (J. Cabrera et al., 2005). Đây là một công nghệ
vốn đã được ứng dụng từ lâu trên thế giới nhưng vẫn chưa thật sự phổ biến tại
Việt Nam. Di tích Quốc gia đặt biệt Văn Miếu Quốc Tử Giám là một trong
những điểm du lịch đầu tiên triển khai công nghệ này.
Hệ thống thuyết minh tự động - Audio guide là sản phẩm của ứng dụng
khoa học công nghệ vào phát triển du lịch, đối với điểm du lịch Văn Miếu Quốc
Tử Giám, nó khơng chỉ nâng cao trải nghiệm của du khách trong chuyến đi mà
cịn góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích.
Tuy nhiên, đây là một sản phẩm tương đối mới và sau gần 3 năm chịu sự ảnh
hưởng của đại dịch Covid-19, ta cần đặt ra một câu hỏi là: Hệ thống này đã được
đưa vào khai thác một cách triệt để để phát huy hết cơng dụng của nó hay chưa?
6
Từ đó đề xuất ra các giải pháp hiệu quả, cần thiết để sản phẩm ứng dụng khoa
học công nghệ vào du lịch này trở thành một hệ thống cần thiết khơng chỉ ở di
tích Văn Miếu Quốc Tử Giám mà còn ở các điểm du lịch khác trên cả nước.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, với những kiến thức thu được sau ba năm
ngồi trên ghế giảng đường cộng với cơ hội được tiếp cận và thực tập tại Văn
Miếu Quốc Tử Giám thời gian vừa qua, sinh viên xin phép nghiên cứu và lựa
chọn đề tài : “Đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống thuyết minh tự động
tại Văn Miếu Quốc Tử Giám” làm đề tài nghiên cứu tiểu luận giữa khóa.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng khai thác, hoạt động của hệ thống thuyết minh tự động,
nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống, góp phần phát triển hoạt động du lịch
của Di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phản ánh, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động của hệ thống thuyết
minh tự động và tìm ra ưu, nhược điểm của hệ thống; những mặt hạn chế khó
khăn trong khai thác tại điểm du lịch Văn Miếu.
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ
thống, góp phần nâng cao hoạt động du lịch tại di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động của hệ thống thuyết minh tự
động - Audio guide.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại Di tích Quốc gia Đặc biệt
Văn Miếu Quốc Tử Giám.
- Phạm vi thời gian: Hiện trạng giai đoạn từ năm 2018 đến nay; đề xuất giải
pháp cho các năm tiếp theo.
- Phạm vi nội dung: Tình hình và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
của hệ thống thuyết minh tự động tại Văn Miếu Quốc Tử Giám.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đề tài, phương pháp nghiên cứu là sự kết
hợp giữa phương pháp thu thập tài liệu, phương pháp so sánh, phương pháp lịch
sử cụ thể, phương pháp phân tích số liệu. Do đó, sinh viên sử dụng nhiều
7
phương pháp trong việc vận dụng phương pháp nghiên cứu định tính theo nguồn
số liệu thứ cấp có sẵn của Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu Quốc Tử Giám, qua các bài báo cáo khoa học của các chuyên gia đầu ngành
trong lĩnh vực du lịch. Bên cạnh đó, sinh viên điều tra, tham khảo, lấy ý kiến của
một nhóm khách tham quan tại Di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám để tìm ra thực
trạng hoạt động hiện nay của hệ thống thuyết minh tự động, từ đó đề xuất giải
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống. Cụ thể như sau:
4.1. Phương pháp định tính
Từ các dữ liệu thu thập được từ thơng tin của Trung tâm hoạt động Văn hóa
Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám; từ điều tra bảng hỏi xã hội học; nghiên
cứu các tài liệu lý luận và các kết quả nghiên cứu thực tiễn (sách, luận văn, luận
án, tạp chí, bài báo khoa học, các cơng trình nghiên cứu,…) trong và ngoài nước
đề tài đi sâu phân tích, đánh giá và tổng hợp các vấn đề liên quan đến việc nâng
cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thuyết minh tự động tại Văn Miếu Quốc Tử
Giám.
4.2. Phương pháp định lượng
Sinh viên tiến hành khảo sát thực địa, lấy ý kiến của một nhóm khách tham
quan di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ
thống thuyết minh tự động tại đây từ đó có cái nhìn chính xác về các thông tin
và so sánh, đối chiếu với số liệu đã thu thập, phân tích từ nguồn số liệu thứ cấp.
5. Cấu trúc của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu nghiên cứu, phụ lục thì luận văn được
thiết kế thành ba chương, gồm có:
Chương 1: Khái quát về hệ thống thuyết minh tự động và Văn Miếu Quốc
Tử Giám.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động của hệ thống thuyết minh tự
động tại Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thuyết
minh tự động tại Văn Miếu Quốc Tử Giám.
8
CHƯƠNG I:
KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG THUYẾT MINH TỰ ĐỘNG VÀ VĂN
MIẾU QUỐC TỬ GIÁM
1. Công nghệ thuyết minh tự động (Audio guide)
1.1. Giới thiệu chung về hệ thống thuyết minh tự động
Theo Cục Di sản văn hóa (2018) thì “Thuyết minh tự động (audio guide/
mediaguide/ multimedia guide) là kiểu thuyết minh nội dung trưng bày thông
qua các thiết bị cá nhân di động, hỗ trợ hoặc thay thế việc các cán bộ thuyết
minh trực tiếp giới thiệu với khách tham quan trưng bày”. Như vậy có thể hiểu
rằng, khi du khách sử dụng loại hình thuyết minh tự động, họ sẽ sử dụng một
thiết bị cá nhân di động mà trong đó có tích hợp những đoạn thuyết minh có sẵn
dưới dạng hình ảnh, chữ viết, âm thanh, video clip,… Tùy vào từng không gian,
thiết kế sản phẩm mà du khách có thể sử dụng một hoặc nhiều những dạng thức
thuyết minh kể trên. Những thiết bị cá nhân di động này có nhiều mẫu mã, kiểu
dáng và chức năng khác nhau, gọi chung là DPA (Digital Personal Assistants).
