Những thành tựu và đóng góp
của SEMLA trong Phát triển
Chính sách và Pháp luật
Bảo vệ Môi trường tại Việt Nam
Tháng 1-2009
Chương trình Hợp tác Việt Nam – Thụy Điển về
Tăng cường năng lực Quản lý Đất đai và Môi trường
Mục lục
1. GIỚI THIỆU ........................................................................... 3
2. ĐÁNH GIÁ THÔNG QUA CÁC ĐÓNG GÓP CỤ THỂ .................... 3
2.1. Hỗ trợ việc thực thi Luật Bảo vệ Môi trường 2005 ....................................................... 3
2.2. Hỗ trợ việc xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật BVMT 2005 ................... 4
2.3. Hỗ trợ việc xây dựng các quy định về Đánh giá Môi trường chiến lược (ĐMC) ......... 4
2.4. Hỗ trợ xây dựng các quy định về bồi thường thiệt hại về môi trường ........................ 5
2.5. Hỗ trợ việc xây dựng chính sách và pháp luật về thuế, phí bảo vệ môi trường ......... 6
2.6. Hỗ trợ xây dựng, ban hành tiêu chuẩn môi trường (TCMT) ......................................... 8
2.7. Hỗ trợ xây dựng và phát triển cơ chế quản lý chất thải, chất thải nguy hại.............. 10
2.8. Hỗ trợ việc xây dựng cơ chế chính sách phát triển dịch vụ môi trường và khuyến
khích cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường .................................................................. 10
2.9. Hỗ trợ việc xây dựng diễn đàn chia sẻ thông tin môi trường trong KCN.................. 12
2.10. Hỗ trợ việc quy định lồng ghép các yêu cầu về môi trường trong các văn bản pháp
luật khác .............................................................................................................................. 13
3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN CHÍNH
SÁCH VÀ PHÁP LUẬT VỀ MÔI TRƯỜNG..................................... 15
3
1. GIỚI THIỆU
Báo cáo này được tiến hành trong khuôn khổ của Chương trình hợp tác song phương
giữa hai Chính phủ Việt Nam và Thụy Điển về tăng cường năng lực quản lí đất đai và
môi trường (Chương trình SEMLA) nhằm xác nhận những kết quả đạt được và sự
đóng góp của Chương trình đối với các hoạt động tăng cường năng lực trong quản lý
đất đai và môi trường nói chung, trong phát triển chính sách và pháp luật về môi
trường nói riêng.
Tiến sỹ Vũ Thu Hạnh- Phó Chủ nhiệm Khoa Pháp luật Kinh tế (Trường Đại học Luật
Hà Nội) là chuyên gia trong nước được lựa chọn để tiến hành các hoạt động:
Rà soát các hoạt động hỗ trợ của SEMLA đối với công tác xây dựng và phát
triển chính sách và pháp luật liên quan đến quản lý tài nguyên và bảo vệ môi
trường tại Việt Nam trong thời gian qua;
Đánh giá mức độ tiếp thu của Việt Nam trước sự hỗ trợ của SEMLA trong
những lĩnh vực nêu trên;
Kiến nghị những nội dung cần được tiến hành trong thời gian tới.
Báo cáo được tiến hành trên cơ sở tổng hợp các báo cáo kết quả cụ thể của từng
hoạt động được Chương trình SEMLA hỗ trợ và được cung cấp bởi các cơ quan, đơn vị
trực tiếp triển khai các hoạt động phát triển chính sách và pháp luật môi trường, tập
trung vào một số nội dung: Tăng cường hiệu lực pháp luật bảo vệ môi trường, rà
soát và xây dựng các dự thảo hướng dẫn thực hiện Luật bảo vệ môi trường năm
2005, phát triển các công cụ kinh tế, kỹ thuật phục vụ quản lý và bảo vệ môi trường
(Thuế, phí môi trường, tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật về môi trường, đánh giá môi
trường chiến lược,...), các chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển dịch vụ môi
trường, mô hình cộng đồng tự quản bảo vệ môi trường, hỗ trợ xây dựng chính sách
quản lý chất thải nguy hại...
