Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Thực tiễn hòa giải các vụ việc hôn nhân gia đình tại tòa án nhân dân quận ngô quyền, thành phố hải phòng (luận văn thạc sỹ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.32 MB, 125 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ này là do chính tơi thực hiện.

Tồn bộ các tài liệu, cơ sở pháp lý, các dẫn chứng số liệu được tôi sử

dụng để phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn đều đảm bảo chính xác, trung

thực theo yêu cầu của một luận văn khoa học.

Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Thùy


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẤT TRONG LUẬN VÀN

ADPL

:

Ap dụng pháp luật

BLDS

:

Bơ• lt
• Dân sư•

BLTTDS



:

Bộ luật Tố tụng dân sự

HNGĐ

:

Hơn nhân và gia đình

TAND

:

Tịa án nhân dân

TANDTC

:

Tịa án nhân dân tối cao


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VÁN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VẺ HỊA
GIẢI CÁC VỤ, VỆC HƠN NHÂNGIA ĐÌNH TẠITỊA ÁN CẤP sơ THẨM
................................................................................................................................ 11


1.1. Khái niệm, đặc điểm của hịa giải các vụ, việc hơn nhân gia đìnhtại Tịa
án cấp sơ thẩm...................................................................................................... 11
1.1.1 Khái niệm hịa giải các vụ, việc hơn nhân gia đình tại Tịa án cấp sơ
thâm.........................................................................................................................11
1.1.2. Đặc điểm hòa giải các vụ, việc hơn nhãn gia đình của Tịa án cấp sơ
thẩm......................................................................................................................... 16

1.2. Cơ sở của việc qui định hòa giải đối với các vụ, việc hơn nhân gia đình 22
1.3. Ý nghĩa và các điều kiện bào đảm hòa giải các vụ, việc hơn nhân gia đình
của Tịa án cấp sơ thẩm........................................................................................ 25
7.3.7. Ỷ nghĩa của việc hòa giải các vụ, việc hơn nhãn gia đình..................... 25
1.3.2. Các điều kiện bảo đảmhịa giải các vụ, việc hơn nhãn gia đình của Tịa
án cấp sơ thâm.......................................................................................................28
1.4. Hịa giải các vụ, việc hơn nhân gia đình tại Tịa án cấp sơ thẩm theo quy
định của pháp luật hiện hành............................................................................... 34

1.4.1. Nguyên tắc tiến hành hịa giải................................................................. 34
1.4.2. Phạm vì hịa giải......................................................................................... 35

1.4.3. Các vụ, việc HNGĐ tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật.. 38

ỉ.4.4. Thành phần, trĩnh tự, thủ tục tiến hành hòa giải........................................46

1.4.5. Kết quả của việc hòa giải............................................................................50
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...................................................................................... 51
CHƯƠNG 2: THỤC TRẠNG THỤC HIỆN HÒA GIẢI CÁC vụ, VIỆC
HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TẠI TỊA AN NHÂN DÂN QUẬN NGƠ
QUYỀN, THÀNH PHỐ HẢI PHỊNG VÀ MỘT SỐ KIÉN NGHỊ................53

2. 1. Khái qt tình hình hịa giải các vụ, việc hơn nhân gia đình tại Tịa án

quận Ngơ Quyền, thành phố Hải Phịng những năm gần đây.......................... 53

2.1.1 Những kết quả đạt được trong hòa giải các vụ, việc hân nhân gia đình
của Tịa án quận Ngơ Quyển, thành phố Hải Phòng từ năm 2015 đến năm
2019...............
53


r

2,2,2 Nguyên nhân của kêt quả đạt được
2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật hịa giải các vụ, việc hơn nhân gia đình Tịa
án quận Ngơ Quyền, thành phố Hải Phịng
2.2.ỉ. Hịa giải các vụ án hơn nhản gia đình

2.2.2.Hịa giải các việc HNGĐ........................................................................... 81
2.3. Những vướng mắc, bất cập trong việc tiến hành hịa giải các vụ, việc hơn
nhân gia đình.......................................................................................................... 85

2.3.1, Những vẩn đề phát sinh từ thực tiễn hòa giải......................................... 85
2.3.2. Những yếu tố ánh hưởng tới chất lượng hòa giải tại tòa án.................. 92

2.4. Phương hướng, giài pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hòa
giải các vụ, việc HNGĐ tại Tòa án.................................................................... 100
2.4.1. Yêu cầu của việc hòa giải tại Tòa án đối với các vụ, việc HNGĐ trong
điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay..................................................................... 100

2.4.2. Một sô kiên nghị nhăm nâng cao chát lượng và hiệu quả hòa giải các
vụ, việc HNGĐ tại Tòa án.................................................................................. 100


KẾT LUẬN.......................................................................................................... 116
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................... 117


MỞ ĐẦU
Tính câp thiêt của đê tài
l.
Trong đời sống xã hội, hịa giải là hình thức giải quyết tranh chấp có ý

nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp các bên tránh được xung đột, tự nguyện chấm
dứt mâu thuần một cách ồn thỏa và đi đến những điếm mà các bên tranh chấp

có thể thỏa thuận được. Có thể nói, hịa giải xuất hiện từ rất sớm, từ khi xuất
hiện tranh chấp thì con người cũng biết cách áp dụng các biện pháp thương
lượng, hòa giải để chấm dứt các bất đồng phát sinh giữa các chủ thể với nhau.

Bản chất của hịa giải là sự mở rộng q trình thương lượng giữa các bên
nhằm hàn gắn những mâu thuần với sự tham gia của trung gian hòa giải, dung

hòa lợi ích của các bên tranh chấp trong khuôn khổ pháp luật và các bên có

thể chấp nhận được.
Hiện nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội hiện đại, các
quan hệ tranh chấp cũng diễn biến ngày càng đa dạng và phức tạp. Vai trò của

hòa giải ngày càng quan trọng, làm cho mối quan hệ của các chủ thể tranh

chấp bớt căng thẳng, tìm ra giải pháp để các bên tự nguyện thực hiện các nội

dung thương lượng, tiết kiệm thời gian, cơng sức, chi phí,...góp phần nâng

cao ý thức pháp luật của người dân, đảm bảo an ninh, trật tự xã hội, tăng

cường khối đoàn kết trong nhân dân. Do đó, hịa giải ln được ưu tiên trong
giải quyết các tranh chấp cho dù là các tranh chấp căng thẳng phải giải quyết
tại Tòa án.