Bên cạnh việc hỗ trợ cung cấp thông tin thuyết minh cho du khách, một số thiết
bị DPA cịn có chức năng chụp ảnh, kết nối mạng, quay phim, ghi âm,… Công
nghệ này cũng đã xuất hiện trên các kho ứng dụng của các hệ điều hành điện
thoại thông minh như Android, iOS. Với những tính năng riêng biệt, nhiều ứng
dụng cung cấp cho du khách những đoạn thuyết minh cơ bản về điểm đến thông
qua những đoạn âm thanh thu sẵn (audio) hoặc sử dụng cơng nghệ tổng hợp
giọng nói (text-to-speech) nhằm giảm dung lượng của ứng dụng (M. Wijesuriya
et al., 2013).
Trong phạm vi nghiên cứu của bài viết, sinh viên tập trung phân tích loại
hình thuyết minh tự động thơng qua âm thanh (audio guide). Ngồi ra, nghiên
cứu cũng giới hạn trong phạm vi sử dụng những thiết bị DPA được cung cấp tại
điểm đến mà không phải là những ứng dụng được xây dựng trên nền tảng hệ
điều hành của điện thoại thông minh. Do đây là loại hình đang được triển khai
tại một số điểm đến ở Việt Nam, cũng như có mức đầu tư khơng q cao, phù
hợp với những nơi mới bắt đầu ứng dụng công nghệ này.
1.1.1. Lịch sử của công nghệ thuyết minh tự động
Về lịch sử của công nghệ thuyết minh tự động, từ lần đầu tiên được sử
dụng tại Viện bảo tàng Anh (British Museum) vào năm 1964, công nghệ này đã
9
nhanh chóng trở thành một xu hướng mới và được ngày càng nhiều du khách lựa
chọn trong các chuyến tham quan (L. Tallon, 2006). Đây là công nghệ được ứng
dụng đa phần tại các điểm tham quan có khối lượng thông tin lớn, mang nhiều
giá trị đặc sắc như bảo tàng, nhà trưng bày, di tích lịch sử, cơng trình văn hóa,…
Từ những năm 1990, Acoustiguide và Antenna Audio là hai công ty thống trị
trong ngành công nghiệp về thuyết minh tự động. Tuy nhiên như một đặc thù
của ngành nghề thì những cơng nghệ và nội dung sản xuất được lại ít được chia
sẻ rộng rãi nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh của cơng ty. Chính vì vậy, việc
nghiên cứu ứng dụng thuyết minh tự động trong thời kỳ trước gặp nhiều khó
khăn do đa phần là những nghiên cứu độc lập của từng cơng ty, ít có sự kế thừa
những thành tựu đi trước (L.Tallon, 2006).
1.1.2. Ứng dụng công nghệ thuyết minh tự động
So với những công nghệ thuyết minh khác như sử dụng màn hình, hình
ảnh, video clip,… thì cơng nghệ thuyết minh tự động thơng qua âm thanh (audio
guide) có ưu điểm nổi trội hơn ở việc giúp du khách có thể vừa nghe thuyết
minh vừa quan sát một cách trự tiếp hiện vật tại điểm tham quan (L. Tallon,
2006). Chính vì vậy, chúng khơng những không làm ảnh hưởng đến sự tập trung
của du khách mà còn tạo cơ hội để họ hiểu được thông tin được truyền tải một
cách hiệu quả hơn (A. Woodruff et al., 2001). Theo kết quả khảo sát của L.
Mann & G. Tung (2015) thì thuyết minh tự động mang đến cho du khách những
lợi ích rõ rệt như: định hướng điểm đến, tìm thấy được những “kho báu” tại
điểm đến, cung cấp thông tin bằng ngôn ngữ của du khách. Ngồi các điểm
tham quan, cơng nghệ thuyết minh tự động còn được ứng dụng trong những tour
kết nối nhiều điểm tham quan với nhau, thường là trong những tour theo hình
thức đi bộ (audio walking tour). Đây là loại hình du lịch được triển khai tại
nhiều thành phố lớn trên thế giới như New York (Mỹ), London (Anh), Quebec
(Canada), Jerusalem (Israel),… Các tuyến xe buýt du lịch (hop-on hop-off bus)
cũng được tích hợp cơng nghệ này, giúp du khách khi di chuyển trên xe cũng có
thể hiểu thêm về thành phố và về những địa điểm mà họ đi qua.
