Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

5 biện pháp cải thiện khả năng cạnh tranh cho nhà cung cấp pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.92 KB, 3 trang )

5 biện pháp cải thiện khả năng cạnh tranh cho
nhà cung cấp
Chiến lược 1: Tạo sự khác biệt cho bản thân
Nếu công ty bạn cung cấp một sản phẩm hay dịch vụ thiết yếu mà không công ty
nào khác có cung cấp thì bạn đã có lợi thế cạnh tranh rất lớn.
Để tạo ra sự khác biệt đó, bạn cần định vị “cá tính” của sản phẩm cẩn thận, dành
thời gian để nghiên cứu sở thích khách hàng, khám phá thị trường “ngách” để xây
dựng sản phẩm và dịch vụ độc đáo.
Trong trường hợp bạn không tìm được ý tưởng nào tốt, hãy tập trung vào chất
lượng sản phẩm và dịch vụ.
Chiến lược 2: Cung cấp những chuyên gia
Nếu công ty của bạn có thể cung cấp các chuyên gia hỗ trợ khách hàng, bạn sẽ
nhận được nhiều ưu ái hơn.
Chuyên gia không phải là nhân viên bộ phận dịch vụ khách hàng mà là người cung
cấp những thông tin đáng giá giúp khách hàng giải quyết những khó khăn mà họ
đang đối mặt.
Những lời khuyên giúp sử dụng sản phẩm dịch vụ hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất,
giải quyết vấn đề nhanh chóng nhất luôn được khách hàng đề cao.
Chiến lược 3: Đưa ra chi phí thay thế cao
Trái ngược với quan niệm phổ biến: Khách hàng chi nhiều tiền là khách hàng tốt.
Sự thật không hẳn như vậy. Các công ty lớn có một thói quen thuê các công ty nhỏ
hơn cung cấp nguyên phụ liệu, bao bì…
Bằng cách này, họ có thể chống lại đối thủ cạnh tranh bằng cách đẩy giá xuống.
Họ không quan tâm các nhà cung cấp có kiếm được lời từ thỏa thuận này hay
không và nhiều công ty sẵn sàng chuyển sang nhà cung cấp khác rẻ hơn.
Mất đi những khách hàng lớn vào tay đối thủ là nỗi lo của không ít các nhà cung
cấp. Để hạn chế, bạn cần có một “hàng rào bảo vệ” và đó chính là chi phí thay thế
mà các khách hàng phải trả khi họ muốn từ bỏ bạn để tìm một nhà cung cấp khác.
Ngoài điều kiện hợp đồng, bạn cần tư vấn và cho khách hàng thấy rõ những lợi ích
của họ khi cộng tác với bạn.
Chiến lược 4: Hiểu khách hàng


Không còn gì tốt hơn là bạn có thể tham gia vào các hoạt động bên trong công ty
khách hàng và trở thành một phần trong kế hoạch chiến lược của họ. Với khách
hàng, bạn phải là một nhà tư vấn nhiều kinh nghiệm chứ không đơn thuần là một
nhà cung cấp.
Ví dụ, công ty IBM đôi khi chỉ định một nhân viên với vai trò nhà tư vấn nội bộ
cho các công ty thuộc nhóm Fortune 100. Ngoài việc là một đại diện bán hàng,
nhân viên đó còn làm việc như một nhân viên IT độc lập xử lý bất kỳ vấn đề xảy
ra với các dịch vụ của IBM.
Chiến lược 5: Tạo ra sự tín nhiệm ngược
Điều này khá khó khăn, vì thường các công ty nhỏ hơn thường sử dụng uy tín của
các công ty lớn để “bảo chứng” cho mình. Chúng ta thường thấy các công ty làm
dịch vụ, các công ty tư vấn liệt kê tên tuổi những công ty lớn trong danh sách
khách hàng để đảm bảo uy tín cho mình.
Tuy nhiên, với những “ông lớn” muốn tấn công vào những thị trường mới mà các
công ty nhỏ đã có thị phần và uy tín thì đây là lúc đảo ngược tình thế. Hãy cho họ
thấy giá trị của bạn.

×