Cũng như nhiều nước trên thế giới, hòa giãi tại Tòa án là phương thức

giải quyết tranh chấp hiệu quả. Khác với các loại hòa giải khác (như hòa giải

ở cơ sở do hòa giải viên cơ sở tiến hành, hòa giải tại ủy ban nhân dân do ủy

ban nhân dân tiến hành, hòa giải tại Trọng tài do trọng tài viên tiến hành), hòa
giải tại Tòa án đưa đến kết quả là quyết định cơng nhận thỏa thuận trong
trường hợp hịa giải thành và quyết định có hiệu lực pháp luật ngay.Trong
trường hợp hịa giải khơng thành thì các nội dung mà Tòa án đã tiến hành hòa

1


giải là một trong những căn cứ quan trọng giúp Tịa án xác định đường lơi

giải quyết vụ án phù hợp, đúng đắn hơn.
Hòa giải các vụ, việc dân sự nói chung, vụ, việc hơn nhân gia đình nói

riêng là hoạt động do Tòa án tiến hành nhằm giúp đỡ các bên đương sự hiểu
rõ quyền và nghĩa vụ của mình, hướng dần, động viên các đương sự tự

nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ, việc đang có tranh chấp và


đi đến kết quả giải quyết vụ án một cách hiệu quả nhất. Hòa giải được thực
hiện trong suốt q trình tiến hành tố tụng tại Tịa án, điều đó cũng có nghĩa là

các đương sự có quyền tự định đoạt việc giải quyết tranh chấp miễn là không

trái với quy định của pháp luật.
Trong những năm qua, căn cứ các quy định của pháp luật tố tụng dân

sự về hòa giải và các văn bản pháp luật nội dung liên quan, TAND các cấp
nói chung, Tịa án cấp sơ thấm nói riêng đã cố gắng thực hiện tốt cơng tác hịa

giải, góp phần quan trọng trong giải quyết các vụ, việc dân sự trong đó có số
lượng lớn các vụ, việc hơn nhân và gia đình.

Q trình hịa giải các loại vụ, việc dân sự tại Tòa án (bao gồm cả dân

sự, kinh doanh thương mại, lao động, hơn nhân và gia đình) tn theo các quy
định chung của pháp luật tố tụng dân sự. Tuy nhiên, hòa giãi với từng loại

tranh chấp thuộc các lĩnh vực khác nhau cũng có những đặc điểm riêng.
Trong đó, hịa giải vụ, việc hơn nhân gia đình có những đặc thù chi phối bởi

tính chất của quan hệ này. Trong quan hệ hôn nhân và gia đinh, các mâu

thuẫn xuất phát chủ yếu từ yếu tố tình cảm giữa các thành viên trong quan hệ

hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng,....do đó, nhiều loại vụ, việc cần có sự
tham gia trực tiếp của các đương sự mà không thề ủy quyền cho bất cứ ai.
Điều này đỏi hỏi chủ thể tiến hành hòa giải, các bên đương sự tham gia hòa


giải, thù tục, phương thức tiến hành hòa giải tại Tòa án, bên cạnh việc tuân
thủ những quy định của pháp luật, cần có những kiến thức, kỹ năng hịa giải
linh hoạt, phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất.

2


Hịa giải các vụ, việc hơn nhân gia đình của Tòa án câp sơ thâm thê
hiện những ưu thế đặc biệt, giúp quá trình giải quyết trở nên linh hoạt, hiệu

quả, các quyết định của Tòa án trên cơ sở hịa giải thành mang tính thực thi

cao, góp phần thúc đẩy giãi quyết các vụ, việc được nhanh chóng, chính xác,
giảm bớt sai sót. Bên cạnh đó, hịa giải tại Tịa án cấp sơ thẩm cũng góp phần

tiết kiệm thời gian, công sức của đương sự và của cơ quan tố tụng ở các giai
đoạn tiếp theo (phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm), đồng thời đảm bảo

quyền tự định đoạt của các bên, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự,

đặc biệt là giảm thiểu mâu thuần, sự tổn thương về tinh thần, giúp các đương
sự thấu hiểu, cảm thông và sẻ chia cũng như hàn gắn tình cảm giữa các thành

viên trong gia đình.
Thực tiễn hịa giải các vụ, việc hơn nhân gia đình của Tịa án cấp sơ

thấm thời gian qua đã đạt những kết quả nhất định. Trên cơ sở thực hiện tốt
pháp luật về hòa giải, Tòa án cấp sơ thẩm đã giãi quyết khối lượng lớn các vụ,
việc hôn nhân và gia đình, đã hịa giải đồn tụ thành nhiều vụ án ly hơn, góp
phần củng cố các quan hệ hơn nhân và gia đình, xoa dịu các căng thẳng trong


ly hơn, giúp các bên giải quyết êm thấm các mâu thuẫn về tình cảm, kinh tế;
động viên các đương sự có phương án giải quyết tốt các nội dung về chia tài

sản chung, quyền nuôi dưỡng con chung,..., các quyết định của Tịa án trên cơ
sở hịa giải mang tính thực thi cao.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hịa giải các vụ, việc
hơn nhân gia đình của Tòa án cấp sơ thẩm còn những vướng mắc, tồn tại, hạn

chế nhất định. Hịa giải các vụ, việc hơn nhân gia đình mang tính đặc thù,

liên quan đến nhiều văn bản pháp luật khác nhau điều chỉnh như BLDS,
BLTTDS, Luật đất đai, Luật cư trú, ...Các mối quan hệ trong các vụ, việc

HNGĐ gắn với nhân thân, chịu tác động của phong tục tập quán, tôn giáo,
bản sắc dân tộc,....ảnh hưởng đến quá trình giải quyết các vụ, việc hơn nhân

và gia đình. Bên cạnh đó, các yếu tố về năng lực, kỹ năng của chủ thể tiến

3


hành hòa giải, nhận thức của đương sự tham gia phiên hịa giải, kỳ năng hịa

giải,...cũng chi phối q trình, kết quả hịa giải.
Trong cơng cuộc đối mới của đất nước ta hiện nay, một trong những

nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ


nghĩa của dân, do dân và vì dân. Đe thực hiện được mục tiêu đó, bên cạnh các
chủ trương, biện pháp về chính trị, kinh tế, văn hóa,...Đảng và Nhà nước ta
quan tâm chú trọng tới vấn đề gia đình, bởi để có một xã hội phát triển lành

mạnh thì yếu tố con người, yếu tố gia đình với tư cách là “tế bào” của xã hội

có vai trị đặc biệt quan trọng.
Điều đó cũng đặt ra nhiệm vụ phải khơng ngừng tìm ra các giải pháp để
nâng cao hiệu quả, hiệu lực của cơng tác hịa giải vụ, việc hơn nhân gia đình

của Tịa án cấp sơ thẩm, góp phần giải quyết tốt các tranh chấp hơn nhân gia

đình tại Tịa án, đáp ứng những u cầu về cơng tác Tịa án và góp phần thực
hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp hiện nay.