1.2. Việc sử dụng thuyết minh tự động trên thế giới và tại Việt Nam
1.2.1. Việc sử dụng thuyết minh tự động trên thế giới
Sự hiệu quả của việc ứng dụng thuyết minh tự động (audio guide) đã được
nhiều chuyên gia trên thế giới đánh giá cao nhờ vào khả năng cải thiện chất
lượng trải nghiệm của du khách. Điều này được thực hiện thông qua việc giúp
10
du khách tiếp cận thông tin bằng nhiều ngôn ngữ/ chủ đề/ nội dung khác nhau,
cũng như tạo sự thú vị khi giúp họ nghe những câu chuyện của các nghệ sĩ,
người sưu tầm, chủ thể văn hóa,… (E. Hornecker & P. Bartie, 2006). Bảo tàng
là nơi sử dụng công nghệ này một cách vô cùng rộng rãi và phổ biến. Bởi nếu
khơng có sự hướng dẫn, thuyết minh thì du khách sẽ khó có thể kết nối được vớ
thơng tin của các hiện vật trưng bày trong bảo tàng. Nhiều bảo tàng lớn trên thế
giới đã cung cấp dịch vụ thuyết minh tự động nhằm giải quyết vấn đề trên. Tiêu
biểu như tại bảo tàng Lourve (Paris, Pháp), công nghệ này đã được triển khai từ
lâu và đến nay thì đã phát triển với nhiều hình thức khác nhau. Du khách có thể
chọn giữa việc tự tải nội dung thuyết minh hoặc thuê DPA tại bảo tàng. Ngoài
ra, bảo tàng còn cung cấp tùy chọn sử dụng dịch vụ này trên thiết bị Nintendo
3DS XL với những mô phỏng 3D đặc sắc tại Bảo tàng Quốc gia Anh (London,
Anh), có vơ số những chủ đề khác nhau của dịch vụ thuyết minh tự động mà bạn
có thể chọn lựa như: Be Inspired Tour, The Grand Tour, The Lover’s Tour, The
Escape the City Tour, The Lunchbreak Tour,… Tại đây có cả những bản thu âm
kèm với văn bản để bạn có thể tải về thiết bị cá nhân của mình. Ngồi bảo tàng
thì một số điểm đến rộng lớn, có giá trị cao cũng được áp dụng công nghệ này
nhằm giúp du khách có những trải nghiệm hài lịng hơn. Như tại Bangkok (Thái
Lan), điểm tham quan nổi tiếng là Cung điện Hoàng gia (Grand Palace) cũng
cung cấp dịch vụ thuyết minh tự động để du khách có thể hiểu thêm về cơng
trình chính và các hạng mục phụ trợ bên trong như Chùa Phật Ngọc (Wat Phra
Kaew).
Không chỉ trong hoạt động du lịch, nhiều tổ chức cũng ứng dụng công nghệ
thuyết minh tự động bằng âm thanh nhằm giúp những người có nhu cầu tìm hiểu
được hỗ trợ một cách hiệu quả hơn. Tiêu biểu như Đại học Harvard (Hoa Kỳ) có
cả một hệ thống các đoạn giới thiệu về trường đi kèm với bản đồ chỉ dẫn nhằm
giúp sinh viên hoặc những người quan tâm có thể hiểu thêm về lịch sử, kiến trúc
cũng như hoạt động tại ngôi trường danh giá này.
1.2.2. Việc sử dụng thuyết minh tự động tại Việt Nam
Một trong những yêu cầu đặt ra cho du lịch Việt Nam chính là việc nâng
cao trải nghiệm của du khách tại các điểm đến. Công nghệ nói chung, và cơng
nghệ thuyết minh tự động nói riêng, chính là một giải pháp thiết thực và quan
trọng nhằm tăng cường sự hiệu quả cho chuyến tham quan của du khách (B.
Neuhofer & D. Buhalis, 2012). Nắm bắt được vai trị quan trọng đó, du lịch Việt
11
Nam đã bắt đầu ứng dụng công nghệ thuyết minh tự động nhằm phục vụ du
khách trong những năm gần đây.
Bắt đầu vào khoảng cuối năm 2015, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (Hà Nội)
đã thử nghiệm cung cấp dịch vụ thuyết minh tự động đến với du khách tham
quan bảo tàng. Cho đến nay, dịch vụ này vẫn là một trong số những điểm hấp
dẫn khiến du khách cảm thấy thú vị và hài lòng. Đến 01/2018, Văn miếu Quốc
tử giám (Hà Nội) cũng đưa công nghệ này vào phục vụ du khách với 08 ngôn
ngữ khác nhau (Việt Nam, Anh, Pháp, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Hàn Quốc,
Nhật Bản, Thái Lan). Vào tháng 11/2018, Hội An đã chính thức đưa công nghệ
thuyết minh tự động vào phục vụ khách tham quan tại Phố cổ. Dịch vụ thuyết
minh tự động tại đây có 06 ngơn ngữ (Việt Nam, Anh, Pháp, Nhật Bản, Hàn
Quốc và Trung Quốc), được trang bị tại các điểm tham quan chính như: Chùa
Cầu, Bảo tàng gốm sứ mậu dịch, Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh và Bảo tàng Hội
An. Cách thức sử dụng cũng tương đối giống với Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam khi
du khách phải ấn mã số của hiện vật vào thiết bị PDA để nghe thông tin thuyết
minh. Bảo tàng Thế giới Cà phê (The World Coffee Museum) (Daklak) cũng áp
dụng công nghệ này nhằm giúp du khách tiếp cận thông tin tại bảo tàng một
cách hiệu quả, hiện đại và không ảnh hưởng đến người khác.
2. Tổng quan về di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám
2.1. Giới thiệu về khu di tích lịch sử văn hố Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Hình 1: Khuê Văn Các – Văn Miếu Quốc Tử Giám
Văn Miếu được xây dựng từ năm (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý
Thánh Tông. Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Mùa thu tháng 8, làm Văn Miếu,
12
đắp tượng, Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền, bốn
mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến đấy học". Năm 1156, Lý Anh Tông cho sửa lại
Văn Miếu và chỉ thờ Khổng Tử.
Quốc Tử Giám nằm sau khu Văn Miếu là khu Quốc Tử Giám. Tồn bộ khu
vực này trải rộng trên diện tích 1530m2, gồm nhà Tiền đường, Hậu đường, Tả
vu, Hữu vu, nhà chuông, nhà trống hai bên. Đây là nơi xưa kia dựng trường
Quốc Tử Giám, trường đại học cao cấp đầu tiên của Việt Nam, nơi đào tạo hàng
ngàn nhân tài cho đất nước. Đến khi nhà Nguyễn lên ngôi, triều đình cho xây
dựng Quốc Tử Giám ở Huế thì khu này trở thành học đường của phủ Hoài Đức,
sau này Triều Nguyễn cho xây đền Khải Thánh để thờ cha mẹ của Khổng Tử.
