GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
T
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
1
Nghề sản xuất giống tôm sú trong những năm qua đã cung cấp con
giống, góp phần phát triển nghề nuôi tôm xuất khẩu của Việt Nam. Thành quả
đạt được của nghề sản xuất giống tôm sú là rất lớn nhưng nâng cao chất lượng
đàn giống là vấn đề cần thiết và cấp bách, đòi hỏi người sản xuất giống tôm cần
có những hiểu biết và tuân thủ qui trình sản xuất giống tôm sú.
Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề “Sản xuất giống
tôm sú” trình độ sơ cấp là một trong những hoạt động triển khai Đề án “Đào tạo
nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” để đào tạo trình độ sơ cấp và dạy
nghề dưới 3 tháng cho người làm nghề sản xuất giống tôm sú và bà con lao
động vùng có khả năng sản xuất giống tôm sú, giảm bớt rủi ro, hướng tới hoạt
động sản xuất giống tôm sú phát triển bền vững.
Được tạo điều kiện về nguồn lực và phương pháp làm việc từ Vụ Tổ chức
cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và lãnh đạo Trường Trung học
thủy sản; chúng tôi đã tiến hành biên soạn giáo trình mô đun “Chuẩn bị sản
xuất giống” dùng cho học viên. Giáo trình đã được phản biện, nghiệm thu của
hội đồng nghiệm thu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập.
Chương trình dạy nghề “Sản xuất giống tôm sú” trình độ sơ cấp gồm các mô
đun:
MĐ01. Xây dựng trại sản xuất giống Thời gian đào tạo 64 giờ
MĐ02. Chuẩn bị sản xuất giống Thời gian đào tạo 60 giờ
MĐ03. Nuôi vỗ tôm bố mẹ thành thục Thời gian đào tạo 64 giờ
MĐ04. Cho tôm đẻ Thời gian đào tạo 48 giờ
MĐ05. Ương nuôi ấu trùng Thời gian đào tạo 68 giờ
MĐ06. Phòng trị bệnh ấu trùng tôm Thời gian đào tạo 80 giờ
MĐ07. Thu hoạch và tiêu thụ tôm sú giống Thời gian đào tạo 80 giờ
Giáo trình “Chuẩn bị sản xuất giống” cung cấp cho học viên những kiến
thức cơ bản chuẩn bị cho một mùa vụ sản xuất mới như việc vệ sinh dụng cụ,
trang thiết bị, cấp nước vào bể lắng và xử lý nước thải của trại sản xuất giống;
có giá trị hướng dẫn học viên học tập và có thể tham khảo để vận dụng trong
thực tế sản xuất hoặc điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế
của địa phương.
Giáo trình Chuẩn bị sản xuất giốngđược biên soạn dựa trên chương
trình chi tiết mô đun chuẩn bị sản xuất giống tôm sú, giới thiệu về kiến thức và
kỹ năng cho các công đoạn chuẩn bị trang thiết bị cho trại sản xuất giống tôm
sú. Nội dung giáo trình gồm 4 bài:
Bài 1: Tìm hiểu tập tính sinh sản của tôm sú
2
Bài 2: Vệ sinh trại sản xuất giống
Bài 3: Lấy nước vào bể lắng
Bài 4: Xử lý nước
Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo nhiều tài liệu, đi thực
tế tìm hiểu và được sự giúp đỡ, tham gia hợp tác của các chuyên gia, các đồng
nghiệp tại các đơn vị. Tuy nhiên cũng không tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong được sự đóng góp ý kiến bổ sung của đồng nghiệp, người sản xuất giống
tôm cũng như bạn đọc để giáo trình này được hoàn chỉnh hơn trong lần tái bản
sau.
Nhóm xây dựng chương trình và biên soạn giáo trình trân trọng cảm ơn
Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Dạy
nghề, các Viện, Trường, cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật, thầy
cô giáo đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để giáo trình này được hoàn thành.