Từ những lý do nêu trên, học viên chọn đề tài “Thực tiễn hòa giải các
vụ, việc hơn nhân gia dinh tại Tịa án nhân dân quận Ngơ Quyền, thành

phố Hải Phịng” làm Luận văn Thạc sĩ Luật chuyên ngành Luật dân sự và tố
tụng dân sự. Thực hiện Đồ tài này, tác giá mong muốn góp phần nhỏ vào việc

xây dựng và hồn thiện cơ sờ lý luận khoa học, đề xuất giải pháp nhằm bảo
đảm kết quả hịa giải các vụ, việc hơn nhân gia đình của Tịa án cấp sơ thẩm
hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Ĩ Việt Nam, nghiên cứu về hòa giải các vụ, việc dân sự nói chung, hịa

giải vụ, việc hơn nhân gia đình nói riêng đã được các nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu và tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Có thể nêu một số cơng


trình tiêu biểu sau:
- Hịa giải vụ việc dân sự theo pháp luật tổ tụng dân sự Việt Nam, luận
văn thạc sĩ Luật của Lê Thị Bích, Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2009.

4


- Thủ tục hịa giải vụ việc hơn nhân và gia đình, luận văn thạc sĩ Luật

của Trần Văn Duy, Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2009.
- Hòa giải các vụ án Hơn nhản và gia đình, luận văn thạc sĩ Nguyễn
Thị Hương, Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2014.
- Bĩnh luận một số án dãn sự và hơn nhãn gia đình của tác giả Tưởng
Duy Lượng, năm 2001, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
_

■.«>

-

r

y

~

f

-


___

- Trĩnh tự, thủ tục giải quyêt vụ việc dân sự đương sự cân biêt, Nxb Tư

pháp, Hà Nội, năm 2004 của tác giả Huy Thông.
- “Lý luận và thực tiễn về phiên họp kiêm tra việc giao nộp, tiếp cận và

công khai chứng cứ và hòa giải tại cấp sơ thâm trong BLTTDS”, đề tài cấp cơ

sở Tòa án nhân dân tối cao của thạc sĩ La Hồng.
- ‘"Một số bất cập trong thực tiền áp dụng các quy định liên quan đến

thời điểm mở phiên họp kiêm tra việc giao nộp, tiếp cận và cơng khai chứng

cứ và hịa giải trong giải quyết các vụ án dân sự” của tác giả thạc sĩ Nguyễn

Thị Nhung - Giảng viên học viện cảnh sát nhân dân.
- 7/ởí đáp về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, tác giả Đặng Văn

Dược, Nxb Công an nhân dân, năm 2004.
- Hỏi đáp về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự của tác giá Phạm Văn

Hải, Tạ Mạnh Tấn, Nxb Công an nhân dân, năm 2005.
___

r

____

___


- Kỹ năng giải quyêt các vụ án dân sự của tác giả Phan Hữu Thư, Lê
Thu Hà, Nxb Thống kê, Hà Nội, năm 2006.

- Giáo trĩnh luật tố tụng dân sự Việt Nam (Dùng trong các Trường Đại

học chuyên ngành Luật),

- Vấn đề áp dụng và hoàn thiện pháp luật qua thực tiễn xét xử vụ việc
dân sự, hơn nhân gia đình của tác giả Lê Thu Hà, Nxb Chính trị quốc gia,
năm 2011.

- Những điều cần biết về khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc

dân sự tại tòa án của tác già Lê Quang Hậu, Nxb Tư pháp, năm 2011.

5


- Kỹ năng giải quyêt vụ việc dân sự (dùng cho đào tạo thâm phán, kiêm

sát viên, luật sư, được hồn thành với sự tài trợ của tơ chức JICA) của tác giả

Phan Hữu Thư, Lê Thu Hà, Nxb Tư pháp, năm 2013.
- Phân tích sơ lượng và chât lượng giải quyêt, xét xử các loại vụ án của
ngành Tòa án nhân dân của tác giả Nguyên Quang Lộc, đăng trên tạp chí Tịa
án nhân dân tơi cao, tháng 2/2010.
- Quyên tự định đoạt của đương sự theo quy định của Bộ luật tô tụng

dân sự Việt Nam năm 2004, luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Nguyên


Phương Hạnh, Khoa Luật, Đại học Quôc gia Hà Nội, năm 2010.
- Chât lượng giải quyêt các vụ án hôn nhân gia đình của Tịa án nhân

dân quận Thanh Xn, thành phô Hà Nội, luận văn thạc sĩ Luật học của tác

giả Sa Thị Phượng (2010), Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí
Minh.
- Hồn thiện pháp luật vê thủ tục hịa giải trong tơ tụng dân sự Việt

Nam, luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Phạm Trọng Bình (2010), Học

viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
Nhìn chung, các cơng trình nêu trên đã đê cập đên thủ tục hòa giải các
vụ án dân sự trong đó có án HNGĐ; về hiệu quà hòa giài, chất lượng hòa giải

các vụ, việc dân sự, hơn nhân và gia đình..., song chưa có cơng trình nào
nghiên cứu một cách tồn diện và hệ thống về hòa giải các vụ, việc HNGĐ

của Tòa án cấp sơ thẩm, đặc biệt là nghiên cứu chuyên sâu, riêng biệt hòa giải
các vụ việc HN&GĐ tại Tòa án nhân dân Quận Ngơ Quyền, Thành phố Hải

Phịng. Do đó, kế thừa những kết quả nghiên cứu nêu trên, luận văn nghiên
cứu một cách hệ thống, tồn diện vấn đề hịa giài các vụ, việc HNGĐ của Tòa

án cấp sơ thẩm thơng qua thực tiễn hịa giải tại TAND Quận Ngơ Quyền hồn

tồn khơng trùng lặp với các cơng trình nghiên cứu khoa học đã được cơng

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đê tài

3.1. Mục đích nghiên cứu

6


Mục đích của đê tài là nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, đặc điêm, ý nghĩa,
cơ sở của việc hòa giải các vụ, việc HNGĐ tại tòa án cấp sơ thẩm, nghiên cứu

pháp luật hiện hành về vấn đề này, trên cơ sở đó phát hiện những vướng mắc, bất
cập và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về hòa giải cũng như bảo đảm
hiệu quả hòa giải các vụ, việc HNGĐ của Tòa án cấp sơ thẩm trên thực tế ở Việt

Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Đe đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận về hòa giải các vụ, việc

HNGĐ của Tòa án cấp sơ thẩm: khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa, cơ sở của qui
định về hòa giải các vụ, việc HNGĐ.
- Đánh giá thực trạng pháp luật về hòa giải các vụ, việc HNGĐ, chỉ ra

các nguyên nhân của kết quả và hạn chế, thiếu sót trong hịa giải các vụ, việc
HNGĐ cùa Tòa án cấp sơ thẩm.
- Luận giải về quan điềm, các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hòa

giải các vụ, việc HNGĐ và giải pháp bảo đảm hiệu quả hòa giải các vụ, việc

HNGĐ của Tòa án cấp sơ thẩm hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài


4.1. Đoi tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là những vấn đề lý luận về hòa giải các

vụ, việc HNGĐ của Tòa án cấp sơ thấm, quy định của pháp luật hiện hành về hòa
giãi các vụ, việc HNGĐ và thực tiễn thực hiện hòa giải các vụ việc HNGĐ tại Tòa

án nhân dân quận Ngô Quyền.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu về hòa giải các vụ,
việc
HNGĐ theo qui
định
của Xpháp
hiện
hành và thực
tiễn thực
hiện
hoạt

A

JL luật








động hòa giải các vụ, việc HNGĐ tại Tòa án nhân dân quận Ngơ Quyền,
thành phố Hải Phịng từ năm 2015 đến năm 2019.