Đến năm 1946 khu vực này bị đốt phá hồn tồn, chỉ cịn lại con đường lát gạch
chính giữa từ cổng Thái học dẫn đến nền điện Khải Thánh. Toàn bộ khu Thái
Học ngày nay được xây dựng lại năm 1999, là cơng trình chào mừng kỷ niệm
990 năm Thăng Long Hà Nội. Nhà Tiền Đường phía trước gồm 9 gian với 40
cột gỗ lim chống mái, hai đầu hồi xây gạch Bát Tràng. Hiện nay nhà Tiền
Đường là nơi tổ chức các buổi lễ tuyên dương khen thưởng học sinh giỏi, giáo
viên giỏi, các hội thảo khoa học, các buổi lễ quan trọng của Thành phố, của Nhà
nước như: Khen thưởng các Thủ khoa tốt nghiệp Đại Học xuất sắc trên địa bàn
thành phố, Lễ phong hàm Giáo sư, Phó Giáo sư và nhiều buổi lễ quan trọng
khác,…
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú, có
giá trị nhiều mặt của Hà Nội. Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội hiện nay là
Văn Miếu lớn nhất trong cả nước, được bảo tồn tương đối hoàn chỉnh và đã thu
hút đơng đảo khách tham quan trong và ngồi nước, trở thành điểm du lịch quan
trọng của Thủ đô. Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám được cơng nhận là di tích
quốc gia vào ngày 28 tháng 4 năm 1962.
2.2. Các giá trị của Văn Miếu – Quốc Tử Giám
2.2.1. Giá trị lịch sử
Trong những giá trị tiêu biểu của di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, giá trị
lịch sử được đánh giá cao. Văn Miếu – Quốc Tử Giám nằm ở phía Nam thành
Thăng Long, xưa thuộc thôn Minh Giám, tổng Hữu Nghiêm, huyện Thọ Xương,
nay thuộc quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Văn Miếu được khởi dựng vào
tháng tám năm Canh Tuất niên hiệu Thần Vũ thứ 2 (1070) với chức năng thờ
các bậc Tiên thánh, Tiên sư của đạo Nho. Sáu năm sau đó vào tháng tư năm
13
Bính Thìn niên hiệu Anh Vũ Chiêu Thắng thứ nhất (1076) vua Lý Nhân Tông
cho lập Quốc Tử Giám, là trường học Hoàng Gia. Trong suốt thời kỳ phong kiến
Việt Nam, Văn Miếu – Quốc Tử Giám vẫn giữ vị trí là nơi tơn nghiêm bậc nhất,
là trung tâm bồi dưỡng và đào tạo nhân tài cho đất nước.
Có thể nói rằng, xây dựng Văn Miếu là một bước tiến của đạo Khổng.
Quốc Tử Giám đánh dấu một bước phát triển của nền giáo dục nước ta. Tuy
rằng giáo dục mới dừng lại ở tầng lớp trên trước hết, nhưng một số học sinh ưu
tú trong xã hội vẫn được tham gia học.
Ý nghĩa của việc lập Văn Miếu năm 1070 và lập Quốc Tử Giám năm 1076
khơng đóng khung trong địa hạt văn hóa - giáo dục. Đây là thời gian đất nước ta
mới giành được quyền tự chủ sau hơn 1000 năm đô hộ, đang dâng lên một sức
sống phi thường. Ý thức giữ gìn và củng cố độc lập, khẳng định bản lĩnh, là tư
tưởng chỉ đạo của mọi hoạt động tổ chức, quân sự, văn hóa, đều hướng tới phục
vụ sự nghiệp tự cường của dân tộc.
2.2.2. Giá trị kiến trúc
Văn Miếu – Quốc Tử Giám được đánh giá là một quần thế kiến trúc tiêu
biểu cho kiến trúc truyền thống Việt Nam. Quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc
Tử Giám tọa lạc trên diện tích rộng lớn là 54.331 m2 bao gồm: hồ Văn, khu Văn
Miếu – Quốc Tử Giám và vườn Giám mà kiến trúc chủ thể là Văn Miếu, nơi thờ
Khổng Tử và Quốc Tử Giám, trường đại học cao cấp đầu tiên của Việt Nam.
Khu tiền án là khoảng không gian mở ra phía trước tạo cho Văn Miếu dáng
vẻ bề thế, uy nghiêm. Khu này được bắt đầu bằng tứ trụ, bia hạ mã đối diện với
Hồ Văn. Khu nội tự của Văn Miếu – Quốc Tử Giám tôn nghiêm được ngăn cách
với khơng gian ồn ào bên ngồi bằng tường gạch vồ xung quanh và chia làm
năm lớp không gian khác nhau, mỗi lớp được giới hạn bởi các tường gạch và có
các cửa thơng nhau: một cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên với các kiến trúc
chủ thể là: cổng Văn Miếu, cổng Đại Trung, Khuê văn Các, cổng Đại Thành,
khu điện thờ, cổng Thái Học và kết thúc là khu Thái Học.
Nét nổi bật nhất trong kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám thể hiện ở
Kh Văn Các, một cơng trình kiến trúc tuy khơng đồ sộ song tỉ lệ hài hịa, đẹp
mắt, kết hợp giữa kiến trúc các trụ gạch bên dưới đỡ tầng gác phía trên bằng kết
cấu gỗ khéo léo. Xung quanh gác có diềm gỗ, trạm trổ tinh vi, xung quanh là lan
can con tiện. Bốn mặt gác trổ bốn cửa sổ trịn xung quanh có những thanh gỗ
con tiện tỏa ra bốn phía tượng trưng cho các tia của sao Khuê tỏa sáng. Quốc Tử
14
Giám Thăng Long còn là trường đại học đầu tiên của nước ta, với cấp học cao
nhất của hệ thống giáo dục thời phong kiến, do triều đình trực tiếp điều hành từ
việc xác định chức năng nhiệm vụ của nhà trường, bổ nhiệm quan chức, cấp
kinh phí đến việc giảng dạy, học tập của giám sinh. Bởi vậy, nơi đây luôn được
coi là trung tâm giáo dục và bồi dưỡng nhân tài, giáo dục truyền thống hiếu học
của đất nước ta từ xưa tới nay.
