Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.66 KB, 3 trang )
Nhiều ý kiến đóng góp bảo vệ môi
trường
Chúng ta phải xây dựng hành lang, pháp lý thế nào đủ rộng nhưng phải đảm
bảo đúng quy định pháp luật để hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường, làm như
vậy mới đảm bảo được nhận thức của cộng đồng sẽ được tốt hơn.
Đa số các ý kiến thống nhất nên tách hai nội dung đào tạo và truyền thông
thành hai thông tư khác nhau.
Về nội dung đào tạo: làm rõ hai đối tượng đào tạo hàng năm có bắt buộc
không? Cần xác định khung đào tạo thế nào là đủ, là vừa, là đúng; đào tạo ở
hệ nào, bao nhiêu năm; làm sao mở rộng đào tạo nhưng phải đảm bảo chất
lượng, v.v…
Ở các nước, đối với người vận hành, quản lý khu công nghiệp, cơ sở sản
xuất bắt buộc phải có chứng chỉ. Nhưng ở Việt Nam lại chưa có quy định
đó. Vậy ta có nên đưa quy định bắt buộc đó vào dự thảo hay không?
Về nội dung đăng ký chuyển đổi chứng chỉ đào tạo, các đại biểu mong ban
soạn thảo làm rõ điều kiện chuyển đổi như thế nào? những người đã được
đào tạo chính quy ở các trường có cần đào tạo bổ sung không? Cần phải làm
rõ trong phần chuyển đổi này.
Về truyền thông, nếu thực sự coi trọng vấn đề truyền thông môi trường liệu
có dám đưa 12 – 15% cho hoạt động này hay không?
Ở phụ lục 2 (khung đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường dành cho đối
tượng kinh doanh xăng dầu), chương trình gồm tám chuyên đề với thời
lượng là 42 giờ. Như vậy là hơi dài, nên rút xuống còn 36 giờ.
Về quản lý, tổ chức đào tạo, có ý kiến cho rằng một số điều cần làm rõ
thêm: lâu nay nhiều tổ chức làm rất nhiều công tác truyền thông môi trường
nhưng ta không biết họ là ai. Giờ phải xác định anh nào là cơ quan truyền
thông môi trường. Phải có mối liên kết giữa tổ chức đào tạo, truyền thông
môi trường với Bộ Tài nguyên&Môi trường. Ngoài ra cần làm rõ trách
nhiệm của các bộ, ngành.
Trong khi đó nhiều đại biểu cũng đồng rằng xăng dầu là lĩnh chuyên ngành
lại đưa vào dự thảo, vì vậy kiến nghị không thể đưa vào văn bản này được.