Tuy nhiên, giáo trình cũng không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất
mong nhận được ý kiến đóng góp bổ sung để giáo trình được hoàn thiện hơn.
Tham gia biên soạn:
1. Chủ biên: Lê Hải Sơn
2. Lê Tiến Dũng
3
TRANG
LỜI GIỚI THIỆU 1
MỤC LỤC 3
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, TỪ VIẾT TẮT 5
MÔ ĐUN: CHUẨN BỊ SẢN XUẤT GIỐNG 6
BÀI 1. TÌM HIỂU TẬP TÍNH SINH SẢN CỦA TÔM SÚ 7
1. Tìm hiểu tập tính sinh sản của tôm sú 7
1.1. Giao vĩ 7
1.2. Đẻ trứng 8
2. Các giai đoạn phát triển của ấu trùng tôm sú 9
2.1. Nauplius 9
2.2. Zoea 11
2.3. Mysis 12
2.4. Hậu ấu trùng (Post Larvae) 14
Bài 2: VỆ SINH TRẠI SẢN XUẤT GIỐNG 15
1. Xác định mùa vụ và thời gian ương nuôi 15
2. Vệ sinh nhà xưởng 17
3. Vệ sinh bể ương, nuôi 17
4. Vệ sinh hệ thống lắng, lọc 19
5. Vệ sinh dụng cụ 19
Bài 3: LẤY NƯỚC VÀO BỂ LẮNG 23
1. Kiểm tra nguồn nước trước khi lấy 23
1.1. Tiêu chuẩn nguồn nước 23
1.2. Đo độ mặn 24
1.3. Đo pH 29
1.4. Đo Oxy hòa tan (DO) 36
1.5. Đo độ kiềm 41
1.6. Đo hàm lượng NH
3
44
1.7. Đo nhiệt độ nước 46
1.8. Đo độ trong 47
4
2. Xác định thời điểm lấy nước 48
2.1. Kiểm tra các nguồn gây ô nhiễm 49
2.2. Tìm hiểu chế độ thủy văn 49
2.3. Xác định điều kiện thời tiết 50
3. Cấp nước 50
BÀI 4: XỬ LÝ NƯỚC 56
1. Qui trình xử lý nước 56
2. Thực hiện xử lý nước theo phương pháp truyền thống 58
2.1. Xử lý nước mặn 58
2.2. Xử lý nước ngọt 58
2.3. Xử lý bằng thuốc tím và Chlorine 58
2.4. Khử Clo dư 63
2.5. Lọc cơ học và xử lý EDTA 68
3. Xử lý nước bằng dung dịch Anolyte 68
4. Kiểm tra chất lượng nước sau khi xử lý 69
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 73
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM 80
HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 80
5
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, TỪ VIẾT TẮT
Bể Composite Là loại bể được tổng hợp từ hai hay nhiều vật liệu khác nhau
tạo nên
EDTA Hóa chất dùng để cô lập các ion kim loại, làm cho các ion
này không tác dụng được với các hợp chất khác. EDTA còn
dùng cho các trường hợp bị nhiễm độc chì, thủy ngân ở
người; cô lập canxi, magiê trong nước cứng, tránh để chúng
kết hợp với các thành phần trong bột giặt tạo thành những
cặn bẩn không tan bám dính vào quần áo
TCVN Tiêu Chuẩn Việt Nam: do Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt
Nam (thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng) và
các Bộ, Ngành tổ chức xây dựng, Bộ Khoa học và Công
nghệ công bố.
6
MÔ ĐUN: CHUẨN BỊ SẢN XUẤT GIỐNG
02
Mô đun 02 “Chuẩn bị sản xuất giống” có thời gian học tập 60 giờ, trong
đó có 14 giờ lý thuyết, 38 giờ thực hành, 06 giờ kiểm tra định kỳ và 02 giờ
kiểm tra kết thúc mô đun. Mô đun này mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ
năng thực hành trong việc chuẩn bị các nguyên vật liệu, trang thiết bị cần thiết
trước khi tiến hành vào một mùa vụ sản xuất giống mới; nội dung mô đun trình
bày cách vệ sinh trại sản xuất giống, thực hiện việc cấp nước vào bể lắng đúng
qui trình kỹ thuật và xử lý nước trước khi đưa vào sản xuất đạt yêu cầu. Đồng
thời mô đun cũng trình bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho từng bài dạy
và bài kiểm tra khi kết thúc mô đun.