Khi mới thành lập năm 1076, nhà trường có tên là Quốc Tử Giám. Năm
1236 gọi là Quốc Tử Viện, sau lại gọi là Quốc Học Viện. Đến thời Lê sau khi
mở mang thêm đặt tên là Thái Học Viện. Bên cạnh nhiệm vụ “Rèn tập sỹ tử, gây
dựng nhân tài” Quốc Tử Giám còn có nhiệm vụ: Bảo cử các Giám sinh của nhà
trường với triều đình để bổ dụng làm quan. Quốc Tử Giám là nơi học tập của
các Giám sinh, Cử nhân nên dễ có điều kiện phát hiện người tài giỏi để tuyển
dụng. Mặt khác Giám sinh Quốc Tử Giám nếu thi đỗ Tiến sĩ sẽ được bổ nhiệm
cho các chức vụ cao hơn. Cho nên nhiệm vụ đào tạo nhân tài cho bộ máy cai trị
của Quốc Tử Giám hết sức quan trọng.
Ở trung tâm của di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, nơi có Khuê Văn Các
và Giếng Thiên Quang còn lưu giữ 82 tấm bia tiến sỹ, những di vật vô giá đã
được UNESCO vinh danh là di sản tư liệu của thế giới vào ngày 9/3/2010.
Bia Tiến sĩ là những “pho sử đá” đồ sộ, qua đó có thể thấy được quan điểm
về giáo dục thời phong kiến, cho biết chế độ học hành thi cử, họ tên của các bậc
danh nho và các địa phương, các dịng họ có truyền thống khoa bảng.
2.2.3. Giá trị văn hoá
Ngoài giá trị về mặt lịch sử, bia tiến sĩ còn thể hiện giá trị mỹ thuật độc
đáo. 82 tấm bia Tiến sĩ là 82 phong cách điêu khắc, nghệ thuật trang trí tiêu
biểu, là những sản phẩm văn hóa q giá nhất trong kho tàng sản phẩm văn hóa
cịn lại ngày nay ở Văn Miếu. Đây cịn là những tư liệu có hệ thống liên tục, ít
nhất trong vòng 3 thế kỷ (từ 1484 tới 1780) về kỹ thuật điêu khắc đá. Nhà
nghiên cứu mỹ thuật và các nghệ sĩ tạo hình có thể từ những hình dáng bia, rùa,
hoa văn và các mơ típ chạm khắc trên bia mà tìm ra tinh hoa của nghệ thuật dân
tộc để phát huy, áp dụng vào những sáng tạo hiện đại.
2.2.4. Giá trị khoa học
Với bề dày lịch sử, hiện hữu của những di vật quí giá, Văn Miếu – Quốc
Tử Giám còn chứa đựng nhiều giá trị về khoa học xã hội và nhân văn. Các nhà
khoa học có thể dựa vào hệ thống văn tự Hán Nôm để nghiên cứu về lịch sử phát
15
triển Nho giáo của đất nước, chế độ học hành thi cử thời phong kiến, các danh
nho, nhân vật lịch sử,…
Xưa kia Văn Miếu – Quốc Tử Giám là chốn “Cửa Khổng, sân Trình”, là
thánh đường của Nho học, là nơi đào tạo và biểu dương nhân tài của đất nước.
Ngày nay, Văn Miếu – Quốc Tử Giám là khu di tích lịch sử mang ý nghĩa
biểu trưng cho tiến trình văn hóa Việt Nam, là một bằng chứng của sự đóng góp
của Việt Nam cho nền văn minh Nho giáo của khu vực, là nơi tôn vinh nhân tài
của đất nước.
2.3. Kết quả hoạt động du lịch tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám
2.3.1. Hình thức thiết kế du lịch
Di tích lịch sử văn hố Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một điểm đến trong
tuyến du lịch đến với Hà Nội. Thông thường, du khách không chỉ đi tham quan
mỗi di tích này mà kết hợp với nhiều điểm đến khác tạo thành tour tham
quan di tích lịch sử văn hóa. Có hai hình thức thiết kế du lịch cho di tích là:
- Nằm trong tour du lịch Hà Nội. Du khách sẽ đến Văn Miếu – Quốc Tử
Giám để tham quan và đây là một trong những điểm tham quan trong
hành trình tour. Họ sẽ được đến và tự do tìm hiểu di tích trong một
khoảng thời gian nhất định. Với hình thức thiết thế du lịch như vậy,
khách tham quan có thể đến được nhiều điểm khác nhau tại Hà Nội và
di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một trong số điểm tham quan khắc
hoạ đặc trưng riêng về Hà Nội.
- Tour du lịch tham quan trong ngày riêng về di tích. Du khách dành
nhiều thời gian để tìm hiểu về văn hố, lịch sử tại di tích Văn Miếu
Quốc Tử Giám do khơng bị hạn chế về thời gian.
Như vậy, có thể thấy dù là hình thức thiết kế du lịch nào thì di tích lịch sử
Văn Miếu Quốc Tử Giám cũng là sản phẩm du lịch chính của du khách khi đến
với Hà Nội. Điều này cho thấy hoạt động du lịch tại di tích này ngày càng phát
triển, chưa kể các hoạt động văn hoá ở các cấp được tổ chức thường xuyên khiến
cho Văn Miếu Quốc Tử Giám trở thành di tích đặc trưng tiêu biểu của Hà Nội
khơng chỉ với du khách mà cịn đối với cả người dân đang sinh sống ở đây.