7


Các vụ, việc HNGĐ theo qui định của pháp luật khá rộng, trong phạm
vi của một luận văn thạc sĩ luật học khơng thể nghiên cứu được hết. Do đó,

trên cơ sở qui định về vụ, việc HNGĐ theo qui định của BLTTDS năm 2015,
trong phạm vi đề tài này sẽ nghiên cứu một số loại việc HNGĐ là: giải quyết

u cầu thuận tình li hơn; một số vụ án HNGĐ như: tranh chấp về xác định

cha, mẹ, con; giải quyết vụ án li hôn, chia tài sản chung của vợ chồng khi li

hôn;...
Với việc nghiên cứu thực tiễn thực hiện hoạt động hịa giải tại TAND
quận Ngơ Quyền, nên phạm vi của đề tài chỉ nghiên cứu về lý luận và thực

tiễn hòa giải các vụ, việc HNGĐ tại Tịa án cấp sơ thẩm, mà khơng nghiên
cứu về vấn đề này ở các giai đoạn tố tụng khác, và chỉ nghiên cứu hịa giải

các vụ, việc HNGĐ khơng có yếu tố nước ngồi thuộc thẩm quyền của Tịa án
cấp sơ thẩm.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận


Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, quan

điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về cải cách tư pháp, về xây dựng

và hồn thiện pháp luật về dân sự, hơn nhân và gia đình.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ

nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác - Lê nin, luận văn sử dụng các phương
pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp,
phương pháp lịch sử, phương pháp hệ thống; phương pháp thống kê.

6. Những đóng góp về khoa học của luận văn
Luận văn là cơng trình nghiên cứu tương đối hệ thống, tồn diện về lý
luận và thực tiễn về hịa giải các vụ, việc HNGĐ tại Tịa án cấp sơ thấm,nên

có một số đóng góp mới sau:

8


- Phân tíchv à xây dựng và khái niệm, đặc điêm, ý nghĩa của hòa giải

các vụ, việc HNGD tại Tòa án cấp sơ thẩm,chỉ ra các yếu tố bảo đảm kết quả
hòa giải các vụ, việc HNGĐ tại Tòa án cấp sơ thấm.
- Đánh giá toàn diện, hệ thống thực trạng pháp luật về hòa giải các vụ,

việc HNGĐ và thực tiễn thực hiện hòa giải các vụ, việc HNGĐ của Tịa án

nhân dân quận Ngơ Quyền trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2019, qua đó

phát hiện các bất cập, vướng mắc trong các qui định của pháp luật về hòa giải

các vụ, việc HNGĐ cũng như trong thực tiễn thực hiện hòa giải tại Tòa án cấp
sơ thẩm.

- Đê xt một sơ kiên nghị hồn thiện pháp luật vê hòa giải các vụ, việc
HNGĐ và giải pháp nhằm bảo đảm hịa giải có hiệu quả các vụ, việc HNGĐ

của Tòa án cấp sơ thẩm trong giai đoạn hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

7.1. về mặt lý luận
Ket quâ nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần làm phong phú thêm lý
luận về hịa giải các vụ, việc hơn nhân gia đình của Tịa án cấp sơ thẩm.

7.2. về mặt
tiễn
• thực


Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo, giúp các cơ quan

nhà nước tiếp tục hoàn thiện pháp luật về hịa giải trong giải quyết các vụ,
việc hơn nhân và gia đỉnh.

Luận văn có thê được dùng làm tài liệu tham khảo trong công tác
nghiên cứu, giảng dạy và học tập tại các cơ sở đào tạo luật về những vấn đề


có liên quan đến hịa giải các vụ, việc HNGĐ.
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho

cán bộ tư pháp trong hoạt động thực tiễn hòa giải các vụ, việc hơn nhân gia
đình của Tịa án cấp sơ thẩm.
8. Kêt câu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gôm 2 chương như sau:

9


Chương 1: Một số vấn đề lý luận và pháp luật về hịa giãi các vụ việc

hơn nhân gia đình tại Tòa án cấp sơ thẩm.

Chương 2: Thực trạng thực hiện hịa giải các vụ, việc hơn nhân gia
đình tại Tịa án nhân dân quận Ngơ Quyền, thành phố Hải Phòng và một số
kiến nghị.

10


CHƯƠNG 1: MỘT SÓ VẤN ĐÈ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VÈ HỊA
GIẢI CÁC VỤ, VIỆC HƠN NHÂN GIA ĐÌNH TẠI TÒA ÁN CẤP so THẨM

1.1. Khái niệm, đặc điêm ciía hịa giăi các vụ, việc hơn nhân gia
đìnhtại Tịa án cấp sơ thẩm


1.1.1 Khái niệm hòa giải các vụ, việc hơn nhân gia đình tại Tịa án

cấp so' thẩm

ỉ. 1.1. ỉ. Khái niệm hòa giải
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Hòa giải là thuyết phục các bên đồng ý

chấm dứt xung đột hoặc xích mích một cách ơn thỏa” [50, tr.446]„ hay “làm

cho ổn thỏa tình trạng mâu thuẫn xích mích giữa hai bên” [52, tr.815]. Với
cách giải thích này nêu lên mục đích và phuơng thức của hịa giải, song mang
tính chung chung, khơng thề hiện đặc thù của hịa giải có tính chất pháp lý.

Theo Từ điển Luật học thì hịa giải được hiểu là: “Tự chấm dứt việc
xích mích, tranh chấp giữa các bên bằng sự thương lượng với nhau hoặc qua

trung gian của một người khác. Hịa giải thành thì giữ được sự đồn kết giữa
các bên, tránh được việc kiện tụng kéo dài, tốn kém và những trường hợp chỉ

vì mâu thuẫn nhỏ mà biến thành việc hình sự” [48, tr.208].

Bên cạnh đó, hịa giải cịn hướng các bên đương sự đang có mâu thuẫn
đến phương án mà các bên cỏ thể chấp nhận được với sự trung gian của bên

thứ ba (không phải là bên tranh chấp). Sự xuất hiện của bên thứ ba với vai trị

trung gian, khách quan khơng đứng về phía bên nào, khơng có sự thiên vị hay

bảo vệ quyền lợi cho bất cứ bên tranh chấp nào, đưa ra các phương án giúp


các bên tranh chấp thống nhất phương án giải quyết mâu thuần mà các bên

chấp nhận được.
Hòa giải là sự dàn xếp thương lượng, thỏa thuận giữa các bên có mâu

thuẫn, tranh chấp nhằm mục đích đạt được kết quả giải quyết mâu thuẫn mà

các bên cùng thống nhất một cách ổn thỏa.