Học xong mô đun này, học viên có được những kiến thức cơ bản và kỹ
năng thực hành các bước công việc vệ sinh trại, cấp và quản lý nguồn nước
theo đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, hiệu quả và an toàn.
7
M SÚ
-01
- Hiểu được tập tính sinh sản của tôm sú
1.
Quá trình sinh sản của tôm sú theo trình tự lột xác → giao vĩ → trứng chín
→ đẻ.
1.1. Giao vĩ
- Giao vĩ là hoạt động kết cặp giữa tôm đực với tôm cái để chuyển tinh
nang từ tôm đực vào thelycum (túi chứa tinh) của tôm cái nhờ petasma.
- Tôm cái giao vĩ khi vừa lột xác xong, vỏ và nắp túi chứa tinh còn mềm
để tinh nang được đưa qua khe giữa 2 nắp vào trong túi chứa tinh.
- Tôm cái giữ tinh nang trong túi chứa tinh hàng tuần lễ hoặc lâu hơn chờ
đến khi trứng chín được đẻ ra để thụ tinh.
- Tinh nang được dùng trong các lần đẻ cho đến khi tôm cái lột xác.
- Hoạt động giao vĩ bắt đầu khi
một hoặc nhiều tôm đực phát hiện ra
tôm cái vừa lột xác.
- Chúng đuổi theo con cái từ
phía sau, dùng râu và chủy đẩy nhẹ
dưới đuôi tôm cái.
Hình 2.1.1. Tôm đực đuổi theo tôm cái
8
- Khi con cái bơi lên phía trên,
một con đực bơi theo và tiến đến
phía dưới tôm cái, ngửa bụng lên và
ôm lấy tôm cái.
- Tôm đực xoay thẳng góc, uốn
cong thân nó quanh tôm cái và
chuyển tinh nang vào túi chứa tinh
của tôm cái.
Hình 2.1.2. Các giai đoạn giao vĩ tôm
1.2. Đẻ trứng
- Tôm bơi trên mặt nước, thân
nghiêng và trứng được phóng ra
ngoài từ lỗ thoát trứng ở gốc chân
ngực 3 cùng lúc tinh trùng được
phóng ra từ túi chứa tinh.
- Các đôi chân bụng của tôm
cử động mạnh để phân tán trứng
đều vào nước và tinh trùng dễ tiếp
xúc với trứng để thụ tinh.
Hình 2.1.3. Tôm sú cái đang đẻ
9
- Tôm mẹ yếu hoặc bị sốc do tiếng động hay ánh sáng mạnh, gặp vật lạ đột
ngột sẽ không bơi trên mặt nước mà đẻ dưới đáy, trứng không phân tán được và
bị dính vào nhau (vón) hoặc không đẻ.
- Tôm sú thường đẻ trứng từ khoảng 22-2 giờ. Ở 28-29
o
C, sau 13-15 giờ
thì trứng nở.
- Số lượng trứng đẻ của tôm phụ thuộc vào chất lượng buồng trứng và
trọng lượng cá thể. Tôm cái thành thục ngoài tự nhiên có trọng lượng từ 100-
300g cho 300.000 -1.200.000 trứng. Tôm cắt mắt nuôi vỗ trong bể xi măng cho
số lượng trứng từ 200.000- 600.000 trứng.
- Tôm sú đẻ quanh năm, nhưng tập trung vào hai thời kỳ chính là tháng 3-
4 và tháng 7-10.
2.
Ấu trùng tôm sú trải qua 3 giai đoạn trong khoảng 10-12 ngày là Nauplius,
Zoea và Mysis. Các giai đoạn ấu trùng có những đặc điểm hình dạng khác nhau
qua các lần lột xác.