2.3.2. Số lượng khách du lịch
Số lượng khách du lịch đến với di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám được tính
theo số du khách ở các tour du lịch vào Hà Nội. Tuy nhiên, trên thực tế, số
lượng người đến thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn nhiều hơn bởi số lượng
16
1,102,000
0
902,100
970,000
1,008,600
0
người dân sinh sống tại Hà Nội cũng tới rất nhiều trong năm bởi nhu cầu văn
hoá tâm linh. Hầu hết các tour du lịch dành cho khách nước ngoài hoặc nội địa
từ các tỉnh về Hà Nội thì Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một điểm du lịch trọng
điểm.
0
0
0
-
Lượng khách
1200000
1000000
902100
970000
1008600
Tháng 6/2017
Tháng 6/2018
1102000
800000
600000
400000
200000
0
Tháng 6/2016
Tháng 6/2019
Lượng khách
Hình 2: Biểu đờ số lượng khách du lịch đến với di tích Văn Miếu Quốc Tử
Giám giai đoạn 6/2016 – 6/2019
(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hưng Yên (2016-2019))
Lấy số liệu cứ mỗi 6 tháng đầu năm, có thể thấy số du khách ghé thăm Văn
Miếu Quốc Tử Giám có sự tăng lên nhưng khơng q lớn. Riêng năm 2018, tổng
số du khách vào Hà Nội là 3,3 triệu người thì 6 tháng đầu năm số du khách vào
Văn Miếu Quốc Tử Giám là hơn 1 triệu người. Thời điểm 6/2016, số lượng
khách du lịch tới Văn Miếu – Quốc Tử Giám là 902.000 người thì thời điểm
6/2017 con số này tăng khoảng 7% là 970.000 người. Năm 2018, lượng du
khách tính đến thời điểm tháng 6 là 1.008.600 người và vẫn tiếp tục tăng lên vào
6/2019.
Căn cứ vào số lượng khách du lịch tới di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử
Giám trong hình, có thể nhận thấy lượng khách đến không đều theo các tháng.
Lượng khách tập trung cao điểm vào các thời điểm Tết Dương lịch, Tết âm lịch,
mùa thi, các tháng du lịch cao điểm của Hà Nội như tháng 9, tháng 10. Trên thực
tế, tháng nào lượng khách du lịch đến với Văn Miếu Quốc Tử Giám là rất lớn
nhưng những tháng trên thì số du khách tăng hơn nhiều do phù hợp với mùa du
lịch, lễ hội hoặc nhu cầu tâm linh của người dân. Ngồi ra, có những sự kiện lớn
mang tính quốc gia như trao chứng nhận học hàm Giáo sư/Phó Giáo sư, các lễ
khoa giáp, hội thảo/hội nghị, lượng người tới Văn Miếu Quốc Tử Giám rất lớn
17
nhưng khơng tính là khách du lịch.
Lượng khách
350000
308880.36
300000270270.32
250000
193050.23
149292.17
128700.15
200000
150000
280566.33
244530.29
231660.27
218790.26
213642.25
169884.2
164736.19
100000
50000
0
T1
T2
T3
T4
T5
T6
T7
T8
T9
T10
T11
T12
Tháng
Hình 3: Biểu đồ số lượng khách du lịch đến với Văn Miếu Quốc Tử Giám theo tháng năm
2018
(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hưng Yên (2016-2019))
Hiện nay, DTLSVH Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã trở thành một địa chỉ
văn hố, tâm linh có ý nghĩa lịch sử, văn hóa và rất quan trọng tại Hà Nội. Chính
vì vậy, đến với Hà Nội, hầu hết các du khách đều ghé qua tham quan và tìm hiểu
về nơi này. Trên thực tế, Văn Miếu Quốc Tử Giám có những thời điểm quá tải
đón khách nên việc tăng thêm lượng khách nhất là tập trung vào một thời điểm
cũng không phải quá tốt trong khi các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho
hoạt động du lịch vẫn còn hạn chế như chỗ để xe, các dịch vụ kèm theo,…
18
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG
THUYẾT MINH TỰ ĐỘNG TẠI VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM
1. Hệ thống thuyết minh tự động phục vụ khách tham quan tại Văn Miếu
Quốc Tử Giám
1.1. Nhu cầu thực tiễn
Theo thống kê của Trung tâm hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu Quốc Tử Giám, số lượng khách mà công tác thuyết minh đã phục là khoảng 300
ngàn lượt khách/năm, so với lượng khách du lịch hàng năm đến thăm di tích (2,1
triệu lượt khách/năm) thì số lượng khách du lịch được phục vụ thuyết minh chỉ
đạt 14,28% so với lượng khách vào tham quan di tích Huế. Vì nhiều lý do khách
quan như: hạn chế số lượng hướng dẫn viên, đặc biệt là hướng dẫn viên ngoại
ngữ, công tác thuyết minh - hướng dẫn của Phòng Giáo dục - Truyền
thơng( trước đây là phịng Nghiệp vụ - Thuyết minh) trực thuộc Trung tâm chưa
thể phục vụ hết nhu cầu đa dạng của các khách tham quan, đặc biệt là nhóm
khách đi lẻ và có nhu cầu thuyết minh ngoại ngữ. Hơn nữa, không phải hướng
dẫn viên du lịch (không thuộc quản lý của di tích) nào cũng đảm bảo nội dung
hướng dẫn cho khách, có những hướng dẫn viên do những lý do khách quan cịn
cung cấp thơng tin sai, thậm chí có những hướng dẫn viên du lịch còn xuyên tạc
lịch sử khiến khách tham quan, đặc biệt là khách tham quan nước ngồi khơng
những khơng hiểu hết được những giá trị lịch sử văn hóa Việt Nam nói chung và
của di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám nói riêng. Điều này khiến họ khơng thực sự
thấy hấp dẫn mà còn hiểu sai lệch về giá trị văn hóa, lịch sử Việt Nam.