11


Dưới góc độ thực tiễn, một số quan niệm cho rằng hòa giải là một thủ
tục, cách thức, hành vi thuyết phục các bên tranh chấp xóa bỏ bất đồng, tranh

chấp.
Dưới góc độ pháp lý, hịa giải cũng có thể hiểu là một chế định pháp
luật quy định trình tự, thủ tục để giải quyết tranh chấp dân sự, kinh doanh

thương mại, HNGĐ,... hay hòa giải là một thủ tục mang tính tố tụng tại tịa
án, hịa giải là một thủ tục tố tụng để đảm bảo pháp chế xã hội chù nghĩa cũng
như đảm bảo tính thống nhất của q trình giải quyết vụ án,....

Như vậy, có thể thấy có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về hịa giải
tùy thuộc phạm vi, đối tượng hòa giải hay thủ tục, cách thức, chủ thể tiến
hành hòa giải để đưa ra khái niệm hịa giải mang tính đặc thù. Tựu trung, cho
dù có các hình thức khác nhau, hịa giãi vẫn có điểm chung và có thể đưa ra

khái niệm tổng quát như sau:


Hòa giải là cách thức tiến hành giải quyết mâu thuẫn giữa các bên

tranh chấp với sự tham gia cùa bên thứ ba giữ vai trò trung gian, khách quan,
khơng đứng về phía bên tranh chấp nào, khơng có sự thiên vị hay bảo vệ

quyền lợi cho bất cứ bên tranh chấp nào, đưa ra các phương án giúp các bên

tranh chấp thống nhất cách giải quyết mâu thuẫn mà các bên chấp nhận.
Do đó, hịa giải hình thành trên cơ sở sự tự nguyện lựa chọn phương án

giải quyết mâu thuẫn của các bên, tuy nhiên sự lựa chọn đó phải phù hợp với

quy định của pháp luật và không trái đạo đức xã hội.
Trong đời sống xã hội thì mâu thuẫn ln tồn tại, do đó hịa giải cũng là

vấn đề thường xun diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, với những chủ
thể tiến hành khác nhau. Có thể khái qt hình thức hịa giãi thành hai loại là
hòa giải theo thủ tục tố tụng và hịa giải ngồi thủ tục tố tụng. Theo đó, hịa

giải theo thủ tục tố tụng là hình thức hịa giải tn theo trình tự, thủ tục tố
tụng theo pháp luật quy định buộc các bên tranh chấp cũng như chú thể có
chức năng hịa giải phải tn thủ trong suốt q trình tham gia hịa giải và

cơng nhận kết quả hòa giải. Hòa giải tại Tòa án thuộc loại hòa giải theo thủ

12


tục tô tụng. Đây cũng là trách nhiệm, chức năng của Tòa án theo quy định của
pháp luật, được quy định cụ thể, rõ ràng tại Điều 10BLTTDS: “Tòa án có


trách nhiệm tiến hành hịa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa
thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật

này”v
Như vậy, hòa giải tại Tòa án là một thủ tục tố tụng do Tòa án nhân dân

tiến hành nhằm mục đích giúp các đương sự lựa chọn, thống nhất được
phương án giải quyết tranh chấp dân sự (theo nghĩa rộng, bao gồm: tranh
chấp về dân sự, HNGĐ, kinh doanh thương mại, lao động) trên cơ sởphù hợp

với quy định của pháp luật và truyền thống đạo đức xã hội, nhằm bảo đảm

được quyền, lợi ích chỉnh đáng của các bên và được các bên đồng thuận,
chấp nhận.
1.1.1.2. Khái niệm hòa giải các vụ, việc HNGĐ của Tòa án cấp sơ

thẩm
BLTTDS quy định về trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án giải quyết

các vụ án về tranh chấp dân sự, HNGĐ, kinh doanh thương mại, lao động (gọi
chung là vụ án dân sự) và trình tự, thủ tục yêu cầu để Tòa án giải quyết các

việc về yêu cầu dân sự, HNGĐ, kinh doanh thương mại, lao động (gọi chung
là việc dân sự). Như vậy, có thể hiếu vụ án dân sự nói chung, vụ án HNGĐ
nói riêng là các tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự, quan hệ HNGĐ. Đặc

điểm của vụ án HNGĐ là các bên đương sự có tranh chấp, trong đó một bên
đưa ra yêu cầu bên kia phải thực hiện một số nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ
HNGĐ. Bản chất của vụ án là có yểu tố tranh chấp, có sự mâu thuẫn quyền


lợi giữa các bên đương sự. Trong khi đó, việc dân sự nói chung (gồm việc

HNGĐ) là việc một bên chủ thể yêu cầu Tòa án xác nhận một sự kiện pháp lý
phát sinh từ quan hệ HNGĐ như hủy kết hôn trái pháp luật, u cầu cơng

nhận thuận tình ly hơn,....
về ngun tắc, theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự không đặt ra

vấn đề hòa giải đối với việc dân sự bao gồm cả việc HNGĐ mà chỉ tiến hành

13


hịa giải vụ án dân sự gơm cả án HNGĐ, kinh doanh thương mại, lao động và

dân sự. Điều này xuất phát từ bản chất của vụ án là có tranh chấp xảy ra giữa
các bên và các bên không tự mình giải quyết được tranh chấp, cịn việc dân sự
là những trường hợp các bên khơng có tranh chấp nhưng thống nhất u cầu

Tịa án giải quyết với hình thức công nhận hay không công nhận quyền của

các đương sự hay sự kiện pháp lý nào đó.

Tuy nhiên, quan hệ pháp luật HNGĐ là quan hệ mang tính đặc thù gắn
liền với yếu tổ nhân thân, khơng chỉ hịa giải để đạt được thỏa thuận giữa các

bên nhằm giải quyết ổn thỏa tranh chấp, mâu thuẫn mà còn hòa giải với mục
đích để các đương sự đồn tụ gia đình. Do đó, hịa giải đặt ra khơng chì với


giải quyết vụ án HNGĐ mà còn rất hiệu quả khi giải quyết việc HNGĐ, như

giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hơn.
Cũng như các quan hệ dân sự khác, quan hệ HNGĐ dựa trên sự thống

nhất, thỏa thuận của các bên tham gia. Do đó, cơ sở của hòa giải vụ, việc
HNGĐ là sự tự nguyện, quyền tự định đoạt của các bên khi tham gia giải

quyết tranh chấp. Như vậy, hòa giải vụ, việc HNGĐ phải do chính các bên
đương sự thực hiện, chì có các bên đương sự mới có quyền hịa giải với nhau

về tất cả những vấn đề cần giài quyết trong vụ án HNGĐ. Tịa án nói chung,
Tịa án cấp sơ thẩm nói riêng là chủ thể có thấm quyền hịa giải, độc lập với

các bên, nhân danh quyền lực Nhà nước, chủ động tiến hành hòa giải đề
hướng các bên đạt đến sự thỏa thuận giải quyết vụ, việc HNGĐ phù hợp với

các quy định của pháp luật.