2.1. Nauplius
- Ấu trùng Nauplius có dạng hình quả lê, kích thước 0,43-0,58mm, một
điểm mắt, các đôi phụ bộ râu và hàm có nhiều lông cứng.
- Tự dinh dưỡng bằng noãn hoàng.
- Bơi không liên tục từng quãng ngắn bằng các phụ bộ.
- Có tính hướng quang.
- Gồm 6 giai đoạn phụ kéo dài 36-60 giờ tùy theo nhiệt độ môi trường.
- Nauplius 1 có dạng hình
quả lê.
Có 1 đôi gai đuôi (1+1),
chiều dài gai đuôi ngắn hơn ½
chiều dài thân (theo mũi tên).
Phần giữa đôi gai đuôi lồi ra.
Hìn
h 2.1.4. Nauplius 1
Đôi
gai
đuôi
10
- Nauplius 2 dài hơn
Nauplius 1.
Có 1 đôi gai đuôi (1+1), chiều
dài gai đuôi dài hơn ½ chiều dài
thân (theo mũi tên).
Phần giữa đôi gai đuôi hơi lõm
vào.
Hình 2.1.5. Nauplius 2
- Nauplius3 có thân kéo dài
ở phần sau.
Có 3 đôi gai đuôi (theo mũi
tên) (3+3).
Hình 2.1.6. Nauplius 3
- Nauplius 4 có thân lớn và
kéo dài hơn Nauplius 3.
Có 4 đôi gai đuôi (4+4)
(theo mũi tên), phần giữa các
đôi gai đuôi lõm vào nhiều hơn.
Hình 2.1.7. Nauplius 4
11
- Nauplius 5 có phần thân
sau nhỏ và hẹp hơn phần đầu rõ
rệt.
Có 6 đôi gai đuôi (6+6)
(theo mũi tên).
Hình 2.1.8. Nauplius 5
- Nauplius 6 có 7 đôi gai
đuôi (7+7) (theo mũi tên).
Cuối giai đoạn này, hệ tiêu
hóa bắt đầu hoạt động.
Hình
2.1.9. Gai đuôi của Nauplius 6
2.2. Zoea
- Cơ thể phát triển dài ra. Phần đầu tròn. Phần bụng dài và hẹp.
- Các phụ bộ dinh dưỡng và hệ thống tiêu hóa phát triển và hoạt động.
- Bắt đầu sử dụng thức ăn ngoài là thực vật phiêu sinh (tảo) nên thường có
dải phân dài ở phía sau cơ thể.
- Ấu trùng sống nổi, bơi liên tục bằng các phụ bộ hàm và râu.
- Zoea có 3 giai đoạn phụ. Ở 28
o
C, mỗi giai đoạn phụ kéo dài 20-30 giờ.
- Zoea 1 dài khoảng 1mm.
Đôi mắt kép còn dính sát nhau
tạo thành điểm mắt.
Chưa có cuống mắt, chủy.
Hình 2.1.10. Zoea 1
12
- Zoea 2 dài khoảng 1,7mm.
Đôi mắt kép tách rời nhau với
cuống mắt nhô ra.
Xuất hiện chủy ở phần trước đầu,
giữa đôi cuống mắt.
Có dải phân ở phía sau thân.
Hình 2.1.11. Zoea 2
- Zoea 3 dài khoảng 2,58mm.
Xuất hiện đôi chân đuôi phân
nhánh, nhánh trong hơi ngắn hơn
nhánh ngoài.
Bắt đầu ăn động vật phiêu sinh.
Hình 2.1.12. Zoea 3
2.3. Mysis
- Ấu trùng có cơ thể chia làm 2 phần là phần đầu ngực và phần thân.
- Phần đầu ngực có năm đôi chân bò phát triển.
- Chân bơi hình thành và phát triển ở mặt bụng của phần thân.
- Có khuynh hướng sống sâu hơn. Bơi ngược về phía sau.