Những nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng việc sử dụng công nghệ
thuyết minh tự động giúp du khách nâng cao chất lượng chuyến đi của họ, chính
vì vậy số lượng du khách mong muốn sử dụng lại dịch vụ này và giới thiệu cho
bạn bè luôn đạt mức cao (L.Tallon, 2006). Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ
(2018) cũng đã đề ra nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cho ngành du lịch nước nhà
trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 là “chuẩn hóa nội dung số giới thiệu
về điểm đến, sản phẩm, dịch vụ du lịch tiêu biểu của địa phương; phát triển ứng
dụng thuyết minh du lịch tự động”. Di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám là điểm
đến mang giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc với khối lượng thơng tin khổng lồ. Do
đó, khi ứng dụng cơng nghệ thuyết minh tự động sẽ giúp du khách tiếp cận được
nguồn thơng tin một cách chính xác, đầy đủ hơn. Đặc biệt là trong những mùa
19
cao điểm, thì đây là một điều khá cần thiết. Ngồi ra, việc mỗi người hoặc mỗi
nhóm 02 người dùng một thiết bị thuyết minh tự động để nghe thuyết minh cũng
hạn chế tiếng ồn tại điểm tham quan, không gây ảnh hưởng đến các du khách
khác.
1.2. Công nghệ thuyết minh tự động triển khai tại Văn Miếu Quốc Tử Giám
Công ty Vietsoftpro đầu tư triển khai dịch vụ thuyết minh tự động ứng
dụng công nghệ hiện đại, lựa chọn ứng dụng các loại thiết bị công nghệ đã và
đang được ứng dụng hiệu quả tại các khu di tích, bảo tàng hàng đầu thế giới hiện
nay. Di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám đang sử dụng thiết bị thuyết minh tự động
AT-200RF là thế hệ thứ hai trong dòng sản phẩm hướng dẫn viên cầm tay của
hãng OKAYO. Với chức năng có nhiều cải tiến, màn hình màu OLED, bán
phím phát sáng, nhiều cách mở kèm theo thiết kế chống trộm. Ưu điểm của thiết
bị bao gồm:
- Có loa với chất lượng âm thanh tuyệt hảo.
- Màn hình có độ phân giải cao.
- Hai cổng cắm tai nghe.
- Có sẵn hơn 9.000 bản thu sẵn có thể sử dụng ngay.
- Với 32 hệ thống ngôn ngữ tùy chọn.
- Nhiều tour đường khác nhau.
- Nhiều cách kích hoạt âm thanh khác nhau.
- Thiết kế chống trộm thông minh.
Hệ thống cụ thể như sau:
- Sử dụng thiết bị đồng bộ, chính hãng của AudioConexus (Canada): Hãng
cung cấp giải pháp về Hướng dẫn du lịch thông minh cho ngành du lịch hàng
đầu thế giới.
- Giải pháp phần mềm, nội dung tương tác đa phương tiện do Vietsoftpro
làm chủ và phát triển tối ưu để ứng dụng cho các di tích, bảo tàng tại Việt Nam.
- Hỗ trợ đa ngôn ngữ, ban đầu xây dựng thuyết minh cho 8 ngôn ngữ, bao
gồm:Tiếng Việt, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan,
Trung Quốc.
- Hỗ trợ đa tương tác: Sóng vơ tuyến, sóng hồng ngoại, bấm số, định vị
GPS.
- Các chế độ kiểm soát, an ninh thiết bị tự động.
20
Hệ thống Hướng dẫn tự động cầm tay
Thiết bị kiểm soát an ninh
Thiết bị nguồn
Thiết bị truyền tải nội dung
Phần mềm quản lý
1.3. Những tiện ích của hệ thống thuyết minh tự động tại Văn Miếu Quốc
Tử Giám
Sau gần 20 tháng triển khai dự án, tháng 1 năm 2018, Trung tâm Hoạt động
Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã cho ra mắt hệ thống thuyết
minh tự động phục vụ khách tham quan. Với hệ thống thuyết minh tự động, lần
đầu tiên Văn Miếu Quốc Tử Giám có bản thuyết minh chuẩn hóa với sự tham
21
khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà sử học. Theo ông Lê Xuân Kiêu, Giám
đốc Trung tâm khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám cho biết: "Văn Miếu - Quốc
Tử Giám trước đây chưa có một bài thuyết minh được chuẩn hóa. Hơn nữa,
khách đến tham quan Văn Miếu cũng có nhiều quốc tịch nhưng chỉ phục vụ
được tiếng Anh, cịn các ngơn ngữ khác hầu như khơng phục vụ được. Nhiều du
khách đến đây không tiếp cận được những thơng tin về di tích”.
Nội dung thuyết minh tự động là những phỏng vấn, chia sẻ của chuyên gia
sẽ cung cấp cho du khách những thông tin về lịch sử, văn hóa liên quan đến từng
điểm tham quan thơng qua các giọng đọc chuẩn, truyền cảm của thuyết minh
người bản xứ cho từng ngơn ngữ. Du khách sẽ có được sự trải nghiệm thú vị và
độc đáo theo hành trình của riêng mình khi đến với di tích Văn Miếu – Quốc Tử
Giám.
Qua đó, du khách có cơ hội nhiều hơn trong việc tiếp xúc các giá trị đa
dạng của di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Đây cũng là tâm nguyện của Trung
tâm thực hiện trong gần 2 năm( từ năm 2016) với sự tham gia của chuyên gia
thiết kế đồ họa hàng đầu, đơn vị sản xuất có nhiều kinh nghiệm.