Tòa án thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử, đó là xét xử sơ thấm và xét
xừ phúc thẩm. Hay nói cách khác, Tịa án cấp sơ thẩm giải quyết, xét xừ sơ

thẩm các vụ, việc theo thẩm quyền trong đó có giải quyết, xét xử sơ thẩm các
vụ, việc HNGĐ. Hòa giải là một thủ tục tố tụng quan trọng trong q trình
Tịa án cấp sơ thẩm tiến hành giải quyết các vụ, việc HNGĐ. Hịa giải tại Tịa

án nói chung, hịa giải vụ, việc HNGĐ của Tịa án cấp sơ thẩm nói riêng là

14



trách nhiệm của Tịa án trong q trình giải qut các vụ, việc theo thâm
quyền.
Số loại vụ, việc HNGĐ mà Tòa án cấp sơ thấm phải giải quyết theo quy

định của pháp luật là rất nhiều. Trong phạm vi cua đề tài chỉ đề cập, phân tích
hịa giải một số vụ, việc HNGD theo quy định tại Điều 28 BLTTDS về các
tranh chấp về HNGĐ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án và Điều 29

BLTTDS quy định những yêu cầu về HNGĐ thuộc thẩm quyền giải quyết của

Tòa án mà không đề cập đến tất cả các vụ, việc được liệt kê tại hai Điều 28,
29 BLTTDStrên.

Tòa án cấp sơ thẩm giữ vai trò quan trọng trong giải quyết các vụ, việc
HNGĐ, trong đó, hịa giải là một thủ tục tố tụng nhằm tạo điều kiện để các

bênđương sự thỏa thuận được phương án giải quyết vụ, việc nhanh chóng,
thuận lợi theo quy định của pháp luật. Pháp luật tố tụng dân sự cũng như pháp

luật về HNGĐ quy định cụ thể về vấn đề này. Các vụ việc HNGĐ là những
vụ việc mà mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh giữa các thành viên gia đinh với

nhau. Điều quan trọng và có sự khác biệt với hịa giải các vụ án dân sự là ớ

chỗ, hòa giải các vụ, việc HNGĐ xảy ra giữa các bên đương sự là thành viên

gia đình, do đó hịa giải khơng chỉ nhằm giúp các bên đương sự đi tới sự thỏa
thuận, nhất trí với nhau về việc giải quyết các mâu thuần tranh chấp giữa các


bên một cách nhanh nhất, mà mục đích quan trọng hơn là nhằm giúp các bên
xóa bỏ mâu thuẫn, tăng cường sự gắn kết, yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ nhau,
tiến tới sự đồn tụ gia đình. Đây là mục đích quan trọng tạo nên sự khác biệt
giữa hòa giải các vụ án dân sự với hòa giải các vụ, việc HNGĐ.

Từ phân tích trên, có thể nêu khái niệm về hòa giải các vụ, việc HNGĐ
của Tòa án cấp sơ thẩm như sau:

Hòa giải các vụ, việc HNGĐ của Tòa án cap sơ thấm là một thủ tục tố
tụng cỉo Tòa án cấp sơ thâm tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy
định, nhằm giúp đỡ, hướng dẫn, động viên các bền đương sự là thành viên

gia đình hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mìnhtrong các vụ, việc HNGĐ, trên

15


cơ sở đócác đương sự tự nguyện thỏa thuận với nhau vê việc giải quyêt vụ,

việc HNGĐ một cách hiệu quả nhất phù hợp với pháp luật và đạo đức xã

hộiđồng thời đám bảo được quyền, lợi ích chính đáng của các bền đương sự.
1.1.2. Đặc điểm hòa giải các vụ, việc hơn nhân gia đình của Tịa án

cấp sơ thẩm
1.1.2.1. Hịa giải là thù tục tố tụng có tính bắt buộc trong giai đoạn

chuân bị xét xử vụ án HNGĐ, giải quyết việc HNGĐ của Tòa án cấp sơ thâm

Theo quy định của pháp luật hiện hành có hai loại hịa giải, đó là hịa


giải trong tố tụng và hịa giải ngồi tố tụng. Trong đó, hịa giải vụ, việc
HNGĐ của Tòa án cấp sơ thấm là loại hòa giải trong tổ tụng dân sự. Hòa giải

vụ, việc HNGĐ do Tịa án tiến hành theo các trình tự, thủ tục pháp luật quy
định. Tịa án có trách nhiệm giải thích cho các bên đương sự tham gia phiên
hịa giải về quyền và nghĩa vụ của họ, báo trước về hậu quả pháp lý đối với

quyết định cùa họ do thực hiện hay không thực hiện hành vi tố tụng.
Pháp luật qui định trong thời gian chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án

HNGĐ, Tòa án phải tiến hành hòa giải và thủ tục này có tính bắt buộc trước

khi Tòa án mở phiên tòa sơ thẩm. Điều này khác với hình thức hịa giải khác
như hịa giải ở cơ sở là sự tự nguyện của các bên cả về việc tiến hành cũng
như việc thực hiện các cam kết đã thỏa thuận, hịa giải ở cơ sở “tơn trọng sự

tự nguyện của các bên; không bắt buộc, áp đặt các bên tranh chấp phải tiến
hành hòa giải” [21].

Tòa án cấp sơ thấm có vai trị đặc biệt quan trọng trong suốt q trình
tiến hành hịa giải, là chủ thế nhân danh quyền lực Nhà nước, có trách nhiệm

chủ trì phiên hòa giải, tạo điều kiện để các bên đương sự thỏa thuận với nhau

phương án giải quyết vụ, việc. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, tùy từng
trường hợp, Tịa án ra một trong bốn quyết định trong đó có quyết định cơng
nhận sự thỏa thuận cùa các đương sự.