2. ĐÁNH GIÁ THÔNG QUA CÁC ĐÓNG
GÓP CỤ THỂ
2.1. Hỗ trợ việc thực thi Luật Bảo vệ Môi trường 2005
[1] Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội thông qua tháng 11 năm 2005
và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2006. Đến nay, việc tổ chức tuyên truyền,
tập huấn cũng như phổ biến Luật đến các cấp, các ngành cũng như các thành phần
kinh tế đã được triển khai sâu rộng. Bên cạnh ngân sách được cấp hàng năm cho
công tác này, sự hỗ trợ về kỹ thuật cũng như tài chính của SEMLA đã góp phần đưa
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 cũng như các văn bản hướng dẫn đi vào cuộc
sống, tăng cường nhận thức của cộng đồng về thực thi pháp luật cũng như những kỹ
năng bảo vệ môi trường. Công tác “Tổng kết, đánh giá 3 năm thực hiện Chiến lược
bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” và “Tổng
kết, đánh giá 1 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch giữa Bộ TN&MT với các tổ chức
đoàn thể nhân dân” đã thể hiện rõ điều này.
[2]. Thông qua việc tổng kết, đánh giá tình hình thực thi pháp luật về bảo vệ môi
trường trong cộng đồng, các giải pháp về tăng cường hơn nữa sự chỉ đạo và phối hợp
giữa cơ quan quản lý nhà nước về môi trường với các Bộ, ngành, địa phương cũng
như các đoàn thể nhân dân, tổ chức chính chị xã hội đã được đề xuất. Bên cạnh đó,
4
cần có sự hỗ trợ về tài chính ở mức cần thiết cho tổ chức đoàn thể nhân dân các cấp
để triển khai các hoạt động đã được ký kết trong Nghị quyết liên tịch.
2.2. Hỗ trợ việc xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật
Bảo vệ môi trường 2005
[1]. Chương trình SEMLA được thực hiện trong thời gian 5 năm (từ tháng 6/2004 đến
tháng 6/2009), trong đó giai đoạn khởi động từ tháng 11/2004 đến tháng 6/2006,
giai đoạn thực hiện từ tháng 7/2006 đến tháng 6/2009. Do vậy sự hỗ trợ trực tiếp
của SEMLA đối với phát triển chính sách và pháp luật môi trường chủ yếu tập trung
vào việc xây dựng các Nghị định, văn bản quy phạm pháp luật và các cơ chế chính
sách hướng dẫn thực hiện Luật bảo vệ môi trường năm 2005, như:
Hỗ trợ xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ môi trường, bảo
vệ môi trường nhằm thu hút đầu tư khi Việt nam là thành viên của tổ chức
Thương mại thế giới;
Hỗ trợ xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm duy trì, nhân rộng các mô hình
cộng đồng dân cư tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường;
Hỗ trợ xây dựng và ban hành một số quy chuẩn kỹ thuật về môi trường: Bộ
TNMT đã ban hành Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 quy
định các tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt, chất lượng nước ngầm,
chất lượng nước vùng đới bờ, nước thải sinh hoạt, nước thải từ các quá trình
nuôi trồng thủy sản, nước thải từ ngành dệt...
Hỗ trợ xây dựng các định mức phục vụ cho thu phí bảo vệ môi trường; phí
bảo vệ môi trường đối vớ khí thải, mô hình thu hồi sản phẩm đã qua sử
dụng hoặc thải bỏ;
Hỗ trợ việc hình thành cơ chế bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi
trường;
Tăng cường năng lực cho các cán bộ làm công tác quản lý môi trường về
thực thi các tiêu chuẩn môi trường/quy chuẩn kỹ thuật về môi trường và
kiểm tra, đánh giá tình hình tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường trên thực tế
tại một số điểm nóng về môi trường thuộc các vùng phát triển kinh tế trọng
điểm...).
Hỗ trợ xây dựng hướng dẫn kỹ thuật về phục hồi môi trường sau khi khai
thác khoáng sản.
2.3. Hỗ trợ việc xây dựng các quy định về Đánh giá Môi trường
chiến lược (ĐMC)
[1]. Đánh giá môi trường chiến lược được phát triển trên cơ sở các quy định về đánh
giá tác động môi trường đối với các dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được quy
định từ Luật Bảo vệ môi trường 1993. Tuy là vấn đề pháp lý không mới nhưng đây lại
là nội dung rất khó hình dung và áp dụng trên thực tế so với hoạt động đánh giá tác
động môi trường đối với một dự án đầu tư cụ thể.