2. Thực trạng hoạt động của hệ thống thuyết minh tự động
2.1. Khả năng tiếp cận
Khái niệm khả năng tiếp cận được sử dụng để đặt tên cho mức độ hoặc
mức độ mà bất kỳ con người nào, ngồi tình trạng thể chất hoặc nhận thức của
họ, có thể sử dụng một thứ, tận hưởng dịch vụ hoặc sử dụng dịch vụ. Có nhiều
cơng cụ hỗ trợ kỹ thuật khác nhau để thúc đẩy khả năng tiếp cận và cân bằng
khả năng của tất cả mọi người. Điều này có nghĩa là một khơng gian có điều
kiện tiếp cận tốt có thể tiếp nhận tất cả mọi người mà khơng có thành kiến hay
phức tạp cho bất kỳ ai.
Theo thống kê của Phịng Hành chính - Tổng hợp thuộc Trung tâm hoạt
động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, trong mùa cao điểm, bình
qn một ngày di tích tiếp đón 3000 khách tham quan, trong đó có 50 khách sử
dụng dịch vụ thuyết minh tự động, nghĩa là chỉ chiếm khoảng 1,67%.
22
Hiện nay, các thông tin về dịch Thuyết minh tự động - Audio guide được
quảng bá chủ yếu trên internet và các trang mạng xã hội như Facebook, trang
wed chính thức của di tích, bảng quảng cáo tại di tích, một số ít là trên các bài
báo điện tử, truyền hình nhưng đã từ rất lâu, chưa được cập nhật và đẩy mạnh
quảng bá, tuyên truyền.
Hình 4: Biểu đồ khảo sát phương pháp tiếp cận hệ thống thuyết minh tự động
(Nguồn: Khảo sát của tác giả)
Khảo sát về phương tiện tiếp cận hệ thống, 37,4% khách tham quan biết
đến hệ thống thuyết minh Audio guide tại di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám qua
Internet và các trang mạng xã hội, các khách này chủ yếu là khách Quốc tế tự
tìm hiểu trước khi đến di tích; 31,3% biết đến qua báo chí và truyền hình, đây
chủ yếu là các khách du lịch nội địa trung niên và cao tuổi; 30,4% khách được
khảo sát biết đến hệ thống do được bạn bè từng đến đây giới thiệu và chỉ có
18,3% là sau khi đến mua vé tại Quầy bán vé của di tích được nhân viên giới
thiệu.
Tuy nhiên theo một số khách tham quan, chủ yếu là họ tự tìm hiểu về di
tích trước khi đến, được biết tại đây có thuyết minh tự động nên họ đã chủ động
hỏi nhân viên quầy bán vé để trải nghiệm dịch vụ này. Điều này cho thấy, việc
quảng bá hệ thống thuyết minh tự động Audio guide đến du khách của di tích
đang ở mức tương đối thấp, chưa tiếp cận được nhiều khách tham quan.
23
Hình 5: Biểu đồ khảo sát khả năng tiếp cận hệ thống thuyết minh tự động
(Nguồn: Khảo sát của tác giả)
Trong 115 khách tham gia khảo sát về khả năng tiếp cận với hệ thống
thuyết minh tự động tại di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám, có 55 khách tương
ứng vs 47,8% cảm thấy ở mức dễ, 31 khách tương ứng vs 27% ở mức trung
bình, 18 khách tương ứng với 15,7% ở mức khó và chỉ có 11 khách tương ứng
vs 9,6% cảm thấy rất dễ.
Hình 6: Hệ thống thuyết minh tự động tại quầy soát vé
2.2. Khả năng sử dụng dễ dàng
Hệ thống thuyết minh tự động Audio guide tích hợp cùng Quầy vé ngay tại
cổng của di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám. Sau khi mua vé, khách tham quan có
thể đồng thời chọn sử dụng thêm dịch vụ thuyết minh tự động một cách tiện lợi.
Nhân viên tại quầy sẽ cung cấp cho khách tham quan 1 thiết bị điều khiển cầm
24
tay, 1 tay nghe kết nối có dây và một tờ hướng dẫn sử dụng thiết bị cùng với lộ
trình tham quan.
Lộ trình tham quan được sắp xếp theo trình tự từ ngoài vào trong, gắn liền
với bố cục của di tích chia thành từng khu, từ cổng chính, khu ngoại tự đến nội
tự lần lượt là: Ngoại tự => Khu Nhập Đạo => Khu Thành Đạt => Khu Thái Học
=> Khu vườn bia Tiến Sĩ => Khu Đại Thành.
Cách sử dụng thiết bị này tương đối dễ dàng, các thiết bị thuyết minh tự
động hoạt động dựa vào các bộ định vị được lắp đặt trong di tích, khi du khách
di chuyển đến đâu, tín hiệu sẽ thay đổi và chuyển sang thuyết minh vị trí mới.
Nếu chưa nghe kĩ nội dung nào, du khách chỉ cần chọn lại số của nội dung đó
tương ứng với số trên tờ hướng dẫn lịch trình tham quan. Sau khi kết thúc
chuyến tham quan, du khách sẽ trả lại thiết bị ngay tại cửa ra.
Hình 7: Hướng dẫn sử dụng hệ thống thuyết minh tự động
Theo phỏng vấn, một bạn khách nhỏ tuổi đến từ Thành phố Hồ Chí MInh
lần đầu đến tham quan di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám và trải nghiệm hệ thống
thuyết minh tự động cho biết: “Em thấy hệ thống này rất đơn giản và dễ sử
dụng, sau 2 phút nghe chị ở quầy bán vé hướng dẫn em đã có thể tự sử dụng và
tham quan di tích theo tờ hướng dẫn lộ trình này”. Điều này cho thấy, hệ thống
này tương đối dễ dàng sử dụng, kể cả với trẻ nhỏ hay người lớn tuổi, một yếu tố
quan trọng để hệ thống này trở nên thơng dụng hơn và giúp du khách có một trải
nghiệm mới lạ và bổ ích tại di tích.
25