Tại các giai đoạn khác của quá trình tố tụng, Tịa án vẫn có thể tạo điều


kiện để các đương sự hịa giải với nhau nếu có khà năng hịa giải thành. Trong

16


trường hợp đương sự thỏa thuận được vê việc giải qut vụ án thì Tịa án ra

quyết định cơng nhận thỏa thuận cùa các đương sự. Các đương sự có thể hòa
giải được với nhau ở các giai đoạn khác nhau của quá trình giải quyết vụ, việc
HNGĐ như trước phiên tòa sơ thẩm, tại phiên tòa sơ thẩm và tại phiên tòa
phúc thẩm. Tuy nhiên, đối với hòa giải trước khi mở phiên tòa sơ thẩm là thủ

tục tố tụng có tính chất bắt buộc đối với giải quyết vụ, việc HNGĐ, trừ những
vụ việc khơng hịa giải được hoặc pháp luật quy định thuộc các trường hợp

không được hịa giải. Do đó, hịa giải trong giai đoạn chuẩn bị xét xử là bắt

buộc để đảm bào đúng trình tự, thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật.
Trong lĩnh vực HNGĐ, ngồi hịa giải các vụ án HNGĐ, việc HNGĐ

cũng có thể phải tiến hành hịa giải, đó là hịa giải việc thuận tình ly hơn. về
mặt lý luận, thuận tình ly hơn là việc cả hai bên vợ chồng cùng đưa đơn yêu
cầu li hôn, và đã thỏa thuận được với nhau về mọi vấn đề có liên quan tới việc

ly hơn, nên về ngun tắc là khơng có mâu thuẫn, tranh chấp giữa hai bên vợ
chồng khi thuận tình li hơn. Tuy nhiên, li hơn dù trên cơ sở thuận tình vẫn là

việc dẫn tới chấm dứt hơn nhân, tan vợ gia đình, ảnh hưởng đến con chung...
Do đó, việc hịa giải trong trường hợp thuận tình ly hơn là nhằm mục đích hịa


giải đồn tụ thành, tạo điều kiện để các bên vợ chồng quay trở lại đồn tụ với
nhau, tiếp tục duy trì quan hệ vợ chồng, mà không yêu cầu ly hôn nữa. Hịa

giải thành vì vậy có ý nghía hàn gắn quan hệ vợ chồng, đảm bảo được lợi ích
chung của con cái, gia đình và xã hội, vì vậy việc hịa giải là cần thiết. Do đó,

quy định về hịa giãi việc thuận tình li hơn là phù hợp về mặt lí luận và thực
tiễn.

1.1.2.2. Hịa giải vụ, việc hơn nhản gia đình nhằm mục đích để các bên

đạt được thỏa thuận giải quyết vụ, việc HNGĐ, hướng tới việc đoàn tụ, giảm
thiều mâu thuẫn giũa các bền đương sự
Mục đích của hịa giải vụ, việc HNGĐ là các bên đạt được thỏa thuận

giải quyết vụ, việc HNGĐ một cách hiệu quả nhất và giảm thiểu tối đa viêc

gây tồn thương về tâm lý, tình cảm giữa các bên chủ thể của quan hệ HNGĐ.
17


Mọi cơng dân có quyền bình đẳng trước pháp luật. Mồi bên đều có
quyền tự định đoạt, đưa ra ý kiến của mình trên cơ sở phù hợp với quy định
của pháp luật. Trong tố tụng dân sự, quyền tự định đoạt của đương sự thể hiện

ở việc những người tham gia tố tụng tự do định đoạt các quyền dân sự của
mình và các quyền, phương tiện tố tụng nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp

bị xâm hại. Thẩm phán chỉ đóng vai trị là người giúp các bên đi đến thỏa

thuận một cách nhanh chóng, dung hịa quyền lợi của các bên và phù hợp với

quy định cúa luật pháp. Các đương sự có quyền tự định đoạt trên cơ sở nhận
thức rõ quyền và lợi ích, nghĩa vụ của mình với sự giúp đỡ của Tịa án mà trực

tiếp là Thẩm phán được phân công giải quyết vụ, việc HNGĐ. Có thể thấy, mục
đích cuối cùng là để các đương sự đạt được thỏa thuận giải quyết vụ, việc
HNGĐ hiệu quả, thuận lợi, đúng pháp luật.
Trong hịa giải các vụ, việc HNGĐ, ngồi mục đích chung giống hòa giải

các vụ án dân sự là giúp cho các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về giải

quyết tranh chấp, cịn nhằm mục đích góp phần giảm thiểu tối đa viêc gây tổn
thương về tâm lý, tình cảm giữa các bên chủ thể của quan hệ HNGĐ, đồng thời

đảm bảo được quyền, lợi ích chính đáng của các chủ thể là thành viên gia

đình.Trong các vụ việc li hơn, hịa giải khơng chỉ giúp các bên thỏa thuận được

về việc giải quyết li hôn mà quan trọng hơn là hòa giải đế các bên thống nhất
quay về đồn tụ gia đình, khơng tiếp tục việc li hơn.

1.1.2.3. Hịa giải vụ, việc hơn nhân gia đình gắn liền với yếu tố nhân
thân của các chủ thê
Quan hệ HNGĐ là quan hệ mang tính đặc thù khác biệt so với các quan

hệ pháp luật dân sự khác. Trong quan hệ HNGĐ, yếu tố nhân thân luôn gắn
liền với các chủ thể, không thể chuyển giao cho người khác, do đó,về ngun
tắc, việc tiến hành hịa giải tại tịa ánphải do các chủ thể cua quan hệ HNGĐ


trực tiếp tham gia phiên hịa giải mà khơng thể ủy quyền cho bất cứ ai như

vấn đềtrong việc giải quyết ly hôn, thuận tình ly hơn, xác định cha (mẹ) cho

con,....

18


Các tranh châp vê HNGĐ là các tranh châp mang tính đặc thù khơng
giống như các tranh chấp dân sự khác mà bị chi phối rất nhiều bởi yếu tố tình
cảm giữa các chủ thể trong gia đình như tình vợ chồng, tình cảm giữa cha mẹ

và con cái... Những mâu thuần trong quan hệ pháp luật dân sự thông thường
mang tính vật chất thì mâu thuẫn trong gia đình xuất phát rất nhiều từ các yếu

tố phi vật chất, như: tính tình, quan điểm sống, cách ứng xử,...Các chú thể

tranh chấp với nhau xuất phát nhiều từ yếu tố tình cảm, do đó, các mâu thuẫn
kéo theo trách nhiệm, quan hệ tài sản cũng được xem xét trên cơ sở quan hệ