[2]. Sự hỗ trợ của SEMLA góp phần làm sáng tỏ những vấn đề kỹ thuật trong việc áp
dụng quy định của pháp luật môi trường về đánh giá môi trường chiến lược. Kết quả
đạt được là:
Dự thảo Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược cho Quy hoạch sử dụng đất
Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
Dự thảo Hướng dẫn kỹ thuật về Đánh giá môi trường chiến lược.
Dự thảo Tờ rơi giới thiệu về Đánh giá môi trường chiến lược.
5
Dự thảo Khung hợp tác và điều phối về xây dựng năng lực Đánh giá môi
trường chiến lược.
Đề xuất hỗ trợ kỹ thuật Chương trình đào tạo tập huấn về Đánh giá môi
trường chiến lược.
[3]. Ngoài ra, được sự hỗ trợ của SEMLA, các hoạt động tập huấn về Đánh giá môi
trường chiến lược còn được triển khai rộng khắp ở các tỉnh miền Trung và miền Nam
(tại Nghệ An, Đồng Nai…)
2.4. Hỗ trợ xây dựng các quy định về bồi thường thiệt hại về
môi trường
[1]. Xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường và xác định trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra là vấn đề pháp lý mới, có
nhiều điểm phức tạp và khó áp dụng trên thực tễ tại Việt Nam. Bộ luật Dân sự 2005
cũng đã có một số quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi
trường gây nên và quy định cách thức xác định thiệt hại đối với tính mạng, sức khoẻ
và tài sản của con người. Đặc biệt, Luật Bảo vệ môi trường 2005 đã dành riêng một
mục (Mục 2 Chương 14) quy định về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi
trường. Trách nhiệm của Chính phủ là hướng dẫn việc xác định thiệt hại do ô nhiễm,
suy thoái môi trường.
[2]. Sự hỗ trợ của SEMLA trong hoạt động xây dựng Nghị định hướng dẫn việc xác
định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường được thể hiện qua các hoạt động:
Một là, nghiên cứu cơ bản về các loại thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường và
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường; Hai là, tham
khảo kinh nghiệm của các quốc gia khác trong việc xác định thiệt hại và trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường; Ba là, khảo sát thực tiễn bồi
thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường tại một số địa phương; Bốn là, xây
dựng các quy định về xác định thiệt hại do làm ô nhiễm, suy thoái môi trường; Năm
là, tổ chức nhiều cuộc hội thảo về tham vấn chuyên gia về cách thức xác định thiệt
hại đối với môi trường.
[3]. Đến thời điểm này, Dự thảo Nghị định quy định về xác định thiệt hại do ô nhiễm,
suy thoái môi trường gây ra đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường soạn thảo và trình
Chính phủ để ban hành trong thời gian tới. Theo đó, những nội dung chính được đề
cập như sau:
Thu thập số liệu ô nhiễm, suy thoái môi trường, gồm các nội dung cụ thể: i)
Thu thập và lưu giữ số liệu, chứng cứ về ô nhiễm, suy thoái môi trường; ii)
Thu thập số liệu, chứng cứ về ô nhiễm, suy thoái môi trường để tính toán
thiệt hại; iii) Hồ sơ lưu giữ số liệu, chứng cứ về ô nhiễm, suy thoái môi
trường.
Tính toán thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra, gồm các nội
dung cụ thể: i) Nguyên tắc tính toán thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi
trường gây ra; ii) Cơ sở tính toán thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường
gây ra; iii) Tính toán thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái gây ra theo công thức:
HDHSTĐN
TTTTT
(Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái gây ra đối với một
khu vực địa lý được tính bằng tổng các thiệt hại: Thiệt hại do ô nhiễm, suy
thoái gây ra đối với môi trường nước với thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái gây
ra đối với môi trường đất với thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái gây ra đối với
hệ sinh thái tự nhiên với thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái gây ra đối với loài
hoang dã).
Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại, gồm các nội dung cụ thể: Xác
định đối tượng gây ô nhiễm, suy thoái môi trường và trách nhiệm bồi thường
6
thiệt hại; trách nhiệm của các bên liên quan trong việc xác định đối tượng
gây ô nhiễm, suy thoái môi trường.
[4]. Sở dĩ quá trình soạn thảo Nghị định quy định về xác định thiệt hại do ô nhiễm,
suy thoái môi trường diễn ra tương đối dài là do có một số nội dung còn gây nhiều
tranh luận giữa các nhà nghiên cứu khoa học cũng như các nhà hoạch định chính
sách. Ví dụ, phạm vi điều chỉnh của Nghị định chỉ giới hạn ở việc xác định thiệt hại
đối với môi trường tự nhiên hay bao gồm cả thiệt hại đối với tính mạng, sức khoẻ, tài
sản của con người? Có thể xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra
đối với tất cả các thành phần môi trường hay chỉ giới hạn ở một số thành phần môi
trường? Việc xác định đối tượng gây ô nhiễm trong trường hợp môi trường bị ô nhiễm
bởi nhiều người gây nên được tiến hành như thế nào? Có những thuận lợi, khó khăn
nào trong việc áp dụng các công thức tính toán thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi
trường gây nên?...
2.5. Hỗ trợ việc xây dựng chính sách và pháp luật về thuế, phí
bảo vệ môi trường
Hỗ trợ xây dựng Nghị định phí bảo vệ môi trường đối với khí
thải
[1]. Không như đa số các quốc gia khác, xây dựng Luật không khí sạch ngay từ thời
kỳ đầu của quá trình hình thành và phát triển hệ thống pháp luật về môi trường. Tại
Việt Nam, đến thời điểm này vẫn chưa có Luật về không khí sạch. Tuy nhiên, việc
tăng cường áp dụng các công cụ kinh tế trong kiểm soát ô nhiễm nói chung, kiểm
soát ô nhiễm không khí nói riêng cũng đã bước đầu được quan tâm, thể hiện qua việc
xây dựng các quy định về phí bảo vệ môi trường đối với khí thải.
[2]. Được sự trợ giúp của SEMLA, năm 2007, hoạt động nghiên cứu cơ sở luận và
thực tiễn xây dựng Dự thảo Nghị định về phí bảo vệ môi trường đối với khí thải đã
tiến hành. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc xây dựng Nghị định về phí bảo vệ môi
trường đối với khí thải tại Việt Nam tại thời điểm này là hoàn toàn có cơ sở khoa học,
cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn.
[3]. Đến thời điểm này, Dự thảo Phí bảo vệ môi trường đối với khí thải đã được hoàn
chỉnh, với những nội dung chính như sau:
Đối tượng chịu phí là bụi lơ lửng (TSP), khí lưu huỳnh đioxit (SO2), khí các
oxit nitơ (NOx) và khí cacbon oxit (CO) phát tán ra môi trường từ việc chế
biến nguyên vật liệu, đốt nhiên liệu từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ và giao thông vận tải là đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với
khí thải.
Đối tượng nộp phí, gồm: tổ chức, cá nhân là chủ các phương tiện giao thông
cơ giới sử dụng xăng dầu; tổ chức, cá nhân là chủ các cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ sử dụng máy móc, thiết bị, phương tiện để chế biến nguyên
vật liệu, đốt cháy nhiên liệu phát tán ra môi trường các chất gây ô nhiễm.
Miễn trừ trách nhiệm nộp phí đối với các hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhiên
liệu đốt cháy phục vụ mục đích sinh hoạt hàng ngày.
Mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải là khoản tiền tổ chức, cá nhân
phải nộp khi chế biến nguyên vật liệu, đốt cháy nhiên liệu phát tán ra môi
trường 1 (một) kg chất gây ô nhiễm quy định. Mức phí bảo vệ môi trường
đối với khí thải cao nhất dự tính áp dụng là 7000đồng/kg đối với các chất
gây ô nhiễm là SO2 (lưu huỳnh dioxit) và CO (cacbon oxit); mức thấp nhất
dự kiến áp dụng là 1.000đồng/kg đối với bụi lơ lửng.
[4]. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã xây dựng Dự thảo Thông tư hướng dẫn
Nghị định của Chính phủ về Phí bảo vệ môi trường đối với khí thải.