Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Những điều cần biết về bệnh thấp tim pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.6 KB, 5 trang )

Những điều cần biết về
bệnh thấp tim

Thấp tim là bệnh viêm của mô liên kết, xảy ra sau viêm họng do liên cầu bê
ta tan huyết nhóm A, gây tổn thương ở nhiều cơ quan, chủ yếu là tim, khớp, hệ
thần kinh, da và mô dưới da trong đó tổn thương nguy hiểm nhất là ở tim.
Bệnh khởi phát là viêm họng đỏ cấp tính do liên cầu bê ta nhóm A: niêm
mạc thành sau họng, amidan xung huyết, đỏ rực, có thể có những chấm trắng.
Bệnh nhân sốt cao, dao động, da xanh, mệt mỏi, nổi hạch góc hàm Các biểu hiện
thấp tim xuất hiện sau 2 - 4 tuần nhiễm liên cầu.

Biểu hiện ở khớp:

Rất hay xảy ra vì vậy nên hay có câu “khớp đớp tim”! Hay bị ở các khớp cổ
tay, cổ chân, gối, khuỷu. Có thể chỉ đau khớp; hoặc đầy đủ triệu chứng sưng,
nóng, đỏ, đau. Triệu chứng ở khớp có tính chất di chuyển từ khớp này sang khớp
khác, sau 5 đến 7 ngày sẽ hết triệu chứng dù điều trị hay không.

Biều hiện ở tim:

viêm tim, là biểu hiện nặng, nguy hiểm nhất vì để lại di chứng van tim rất
nặng nề. Triệu chứng: có thể chỉ có nhịp nhanh hoặc có triệu chứng viêm tim như
tiếng thổi tâm thu, cọ màng tim, ngựa phi

Biểu hiện thần kinh:

là biểu hiện muộn của thấp tim. Xuất hiện nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau
nhiễm liên cầu bê ta nhóm A. Thường gặp ở trẻ gái, đó là các vận động nhanh,
không tự chủ, không định hướng, không mục đích, tăng lên khi xúc động, mất đi
khi ngủ.


Biểu hiện ở da:

hiếm gặp. Có thể có các hạt Meynet là những hạt cứng, đường kính từ 0,5 -
2 cm dưới da, không dính vào da mà dính vào nền xương, vị trí thường gặp ở đầu
gối, ấn không đau. Hoặc có các ban vòng đỏ là các ban màu hồng hay vàng nhạt,
đường kính 1 - 3 cm, hình tròn, có bờ viền cao hơn mặt da, vị trí thường ở thân
mình, gốc chi, không bao giờ ở mặt, không ngứa. Các hạt Meynet và ban vòng đỏ
tồn tại một vài ngày hoặc một vài tuần rồi biến mất không để lại di chứng.

Để chẩn đoán bệnh cần làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng:

Công thức máu, tốc độ lắng máu,
Ngoáy họng tìm liên cầu, hiệu giá kháng thể,
Điện tâm đồ, Xquang lồng ngực,
Siêu âm tim.

Điều trị bệnh:


Tốt nhất là điều trị ngay từ giai đoạn viêm họng do liên cầu, được gọi là
phòng thấp cấp 1. Quan trọng nhất là loại bỏ nhiễm liên cầu bằng các thuốc kháng
sinh: Benzathyl penicilline G: 600.000 đơn vị, tiêm bắp sâu 1 lần duy nhất cho
bệnh nhân < 27 kg hoặc 1,2 triệu đơn vị cho BN > 27 kg. Nếu bệnh nhân dị ứng
với penicilline thì dùng erythromycine: 40 mg/ kg/ ngày trong 10 ngày liên
tục.

Đối với các trường hợp có thấp tim với các biểu hiện ở khớp, tim, thần
kinh, da cần phải nhập viện điều trị trong giai đoạn cấp và điều trị phòng thấp cấp
2 để tránh tái phát.


Chủ yếu là tiêm Benzathyl penicilline G: dưới 6 tuổi (<27 kg): 600.000
đơn vị/ 1lần/ 4 tuần; trên 6 tuổi (>27kg): 1.200.000 đơn vị/ 1 lần/ 4 tuần. Có thể
dùng penicilline viên 200.000 đơn vị x 2 viên/ ngày, uống hàng ngày.

Hoặc erythromycine 0.25g X 4 viên/ngày, uống hàng ngày (khi dị ứng với
penicilline).

×