Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đánh giá sản phẩm nhượng quyền pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.53 KB, 3 trang )

Đánh giá sản phẩm nhượng quyền
Kỹ năng cần thiết nhất khi mua nhượng quyền là biết cách đánh giá mức độ
thành công của sản phẩm và cần tránh xa những sản phẩm nhượng quyền
nào.

Thành công cũng có bí quyết, mà thất bại cũng để lại kinh nghiệm. Nắm rõ
lý thuyết cơ bản để thực hành trôi chảy và đỡ tốn thời gian. Bài viết này liệt
kê 5 cách đơn giản để kiểm tra độ nguy hiểm của một sản phẩm nhượng
quyền.

1. Đếm số lượng sản phẩm. Đây là cách đơn giản nhất. Tìm xem sản phẩm
nhượng quyền bạn sắp mua có mặt trên thị trường đang diễn biến thế nào?
Đang đứng yên, tiến triển, tăng hay giảm? Nếu số lượng sản phẩm nhượng
quyền giảm, dù bất cứ lý do nào, thì cũng là đèn đỏ cảnh báo nguy hiểm
đừng nên “rớ” vào. Đừng dại đi mua về thứ người khác đang thải ra.
2. Kinh nghiệm kiện tụng, tranh chấp. Kiểm tra xem trong vài năm trở lại
đây, có kiện tụng gì giữa bên bán và bên mua sản phẩm nhượng quyền. Kiện
tụng thường xảy ra khi bên mua không thành công như mong đợi nên trút
giận lên bên bán. Nếu có những vụ kiện lớn, hoặc nhiều vụ kiện liên tục, thì
dù bất cứ lý do nào, đừng đụng đến sản phẩm nhượng quyền này.
3. Tình trạng tài chính của bên bán sản phẩm nhượng quyền. Công ty
bán nhượng quyền có nghĩa vụ công khai những số liệu tài chính của mình
trong ba năm gần nhất. Có hai điều bạn cần lưu ý khi xem báo cáo tài chính
đó.
Một, tình trạng tài chính có ổn định và đủ để sống sót cho chặn đua dài trước
mắt? Tìm chỉ số cho thấy doanh nghiệp đang làm ăn phát đạt, có lãi, lưu
thông tiền tích cực, vốn dự trữ
mạnh.
Hai, kiểm tra khoản thu của
doanh nghiệp bán nhượng quyền
vì hầu hết khoản thu của họ đến


từ các doanh nghiệp mua nhượng
quyền. Bảo đảm né xa trường hợp
bên mua chật vật nên khó thanh
toán cho bên bán.
4. Tình hình bán hàng của các
tiệm mua nhượng quyền.Trong
hệ thống nhượng quyền thì cả bên
bán và bên mua đều tìm cách để
tăng sức tiêu thụ của khách hàng, tăng đầu ra.
Nếu cả hai phía đều nỗ lực rồi mà đầu ra không tăng nhiều, thì có thể suy ra
là doanh nghiệp phản ứng kém trước những biến động thị trường, hoặc chiến
lược kinh doanh chưa đủ chuẩn. Chỉ với tiêu chí này mà loại doanh nghiệp
nào đó ra khỏi danh sách đối tác mua sản phẩm nhượng quyền thì quá thẳng
tay. Vậy nên, hãy tìm hiểu kỹ trước khi giao dịch.

Công ty bán nhượng quyền có nghĩa
vụ công khai những số liệu tài chính
của mình trong ba năm gần nhất.
5. Gọi điện đến những tiệm mua nhượng quyền. Cách tốt nhất để điều tra
hoạt động nhượng quyền là gọi điện đột xuất hoặc ghé thăm những đơn vị
mua sản phẩm nhượng quyền.
Bạn có thể hỏi thẳng người mua nhượng quyền cảm nhận về doanh nghiệp,
tình hình kinh doanh vài năm trở lại đây. Nếu cho trở lại quyết định lần nữa
thì họ có mua sản phẩm nhượng quyền này không?

×