đặc thù này mà không thế tách biệt. Do bị chi phối bởi yếu tố tình cảm giữa
các bên đương sự nên khi giải quyết được những mâu thuẫn về tình cảm, về
nhân thân thì việc giải quyết các quyền về tài sản cũng trớ nên đơn giản hơn,

thậm chí khơng cịn tồn tại mâu thuẫn. Việc giãi quyết những mâu thuẫn này
cũng phải trên cơ sở trình tự, thủ tục luật định. Tòa án cấp sơ thấm có trách

nhiệm tiến hành hịa giải, tạo điều kiện để các bên đương sự thỏa thuận được


với nhau về hướng giải quyết các vụ việc HNGĐ theo quy định của pháp luật

và trên cơ sở yếu tố đặc thù về tình cảm giữa các bên đương sự. Có thể nói,
khả năng hòa giải thành phụ thuộc rất nhiều từ việc tác động một cách khéo
léo, đúng mức tới yếu tố tình cảm, sự gắn bó với nhau sâu đậm trong cuộc

sống giữa các bên đương sự là thành viên gia đình.
ỉ.1.2.4. Tịa án cấp sơ thâm chủ động hịa giải vụ, việc HNGĐ
Đặc trung này thể hiện rõ vai trò của Tòa án trong hòa giải vụ, việc
HNGĐ. Hòa giải vụ, việc HNGĐ tại Tòa án cấp sơ thẩm là hòa giải trong tố

tụng với sự hiện diện của Thấm phán chủ trì phiên hịa giải (trước khi mờ
phiên tịa) hoặc Hội đồng xét xử (tại phiên tòa). Tuy Thẩm phán hay Hội đồng

xét xử không đại diện cho bất cứ lợi ích của các bên đương sự nào nhưng Tịa
án là cơ quan xét xừ có trách nhiệm tiến hành hịa giải. Do vậy, Tịa án có vị
trí đặc biệt quan trọng trong q trình hịa giải. Tịa án có trách nhiệm tạo điều

kiện đề các bên đương sự thỏa thuận với nhau, giúp các bên hiểu rõ quyền và

nghĩa vụ của mình, giúp các bên nhận thức rõ ràng về nội dung quan hệ pháp
19


luật đang tranh châp và đưa ra những phương án kèm theo những điêu kiện,

hậu quả pháp lý của việc hịa giải thành và hịa giải khơng thành. Qua đó, các
bên đương sự có sự lựa chọn phương án phù hợp. Tuy nhiên, phải thấy rõ

trách nhiệm của Tòa án là chủ động bố trí thời gian, địa điểm cũng như các

nội dung hòa giải, đồng thời giám sát việc thực hiện quyền tự định đoạt của
đương sự trong việc thỏa thuận của các đương sự, nhằm đảm bào tiến hành

hòa giải theo đúng các quy định của pháp luật.

Tòa án đưa ra những nội dung mang tính định hướng nhưng đồng thời
phải tôn trọng quyền tự định đoạt cùa các đương sự. Với tư cách là cơ quan

xét xử, Tòa án chủ động sấp xếp phiên hòa giải, giải thích rõ quyền và nghĩa
vụ của các đương sự. Từ đó, các bên đưa ra quyết định nhưng trên cơ sở tính

chủ động cùa Tịa án dẫn dắt đương sự đi theo đủng quy định cùa pháp luật.

Tịa án có quyền khơng cơng nhận kết quả hịa giải thành mặc dù được các
bên nhất trí nếu đó là thỏa thuận trái pháp luật, trái đạo đức xã hội hoặc xâm
phạm quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác.

Như vậy, Tịa án có vai trị quan trọng đối với các bên đương sự tham
gia phiên hòa giải vụ, việc HNGĐ, “vừa là chủ thể đứng ra tổ chức, vừa là
chủ thể bảo đảm tính pháp lý cho hoạt động hòa giãi” [8, tr.15].

Riêng đối với các vụ, việc HNGĐ, Tịa án thực hiện việc hịa giải với
mục đích hướng các bên đương sự đi đến quyết định đoàn tụ hoặc cùng nhau

đưa ra một phương án khả thi và không tranh chấp. Những mâu thuần và hiếu
lầm sẽ được tháo gỡ dựa trên kỳ năng hòa giải của thẩm phán. Hầu hết các
đương sự khơng tìm được tiếng nói chung, nhưng được phân tích về quyền và

nghĩa vụ cũng như tiếp cận những thơng tin hai chiều nên nhìn nhận lại, định
hướng được lựa chọn của minh và đồng ý thỏa thuận, đàm phán với đối


phương.
Việc hòa giài các vụ, việc HNGĐ khác với các vụ, việc dân sự ở chồ

các vụ việc HNGĐ thường gắn liền với yếu tố nhân thân, tình cảm là quan hệ
thân thích giữa các đương sự. Trước khi áp dụng pháp luật, nếu thỏa thuận

20


được mọi vân đê dựa trên u tơ tình cảm sẽ đi đên một kêt quả có ý nghĩa
hơn, hàn gắn được các mối quan hệ, tránh xảy ra mâu thuẫn chồng mâu thuẫn,
đặc biệt là đồn tụ hịa giải thành tronng việc ly hôn sẽ tránh được tan vỡ gia

đình, các con phải ly tán, khơng được sống cùng cha mẹ...Sự chủ động tiến
hành hòa giải của Tòa án đối với các vụ việc li hơn có ý nghĩa quan trọng

trong việc hàn gắn, đoàn tụ quan hệ vợ chồng. Bởi vì khi có mâu thuẫn xày ra,

giữa hai vợ chồng thường tự ái, sĩ diện, không ai chịu nhún nhường trước nên

khi Tòa án chủ động hòa giải, các bên sẽ có cơ hội để nhìn lại mình, có cách

ứng xử hài hịa vì lợi ích chung của gia đình, nên tăng khả năng đồn tụ.

7.1.2.5. Kết quả hòa giải thành vụ, việc HNGĐ của Tòa án cấp sơ thấm
có hiệu lực pháp lý
Đổi với các hình thức hịa giãi ngồi tố tụng như hịa giải ở cơ sở, hịa
giải tranh chấp lao động tại cơng đồn, kết quả hịa giải thành có thể được các


bên tn thủ thực hiện nhưng cũng có thể sau đó lại vi phạm các thỏa thuận đã

cam kết mà khơng có bất cứ biện pháp bảo đảm nào buộc các bên phải chấp

hành. Đối với hòa giải tại Tòa án cấp sơ thẩm, kết quả hịa giải thành vụ, việc

HNGĐ có hiệu lực pháp lý ngay.

Kết quả hòa giải thành vụ, việc HNGĐ thể hiện bằng quyết định cơng
nhận hịa giải đồn tụ thành (trong trường hợp Tịa án hịa giải đồn tụ thành)

hay quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự (trong trường hợp
các bên thống nhất được việc giải quyết vụ án HNGĐ). Trường hợp tại buối
hòa giải, các đương sự quyết định đoàn tụ, cho nhau cơ hội thì Tịa án sẽ ra

quyết đinh cơng nhận hịa giải đồn tụ thành. Hiện nay, hầu hết các đương sự
rút đơn đề nghị ly hơn tại buổi hịa giải thì Tịa án sẽ ra quyết định đình chỉ
vụ, việc HNGĐ đó. Trong trường hợp các đương sự thỏa thuận được tất cả

các vấn đề (quan hệ hôn nhân, con chung, tài sản và án phí) thì Tịa án sẽ ra

quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự, ghi nhận tồn bộ thỏa
thuận tại buổi hịa giải của hai đương sự. “Các quyết định này có hiệu lực
pháp luật ngay và có tính chất bắt buộc thi hành đối với các bên đương sự và

21


×