Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Khi bạn là người... ra đi pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.92 KB, 3 trang )

Khi bạn là người ra đi
Tài ngoại giao khéo léo không chỉ là chìa khóa thành công trong các mối
quan hệ cá nhân và công việc mà còn đặc biệt quan trọng ngay cả khi
bạn chuẩn bị rời bỏ công việc mình đang làm. Trái đất tròn hơn chúng
ta tưởng, biết đâu trong tương lai bạn sẽ cần đến những quan hệ với sếp
hay đồng nghiệp cũ; do đó dù có “dứt áo” ra đi, bạn cũng đừng để lại ấn
tượng xấu và phá hỏng những quan hệ này. Sau đây là một số đều nên
và không nên làm vào những ngày cuối:
1. Hãy thể hiện sự chuyên nghiệp và nhã nhặn khi thông báo ý định rời
khỏi công ty, trước tiên là cho sếp trực tiếp giám sát bạn, rồi sau đó đến các
đồng nghiệp và nhân viên các bộ phận khác.

Không nên thông báo vào phút chót mà nên thông báo trước đó từ 2-4 tuần
để sếp có đủ thời gian sắp xếp, tìm người thay thế vị trí của bạn. Hãy sắp
xếp thời gian với công ty cũ và công ty mới để chuyển giao công việc thuận
lợi cho cả hai bên.

2. Hãy viết một lá thư từ chức chuyên nghiệp, trong đó không cần giải
thích dài dòng, chỉ cần ngắn gọn, chân thành cho biết bạn rời bỏ vị trí hiện
thời để tìm kiếm, theo đuổi những cơ hội và mong muốn khác.

Không nên nói xấu công ty. Khi biết bạn ra đi, nhiều người vốn không hài
lòng với công ty sẽ xúm lại hỏi han và bày tỏ thái độ bất mãn cùng với bạn.
Đừng nên tham gia vào những cuộc nói chuyện như thế nếu bạn muốn ra đi
và mang theo những ấn tượng tốt.

3. Hãy làm việc đến phút chót, đừng để mọi chuyện dở dang bằng cách
lên danh sách những dự án phải hoàn thành trước khi ra đi. Luôn tích cực,
đóng góp cho công việc chung, nỗ lực tối đa để lưu lại ấn tượng tốt đẹp
trong mắt sếp và đồng nghiệp cũ.


Không nên để bàn làm việc bừa bộn. Nên dành một ngày để sắp xếp các vật
dụng, tài liệu lại cho người kế nhiệm. Ngay cả những vật dụng nhỏ bạn tự
tay mua như kẹp giấy, bút cũng nên để lại như quà tặng.
4. Dành thời gian hướng dẫn trực tiếp hay qua điện thoại về công việc
cho người thay thế vị trí của bạn nếu có thể.

Không nên gửi email khoe khoang hay kể lể với đồng nghiệp. Chỉ cần thông
báo ngắn gọn và để lại thông tin liên lạc khi cần.

5. Hãy dùng thời gian trò chuyện khôn ngoan với sếp và đồng nghiệp.
Nếu trước đây bạn chưa từng trao đổi những suy nghĩ, bận tâm về các đồng
sự thì đây là thời điểm nên chia sẻ một cách chân thành.

Không nên tranh cãi, mỉa mai hay tìm cơ hội trút bỏ những bực tức từ trước
đến giờ với sếp và đồng nghiệp dù có thể ai đó nói gì khiến bạn phiền lòng
Trong trường hợp này, việc ở lại là hoàn toàn không nên. Vì tiếp tục làm
việc trong một môi trường làc việc không vui vẻ sẽ khiến bạn bị ảnh hưởng
rất lớn cả về vật chất lẫn tinh thần. Và nếu bạn ở lại để chịu đựng những
điều đó để đổi lại một khoản tiền nào đó thì mọi người sẽ đánh giá thế nào
về bạn?

×