- Ăn động và thực vật phiêu sinh.
- Có 3 giai đoạn phụ. Mỗi giai đoạn phụ kéo dài khoảng 24 giờ.
13
- Mysis 1 dài khoảng 3,5mm.
Năm chân bụng (chân bơi) bắt
đầu xuất hiện dưới dạng mầm.
Hình 2.1.13. Mysis 1
- Mysis 2 dài khoảng 3,9-
4,4mm.
Chân bụng có 2 nhánh.
Hình 2.1.14. Mysis 2
- Mysis 3 dài khoảng 3,9-
4,7mm.
Chân bụng phát triển, có 2 đốt.
Đốt 2 dài hơn đốt 1 và có lông tơ.
Hình 2.1.15. Mysis 3
14
2.4. Hậu ấu trùng (Post Larvae)
- Có hình dạng gần giống tôm
trưởng thành.
- Hoạt động nhanh nhẹn, bơi
thẳng về phía trước.
- Bắt mồi chủ động, chủ yếu là
động vật phiêu sinh.
- Hậu ấu trùng được đặt tên theo
ngày tuổi. Ví dụ: Hậu ấu trùng đạt 2
ngày tuổi gọi là Post 2, đạt 5 ngày
tuổi là Post 5…
Hình 2.1.16. Post larvae 1
B.
Câu hỏi 2.1.1. Hoạt động giao vĩ bắt đầu khi một hoặc nhiều tôm đực phát hiện
ra tôm cái vừa lột xác.
A. Đúng B. Sai
Câu hỏi 2.1.2. Tôm sú thường đẻ trứng vào khoảng thời gian nào trong ngày?
A. Bất cứ thời gian nào trong ngày B. Từ 7 – 17 giờ
C. Từ 19 – 20 giờ D. Từ 22 – 2 giờ
Câu hỏi 2.1.3. Trình tự phát triển của của ấu trùng tôm sú?
A. Nauplius Mysis Zoea Post larvae
B. Post larvae Zoea Nauplius Mysis
C. Nauplius Zoea Mysis Post larvae
D. Mysis Post larvae Nauplius Zoe
Câu hỏi 2.1.4. Giai đoạn nào ở ấu trùng tôm sú giống tôm trưởng thành nhất?
A. Nauplius B. Mysis C. Post larvae
D. Zoe
C.
- Tôm sú thường đẻ trứng từ khoảng 22-2 giờ. Ở 28-29
o
C, sau 13-15 giờ
thì trứng nở.
- Tôm sú đẻ quanh năm, nhưng tập trung vào hai thời kỳ chính là tháng 3-
4 và tháng 7-10.
- Ấu trùng tôm sú trải qua 04 giai đoạn: Nauplius Zoea Mysis
Post larvae
15
Bài 2:
-02
Trong quá trình hoạt động của một trại sản xuất giống tôm sú có nhiều
mầm bệnh mà người sản xuất không thể lường trước được. Đối với những trại
mới xây dựng còn ít mầm gây bệnh, nhưng với những trại đã sử dụng qua nhiều
vụ thì mầm bệnh sẽ gia tăng theo thời gian. Chính vì thế điều này sẽ làm giảm
năng suất ở các trại sản xuất.
Vì vậy, việc vệ sinh và khử trùng trại sau mỗi mùa vụ là một trong
những khâu kỹ thuật quan trọng nhằm làm giảm mầm bệnh cho trại, giúp môi
trường trại sạch sẽ, nhờ đó sức khỏe con giống và ấu trùng tốt hơn, tăng trưởng
tốt hơn, ít bệnh, ít tốn thuốc điều trị, năng suất tăng cao, lợi nhuận cao hơn.
Có nhiều công đoạn cần phải sát trùng, thông thường cần thực hiện tốt
việc vệ sinh các công đoạn chính sau:
- Vệ sinh nhà xưởng
- Vệ sinh bể ương nuôi
- Vệ sinh hệ thống lắng, lọc
- Vệ sinh dụng cụ
- Chọn được thời điểm sản xuất giống thích hợp;
- Vệ sinh được nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ đảm bảo yêu cầu sản
xuất.
