Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Những điều cần biết về bệnh viêm cổ tử cung lộ tuyến docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.56 KB, 5 trang )




Những điều cần biết về
bệnh viêm cổ tử cung lộ
tuyến
Viêm lộ tuyến cổ tử cung là một trong những viêm nhiễm phụ khoa
thường gặp nhất ở nữ giới, bệnh có liên quan nhiều đến các bệnh viêm
nhiễm thông thường.

Ở điều kiện sinh lý bình thường, trước tuổi dậy thì, mặt ngoài cổ tử cung
được che phủ bởi lớp tế bào biểu mô lát, trong lòng cổ tử cung được phủ bởi
biểu mô tuyến. Đến sau dậy thì, lớp biểu mô trụ bị đẩy ra ngoài và nằm một
phần ở mặt ngoài cổ tử cung, đối diện với âm đạo và mô ống tuyến cổ tử
cung nằm quanh lỗ ngoài cổ tử cung.Trong đó, khi các tổn thương ở cổ tử
cung do các tế bào tuyến nằm trong ống cổ tử cung, xâm lấn mặt ngoài của
cổ tử cung; và gây tiết dịch dẫn đến viêm nhiễm, các biểu hiện này gọi là
viêm cổ tử cung lộ tuyến.

Về nguyên nhân, hiện tại vẫn chưa biết rõ, nhưng các nhà khoa học thấy
bệnh có liên quan nhiều đến nữ giới đang ở thời kỳ sinh nở, trong thời gian
buồng trứng hoạt động mạnh; liên quan nhiều đến các bệnh viêm nhiễm
thông thường, từ các vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu, gardnerella vaginalis,
trichomonas, nấm candida ablicans, virút herpes… Ngoài ra, viêm lộ tuyến
cổ tử cung có thể do nhiều nguyên nhân khác, như lộ tuyến bẩm sinh ở các
em bé gái, mới sinh do mẹ dùng nhiều estrogen lúc mang thai; do cơ thể bị
cường estrogen hoặc có sự thay đổi pH âm đạo làm cho các mô tuyến ở lòng
cổ tử cung phát triển; do biểu mô lát tầng bị bị tổn thương sau sảy thai, sau
sinh, sau nạo thai và các thủ thuật ở cổ tử cung.



Ảnh minh họa

Về triệu chứng, thường ít biểu hiện triệu chứng gì đặc biệt, ngoài các khí hư
do các tác nhân gây viêm âm đạo như do nhiễm vi nấm hạt men (candida
albicans); huyết trắng có màu trắng đục, dính từng mảng, có lúc có mùi hôi;
khí hư do nhiễm trichomonas vaginalis, có màu vàng xanh, loãng, có bọt,
với số lượng nhiều; khí hư do tạp trùng, thường liên quan đến gardnerella
vaginalis, vi khuẩn yếm khí, mycoplasma… có màu vàng hoặc xám, loãng,
tráng đều thành âm đạo, có mùi hôi. Trường hợp viêm lộ tuyến nặng, có thể
xuất huyết nhẹ sau giao hợp. Từ những triệu chứng không gì đặc biệt để
người bệnh phát hiện, nên viêm lộ tuyến cổ tử cung, được phát hiện bởi thầy
thuốc, khi quan sát bằng mắt thường sẽ thấy phần lộ tuyến đỏ, sần sùi, nếu
kiểm tra bằng máy nội soi cổ tử cung sẽ thấy lớp biểu mô lộ ra ở lỗ trong cổ
tử cung, nhưng đã lan ra ngoài che phủ một phần cổ tử cung, ở dưới là lớp
đệm có nhiều mạch máu tạo ra hình ảnh một tổn thương có màu đỏ và sần
sùi giống như mô hạt.

Mức độ viêm lộ tuyến nặng hay nhẹ được đánh giá thông qua sự tổn thương
của tế bào ở mức độ nông hay sâu. Lộ tuyến nông là vùng tổn thương có thể
xuất hiện trên diện rộng nhưng lớp tế bào liên kết ở bề mặt chưa hết hẳn. Lộ
tuyến sâu là khi các lớp tế bào đã mất hết, lớp đệm phía dưới lộ hẳn lên bề
mặt. Để đánh giá chính xác mức độ tổn thương, cần phải khám và làm xét
nghiệm tế bào.

Về điều trị, thông thường, các bác sĩ chỉ định thuốc chống viêm tại chỗ để lộ
tuyến hết viêm, đôi khi kết hợp cả thuốc uống nếu lộ tuyến do viêm nhiễm
nặng hoặc nhiễm các tác nhân lây qua đường tình dục. Sau khi điều trị hết
viêm, các biện pháp như đốt điện, đông lạnh, laser CO2 sẽ được áp dụng để
diệt lộ tuyến, trước khi đốt, các bác sĩ cũng sẽ soi cổ tử cung hoặc làm phết
tế bào âm đạo để loại trừ ung thư cổ cung


Viêm lộ tuyến cổ tử cung là một trong những viêm nhiễm phụ khoa thường
gặp nhất ở nữ giới. Bệnh có liên quan nhiều đến các bệnh viêm nhiễm thông
thường, đặc biệt trong trường hợp bị nhiễm Human papilloma virút, còn gọi
là mào gà sinh dục, thì có nguy cơ biến đổi nghịch sản, trở thành các sang
thương tiền xâm lấn và ung thư cổ tử cung; cho nên tránh để bị viêm nhiễm
ở vùng âm đạo kéo dài, cần điều trị tích cực, dứt điểm cho bệnh khỏi hoàn
toàn.

×