- Tuân thủ an toàn sử dụng hóa chất.
1.
Để xác định thời điểm sản xuất giống trước tiên cần phải tìm hiểu về tập
tính sinh sản cũng như các giai đoạn phát triển của tôm sú từ đó người sản xuất
mới nắm được thời điểm thích hợp cho việc tổ chức sản xuất một mùa vụ mới.
Xác định mùa vụ sản xuất được tiến hành theo các bước sau:
1: Xác định mùa vụ và thời gian thả tôm giống của các ao nuôi
thương phẩm theo vùng miền:
- Xác định mùa vụ sản xuất giống tôm sú sẽ gắn liền với mùa vụ thả
giống tại các ao nuôi thương phẩm. Theo thực tế điều tra khảo sát về quy trình
công nghệ nuôi tôm sú. Về mùa vụ và thời gian nuôi tôm sú tại miền Bắc, miền
Trung và miền Nam khác nhau theo bảng sau:
16
Bảng 2.2.1. Thời gian nuôi tôm theo vùng miền
(Từ Quảng Ninh
đến Thừa Thiên
Huế)
(Từ Đà Nẵng đến
Bình Thuận)
(Từ Bà Rịa –
Vũng Tàu đến
Kiên Giang)
Vụ nuôi chính
Tháng 5 – 9
Tháng 2 – 10
Quanh năm,
không phân biệt
vụ chính và vụ
phụ
Vụ nuôi phụ
Tháng 9 – 11
Tháng 11 – 1
-
Số vụ nuôi/năm
1 – 2
2
2
Thời gian nuôi/vụ
4 – 5 tháng
4 tháng
3 – 5 tháng
- Qua bảng 2.2.1 về thời gian nuôi tôm theo vùng miền thì thời điểm
chuẩn bị sản xuất giống phụ thuộc vào mùa vụ và thời gian thả giống theo vùng
miền. Người sản xuất giống cần phải nắm bắt được thời gian thả giống để chọn
được thời điểm thích hợp cho việc ương nuôi.
2: Tìm kiếm nguồn cung cấp tôm bố mẹ
- Nguồn cung cấp tôm bố mẹ cũng là yếu tố quan trọng cho việc sản xuất.
Nếu không có nguồn tôm bố mẹ thì toàn bộ quá trình sản xuất sẽ không thể
thực hiện được.
- Nguồn cung cấp tôm bố mẹ
thường từ các tàu đánh cá sau khi
đánh bắt ngoài khơi chuyển vào
bờ. Người sản xuất có thể đặt
hàng trước với các tàu đánh cá
hoặc mua trực tiếp từ các tàu
thuyền sau khi cập bờ.
Hình 2.2.1. Tàu đánh bắt tôm sú giống ngoài khơi
3: Tìm hiểu điều kiện thời tiết
- Trước khi ra quyết định cho một mùa vụ sản xuất giống mới, việc tìm
hiểu điều kiện thời tiết trong khu vực là không thể thiếu. Trong thời gian sản
17
xuất, điều kiện thời tiết có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động như việc lấy nước
vào trại, ương nuôi Các điều kiện thời tiết ảnh hưởng đến hoạt động ương
nuôi của trại như: Thời gian có biển động, gió to, bão, thủy triều đỏ là các yếu
tố ảnh hưởng đến chất lượng nước lấy vào trại
4: Ra quyết định lựa chọn thời điểm thích hợp
2.
Sau khi chọn lựa được thời điểm sản xuất, việc đầu tiên sẽ tiến hành vệ sinh
trại để tránh các mầm bệnh còn xót lại từ các mùa vụ trước.
Quét dọn nhà xưởng
Sắp xếp thu dọn các vật dụng trong trại đặt đúng nơi qui định. Các
thiết bị hay vật dụng bị hư hỏng thì phải lập kế hoạch mua mới hoặc sửa chữa
ngay trước khi tiến hành sản xuất.
Nếu nhà xưởng đã lâu không sửa chữa thì sẽ tiến hành quét vôi/sơn
chống thấm lại nhà xưởng. Các nơi tường hay nền bị nứt, vỡ thì tiến hành tô,
trát lại.
Tiến hành chà rửa sàn, đường đi trong trại… bằng xà phòng sau đó
rửa lại bằng nước sạch.
3. , nuôi
Việc vệ sinh bể ương nuôi thực hiện theo các bước sau:
Đem hết các vật liệu như ống sục khí, đá bọt, viên sủi ra khỏi bể
rửa sạch sau đó ngâm Chlorine nồng độ 500ppm ít nhất 24 giờ.
Hình 2.2.2. Ống dẫn khí
Hình 2.2.3. Viên sủi (đá bọt)
18
Bể ương sau khi chà rửa
bằng xà phòng sẽ tiến hành quét
Chlorine toàn bộ mặt trong và
ngoài các bể, các đường đi trong
trại, nồng độ dung dịch Chlorine
500ppm
Hình 2.2.4. Vệ sinh khử trùng hệ thống bể chuẩn bị sản xuất tôm giống
Xả hết nước Chlorine, khử
Chlorine còn lại bằng Thiosunfat,
dùng nước biển đã xử lý xả lại bể
lọc sau đó đưa vào sử dụng
Hình 2.2.5. Xử lý hóa chất tiệt trùng, diệt khuẩn nước bể chứa nước
Sau 5 ngày rửa sạch lại
bằng nước ngọt, đậy kỹ bạt, chuẩn
bị sản xuất.
Hình 2.2.6. Bể ương sau khi rửa sạch được đậy kỹ bạt chuẩn bị sản xuất
19
: Nước sau khi bơm vào bể
cũng cần tiến hành kiểm tra lại chất
lượng môi trường nước sau khi cấp
vào bể (chi tiết cách kiểm tra môi
trường nước trong bài 3)
Hình 2.2.7. Kiểm tra môi trường nước
4.
Vệ sinh hệ thống lắng, lọc cũng được thực hiện như vệ sinh bể ương nuôi
theo các bước sau:
Lấy vật liệu lọc ra khỏi bể
Chà rửa bể và vật liệu lọc: rửa sạch vật liệu lọc sau đó phơi khô. Tiến
hành chà rửa lại bể lọc. Sau đó, sắp xếp lại vật liệu lọc vào bể cho đúng yêu cầu
kỹ thuật
Ngâm vật liệu lọc và bể lọc: Ngâm vật liệu lọc và bể trong dung dịch
Chlorine nồng độ 500 ppm ít nhất 24 giờ.
4: Xả hết nước Chlorine dùng nước biển sạch đã xử lý xả lại bể lọc
Bước 3: Phơi khô bể
5. Vệ sinh dụng cụ
- Khử trùng dụng cụ sản xuất:
ngâm trong dung dịch Formol 500
ppm trong 24-30 giờ.
- Rửa sạch phơi nắng thật
khô, để chuẩn bị cho sản xuất.
Hình 2.2.8. Các dụng cụ cần vệ sinh
20
B.
1. Các c:
Câu hỏi 2.2.1. Mùa vụ thả giống tại các ao nuôi thương phẩm khu vực miền
Bắc thông thường vào khoảng tháng mấy?
A. Tháng 4 – 5 B. Tháng 3 – 5 C. Tháng 10 – 12 D. Quanh năm
Câu hỏi 2.2.2. Nguồn cung cấp tôm bố mẹ thường được mua từ đâu?
A. Từ chợ nông thủy sản
B. Từ các tàu đánh cá sau khi đánh bắt ngoài khơi chuyển vào bờ.
Câu hỏi 2.2.3. Trước khi vào mùa vụ người sản xuất cần phải?
A. Bơm nước vào bể lắng B. Vệ sinh trại
C. Cắt mắt tôm C. Làm hợp đồng bán tôm
Câu hỏi 2.2.4. Hệ thống bể ương sau khi khử trùng Chlorine cần phải làm gì?
A. Bơm nước vào để sản xuất B. Lau khô bể, phủ bạt đậy lại
C. Ngâm phèn chua D. Xả lại bằng nước biển đã được xử lý
Câu hỏi 2.2.5. Nồng độ Chlorine dùng để khử trùng bể là bao nhiêu ppm?
A. 1000ppm B. 50ppm
C. Trên 2000ppm C. 500ppm
Câu hỏi 2.2.6. Các tiêu chí chọn lựa thời điểm sản xuất giống thích hợp?
Câu hỏi 2.2.7. Các hạng mục công trình và trang thiết bị trại sản xuất giống cần
vệ sinh?
2. Các b
2.1. Bài tập 2.2.1. Lựa chọn thời điểm sản xuất.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các
bước công việc lựa chọn thời điểm sản xuất thích hợp
- Nguồn lực: Giấy, bút
- Cách thức tiến hành: Cấp cho người học tờ giấy A4 có sẵn câu hỏi
- Nhiệm vụ của cá nhân khi thực hiện bài tập: Trả lời câu hỏi dựa vào lý
thuyết học trên lớp, mỗi cá nhân cần phải trình bày đủ 4 bước trong việc lựa
21
chọn địa điểm sản xuất giống
Bước 1: Xác định thời gian thả tôm giống tại các ao nuôi thương phẩm
Bước 2: Tìm nguồn cung cấp tôm bố mẹ
Bước 3: Tìm hiểu điều kiện thời tiết
Bước 4: Ra quyết định
- Thời gian hoàn thành: 60 phút
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được: Người học trình bày được
đầy đủ các bước để xác định mùa vụ sản xuất
Bài tập 2.2.2. Trình bày các bước và thực hiện vệ sinh bể ương.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các
bước công việc vệ sinh bể ương
- Nguồn lực: Bàn chải, xà bông, xô, chậu, Chlorine, Formol, Thiosunfat,
bể ương (Mỗi thứ 3 bộ)
- Cách thức : Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên phân công
thực hiện công việc.
- Nhiệm vụ của mỗi nhóm khi thực hiện bài tập:
Bước 1: Vệ sinh hệ thống sục khí
Bước 2: Chà rửa bể ương
Bước 3: Khử Chlorine
Bước 4: Xả nước
Bước 5: Bơm nước vào bể
- Thời gian hoàn thành: 50 phút/lần thực hiện (1 nhóm/1 lần thực hiện), 10
phút đánh giá. Tổng thời gian hoàn thành 3 giờ
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được: Người học thực hiện
đúng, đủ các quy trình theo bài học
2.2. Bài tập 2.2.3. Các bước vệ sinh hệ thống lắng, lọc và vật liệu lọc.
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các
bước công việc vệ sinh hệ thống lắng, lọc
- Nguồn lực : Bàn chải, xà bông, xô, chậu, Chlorine, Formol, Thiosunfat,
vật liệu lọc, ống lọc
- Cách thức : Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 học viên phân công
thực hiện công việc
22
- Nhiệm vụ của mỗi nhóm khi thực hiện bài tập:
Bước 1: Lấy vật liệu lọc ra khỏi bể
Bước 2: Chà rửa bể và vật liệu lọc
Bước 3: Ngâm Chlorine
Bước 4: Xả Chlorine
- Thời gian hoàn thành: 50 phút/lần thực hiện (1 nhóm/1 lần thực hiện), 10
phút đánh giá. Tổng thời gian hoàn thành 3 giờ
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được: Người học thực hiện
đúng, đủ các quy trình theo bài học
C.
Trước khi chuẩn bị vào mùa vụ sản xuất mới điều quan trọng là cần phải
vệ sinh lại các hạng mục công trình, trang thiết bị của trại bao gồm:
- Vệ sinh nhà xưởng
- Vệ sinh bể ương nuôi
- Vệ sinh hệ thống lắng, lọc
- Vệ sinh dụng cụ